Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu sản xuất vacxin nhũ đầu phòng hội chứng giảm đẻ ở gà (egg drop syndrome eds76) tại công ty fivevet ( luận văn thạc sĩ chuyên ngành thú y)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN ĐỨC

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VẮC XIN NHŨ DẦU
PHÒNG HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ Ở Gà
(EGG DROP SYNDROME-EDS’76) TẠI CÔNG TY FIVEVET

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trương Hà Thái
TS. Trịnh Quang Đại

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Trương Hà Thái và TS Trịnh Quang Đại đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Thú Y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty Cổ phần thuốc
thú y Trung Ương 5 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đức

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Hiểu biết chung về hội chứng giảm đẻ EDS (egg drop syndrome) .................... 3

2.1.1.

Giới thiệu chung ................................................................................................. 3

2.1.2.

Vi rút gây bệnh hội chứng giảm đẻ .................................................................... 4


2.1.3.

Hội chứng giảm đẻ EDS 76 ................................................................................ 7

2.2.

Hiểu biết chung về vắc xin ............................................................................... 13

2.2.1.

Khái niệm ......................................................................................................... 13

2.2.2.

Nguyên lý ......................................................................................................... 13

2.2.3.

Những đặc tính cơ bản của vắc xin................................................................... 14

2.2.4.

Sản xuất vắc xin bằng phương pháp vô hoạt vi rút........................................... 15

2.2.5.

Chất bổ trợ ........................................................................................................ 16

2.3.


Hiểu biết chung về miễn dịch ........................................................................... 17

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 19
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 19

3.1.1.

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc xin phịng hội chứng giảm
đẻ gà (EDS) ...................................................................................................... 19

3.1.2.

Đánh giá và kiểm tra chất lượng vắc xin phòng hội chứng giảm đẻ gà (EDS) ....... 19

3.2.

Đối tượng, nguyên liệu và địa điểm nghiên cứu ............................................... 19

iii


3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 19

3.2.2.


Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 19

3.2.3.

Nguyên liệu....................................................................................................... 19

3.2.4.

Các loại dung dịch, môi trường ........................................................................ 19

3.2.5.

Trang thiết bị máy móc, dụng cụ trong phịng thí nghiệm ............................... 20

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21

3.3.1.

Tiêm vào xoang niệu mô .................................................................................. 21

3.3.2.

Phương pháp nhân vi rút trên trứng vịt có phơi 10-11 ngày tuổi ..................... 21

3.3.3.

Phương pháp làm HA, HI ................................................................................. 22


3.3.4.

Phương pháp xác định EID50 ............................................................................ 24

3.3.5.

Xác định vi rút và chuẩn độ vi rút EDS trong nước trứng thu được ................. 25

3.3.6.

Bất hoạt vi rút ................................................................................................... 25

3.3.7.

Kiểm tra bất hoạt .............................................................................................. 25

3.3.8.

Phương pháp nhũ hóa vắc xin........................................................................... 26

3.3.9.

Phương pháp kiểm tra sau nhũ hóa vắc xin. ..................................................... 26

3.3.10. Quy trình sản xuất vắc xin ................................................................................ 27
3.3.11. Kiểm tra chất lượng vắc xin ............................................................................. 27
3.3.12. Phương pháp tiêm vắc xin và thu thập huyết thanh .......................................... 29
3.3.13. Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thống kê sinh học .................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 31
4.1.


Nghiên cứu sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng hội chứng giảm đẻ EDS’76......... 31

4.1.1.

Xác định liều gây nhiễm vi rút EDS trên phôi trứng vịt 10-11 ngày và
thời gian thu vi rút trên phôi trứng vịt .............................................................. 31

4.1.2.

Nghiên cứu tối ưu nồng độ chất bất hoạt trong vắc xin.................................... 33

4.1.3.

Nghiên cứu xác định liều vi rút sử dụng trong vắc xin .................................... 35

4.1.4.

Nghiên cứu quá trình nhũ hóa, bổ sung chất bổ trợ vắc xin ............................. 36

4.2.

Đánh giá và kiểm tra chất lượng vắc xin phòng hội chứng giảm đẻ gà (EDS). ...... 37

4.2.1.

Nghiên cứu sản xuất 03 lơ vắc xin vơ hoạt phịng hội chứng giảm đẻ gà ........ 37

4.2.2.


Kiểm nghiệm thành phẩm vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng hội hội chứng
giảm đẻ EDS ở gà ............................................................................................. 42

4.2.3.

Kiểm tra hiệu lực và độ dài miễn dịch vắc xin trên gà 4-6 tuần tuổi ................ 46

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 50

iv


5.1.

Kết luận............................................................................................................. 50

5.1.1.

Giống vi rút EDS’76 có các đặc điểm và chỉ số sau đây .................................. 50

5.1.2.

Vắc xin EDS đạt các chỉ tiêu vơ trùng, an tồn, hiệu lực trong quá trình
kiểm nghiệm ..................................................................................................... 50

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BPL

β probiolacton

ĐC

Đối chứng

EDS

Egg Drop Syndrome

EID50

Embryo Infective Dosage 50 (Liều gây nhiễm 50% phôi)

FiveVet

Central Veterinary Medicine JSC No.5

GMP


Good Manufacturing Practices (Thực hành sản xuất tốt)

HGKT

Hiệu giá kháng thể

HI

Haemagglutination inhibition

IHA

Indirect Haemagglutination Assay
(Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp)

