Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.09 KB, 58 trang )

z

Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2013-2014

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

1


z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014


ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TUYỂN DỤNG
LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thùy Trang

Giới Tính: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: D11QT02 – Quản Trị Kinh Doanh

Năm thứ: 3/4

Ngành học: Quản trị kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thanh Toàn


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

Họ và Tên
Ngyễn Thị Diễm
Nguyễn Thị Ngọc Nhung
Nguyễn Thị Ngọc Ngân
Thái Duy Phong

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


Khoa
Quản Trị Kinh Doanh
Quản Trị Kinh Doanh
Quản Trị Kinh Doanh
Quản Trị Kinh Doanh

Lớp
D11QT02
D11QT02
D11QT02
D11QT02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thơng tin chung:


Tên đề tài: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động trong

các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bình Dương.
 Sinh viên thực hiện chính: Nguyễn Thùy Trang
 Lớp:

D11QT02

 Khoa:


Quản trị kinh doanh

Năm thứ: 3/4

 Người hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thanh Toàn
2. Mục tiêu đề tài: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương để đưa các ưu điểm cũng như hạn chế mà các doanh
nghiệp đang gặp phải. Từ đó nhằm cải thiện lại công tác tuyển dụng và đề tài tham
khảo giúp cho những người chưa có việc hiểu hơn tình hình tuyển chọn nhân viên tại
Bình Dương.
3. Tính mới và sáng tạo: đưa ra những đánh giá mới về thực trạng của công tác tuyển
dụng ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương.
4. Kết quả nghiên cứu: những đánh giá về tình trạng thực tế của công tác tuyển dụng
ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Dương, qua đó thể hiện được những mặt làm
được và những hạn chế còn tồn tại trong tuyển dụng của các doanh nghiệp của thời
gian qua.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: giúp cho các doanh nghiệp thấy đươc những nhược
điểm mà doanh nghiệp đang mắc phải từ đó có hướng giải quyết cũng như những thay
đổi phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và với các ứng viên.
Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................


............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Ngày

tháng

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn


(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

năm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thùy Trang
Sinh ngày: 27 tháng 6 năm 1993
Nơi sinh: Bình Dương
Lớp: D11QT02

Khóa: 2011-2015

Khoa: Quản trị kinh doanh
Địa chỉ liên hệ: Minh Thạnh – Dầu Tiếng - Bình Dương
Điện thoại:

01658 935 913


Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá
* Năm thứ 3:
Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Ngày

Xác nhận của lãnh đạo khoa

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài


LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng em xin cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện
cho chúng em được tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, cuộc thi đã giúp cho
chúng em có thể tự tìm hiểu và biết được nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình nghiên
cứu. Đồng thời, trong quá trình học chúng em đã được tiếp cận với môn học “ phương
pháp nghiên cứu khoa học” là kiến thức nền cho quá trình nghiên cứu đã giúp ích rất
nhiều cho việc nghiên cứu của chúng em.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thanh Toàn đã hướng
dẫn chúng em tận tình trong q trình nghiên cứu. Nếu khơng có sự hướng dẫn của
thầy chúng em sẽ rất khó để hoàn thành được bài nghiên cứu này. Một lần nữa chúng
em xin cảm ơn thầy.
Do lần đầu tiếp xúc với đề tài nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, nên
sẽ có nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy (cơ) để
có thể rút được những kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực này được hoàn chỉnh hơn.


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................- 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................- 7 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................- 7 1.1.2 Khái quát nguồn nhân lực..........................................................................- 7 1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................................- 9 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động trong DN:..........- 11 1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN..................................................................................- 12 1.2.1 Chọn vùng nghiên cứu..............................................................................- 12 1.2.2 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................- 12 1.2.3 Phương pháp phân tích số liệu.................................................................- 13 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU....................- 14 2.1 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG...................................- 14 2.1.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................- 14 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên.............................................................................- 14 2.1.3 Nền kinh tế tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.........................- 15 2.2 KHÁI QUÁT NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH.........................................- 18 2.3 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DNNVV Ở TỈNH BÌNH
DƯƠNG.................................................................................................................... - 20 2.3.1 Nguồn nhân lực các DNNVV ở Bình Dương..........................................- 20 2.3.2 Tình hình tuyển dụng tại các doanh nghiệp...........................................- 22 2.3.3 Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh...............................- 23 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYỂN DỤNG
LAO ĐỘNG CÁC DNNVV Ở BÌNH DƯƠNG..........................................................- 24 3.1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ..............................................................................- 24 3.1.1 Yếu tố nguồn thông tin.............................................................................- 24 3.1.2 Giai đoạn phỏng vấn.................................................................................- 27 3.1.3 Điều kiện môi trường làm việc...............................................................- 32 3.1.4 Ưu và nhược điểm của công tác tuyển dụng..........................................- 35 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...............................................................- 39 KẾT LUẬN..................................................................................................................- 42 1



Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................- 44 PHẦN PHỤ LỤC.........................................................................................................- 45 -

MỤC LỤC BẢNG

2


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

Bảng 3a: Độ tuổi nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp........................................20
Bảng 3b: Lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động...................................................................21
Bảng 4a: Nguồn thông tin tuyển dụng.............................................................................25
Bảng 4b: Cảm nhận của nhân viên về buổi phỏng vấn....................................................28
Bảng 4c: Mức độ hướng dẫn công việc, giới thiệu doanh nghiệp...................................29
Bảng 4d: Lý do chọn công ty..........................................................................................30
Bảng 4e: Môi trường làm việc........................................................................................33
Bảng 4f: Nhân viên muốn làm ở doanh nghiêp...............................................................34

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
BD:

Bình Dương


DN:

Doanh nghiệp

DNNVV:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FDI:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KCN:

Khu công nghiệp

TP:

Thành Phố

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

3



Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Tồn

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới khi gia

nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO). Việc gia nhập này đã tạo nên bước ngoặt
cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đồng thời đây cũng là cơ hội để kinh tế nước ta
giao lưu hòa nhịp với nền kinh tế sôi động và hiện đại của các nước tiên tiến trong
khu vực cũng như Thế Giới. Nhưng bên cạnh những cơ hội luôn là những thách thức
mà chúng ta sẽ gặp phải. Có lẽ, đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và điều
quan tâm hơn hết đó chính là sự canh tranh về nguồn nhân lực, bởi lúc này nguồn
nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong
vùng Đơng Nam Bộ và là Kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với mật độ dân số phát
triển nhanh, đời sống vật chất người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Do đó, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn như: KCN Việt
Nam- Singapore, VISIP, Việt Hương…theo sau đó cũng có khá nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ xuất hiện nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Và để có thể
tạo được nền tảng vững chắc cho hoạt động của doanh nghiệp, các khu cơng nghiệp thì
nguồn lao động là yếu tố không thể thiếu. Nhưng hiện nay, hầu hết những nguồn nhân
lực có nhiều kinh nghiệm cũng như trình độ học vấn cao đều có nhu cầu được thăng
tiến nhanh, muốn làm việc ở môi trường rộng mở như ở các khu công nghiệp, công ty
lớn. Và cũng một phần do sự đổi thừa những công ty vừa và nhỏ phân bổ, bố trí việc

làm khơng hợp lý, mơi trường làm việc chưa tốt cũng như tiền lương chưa thỏa mãn.
Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ln khan hiếm những nguồn nhân lực giỏi, có
trình độ kĩ thuật cao, còn những sinh viên mới ra trường tuy có trình độ nhưng chưa có
nhiều kinh nghiệm lai bị thất nghiệp.
Chính vì thế, chúng tơi sẽ nghiên cứu đề tài “Đánh giá về các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bình
Dương”.
Qua đề tài này chúng tơi mong muốn đánh giá và đưa ra được những ưu điểm
cũng như nhược điểm của các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động một
4


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

cách cụ thể và chính xác. Và khi hồn thành thì bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham
khảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cách nhìn mới mẻ trong cơng tác tuyển
dụng lao động đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Bình Dương với mục đích giúp cho các doanh nghiệp nhìn thấy
những ưu và nhược điểm của mình để họ phát triển những ưu điểm, đồng thời khắc
phục nhược điểm đang tồn tại ở doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động sao
cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Và với mong muốn đây sẽ là đề tài tham khảo giúp cho những người chưa có
việc hiểu hơn tình hình tuyển chọn nhân viên tại Bình Dương để có thể điều chỉnh và
hồn thiện mình làm sao phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Đối tương nghiên cứu

Tình hình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bình
Dương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bình Dương
3.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
-

Tìm hiểu về cách thức tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp

-

Khảo sát thực tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-

Tìm hiểu nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về thị trường lao động cũng
như khả năng đáp ứng được nhu cầu đó.

