Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.9 KB, 64 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Xây dựng bài tập Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ
nghĩa cho học sinh Tiểu học”
- Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hồng Phước - Trần Huỳnh Như –
Lê Thị Nhàn
- Lớp: D13TH04

Khoa: Sư Phạm

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS.Đặng Phan Quỳnh Dao
2. Mục tiêu đề tài: Xây dựng được những dạng bài tập mở rộng vốn
từ theo quan hệ ngữ nghĩa cho học sinh Tiểu học
3. Tính mới và sáng tạo: Hệ thống lại những dạng bài tập Mở rộng
vốn từ.
4. Kết quả nghiên cứu: Tài liệu của chúng tơi sẽ góp phần nhỏ giúp
cho học sinh cũng như giáo viên Tiểu học nói chung sẽ xây dựng được
bài tập Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa. Ngồi ra nó cịn được
dùng làm tài liệu giúp đỡ cho việc giảng dạy của chúng tôi sau này.
Và nó có thể làm tiền đề, cơ sở cho những nghiên cứu sau này.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh,
quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:


6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề
tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có)


hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có):
Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa
học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn
ghi):

Ngày

tháng

năm

Xác nhận của lãnh đạo khoa

Người hướng dẫn


(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Trần Thị Hồng Phước
Sinh ngày: 11 tháng 02 năm 1995
Nơi sinh: Đồng Nai
Lớp: D13TH04

Khóa: 2013 - 2017

Khoa: Sư Phạm
Địa chỉ liên hệ: Phường Phú Hoà – TP. Thủ Dầu Một
Điện thoại: 0986882415

Email:


II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm
thứ 1 đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo Dục Tiểu Học

Khoa: Sư Phạm

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Khơng
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo Dục Tiểu Học

Khoa: Sư Phạm

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Khơng

Ngày

tháng

năm

Xác nhận của

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

lãnh đạo khoa

thực hiện đề tài


(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa


1

Lê Thị Nhàn

1321402020161

D13TH04

Sư Phạm


2

Trần Huỳnh Như

1321402020160

D13TH04

Sư Phạm

3

Trần Thị Hồng Phước

1321402020182

D13TH04

Sư Phạm

MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi............................................................................5
4.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................5
4.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................6



5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................6
5.1 Phương pháp phân tích ngơn ngữ....................................................6
5.2 Phương pháp giao tiếp ( thực hành giao tiếp)..................................6
5.3 Phương pháp luyện tập theo mẫu.....................................................7
5.4 Phương pháp thống kê và xác xuất..................................................7
B.PHẦN NỘI DUNG...................................................9B.PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ
THEO QUAN HỆ NGỮ NGHĨA. 9CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO QUAN HỆ NGỮ NGHĨA. .........8
1.1. Cơ sở lí luận...............................................................91. Cơ sở lí luận 8
1.1.1. Cở sở ngơn ngữ học..........................91.1. Cở sở ngơn ngữ học
..........8
1.1.1.1 Từ là gì?.........................................................91.1.1 Từ là gì? 8
1.1.1.2 Vốn từ là gì?............................................91.1.2 Vốn từ là gì? 8
a- Vốn từ là gì ?................................................9a- Vốn từ là gì ? 8
b- Vốn từ của cá nhân.........................910b- Vốn từ của cá nhân 9
c- Vốn từ của học sinh tiểu học910c- Vốn từ của học sinh tiểu học
....................................................................................................9
1.1.1.3 Tính hệ thống của từ................9101.1.3 Tính hệ thống của từ 9
1.1.1.4 Nghĩa và trường nghĩa của từ121.1.4 Nghĩa và trường nghĩa của
từ..................................................................................................11
a. Nghĩa của từ........................................................12a. Nghĩa của từ
......................................................................................................11
b. Các thành phần nghĩa của từ......12b. Các thành phần nghĩa của từ
......................................................................................................11
c. Quan hệ ngữ nghĩa là gì?........................................13
d. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa................14
1. 2. Cơ sở tâm lý học...............................................................................14
1.3. Cơ sở thực tiễn....................................................143. Cơ sở thực tiễn