PBS

Phosphate Buffered Saline

SPF

Specific Pathogen-Free

VX

Vắc xin

WHO


World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

HT

Huyết thanh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

HC

Hồng cầu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân loại họ Adenoviridae .................................................................... 4
Bảng 3.1. Cơng thức Reed & Muench tính EID50 ........................................................ 25
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm tại nhà ni động vật ....................................................... 29
Bảng 4.1. Xác định liều gây nhiễm và thời gian thu hoạch.......................................... 32
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu bất hoạt kháng nguyên EDS với formol ở ba
nồng độ 0,05%, 0,1%, 0,2%......................................................................... 34
Bảng 4.3. Xác định liều vi rút sử dụng trong vắc xin................................................... 35
Bảng 4.4. Kết quả lý hóa sau nhũ hóa vắc xin bằng dầu khống ISA 71 VG .............. 37
Bảng 4.5. Kết quả hiệu giá thu được 3 lô kháng nguyên liên tiếp ............................... 38
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra vô trùng ............................................................................ 38
Bảng 4.7. Kết quả xác định EID50 của vi rút EDS ....................................................... 39
Bảng 4.8. Kết quả EID50 của 3 lô kháng nguyên ......................................................... 40

Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra vi rút sau vô hoạt trên phôi vịt ở nồng độ 0,1% ............... 41
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra vô trùng ............................................................................ 41
Bảng 4.11. Kết quả của ba lô sản xuất ........................................................................... 42
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra cảm quan vắc xin EDS vô hoạt ........................................ 43
Bảng 4.13. Kết quả vô trùng của 3 lơ vắc xin ................................................................ 43
Bảng 4.14. Kiểm tra tính ổn định của vắc xin ................................................................ 45
Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra an tồn của các lơ vắc xin nhũ dầu trên gà ....................... 46
Bảng 4.16. Biến động hiệu giá kháng thể kháng vi rút EDS ở gà 4-6 tuổi chưa
được miễn dịch cơ sở EDS .......................................................................... 47

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo hính thái ............................................................................................... 5
Hình 2.2. Trứng biến đổi .................................................................................................. 9
Hình 3.1. Tóm tắt quy trình sản xuất vắc xin EDS’76 nhũ dầu chế trên phơi vịt .......... 27
Hình 4.4. Hình ảnh lấy máu kiểm tra kháng thể kháng vi rút EDS ............................... 47
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện hiệu giá HI (log2) theo dõi trong 84 ngày ......................... 48
Hình 4.6. Hình ảnh về HI .............................................................................................. 49

vii
i


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Đức
Tên luận văn: Nghiên cứu sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng Hội Chứng Giảm
Đẻ ở gà (EGG DROP SYNDROME-EDS’76) tại công ty FIVEVET.
Mã số: 8640101


Ngành: Thú y
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất vắc xin đơn giá vô hoạt nhũ dầu
với qui mô phịng thí nghiệm.
- Xây dựng một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản trong qui trình sản xuất và kiểm
nghiệm vắc xin EDS’76 vô hoạt nhũ dầu.
- Thông qua quá trình thử nghiệm đánh giá được hiệu lực, độ dài miễn dịch của
vắc xin EDS’76 vô hoạt nhũ dầu.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Tiêm vào xoang niệu mô,
phương pháp nhân vi rút trên trứng vịt có phơi 10-11 ngày tuổi, phương pháp làm HA,
HI, phương pháp xác định EID50, phương pháp xác định virus và chuẩn độ virus EDS
trong nước trứng thu được, phương pháp bất hoạt virus, phương pháp nhũ hóa vắc xin,
phương pháp kiểm tra sau nhũ hóa vắc xin, quy trình sản xuất vắc xin, kiểm tra chất
lượng vắc xin, phương pháp tiêm vắc xin và thu thập huyết thanh, phương pháp thu thập
số liệu, xử lý thống kê sinh học.
Kết quả chính và kết luận
Giống virus EDS’76 có các đặc điểm và chỉ số sau đây:
Liều gây nhiễm thích hợp nhất đối với virus hội chứng giảm đẻ EDS trên phôi
vịt là 200EID50.
Thời gian thu hoạch huyễn dịch virus EDS thích hợp nhất, hàm lượng virus cao,
chất lượng tốt là sau gây nhiễm virus là 96 giờ.
-

Bất hoạt vi rút ở nồng độ Formol 0,1% ở điều kiện 40C trong 24 giờ
Hiệu giá HA= 12-13 Log2
Hiệu giá gây nhiễm 50% phôi vịt EID50/1ml là 107,5.


Virus EDS’76 đáp ứng được u cầu kỹ thuật về tính an tồn và đặc tính gây
miễn dịch.

ix


Vắc xin EDS đạt các chỉ tiêu vô trùng, an toàn, hiệu lực đã được thử nghiệm
tại thực địa.
Vắc xin vơ hoạt phịng hội chứng giảm đẻ ở gà đảm bảo theo tiêu chuẩn
TCVN 8685-4:2011 Vắc xin vô trùng và an tồn 100% khi tiêm gấp đơi liều sử dụng
và có hiệu lực tốt.
Đảm bảo an tồn trong thử nghiệm chủng 2 liều cho gà.
Tạo được kháng thể EDS cho gà sau khi chủng theo tiêu chuẩn TCVN 8685-4:2011

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Duc
Thesis title: Research on the production of inactivated oil emulsion vaccine for the
prevention of Egg drop syndrome-EDS’76 at Fivevet company
Major: Veterinary

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To research and establish the production process of the inactivated oil emulsion
vaccine at laboratory scale.