4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
Chương I: Mở đầu
Chương II: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa & nhỏ.
2.1.2

Khái niệm nguồn nhân lực .

2.1.3


Một số yếu tố tác động đến việc tuyển dụng và cách thức
tuyển dụng lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

2.2 Phương pháp luận
1.2.1 Chọn vùng nghiên cứu
1.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
1.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Chương III:Phân tích thực trạng của vùng nghiên cứu.
3.1 Thực trạng chung của Tỉnh
3.2 Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương
3.3 Thực trạng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh
Bình Dương
Chương IV: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động các
DNNVV ở Bình Dương
4.1 Đánh giá các yếu tố

4.2

4.1.1

Yếu tố nguồn thông tin tuyển dụng

4.1.2


Giai đoạn phỏng vấn tuyển dụng

4.1.3

Điều kiện môi trường làm việc

4.1.4

Những ưu và nhược điểm trong công tác tuyển dụng

Một số giải pháp khắc phục và thúc đẩy tuyển dụng lao động có
hiệu quả.

Phần kết luận chung.
Tài liệu tham khảo
5. Sản phẩm và khả năng ứng dụng
Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá tình hình hiện tại của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Bình Dương.
-

Từ bài đánh giá giúp cho các doanh nghiệp nhận ra những ưu và
khuyết điểm đã và đang tồn tại trong quá trình tuyển dụng lao động
của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bình Dương.

-

Cải thiện chất lượng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp này.

6



Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.2 Khái quát nguồn nhân lực
 Quản trị nguồn nhân lực: là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng về thu hút, đào tạo- phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. Nói cách khác quản trị nguồn nhân
lực là một loạt những quyết định tổng hợp hình thành nên mối quan hệ về việc làm.
Chất lượng của những quyết định đó góp phần trực tiếp vào khả năng của tổ chức và
của các công nhân viên đạt được những mục tiêu của mình.
 Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm làm tăng năng suất lao động và
nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên
được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại
nơi làm việc và trung thành, tận tâm với doanh nghiệp.
 Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực:
- Về mặt kinh tế: quản trị nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp khai thác các
khả năng tìm tàng nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
về nguồn nhân lực.
- Về mặt xã hội: quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân bản về
quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng
giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động,
góp phần làm giảm bớt mâu thuẫn tư bản- lao động trong các doanh nghiệp.
 Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực:

- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số
lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có
thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế
hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm
xác định được những công việc cần tuyển thêm người. Thực hiện phân tích cơng việc
sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn
7


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

đặt ra đối với các ứng viên là như thế nào. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng như
trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên tốt nhất cho cơng
việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và hoạch
định nguồn nhân lực, phân tích cơng việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và
xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Nhóm chức năng đào tạo, phát triển: chú trọng việc nâng cao năng lực của
nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành
nghề cần thiết để hồn thành tốt cơng việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên
được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp dụng chương trình
hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân
viên và giúp nhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời, các
doanh nghiệp cũng thường lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân
viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc qui trình cơng nghệ,
kỹ thuật. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như:
hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho cơng nhân; bồi dưỡng nâng
cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ
quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: chú trọng đến việc duy trì và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm 2
chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối
quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
+ Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt
động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say,
tận tình, có ý thức trách nhiệm và hồn thành cơng việc với chất lượng cao. Giao cho
nhân viên những cơng việc mang tính thách thức cao, cho nhân viên biết sự đánh giá
của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hồn thành cơng việc
của nhân viên đối với hoạt động của doanh nghiệp, trả lương cao và cơng bằng, kịp
thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, có đóng góp làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp, v.v... là những biện pháp
hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp. Do
đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính
sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực
8


