Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện ứng hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ,
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai Khoa Quản lý đất đai- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức phòng Tài nguyên và
Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................ iii
Danh mục hình .......................................................................................................................vi
Danh mục bảng .................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii
Trief of thesis .......................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ..................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................... 3

1.4.1.

Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài...................................................................................... 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai .......................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm ...................................................................................................... 4

2.1.2.

Các dạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ................................................... 11

2.2.


Cơ sở thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở một
số nước ................................................................................................................... 15

2.2.1.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ............................................................................... 15

2.2.2.

Đài Loan ................................................................................................................. 16

2.2.3.

Vương quốc Camphuchia ....................................................................................... 16

2.2.4.

Cộng hòa Dân chủ Đông Timor ............................................................................. 17

2.2.5.

Hoa kỳ..................................................................................................................... 17

2.3.

Cơ sở thực tiễn về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam ........ 18
iii


2.3.1.


Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ............................................................................ 18

2.3.2.

Căn cứ pháp lý về việc giải quyết các nội dung ..................................................... 22

2.3.3.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết KN, TC, TCĐĐ...................................... 30

2.3.4.

Thực trạng tình hình KNTC, TCĐĐ và công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ
hiện nay................................................................................................................... 34

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................ 38
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 38

3.2.

Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 38

3.3.

Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 38


3.3.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý Nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa. ................................................................. 38

3.3.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Ứng Hòa giai đoạn 2010 - 2015................................................................... 38

3.3.3.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa. .............................. 39

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 39

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................................... 39

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................... 40

3.4.3.

Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu .................................................. 41


Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................ 42
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện ứng hòa .......................................... 42

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 42

4.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hoà....................................................... 45

4.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 48

4.1.4.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai của huyện Ứng Hòa ...................................... 49

4.1.5.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng quản lý đất
đai trên địa bàn huyện ............................................................................................. 54

4.2.

Thực trạng giải quyết khiếu nai, tố cáo và tranh châp đât đai trên địa bàn

huyện Ứng Hòa giai đoạn 2011-2015..................................................................... 56
iv


4.2.1.

Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai
đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................... 56

4.2.2.

Thực trạng giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai
đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................... 63

4.2.3.

Thực trạng giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai
đoạn 2010 – 2015 ................................................................................................... 66

4.2.4.

Ý kiến của người dân và các cán bộ về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2010 – 2015 .......................... 73

4.2.5.

Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất
đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2010 – 2015 ........................................ 78

4.3.


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của ubnd huyện Ứng Hòa ................................... 86

4.3.1.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố
cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác cho nhân dân ở huyện Ứng Hòa ..... 86

4.3.2.

Tiếp dân, phân loại và xử lý đơn gắn với trách nhiệm giải quyết khiếu nại........... 87

4.3.3.

Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức có
thẩm quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai ..................... 88

4.3.4.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và phát huy vai trò của các tổ
chức chính trị - xã hội trong huyện đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về
đất đai ..................................................................................................................... 89

4.3.5

Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ............................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 91

5.1.

Kết luận................................................................................................................... 91

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................................ 92

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 93

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Ứng Hòa, 2015 ............................................................. 42
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Ứng Hòa năm 2015 ............................................. 51

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực
đất đai của UBND thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2015 ............................. 37

Bảng 4.1.


Tổng giá trị sản xuất của huyện Ứng Hoà giai đoạn 2013 - 2015 (giá so
sánh 2010) ....................................................................................................... 45

Bảng 4.2.

Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2015 ................................... 52

Bảng 4.3.

Biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2015 của huyện Ứng Hòa ........................ 53

Bảng 4.4.

Các dạng khiếu nại về đất đai giai đoạn 2010 - 2015 ...................................... 56

Bảng 4.5.

Kết quả giải quyết đơn khiếu nại giai đoạn 2010 – 2015 ................................ 61

Bảng 4.6.

Các dạng tố cáo về đất đai giai đoạn 2010 - 2015 ........................................... 63

Bảng 4.7.

Kết quả giải quyết đơn tố cáo giai đoạn 2010 – 2015 ..................................... 64

Bảng 4.8.

Các dạng tranh chấp về đất đai ........................................................................ 66


Bảng 4.9.