- To establish some basic technical criteria in the production process and quality
testing methods for EDS’76 vaccine.
- To evaluate the efficacy, the duration of immunity in chickens vaccinated by
EDS’76 inactivated oil emulsion vaccine.
Materials and Methods
This study used the following methods: production of the virus on
embryonated duck eggs (10 -11 days) via allantoic sac. Haemagglutination test (HA)
and haemagglutination inhibition (HI) test. Method to calculate egg infective dose
50 (EID 50). End point titration method to determine the titer of virus in allantoic
fluid. Methods of virus inactivation and inactivation testing. Method of emulsification
and emulsion stability test. Method used in vaccine production and quality test. Method
of vaccination and serum collection. Data collection and statistical test.
Main findings and conclusions
The EDS’76 virus used in vaccine production was purity
The optimal infectious dose on embryonated duck eggs were 200 EID50.
The optimal time for harvesting EDS’76 virus with high titer was 96 hours
post infection
EDS’76 was completely inactivated by 0.1% formaldehyde after 24 hours at 4oC
The haemagglutination titer were 12-13 log2
The titer of virus harvested from embryonated duck eggs were 107.5 EID50 / 1ml
The EDS’76 virus used in this study met all requirment for vaccine production
The produced EDS vaccine was sterility, safety and efficacy under experiments

xi


The inactivated EDS vaccine met the standard TCVN 8685-4: 2011. Vaccine
was sterile and 100% safety when doubling the dose.
The inactivated EDS vaccine induced detectable antibodies in chickens post
vaccination (tested according to the standard TCVN 8685-4: 2011).


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni gia cầm giữ một vai trị quan trọng trong nền kinh tế nông
nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, chăn ni là một trong những ngành có
bước phát triển mạnh, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, xố đói giảm nghèo và làm giàu trong nơng thơn.
Ni gia cầm trong đó ni gà là một trong những nghề được quan tâm
hàng đầu, vì thời gian chăn ni ngắn thu được sản phẩm nhanh. Một trong
những khâu quan trọng để đảm bảo chăn ni gà phát triển mạnh và có lãi là bảo
vệ cho đàn gà tránh khỏi dịch bệnh. Hiện nay, chăn nuôi gà đẻ quy mô công
nghiệp và bán công nghiệp đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Trong
những năm gần đây số lượng tổng đàn gia cầm tăng trưởng mạnh từ năm 2016 là
361.721,0 nghìn con đến năm 2017 là 385.457,0 nghìn con.
Cùng với sự phát triển của chăn ni gà đẻ qua từng năm thì tình hình
dịch bệnh trên đàn gà đẻ cũng diễn biến ngày càng phức tạp và gây thiệt hại lớn
cho người chăn nuôi. Đặc biệt là các bệnh gây ảnh hưởng đến sản lượng trứng và
chất lượng trứng như: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Bệnh dịch tả
(Newcastle Disease), Bệnh tụ huyết trùng, Marek…vv. Trong đó có Hội chứng
giảm đẻ (EDS’76) gây ra.
“Hội chứng giảm trứng” là một bệnh mới được phát hiện năm 1976 do
một Adenovirus trên gia cầm thuộc dòng BC 14, vi rút 127 gây ra. Đặc điểm là
gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột từ 10-40% và kéo dài liên tục.
Mặc dù gà ăn uống bình thường. Cho đến nay, bệnh chưa có thuốc trị. Biện pháp
tốt nhất, an toàn và hiệu quả kinh tế nhất để tránh được bệnh truyền nhiễm trên là
tiêm phòng bằng vắc xin.
Hiện tại, các loại vắc xin phòng bệnh EDS’76 trên thị trường đã và

đang được sử dụng rất rộng rãi, và rất có hiệu quả. Nhưng những sản phẩm
này trên thị trường chủ yếu là vắc xin ngoại đa giá giá thành cao. Do đó nhằm
để giảm chi phí chăn ni cũng như hiệu quả kinh tế của ngàng chăn nuôi gà
đẻ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ
dầu phòng Hội Chứng Giảm Đẻ (EGG DROP SYNDROME-EDS’76) tại
công ty FIVEVET”.

1


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất vắc xin đơn giá vơ hoạt nhũ
dầu phòng hội chứng giảm đẻ ở gà EDS’76.
- Xây dựng một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản trong qui trình sản xuất và
kiểm nghiệm vắc xin EDS’76 vơ hoạt nhũ dầu.
- Thơng qua q trình thử nghiệm đánh giá được hiệu lực, độ dài miễn
dịch của vắc xin EDS’76 vô hoạt nhũ dầu.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ EDS (EGG DROP
SYNDROME)
2.1.1. Giới thiệu chung
Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome - EDS) (hay còn được gọi là
EDS’76) là một bệnh mới được phát hiện năm 1976 (Van Eck, Davelaar et al.
1976). Khi người ta đã dùng tất cả các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm
có liên quan tới tỷ lệ đẻ trứng và dùng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn để kích thích đẻ trứng nhưng trứng vẫn giảm. Theo Baxendale 1978,

