Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết dương thụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 164 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN MINH NGUYỆT

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT DƢƠNG THỤY

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƢƠNG - 2019


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN MINH NGUYỆT

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT DƢƠNG THỤY

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ NGÀNH: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN


BÌNH DƢƠNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
*****
Tôi xin cam đoan: Luận văn đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Dƣơng Thụy” là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả
nghiên cứu có tính độc lập riêng, khơng sao chép bất kì tài liệu nào và chƣa
công bố nội dung này bất kì ở đâu. Các tƣ liệu trong luận văn đƣợc sử dụng
trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa,
phát triển từ các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố trên các
tạp chí, các website.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Bình Dƣơng, ngày 15 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Trần Minh Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
*****
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Dƣơng Thụy”, tôi đã gặp khơng ít khó khăn. Nhƣng nhờ sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình của thầy cơ, bạn bè nên tơi đã hồn thành luận văn này.
Tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trƣờng
Đại học Thủ Dầu Một đã tạo cơ hội cho học viên chúng tơi tham gia làm luận
văn tốt nghiệp. Ngồi ra, tơi còn muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô
đã từng trực tiếp giảng dạy tôi, cung cấp cho tơi những kiến thức phong phú
trong suốt q trình tôi theo học lớp cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam
này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủ

Dầu Một, cũng nhƣ Thƣ viện Tỉnh Bình Dƣơng đã tạo điều kiện cho tơi sƣu
tầm, tham khảo tƣ liệu để hồn thành luận văn.
Đặc biệt hơn, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên khích lệ, sự giúp
đỡ tận tình, sự tận tụy hƣớng dẫn của PGS. TS Bùi Thanh Truyền trong suốt
q trình tơi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, ngƣời thân - những
ngƣời đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tơi hồn thành cơng trình nghiên
cứu này.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 8
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
NỘI DUNG .......................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN
DƢƠNG THỤY .................................................................................................. 10
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học............................................................... 10
1.1.1. Khái niệm nhân vật .............................................................................. 10
1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học ................................ 14
1.1.3. Biện pháp xây dựng nhân vật văn học ................................................. 16

1.1.4. Nhân vật trong văn học hậu hiện đại ................................................... 20
1.2. Nhà văn Dƣơng Thụy................................................................................. 24
1.2.1. Đƣờng văn Dƣơng Thụy ...................................................................... 24
1.2.2. Dấu ấn tiểu thuyết Dƣơng Thụy trong đời sống văn xuôi Việt Nam đầu
thế kỉ XXI ...................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT CHỦ YẾU TRONG TIỂU THUYẾT
DƢƠNG THỤY .................................................................................................. 32
2.1. Kiểu nhân vật mang khát vọng hịa nhập tồn cầu .................................... 32
2.1.1. Nhân vật “cơng dân quốc tế ” trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam .... 32
2.1.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật với hƣớng vọng vƣơn ra thế giới trong tiểu
thuyết Dƣơng Thụy ........................................................................................ 35
2.1.2.1. Khát khao tri thức ............................................................................. 35
2.1.2.2. Đƣơng đầu với thử thách .................................................................. 38


2.1.2.3. Chấp nhận đánh đổi .......................................................................... 43
2.2. Kiểu nhân vật trải nghiệm ......................................................................... 46
2.2.1. Cách hiểu về nhân vật trải nghiệm trong văn học ............................... 46
2.2.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật trải nghiệm trong tiểu thuyết
Dƣơng Thụy .................................................................................................. 48
2.2.2.1. Trải nghiệm cách thức làm việc, học tập ......................................... 48
2.2.2.2. Trải nghiệm tình u.........................................................................
2.2.2.3. Trải nghiệm văn hóa ......................................................................... 57
2.3. Kiểu nhân vật chấn thƣơng ........................................................................ 68
2.3.1. Khái lƣợc về dạng thức nhân vật chấn thƣơng trong văn học ............ 68
2.3.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật chấn thƣơng trong tiểu thuyết
Dƣơng Thụy .................................................................................................. 70
2.3.2.1. Chấn thƣơng trƣớc những biến chuyển của lịch sử ......................... 70
2.3.2.2. Chấn thƣơng trƣớc những đổi thay của hiện thực xã hội ................. 74
2.3.2.3. Chấn thƣơng trƣớc những biến chuyển tƣ tƣởng, quan niệm sống .. 78

2.4. Kiểu nhân vật truy tìm bản ngã ................................................................. 81
2.4.1. Bản ngã và dạng thức nhân vật truy tìm bản ngã trong văn học ......... 81
2.4.2. Biểu hiện của kiểu nhân vật truy tìm bản ngã......................................92
2.4.2.1. Sự trăn trở, ƣu tƣ và quyết định lựa chọn đƣờng hƣớng .................. 83
2.4.2.2. Đề cao tự do ..................................................................................... 86
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT DƢƠNG THỤY ................................................................................ 91
3.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình, hành động ......................................... 91
3.1.1. Ngoại hình những con ngƣời phù hợp gu thẩm mỹ của giới trẻ ......... 91
3.1.2. Hành động khám phá, dấn thân của tuổi trẻ thời đại tồn cầu hóa ..... 96
3.2. Xây dựng nhân vật qua tâm lí, tính cách ................................................. 100
3.2.1. Tâm lí sinh động, vi tế của những ngƣời trẻ tuổi .............................. 100
3.2.2. Tính cách mạnh mẽ, sôi nổi, năng động............................................ 104
3.3. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ ............................................................ 108
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại sinh động ........................................................... 108
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại tinh tế ............................................................... 113
3.3.3. Ngôn ngữ tả, kể chân thực ................................................................ 116


3.4. Xây dựng nhân vật qua không gian và thời gian nghệ thuật .................... 120
3.4.1. Không gian xã hội mang tính tồn cầu hóa ....................................... 120
3.4.2. Thời gian với sự đan cài hiện thực và tâm tƣởng .............................. 127
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 132
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ......................................................135