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Tồn

thực hiện cơng việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng
kích thích, động viên.
+ Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hồn thiện
mơi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao
động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường
làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao
động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu khơng khí tâm lý tập thể và các giá trị
truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh

nghiệp.
 Tuyển dụng là: quá trình tìm kiếm, thu hút nhân viên từ những nguồn khác nhau
đến tham dự tuyển vào các vị trí cịn trống trong tổ chức và lựa chọn trong số họ
những người đáp ứng yêu cầu mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
 Mục đích của q trình tuyển dụng lao động: để đảm bảo đủ số lượng lao động
có năng lực phù hợp để phục vụ cho mục tiêu hoặc phương hướng phát triển của
doanh nghiệp.
 Các yêu cầu đối với tuyển dụng. 
Tuyển dụng nhân sự phải gắn chặt với nhu cầu về nguồn nhân lực phù hợp với
chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ tiến hành tuyển dụng trong
những khi doanh nghiệp cần nhân viên.
Tuyển dụng được những người phù hợp với yêu cầu của cơng việc đảm bảo cho
tổ chức có đội ngũ lao động tốt đáp ứng yêu cầu công việc cũng như giảm bớt chi phí
đào tạo, giúp người lao động phát huy được năng lực của mình trong quá trình lao
động.
Tuyển được người có kỷ luật, trung thực và sắn bó với cơng việc của tổ chức.
Tuyển được người có sức khỏe, làm việc lâu dài trong tổ chức với nhiệm vụ
được giao. [1]
1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
 Khái niệm
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn
vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế
9


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Tồn


tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên), cụ thể như sau:
 Nơng, lâm nghiệp và thủy sản
+ Doanh nghiêp siêu nhỏ: 10 người trở xuống.
+ Doanh nghiệp nhỏ: từ 10 đến 200 lao động và tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng
trở xuống.
+ Doanh nghiệp vừa: từ 200 đến 300 lao động và tổng nguồn vốn là 20 đến 100
tỷ đồng.
 Công nghiệp và xây dựng
+ Doanh nghiêp siêu nhỏ: 10 người trở xuống.
+ Doanh nghiệp nhỏ: từ 10 đến 200 lao động và tổng nguồn vốn là 20 tỷ đồng
trở xuống.
+ Doanh nghiệp vừa: từ 200 đến 300 lao động và tổng nguồn vốn là 20 đến 100
tỷ đồng.
 Thương mại, dịch vụ
+ Doanh nghiêp siêu nhỏ: 10 người trở xuống.
+ Doanh nghiệp nhỏ: từ 10 đến 50 lao động và nguồn vốn là 10 tỷ đồng trở
xuống.
+ Doanh nghiệp vừa: từ trên 50 đến 100 lao động và tổng nguồn vốn là từ trên
10 đến 50 tỷ đồng.
 Vai trò
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể
giữ những vai trị với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương
đồng như sau:
+ Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường
chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét
các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào
tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
+ Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng

thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh
10


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
+ Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mơ nhỏ, nên
dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
+ Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và
vừa thường chun mơn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành
một sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp
các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và
tạo công ăn việc làm ở địa phương.
+ Đóng góp khơng nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp:
 Nguồn cung cấp thơng tin tuyển dụng
 Q trình phỏng vấn
+ Yếu tố tính chuyên nghiệp trong phỏng vấn
+ Yếu tố hướng dẫn công việc và giới thiệu về doanh nghiệp
+ Yếu tố lý do chọn doanh nghiệp
 Môi trường làm việc
 Quy trình tuyển dụng
Thơng thường trình tự tuyển dụng được tiến hành theo 10 bước:
1. Chuẩn bị tuyển dụng
2. Thông báo tuyển dụng

3. Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
4. Phỏng vấn sơ bộ
5. Kiểm tra, trắc nghiệm
6. Phỏng vấn lần hai
7. Xác minh, điều tra
8. Khám sức khỏe
9. Ra quyết định tuyển dụng
10. Bố trí cơng việc
11