Firth et al., 1981 nguyên nhân mới được tìm ra lại do một loại vi rút thuộc nhóm
Adenovirus subgroup III gây bệnh ở gà (Elneel and R.M.D.H, 2006).
Bệnh được Van ECK và cộng sự mô tả trên đàn gà đẻ năm 1976 tại Hà
Lan, đồng thời các tác giả cũng đã phân lập được adenovirus có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu từ gà bệnh (Van Eck et al.,1976). Vi rút thường truyền qua
trứng, ở dạng tiềm ẩn cho đến khi gà đạt tỷ lệ đẻ cao nhất sẽ gây bệnh. Trước
năm 1974, do điều kiện khơng có kháng thể đặc hiệu kháng adenovirus trên gà
cũng như do khi nuôi cấy, vi rút không nhân lên trên môi trường tế bào động vật
có vú, nhân lên kém trên mơi trường tế bào gà tây nhưng lại phát triển tốt trên
môi trường tế bào chế từ vịt nên người ta cho rằng đây có thể là một adenovirus
có nguồn gốc từ vịt. Giả thuyết này cũng được khẳng định nhanh chóng do người
ta đã phân lập được EDS vi rút từ vịt bình thường cũng như sự tồn tại của kháng
thể kháng EDS vi rút ở nhiều đàn vịt.
Phân Bố
EDS vi rút đã được phân lập tại Úc (Firth Hall et al.,1981), Bỉ (Meulemans
Peeters et al.,1979), Trung Quốc, Pháp (Picault, 1978), Anh, Hungary, Ấn độ, Israel
(Kumar Mohanty et al., 1992), Bắc Ailien, Nhật, Italia, Singapo, Nam Phi và Đài
Loan. Ngoài ra các băng chứng huyết thanh học cho thấy sự lưu hành của Vi rút
tại Braxin (Hwang Lamas et al., 1980), Uruguay và Aghentina . Tỷ lệ chết
thường là rất thấp. Các bằng chứng gián tiếp cho thấy rằng đường lây lan bệnh
chủ yếu là thông qua trứng (truyền dọc) tiếp theo đó là việc nhiễm âm ỉ cùng
với việc bài xuất vi rút khi con vật sắp sửa trưởng thành về mặt sinh sản. Sự
truyền ngang từ gà này sang gà khác có thể xảy ra nhưng chậm và có thể ngăn
cản được.

3


Do vi rút chỉ gây bệnh cho gia cầm nên không gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của cộng đồng.

2.1.2. Vi rút gây bệnh hội chứng giảm đẻ
2.1.2.1. Phân loại
Vi rút gây EDS (EDSV) được sắp xếp vào họ Adenovirrus dựa vào đặc
điểm hình thái, tính chất ni cấy cũng như các đặc tính sinh học. Khi sử dụng
phản ứng trung hòa vi rút hoặc phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu, vi rút
EDS khơng có mối liên hệ nào với giống Adenovirus (gồm 11 prototyp gây bệnh
cho thủy cầm và 2 prototyp gây bệnh cho gà tây) (Raj Sivakumar et al., 2001;
King Lefkowitz et al., 2011).
Kết quả cho thấy bộ gen của EDS vi rút khác rõ rệt so với các aviadenovirus
subgroup I. Sự khác biệt này bao gồm: Kích thước bộ gen nhỏ hơn (33.2kb so với
43.8 kb), thiếu một số gen hoặc gen không đồng nhất với các gen adenovirus protein
đã biết (Bartha Meszaros et al.,1982). Bộ gen EDS vi rút có đặc tính di truyền giống
với adenovirus gây bệnh cho cừu và một số chủng gây bệnh cho bị, nhưng khác
hồn tồn với Mastadenovirus (nhóm adenovirus gây bệnh cho động vật có vú) và
hai nhóm vi rút I và II gây bệnh cho gia cầm. Những sai khác trên cho ta thấy đầy đủ
dẫn chứng xếp EDS vi rút vào giống mới Adenovirus.
Bảng 2.1. Bảng phân loại họ Adenoviridae
Họ: Adenoviridae
Giống (Genus): Mammalian
adenovirus Mastadenovirus
Giống (Genus): Group I avian
adenovi rút Aviadenovirus
Giống dự kiến (Proposed Genus):
Group II avian adenovirus
Siadenovirus
Giống dự kiến (Proposed Genus):
Group II avian adenovirus
Siadenovirus

Vi rút gây bệnh cho người, khỉ bò, ngựa, lợn,

cừu, dê.
Được quy ước là các adenovirus gây bệnh cho
gà, gà tây, vịt ngỗng, gồm 12 serotyp thuộc 5
loài A, B, C, D và E
Vi rút gây viêm ruột xuất huyết gà tây. Gây
bệnh lách đá hoa (Marble spleen disease) ở gà
lôi, chim trĩ.
Vi rút gây hội chứng giảm đẻ các vi rút có liên
quan

Cho đến nay, mới chỉ duy nhất một serotyp EDS được phát hiện. Tuy
nhiên các chủng phân lập được có thể chia làm 3 genotyp: Nhóm 1 gồm các
chủng vi rút phân lập được trong vòng 11 năm ở các trại gà của Châu âu. Nhóm 2

4


là các vi rút phân lập được từ vịt của Anh. Nhóm 3 là một vi rút phân lập được từ
gà của Úc. Từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 đến nay, người ta
thấy vi rút EDSV xuất hiện với các tần suất rất thay đổi ở nhiều nơi trên thế giới.
Tại Đức từ năm 1991-2002, tác giả Kaleta và cộng sự đã xét nghiệm 2752 huyết
thanh của gà bằng phản ứng HI để tìm kháng thể kháng vi rút EDS 76 với kết quả
729 mẫu có phán ứng dương tính (26,5%) (Kaleta Khalaf et al., 1980).
2.1.2.2. Hình thái
Kích thước của vi rút EDS vào khoảng 76- 80nm. Kích thước này phù hợp
với kích thước của các adenovi rút trước đây theo công bố(McFerran,
McCracken et al., 1978, Yamaguchi, Imada et al., 1981). Dùng các chế phẩm vi
rút xử lý với gradient CsCl thấy hình thái điển hình của adenovi rút: gồm các mặt
tam giác với 6 capsomere trên mỗi cạnh và một cấu trúc hình như quả trùy có độ
dài 25nm nhơ lên ở mỗi đỉnh của tam giác (Kraft, Grund et al.,1979). Về cấu tạo,

Adenovirrut là những hạt có cấu trúc 20 mặt, khơng có vỏ bao ngồi. Cấu trúc
hình quả trùy có tác dụng quan trọng tham gia vào quá trình kết gắn của hạt vi rút
vào màng của tế bào vật chủ. Khi quan sát dưới kính hiễn vi điện tử, có thể thấy
các câu trúc hình chùy tách rời khỏi vỏ capside (Dhinakar Raj, Sivakumar et
al.,2001; King, Lefkowitz et al., 2011).

