BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
___________________________________
LÊ HÀ PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI
Chun ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 9.14.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2021
Cơng trình được hồn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Đức Minh
2. TS Trần Văn Hùng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Vào hồi.....giờ.....ngày......tháng.....năm.......
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa hiện nay, ngoại
ngữ đóng vai trị quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Yếu tố ngoại
ngữ luôn được đề cao trong các chính sách đào tạo và phát triển giáo dục
của Nhà nước. Việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ bên cạnh kiến thức
chuyên môn sẽ giúp cho sinh viên (SV) tìm được một cơng việc tốt sau
khi tốt nghiệp, đáp ứng được nhu cầu lao động của nhà tuyển dụng.
Để đánh giá năng lực ngoại ngữ (NLNN) nói chung thì cần phải xét
trên nhiều yếu tố như kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp...); kiến thức văn hóa – xã hội; kĩ năng ngơn ngữ (nghe, nói, đọc,
viết) và thái độ (ý thức, động lực) của người học ngoại ngữ. Trong đó,
đọc hiểu ngoại ngữ (ĐHNN) được đánh giá là kỹ năng rất quan trọng đối
với người học bởi chịu sự ảnh hưởng khá nhiều từ cách thức đọc hiểu
bằng tiếng mẹ đẻ kết hợp với quá trình xử lý ngơn ngữ thứ hai để có thể
lí giải nội dung văn bản đọc hiểu. Vì thế, có thể xem ĐHNN là năng lực
(NL) thiết yếu để học tốt ngoại ngữ.
Dạy học đọc hiểu ngoại ngữ so với dạy học đọc hiểu tiếng Việt cho
người Việt Nam có sự khác biệt lớn về đặc trưng loại hình ngơn ngữ,
cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc bài đọc hiểu,...và điều này cũng gây khơng ít
khó khăn cho người Việt Nam trong q trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai.
Hiện nay, các trường đại học (ĐH) đào tạo ngành Ngôn ngữ, văn
học và văn hóa nước ngồi đang hướng tới dạy học phát triển năng lực,
tuy nhiên thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ (NLĐHNN)
cho SV ngành này hiện chưa được quan tâm đúng mức. Nhà trường
cũng như đội ngũ GV giảng dạy ngoại ngữ chưa xây dựng được các biện
pháp phù hợp nhằm phát triển NLĐHNN cho SV.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ
cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi”
có tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lí luận cũng như thực tiễn.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số
biện pháp giáo dục nhằm phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển NL ngoại ngữ của SV ĐH ngành Ngơn ngữ,
văn học và văn hóa nước ngồi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn
học và văn hóa nước ngồi.
4. Giả thuyết khoa học
Các trường đại học ngoại ngữ hiện nay đã bước đầu quan tâm đến
mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV, tuy nhiên quá
trình thực hiện lại cho thấy nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được biện pháp
dạy học ĐHNN theo các tiêu chí rõ ràng với qui trình hợp lý; kết hợp với
tổ chức một số hoạt động ĐHNN được thiết kế đa dạng gắn với mục tiêu
chương trình đào tạo và các đặc điểm của SV thì sẽ phát triển được
NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi;
góp phần phát triển lí luận dạy học ngoại ngữ và nâng cao chất lượng
giảng dạy ngoại ngữ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển NLĐHNN cho SV ĐH
ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của phát triển NLĐHNN cho SV ĐH
ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi.
- Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp phát triển NLĐHNN cho
SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi.
3
6. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng tại 3 trường: Đại học Hà Nội, Đại học ngoại
ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế. Nội
dung khảo sát thực trạng tập trung vào ngành Ngôn ngữ Nhật.
- Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất đối với các khoa ngoại ngữ
gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức và tiếng
Nhật thuộc 3 trường ĐH gồm Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.
- Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng SV năm thứ hai của Khoa
tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội.
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu luận án dựa trên các phương pháp tiếp cận như tiếp cận
hệ thống, tổng thể; tiếp cận lịch sử - logic ; tiếp cận thực tiễn ; tiếp cận
hoạt động ; tiếp cận liên ngành và tiếp cận năng lực.
7.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Hồi cứu tư liệu ; Khái qt hóa lí
thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phiếu hỏi; Phương
pháp chuyên gia; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp quan sát sư
phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp xử lý thơng tin: Tốn học thống kê và phần mềm
SPSS
8. Luận điểm bảo vệ
- Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV ĐH ngành Ngôn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi được xác định bởi bốn thành tố, đó
là NL sử dụng kiến thức nền; NL sử dụng kiến thức ngoại ngữ; NL lí
4
giải nội dung văn bản đọc hiểu và NL phản hồi văn bản đọc hiểu. Mỗi
thành tố lại được xác định bởi các tiêu chí, chỉ báo và mức độ cụ thể.
- Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn
hóa nước ngồi thơng qua tổ chức dạy học phát triển NLĐHNN ngay từ
giai đoạn thực hành tiếng là con đường hiệu quả và ưu thế nhất.
- Thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn
học và văn hóa nước ngồi cịn tồn tại những hạn chế nhất định. Đề xuất
các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV phải hướng tới khắc phục
được những hạn chế này và phát triển đồng bộ những NL thành phần
của NLĐHNN.
9. Đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được cơ sở lí luận về phát triển NLĐHNN (gồm hệ
thống các khái niệm liên quan, cấu trúc NLĐHNN, khung NLĐHNN,
khung đánh giá NLĐHNN, các con đường phát triển NLĐHNN...) cho
SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi.
- Tổng hợp được kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển
NLĐHNN cho SV ĐH. Phân tích được thực trạng phát triển NLĐHNN
cho SV đại học ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi hiện
nay, đặc biệt luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng và tổ chức thực
nghiệm với đối tượng SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật – một trong những
ngoại ngữ Châu Á, có loại hình ngơn ngữ đặc biệt và được SV Việt Nam
lựa chọn theo học nhiều nhất hiện nay.
- Đề xuất biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi có giá trị áp dụng thực tiễn cho các
trường ĐH ngoại ngữ.
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về Đọc hiểu và Năng lực đọc hiểu
Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra rằng đối với đọc hiểu –
hình thức ngơn ngữ tiếp nhận bao giờ cũng diễn ra theo những mức độ cụ
thể xác định. Các mức độ đó khơng bắt buộc phải kế tiếp nhau chặt chẽ,
song các mức hiểu cao hơn dứt khoát phải bao hàm các mức hiểu thấp
hơn và cái đích cuối cùng quan trọng của đọc hiểu là phải tìm ra được (tái
tạo lại) ý định và động cơ của người viết. Một số tác giả tiêu biểu nghiên
cứu về các mức độ của đọc hiểu như A.A. Leonchive (1970), Tn.Herman
(1985), PISA (2009), Ceran (2015)... Đặc biệt, rất nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, để hoạt động đọc hiểu được thành cơng, cần có một chiến
lược đọc hiểu thật sự hiệu quả như Oxford (1990), Tenma (1989),
Minaminosono (1997), Hashiguchi (2002), Kawamori (2015)...
Tại Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng đã dày công nghiên cứu về
NLĐH tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn phổ thơng như Phạm Thị
Thu Hương (2012); Nguyễn Thị Hạnh (2014); Nguyễn Thị Hồng Vân
(2015),...Các nghiên cứu đã xây dựng khái niệm về NLĐH, cấu trúc
NLĐH, các thành tố, chỉ số hành vi của NLĐH cho đối tượng học sinh
phổ thông.
1.1.2. Nghiên cứu về năng lực đọc hiểu ngoại ngữ
Kế thừa các nghiên cứu liên quan đến đọc hiểu ngôn ngữ thứ nhất,
các nghiên cứu về đọc hiểu ngoại ngữ cũng đã được tiến hành thơng qua
những nghiên cứu so sánh q trình đọc hiểu ngôn ngữ thứ nhất và đọc
hiểu ngôn ngữ thứ hai (Bernhardt 1991, Grabe 1991,...). Các nội dung
nghiên cứu được đề cập chủ yếu là ngôn ngữ học, kiến thức nền, cấu trúc
văn bản, tri nhận và siêu tri nhận, mối quan hệ giữa kĩ năng đọc hiểu và
6
kĩ năng viết,... Kết quả là, các nhà nghiên cứu đều nhận định có sự khác
nhau giữa đọc hiểu ngơn ngữ thứ nhất và đọc hiểu ngôn ngữ thứ hai. Vì
vậy cần tiến hành nghiên cứu về đọc hiểu ngơn ngữ thứ hai một cách độc
lập.
Các nghiên cứu về ĐHNN lúc này được chia thành hai hướng
nghiên cứu chính là nghiên cứu về các yếu tố tạo nên nội dung trong văn
bản viết (text) và nghiên cứu về quá trình tiếp nhận xử lý văn bản đọc
hiểu. Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các tác giả cho rằng NLĐHNN
được tạo nên bởi NL nhận thức về chữ viết, từ vựng; NL về từ vựng và
ngữ pháp; NL về cấu trúc văn bản...Nói cách khác, NLĐHNN là NL lí
giải văn bản thông qua các yếu tố về ngôn ngữ. Theo hướng nghiên cứu
thứ hai, các tác giả cho rằng NLĐHNN là NL của cả q trình đọc hiểu
và có tác động rất nhiều bởi yếu tố tâm lý. Hướng nghiên cứu thứ hai này
nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà nghiên cứu, trong đó có
Goodman (1967) và Smith (1971). Các tác giả nhất trí cho rằng người
đọc nên vận dụng các tri thức có sẵn để tích cực dự đoán, tưởng tượng về
nội dung của văn bản đọc hiểu, và NLĐH sẽ được hình thành thơng qua
việc đọc văn bản để kiểm chứng, sửa chữa những nội dung đã dự đốn
hay tưởng tượng trước đó. Carrell (1991) khẳng định NLĐHNN có mối
liên hệ mật thiết với yếu tố siêu nhận thức và nhấn mạnh việc cần thiết
phải hướng dẫn cho người học hiểu rõ các chiến lược đọc hiểu cũng như
áp dụng các chiến lược này trong quá trình đọc hiểu.