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

1.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.2.1 Chọn vùng nghiên cứu
Bình Dương thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công
nghiệp năng động của cả nước, là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung
tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia
chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14 … thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn
diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình Dương ln ở mức
cao, GDP tăng bình qn khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực,
cơng nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công
nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Với những ưu thế
về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, Bình Dương tiếp tục phát triển bền vững và sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có sự tác động mạnh đến tình hình phát triển kinh tế chung của cả
tỉnh và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân ở đây thông qua sự phát triển của các doanh

nghiệp. Chính vì thế, chúng tơi chọn Bình Dương là vùng nghiên cứu cho chuyên đề
này để giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đây có những giải pháp trong việc
tuyển dụng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế vùng làm cho đời sống của người dân
ở đây ngày càng ổn định.
1.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp nhóm thu thập số liệu bao gồm hai phương pháp: phương pháp
thu thập thứ cấp và sơ cấp.
- Phương pháp thu thập thứ cấp:
+ Cục thống kê của tỉnh, trang tin điện tử tỉnh Bình Dương.
+ Các đề tài có liên quan khác…
- Thu thập số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra thực tế bằng bảng
câu hỏi khảo sát các nhân viên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương. Do
thời gian tương đối nên nhóm đã lấy số liệu của 100 nhân viên của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Bình Dương. Số liệu thu thập một cách ngẫu nhiên, không phân biệt là
doanh nghiệp hay ngành nghề nào.

12


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

1.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích tần số: nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quy
trình tuyển dụng, quan điểm của nhân viên về doanh nghiệp thông qua tần số xuất
hiện của các nhân tố.

13



Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Tồn

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,
phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố
Hồ Chí Minh. Tỉnh nằm trên các trục đường giao thơng quan trọng của quốc gia như
quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của
các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương có 1 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện với 89 đơn vị hành chính cấp xã,
phường và thị trấn.
 Đặc điểm địa hình
Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên. Địa hình chủ
yếu là đồi trung bình và thấp, nhìn chung tương đối bằng phẳng, nền đất cao 2 - 25cm
so với mực nước biển. Đây là thế đất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp
và kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
 Khí hậu
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau, thời tiết khơ nóng. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 27 0C. Số giờ
nắng trong năm 2.500 - 2.800 giờ, lượng mưa hàng năm 1.600 - 1.700 mm, độ ẩm
trung bình 79 - 80%.
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh là 269.600 ha. Có 7 nhóm đất chính, trong đó
đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc tụ 12,09%, đất
phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đất đai Bình Dương thích

14


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng và phát triển giao thơng đơ thị.
 Tài ngun rừng
Bình Dương có 13 nghìn ha rừng, trong đó có gần 10 nghìn ha rừng tự nhiên,
3.430 ha rừng trồng. Rừng Bình Dương có vai trị quan trọng về phịng hộ và ổn định
về mơi trường sinh thái. Đây là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 Tài ngun khống sản
Khống sản của tỉnh khơng phong phú, chủ yếu là khống sản phi kim loại. Tập
trung ở phía nam tỉnh là cao lanh, trữ lượng 256 triệu tấn, được khai thác làm gốm sứ
và chất phụ gia công nghiệp. Ở Bến Cát, Tân Uyên có sét gạch ngói, trữ lượng khoảng
629 triệu m3. Đá xây dựng tập trung ở Tân Uyên, Thuận An, trữ lượng khoảng 220
triệu m3, cát xây dựng tập trung ở sơng Sài Gịn, cù lao Bình Chánh, cù lao Rùa và
sơng Thị Tính, trữ lượng khoảng 25 triệu m3. [3]
2.1.3 Nền kinh tế tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
Khoảng 20 năm về trước, rất ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vươn lên trở thành
một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Vì khi đó BD chỉ là một tỉnh
thuần nơng, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Tuy nhiên, từ
khoảng năm 1999 trở lại đây, Bình Dương đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trương đổi mới
được cụ thể hóa bằng những chính sách thơng thống, mở đường cho q trình cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện
môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn
đầu tư trong và ngồi nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi,
nguồn nhân lực ở 4 phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương đã đạt những
thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch
vụ - nơng nghiệp, bộ mặt đơ thị hóa đã được hình thành rõ nét.
Giai đoạn 2006-2010: GDP của Bình Dương tăng trưởng 14% hàng năm, ở
mức gấp đôi cả nước; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng: Công nghiệp chiếm 63%, dịch vụ
chiếm 32,6% và nơng nghiệp chỉ cịn 4,4%.
Bình Dương đã phát triển 28 KCN với tổng diện tích 8.751 ha, có 24 KCN đi
vào hoạt động, thu hút trên 1.200 doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất. Khu liên hợp
công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương đã hồn thành cơ bản việc giải phóng mặt
bằng, xây dựng các cơng trình tạo lực; có 7 KCN đã đi vào hoạt động.
15