Hình 2.1. Cấu tạo hính thái
Thành phần hóa học: Vi rút EDS 76 là một vi rút AND với trọng lượng
phân tử là 22,6 x 106d. Vi rút có 13 Protein cấu trúc trong đó có ít nhất là 7
protein của Adenovi rút typ của gà (Todd and McNulty, 1978).
2.1.2.3. Khả năng gây ngưng kết hồng cầu
Vi rút EDS 76 có khả năng gây ngưng kết hồng cầu nhiều loài gia cầm

5


như gà, vịt, gà tây, ngỗng, chim bồ câu, chim công nhưng không gây ngưng kết
hồng cầu chuột, thỏ, ngựa, cừu, bò, dê hoặc lợn.
Khả năng ngưng kết hồng cầu của vi rút thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ.
Sau 16 giờ ở 56°C, hiệu giá ngưng kết giảm hiệu giá xuống 4 lần nhưng ổn định ở
nhiệt độ đó trong 4 ngày và chỉ mất hắn sau 8 ngày (Adair, Curran et al., 1979,
Yamaguchi Imada et al., 1981). Nhiệt độ 600C, vi rút vẫn có khả năng gây ngưng
kết hồng cầu nhưng sẽ mất khả năng này sau 30 phút ở 700C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ
lạnh 40C vi rút có khả năng duy trì đặc tính ngưng kết hồng cầu trong một thời gian
dài. Khi xử lý với trypsin, 2- mercaptoethanol, ethylenediaminetetraacetic (EDTA),
parafin, ficin và formaldehyde 0,5% trong thời gian 1 giờ ở 370C, đặc tính ngưng kết
hồng cầu của EDS vi rút không thay đổi nhưng giảm mạnh nếu bị xử lý với
Potasium periodate và glutaradehydde 0,5% (Takai, Higashihara et al., 1984).
2.1.2.4. Đặc tính ni cấy
Trong phịng thí nghiệm vi rút EDS’76 phát triển tốt trên các loại tế bào sơ

phôi vịt, gan phôi vịt và thận phôi vịt phát triển ở mức độ kém hơn trên tế bào
thận phôi gà và mọc rất kém trên tế bào sơ phôi gà. Vi rút cũng phát triển kém
trên các tế bào tiên phát chế từ phôi gà tây và hồn tồn khơng phát triển trên các
loại tế bào có nguồn gốc từ động vật có vú (Adair, Curran et al. 1979). Vi rút
phát triển với hiệu giá cao trên tế bào từ phôi ngỗng. Hiệu giá của vi rút đạt cao
nhất khi nuôi cấy 48-72 giờ (Yamaguchi, Imada et al. 1981). Tuy nhiên, khơng
có bằng chứng nào cho thấy có thể dựa vào bệnh tích tế bào để chứng minh sự
nhân lên của vi rút mà thường phải dựa vào các phản ứng huyết thanh để chuẩn
đoán khẳng định.
Theo nghiên cứu của Banani et al. (2007) vi rút phát triển tốt khi tiêm truyền
vào xoang ối của phôi vịt hoặc phôi ngỗng với hiệu giá 1/16000-1/32000(Banani,
Sehat et al., 2007). Vi rút không phát triển ở phôi gà.
2.1.2.5. Sức đề kháng và quá trình nhân lên của vi rút
Quá trình nhân lên của vi rút: Vi rút EDS 76 nhân lên trong nhân tương tự
như các Adenovi rút của gà typ A. Có thể quan sát thấy các xâm nhập nội nhân
khi nhuộm HE.
Sự sao chép DNA của vi rút bắt đầu từ 5 đến 8 giờ sau khi bị nhiễm bệnh
và tiếp tục cho đến khi tế bào chủ chết (Knipe et al., 2001).
Sự sao chép DNA của Adenovi rút diễn ra trong hai giai đoạn:

6


Đầu tiên, quá trình tổng hợp là bắt đầu từ thời điểm cuối cùng đến đầu kia
của bộ gen hai chuỗi DNA đóng vai trị là khn mẫu cho q trình tổng hợp, do
đó, sản phẩm của bản sao là bao gồm con gái và cha mẹ chuỗi cộng với một
chuỗi DNA di dời. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình sao chép bổ sung cho
chuỗi đơn bị dịch chuyển là tổng hợp. Mẫu sợi đơn vịng trịn thơng qua ủ của
termini tự bổ sung của nó, và song song với đó kết quả là như nhau cấu trúc như
termini của vi rút duplex. Cấu trúc này cho phép nó được được cơng nhận bởi