Kết quả giải quyết đơn tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2015 .................. 67

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát đánh giá 90 người dân có đơn thư khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai ............................................................................................. 75
Bảng 4.11. Kết quả điều tra 30 cán bộ tham gia giải quyết đơn thư thuộc lĩnh vực
đất đai .............................................................................................................. 77

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 62 85 01 03
Khoa: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập, tổng hợp các báo cáo, tài
liệu liên quan đến tình hình và công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác giải quyết
KNTC, TCĐĐ tại phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện, giai đoạn 2010-2015
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành lập bảng hỏi điều tra phỏng vấn các

đối tượng liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: Các số liệu về điều tra được tổng
hợp, xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.
3. Kết quả chính và kết luận
+ Kết quả chính
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa.
- Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Ứng Hòa giai đoạn 2010 - 2015.
- Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2010 - 2015.
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa.
Kết luận:
- Ứng Hòa là huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Hà Nội. Tổng diện tích tự
nhiên của năm 2014 là 18.818,05 ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2015
là 5,02%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 6,14%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng
viii


2,61 %/năm và dịch vụ tăng 6,8 %/năm. Huyện Ứng Hòa có điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực trạng giải quyết khiếu nai, tố cáo và tranh châp đât đai trên địa bàn huyện
Ứng Hòa giai đoạn 2011-2015
+ Về tình hình khiếu nại giai đoạn 2010-2015 khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện
Ứng Hòa có 159 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 20,23 % trong tổng số 786 đơn thư
tiếp nhận. Trong đó, 98,74% chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại, số vụ khiếu nại
giải quyết quá hạn vẫn còn chiếm 1,26%.
+ Về tình hình tố cáo giai đoạn 2010 - 2015 có 95 đơn chiếm 12,09% trong tổng số
786 đơn đất đai đã tiếp nhận. Trong đó, 97,89,% chấp hành các quyết định giải quyết tố

cáo, số vụ chưa chấp hành 2,1% khởi kiện ra tòa án.
+ Về tình hình tranh chấp đất đai giai đoạn 2010 – 2015 có 532 đơn chiếm 67,68%
so với tổng số đơn tiếp nhận về đất đai, thuộc thẩm quyền giải quyết, chiếm phần lớn số
đơn thư về đất đai. Trong đó, 98,87% chấp hành các quyết định giải quyết TCĐĐ, số vụ
chưa chấp hành 1,13%.
+ Ý kiến của người dân và các cán bộ về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2010 – 2015
Đơn khiếu nại được công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết về lĩnh vực
đất đai chiếm 159 đơn chiếm 20,23%. Nhìn chung, người sử dụng đất không có các giấy tờ
pháp lý về quyền sử dụng đất nên khi thực hiện các quyền, Nhà nước thu hồi đất... đơn thư
khiếu kiện phát sinh.
Số đơn tố cáo trên địa bàn xảy ra ít nhưng mỗi vụ việc đều phức tạp, cần thời gian
điều tra, xác minh nên các vụ việc đều được thành lập đoàn hoặc tổ công tác để giải quyết.
Tỷ lệ người tham gia giải quyết tranh chấp đất đai lớn, đa số tại các xã đều xảy ra các vụ
việc về tranh chấp đất đai.
- Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa
bàn huyện Ứng Hòa cần thực hiện các giải pháp như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác cho
nhân dân ở huyện Ứng Hòa; Tiếp dân, phân loại và xử lý đơn gắn với trách nhiệm giải
quyết khiếu nại; Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức có
thẩm quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai; Tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện
đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai; Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

ix


TRIEF OF THESIS
Name of author: Nguyen Thi Ha

Name of thesis: “Making evaluation on situation and giving out suggestions for
improvement of settlement on land’s complaints, denunciations and disputes in the
terriority of Ung Hoa District, Hanoi City.”
Major: Land Management
Code: 62 85 01 03
Faculty: Vietnam National University of Agriculture
1. Purpose of title
Making evaluation on situation of settlement on land’s complaints, denunciations
and disputes in Ung Hoa District, Hanoi City.
Giving out some key proposals for enhancement of effectiveness of setllement on
land’s complaints, denunciations and disputes in Ung Hoa District, Hanoi City.
2. Methodology used in the title
+ The secondary collection of figures: Collecting, synthesizing the reports,
documents relating to situation and State management on land, settlement of land’s
complaints, denunciations at District Division of Natural Resources and Environment,
District Division of Inspection in the period of 2010-2015.
+ The primary collection of figures: Making questionnaire to survey, interview the
concerned objects.
+ Analysis, statistics and processing of figures: The collected figures are
synthesized, handled as statistiscal method by Excel.
3. Key results and conclusion
+ Key results
- Social- economics, natural features and State management on Land in Ung Hoa
District.
- Situation of settlement on land’s complaints, denunciations and disputes in Ung
Hoa District from 2010 - 2015.
- General overview on settlement on land’s complaints, denunications and disputes
in the terrority of Ung Hoa District from 2010 - 2015.
3.4.3. Key solutions to enhance the effectiveness of settlement on land’s complaint,
denunications and disputes at Ung Hoa District