Sang đến những năm đầu của thế kỉ XXI, các nhà nghiên cứu về
NLĐHNN diễn ra theo hướng tìm hiểu các yếu tố cấu thành. Các nghiên
cứu ban đầu cho rằng yếu tố cấu thành nên NLĐHNN là kiến thức từ
vựng (Horiba & Koumoku 2002) hoặc kiến thức ngữ pháp (Shiotsu &
Weir 2007). Sakai (2009) cho rằng NLĐHNN còn các yếu tố khác nữa
như kĩ năng xử lí từ vựng và ngữ pháp trong quá trình đọc văn bản.
7
1.1.3. Nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ
Phát triển NLĐHNN cho SV nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục trong giai đoạn từ đầu những năm
2000. Đặc biệt là vấn đề cần phải phát triển NLĐHNN cho SV của các
khoa Ngoại ngữ tại các trường Đại học trên thế giới như Ezawa (2011);
Yamaguchi (2011); Ogino (2012); Kobayashi (2016); Syofia Delfi &
Hamidah Yamat (2017); Beauty B. Ntereke & Boitumelo T. Ramoroka
(2017)...Các nghiên cứu này tập trung nhiều vào các khía cạnh của
ĐHNN như kiến thức ngơn ngữ, chiến lược đọc hiểu, nhận thức và siêu
nhận thức; hình thức đọc mở rộng, kiến thức nền...
Mặc dù cịn khá ít ỏi, nhưng tại Việt Nam một số nghiên cứu về
phát triển NLĐHNN cho SV cũng đã được thực hiện như Nguyễn Thị
Huệ (2012); Hoàng Thị Huyền Trang & Nguyễn Thị Ngọc Anh (2017)...
1.1.4. Một số nhận định
- Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển NLĐH nhưng chủ
yếu là đọc hiểu tiếng mẹ đẻ và trình độ dành cho học sinh phổ thông.
Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ chủ yếu được đề cập qua các khung đánh
giá NL ngoại ngữ nói chung với tư cách là một trong 4 kỹ năng Nghe,
nói, đọc, viết và được xác định theo các cấp độ từ thấp đến cao hoặc
thông qua thể loại văn bản ĐHNN. Các nghiên cứu nước ngoài về phát
triển NLĐHNN cho SV chủ yếu diễn ra thông qua con đường dạy học
ĐHNN và tổ chức các hoạt động ĐHNN. Trong khi đó, các nghiên cứu
tại Việt Nam lại chú trọng đến việc lựa chọn tài liệu (văn bản) hoặc ứng
dụng CNTT trong dạy học ĐHNN cho SV ĐH.
- Cần chuẩn hóa khái niệm và xác định cấu trúc NLĐHNN. Từ đó
xây dựng khung NLĐHNN đối với SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và
văn hóa nước ngồi.
- Khảo sát thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi ở một số trường đại học.
8
- Xây dựng hệ thống các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH
ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi và Thực nghiệm sư
phạm các biện pháp để kiểm nghiệm tính khả dụng.
1.2. Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV đại học ngành Ngôn ngữ,
văn học và văn hóa nước ngồi
1.2.1. Đặc điểm sinh viên đại học ngành Ngơn ngữ, văn học và văn
hóa nước ngồi
Sinh viên ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi là
người được đào tạo theo chương trình đại học ngành Ngơn ngữ, văn học
và văn hóa nước ngồi hay cịn gọi là đào tạo cử nhân ngành Ngơn ngữ
nước ngoài. Điều kiện tốt nghiệp đối với những SV này là phải đạt mức
năng lực ngoại ngữ bậc 5 theo KNLNNVN của Bộ GD&ĐT.
1.2.2. Khái niệm năng lực đọc hiểu ngoại ngữ
1.2.2.1. Năng lực
* Khái niệm năng lực: Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng,
thái độ của một cá nhân hoặc một tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ hay
một công việc chuyên môn trong thực tiễn có hiệu quả.
* Cấu trúc của năng lực: Luận án sử dụng mơ hình cấu trúc NL theo
mơ hình ASK của Benjamin Bloom gồm 3 thành tố: kiến thức, kỹ năng,
thái độ.
1.2.2.2. Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ
* Khái niệm năng lực đọc hiểu ngoại ngữ: Năng lực đọc hiểu ngoại
ngữ là là quá trình người đọc vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng đọc
hiểu ngoại ngữ và thái độ của bản thân khi tiếp xúc trực tiếp với văn bản
đọc hiểu được viết bằng tiếng nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ đọc
hiểu ngoại ngữ một cách hiệu quả; đồng thời phát huy được năng lực này
trong cuộc sống thực tiễn.
* Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ: Trên cơ sở tiếp cận khái
niệm NL và NLĐH trong chương trình dạy học phổ thông mới, luận án
9
đề xuất cấu trúc NLĐHNN gồm 4 NL thành phần là: NL sử dụng kiến
thức nền; NL sử dụng kiến thức ngoại ngữ; NL lí giải nội dung văn bản
đọc hiểu ngoại ngữ; NL phản hồi văn bản đọc hiểu.
1.2.3. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành
Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài
1.2.3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng Khung NLĐHNN cho SV đại
học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi gồm: (1) Chuẩn
đầu ra đối với SV đại học ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước
ngoài; (2) Xây dựng chuẩn NLĐHNN theo tiếp cận cấu trúc NL và (3)
Kinh nghiệm xây dựng khung NLĐHNN.
1.2.3.2. Khung NLĐHNN cần được xây dựng theo cấu trúc
NLĐHNN gồm có các NL thành phần. Mỗi NL thành phần lại có các tiêu
chí cụ thể cho các yếu tố về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
1.3. Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học
ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi
1.3.1. Khái niệm
* Khái niệm phát triển năng lực: Phát triển năng lực là quá trình mở
rộng và nâng cao năng lực cần có của cá nhân để giải quyết một nhiệm
vụ hay một cơng việc có hiệu quả trong một bối cảnh cụ thể. Việc tăng
lên này bao hàm cả hai yếu tố về số lượng và chất lượng.
* Khái niệm phát triển NLĐHNN: Phát triển năng lực đọc hiểu
ngoại ngữ là quá trình hình thành và nâng cao năng lực đọc hiểu ngoại
ngữ, giúp người học thực hiện thành công nhiệm vụ đọc hiểu ngoại ngữ
trong những bối cảnh thực tiễn cụ thể.
1.3.2. Mục tiêu
Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và văn
hóa nước ngồi hướng tới 3 mục tiêu lớn chia theo 3 giai đoạn g thức về bản chất của phát triển NLĐH tiếng Nhật
62.8% GV và 15.3% SV hiểu đúng về bản chất của phát triển
NLĐH tiếng Nhật là quá trình tác động lên các thành tố cơ bản tạo nên
cấu trúc của năng lực đọc hiểu bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ
một cách tích cực nhằm giúp cho SV thực hiện hiệu quả hoạt động đọc
hiểu tiếng Nhật trong những bối cảnh thực tiễn cụ thể.
14
(3) Nhận thức về mục tiêu phát triển NLĐH tiếng Nhật
GV cho rằng mục tiêu của phát triển NLĐH tiếng Nhật xoay quanh
việc sử dụng ngôn ngữ và các kĩ năng lí giải bài đọc hiểu tiếng Nhật.
Những mục tiêu khác như sử dụng kiến thức nền hay phản hồi văn bản
chưa được quan tâm.
(4) Thực hiện các nội dung phát triển NLĐH tiếng Nhật
Việc thực hiện các nội dung phát triển NLĐH tiếng Nhật dao động
ở mức tương đối thường xuyên đến thường xuyên, tập trung chủ yếu vào
vấn đề rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tiếng Nhật
(5) Sử dụng các con đường phát triển NLĐH tiếng Nhật
GV chủ yếu sử dụng con đường phát triển NLĐH tiếng Nhật thơng
qua con đường dạy học các học phần, ít khi sử dụng con đường hướng
dẫn cho SV tự đọc hiểu tiếng Nhật hoặc ít khi tổ chức các hoạt động đọc
đa dạng cho SV tiếng Nhật
(6) Thực hiện qui trình dạy học đọc hiểu tiếng Nhật để phát triển
NLĐH tiếng Nhật
Trong 10 bước dạy học phát triển NLĐH tiếng Nhật cơ bản, GV đã
thực hiện 2 bước (Tổ chức các hoạt động lý giải kiến thức ngôn ngữ
trong văn bản đọc hiểu và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu) đạt mức Tốt, 2
bước (Dẫn nhập, nêu mục tiêu và khái quát nội dung học tập cần đạt được
và Tổ chức nhóm/cá nhân thực hiện đọc hiểu) đạt mức Khá, 4 bước (Trao
đổi, thống nhất với SV về tài liệu, công cụ, phương pháp học tập và công
bố tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá KQHT ; Quan sát, hỗ trợ các nhóm/cá
nhân trong q trình đọc hiểu; Đánh giá KQHT của SV; Thông báo kết
quả đánh giá đến SV và cập nhật vào hồ sơ học tập) đạt mức Trung bình
và 2 bước (Tổ chức các hoạt động sau khi đọc hiểu văn bản; Hướng dẫn
SV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau) chưa đạt.