một số máy móc khởi động hoạt động trong giai đoạn đầu tiên nhân rộng và tổng
hợp chuỗi bổ sung tạo ra một giây hoàn thành song công bao gồm một sợi cha
mẹ và con gái. Adenovirus là mẫu DNA đầu tiên được sao chép trong ống
nghiệm (Knipe et al., 2001).
Sức đề kháng của các tác nhân lý hóa: Vi rút EDS tương đối bền với
chloroform, chịu được độ pH dao động từ 3-10. Vi rút bị bất hoạt ở 600C trong
30 phút 3 giờ ở 560C (Adair, Curran et al., 1979; Yamaguchi Imada et al., 1981).
Tính gây bệnh của vi rút sẽ mất đi sau khi bị xử lý với formaldehyde 0,5% và
glutaradehyde 0,5% (Takai M.Higashihara et al., 1984).
2.1.3. Hội chứng giảm đẻ EDS 76
2.1.3.1. Cơ chế sinh bệnh
Bằng thực nghiệm, khi gây nhiễm cho gà bằng vi rút EDS, vi rút gây
nhiễm trùng huyết, một số nhân lên trên niêm mạc mũi. Sau 3-4 ngày, vi rút nhân
lên tại khắp các lympho trong cơ thể, đặc biệt là lách và tuyến ức, đồng thời vòi
trứng cũng bị ảnh hưởng. Tại thời điểm 7 - 20 ngày sau khi gây nhiễm vi rút đã
nhân lên đáng kể ở ống dẫn trứng, khiến cho ống dẫn trứng bị viêm, quá trình
hình thành vỏ trứng bị ảnh hưởng làm cho trứng đẻ ra có vỏ khơng bình thường.
Khác với adenovirus subgroup I và II, vi rút EDS khơng nhân lên trên
niêm mạc đường tiêu hóa. Hiện tượng trong phân có vi rút có thể lẫn dịch viêm
của ống dẫn trứng .
2.1.3.2. Loài vật mắc bệnh
Mặc dù các ổ dịch xảy ra chỉ được ghi nhận ở đàn gà đẻ nhưng vật chủ tự
nhiên của vi rút có thể là vịt và ngỗng. Bằng phản ứng HI, người ta đã phát hiện
được kháng thể đặc hiệu kháng EDS vi rút trong huyết thanh của vịt và ngỗng ni;
ngồi ra cịn thấy ở vịt cổ khoang, vịt trời, ngỗng Canada, ngan, thiên nga, cú, diệc
(Badstue and Smidt 1978; Calnek, 1978; Bartha, Meszaros et al., 1982)...

7



Có thể phân lập vi rút từ vịt khỏe mạnh hoặc vịt bệnh, nhưng không
thể sử dụng chủng vi rút này gây bệnh thực nghiệm. Do vi rút phân lập từ
những vịt bệnh có hiện tượng giảm đẻ, tiêu chảy nặng (Bartha, 1984) nên
đây là bằng chứng cho thấy EDS có thể gây hiện tượng giảm đẻ, trứng bị
nhám, xù xì hoặc vỏ mỏng ở vịt (Liu, 1986). Vi rút có thể phân lập ở ngỗng
nhưng khi gây bệnh thực nghiệm, ngỗng khơng có hiện tượng giảm đẻ cũng
như khơng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng (Zsak Szekely et al., 1982).
Chim cút được coi là loài vật tương đối mẫn cảm với vi rút gây bệnh EDS
(Das and Pradhan 1992). Chim trĩ, gà tây không mắc bệnh tự nhiên nhưng có thể
gây bệnh thực nghiệm. Gà nhật cũng có thể bị mắc bệnh tự nhiên hoặc gây bệnh
thực nghiệm, vỏ trứng đẻ ra thường rất mềm.
Các giống khác nhau mẫm cảm với bệnh khác nhau, thường giống gà đẻ
trứng nâu mẫm cảm hơn giống gà đẻ trứng trắng , tuy sản lượng trứng của giống
gà đẻ trứng nâu không ảnh hưởng như giống gà đẻ trứng trắng nhưng số lượng
trứng có vỏ bị ảnh hưởng nhiều gấp ba lần.
Gà có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra xung quanh thời
kỳ gà có tỷ lệ đẻ cao nhất do sự tái kích hoạt của vi rút đang ở giai đoạn tiểm ẩn
(McFerran McCracken et al., 1978).
Mặc dù có độc lực giống với chủng vi rút EDS phân lập từ gà nhưng các
chủng phân lập từ vịt tại Mỹ khơng có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng cũng
như chất lượng trứng gà.
2.1.3.3. Phương thức truyền lây
Phương thức truyền lây. Có thể chia các ổ bệnh EDS’76 ra làm 3 loại:
Truyền lây qua trứng. Trong dạng bệnh kinh điển mà người ta quan sát
trước đây, phương thức lây lan chủ yếu là truyền dọc (McFerran, McCracken et
al. 1978). Mặc dù số lượng trứng bị nhiễm vi rút là tương đối thấp với phương
thức truyền lan này nhưng việc lây lan lại rất có hiệu quả. Trong nhiều trường
hợp, gà bị nhiễm vi rút từ trong trứng không bài thải vi rút, khơng hình thành
đáng kể HI trước khi sản lượng trứng đạt 50%. Khi sản lượng trứng đạt 50%, vi
rút phát triển và được bài thải ra ngồi dẫn đến việc lây lan nhanh chóng và tạo

thành các ổ dịch mới.
Lây truyền ngang: có lẽ phương thức này xuất hiện là do vi rút tồn tại lưu
cửu ở một số trại gà đẻ trứng thương phẩm. Những đàn gà đẻ đã mang trùng, vi
rút thải qua trứng gây nhiễm cho đàn gà được nuôi chung trong chuồng qua chất