x


Conclusion :
- Ung Hoa is a plain District located at the Southern area of Hanoi City with total
natural area in 2014 of 18.818,05 ha. The average growth rate in the phase of 2014-2015 is
5,02%/year; including the growth rate of agricultural sector with 6,14%/year; industryconstruction with 2,61 %/year and service with 6,8 %/year. Ung Hoa District is the
favorable place for social- economics development and environment protection.
- Situation of settlement on land’s complaints, denunications and disputes in Ung
Hoa District from 2011-2015
+ On the land’s complaint in the period of 2010-2015: There are 159 complaint
letters belonged to the settlement competence of District, accounting for 20, 23% in total
786 received ones. In which, there are 98,74% cases obeying the decision on settlement of
complaint; however, the overdue settlement cases still account for 1,26%.
+ On the land’s denunciation in the period of 2010-2015: 95 denunciation letters
account for 12, 09% in total 786 received ones. In which, there are 97,89% cases obeying
the settlement decision; there are 2.1% disagree and ask for jurisdiction by the Court.
+ On land’s dispute in the period of 2010-2015: There are 532 letters, accounting
for 67,68% in total received ones which belong to the authority of District- large propotion
in total letters. In which, 98,87% agree with the decision and there are still 1,13% disagree.
+ Comments of people and officials on settlement of land’s complaints,
denunications and disputes in territory of Ung Hoa District from 2010-2015.
There are 159 complaint letters sent to the competent agencies, accounting for 20,23%.
Generally, the land users fail to demonstrate its legal documents on land use right resulting in
arising denunciations as performance of land’s right, acquisition by the State…..
Despite of few denunciations; they are the complex cases which require the time for
investigation, verification. Therefore, a performance group or team is required for
settlement. The rate of participant on land’s dispute is large spreading at almost communes.
- To improve the effectiveness in settlement of land’s complaints, denunciations in Ung
Hoa District; the following solutions are required: To propagate, disseminate and educate law

on land, complaints and denunciations and other legal texts to Ung Hoa citizen; To perform the
reception of citizen, category and handle letters and resolve complaints; To improve the skills,
abilities, moral qualities of officials and civil servants who own competence to apply the law in
settling complaints on land; To strengthen the leadership of the Party Committees and promote
the role of District’s political - social organizations to activities for settling complaints on land;
To improve infrastructure, engineering, information technology applications in the reception of
the people, settlement of complaints and denunciations.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, là một trong những phương
thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Đồng thời, tổ
chức thực hiện tốt quyền này là cơ sở để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo được quy định trong Hiến pháp, là công cụ
pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong
xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực
hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp
đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất
phức tạp về mặt nội dung. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống
chính trị. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết như Chỉ thị số
09/CT-TW ngày 06/03/2002, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012, Nghị quyết số
39/2012/QH13 ngày 23/11/2012, Chỉ thị số 35/-CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết

khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật Đất đai…
về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, tình hình
khiếu nại, tố cáo vẫn có những diễn biến phức tạp, có những công dân thường xuyên
khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, lôi kéo, xúi giục người khác, đã và đang làm ảnh
hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
và lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Theo số liệu thống kê của Chính
phủ, trong tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ quan hành chính nhà nước
nhận được có khoảng 70% là đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.
Từ năm 2010 đến nay Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
của các cơ quan Nhà nước tại thành phố Hà Nội nói chung và huyện Ứng Hòa nói riêng