15
1.3.1. Chương trình luyện từ và câu trong sách lớp 2, 3 ,4 và 5 143.1.
Chương trình luyện từ và câu trong sách lớp 2, 3 ,4 và 5................15
1.3.2 Bài học theo chủ đề trong SGK..............................................15
1.3.3. Thực trạng dạy – học của GV và HS trong phân môn Luyện từ &
câu lớp 2, 3,4 và 5lớp 3....................................................................15
1.3.3.1 Về phía HS...............................................153.3.1 Về phía HS
........16
a. Nội dung khảo sát: Học sinh thực hiện các bài kiểm tra15a. Nội dung
khảo sát: Học sinh thực hiện các bài kiểm tra.............................16
b. Kết quả khảo sát...................................................................2425
1.3.3.2 Về phía giáo viên.............................................................3031
CHƯƠNG II:
BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO QUAN HỆ NGỮ NGHĨA CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC 31BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO QUAN
HỆ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .....................................32
2.1. Một số nguyên tắc xây dựng bài tập Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ
nghĩa.311. Một số nguyên tắc xây dựng bài tập Mở rộng vốn từ theo quan hệ
ngữ nghĩa.................................................................................................32


2.1.1.Nguyên tắc giao tiếp................................311.1.Nguyên tắc giao tiếp
32
2.1.2.Nguyên tắc tích hợp.....................................332.Nguyên tắc tích hợp
34
2.1.3. Nguyên tắc trực quan..................................................................3435
2.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện từ
và câu....................................................................................................3738
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ
pháp trong dạy học Luyện từ và câu....................................................385.

Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp
trong dạy học Luyện từ và câu................................................................39
2.2. Các kiểu dạng bài tập Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa. .4041
2.2.1 Bài tập Tìm từ ngữ cùng chủ đề (Mở rộng vốn từ theo chủ để)4041
2.2.1.1 Một số bài tập Tìm từ ngữ cùng chủ đề412.1.1 Một số bài tập
Tìm từ ngữ cùng chủ đề...................................................................42
2.2.1.2 Cách hướng dẫn thực hiện bài tập Tìm từ ngữ cùng chủ đề....
432.1.2 Cách hướng dẫn thực hiện bài tập Tìm từ ngữ cùng chủ đề
......................................................................................................44
2.2.2 Bài tập Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa (Mở rộng vốn từ theo quan hệ
đồng nghĩa)......................................................................................4344
2.2.2.1 Một số bài tập Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa .442.2.1 Một số
bài tập Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa ..............................................45
2.2.2.2 Cách hướng dẫn thực hiện bài tập Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa
............
……………………………………………………………………..462.2
.2 Cách hướng dẫn thực hiện bài tập Tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa..
……………………………………………………………………..47
2.2.3 Tìm từ trái nghĩa (Mở rộng vốn từ theo quan hệ trái nghĩa)….. 462.3
Tìm từ trái nghĩa (Mở rộng vốn từ theo quan hệ trái nghĩa)….. 48
2.2.3.1
Một
số
bài
tập
Tìm
từ
trái
nghĩa…………………………..462.3.1...... Một số bài tập Tìm từ trái
nghĩa…………………………..48

2.2.3.2
Cách hướng dẫn thực hiện bài tập Tìm từ trái
nghĩ……….482.3.2 Cách hướng dẫn thực hiện bài tập Tìm từ trái
nghĩ……….49
KẾT LUẬN.............................................................................................5051
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................5253


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

- GV

Giáo viên

- HS
- LT&C
-M
- SGK
- TV

Học sinh
Luyện từ và câu
Mẫu
Sách giáo khoa
Tiếng việt


- MRVT

Mở rộng vốn từ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 2 Trường Tiểu học Dĩ An
Bảng 1.2 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 2 Trường Tiểu học Tân Hiệp
Bảng 1.3 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 3 Trường Tiểu học Tân Hiệp
Bảng 1.4 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 3 Trường Tiểu học Dĩ An
Bảng 1.5 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 4 Trường Tiểu học Tân Hiệp
Bảng 1.6 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 4 Trường Tiểu học Dĩ An
Bảng 1.7 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 5 Trường Tiểu học Dĩ An
Bảng 1.8 Kết quả khảo sát đề kiểm tra Luyện từ và câu của học sinh
lớp 5 Trường Tiểu học Tân Hiệp


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên. Nhóm nghiên cứu chúng em xin được gửi lời cảm
ơn chân thành đến lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa Sư Phạm đã
tạo điều kiện cho chúng em cơ hội thực hiện đề tài Nghiên cứu khoa
học này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đức

Thành, cô Đặng Phan Quỳnh Giao – giảng viên hướng dẫn dã không
ngại vất vả, bỏ thời gian quý báu của mình để giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình cho chúng em trong suốt thời gian chúng em thực hiện đề
tài Nghiên cứu khoa học này.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả của các tài
liệu tham khảo, các trang web giáo dục... đã để cho chúng em có thể
dựa trên nền tảng đó mà có thể thực hiện Đề tài Nghiên cứu khoa học
này.
Lời cuối cùng, chúng em xin chúc q thầy cơ có thật nhiều sức
khỏe, tâm trí an khang để hướng dẫn, giúp đỡ lớp lớp đàn em chúng
em có thể thực hiện được các Đề tài Nghiên cứu khoa học sau này.


CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


1

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ là đơn vị cơ bản, trung tâm của ngôn ngữ. Từ là đơn vị ngôn
ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Trong chương trình cải cách các cấp học từ Tiểu học đến Trung
học phổ thông, Tiếng việt là một trong những môn học chiếm vị trí
quan trọng trong chương trình. Phân mơn Luyện từ và câu nói chung
và Mở rộng vốn từ nói riêng cung cấp cho học sinh thói quen dùng từ
đúng, nói – viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong
học tập và giao tiếp. Đồng thời rèn luyện phát huy khả năng tư duy,
các kĩ năng, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.
Dạy từ cho học sinh cịn có tác dụng rèn luyện năng lực tự phân

tích và tổng hợp cho học sinh. Chúng ta ai cũng nghĩ rằng dùng một
từ thì tương đối dễ, nhưng giải thích cho được nghĩa cho sát, cho
đúng, cho thật bao quát, không ai bắt bẻ được thì rất khó. Vì vậy cần
rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua việc dạy cho các em quan
sát, thể nghiệm và chiếm lĩnh thực tế khách quan theo kiểu Việt Nam.
Giảng từ, sử dụng từ đúng đắn, chính xác, đạt hiệu quả biểu thái
và biểu cảm là một cách rất tốt luyện cho học sinh khả năng tiếp thu
bài tốt hơn cả. Một thói quen mà hiện nay học sinh chúng ta rất thiếu.
Trong giai đoạn hiện nay, Mở rộng vốn từ hay Mở rộng vốn từ
theo quan hệ ngữ nghĩa cho học sinh Tiểu học đang được các giáo
viên rất quan tâm trong các tiết dạy học Tiếng Việt. Chính vì vậy
nhiệm vụ dạy từ, Mở rộng vốn từ cho học sinh Tiểu học là một nhiệm
vụ vô cùng cần thiết. Tầm quan trọng của việc dạy từ cho học sinh
chính là lí do để nhóm chúng tơi chọn đề tài: Xây dựng bài tập Mở
rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa cho học sinh Tiểu học để nghiên
cứu.


2

2. Lịch sử vấn đề
Trong cuốn Bài tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2, Bài tập Trắc
nghiệm lớp 3 của Nguyễn Thị Hạnh, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2005.
Tác giả đã xây dựng một hệ thống bài tập trắc nghiệm theo 5 phân
mơn của chương trình Tiếng Việt 3: đó là các phân mơn: Tập đọc,
Chính tả, Luyện từ và câu, Đọc hiểu, Tập làm văn. Nội dung của bài
tập trắc nghiệm phần lớn bám sát yêu cầu của từng bài học trong sách
Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3.
Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng của tác giả Đỗ Hữu Châu, Nhà xuất
bản Đại học Sư Phạm, 1998. Tác giả cung cấp những cơ sở đủ mạnh

để giải thích và phát hiện những nét tinh tế trong ý nghĩa của từ; giải
thích những sự kiện xảy ra trong lời nói, giao tiếp.
Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt của tác giả Đỗ Hữu Châu,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. Ở đây tác giả đã tái bản
lần thứ hai và trình bày các vấn đề về Từ - ngữ nghĩa, cấu tạo từ; xác
định từ là đơn vị của tiếng Việt, những từ trên hai âm tiết cung cấp
một hệ thống thao tác, những khái niệm cơ sở đúc rút từ các tác phẩm
ngôn ngữ học. Tác giả viết rằng:" F.DE SAUSSURE nhận xét:"...
Ngôn ngữ có tính chất kì lạ và đáng kinh ngạc là khơng có những thực
thể thoạt nhìn thấy ngay được, thế nhưng người ta vẫn biết nó tồn tại,
và chính sự giao lưu giữa những thực thể đó làm thành ngơn ngữ".
Trong số những thực thể đó, cái mà ngơn ngữ học vẫn gọi là từ. Từ là
những đơn vị hai mặt, có hình thức âm thanh và có ý nghĩa, cho nên
cũng dễ nghĩ rằng, để tách được dòng âm thanh thành các từ thì phải
tách cho được cái chuỗi ý nghĩa của nó thành từng đơn vị ý nghĩa, rồi
cho các đơn vị ý nghĩa ứng với đoạn âm thanh mà nó cũng chia ra
được. Rồi sự đồng nhất về ngữ nghĩa - ngay ở cả những tác giả phủ
định khả năng nghiên cứu một cách khoa học - luôn luôn là chỗ dựa
để phân tánh các đơn vị và để đẳng nhất các đơn vị. Thế mà ý nghĩa


