Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng giao thông thủy lợi bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 138 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO
THƠNG THỦY LỢI BÌNH DƢƠNG
GVHD: THS. BÙI THỊ TRÚC QUY
SVTH: NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM
MSSV: 1323403010013
LỚP: D13KT01
CHUN NGÀNH: KẾ TỐN
NIÊN KHĨA : 2013 - 2017

Bình Dương, tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học và thực tập đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của Q
thầy cơ Khoa Kinh Tế - Trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một, đặc biệt là các thầy cơ bộ
mơn kế tốn đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu và những
kinh nghiệm công việc thực tiễn rất cần thiết để làm nền tảng cho công việc sau
này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Bùi Thị Trúc Quy đã hƣớng dẫn
em trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp, qua đó em học hỏi và bổ sung thêm
những thiếu sót trong q trình tiếp cận thực tế và hồn thành bài báo cáo này.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc công ty Cổ


Phần Xây Dựng Giao Thông Thủy Lợi Bình Dƣơng nói chung và các anh chị
trong phịng Kế tốn – Tài vụ nói riêng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em đƣợc
tiếp xúc trực tiếp với công việc, hƣớng dẫn và cung cấp cho em những dữ liệu
thực tế từ cơng ty để em có thể hồn thành bài báo cáo, từ đó giúp em nắm bắt và
hiểu thêm về cơng tác kế tốn tại cơng ty và quan trọng hơn môi trƣờng thực tập
đã cho em thấy đƣợc tinh thần làm việc đoàn kết, tập thể là vô cùng quan trọng
cho công việc sau này.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy cơ khoa Kinh Tế trƣờng Đại học Thủ
Dầu Một, đặc biệt là Cô Bùi Thị Trúc Quy thật nhiều sức khỏe, công tác tốt, tiếp
tục sự nghiệp trồng ngƣời của mình để dìu dắt thêm những ngƣời thợ tƣơng lai của
đất nƣớc. Kính chúc Ban giám đốc công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thơng Thủy
Lợi Bình Dƣơng cùng tồn thể q anh chị cán bộ công nhân viên luôn luôn mạnh
khỏe, công tác tốt, chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh và có vị trí vững
chắc trên thƣơng trƣờng.
Bình Dương, Ngày 25 tháng 04 năm 2017
SVTH

Nguyễn Thị Kiều Diễm

ii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..…………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .........................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG CỦA KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP .............................4
1.1.1. Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành
xây lắp:


...................................................................................................................4

1.1.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp: .................................................................4
1.1.1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp: ....6
1.1.2. Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: ......................9
1.1.2.1. Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp ............................................10
1.1.2.2. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp ....................................................13
1.1.2.3. Chi phí sử dụng máy thi cơng: ............................................................16
1.1.2.4. Chi phí sản xuất chung: .......................................................................19
1.1.2.5. Kế tốn tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí: ..............................23
1.1.2.6. Tính giá thành sản phẩm xây lắp hồn thành ......................................27
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC: .......28
1.2.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong giá thành:...................29
1.2.2. Phân tích nhân tố nhân cơng trực tiếp trong giá thành: ..............................29
1.2.3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi cơng:.....................................................30
1.2.4. Phân tích chi phí sản xuất chung: ...............................................................31
1.2.5. Phân tích tình hình giá thành sản phẩm ......................................................32
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CP
XÂY DỰNG GIAO THÔNG THỦY LỢI BÌNH DƢƠNG .................................35
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO
THƠNG THỦY LỢI BÌNH DƢƠNG....................................................................35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ Phần Xây Dựng Giao
Thơng Thủy Lợi Bình Dƣơng. ..................................................................................35
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty: ..............................................................35
iii


2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty: ....................................35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: ..............................................37
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: ..........................................................37
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: .............................................38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại cơng ty:................................................39
2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy kế tốn tại Công ty: ....................................................39
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế tốn trong Cơng ty: .......39
2.1.4. Một số chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty: ..........................................40
2.1.4.1. Các chuẩn mực, chính sách, chế độ kế tốn : ......................................40
2.1.4.2. Hình thức sổ kế tốn:...........................................................................41
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢ XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
GIAO THƠNG THỦY LỢI BÌNH DƢƠNG ........................................................42
2.2.1. Kế tốn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................................................42
2.2.1.1. Nội dung: .............................................................................................42
2.2.1.2. Nguyên tắc kế toán ..............................................................................43
2.2.1.3. Chứng từ sử dụng: ...............................................................................44
2.2.1.4. Tài khoản sử dụng: ..............................................................................44
2.2.1.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ...............................................................45
2.2.2. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp ............................................................50
2.2.2.1. Nội dung: .............................................................................................50
2.2.2.2. Nguyên tắc kế toán ..............................................................................50
2.2.2.3. Chứng từ sử dụng: ...............................................................................51
2.2.2.4. Tài khoản sử dụng: ..............................................................................51
2.2.2.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ...............................................................52
2.2.3. Kế tốn chi phí sử dụng máy thi công ........................................................57
2.2.3.1. Nội dung: .............................................................................................57
2.2.3.2. Nguyên tắc kế toán ..............................................................................57
2.2.3.2. Chứng từ sử dụng: ...............................................................................58
2.2.3.3. Tài khoản sử dụng: ..............................................................................58
2.2.3.4. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ...............................................................59