8


độn chuồng đã bị nhiễm mầm bệnh. Ở Ấn Độ, 32,6% trại gà bị nhiễm vi rút
EDS76 (Kumar Mohanty et al., 1992).
Nhiễm bẩn các khay đựng trứng cũng có thể đóng vai trị trong việc lây
lan bệnh (Bartha 1984). Thủy cầm và cơn trùng chích hút cũng có thể là nguồn
truyền bệnh cơ giới. Bệnh lâm sàng xuất hiện khi con vật trưởng thành. Lây lan
vi rút từ nhà gà này sang nhà gà khác có thể mất 5- 10 tuần. Những đàn gà không
được dùng vắc xin trước mùa đẻ sẽ bị giảm sản lượng trứng. Vịt và ngỗng cũng
có thể bị nhiễm vi rút nhưng khơng phát bệnh.
2.1.3.4. Triệu chứng
Với phương pháp gây bệnh thực nghiệm, đa số các tác giả quan sát được
triệu trứng lâm sàng từ 7- 9 ngày sau khi gây nhiễm (Cook and Darbyshire,
1981); tuy nhiên cũng có một số tác giả cho rằng phải 17 ngày sau khi gây nhiễm
(Meulemans Peeters et al., 1979).
Triệu trứng đầu tiên là mất màu của vỏ trứng, chuyển từ màu nâu sang
màu trắng. Sau đó là hiện tượng đẻ ra trứng có vỏ mỏng, vỏ sần sùi, hình dạng
thay đổi ngắn lại hay khơng có vỏ. Chất lượng trứng kém. Hình 2.1.

Hình 2.2. Trứng biến đổi
Khi gia cầm mắc bệnh ở giai đoạn cuối chu kỳ đẻ trứng, sự thay lơng
cưỡng bức có thể khiến cho tỷ lệ đẻ khơng bị ảnh hưởng.
Gà đang đẻ bình thường tự dưng giảm đẻ đột ngột từ 10 - 40% và kéo dài
liên tục. Mặc dù gà ăn uống bình thường và khơng chết nhưng thỉnh thoảng có


9


tiêu chảy và thiếu máu, mào nhợt nhạt. Hiện tượng tiêu chảy có lẽ là do tăng dịch
tiết xuất của buồng trứng. Nếu bệnh là do sự tái hoạt của vi rút tiềm ẩn thì hiện
tượng giảm đẻ sẽ xuất hiện khi sản lượng trứng đạt giữa khoảng 50% so với đỉnh
cực đại. Có tác giả cho rằng, trong các ơ bệnh tự nhiên, kích thước trứng đẻ ra có
thể nhỏ hơn bình thường (McFerran, McCracken et al., 1978). Tuy nhiên trong
gây bệnh thực nghiệm không chứng minh được điều này mặc dù vi rút EDS76
không gây bệnh.
Nếu như gà có kháng thể trước khi vi rút tiềm ẩn được hoạt hóa, có thể
thấy một bệnh cận lâm sàng kiểu khác. Sản lượng trứng khơng đạt được ở mức
bình thường và giai đoạn gà bắt đầu vào mùa đẻ chậm hơn so với bình thường.
Người ta cho rằng khi gà có kháng thể, sự lây lan của vi rút sẽ bị chậm lại. Một
bệnh cảnh tương tự cũng quan sát ở những đàn gà ni nhốt, tại đó q trình lây
lan vi rút bị chậm lại, hội chứng giảm trứng khó quan sát thấy.
Tổn thương đại thể, khơng có tổn thương đặc biệt bên trong cơ thể của gà.
Chỉ có teo nhẹ buồng trứng và ống dẫn trứng. Trong trường hợp bệnh tự nhiên,
buồng trứng không hoạt động và ống dẫn trứng bị teo là những bệnh tích có thể
quan sát được, nhưng khơng thường xun. Việc khó quan sát những biến đổi
bệnh đại thể có thể là do khó chọn đúng những gà đang mắc bệnh cấp tính.
Với bệnh gây thực nghiệm, có thể thấy phù nề ở các nếp gấp của tử cung
và có dịch xuất tiết xuất hiện trong vòng 9-14 ngày sau khi gây nhiễm (Taniguchi
Yamaguchi et al., 1981). Đôi khi thấy lách sưng nhẹ, trứng bị nhũn và trứng ở
các giai đoạn phát triên khác nhau.
2.1.3.5. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể:
Bệnh tích thường biểu hiện ở buồng trứng và ống dẫn trứng, các bệnh tích
khác thường không rõ ràng. Điều này khiến cho việc lựa chọn gia cầm bị bệnh rất

khó khăn.
Bằng thực nghiệm khi gây bệnh bằng vi rút EDS, toàn bộ ống dẫn trứng bị
phù thũng 9-14 ngày (Taniguchi Yamaguchi et al., 1981), đặc biệt miệng phễu ở
phần trên của ống dẫn trứng và phần tử cung. Lách bị sưng to, tế bào mễm nhũn,
quan sát thấy nhiều giai đoạn phát triển của trứng trong xoang bụng.
Bệnh tích vi thể:
Bệnh tích chủ yếu ở ống dẫn trứng, do vi rút nhân lên trong nhân tế bào biểu
mơ, hình thành tiểu thể bao hàm sau gây nhiễm 7 ngày với sự thâm nhiễm của