3

lại là cái biến động hơn mọi thành phần khác của từ. Ở mức dộ thấp,
có nhà khoa học tuy khơng phủ nhận khái niệm từ, nhưng cho rằng
khó lịng tìm một định nghĩa từ chung cho tất cả các ngôn ngữ, hoặc
né tránh không quan tâm đến việc đi sâu nghiên cứu những đặc trưng
cơ bản của từ. Ở mức độ cao hơn, các nhà nghiên cứu loại bỏ từ như
là một đơn vị ngôn ngữ cần thiết trong các cơng trình miêu tả ngơn
ngữ. Tiếp thu ý kiến của A.A.Potebja, Viện sĩ cho rằng :" Từ với tư

cách là hệ thống các hình thái và ý nghĩa là hội điểm của các mối liên
hệ và tác động qua lại giữa các phạm trù ngữ pháp". Cũng chính
V.Vinogradov đã thấy tính quy định lẫn nhau giữa ý nghĩa từ vựng và
ý nghĩa ngữ pháp. Xác định ý nghĩa từ vựng của từ đã bao hàm những
chỉ dẫn về các đặc điểm ngữ pháp của từ, ý nghĩa ngữ pháp và hình
thái ngữ pháp vừa đối kháng vừa hịa nhập với ý nghĩa từ vựng của
từ".
Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt của tác giả Đỗ Hữu Châu, Nhà
xuất bản Đại Học Sư Phạm, 2004. Tác giả đã xây dựng khá đầy đủ,
khái quát đầy đủ về các vấn đề như từ vựng học, đơn vị từ vựng,
nghĩa của từ, trường từ vựng – ngữ nghĩa, các lớp từ vựng và hệ thống
từ Hán Việt và từ vay mượn.
Ngữ pháp tiếng Việt thực hành của tác giả Nguyễn Chí Hịa, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Trong cuốn sách này tác giả
cung cấp những kiến thức cơ bản có tính chất hệ thống về ngữ pháp
tiếng Việt dưới góc độ thực hành tiếng, phát triển năng lực thực hành
tiếng Việt.
Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của tác giả Đỗ Hữu Châu, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Giáo trình này của tác giả
phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học thế giới và trong
nước trên lĩnh vực từ vựng – ngữ pháp học về lí luận và kết quả
nghiên cứu cụ thể.


4

Từ và nhận diện từ tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thiện Giáp,
Nhà xuất bản Giáo Dục, 1996. Tác giả đề cập đến việc nhận diện và
định nghĩa từ tiếng Việt; phân loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt.
Giáo trình ngơn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 giúp người đọc hiểu và nắm được
khái niệm nội dung cơ bản của khoa học ngơn ngữ. Trình bày tương
đối đầy đủ các nội dung: bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát
triển của ngôn ngữ; chữ viết, ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học,
ngữ nghĩa học và ứng dụng ngôn ngữ.
Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Nhà xuất bản
Giáo dục, năm 2009. Tác giả đã nêu bao quát các vấn đề chính thường
được nêu lên trong từ vựng học của nhiều nước trên thế giới, đã giới
thiệu những khái niệm cơ bản, những phương pháp thích hợp được sử
dụng thích hợp trong nghiên cứu từ vựng học. Tác giả cho rằng :" Ý
ngĩa của từ là một vấn đề hết sức phức tạp. Đi vào vấn đề này ta như
đi vào một đại dương mênh mông của những ý kiến khác nhau".
Nghĩa học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, năm 2014. Trong cuốn sách này, tác giả đã đặt ngữ
nghĩa học vào phạm vi của ngôn ngữ học và khảo sát nó. Ngữ nghĩa
học ở đây sẽ bao gồm nghĩa học từ vựng và nghĩa học cú pháp. Nghĩa
học từ vựng nghiên cứu bản chất của nghĩa từ vựng và sự biến đổi của
chúng. Nghĩa học cú pháp nghiên cứu nghĩa của câu và phát ngôn,
được xác định bởi các nghĩa của các bộ phận tạo thành và các quan hệ
cú pháp của chúng.
Mở rộng vốn từ Hán Việt của tác giả Nguyễn Văn Bảo, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia, 2002. Cuốn sách thống kê và giải thích nghĩa
tồn bộ những từ Hán Việt có trong sách giáo khoa Tiếng Việt, Ngữ
Văn các cấp.