iv


2.2.4. Kế tốn chi phí sử dụng sản xuất chung .....................................................64
2.2.4.1. Nội dung: .............................................................................................64
2.2.4.2. Nguyên tắc kế toán ..............................................................................64
2.2.4.3. Chứng từ sử dụng: ...............................................................................65
2.2.4.4. Tài khoản sử dụng: ..............................................................................65
2.2.4.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ...............................................................66
2.2.5. Kế toán tổng hợp và kết chuyển chi phí .....................................................71
2.2.5.1. Nội dung: .............................................................................................71
2.2.5.2. Nguyên tắc kế toán ..............................................................................71
2.2.5.3. Chứng từ sử dụng: ...............................................................................72
2.2.5.4. Tài khoản sử dụng: ..............................................................................72
2.2.5.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ...............................................................72
2.2.6. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành xây lắp hồn
thành:

.................................................................................................................77

2.2.6.1. Nội dung: .............................................................................................77
2.2.6.2. Nguyên tắc kế toán ..............................................................................78
2.2.6.3. Chứng từ sử dụng: ...............................................................................80
2.2.6.4. Tài khoản sử dụng: ..............................................................................80
2.2.6.5. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ...............................................................80
2.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CƠNG
TY

.....................................................................................................................81


2.3.1. Phân tích biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..........................81
2.3.2. Phân tích biến động của chi phí nhân cơng trực tiếp ..................................83
2.3.3. Phân tích biến động của chi phí sử dụng máy thi cơng ..............................85
2.3.4. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung .........................................88
2.3.5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành cơng trình hồn thành
tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thủy Lợi Bình Dƣơng. ......................90
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ
TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢM PHẨM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THƠNG THỦY LỢI BÌNH DƢƠNG .......93
v


3.1. NHẬN XÉT .......................................................................................................93
3.1.1. Nhận xét về công tác kế tốn của Cơng ty: ................................................93
3.1.2. Nhận xét về cơng tác tập tập hợp chi phí và tính giá thành tại Cơng ty Cổ
phần Xây dựng Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng: ..................................................94
3.2. GIẢI PHÁP .......................................................................................................98
3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn tại Cơng ty Cổ Phần Xây dựng
Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng: ............................................................................98
3.2.2. Giải pháp nhằm hồn thiện về cơng tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại
Cơng ty Cổ phần Xây dựng Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng: .............................100
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...104
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………105

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nội dung

TK

Tài khoản

GTGT

Giá trị gia tăng

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

VNĐ

Việt Nam đồng


TSCĐ

Tài sản cố định

KDC

Khu dân cƣ

XDCB

Xây dựng cơ bản



Quyết định

BTC

Bộ Tài Chính

CNXL

Cơng nhân xây lắp

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.1.1. Chứng từ ghi sổ tài khoản 621. ...........................................................47

Bảng 2.2.1.2. Sổ cái tài khoản 621............................................................................48
Bảng 2.2.1.3. Sổ chi tiết tài khoản 621. ....................................................................49
Bảng 2.2.2.1. Chứng từ ghi sổ tài khoản 622. ...........................................................54
Bảng 2.2.2.2. Sổ cái tài khoản 622............................................................................55
Bảng 2.2.2.3. Sổ chi tiết tài khoản 622. ....................................................................56
Bảng 2.2.3.1. Chứng từ ghi sổ tài khoản 623. ...........................................................61
Bảng 2.2.3.2. Sổ cái tài khoản 623............................................................................62
Bảng 2.2.3.3. Sổ chi tiết tài khoản 623. ....................................................................63
Bảng 2.2.4.1. Chứng từ ghi sổ tài khoản 627. ...........................................................68
Bảng 2.2.4.2. Sổ cái tài khoản 627...........................................................................69
Bảng 2.2.4.3. Sổ chi tiết tài khoản 627. ...................................................................70
Bảng 2.2.5.1. Chứng từ ghi sổ tài khoản 632 ............................................................74
Bảng 2.2.5.2. Sổ cái tài khoản 632. ...........................................................................75
Bảng 2.2.5.3. Sổ chi tiết tài khoản 632. ....................................................................76
Bảng 2.2.6. Bảng tính giá thành cơng trình hồn thành trong năm 2015. ................80
Bảng 2.3.1. Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hiện khoản mục chi phí ngun
vật liệu trực tiếp trong giá thành cơng trình xây dụng kè KDC Phƣớc Kiển. ...........81
Bảng 2.3.2. Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lƣơng công nhân
trực tiếp xây lắp tại cơng trình xây dựng kè KDC Phƣớc Kiển. ...............................84
Bảng 2.3.3. Bảng phân tích tình hình biến động chi phí sử dụng máy thi cơng trong
giá thành tại cơng trình xây dựng kè KDC Phƣớc Kiển. ..........................................86
Bảng 2.3.4. Bảng phân tích tình hình biến động chi phí sử dụng máy thi cơng trong
giá thành tại cơng trình xây dựng kè KDC Phƣớc Kiển. ..........................................88
Bảng 2.3.5. Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành các cơng trình
hồn thành trong năm 2015. ......................................................................................90