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 135
PHỤ LỤC




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ năm 1986 trở đi là chặng đƣờng đổi mới mạnh mẽ,
sâu sắc và khá tồn diện; kích thích những cải cách kinh tế và khơi dậy những suy
nghĩ mới, những tìm tịi, sáng tạo trong giới trí thức, văn nghệ sĩ. Nhìn chung, văn
học giai đoạn này đã vận động theo khuynh hƣớng dân chủ hóa, mang tính nhân
bản, nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú
và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới
cách nhìn nhận, cách tiếp cận con ngƣời và hiện thực đời sống, đã khám phá con
ngƣời trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con ngƣời ở nhiều
phƣơng diện của đời sống. Nền tảng của sự đổi mới trong văn học thời kì này bắt
nguồn từ sự tự ý thức của văn học, tức là giác ngộ của văn học về vai trị của nó
trong xã hội, ý nghĩa của nó đối với con ngƣời. Trong q trình tồn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ đầu thế kỉ XXI, Việt Nam chủ động hƣớng ngoại, hội nhập thế
giới, vì thế cảm thức văn học hậu hiện đại du nhập vào Việt Nam là hiện tƣợng hợp
quy luật.
1.2. Có thể nói, văn học mang cảm thức hậu hiện đại đang từng bƣớc lên
ngơi, khẳng định vị thế của mình và nó đã tác động rất mạnh mẽ đến quan niệm sáng
tác của nhà văn Việt Nam, đặc biệt là những cây bút trẻ. Sự thay đổi này đã chi phối
quan điểm, đề tài, cách xây dựng nhân vật... trong văn học đƣơng đại làm cho khu
vƣờn văn học ngày càng ngập tràn hƣơng sắc. Sự “cởi trói” văn nghệ chính là điều
kiện cho văn học phát triển, nó khơng chỉ là kết quả của sự hội nhập giữa nhiều
luồng văn hóa thơng tin mà cịn là kết quả của sự đổi mới nhận thức của một thế hệ
mà theo Nguyễn Thanh Sơn là “đang lớn dần, một thế hệ đã đủ xa cách để vƣợt qua
khỏi những mặc cảm và giáo điều trong cả văn học và cuộc sống”. Thế hệ đó chính
là những nhà văn nhƣ Trang Hạ, Phan Việt, Dƣơng Thụy, DiLi, Ngô Thị Giáng
Uyên, Nguyễn Phƣơng Mai, Huyền Chip, Hoàng Yến Anh, Nguyễn Thiên Ngân …
Điểm chung trong những tác phẩm của họ là “đi và viết”, phản ánh chân thực về con
ngƣời và văn hóa những vùng đất mà họ từng qua. Họ viết trên đƣờng đi, thể hiện sự
thay đổi quan điểm về cách nhìn nhận xã hội, con ngƣời, sự việc… Đặc biệt, trong

những tác phẩm của họ, hiện lên những nhân vật tự tin, giàu khát vọng, đại diện cho
1


cả một thế hệ trẻ trƣởng thành trong giai đoạn Việt Nam vƣơn tầm ra thế giới để hòa
nhập.
1.3. Dƣơng Thụy – cây bút có sức sáng tạo dồi dào trong việc thể hiện những
khát vọng của tuổi trẻ đã chạm tới một mảng đề tài mà ít ai chạm tới, đó là mảng đề
tài về du học sinh và những trải nghiệm đầy mới mẻ ở xứ sở xa xơi. Chính vì thế mà
nhân vật cơ xây dựng hầu hết là những ngƣời Việt trẻ, mang tƣ tƣởng tiến bộ trong
cách nghĩ và cách sống của thế hệ mình. Đi nhiều nơi trên thế giới, tinh thần rộng
mở và khoáng đạt, thế nên trong tác phẩm của nhà văn trẻ này, con ngƣời với các
quốc tịch khác nhau đều hiện ra trong tính cách sinh động, diện mạo gần gũi, có thể
thấu hiểu nhau dù khơng cùng sắc tộc... Trong các sáng tác của Dƣơng Thụy luôn
hiện ra nhiều dạng nhân vật mới, với kiểu tâm trạng, tính cách chƣa từng hiện diện
trƣớc đây: những ngƣời trẻ hiện đại dám sống và nghĩ theo cách riêng, dám chấp
nhận áp lực cuộc sống và cơng việc, biết cách hố giải thử thách để bƣớc lên nấc
thang thành đạt... nhƣng tận sâu thẳm tâm hồn họ, không thể phủ nhận đƣợc những
xúc cảm yếu đuối, tự ti. Nữ nhà văn họ Dƣơng còn tạo nên một mảng màu khác biệt
khi những trang viết của cơ ln dí dỏm, tƣơi vui, văn phong trong trẻo... Và không
thể phủ nhận thế mạnh nổi bật khi đọc tác giả này là cách xây dựng cốt truyện sinh
động, hấp dẫn với những diễn biến trong các câu chuyện luôn rẽ ngoặt đầy bất ngờ,
lôi cuốn ngƣời đọc trên từng trang viết với rất nhiều xúc cảm đan xen. Dẫu phong
cách của cô không mang đặc điểm văn chƣơng hậu hiện đại đậm đặc nhƣng những
gì cô thể hiện trên trang viết vẫn phảng phất dấu ấn hậu hiện đại của văn học Việt
Nam trong thời kì đổi mới.
Nghiên cứu tiểu thuyết Dƣơng Thụy, ngƣời viết tìm hiểu sâu hơn về thế giới
nhân vật phong phú, đa dạng cũng nhƣ những cách thức xây dựng các nhân vật ấy
của nhà văn. Từ đó có thể nhận thấy sự đóng góp riêng của nhà văn trẻ này vào sự
vận hành của xã hội nói chung văn chƣơng nói riêng trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI,

góp thêm một cái nhìn chân xác vào tồn cảnh nền văn chƣơng đƣơng đại Việt Nam.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Dƣơng Thụy” để nghiên cứu trong đề tài luận văn này.

2


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về văn xuôi Dương Thụy
Dƣơng Thụy là một nhà văn trẻ, đƣợc sinh ra và trƣởng thành trong giai đoạn
chuyển mình mạnh mẽ khơng chỉ của văn học mà cịn của tồn xã hội. Cơ lại có dịp
đƣợc du học ở các nƣớc phƣơng Tây nên cơ có điều kiện tiếp thu và đối chiếu hai
dịng tƣ tƣởng Đơng - Tây. Những tác phẩm của cô mang những gam màu tƣơi sáng,
tự tin của ngƣời trẻ khi dấn thân hịa nhập tồn cầu. Dƣơng Thuỵ từng là một ngƣời
làm báo năng động và giàu kinh nghiệm, rồi chuyển sang lĩnh vực quan hệ công
chúng, nên trong tác phẩm của cô ngƣời đọc ln tìm thấy một trữ lƣợng thơng tin
đáng kể về cuộc sống du học xứ ngƣời, về môi trƣờng làm việc mang phong cách
hiện đại, về văn hóa lịch sử ở những vùng đất mà cơ đã từng qua...
Cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Dƣơng Thụy chƣa thật sự nhiều và
cũng chƣa thể hiện đƣợc sự bao quát tồn diện một cách kỹ càng, khoa học. Có
khoảng gần hai mƣơi bài viết, đơn thuần chỉ là những bài nhận xét, đánh giá và cảm
nhận đăng trên các báo Thanh niên, Phụ nữ, Pháp luật, Văn nghệ.... Trong những bài
viết trên, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra những nhận xét, đánh giá rất khách quan
nhƣng cũng không kém phần sâu sắc, chân thành của bạn văn và ngƣời đọc Dƣơng
Thụy.
Trong bài viết Năm cuốn sách làm rung động trái tim người đọc của Dương
Thụy đăng trên , Lê Đức đã đánh giá Dƣơng Thụy là “một trong
những cây bút nữ thành công nhất trên văn đàn hiện nay với nhiều tác phẩm văn học
lãng mạn đốn tim ngƣời đọc” (Lê Đức (2005)).
Trong bài viết Dương Thụy và...một chuyện tình hiếm hoi đăng trên

, nhà văn Nguyễn Đông Thức đã nhận xét về Dƣơng Thụy:
“Dƣơng Thụy, cây bút có thể nói là "100% TP.HCM" (vì sinh đúng năm 1975 tại
đúng thành phố vừa đƣợc đổi tên là TP.HCM), có đủ điều kiện để viết Oxford
thƣơng yêu. Những khóa du học dài hạn và ngắn hạn tại Bỉ, Pháp, Anh... không chỉ
giúp cơ trở thành một trong số ít cây bút trẻ có vốn tri thức dày dặn mà cịn đủ vốn
sống về mảng đề tài mà các nhà văn trong nƣớc rất khó đụng đến: cuộc sống của
giới sinh viên Việt ở châu Âu” (Nguyễn Đông Thức (2007)).