(7) Đánh giá phát triển NLĐH tiếng Nhật cho SV
Hình thức đánh giá giữa kì và cuối kì đối với kĩ năng đọc hiểu tiếng
Nhật qua bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận được các GV áp dụng
15
nhiều nhất. Nguồn tài liệu sử dụng cho đề kiểm tra chủ yếu từ JLPT, Jtest, tài liệu/ giáo trình do Nhật xuất bản... Hầu như GV khơng sử dụng
hình thức cho SV tự đánh giá hoặc SV đánh giá lẫn nhau. Ngồi ra, GV ít
khi đánh giá khía cạnh NL sử dụng kiến thức nền và NL phản hồi văn
bản đọc hiểu tiếng Nhật của SV
2.2.6.3. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển NLĐH tiếng
Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật
Các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng lớn đến quá trình
phát triển NLĐH tiếng Nhật của SV gồm sự chỉ đạo, tổ chức của quản lí
Nhà trường, chính sách lao động; chương trình đào tạo/giảng dạy; mơi
trường văn hóa,...
Kết luận chương 2
Kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển NLĐH ngoại ngữ cho
SV đề cao vai trò của năng lực này trong quá trình học tập và nghiên cứu
ngoại ngữ, đảm bảo hiệu quả hoạt động và góp phần cải thiện kết quả học
tập, nâng cao chất lượng đào tạo của ngành, của trường.
NLĐH tiếng Nhật của SV được đánh giá ở mức trung bình - khá, có
sự chênh lệch nhỏ về điểm trung bình này giữa 3 trường khảo sát. Nhận
thức của GV và SV đối với phát triển NLĐH tiếng Nhật đúng, tuy nhiên
nhận thức của SV chưa đầy đủ.
GV chưa thực hiện đúng theo qui trình dạy học phát triển năng lực
đọc hiểu tiếng Nhật khi một số bước trong q trình này vẫn cịn được
thực hiện ở mức Ít khi hoặc Chưa bao giờ thực hiện
Các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình phát triển NLĐH tiếng Nhật của SV như sự chỉ đạo, tổ chức của
quản lí Nhà trường, chính sách lao động; chương trình đào tạo/giảng dạy;
mơi trường văn hóa,...
16
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN
HỌC VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
(1) Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của đại học
chuyên ngữ; (2) Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với chương trình đào tạo,
chương trình mơn học; (3) Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi,
đảm bảo tính phát triển và đảm bảo tính hệ thống.
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh
viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi
3.2.1. Xây dựng khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại
học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi
Tác giả đề xuất xây dựng Khung NLĐHNN của SV ĐH ngành
Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi gồm 4 NL thành phần; 16 biểu
hiện về kiến thức, kĩ năng với 4 mức độ thực hiện (NL tốt, khá, trung
bình, yếu/ kém). Thái độ của SV thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ đọc hiểu với các biểu hiện như: chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách
nhiệm và hợp tác trong các cơng đoạn thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân
(tham khảo bảng 3.1 của Luận án).
Bảng 3.1. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của sinh viên Đại
học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi
TT
1
Năng lực
thành phần
Mơ tả
Năng lực sử Kiến thức:
dụng kiến thức 1.1. Hiểu biết về kiến thức nền liên quan đến
nền
chủ đề của bài đọc hiểu ngoại ngữ.
1.2. Trình bày được những hiểu biết của bản
thân về những vấn đề liên quan đến chủ đề
của bài đọc hiểu ngoại ngữ.
17
TT
Năng lực
thành phần
Mô tả
Kĩ năng:
1.1. Lựa chọn những kiến thức đã biết để lí giải
nội dung thơng tin trong văn bản đọc hiểu
ngoại ngữ.
1.2. So sánh, đối chiếu những điều đã biết với
nội dung thơng tin có trong văn bản đọc
hiểu ngoại ngữ.
2
Năng lực sử Kiến thức:
dụng kiến thức 1.1. Hiểu được ý nghĩa của từ vựng, ngữ pháp,
ngoại ngữ
hình ảnh, sơ đồ, chi tiết, sự kiện...trong bài
đọc hiểu ngoại ngữ.
1.2. Nhận biết và phân loại được thể loại văn
bản đọc hiểu ngoại ngữ.
Kĩ năng:
1.1. Đọc hiểu được chữ viết, các từ, cụm từ,
câu, đoạn văn trong văn bản đọc hiểu ngoại
ngữ.
1.2. Dự đốn nội dung thơng qua việc xem các
hình ảnh, sơ đồ, các dấu hiệu nhận biết, đặc
trưng về ngơn ngữ của tiếng nước
ngồi...trong bài đọc hiểu ngoại ngữ.
3
Năng lực lý giải Kiến thức:
nội dung đọc 1.1. Hiểu biết về chiến lược đọc hiểu đọc hiểu
hiểu ngoại ngữ
ngoại ngữ.
1.2. Lựa chọn và sử dụng các chiến lược đọc
hiểu ngoại ngữ phù hợp với các thể loại văn
bản.
Kĩ năng:
1.1. Hiểu được các thông điệp mà tác giả muốn
gửi gắm thông qua bài đọc hiểu ngoại ngữ.
1.2. Điều chỉnh tốc độ đọc nhanh, chậm hoặc
lựa chọn cách đọc lướt, đọc kĩ sao cho phù
18
TT
Năng lực
thành phần
Mô tả
hợp với nhiệm vụ được yêu cầu.