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp. ...................................13
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp.............................................16
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch tốn chi phí sử dụng máy thi cơng. ........................................19
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch tốn chi phí sản xuất chung....................................................22
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch tốn kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.....27
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. ..........................................37
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Cơng ty. ..........................................39
Sơ đồ 2.3. Hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ. .........................................................41

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý chọn đề tài:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay, cạnh tranh đang diễn ra ngày
càng quyết liệt hơn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trƣờng thì phải có
khả năng đƣơng đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nƣớc
lẫn nƣớc ngồi. Từ đó các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu của quá
trình sản xuất, từ khi bỏ vốn ra để sản xuất đến khi thu hồi vốn về, đảm bảo thu
nhập cho đơn vị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, cải thiện đời sống
ngƣời lao động.
Một trong số những ngành chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia đó là ngành xây dựng cơ bản. Cũng giống nhƣ các ngành sản xuất
khác, khi sản xuất đơn vị xây lắp cần biết các hao phí vật chất mà đơn vị bỏ vào
quá trình sản xuất và đã kết tinh vào cơng trình là bao nhiêu. Do vậy, việc xác định
giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời chính xác, đầy đủ có một ý nghĩa vô
cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả và chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị xây lắp.
Tổ chức kế tốn chi phí sản xuất chính xác, hợp lý và tính đúng, tính đủ giá
thành cơng trình xây lắp lại càng có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý chi

phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp lệ của chi phí phát sinh ở
doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi
chép, tính tốn, phản ánh và giám sát thƣờng xuyên liên tục sự biến động của vật
tƣ, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thƣớc đo hiện vật và thƣớc đo giá trị để quản
lý chi phí. Thơng qua số liệu do kế tốn tập hợp chi phí, tính giá thành, ngƣời quản
lý doanh nghiệp biết đƣợc chi phí và giá thành thực tế của từng cơng trình, hạng
mục cơng trình của q trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật
tƣ, vốn là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đƣa ra những
quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá
thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lƣợng là điều kiện quan trọng để doanh
nghiệp kinh doanh trên thị trƣờng.
Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá
1


thành sản phẩm chính xác. Về phần giá thành thì giá thành lại chịu ảnh hƣởng của
kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức cơng tác kế tốn chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí
cấu thành trong giá thành cũng nhƣ lƣợng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển
vào sản phẩm hoàn thành là yếu tố rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng.
Nhƣ vậy, kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là
phần không thể thiếu đƣợc đối với các doanh nghiệp xây lắp khi thực hiện chế độ
kế toán, hơn nữa là nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lƣợng cơng tác kế tốn
trong tồn doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức trên và qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại
công ty cổ phần Xây dƣng Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng, em thấy rằng xây lắp
là một trong những hoạt động chính của Cơng ty và hiện nay công ty đang dần
phát huy khả năng và ƣu thế của mình trên thị trƣờng. Để đạt đƣợc lợi nhuận cao

nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất, đồng thời sản phẩm xây lắp đạt chất lƣợng cao thì
việc tổ chức hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
Cơng ty đã đƣợc chú ý và đặc biệt coi trọng.
Với những ý nghĩa trên, em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Thủy
Lợi Bình Dương” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác kế tốn tập hợp chi phí, tính giá thành.

- Đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp
chi phí, tính giá thành sản phẩm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: bao gồm những đối tƣợng liên quan đến kế tốn
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp Cơng ty Cổ phần Xây dựng
Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng, cụ thể là cơng trình xây dựng kè ở khu dân cư
Phước Kiển.
2


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Phịng kế tốn – tài vụ của Cơng ty Cổ phần Xây
dựng Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng..
+ Phạm vi về thời gian: Năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực tập tại Cơng ty, nhìn nhận tình hình thực tế em chọn
phƣơng pháp nghiện cứu thông qua việc:
- Đọc các tài liệu về lịch sử hình thành Cơng ty.