5

Nhiều nhà Việt ngữ học cho rằng thuộc phạm trù từ của tiếng
Việt, ngồi các từ đơn tiết cịn có cả từ đa tiết, nhưng các tác giả này

khác nhau ở cách xác định và phân loại các từ đa tiết. Nguyễn Kim
Thản phân biệt từ thuần, từ pha, từ phức, từ chắp; Đỗ Hữu Châu chỉ ra
từ ghép và từ láy; Nguyễn Văn Tu phân biệt từ đơn và từ ghép, trong
đó từ ghép bao gồm cả từ láy mà tác giả gọi là từ ghép do một từ đơn
ghép với bản thân nó mà thành. Ngồi ra, những tác giả này còn thừa
nhận sự tồn tại của cụm từ cố định. Rồi khi nói đến ngữ nghĩa của từ
tiếng Việt, các tác giả cũng đưa ra cách giải thích khác nhau. Nguyễn
Văn Tu nhấn mạnh nghĩa là phản ánh sự vật, hiện tượng thông qua
khái niệm, giá trị ngữ cảnh. Đỗ Hữu Châu thì cho rằng nghĩa, từ cùng
với các nhân tố (như sự vật, tư duy, người dùng) là không thể tách rời
v..v..
Điểm chung qua các công trình của các tác giả vừa nêu trên.
Chúng tơi nhân thấy các tác giả chỉ mới đề cập đến những khía cạnh
của từ, giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ, ngữ pháp tiếng Việt. Nhưng
chưa đưa ra các dạng của bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ
nghĩa và cách hướng dẫn một cách cụ thể. Dựa trên những tài liệu đó
để chúng tơi làm cơ sở cho việc xây dựng bài tập Mở rộng vốn từ theo
quan hệ ngữ nghĩa cho Học sinh Tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các kiểu bài tập Mở rộng vốn từ theo
quan hệ ngữ nghĩa cho học sinh Tiểu học.
- Đề ra cách hướng dẫn thực hiện các kiểu bài tập Mở rộng vốn từ
theo quan hệ ngữ nghĩa.
4. Đối tượng, phạm vi
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Bài Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa ở Tiểu học.
- Giáo viên dạy tiếng Việt lớp Tiểu học.


6


- Học sinh học dạng bài Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Khối lớp học sinh lớp Tiểu học
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích ngơn ngữ
Phân tích là một thao tác trí tuệ đặc trưng của trường học. Nó là
một trong nhưng kĩ năng quan trọng mà trường tiểu học phải hình
thành cho học sinh. Cũng vì vậy, phân tích được sử dụng trong tất cả
các môn học ở tiểu học. Trong dạy học Tiếng Việt, phương pháp phân
tích được cụ thể hóa thành phân tích ngơn ngữ.
Phương pháp phân tích ngơn ngữ là phương pháp được sử dụng
một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ:
ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục
đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngơn ngữ, hình thức và cách thức
cấu tạo, ý nghĩa của chúng trong nói năng. Các dạng phân tích ngơn
ngữ: quan sát ngơn ngữ (là giai đoạn đầu trong q trình phân tích
ngơn ngữ nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng
theo một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp,
phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích ngơn ngữ các tác phẩm
văn chương … Tất cả các dạng phân tích ngơn ngữ đều là bộ phân cấu
thành của nhiều bài tập khác nhau: các bài tập đọc, tập viết, chính tả,
luyện nói và viết văn với nhiệm vụ mang tích phân tích.
Đối với kiểu bài Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa cần sử
dụng phương pháp phân tích ngơn ngữ nhằm hiểu rõ được nghĩa của
từ để áp dụng vào các bài tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết
văn cũng như phân tích các từ ngữ nhằm tìm ra điểm giống và khác
nhau, sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định...