4
Năng lực phản Kiến thức:
hồi văn bản đọc 1.1. Tái hiện lại nội dung đọc hiểu thơng qua các
hiểu ngoại ngữ
hình thức như viết lại, kể lại, tóm tắt
lại...bằng cách sử dụng từ, ngữ pháp...của
văn bản gốc.
1.2. Khái quát hóa quá trình đọc hiểu ngoại ngữ
để đọc hiểu các văn bản tương tự.
Kĩ năng:
1.1. Vận dụng những nội dung đã lí giải được
trong quá trình đọc hiểu ngoại ngữ để giải
quyết các nhiệm vụ học tập.
1.2. Vận dụng các tri thức đã biết thông qua đọc
hiểu ngoại ngữ vào đời sống thực tiễn.
3.2.2. Thiết kế qui trình dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ
cho sinh viên đại học ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi
Luận án thiết kế qui trình dạy học phát triển NLĐHNN gồm 06
bước: Xác định mục tiêu; xác định nội dung, xác định phương pháp,
Thiết kế giáo án dạy học phát triển NLĐHNN; Thực hiện bài giảng;
Kiểm tra, đánh giá NLĐHNN.
3.2.3. Thiết kế hoạt động đọc đa dạng nhằm phát huy năng lực đọc
hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngơn ngữ, văn học và
văn hóa nước ngồi
Luận án trình bày cách thức tổ chức hoạt động đọc mở rộng (áp
dụng ngoài giờ lên lớp hoặc hướng dẫn tự đọc hiểu ngoại ngữ) và tổ chức
hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ thơng qua các trị chơi, giới thiệu sách...
3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh
viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi
Luạn án tiến hành (1) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLĐHNN cho
SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi theo Khung
19
NLĐHNN đã đề xuất ở BP1 và (2) Hướng dẫn thiết kế bài kiểm tra đánh
giá NLĐHNN, phiếu đánh giá của GV và phiếu tự đánh giá của SV.
3.2.5. Mối quan hệ và điều kiện thực hiện các biện pháp
Mỗi biện pháp đều có vai trị quan trọng nhất định và khơng hồn
tồn độc lập, tách rời nhau mà quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ lẫn
nhau tạo thành một thể thống nhất.
3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm các biện pháp
3.3.1. Khảo nghiệm các biện pháp
- Mục đích khảo nghiệm: nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của
các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngơn ngữ, văn học
và văn hóa nước ngồi (Gồm 6 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung,
Nhật).
- Nội dung khảo nghiệm: Cả 4 biện pháp.
- Phương pháp khảo nghiệm: Thông qua phiếu hỏi và phỏng vấn.
- Kết quả khảo nghiệm: 100% ý kiến thống nhất cả 4 biện pháp đều
cần thiết và khả thi; giữa mức độ cần thiết và khả thi của mỗi biện pháp
có mối tương quan tuyến tính thuận cao.
3.3.2. Thực nghiệm các biện pháp
Thực nghiệm cả 4 biện pháp trên đối tượng là SV năm thứ 2 khoa
tiếng Nhật, trường Đại học Hà Nội. Trong đó có chia 2 nhóm: Nhóm lớp
Đối chứng (ĐC) gồm 28 SV theo học học phần đọc hiểu tiếng Nhật B1,
B2 giai đoạn thực hành tiếng theo qui trình dạy học thơng thường và
Nhóm lớp Thực nghiệm (TN) gồm 28 SV được học theo qui trình dạy
học phát triển NLĐH tiếng Nhật. Kết quả thu được như sau:
3.3.2.1. Kết quả đánh giá NLĐH tiếng Nhật của lớp TN và lớp ĐC trước
và sau TN
NLĐH tiếng Nhật của lớp TN sau thực nghiệm lần 1, lần 2 có hệ số
tương quan rất cao (lần lượt là 0,747 và 0,697), chứng minh được mối
tương quan đồng thuận cao. Mức ý nghĩa đều bằng 0,000<0.025 chứng tỏ
sau khi thực nghiệm, NL của SV có biến đổi tích cực. Trong khi đó,
NLĐH tiếng Nhật của lớp ĐC sau khi kết thúc học phần B1 và B2 có hệ
20
số tương quan thấp (lần lượt là 0,207 và -0,128) có nghĩa điểm số tăng
khơng đồng đều, mức đồng thuận kém. Mức ý nghĩa đều lớn hơn 0.025
chứng tỏ NL của SV có biến đổi nhưng khơng rõ ràng (tham khảo bảng
3.10 và 3.12 của Luận án).
Bảng 3.10+3.12. Kết quả kiểm định năng lực của lớp TN và lớp ĐC
Paired Samples Correlations
Lớp TN
N
Correlation
Sig.