- Quan sát trực tiếp.
- Tham khảo các báo cáo.
- Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
- Tìm kiếm, thu thập tài liệu có liên quan trên internet.
5. Kết cấu: Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp.
- Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Cơng ty Cổ phần Xây dựng Giao thơng Thủy
lợi Bình Dƣơng.
- Chƣơng 3: Nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Cơng ty Cổ phần Xây dựng
Giao thơng Thủy lợi Bình Dƣơng.

3


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1.1.1.

Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và

giá thành xây lắp:
1.1.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp:
Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất cơng nghiệp. Tuy nhiên,
đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm XDCB cũng đƣợc tiến

hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi
cơng và quyết tốn cơng trình khi hồn thành. Sản xuất XDCB cũng có tính dây
chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
nếu một khâu ngƣng trệ sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác.
Sản xuất xây lắp có đặc điểm:
(1)

Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ:
Sản phẩm sản xuất xây lắp (XL) khơng có sản phẩm nào giống sản phẩm

nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa
điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm XL đều có u cầu về tổ
chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của
từng công trình cụ thể, có nhƣ vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả
cao và bảo đảm cho sản xuất đƣợc liên tục.
Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và đƣợc sản xuất theo đơn đặt hàng nên
chi phí bỏ vào sản xuất thi cơng cũng hồn tồn khác nhau giữa các cơng trình,
ngay cả khi cơng trình thi cơng các thiết kế mẫu nhƣng đƣợc xây dựng ở những
địa điểm khác nhau với các điều kiện thi cơng khác nhau thì chi phí sản xuất cũng
khác nhau.
(2) Sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng cơng trình lớn, thời gian thi
cơng tương đối dài. Các cơng trình XDCB thƣờng có thời gian thi cơng rất dài, có
cơng trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian sản xuất thi
công XD chƣa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhƣng lại sử dụng nhiều vật tƣ, nhân lực
4


của xã hội. Do đó, khi lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các
yêu cầu về vật tƣ, tiền vốn, nhân công. Việc quản lý theo dõi q trình sản xuất thi
cơng phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lƣợng thi cơng

cơng trình.
Do thời gian thi cơng tƣơng đối dài nên kỳ tính giá thành thƣờng khơng xác
định hàng tháng nhƣ trong sản xuất công nghiệp mà đƣợc xác định theo thời điểm
khi cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán
theo giai đoạn quy ƣớc tùy thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về
vốn của đơn vị xây lắp. Việc xác định đúng đắn đối tƣợng tính giá thành sẽ góp
phần to lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả
cao nhất.
(3)

Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài.

Các cơng trình XDCB thƣờng có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong
q trình thi cơng thƣờng khó sửa chữa, phải phá đi làm lại. Sai lầm trong XDCB
vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc
phục. Do đặc điểm này mà trong q trình thi cơng cần phải thƣờng xuyên kiểm
tra giám sát chất lƣơng công trình.
(4)

Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm XD luôn thay đổi

theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm XD phải điều tra nghiên cứu khảo sát
thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu về phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng,
cơng trình khơng thể di dời, cho nên, nếu các cơng trình là nhà máy, xí nghiệp cần
nghiên cứu các điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguốn
tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thuận lợi khi cơng trình đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh sau này.
Một công trình XDCB hồn thành, điều đó có nghĩa là ngƣời cơng nhân xây
dựng khơng cịn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi cơng ở một cơng

trình khác. Do đó, sẽ phát sinh các chi phí nhƣ điều động cơng nhân, máy móc thi
cơng, chi phí về XD các cơng trình tạm thời cho cơng nhân và cho máy móc thi
cơng.

5


Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thƣờng sử dụng lực lƣợng lao
động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi cơng cơng trình để giảm bớt các chi phí di dời.
(5)

Sản xuất XDCB thường diễn ra ngồi trời, chịu tác động trực tiếp

bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi cơng XL ở một
mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong q trình thi cơng
cần tổ chức quản lý lao động, vật tƣ chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến
độ khi điều kiện môi trƣờng thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không
thuận lợi ảnh hƣởng đến chất lƣợng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lƣợng
cơng trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh
nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
1.1.1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành trong sản xuất sản
phẩm xây lắp:
a) Đặc điểm chi phí sản xuất:
- Đối tượng hạch tốn chi phí sản xuất là đối tƣợng để tập hợp chi phí sản
xuất, là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất cần đƣợc tổ chức tập hợp theo
đó.
- Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của
cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tƣợng tập hợp chi phí
sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và cơng dụng của chi phí trong
sản xuất.