3


Nhà văn Phan Hồn Nhiên trong bài viết Một thế giới dưới nắng mặt trời trên
, cho rằng: “Dƣơng Thụy giữ một thái độ sáng suốt, soi
chiếu nhân vật một cách cơng bằng và chẳng ngại ngần mà khơng nói thẳng tận
cùng bản chất. Từ một anh sếp Tây biết làm việc, biết hƣởng thụ, biết cách tranh thủ
tình cảm các nhân viên Việt một cách láu lỉnh, cho đến cơ gái trẻ lãng mạn, xao lịng
nhƣng ln cố gắng "bóp thắng" đúng lúc đều hiện ra rất chân thật. Ngay cả vấn đề
chừng nhƣ khá nhạy cảm là sex, Dƣơng Thụy cũng có cách đề cập độc đáo: hài
hƣớc, không che đậy úp mở và không tránh né. Đọc những truyện nhƣ thế, không
những chẳng thấy rợn bởi sự dung tục, ngƣời đọc còn đƣợc chia sẻ với Dƣơng Thụy
đơi mắt nhìn tƣơi tắn và trong trẻo” (Phan Hồn Nhiên (2008)).
Theo nhà báo Hải Miên trong Dương Thụy và truyện diễm tình, đăng trên
: “Chúng ta có đầy những nhà văn phức tạp và đau khổ, nhƣng
có rất ít ngƣời viết văn đơn giản, vui vẻ và hóm hỉnh nhƣ Dƣơng Thụy. Dƣơng Thụy
là ngƣời đơn giản, vui vẻ và hóm hỉnh, hệt nhƣ truyện ngắn của cơ. Cơ tự nhiên và
duyên dáng, văn cô cũng tự nhiên và dun dáng” [52]. Cũng trong bài viết trên, cịn
có thêm nhận xét: “Khơng có sự nhàu nhĩ hay tàn úa nào của dấu vết tháng năm
cuộc đời trên giọng văn sinh động, tƣơi rói chất sống ấy. Sự đơn giản, nhân hậu và
hóm hỉnh chƣa bao giờ rời bỏ cơ và vì thế cũng ở lại mãi trong văn của cô, trở thành
một thứ "hƣơng liệu" riêng, mời gọi khiến ngƣời ta phải tìm đến và quyến luyến”

(Hải Miên (2008)).
Trong bài báo Dương Thụy: Sâu sắc, cầu tiến đăng trên ,
nhà báo Hịa Bình viết: “Văn của Dƣơng Thụy trong sáng và dễ đọc nhƣng gửi
gắm ý tứ sâu sắc về thời đại, về con ngƣời và tính nhân văn trong hành vi sống
đang ngày càng cạn kiệt ở bất cứ quốc gia, vùng đất nào. Nói nhƣ thế khơng có
nghĩa là góc nhìn bi quan; ngƣợc lại, văn Dƣơng Thụy nhƣ một khu vƣờn đầy hoa
thơm, trái ngọt mà nếu mệt mỏi, bạn có thể bƣớc vào nghỉ chân. Khu vƣờn ấy nào
chỉ có hoa mà cịn vài chú sâu thấp thống trong lá, hƣơng tình u ngọt ngào và
tiếng chim líu lo rất nhẹ” (Hịa Bình (2015)).
Nhà văn trẻ Văn Thành Lê cũng có nhận xét về Dƣơng Thụy trong bài
viết Nhà văn Dương Thụy: Viết trong yêu và thương, hồn nhiên..., đăng trên
: “Bằng giọng văn sống động đặc trƣng, cách kể
4


chuyện hóm hỉnh dun dáng, lối xây dựng tình huống bất ngờ, khó đốn
trƣớc, chi tiết dồi dào và chân thực, Dƣơng Thụy dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào
những hành trình vơ cùng hấp dẫn, đầy ắp tiếng cƣời. Với các ông bố bà mẹ
hiện đại, chia sẻ chân thành của nhà văn mang đến nhiều bài học về kĩ năng
sống dành cho con trẻ cũng nhƣ việc ngƣời lớn nuôi dạy con trẻ. Đọc bộ 3
"SuSu và GoGo", bỗng giật mình nhận ra: Khi ta thƣơng yêu con trẻ thì cũng
là khi ta cần thƣơng yêu hơn cha mẹ của mình” (Văn Thành Lê (2016)).
Tác giả An Huy nhận xét trong bài viết Dương Thụy và Những cung đường
tỏa nắng trên : “Lặp lại chính mình là điều thƣờng xảy ra và
các nhà văn đƣờng dài luôn cảnh giác với “nguy cơ” này. Nhƣng Dƣơng Thụy dễ
dàng vƣợt qua rào cản của việc "lặp lại " để tạo dựng nên một phong cách riêng,
không nhàm chán và không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai khác. Thử mƣờng tƣợng nếu
chị viết khác đi, ít bao dung hơn trong cái nhìn cuộc sống, ít tình u hơn trong các
mối quan hệ con ngƣời, ít tiếng cƣời hơn cho những điều bình thƣờng bé nhỏ, đó
mới là điều khiến những ai u mến Dƣơng Thụy tiếc nuối. Bởi, khơng cịn là sáng

tác cho riêng cảm hứng cá nhân, trang viết mang tên Dƣơng Thụy đã trở thành phản
chiếu tƣơi đẹp của cuộc sống hiện tại, để những ngƣời trẻ nhìn vào đấy, tìm thấy
niềm khát khao và sự vững tin, khốc ba lơ lên vai, bƣớc ra những con đƣờng lớn
hồn thiện giấc mơ của chính mình” (An Huy (2016)).
Thùy Phƣơng trong Nhà văn Dương Thụy dắt con trẻ bước ra với thế giới,
đăng trên , đánh giá: “Nếu nhƣ các nhà văn với các sáng tác kể
trên, phần đa viết cho thiếu nhi là viết cho hồi ức, viết cho ấu thơ của mình, hoặc
viết nhƣ là ghi nhật kí, lƣu giữ kí ức cho con trẻ trong nhà, câu chuyện quẩn quanh
từ nhà đến trƣờng, thì Dƣơng Thụy đi xa hơn thế, cả về mặt địa lý lẫn những điều
nhà văn trao gửi” (Thùy Phƣơng (2017)).
Nhà báo H. Thƣơng trong bài viết Nhà văn 7X Dương Thụy “bỗng nhiên bé
lại”, đăng trên , nhận xét: “Bằng cách kể chuyện hóm hỉnh
duyên dáng, Dƣơng Thụy đã dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi vào những hành trình vơ cùng
hấp dẫn, đầy ắp tiếng cƣời. Có thể nói, đến thăm những xứ sở tuyệt vời trên thế giới
khơng cịn là giấc mơ xa vời với những cô bé, cậu bé. Chỉ cần khốc ba lơ lên vai,
và bay cùng bố mẹ là khám phá và tận hƣởng niềm vui...” (H. Thƣơng (2017)).
5