Pair 1
Điểm B1 đầu ra – Điểm B1 đầu vào
28
0,747
0,000
Pair 2
Điểm B2 đầu ra – Điểm B1 đầu ra
28
0,697
0,000
Lớp ĐC
Pair 1
Điểm B1 đầu ra – Điểm B1 đầu vào
28
0,207
0,291
Pair 2
Điểm B2 đầu ra – Điểm B1 đầu ra
28
-0,128
0,517
Phân tích Pair-Samples Test cho thấy tương quan giữa NLĐH tiếng
Nhật của lớp TN sau TN lần 1 và lần 2 cao, chứng tỏ NL của SV có sự
biến đổi tích cực. Ngược lại, hệ số tương quan giữa NLĐH tiếng Nhật
của lớp ĐC sau TN lần 1 và lần 2 thấp, chứng tỏ NL của SV có biến đổi
nhưng khơng rõ ràng.
3.3.2.2. Kết quả đánh giá NL đầu ra của lớp TN và lớp ĐC sau 2 vịng TN
Phân tích Independent samples t-test cho thấy Điểm trung bình
(mean) của lớp TN cao hơn hẳn so với điểm trung bình của lớp ĐC ở cả 2
vòng, cho thấy hiệu quả của phương pháp dạy học trong TN cao hơn so
với phương pháp dạy học truyền thống, khơng chỉ trong một trình độ nhất
định mà có tác dụng cho cả những trình độ cao hơn. Hơn nữa, độ lệch
chuẩn của kết quả kiểm tra của lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC, cho thấy
trình độ của lớp TN được tăng lên đồng đều hơn so với lớp còn lại (tham
khảo bảng 3.14 của Luận án).
21
Bảng 3.14. Điểm trung bình NLĐH tiếng Nhật của lớp ĐC và TN
sau 2 vòng thực nghiệm
Group Statistics
LỚP
N
Mean Std. Deviation Std. Error Mean
B1
ĐC
28 2,813
0,148
0,028
ĐẦU RA
TN
28 2,085
0,226
0,042
B2
ĐC
28 3,079
0,160
0,030
TN
28 2,135
0,200
0,038
3.3.2.3. Kết quả đánh giá NLĐH tiếng Nhật của lớp TN và lớp ĐC sau 2 vòng TN
Trước TN, mức độ NLĐH tiếng Nhật của cả 2 lớp được đánh giá
tương đồng về số SV có mức NL yếu/ kém và NL trung bình, điểm trung
bình, điểm thấp nhất và điểm cao nhất. Sau TN, ở cả 2 lớp đều có sự tăng
lên về số SV có mức NL khá và NL tốt, khơng cịn SV ở mức NL yếu/kém;
đồng thời, điểm trung bình, điểm cao nhất, điểm thấp nhất đều tăng. Tuy
nhiên, ở lớp TN tỉ lệ tăng cao hơn nhiều so với lớp ĐC (bảng 3.18 LA).
Bảng 3.18. Thống kê số SV theo các mức NLĐH tiếng Nhật trước và sau TN
Thông tin
Thống kê số SV
Tổng
Thống kê điểm NL
NL
NL NL NL Trung Thấp Cao
yếu/kém trung khá tốt bình nhất nhất
bình
Lớp TrướcTN
28
28
0
0
0
0.44
0.0
0.67
ĐC
Sau TNB1
28
3
25
0
0
2.09
1.53
2.39
Sau TNB2
28
0
26
2
0
2.13
1.78
2.58
28
28
0
0
0
0.42
0.0
0.67
28
0
1
27
0
2.81
2.37
3.12
28
0
0
24
4
3.08
2.62
3.33
Lớp TrướcTN
TN Sau TNB1
Sau TNB2
22
3.3.2.4. Kết quả phân tích định tính sau thực nghiệm
- Hứng thú của SV khi tham gia thực nghiệm các biện pháp phát
triển NLĐHNN (trường hợp đối với SV Ngành ngôn ngữ Nhật): Kết quả
khảo sát cho thấy, tỉ lệ SV cảm thấy hứng thú và rất hứng thú với các
biện pháp phát triển năng lực NLĐH tiếng Nhật đạt ở mức cao (đạt 82%).
- Đánh giá của SV về những ưu thế của phát triển NLĐHNN :
14/17 tiêu chí được SV đánh giá ở mức đồng ý và hoàn tồn đồng ý,
trong đó các tiêu chí liên quan đến PPDH, hình thức tổ chức các hoạt
động ĐHNN đa dạng và đánh giá kết quả ĐHNN theo tiếp cận NL giúp
SV nhận ra ưu, nhược điểm của bản thân trong q trình học tập là những
tiêu chí được SV đánh giá cao nhất.
- Đánh giá của chuyên gia sau TN: 100% chuyên gia đánh giá Đạt
với cả 4 biện pháp mà luận án đề xuất.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở năm nguyên tắc đã xây dựng, luận án đề xuất 4 biện
pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn
hóa nước ngồi. Các biện pháp được đề xuất khơng hồn tồn độc lập,
tách rời mà có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ lẫn nhau nhằm
tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển NLĐHNN cho SV.
Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các BP cho thấy có sự
tương đồng trong ý kiến đánh giá của các đối tượng về tính khả thi, đảm
bảo độ tin cậy đối với hệ thống BP luận án đã đề xuất.