+ Tùy theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu
cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tƣợng tập hợp chi phí sản
xuất có thể là tồn bộ quy trình cơng nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình cơng
nghệ riêng biệt.
+ Tùy theo quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm của sản
phẩm, u cầu của cơng tác tính giá thành sản phẩm mà đối tƣợng tập hợp chi phí
sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng mặt hàng sản phẩm, từng bộ phận,
cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm.
Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối

6


tƣợng hạch tốn chi phí sản xuất thƣờng là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng có
thể đó là một hạng mục cơng trình, một bộ phận của hạng mục cơng trình, nhóm
hạng mục cơng trình, một ngơi nhà trong dãy nhà.
b) Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp:
 Giá trị dự toán:
Trong XDCB, sản phẩm xây dựng là nhà cửa, vật kiến trúc… mà giá trị của
nó đƣợc xác định bằng giá trị dự tốn thơng qua hợp đồng giữa bên giao thầu và
bên nhận thầu trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà
nƣớc quy định cho từng khu vực thi cơng và phần tích lũy theo định mức.
Giá trị dự toán là giá thành dự toán cho khối lƣợng cơng tác xây lắp hồn
thành theo dự tốn.
Giá trị dự tốn = Chi phí hồn thành khối lương cơng tác xây lắp theo dự
toán + Lợi nhuận định mức
Giá trị dự tốn là cơ sở để kế hoạch hóa việc cấp phát vốn đầu tƣ XDCB, là
căn cứ xác định hiệu quả công tác thiết kế cũng nhƣ căn cứ để kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch khối lƣợng thi công và xác định hiệu quả hoạt động kinh tế của
DNXL.

 Giá thành công tác xây lắp: là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng
hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo khối lƣợng cơng tác xây lắp
hồn thành.
Trong quản lý và hạch tốn, giá thành cơng tác xây lắp đƣợc phân biệt thành
các loại giá thành sau đây:
 Giá thành dự tốn cơng tác xây lắp: là tồn bộ các chi phí để hồn thành
các khối lƣợng cơng tác xây lắp theo dự toán. Nhƣ vây giá thành dự toán là một bộ
phận của giá trị dự toán của từng cơng trình xây lắp riêng biệt và đƣợc xác định từ
giá trị dự tốn khơng có phần lợi nhuận định mức.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lợi nhuận định mức
Hoặc:
Giá thành dự toán = Khối lƣợng công tác xây lắp theo định mức kinh tế kỹ
thuật do nhà nƣớc quy định nhân với đơn giá xây lắp do nhà nƣớc ban hành theo
từng khu vực thi cơng và các chi phí khác theo định mức.
7


Giá thành dự toán đƣợc xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó
đƣợc xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi cơng, về tổ chức
quản lý, về hao phí lao động vật tƣ… cho từng loại cơng trình hoặc cơng việc nhất
định. Giá thành dự tốn có tính cố định tƣợng đối và mang tính chất xã hội.
 Giá thành kế hoạch: là giá thành đƣợc xác định từ những điều kiện và đặc
điểm cụ thể của DNXL trong một kỳ kế hoạch nhất định.
Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, DN tự xây dựng những
định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi
cơng cơng trình trong một kỳ kế hoạch.
Nhƣ vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các DNXL tự phấn đầu để
thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch.
Giá thành kế hoạch = Giá thánh dự toán – Lãi do hạ giá thành + Chênh

lệch so với dự toán
 Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hồn thành một khối lƣợng xây
lắp cụ thể đƣợc tính tốn trên cơ sở đặc điểm kết cấu của cơng trình, về phƣơng
pháp tổ chức thi công và quản lý thi cơng theo các định mức chi phí đã đạt đƣợc ở
tại doanh nghiệp, công trƣờng tại thời điểm bắt đầu thi cơng.
Khi đặc điểm kết cấu cơng trình thay đổi, hay có sự thay đổi về phƣơng pháp
tổ chức, về quản lý thi cơng, thì định mức sẽ thay đổi và khi đó, giá thành định
mức đƣợc tính tốn lại cho phù hợp.
 Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện
hồn thành q trình thi cơng do kế tốn tập hợp đƣợc. Giá thành thực tế biểu hiện
chất lƣợng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doing nghiệp xây lắp.
So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá
thành kế hoạch của doanh nghiệp.
So sánh giá thành thực tế với giá thành dự tốn, phản ánh chỉ tiêu tích lũy
của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm tới.
So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho thấy mức độ hoàn
thành định mức đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng khối lƣợng xây lắp cụ thể.

8


1.1.2.

Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:

Kế tốn tập hợp chi phí sản xuất: Có hai phƣơng pháp chủ yếu để tập hợp
chi phí sản xuất theo các đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất: phƣơng pháp ghi trực
tiếp và phƣơng pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp ghi trực tiếp: áp dụng trong trƣờng hợp các chi phí sản xuất có
quan hệ trực tiếp với từng đối tƣợng tập hợp chi phí riêng biệt. Phƣơng pháp ghi

trực tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gốc) theo từng đối
tƣợng, trên cơ sở đó, kế tốn tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối
tƣợng liên quan và ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc các tài khoản
chi tiết theo đúng đối tƣợng. Phƣơng pháp ghi trực tiếp bảo đảm việc tập hợp chi
phí sản xuất theo đúng đối tƣợng chi phí với mức độ chính xác cao.
Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trƣờng hợp chi phí sản xuất
phát sinh có liên quan với nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất mà khơng thể
tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng lẻ theo từng đối tƣợng đƣợc.Phƣơng pháp này
đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tƣợng
theo từng địa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở đó tập hợp các chứng từ kế tốn
theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội sản xuất, cơng trƣờng …). Sau đó
chọn chỉ tiêu chuẩn phân bổ để tính tốn phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho
các đối tƣợng có liên quan.
Việc tính tốn phân bổ gồm 2 bƣớc:
 Tính hệ số phân bổ:
Trong đó :

H là hệ số phân bổ
C là tổng chi phí đã tổng hợp cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ

 Phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng có liên quan:
Trong

đó:

là chi phí phân bổ cho từng đối tƣợng
là tiêu chuẩn phân bổ của đối tƣợng n.

9



1.1.2.1. Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp
a) Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất xây lắp gồm nguyên vật liệu
chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp hoặc sử dụng
cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp.
 Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm những thứ nguyên liệu, vật liệu, nửa
thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu … mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó
cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhƣ gạch ngói, cát, đá, xi măng, sắt, bê
tơng đúc sẵn … Các chi phí nguyên vật liệu chính thƣờng đƣợc xây dựng định
mức chi phí và cũng tiến hành quản lý theo định mức.
 Chi phí vật liệu phụ (vật liệu khác).
Chi phí vật liệu phụ bao gồm những thứ vật liệu mà khi tham gia vào sản
xuất nó kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bên ngồi của
sản phẩm, góp phần tăng thêm chất lƣợng, thẩm mỹ của sản phẩm., kích thích thị
hiếu sử dụng sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động sản xuất tiến hành thuận lợi,
hoặc phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật công nghệ hoặc phục vụ cho việc đánh giá bảo
quản sản phẩm.
Vật liệu khác trong sản xuất xây lắp nhƣ bột màu, a dao, thuốc nổ, đinh, dây.
b) Ngun tắc kế tốn:
 Chi phí ngun liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. Giá
thực tế của nguyên vật liệu có thể đƣợc xác định theo một trong các phƣơng pháp:
- Tính theo giá thực tế từng lần nhập (giá đích danh).
- Tính theo giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho (giá bình qn
liên hồn).
- Tính theo giá thực tế nhập trƣớc, xuất trƣớc (FIFO).
- Tính theo giá bình qn kỳ trƣớc.
 Chọn phƣơng pháp nào, đơn vị phải đảm bảo tính nhất qn trong suốt niên
độ kế tốn.

- Thƣờng chi phí ngun vật liệu chính có liên quan trực tiếp với từng đối
tƣợng tập hợp chi phí nhƣ cơng trình, hạng mục cơng trình … do đó đƣợc tập hợp
theo phƣơng pháp ghi trực tiếp.
10