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Tồn

Đến nay, Bình Dương đã có 9.012 DN trong nước, tổng vốn đầu tư trên 60.000
tỷ đồng; thu hút 1.922 dự án FDI, tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD; kim ngạch xuất
khẩu của Bình Dương tăng bình quân 22,9%.
Năm 2010, ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, chiếm trên 11% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường xuất khẩu của các DN Bình Dương
đã vươn ra 180 quốc gia, vùng lãnh thổ... Trong mắt nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước, từ nhiều năm qua, Bình Dương đã thực sự là vùng đất đầy hứa hẹn cho công
việc kinh doanh, phát triển sản xuất các loại hình cơng nghiệp và dịch vụ.
Theo bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do cơ quan
phát triển Hoa Kỳ (USAID) cùng Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam xây

dựng, Bình Dương là tỉnh luôn trong tốp đầu của cả nước về PCI nhiều năm qua.
Từ một vùng đất nông nghiệp nghèo nàn, Bình Dương đã vươn mình trở thành
tỉnh cơng nghiệp trọng điểm của cả nước đây được coi là một kỳ tích. Đặc biệt khi
Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới thì nền kinh tế BD lúc này như hổ
mọc thêm cánh.
Sau 7 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên
mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngồi nhờ mơi trường ổn
định, minh bạch, đồng thời phát triển mạnh thương mại, dịch vụ.
Với môi trường đầu tư thuận lợi và sự chuẩn bị chu đáo, Bình Dương đã rất
thành cơng trong thu hút FDI. Nguồn vốn FDI vào Bình Dương đã tăng gần 3 lần kể từ
lúc gia nhập WTO và quy mô từng dự án cũng lớn hơn nhiều.
Hiện nay, bên cạnh các ngành hàng có hàm lượng cơng nghệ cao, nguồn vốn
FDI tăng nhanh trong lĩnh vực dịch vụ như Tập đoàn Mapletree (Singapore) đầu tư
Khu kho vận Mapletree tại Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương
với vốn đầu tư 110 triệu USD; đầu tư lĩnh vực này cịn có Tập đồn DB Schenker của
Đức, Tập đồn YCH (Singapore)… Trong khi đó, Cơng ty TNHH BĐS Guocoland
(Singapore), Công ty Charm Engineering (Hàn Quốc), Tập đồn SP Setia Berhad
(Malaysia)… đã đầu tư phát triển đơ thị với số vốn từ 200 triệu USD đến 620 triệu
USD. Nổi bật nhất là Tập đoàn Tokyu đã đầu tư 1,2 tỷ USD xây dựng Khu đơ thị
Tokyu Bình Dương.
Về thương mại, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường dịch vụ phân phối
bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Chính vì vậy, trong thời gian ngắn
16