10


các tế bào đại thực bào, tương bào, tế bào lympho, bạch cầu đa nhân trung tính
(Taniguchi et al., 1981; Smyth Platten et al., 1988).
Có thể phát hiện các biến đổi thối hóa trong các tế bào biển mơ trong lịng
ống dẫn trứng. Biến đơi bệnh lý chủ yếu ở tuyến tạo vỏ. Vi rút nhân lên bên trong
nhân của tế bào biểu mô và tạo thành các thể ân nhập nội nhân xuất hiện vào thời
điểm sau 7 ngày trở đi. Tế bào bị nhiễm vi rút bị bong ra và rơi vào xoang tử
cung. Quá trình viêm xảy ra nhanh và trầm trọng với sự xuất hiện của nhiều tế
bào đại thực bào, các tương bào và các tế bào lâm ba cầu. Mặc dù không quan sát
thấy các thể ân nhập nội nhân vào ngày thứ 3 sau khi gà đã đẻ bình thường trở lại
nhưng có thê phát hiện được kháng nguyên vi rút cho tới một tuần sau(Smyth,
Platten et al., 1988).
2.1.3.6. Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
Hội chứng có thể chẩn đốn dựa vào hiện tượng sản lượng trứng không đạt
được như đã dự báo hoặc sản lượng trúng đột nhiên giảm, đặc biệt khi gia cầm
đang khỏe mạnh nhưng vỏ trứng bị thay đổi hoặc sức khỏe đàn gia cầm giảm sút
cùng với chất lượng vỏ trứng. Trứng khơng có vỏ cứng thường là dấu hiệu EDS
nhưng có thể bị gia cầm ăn mất nếu khơng mất nên khơng phát hiện được. Vì

vậy, cần tiến hành theo dõi vào buổi sáng sớm trước khi gia cầm có thể ăn trứng.
Nếu gà ni nền, phải kiểm tra kỹ để tìm vết tích của vỏ trứng trong chất độn
chuồng. Cần lưu ý khi chẩn đoán hiện tượng trứng đẻ ra có vỏ mỏng, vỏ mềm,
hoặc khơng có vỏ cứng là những bểu hiện đặc trưng của EDS, nhưng nếu trứng
bị méo mó, dị hình, nhọn đầu thì không phải là dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên,
bên cạnh các triệu chứng lâm sàng đã thu nhận được, người ta thường dùng phản
ứng HI để chấn đoán khẳng định.
Chẩn đoán vi rút học
Việc xác định gia cầm bệnh để lấy bệnh phẩm chẩn đoán phân lập vi rút
cũng như chẩn đốn huyết thanh học rất khó khăn. Khi phân lập được vi rút trong
trứng gà bất thường được đẻ ra từ những gia cầm mái có kháng thể kháng EDS vi
rút có thể kết luận chắc chắn gà bệnh. Trường hợp phân lập được vi rút từ những
trứng bất thường do những gia cầm mái khơng có kháng thể đẻ ra, cần giết con
mẹ để lấy bệnh phẩm phân lập vi rút, đặc biệt là từ miệng phễu ở phần trên của
ống dẫn trứng.
Để phân lập vi rút, có thể sử dụng phôi vịt hoặc phôi ngỗng của những con

11


mẹ khơng có kháng thể kháng EDS vi rút hoặc các loại môi trường tế bà chế từ
vịt, ngỗng và gà. Nếu chỉ dựa vào bệnh tích của phơi và tế bào không thể khẳng
định chắc chắn mà cần tiến hành phản ứng HA (với hồng cầu gà 0,8%) để kiểm
tra sự có mặt của vi rút trong nước trứng hoặc trong môi trường nuôi cấy tế bào,
hoặc sử dụng phản ứng miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đã đánh dấu. Do sự
nhân lên chậm của vi rút trên môi trường tế bào hoặc do số lượng vi rút trong
bệnh phẩm ít, nên khi ni cấy trên mơi trường tế bào vịt cần qua 2 lần cấy
chuyển và 2-5 ần cấy chuyển trên môi trường tế bào gà mới được kết luận mẫu
âm tính với EDS vi rút.
Chẩn đốn huyết thanh học

Thường sử dụng các phản ứng như HI, ELISA, DID (Double
immunodiffusion), SN (Serum neutralixation) để chẩn đoán; tuy nhiên, trong
trường hợp gia cầm bị nhiễm với một số loại adenovirus, hiện tượng miễn dịch
chéo chỉ có thể phát hiện được nhờ phản ứng HI và SN (Adair, Todd et al.
1986), do vậy phản ứng HI thường được lựa chọn để chấn đoán huyết thanh
học EDS. Trong phản ứng, sử dụng 4 đơn vị HA, hồng cầu pha loãng 0,8%.
Kháng nguyên là vi rút EDS nuôi cấy trên phôi vịt hoặc môi trường nuôi cấy
tế bào. Để loại bỏ các yếu tố gây ngưng kết giả, trước đó cần xử lý huyết
thanh với hồng cầu gà 10%.
Kháng thể kháng EDS vi rút xuất hiện sau 5-7 ngày sau nhiễm, đạt cao nhất
sau 4-5 tuần. Gia cầm vẫn bài thải vi rút khi hàm lượng kháng thể HI cao, trong
khi đó một số cịn lại khơng sản sinh kháng thể nếu bài thải vi rút. Cần lưu ý một
số đàn gia cầm bị nhiễm EDS từ trúng không sản sinh kháng thể trong suốt quá
trình sống, chỉ khi triệu chứng lâm sàng được biểu hiện mới có kháng thể. Vì
vậy, khi phản ứng huyết thanh học cho kết quả âm tính (lúc 20 ngày tuổi) khơng
có nghĩa là đảm bảo đàn gia cầm khơng nhiễm EDSV.
2.1.3.7. Phịng bệnh
Vệ sinh phịng bệnh
Vì vi rút lây qua trứng nên có thể có thể áp dụng các biện pháp để phòng
bệnh như: Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, không bị nhiễm vi
rút, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận.
Đảm bảo vệ sinh phịng bệnh trong q trình chăn ni, vận chuyển trứng,
q trình tiêm phịng. Vì vi rút có nguồn gốc từ vịt và ngỗng nên cần ni hai
lồi này cách xa khu nuôi gà.

12


×