1


đã đạt được những kết quả nhất định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và tăng cường công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số
yếu kém, hạn chế và bất cập trong công tác này như: Hệ thống văn bản pháp luật thiếu
đồng bộ; lực lượng cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai còn thiếu và một số
còn yếu; trong quá trình giải quyết còn vi phạm quy định về thời hiệu giải quyết theo
luật định; hiệu quả giải quyết chưa cao; vẫn xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai
kéo dài chưa được giải quyết một cách triệt để, đơn thư vượt cấp vẫn xảy ra.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Kết quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp đất đai góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội
tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước
và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức. Vì vậy, việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước là rất cần thiết.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo, xuất
phát từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn

huyện Ứng Hòa, để góp phần đổi mới, tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai và công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Ứng Hòa, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý đất đai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Ứng Hòa, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở xác định được những vấn đề tồn tại trong công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai để phát triển các ưu điểm, khắc phục hạn chế, đề xuất các
giải pháp để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai,
góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện Ứng Hòa.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện
Ứng Hòa nói riêng.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp cho địa phương có những biện pháp giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ứng Hòa đạt hiệu quả.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về khiếu nại
Từ điển Luật học Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006): Khiếu nại hành
chính là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính (QĐHC), hành vi hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức,
viên chức khi có căn cứ cho rằng các quyết định hay hành vi đó xâm phạm đến
quền, lợi ích hợp pháp cuả mình...
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của nước
ta đều quy định về quyền khiếu nại của công dân. Tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013
quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh
dự theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo
hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét
lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
(HCNN), của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Quốc hội, 2011).

Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức bị khiếu nại.

4


Từ khái niệm này cho thấy chủ thể khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan,
tổ chức và cán bộ công chức; đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính và
hành vi hành chính. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà
nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để
quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Hành vi hành
chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
công vụ theo quy định của pháp luật.
Thực tế, bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào cũng có thể dẫn đến khiếu
nại, nhưng ở đây, chúng ta nghiên cứu khái niệm khiếu nại ở nghĩa hẹp, có nội hàm
được quy định trong Luật Khiếu nại.
Nguyên nhân phát sinh khiếu nại có nhiều vấn đề như: Cơ chế chính sách của
Nhà nước bất cập, không phù hợp với thực tế; tình hình chính trị, kinh tế xã hội tác
động và tạo điều kiện dễ dàng để thực hiện khiếu nại; người khiếu nại không nắm
vững các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước; cán bộ công chức, người
thi hành công vụ yếu kém về năng lực trình độ, tha hoá về đạo đức phẩm chất… đều
dẫn đến phát sinh khiếu nại.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, các cơ quan hành chính nhà nước
tác động đến đối tượng quản lý thông qua quyết định hành chính, hành vi hành
chính, nên khi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật là nguyên
nhân phát sinh khiếu nại hành chính.

Quyết định hành chính trái pháp luật thể hiện chủ yếu là vi phạm về: Hình
thức, thủ tục của quyết định hành chính; thẩm quyền ban hành quyết định hành
chính; nội dung, phạm vi điều chỉnh của quyết định hành chính. Thực tế, một quyết
định hành chính trái Pháp luật có thể vi phạm một hoặc cả hai, ba dạng trên, về
phương diện pháp lý không chấp nhận bất kỳ một dạng vi phạm nào. Tuy nhiên,
những khiếu nại về vi phạm pháp luật của quyết định hành chính thường tập trung
vào những vi phạm nội dung, phạm vi điều chỉnh của quyết định. Bởi vì vi phạm về
nội dung, phạm vi điều chỉnh của quyết định hành chính trực tiếp tác động, gây thiệt
hại đối với quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
5


Người thừa hành công vụ có thể có hành vi trái Pháp luật và bị khiếu nại khi
thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, hoặc trực tiếp thi hành các quyết định hành
chính. Hành vi hành chính được biểu thị bằng hành động. Hành vi hành chính có thể
do hành động hoặc không hành động mà vi phạm Pháp luật, khi đó là đối tượng của
khiếu nại.
Luật khiếu nại chỉ quy định các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
trái pháp luật trong các cơ quan hành chính Nhà nước, xâm hại đến các quyền, lợi
ích công dân, cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ là đối tượng của khiếu nại
hành chính.
2.1.1.2. Khái niệm tố cáo
Theo khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011:
Tố cáo (TC) là việc công dân theo thủ tục do luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2011).
Như vậy, TC thực chất là việc công dân phát hiện và thông báo chính thức với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật nào đó diễn ra
trong đời sống xã hội có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền và

lợi ích của mình. TC thể hiện sự phản ứng của công dân trước hành vi vi phạm pháp
luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Tại Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 giải thích một số khái niệm có liên quan
đến Tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2011):
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên
chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tố cáo hành vi VPPL về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân
báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