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Tồn

tại Bình Dương, nguồn vốn FDI tăng nhanh đầu tư vào lĩnh vực thương mại với hàng

loạt các tập đoàn như Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp), Lotte (Hàn Quốc)…
rót vốn đầu tư siêu thị tại Bình Dương. [8]
 Năm 2011
Trong năm này tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến
tích cực, và kết quả đạt được khá toàn diện trên các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu quan
trọng đều giữ mức tăng trưởng ổn định.
Với phương châm mời gọi các nhà đầu tư và tiếp tục thực hiện các chính sách
thu hút đầu tư, tỉnh có 13.162 doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh với tổng vốn là
90.886 tỷ đồng. Đầu tư nước ngồi thu hút được 889 triệu đơ la Mỹ, gồm 76 dự án mới
với số vốn 408,5 triệu đô la Mỹ và 118 dự án tăng vốn là 480,5 triệu đô la Mỹ.
Để giúp giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh đã tổ chức 14 phiên giao
dịch việc làm với 2.687 lượt doanh nghiệp tham gia, có 25.005 lao động được trực tiếp
phỏng vấn. Trong năm, đã giới thiệu việc làm cho 70.857 người, trong đó tạo việc làm
mới cho 46.179 lao động. Đến nay, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh
nghiệp của tỉnh là 744.158 người. [4]
 Năm 2012
Tỉnh đã thực hiện đồng bộ, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị
trường nên sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển ổn định. Giá trị sản xuất công
nghiệp ước đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ 2011; trong đó, khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15%.
Thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh đạt 2 tỷ 609 triệu đô la Mỹ (kế hoạch 1 tỷ đô
la Mỹ), gồm 105 dự án cấp mới với tổng số vốn 1 tỷ 578 triệu đô la Mỹ và 114 lượt dự
án tăng vốn. Điển hình là dự án Tokyu của Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư 1,2 tỷ đô
la Mỹ. Thu hút đầu tư trong nước đạt 11.331 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, gồm
1.437 lượt doanh nghiệp đăng ký mới với số vốn 6.485 tỷ đồng và 456 lượt doanh
nghiệp tăng vốn.
Đồng thời, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, góp phần mở
rộng thị trường đầu tư, xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, giải quyết
hàng tồn kho, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
ước đạt 12 tỷ 129 triệu đô la Mỹ, tăng 16% so với cùng kỳ. Và trong năm này, tồn

tỉnh có 1.725 doanh nghiệp xuất khẩu vào 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường
17


Nghiên cứu khoa học

GVHD: TS Trần Thanh Toàn

chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh cịn một số
khó khăn thách thức như: về chỉ tiêu có tăng so với năm 2011 nhưng chưa đạt được kế
hoạch đề ra, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa vững chắc, vẫn có nguy cơ tăng trở
lại, thu ngân sách đạt thấp so với dự toán, khả năng cân đối ngân sách gặp nhiều khó
khăn... [5]
 Đầu năm 2013
Tỉnh đã tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế, đảm bảo
tăng trưởng ở mức hợp lý, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
kinh tế của tỉnh vẫn duy trì ở mức tăng trưởng tích cực.
Cùng với những nỗ lực phát triển, Bình Dương đang khơng ngừng kiếm tìm và
chuẩn bị các điều kiện, cơ hội để tăng tốc trên đường hội nhập, đưa Bình Dương trở
thành một tỉnh cơng nghiệp - đô thị phát triển bền vững. Thành phố mới Bình Dương
quy mơ 1.000 ha sẽ là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội; trường Đại học
Quốc tế Miền Đơng với diện tích 26 ha tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương, quy
mơ đào tạo 24.000 sinh viên/năm theo hình thức đào tạo đa cấp, đa ngành, do
Becamex IDC làm chủ đầu tư; Khu cơng nghệ kỹ thuật cao do Tập đồn Mapletree
(Singapore) đầu tư khoảng 400 triệu USD, với tổng diện tích 75 ha với mục đích
chuyển giao cơng nghệ và quy trình kinh doanh hiện đại, phục vụ các doanh nghiệp
kinh doanh phát triển công nghệ cao, chế tạo thử và phát triển sản phẩm mới... sẽ là
những cú hích mới cho Bình Dương phát triển nhanh và bền vững trong những năm
tiếp theo.



Để vượt qua những thách thức và đạt được mục tiêu đề ra, BD đang rất cần có đội

ngũ nhân lực, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề, chun mơn kỹ thuật cao, có
kinh nghiệm, có óc sáng tạo. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của nền kinh tế BD
hiện nay. [6]
2.2 KHÁI QUÁT NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH
Theo dự báo về nhu cầu lao động của tỉnh Bình Dương thì hàng năm nhu cầu
tuyển dụng lao động của tỉnh là 30.000 đến 40.000 lao động, nhưng chỉ thu hút được
hơn 50% lao động trong tỉnh, mà các doanh nghiệp lại đang cần lao động nên đã thu
hút nhiều các lao động ở ngoài tỉnh mới đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Song với sự
tập trung ngày càng nhiều doanh nghiệp thì tình hình nguồn nhân lực của tỉnh sẽ
18


×