Ngồi ra, cịn các bài viết khác về nhà văn Dƣơng Thụy nhƣ Nhà văn Dương
Thụy viết sách cho thiếu nhi (Tam Kỳ (2017), đăng trên trang Vnexpress ngày
08/4/2017); Nữ nhà văn Dương Thụy (Dƣơng Loan (2017), đăng trên
hoduongvietnam.com.vn, ngày 10/03/2017); Nhà văn best-seller dương thụy lần đầu
làm…'trẻ con' (Lê Công Sơn (2017), đăng trên Thanh niên online ngày
09/04/2017)... Từ những bài viết trên, có thể thấy tác giả của các bài viết đã đọc
tƣơng đối đầy đủ và kĩ càng những sáng tác của nữ nhà văn họ Dƣơng này. Đồng
thời cũng đã có một sự tìm hiểu nhất định nào đó khi cầm bút viết về cơ hoặc chuẩn
bị những câu hỏi rất bao quát quá trình sáng tác của cơ khi phỏng vấn. Theo đó,
điểm gặp gỡ chung nhất giữa các tác giả chính là cái nhìn tổng quan về đƣờng văn
Dƣơng Thụy: thế giới nhân vật phong phú, đa dạng; tƣ tƣởng hiện đại, sâu sắc; nhân

sinh quan tích cực, lạc quan; giọng văn trong trẻo, tƣơi tắn... Thế nhƣng để gọi sự
tìm hiểu và những nhận định trên là những cơng trình nghiên cứu khoa học thật sự
thì vẫn chƣa xác đáng.
2.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Dương Thụy
Trên những trang viết của Dƣơng Thụy, thế giới nhân vật hiện lên vơ cùng
sống động, đa dạng. Đó khơng chỉ là thế giới trẻ con với Susu và Gogo trong những
cuộc du hành sang Paris, Singapor… đầy lý thú. Đó cịn là tuổi học trò với những
nhân vật hồn nhiên, trong trẻo với những rung động cảm xúc đầu đời nhẹ nhàng,
trong sáng nhƣ trong Búp bê băng giá, Cắt đuôi, Con quỷ nhỏ... Hoặc là những
ngƣời nƣớc ngoài khác lạ màu da màu tóc, khác biệt văn hóa, ngơn ngữ... sang Việt
Nam làm việc thời mở cửa. Nhƣng đặc sắc hơn tất cả là những công dân thế hệ @,
dám dấn thân nhập cuộc để thử thách bản thân, để thực hiện ƣớc mơ hoài bão và trên
tất cả là để hịa mình vào dịng chảy văn hóa đa sắc diện, xóa mờ khoảng cách khơng
gian trong thời đại tồn cầu. Ngƣời viết đã tìm hiểu những bài báo viết về tác giả
Dƣơng Thụy và về những nhân vật trong sáng tác của cơ, ngƣời viết nhận thấy trong
đó vơ vàn những nhận xét tƣơng đối xác đáng, sâu sắc nhƣng chủ yếu mang tính
cảm xúc hơn là tính logic, khoa học.
Trong bài báo Nhà văn Dương Thụy viết sách cho thiếu nhi, đăng trên
, ngày 08/4/2017, nhà báo Tam Kỳ viết: “Ở SuSu và
GoGo đi Paris, hai nhân vật chính học cách làm quen với ngƣời nơi xứ lạ, tiếp xúc
6


với nền văn hóa mới. Ở SuSu và GoGo đi Nhật Bản, bên cạnh ngắm phong cảnh,
tìm gặp các nhân vật hoạt hình u thích, tận hƣởng món ăn ngon, SuSu và GoGo
cịn trải qua một hành trình bên cạnh ông bà mình và hiểu rõ hơn về họ. Ở SuSu và
GoGo đi Singapore, hai nhân vật chính lạc vào cánh rừng kỷ Jura, nằm bên vịnh
biển, dƣới bóng "siêu cây", lắng nghe những bản nhạc thần tiên... Từ đó, SuSu và
GoGo cùng nhau lớn lên, thấm thía giá trị của tình cảm gia đình” (Tam Kỳ (2017)).
Nhà báo Bạch Mai trong bài viết Cây bút trẻ Dương Thụy: “Tôi ngưỡng mộ

người phụ nữ hiện đại”, , cho rằng: “Nhân vật nữ của
Thụy thƣờng là những nhân viên chuyên nghiệp trong bộ váy văn phòng lịch lãm,
lƣơng vài ba ngàn đơ Mỹ một tháng, đi cơng tác nƣớc ngồi nhƣ đi chợ, làm việc
với chủ trƣơng “ work smater, not harder”. Dƣơng Thụy muốn nói gì thơng qua
những bạn trẻ năng động ấy ? Họ là hình ảnh “cơng dân toàn cầu” chăng?” (Bạch
Mai (2008)).
Trong bài viết Dương Thụy và Những cung đường tỏa nắng đƣợc đăng trên
, tác giả An Huy nhận xét: “Khơng cịn là sáng tác cho riêng
cảm hứng cá nhân, trang viết mang tên Dƣơng Thụy đã trở thành phản chiếu sinh
động của cuộc sống hiện tại. Những ngƣời trẻ nhìn vào đấy, tìm thấy những nhân vật
thú vị, cùng niềm khát khao và sự vững tin, khốc ba lơ lên vai, bƣớc ra những con
đƣờng lớn hồn thiện giấc mơ của chính mình” An Huy (2016)).
Ngồi những bài báo nói trên, chƣa có một luận văn, luận án nào nghiên cứu
về nhà văn Dƣơng Thụy và những nhân vật trong sáng tác của cô một cách hồn
chỉnh. Chính vì thế ở đề tài này, ngƣời viết sẽ nghiên cứu về thế giới nhân vật và
cách xây dựng nhân vật trong những sáng tác của Dƣơng Thụy, đặc biệt là trong thể
loại tiểu thuyết, một cách bao qt, tồn diện hơn.