6


Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo
Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo
Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
tố cáo.
2.1.1.3. Khái niệm về tranh chấp đất đai
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những chính sách pháp luật đất đai khác
nhau, cho dù đất đai là tài sản thuộc sở hữu tư nhân, hay chỉ được giao quyền sử
dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... thì ở nước ta, hiện tượng tranh chấp đất đai
vẫn xảy ra phổ biến, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý nhà
nước về đất đai nói chung và việc sử dụng đất nói riêng, gây ra nhiều bất ổn nhất
định đối với đời sống kinh tế - xã hội. Nhà nước phải ban hành nhiều quy định pháp
luật để giải quyết vấn đề trên. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Khái niệm này tưởng
chừng đơn giản nhưng nhưng lại có nhiều ý nghĩa trong việc phân định thẩm quyền,
xác định nội dung cần giải quyết đối với các tranh chấp đất đai...

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Tranh chấp: 1. Giành giật, giằng co
nhau cái không rõ thuộc về bên nào. 2. Bất đồng, trái ngược nhau” (Nguyễn Như
Ý, 2001).
Khoản 26 Điều 4 của Luật Đất đai 2003 định nghĩa “tranh chấp đất đai là tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong
quan hệ đất đai” (Quốc hội, 2003). Theo khái niệm này, đối tượng tranh chấp trong
tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nhưng, đây là tranh
chấp tổng thể các quyền và nghĩa vụ hay chỉ là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụ
“đơn lẻ” của người sử dụng đất do pháp luật đất đai quy định. Hay bao gồm cả tranh
chấp những quyền và nghĩa vụ mà người sử dụng đất có được khi tham gia vào các
quan hệ pháp luật khác cho đến nay vẫn chưa chính thức xác định. Bên cạnh đó, chủ
thể tranh chấp vốn được gọi là “hai hay nhiều bên” cũng không được xác định rõ
ràng mà chỉ bao gồm người sử dụng đất hay là tất cả các chủ thể có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ tranh chấp đất đai.
Hiện nay, trên thực tế cho thấy còn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm tranh chấp đất đai cụ thể như:

7


Tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm
tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp
liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 có quy định rằng: Tranh
chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc
nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Có thể thấy khái niệm tranh chấp đất đai được nêu trong Luật đất đai là một
khái niệm bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn

liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính.
Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp
đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (về vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những
người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng
đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền,
nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…
Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân
chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
Có rất nhiều dạng tranh chấp đất đai xảy ra trong cuộc sống. Và theo đó, Luật

đất đai 2013 cũng đã phân thành hai hệ thống cơ quan xét xử về các tình huống
tranh chấp đất đai bao gồm: Tòa án nhân dân, và Ủy ban nhân dân.
Trong trường hợp tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải
quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền
với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa
chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

8


- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự.
- Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân

cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Như vậy, tranh chấp đất đai chính là tranh chấp quyền sử dụng đất hay bao
gồm cả tranh chấp quyền sử dụng đất và các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng
đất, vì làm rõ khái niệm tranh chấp đất đai có thể giúp xác định chính xác đối tượng
tranh chấp trong tranh chấp đất đai, góp phần áp dụng pháp luật một cách chính xác
và thống nhất, góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai, tránh được trường hợp quy
định của luật này chồng chéo lên quy định của luật kia. Hiện nay, ngành tòa án ở
nước ta vẫn thống kê các tranh chấp liên qua đến quyền sử dụng đất vào mục tranh
chấp đất đai nói chung.
2.1.1.4. Khái niệm về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
* Khái niệm về giải quyết khiếu nại về đất đai
Theo quy định Luật Khiếu nại năm 2011 thì giải quyết khiếu nại là việc thụ lý,
xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại (Quốc hội, 2011).
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai: là việc cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực đất đai để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp
9


luật nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.

* Khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học, "Giải quyết tranh chấp đất đai là giải
quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi
các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai" (Nguyễn Ngọc Hoà,1999).
Theo Điều 135, Luật Đất đai 2003: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp
đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở
(Quốc hội, 2003).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có những tranh chấp phải thực hiện
hòa giải cơ sở trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đó là các tranh
chấp đất đai phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau, cụ thể: các tranh
chấp về quyền chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất; các tranh chấp về tài sản liên
quan đến đất đai; các tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất.
Xét về bản chất thì đây là những tranh chấp dân sự phát sinh giữa những người
sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất, bình đẳng với nhau về quyền và
nghĩa vụ. Nguyên tắc tự do, bình đẳng, thỏa thuận ý chí chi phối các giao dịch dân sự
về quyền sử dụng đất. Vì vậy, khi loại tranh chấp này phát sinh thì việc hòa giải được
ưu tiên và khuyến khích áp dụng. Hơn nữa, các tranh chấp đất đai phát sinh giữa
những người sử dụng đất với nhau ban đầu thường là những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ,
tính chất đơn giản nên chỉ cần tiến hành hòa giải là có thể hóa giải các mâu thuẫn này
mà chưa phải đưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
* Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận,
tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp, xung đột nhằm giữ gìn sự đoàn kết
trong nội bộ nhân dân (Nguyễn Tiến Sỹ và Phan Thị Thanh Huyền, 2014).
Hoà giải là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự
thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác. Hoà giải thành
thì giữ gìn được sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn

10



kém và những trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự (The
Asian Foundation, 2013).
“Hoà giải tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản
pháp Luật Đất đai. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại không được giải thích cụ thể trong
Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ vào quan niệm
chung về hoà giải, có thể đưa ra khái niệm về hoà giải tranh chấp đất đai như sau:
“Hoà giải tranh chấp đất đai là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp trong sử dụng
đất giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một
người khác” (The Asian Foundation, 2013).
Hòa giải tranh chấp đất đai đã được cụ thể hóa trong Luật Đất đai năm 1993
(Điều 38): "Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân
dân. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Hội Nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ
chức xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công đoàn hòa giải các tranh chấp đất
đai" (Quốc hội, 1993). Luật Đất đai 2003 (Điều 135) tiếp tục khẳng định: "Nhà nước
khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất
đai thông qua hòa giải ở cơ sở" (Quốc hội, 2003).
Hòa giải thành công không chỉ đem lại lợi ích vật chất cho các bên tranh chấp
mà còn giúp họ giải quyết được mâu thuẫn, xung đột, hàn gắn được tình làng nghĩa
xóm, tình anh em, thân tộc, tình cảm bà con khối phố, làng trên xóm dưới, giúp cho
các bên thông cảm chia sẻ, bỏ qua quá khứ xích lại gần nhau, cùng nhau hướng tới
cuộc sống tốt đẹp, phát triển kinh tế bền vững, góp phần xây dựng xã hội đoàn kết,
dân chủ và thân thiện (Nguyễn Tiến Sỹ và Phan Thị Thanh Huyền, 2014).
2.1.2. Các dạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
2.1.2.1. Các dạng khiếu nại đất đai
* Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến
hành thu hồi đất, GPMB phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy nhiên, vấn đề bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp
không ít khó khăn, vướng mắc vì một số lý do sau: Một số dự án chưa có khu tái
định cư hoặc chưa giải quyết TĐC đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị
11


thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư; giá
đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông
nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn; tiền bồi thường đất nông nghiệp
thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc
không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để
chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung, các địa phương chưa coi trọng việc
lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã
được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại
khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại
khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định
cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa
phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài
(Nguyễn Uyên Minh, 2010).
* Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay. Dạng khiếu nại này phát sinh một
phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có những trường
hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có lý do chính đáng
hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết lại
không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy. Quá trình giải quyết
hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu… gây khó khăn cho người sử dụng
đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp
nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng….
(Nguyễn Uyên Minh, 2010).

* Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản
lý, sử dụng đất đai.
Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân không
nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật
hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số người mặc dù
khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì
ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó, cũng có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm
12


quyền trong quá trình giải quyết, như: ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm
lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp
luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ
hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu
khách quan (Nguyễn Uyên Minh, 2010).
* Khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà
nước: Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng như (Nguyễn Uyên
Minh, 2010):
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ: (i) Đòi lại đất, tài sản
của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau, qua các cuộc điều chỉnh
đã giao cho người khác sử dụng; (ii) Đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách
"nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 - 1986 (đã nhường đất
cho người khác sử dụng nay họ đòi lại); (iii) Đòi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa
nông nghiệp, theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tập trung.
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài
sản gắn liền với quyền sử dụng đất;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê,
cho ở nhờ;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất;

+ Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính: Loại tranh chấp này
thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập trung ở những nơi có vị trí
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, bên cạnh những vị trí dọc theo
triền sông, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí
quan trọng. Các tranh chấp có thể diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên quý,
hiếm, nơi có nguồn lâm thổ sản có giá trị lớn. Khi Nhà nước tiến hành phân tách các
đơn vi hành chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa
giới hành chính diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước…

13


×