- Trƣờng hợp chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng có liên quan tới nhiều
đối tƣợng chịu chi phí thì phải dùng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp. Khi đó tiêu
chuẩn phân bổ hợp lý nhất là định mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu chính.
- Khi tính chi phí nguyên vật liệu chính vào chi phí trong kỳ (tháng, quý,
năm) cần chú ý là chỉ đƣợc tính trị giá của nguyên vật liệu chính đã thực tế sử
dụng vào sản xuất. Vì vậy, nếu trong kỳ sản xuất, có những ngun vật liệu chính
đã xuất dùng cho các tổ, đội, cơng trình (theo các chứng từ xuất vật liệu) nhƣng
chƣa sử dụng hết vào sản xuất thì phải đƣợc loại trừ ra khỏi chi phí sản xuất trong
kỳ bằng các bút tốn điều chỉnh thích hợp.
- Việc tập hợp chi phí sản xuất khác trong hoạt động xây lắp cũng tƣơng tự
nhƣ đối với chi phí nguyên vật liệu chính. Tuy nhiên các loại vật liệu phụ trong
sản xuất xây lắp thƣờng gồm nhiều loại phức tạp, công dụng đối với sản xuất đa
dạng, việc xuất dùng vật liệu khác trong sản xuất thƣờng có liên quan tới nhiều đối
tƣợng tập hợp chi phí khác nhau nên khó có thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng
cho từng đối tƣợng chi phí. Chi phí vật liệu khác thƣờng thì sử dụng phƣơng pháp
phân bổ gián tiếp.
- Đối những vật liệu phụ có định mức chi phí thì căn cứ vào định mức chi phí
để làm tiêu chuẩn phân bổ. Trƣờng hợp không xác định đƣợc định mức chi phí vật
liệu phụ thì sẽ chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp, thƣờng dùng tiêu chuẩn phân bổ
là mức tiêu hao thực tế của vật liệu chính (nếu tiêu hao vật liệu phụ tƣơng ứng với
tiêu hao vật liệu chính) hoặc phân bổ theo giờ máy, ca máy thi cơng nếu chi phí
vật liệu phụ đƣợc sử dụng để phục vụ cho hoạt động của máy thi công.
- Chi phí nhiên liệu: Trong sản xuất xây lắp, trƣờng hợp đối với các cơng
trình cầu đƣờng giao thơng, dùng nhiên liệu để nấu nhựa rải đƣờng, chi phí nhiên

liệu sẽ đƣợc tính vào khoản mục chi phí nguyện vật liệu trực tiếp. Phƣơng pháp
phân bổ chi phí nhiên liệu cũng giống nhƣ đối với vật liệu phụ đã trình bày ở trên.
 Khi kế tốn khoản mục chi phí ngun vật liệu trực tiếp cần lƣu ý:
- Khơng đƣợc tính vào khoản mục này đối với trƣờng hợp doanh nghiệp xây
lắp nhận thiết bị XDCB của bên giao thầu (bên A) hoặc do bên A ủy quyền cho B
mua để lắp đặt vào cơng trình nhận thầu (trừ trƣờng hợp nhận thầu theo hình thức
chìa khóa trao tay).
11


- Khi nhận số thiết bị này doanh nghiệp xây lắp ghi Nợ TK 152 (1526), Có
TK 331. Khi bàn giao lại số thiết bị này cho bên A, bên B phải ghi bút toán ngƣợc
lại và tiến hành quyết tốn riêng về số thiết bị này, khơng đƣợc hạch toán giá trị
thiết bị vào giá thành sản xuất xây lắp các cơng trình XDCB nhận thầu.
c) Chứng từ sử dụng:
Để hạch tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp, kế toán thƣờng sử dụng các
chứng từ sau:
- Chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ.
- Các chứng từ liên quan đến việc mua và thanh toán nguyên vật liệu: Hóa
đơn GTGT, phiếu chi, phiếu tạm ứng,…
d) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng để kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:
Tài khoản 621.
- Tài khoản này đƣợc dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử
dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện
dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp.
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt
động xây lắp, sản xuất cơng nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch tốn.
Bên Có:

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng khơng hết nhập lại kho.
+ Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng
cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang và chi tiết cho các đối tƣợng để tính giá thành cơng trình xây lắp, giá
thành sản phẩm, dịch vụ lao vụ …
- TK 621 khơng có số dƣ cuối kỳ.
- TK 621 phải đƣợc mở chi tiết để theo dõi từng loại hoạt động trong doanh
nghiệp xây lắp nhƣ hoạt động xây lắp, hoạt động công nghiệp, dịch vụ lao vụ,
trong từng loại hoạt động, nếu hạch toán đƣợc theo từng loại đối tƣợng sử dụng
nguyên liệu, vật liệu thì phải mở chi tiết theo từng đối tƣợng sử dụng để cuối kỳ
kết chuyển chi phí, tính giá thành thực tế của từng đối tƣợng cơng trình.
12


e) Phƣơng pháp hạch tốn:
Kế tốn hạch tốn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc tóm tắt thể hiện theo
sơ đồ nhƣ sau:
152

621
(1) Xuất nguyên liệu, vật liệu dùng
trực tiếp sản xuất theo giá thực tế

111, 112, 331 …
(2) Mua nguyên vật liệu
đƣa vào cho sản xuất

Giá mua chƣa có thuế

133(1)

Thuế GTGT

Thuế GTGT

111, 112, 331 …

141

(3)Tạm ứng chi phí xây (4)Quyết toán giá
lắp giao khoán nội bộ trị khối lƣợng đã
tạm ứng

Phần tính vào
chi phí NVL
trực tiếp

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp.

