Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu 10 lời khuyên để thành sếp nghiêm túc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.51 KB, 2 trang )

10 lời khuyên để thành sếp nghiêm túc
Muốn nhân viên trở thành những người nghiêm túc, điều đầu tiên là chính lãnh đạo phải
nghiêm túc. Tất nhiên, mỗi cá nhân có quan niệm riêng về sự nghiêm túc của mình, và 10 lời
khuyên dưới đây cũng có thể phần nào có ích.
1. Hằng ngày, đi làm đúng giờ. Bạn sẽ không thể bắt nhân viên của
mình đi làm đúng giờ nếu bạn không gương mẫu. Hãy là một tấm
gương điển hình về việc đi làm đúng giờ.
2. Đừng tạo thói quen về nhà sớm. Nhân viên sẽ phẫn nộ nếu bạn rời khỏi cơ quan vào lúc 3
giờ chiều rồi lại gọi điện kiểm tra họ vào lúc 5 giờ rưỡi, mà cuộc gọi lại bắt đầu từ một sân tennis.
3. Không đi “nhậu” với nhân viên. Bạn là sếp. Và bạn cần phải làm gương. Những việc riêng
mà bạn làm ngoài văn phòng nên dành cho những người cùng địa vị, không phải cho nhân viên
của mình. Và thậm chí bạn muốn chia sẻ với ai đó ngay tức khắc về ngày làm việc kinh khủng, hãy
kìm nén nó lại.
4. Không yêu cầu nhân viên làm những việc “ngoài luồng”. Ví dụ như dắt con chó của bạn đi
dạo, lấy giùm bạn quần áo ở tiệm giặt ủi, mua quà cho người thân của bạn nhân ngày kỷ niệm nào
đấy... Nhân viên của bạn sẽ không bằng lòng.
5. Không để nhân viên nghe những cuộc gọi riêng tư. Lại phải nói một lần nữa rằng bạn là
sếp. Nếu mà họ nghe được bạn à ơi, nũng nịu thì họ sẽ nhại lại hoặc bắt chước. Hơn nữa, họ sẽ
tự cho mình cái quyền can thiệp vào đời sống riêng tư của bạn. Thật không nên chút nào.
6. Bạn là sếp, không phải bạn bè của nhân viên. Hãy là một người lãnh đạo thoải mái. Bạn sẽ
muốn nhân viên của mình cảm thấy thoải mái khi nói về những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc
sống của họ, đặc biệt nếu họ bị áp lực trong công việc, hay chuyện sức khỏe của cha mẹ, con cái
họ... Nhưng đừng bao giờ quá cởi mở đến mức luôn luôn lắng nghe ngay cả những chuyện hẹn
hò của nhân viên. Bạn sẽ không còn là lãnh đạo nữa mà mau chóng trở thành bác sỹ tâm lý hoặc
một chuyên gia tư vấn hôn nhân.
7. Giúp đỡ nếu có thể. Nếu bạn vừa phân công một việc mà bạn biết là khó khăn cho nhân viên
của mình, hãy giúp đỡ họ trong ít phút. Họ là nhân viên làm việc cho bạn. Hãy hướng dẫn cho họ
nếu có thể.
8. Không chia sẻ những vấn đề tài chính hay những khó khăn của công ty. Nếu nhân viên
của bạn có một chút nghi ngờ nào về công việc đang có những bất ổn, họ sẽ ngay lập tức tìm một
công việc khác trước khi bạn kịp nhận ra. Hãy giữ bí mật.


9. Hãy khiển trách và quy kết trách nhiệm rõ ràng. Nếu nhân viên của bạn phạm sai lầm với đối
tác nhiều lần, hãy khiển trách và quy trách nhiệm cho họ. Bạn là lãnh đạo nên phải có trách nhiệm
vận hành công việc một cách ổn định. Khi nhân viên của bạn có vấn đề, cần phải quản lý họ chặt
chẽ hơn, đào tạo họ nhiều hơn hoặc là sa thải họ. Bạn không thể để những nhân viên kém liên tục
phạm sai lầm.
10. Quản lý nhưng không quá hà khắc. Đồng ý rằng đây là công việc của bạn. Và bạn sẽ là
người chịu thiệt thòi nhất nếu thất bại nhưng bạn phải để cho nhân viên tự nhận thấy trách nhiệm
của mình chứ đừng quá hà khắc đến mức bóp nghẹt họ.
Anh Tuấn
Theo HumanResource

×