3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng
Thụy”, ngƣời viết mong muốn qua đó, ngƣời đọc có thể tiếp cận tƣơng đối đầy đủ
đƣờng văn Dƣơng Thụy và dấu ấn của cô trong nền văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ
XXI. Và hơn hết, là cách xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong sáng
tác của nữ nhà văn này. Cụ thể hơn là thế giới nhân vật và cách xây dựng nhân vật
trong những tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn, nhằm bổ sung cho
7


ngƣời đọc thêm một phần tri thức mới mẻ về nhà văn Dƣơng Thụy cũng nhƣ các
nhân vật trong tiểu thuyết của cơ. Ngồi ra, khi đề tài nghiên cứu hồn thành, cịn

góp thêm một góc nhìn về thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong văn học
đƣơng đại và phần nào thấy đƣợc sự vận động tiếp biến của văn học Việt Nam với
văn học thế giới trong thời đại toàn cầu.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hƣớng đến đối tƣợng nghiên cứu là thế giới nhân vật trong những
tiểu thuyết của Dƣơng Thụy với các kiểu nhân vật mới lạ hơn so với nhân vật trong
văn chƣơng giai đoạn trƣớc. Đồng thời, ngƣời viết còn nghiên cứu những cách thức
sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sáng tác của Dƣơng Thụy tƣơng đối đa dạng: truyện ngắn, du kí, tiểu thuyết….
Bên cạnh những sáng tác dành cho ngƣời lớn, tác giả còn có một số tác phẩm dành
cho trẻ con rất hồn nhiên, tinh nghịch và lôi cuốn. Phạm vi luận văn này, chúng tôi
chỉ nghiên cứu về thế giới nhân vật của Dƣơng Thụy trong những tiểu thuyết sau:
- Oxford thương yêu, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2010
- Cung đường vàng nắng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2012
- Chờ em đến San Francisco, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2014
- Nhắm mắt thấy Paris, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2015

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Theo phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học, ta có rất nhiều phƣơng pháp để
nghiên cứu văn học, riêng với đề tài luận văn này ngƣời viết chọn các phƣơng pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi sử dụng phƣơng pháp này,
ngƣời viết khảo sát từng nhân vật, từng tác phẩm của Dƣơng Thụy ở cả hai phƣơng
diện nội dung và nghệ thuật. Qua đó, tổng hợp lại với những nhận định chung. Phân
tích tổng hợp làm cho những nhận định đánh giá về nhân vật thêm vững chắc.
5.2. Phương pháp so sánh: ngƣời viết đối chiếu, so sánh tiểu thuyết Dƣơng
Thụy với các tác giả khác trong nền văn học đƣơng đại để tìm ra những nét tƣơng

8


đồng và dị biệt trong cách xây dựng nhân vật, từ đó khẳng định những nét riêng độc
đáo của Dƣơng Thụy.
5.3. Phương pháp tâm lí học: phân tích tâm lý tác giả khi xây dựng nhân vật
và diễn biến tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
5.4. Phương pháp văn hóa học: tìm hiểu mối tƣơng quan giữa văn học và
văn hóa trong bối cảnh xã hội tồn cầu hóa.

6. Đóng góp của luận văn
Đến nay có thể nói chƣa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về
các sáng tác của Dƣơng Thụy, nhất là các nhân vật một cách bao quát, toàn diện.
Với luận văn này, ngƣời viết tập trung tìm hiểu tiểu thuyết của Dƣơng Thụy với
mong muốn đóng góp thêm cái nhìn tổng quan hơn về thế giới nhân vật trong các
tác phẩm của cô. Đồng thời, luận văn có thể bổ sung thêm một cái nhìn tổng quan
hơn về văn học đƣơng đại Việt Nam trong bối cành tồn cầu hóa.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Giới thuyết về nhân vật văn học và nhà văn Dƣơng Thụy
- Chƣơng 2. Các kiểu nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy
- Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy
Luận văn này có kết cấu 3 chƣơng nhƣ vậy vì ý đồ nghiên cứu của ngƣời viết
là khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy một cách sâu sắc và tồn
diện nhất có thể. Theo đó, Chƣơng 1 sẽ cung cấp những khái luận chung về nhân vật
trong tác phẩm văn học và đôi nét về nhà văn Dƣơng Thụy. Chƣơng 2 sẽ tập trung
làm rõ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dƣơng Thụy, bao gồm các kiểu nhân vật
đặc biệt, độc đáo rất phù hợp với sự vận hành của xã hội đƣơng đại. Nhiệm vụ của

chƣơng 3 là khám phá nghệ thuật xây dựng nhân vật với những cách thức mới mẻ,
hấp dẫn.

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
GIỚI THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC
VÀ NHÀ VĂN DƢƠNG THỤY
Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Ở
đó ngƣời sáng tạo – nhà văn – gửi gắm tâm hồn, tƣ tƣởng, ý thức, quan điểm của
mình về xã hội, cuộc đời, con ngƣời. Nghiên cứu tác phẩm văn học tức là khám phá
các hình thức biểu hiện bằng ngơn từ nghệ thuật để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện
hoặc chìm ẩn của tác phẩm. Tiếp nhận tác phẩm văn học khơng chỉ tiếp nhận cái nó
vốn có mà cịn phải đặt nó vào hồn cảnh lịch sử, vào giai đoạn mà nó ra đời, vào
trào lƣu nghệ thuật... Tất cả các yếu tố trên có nhiệm vụ góp phần tạo nên giá trị cho
tác phẩm nhƣng trong đó, việc xây dựng nhân vật là điều kiện quyết định chất lƣợng
chủ yếu nhất. Vì thế, khi đọc một tác phẩm, thƣờng là số phận, tình cảm, cảm xúc,
suy tƣ của nhân vật luôn là cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc. Sức
sống của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào sức sống của nhân vật mà họ sáng tạo,
mỗi nhân vật là tiếng lòng của ngƣời viết về cuộc đời, con ngƣời. Tùy từng giai
đoạn lịch sử, tùy vào tƣ tƣởng quan niệm về con ngƣời... mà nhà văn có cách thức
xây dựng nhân vật riêng biệt. Theo đó, các nhà văn đƣơng đại Việt Nam mang đến
cho văn học nhiều kiểu nhân vật phong phú, đa dạng. Dƣơng Thụy, với một đƣờng
văn đầy đặn cũng đã đóng góp một dấu ấn rất riêng về tƣ tƣởng, đề tài lẫn cách xây
dựng nhân vật độc đáo.

1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật

Văn học có một vai trị rất quan trọng trong đời sống của ngƣời Việt Nam.
Ngƣời bình dân rất yêu chuộng văn thơ, không chỉ văn thơ dân gian mà cả những
tác phẩm của văn chƣơng bác học. Triều đình chọn ngƣời làm quan khơng chỉ qua
các cuộc thi võ mà còn qua các cuộc thi văn. Tài năng văn chƣơng cũng đƣợc xem
trọng nhƣ tài kinh bang tế thế. Hơn nữa, đối với ngƣời Việt Nam văn chƣơng ít
10