1.1.2.2. Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp
a) Nội dung:
Chi phí nhân cơng trực tiếp là các chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào
quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung
cấp dịch vụ lao vụ trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí lao động trực tiếp thuộc
hoạt động sản xuất xây lắp bao gồm cả các khoản phải trả cho ngƣời lao động

13


thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp và lao động th ngồi theo từng loại cơng
việc.

Chi phí nhân cơng trực tiếp: gồm tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản trích theo
tiền lƣơng tính vào chi phí theo quy định của công nhân trực tiếp tham gia thi công
xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể bao gồm:
+ Tiền lƣơng chính của cơng nhân trực tiếp thi cơng xây lắp kể cả cơng nhân
phụ. Cơng nhân chính nhƣ cơng nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công
nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông…, công nhân phụ nhƣ: công nhân khn vác
máy móc thi cơng, phá vỡ ván khn đà giáo, lau chùi thiết bị trƣớc khi lắp đặt,
cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch,…
+ Các khoản phụ cấp theo lƣơng nhƣ phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp
trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trƣờng, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc
hại…
+ Tiền lƣơng phụ cấp của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
+ Các khoản trích theo tiền lƣơng tính vào chi phí theo quy định.
+ Đối với công nhân sản xuất vật liệu, trong chi phí nhân cơng trực tiếp cịn
bao gồm cả các khoản trích theo lƣơng và tiền ăn giữa ca của cơng nhân sản xuất.
Ngồi các khoản tiền lƣơng và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia
công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của doanh
nghiệp xây lắp, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và bao gồm khoản phải trả
cho lao động th ngồi theo từng loại cơng việc.
b) Ngun tắc kế tốn:
Chi phí nhân cơng trực tiếp nếu tính trả lƣơng theo sản phẩm hoặc tiền lƣơng
theo thời gian nhƣng có liên hệ trực tiếp với từng đối tƣợng tập hợp chi phí cụ thể
thì dùng phƣơng pháp tập hợp trực tiếp. Đối với chi phí nhân cơng trực tiếp sản
xuất trả theo theo thời gian có liên quan tới nhiều đối tƣợng và khơng hạch tốn
trực tiếp đƣợc và các khoản tiền lƣơng phụ của công nhân sản xuất xây lắp thì phải
dùng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn đƣợc dùng để phân bổ hợp lý là
phân bổ theo giờ công định mức hoặc theo tiền lƣơng định mức, hay phân bổ theo
giờ công thực tế.

14



c) Chứng từ sử dụng:
Để hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp, kế tốn thƣờng sử dụng các chứng
từ sau:
- Bảng chấm cơng, bảng thanh tốn lƣơng của nhân cơng trực tiếp sản xuất.
- Các chứng từ thanh tốn liên quan đến nhân cơng th ngồi nhƣ: hóa đơn
GTGT, phiếu đề nghị thanh toán, phiếu chi, chuyển khoản, …
d) Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản sử dụng hạch toán chi phí nhân cơng trực tiếp là: Tài khoản 622
Bên Nợ: Chi phí nhân cơng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản
phẩm (xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ) bao gồm: tiền
lƣơng, tiền cơng lao động và các khoản trích trên tiền lƣơng theo quy định.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 – Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- TK 622 khơng có số dƣ cuối kỳ.
e) Phƣơng pháp hạch tốn:
Kế tốn hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp đƣợc thể hiện tóm tắt theo sơ
đồ nhƣ sau:

15


335 (3352)

334

622

(2) Trích trƣớc tiền lƣơng

nghỉ phép của cơng nhân trực
tiếp sản xuất xây lắp (nếu có)

(3) Tiền lƣơng nghỉ phép phải trả

(1) Tiền lƣơng phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm xây lắp
(4) Tiền công phải trả cho lao động (thuê ngoài)
(5) Tiền lƣơng, tiền ăn giữa ca của công nhân (sản xuất sản phẩm
công nghiệp, cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp
338
(6) Khoản trích theo lƣơng
111, 112

141

(7) Tạm ứng tiền công cho các đơn
vị nhận khoán khối lƣợng xây lắp

622
(8) Thanh toán giá trị nhân
cơng nhận khốn theo bảng
quyết tốn

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch tốn chi phí nhân cơng trực tiếp.

1.1.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công:
a) Nội dung:
Đối với trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phƣơng pháp
thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong
giá thành xây lắp cịn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi cơng.

- Chi phí sử dụng máy thi cơng gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc
sử dụng máy thi công nhƣ:
+ Tiền lƣơng của công nhân điều khiển máy móc thi cơng kể cả cơng nhân
phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lƣơng, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của
công nhân trực tiếp điều khiển máy thi cơng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định và máy móc thi cơng.
+ Chi phí về cơng cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi cơng.
+ Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nƣớc cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ,
16


×