Thực nghiệm sư phạm các BP cho thấy mức độ thể hiện NL của SV
sau TN cao hơn trước TN, điều đó chứng tỏ việc thực hiện các BP đã
giúp SV phát triển NLĐHNN. Kết quả thực nghiệm khách quan, có độ tin
cậy cao. Các biện pháp đều được chứng minh khả thi và hiệu quả về mặt
khoa học thống kê.
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
NLĐHNN của SV ĐH ngành Ngơn ngữ, văn học và văn hóa nước
ngồi là tổ hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ của SV đại học ngành Ngơn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi được hình thành, rèn luyện trong q
trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, giúp SV thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đọc
hiểu ngoại ngữ trong những tình huống cụ thể. Cấu trúc NLĐHNN gồm 4
năng lực thành phần: Năng lực sử dụng kiến thức nền, NL sử dụng kiến
thức ngoại ngữ, NL lí giải văn bản đọc hiểu ngoại ngữ và NL phản hồi văn
bản. Mỗi NL thành phần gồm 2 tiêu chí và 4 mức độ được mô tả chi tiết các
biểu hiện về kiến thức, kĩ năng và thái độ trong quá trình đọc hiểu ngoại
ngữ.
Khảo sát thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi (Nghiên cứu trường hợp đối với
Ngôn ngữ Nhật) cho thấy: NLĐH tiếng Nhật của SV được đánh giá ở
mức trung bình khá, nhận thức của GV và SV đối với NLĐH tiếng Nhật,
phát triển NLĐH tiếng Nhật đúng, tuy nhiên nhận thức của SV chưa đầy
đủ. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp giáo dục
cụ thể nhằm phát triển NLĐHNN cho SV.
Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được tính đúng đắn và
khả thi của 4 biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngơn
ngữ, văn học và văn hóa nước ngồi.
2. Khuyến nghị
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để xây dựng các văn bản chỉ
đạo và hướng dẫn các trường ĐH áp dụng phương thức đào tạo SV ngoại
ngữ gắn với định hướng phát triển NL; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ, năng lực tổ chức các hoạt động ĐHNN cho GV, đáp ứng
yêu cầu chương trình giáo dục ngoại ngữ và thực tiễn nghề nghiệp hiện
nay.
24
Nhà trường nên đổi mới cách thức tổ chức quá trình dạy học đọc
hiểu ngoại ngữ và đổi mới hệ thống kiểm tra, đánh giá. Xây dựng thang
đánh giá NLĐHNN rõ ràng, đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể và
kết hợp đánh giá với tự đánh giá, đánh giá trong với đánh giá ngoài. Nhà
trường lưu ý các biện pháp đưa ra cần thực hiện đồng bộ, thường xuyên
và phù hợp với các điều kiện thực tế của Nhà trường, trình độ của GV,
NL đầu vào của SV và các điều kiện cụ thể khác. Bên cạnh đó, cần
khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý và GV giảng dạy kĩ năng đọc hiểu
ngoại ngữ mạnh dạn, sáng tạo trong việc áp dụng các biện pháp phát triển
năng lực đọc hiểu ngoại ngữ nhằm phát huy vai trò chủ thể của SV trong
quá trình dạy học.
Giảng viên ĐH ngoại ngữ cần nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của phát
triển NLĐHNN cho SV đại học Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa
nước ngồi cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực tổ chức các hoạt
động dạy học đọc hiểu ngoại ngữ của bản thân. Đồng thời, cũng cần hiểu
rõ quy trình dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo định hướng NL để chú
trọng đến sự hình thành và phát triển NLĐHNN cho SV.
Sinh viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của phát
triển NLĐHNN trong bối cảnh nghề nghiệp tương lai. Bất cứ ngành/
nghề sử dụng ngoại ngữ nào các em đảm nhận sau khi tốt nghiệp cũng
cần đến yếu tố đọc hiểu ngoại ngữ. Ngồi ra, SV cần tích cực, chủ động
phát triển NLĐHNN của bản thân thông qua nhiều con đường khác nhau
như tham gia các hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ trên lớp hoặc ngoài giờ
lên lớp ; kết hợp với tự đọc và duy trì thói quen đọc hiểu ngoại ngữ trong
suốt quá trình học tập ở ĐH.
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Hà Phương (2016) “Khảo sát sự thay đổi chiến lược trong giờ học
đọc hiểu theo phương pháp Peer Reading của sinh viên Việt Nam”, Tạp
chí Giáo dục Số 395 kì 1, tháng 12/2016, trang 60-62 và trang 39.
2. Lê Hà Phương (2017) “Xu hướng nghiên cứu phát triển năng lực đọc
hiểu tiếng Nhật cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Nhật”, Tạp chí
Giáo dục Số 415 kì 1, tháng 12/2017, trang 58-61.
3. Lê Hà Phương (2018) “Tổ chức dạy học phát triển năng lực đọc hiểu
tiếng Nhật cho sinh viên đại học ngành Ngơn ngữ Nhật”, Tạp chí Khoa
học Giáo dục, tháng 08/2018, trang 12-16.