mang tính chất là một phƣơng tiện, một hoạt động mƣu cầu cái đẹp thuần túy. Quan
niệm nghệ thuật vị nghệ thuật thƣờng bị phủ nhận và gần nhƣ tồn tại không đáng kể
trong lịch sử văn học dân tộc. Sự quan tâm đến cái đẹp hình thức ít khi nào chiếm
ƣu thế trong tƣ tƣởng thẩm mĩ của ngƣời Việt Nam. Văn chƣơng đối với ngƣời Việt
Nam có thể xem là một hình thức sống, một cách ứng xử đối với thế giới và với
cuộc đời.
Ngày nay, những biến đổi nhanh mạnh và phức tạp của đời sống hiện thực có
sự ảnh hƣởng sâu xa đến thế giới tinh thần của con ngƣời và làm biến đổi tƣ duy,
sáng tạo của nhà văn. Vì thế, nhà văn xây dựng tác phẩm văn học (cụ thể là thể loại
văn xuôi) bằng cách tái tạo cuộc sống xã hội, con ngƣời sau quá trình trải nghiệm.
Trƣớc kia, trong thời chiến, nhà văn viết về cuộc chiến đấu đang diễn ra với tƣ cách
là ngƣời trong cuộc – ngƣời chiến sĩ. Vì vậy họ tự nguyện coi bản thân mình là
ngƣời tuyên truyền, ngƣời cổ vũ đầy nhiệt huyết cho cuộc chiến ấy. Và đơi lúc, vai
trị tun truyền cổ động đã mạnh hơn, lất át ngƣời nghệ sĩ. Giờ đây, chiến tranh đã
lùi xa, xã hội vận hành trong một guồng máy mới, nhà văn lại đảm nhận một vai trò
mới: đào sâu, phát hiện những phƣơng diện khác của đời sống thực tế; khám phá
những vấn đề mới nảy sinh có liên quan trực tiếp đến từng con ngƣời và toàn xã
hội.
Con ngƣời đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng những phƣơng tiện
văn học đƣợc gọi là nhân vật văn học. Những con ngƣời này có thể xuất hiện một
hay nhiều lần, đƣợc miêu tả kỹ hay sơ lƣợc, sinh động hay khơng rõ nét, giữ vai trị
nhƣ thế nào trong tác phẩm, có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với ngƣời đọc. Có thể khái

quát về nhân vật văn học theo khái niệm sau: “Nhân vật văn học là những con ngƣời
có tên hoặc khơng tên, có những tính chất địa vị nhất định, xuất hiện trong tác phẩm
để làm những hành động nhất định, biểu hiện những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất
định, nhằm thể hiện những tƣ tƣởng nhất định của tác giả đối với nhân sinh” (Trần
Đình Sử, 2007, tr 26). Theo một khái niệm khác thì “Nhân vật văn học là khái niệm
dùng để chỉ hình tƣợng các cá thể con ngƣời trong tác phẩm văn học – cái đã đƣợc
nhà văn nhận thức tái tạo, thể hiện bằng các phƣơng tiện riêng của nghệ thuật ngơn
từ” (Trần Đình Sử, 2011, tr 73). Theo đó, ta có thể khẳng định, nhà văn sáng tạo
nhân vật, miêu tả nhân vật và nhân vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung
11


cảm nhận của tác giả và nhân vật sẽ đƣợc hiện lên thông qua các phƣơng tiện nghệ
thuật và tài năng đặc biệt của nhà văn ấy. Nhân vật là hình bóng của con ngƣời
đƣợc phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật, hoặc khái niệm nhân vật nếu xét theo
nghĩa rộng, khơng chỉ có con ngƣời mà cịn có các con vật, cây cối, đồ vật, hình ảnh
thiên nhiên... nhƣng mang đặc tính của con ngƣời. Nhân vật chính là hình tƣợng con
ngƣời với tồn bộ những đặc điểm: ngoại hình, hành động, suy nghĩ... và nó mang
tính ƣớc lệ, không đồng nhất với con ngƣời hiện thực. Ý nghĩa của nhân vật chỉ có
đƣợc trọn vẹn khi ta xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong cùng một
tác phẩm. Cách xây dựng nhân vật phụ thuộc vào quan niệm nghệ thuật về con
ngƣời của thời đại và của mỗi nhà văn. Quan niệm này có mối quan hệ mật thiết với
quan điểm đạo đức, triết học, tôn giáo, tâm lý... Những quan niệm này không mang
tính chất mặc định, mà nó ln thay đổi theo sự vận hành của các yếu tố khác trong
xã hội, nó thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng của con ngƣời trong một thời đại lịch sử
nhất định. Vì vậy khi xem xét nhân vật, ngƣời ta cũng soi chiếu từ nhiều góc độ:
văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học... Các thành tố tạo nên nhân vật bao
gồm: tinh thần, tƣ tƣởng, cảm xúc, ý chí, điều kiện sống, ý thức và hành động. Theo
Trần Đình Sử: “Hình thức văn học suy cho cùng là hình thức chiếm lĩnh đời sống,
tức là hình thức nhìn và cảm đời sống. Nhà văn sáng tạo hình tƣợng cũng là để nhìn

cho tận mắt mọi bề mặt, bề sâu cuộc sống, để cảm cho rõ, cho hết các ý nghĩa giá trị
của nó.” (Trần Đình Sử, 2007, tr 14). Chẳng hạn, trƣớc đây, trong thời trung đại,
nhân vật đƣợc xây dựng theo tiêu chí, quan điểm Nho gia, là biểu tƣợng hoàn hảo
của Tam cƣơng - ngũ thƣờng. Đến thời hiện đại, nhân vật chính của đa số các tác
phẩm hều hết là nhân vật chính diện, là ngƣời tốt để minh họa cho một thế hệ trong
thời cuộc anh hùng với cảm hứng chủ đạo là nhiệt tình ca ngợi, khẳng định. Giờ đây
trong sáng tác của các nhà văn thuộc thế hệ mới, hình tƣợng nhân vật khơng cịn
mang tính chất minh họa nữa; nó trở thành một cơ thể sống, một hình thức tồn tại
sinh động. Ngƣời đọc có thể tiếp cận hình tƣợng từ nhiều phía, có thể rút ra những
kết luận khác nhau từ một tác phẩm.
Thế giới con ngƣời thật mênh mông, phong phú với bao nhiêu là cuộc đời, số
phận, tính cách.. khác nhau. Tƣơng tự nhƣ vậy, thế giới nhân vật cũng không kém
cạnh, mỗi tác phẩm, mỗi tác giả, mỗi giai đoạn văn học là có bấy nhiêu kiểu loại
12


nhân vật, đa dạng đến vô cùng, những nhân vật đƣợc xây dựng thành công bao giờ
cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Ðể hiểu thêm và có thể phân loại thế
giới nhân vật đa dạng, phong phú, ta có thể xem xét nhiều góc độ khác nhau, từ đó
định hình những kiểu nhân vật tiêu biểu. Theo các tiêu chí phân loại nhân vật truyền
thống, ta có các dạng nhân vật phổ biến sau: xét từ góc độ nội dung tƣ tƣởng hoặc
phẩm chất nhân vật, ta có nhân vật chính diện (nhân vật tích cực - đại diện cho lực
lƣợng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ), nhân vật phản diện (nhân
vật tiêu cực - đại diện cho lực lƣợng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động,
cần bị lên án.); xét từ góc độ kết cấu, tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong
tác phẩm, ta có nhân vật chính (là nhân vật giữ vai trị quan trọng trong việc tổ chức
và triển khai tác phẩm, thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm), nhân vật phụ (là
những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong q trình diễn biến
của cốt truyện); xét từ góc độ thể loại, ta có thể phân thành các nhân vật: nhân vật
trữ tình (trong thơ), nhân vật tự sự (trong văn xuôi) và nhân vật kịch (kịch, tuồng,

chèo..); xét từ góc độ chất lƣợng miêu tả, ta có thể phân thành nhân vật tính cách
(nhân vật đƣợc khắc họa với một chiều sâu bên trong), nhân vật điển hình (tính cách

đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái
quát và cái cá thể). Ngồi ra, căn cứ vào các tiêu chí phân loại khác, cịn có thể gặp
một vài kiểu loại nhân vật nhƣ nhân vật hiện hữu (xuất hiện rõ ràng) - nhân vật hàm
ẩn (ngƣời đã khuất hoặc còn sống nhƣng khơng xuất hiện), nhân vật tĩnh (nhân vật
thụ động, ít thay đổi khơng gian sống) – nhân vật động (có chí hƣớng dấn thân,
hành động mạnh mẽ), nhân vật dẹt (phiến diện, một chiều) – nhân vật tròn (đa diện),
nhân vật ngƣời - nhân vật thiên nhiên – đồ vật... Nhƣ trên đã nói, thế giới nhân vật
trong văn học vô cùng da dạng, sự phân loại chỉ ở mức tƣơng đối mà thôi. Bởi thực
tiễn sáng tác luôn cực kì phong phú đa dạng, loại nhân vật này có thể trùng lấp với
vài đặc điểm, yếu tố của nhân vật kia. Dẫu là loại nhân vật nào đi nữa, nó đều có
sức sức hấp dẫn riêng, vẻ đẹp riêng. Khi phân tích, khơng thể lấy chuẩn của nhân
vật này để đánh giá nhân vật khác và việc định giá trị thẩm mỹ của hình tƣợng nhân
vật cũng khơng chấp nhận thái độ thiên kiến, phiến diện, một chiều.

13


1.1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật văn học ln có những đặc điểm khu biệt so với các kiểu nhân vật
trong các loại hình nghệ thuật khác. Khi xem một bức tranh hoặc một bức tƣợng,
hoặc một nhân vật trên sân khấu... ngƣời xem dễ dàng có ấn tƣợng với nhân vật, vì
đây là những nhân vật hữu hình và có thể lĩnh hội đƣợc ý đồ sáng tạo của ngƣời
nghệ sĩ trong thời gian ngắn, có thể nói là trong giây lát. Cịn văn học là nghệ thuật
ngôn từ, nhân vật văn học là hình tƣợng “phi vật thể”, vì thế, muốn “thấy” đƣợc
nhân vật, ngƣời đọc phải liên tƣởng nhiều chiều, vận dụng tất cả những vốn tri thức
mình có, hơn nữa, ngƣời đọc phải biết xâu chuỗi, ráp nối các chi tiết đƣợc phân bổ
rải rác trong tác phẩm mới có thể hiểu đƣợc nhân vật cũng nhƣ hiểu đƣợc những gì

nhà văn muốn gửi gắm. Khi nhân vật xuất hiện, hiện thực cuộc sống khơng cịn tồn
tại nhƣ một khái niệm trừu tƣợng nữa mà trở nên cụ thể, rõ ràng để khơi gợi ngƣời
đọc tƣởng tƣợng, khám phá và suy ngẫm. Hơn thế nữa, có khi nhân vật trở thành
đối tác của độc giả, có thể khơi gợi lên những chủ đề đối thoại có ý nghĩa về cuộc
đời và con ngƣời. Chính vì thế, cảm nhận văn học, lĩnh hội nhân vật, hiểu tác giả,
nhận ra hiện thực xã hội... mỗi ngƣời mỗi khác, không trùng lắp.
Chức năng của nhân vật văn học là khái quát những quy luật của cuộc sống
con ngƣời, nhà văn sáng tạo ra nhân vật cũng là để thể hiện những ƣớc ao và kì
vọng về con ngƣời, thế nên có thể nói nhân vật là phƣơng tiện mang chức năng khái
quát tính cách, số phận con ngƣời. Trong đời sống, ta tiếp nhận với rất nhiều loại
tính cách khác nhau, đây chính là một hiện tƣợng tất yếu của thực tại khách quan.
Nhà văn có tài năng chính là ngƣời có năng lực quan sát hàng chục, hàng trăm thậm
chí nhiều hơn thế mới có thể đúc kết thành một kiểu ngƣời tiêu biểu và dựng thành
một kiểu nhân vật trong tác phẩm, nhờ đó tính cách của nhân vật hiện lên chân thực,
sinh động và cũng vô cùng phức tạp nhƣ tính cách con ngƣời ngồi đời sống. Tính
cách này thƣờng đa diện, chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn ấy làm
cho tính cách nhân vật khơng tĩnh tại mà luôn vận động, phát triển đôi khi làm bất
ngờ cả ngƣời sáng tạo ra nó. Tìm hiểu các nhân vật văn học đƣợc xây dựng thành
công, ngƣời đọc sẽ có cảm tƣởng nhƣ vừa gặp họ đâu đó ngồi đời, bởi ở những
nhân vật đó ln có mối tƣơng quan với xã hội, con ngƣời... trong thực tại. M.
Gorki đã từng nói về kinh nghiệm khi xây dựng nhân vật của mình “Nhƣng lẽ dĩ
14


nhiên là tính cách của nhân vật hình thành do nhiều nét nhỏ lấy của nhiều ngƣời
khác nhau, cùng một hàng ngũ xã hội, cùng một giới với nhân vật. Cần phải khảo
sát cho thật kĩ chừng một trăm linh mục, nhà bn, cơng nhân thì mới có thể xây
dựng chân dung một nhân vật công nhân, nhà buôn, linh mục một cách gần gần
đúng sự thật.”1 Cũng trong quyển sách trên, M. Gorki chia sẻ thêm: “Mỗi nhân vật
đều có một logic hành động, một ý chí riêng do những nhân tố sinh học và xã hội

học quy định. Với những phẩm chất đó, tác giả lấy các nhân vật từ trong thực tế ra
làm tài liệu, nhƣng là một loại tài liệu có tính chất “bán thành phẩm”. Sau đó tác giả
chế biến lại, dùng vốn tri thức, kinh nghiệm của bản thân gọt giũa lại, nói nốt cho
họ những câu họ chƣa kịp nói, tiếp tục nốt những hành động mà họ chƣa có dịp
làm...”. Nhƣ vậy, nhân vật văn học khơng thể là hƣ cấu hồn tồn và cũng khơng
phải là con ngƣời thực sự ngồi đời đƣợc bê nguyên xi vào tác phẩm văn học, mà
đó là kết quả thẩm mỹ giữa hiện thực khách quan và tƣ tƣởng chủ quan của nhà văn.
Nhƣng cũng cần lƣu ý rằng, nhân vật văn học không phải bao giờ cũng hiện lên
theo dự kiến của nhà văn và nó đƣợc nhất quán trƣớc trong ý định của nhà văn từ
khi bắt tay vào sáng tác, mà nó luôn vận hành, thay đổi theo mạch nội tại của tƣ duy
nhân vật và dòng chảy của tác phẩm. Nhƣ vậy, nhân vật khơng hồn tồn phụ thuộc
vào hiện thực, vào ý đồ sáng tạo của nhà văn mà nó ln có một đời sống riêng
mãnh liệt, chính đời sống riêng này quyết định sự tồn vong và tầm vóc của nhân vật
trƣớc độc giả, trƣớc cuộc đời. K. Paustovski đã từng nói về sức sống nội tại của
nhân vật: “Trong tác phẩm mới bắt đầu viết cứ vừa xuất hiện những con ngƣời và
những con ngƣời đó vừa mới bắt đầu hoạt động theo ý của tác giả thì họ cũng bắt
đầu chống lại đề cƣơng sáng tác và bƣớc vào cuộc vật lơn với nó. Tác phẩm bắt đầu
phát triển theo cái logic nội tại của mình... Tất nhiên, động lực đầu tiên của nó là do
nhà văn tạo ra. Nhân vật hoạt động theo cá tính của mình, khơng đếm xỉa gì đến
việc nhà văn là ngƣời sáng tạo ra những cá tính đó. Nếu nhƣ nhà văn buộc các nhân
vật hoạt động ngƣợc lại với logic nội tại đã xảy ra, nếu nhà văn dùng sức nhét nhân

Trích Tơi viết như thế nào, T398, M. Gorki bàn về văn học I (1970), NXB Văn
học.
1

15


vật vào khn khổ của đề cƣơng thì nhân vật bắt đầu chết dần, biến thành những

công thức biết đi, những ngƣời máy”1.
Bản chất văn học là sự quan hệ mật thiết với đời sống, nó có vai trị nhƣ tấm
gƣơng của cuộc sống nên tất yếu hình tƣợng nhân vật cịn có chức năng phản ánh
hiện thực: hồn cảnh lịch sử, bối cảnh thời đại, đời sống xã hội... Hình tƣợng nhân
vật thể hiện nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của chính bản thân nhà văn,
là nơi nhà văn kí thác nỗi lịng về thế sự, về con ngƣời. Vì thế, nhà văn có quyền lựa
chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ đƣợc quan niệm của mình
trong quá trình mơ tả nhân vật. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu,
so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có
ngun mẫu ngồi cuộc đời nhƣng cũng ln ln cần nhớ rằng nhân vật văn học là
một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn trong việc
nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Chính vì vậy, khơng nên đồng nhất
nhân vật văn học với con ngƣời trong cuộc đời... Betông Brecht cho rằng các nhân
vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con
ngƣời sống mà là những hình tƣợng đƣợc khắc họa phù hợp với ý đồ tƣ tƣởng của
tác giả. Ngồi ra, nhân vật văn học cịn có chức năng tạo nên mối liên kết giữa các
sự kiện, sự việc và các nhân vật khác trong tác phẩm. Nhờ nhân vật mà cốt truyện
đƣợc hoàn thiện, kết cấu đƣợc thống nhất, mạch truyện đƣợc liên kết chặt chẽ.
Mục đích của nhà văn khi xây dựng nhân vật là gán cho nó những vấn đề mà
nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Nhân vật văn học ln có chức năng khái
quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về
cuộc đời. Qua các nhân vật, thái độ đánh giá về tính cách con ngƣời, về các vấn đề
xã hội của nhà văn có điều kiện đƣợc bộc lộ rõ hơn. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong
tác phẩm, cần phải nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn
mà nhà văn muốn kí thác qua việc xây dựng những nét tính cách của nhân vật.
1.1.3. Biện pháp xây dựng nhân vật văn học
Nhân vật là một hiện tƣợng, một yếu tố nghệ thuật đƣợc sáng tạo theo những
quy cách riêng của văn học. Nhân vật văn học là một thể thống nhất, toàn vẹn của

1


K. Paustovski, Bông hồng vàng (1982), NXB Văn học, Hà Nội, tr.65.
16


nhiều yếu tố riêng: tên gọi, diện mạo, trang phục, tâm lý, lời nói, cách ứng xử, tính
cách, số phận... toàn bộ các yếu tố trên phải đƣợc miêu tả theo một cách riêng nào
đó. Có thể nói bất cứ cái gì thuộc về nhân vật và xác định sự tồn tại của nhân vật
trong tác phẩm văn học đều có thể đƣợc gọi là yếu tố của nó. Qua những yếu tố ấy,
ngƣời đọc có thể nhận ra ý đồ nghệ thuật của tác giả. Và cần phải khẳng định một
điều: các yếu tố nhân vật luôn luôn là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố khách quan
và chủ quan, một yếu tố nhƣ là bản sao của thực tại, một yếu tố là thành tựu của một
hoạt động hƣ cấu - sáng tạo đầy tính nghệ thuật. Để tìm hiểu về một nhân vật, quả
khơng đơn giản, bởi nhà văn khơng nói ra trực tiếp mà ngƣời đọc phải tự cảm nhận,
nghiền ngẫm thông qua nhiều kênh gián tiếp: thời đại, xã hội, tƣ tƣởng tác giả, cách
thức xây dựng nhân vật..., trong đó quan trọng nhất chính là các yếu tố nghệ thuật
tác giả vận dụng để khắc tạc nên một nhân vật - dẫu là hƣ cấu nhƣng vô cùng chân
thực, sống động nhƣ con ngƣời ngoài đời thực mới bƣớc vào trang sách. Thơng
thƣờng, có các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng nhƣ:
Cách đặt tên cho nhân vật: tên gọi của nhân vật nhƣ một tín hiệu nghệ thuật
để gửi gắm một ý đồ nào đó, nên việc đặt tên nhân vật ít khi mang tính chất ngẫu
nhiên, tùy tiện. Thậm chí, trong nhiều trƣờng hợp, nó cịn bị ràng buộc bởi nhiều
quy ƣớc văn hóa. Qua tên nhân vật, ngƣời đọc có thể phần nào hình dung đƣợc tính
cách nhân vật và tình cảm nhà văn gửi gắm bởi nó ngầm mách bảo cho ta biết nhiều
điều về chính nhân vật đó. Có khi nhân vật dƣợc đặt với một cái tên cụ thể, rõ ràng;
có khi nhân vật hiện lên bằng các đại từ xƣng hơ; có khi lại hiện lên bằng thứ tự,
hoặc có khi lại đƣợc gọi bằng nghề nghiệp hoặc một đặc điểm tiêu biểu nào đó... Nó
khơng chỉ hé lộ cho ta thấy dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong một tác phẩm mà
cịn có thể biểu thị cảm hứng sáng tạo chung của cả một trào lƣu hay một dòng văn
học nào đó.

Miêu tả nhân vật qua ngoại hình: ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân
vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo... M. Gorki khuyên các nhà văn
phải xây dựng nhân vật của mình đúng nhƣ những con ngƣời sống và phải nhấn
mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cƣời, khóe
mắt...của nhân vật bởi đây là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên tính cách
nhân vật. Trong văn học trung đại, các tác giả thƣờng dùng những chi tiết mang tính
17


×