7

5.2 Phương pháp thống kê
Thống kê và xác xuất là hai cách tiếp cận trong nghiên cứu
quan hệ giữa định tính và định lượng. Trong tiếp cận thống kê, người
ta xem xét toàn bộ các sự vật hiện hữu để đưa kết luận về bản chất sự
vật. Ví dụ, thống kê số học sinh làm đúng một dạng bài tập. Trong tiếp
cận xác xuất, người ta xem xét một cách có lựa chọn khoảng mười
nghìn người để phát phiếu điều tra thăm dị sự tín nhiệm của dân
chúng đối với một Tổng thống đương nhiệm.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học này sử dụng phương pháp
thống kê để thống kê số phần trăm học sinh chọn câu trả lời đúng
trong mỗi đề khảo sát đã yêu cầu học sinh thực hiện. Phương tiện sử
dụng để khảo sát: đề khảo sát cho học sinh, phiếu câu hỏi cho giáo
viên.


8

B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BÀI TẬP MỞ RỘNG
VỐN TỪ THEO QUAN HỆ NGỮ NGHĨA
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cở sở ngơn ngữ học
1.1.1.1 Từ là gì?
1.1.1.1

Từ là gì?


Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngơn ngữ có khả năng hoạt động độc
lập trong câu. Hay nói cách khác từ là một đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa
có tính độc lập, tự do, xuất hiện trong lời nói và có chức năng cú
pháp.
Từ là một tín hiệu ngơn ngữ bao gồm hai thành phần âm thanh
và ý nghĩa. Hai thành phần này có liên quan mật thiết và hổ trợ cho
nhau để biểu hiện ý nghĩa của con người.
Âm thanh mang tính vật chất và có cấu tạo vật lý phức tạp. Đơn
vị nhỏ nhất của âm thanh là âm vị.
Ý nghĩa của từ chỉ thể hiện khi sử dụng các từ trong lời nói, nó
có tính ổn định, vì bản thân mối quan hệ của từ với các sự vật, hiện
tượng có thể thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh.
Từ là cơ sở hay vật liệu cơ bản để xây dựng ngôn ngữ, mỗi con
người có được một ngơn ngữ nào đó chính ở họ tập hợp được một vốn
từ vựng của ngơn ngữ đó.
1.1.1.2 Vốn từ là gì?
a. Vốn từ là gì ?
Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hồn chỉnh (có đủ hình thức âm,
chữ và nội dung ngữ nghĩa) mà mỗi cá nhân tích lũy được trong kí ức


9

của mình. Vốn từ ở từng người cụ thể, khơng ai giống ai. Vốn nhiều
hay ít, đa dạng hay đơn giản tùy thuộc kinh nghiệm sống, trình độ học
vấn, ở sự tiếp xúc giao lưu văn hóa ngơn ngữ của từng người.
b. Vốn từ của cá nhân
Vốn từ cá nhân là toàn bộ các từ và các đơn vị tương đương từ
của ngơn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân và được cá nhân
đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp. Vốn từ này được hình thành

theo hai con đường tự nhiên vô thức và con đường có ý thức.
c. Vốn từ của học sinh tiểu học
Vốn từ của học sinh tiểu học là vốn từ ở độ tuổi từ 6-10. Vốn từ
của học sinh tiểu học là đối tượng nghiên cứu khá phứ tạp. Bởi, vốn từ
là một hệ thống luôn luôn biến động, khiến cho việc định lượng, định
tính là điều khơng đơn giản.
Vốn từ của học sinh tiểu học có được chủ yếu là do bốn nguồn
cung cấp: gia đình, xã hội, nhà trường và sách báo. Bốn nguồn này là
phạm vi giao tiếp hàng ngày của học sinh tiểu học. Vốn từ này được
hình thành theo hai con đường tự nhiên vơ thức và con đường có ý
thức.
1.1.1.3 Tính hệ thống của từ
Những thành tựu của ngơn ngữ học nói chung và tiếng Việt nói
riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tiếng Việt trong đó có
phương pháp dạy từ ngữ. Ngơn ngữ tiếng Việt tạo nên nền tảng của
những môn học Tiếng việt. Những tri thức về tính hệ thống của từ,
của ngơn ngữ nói chung, sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đối với
việc sử dụng từ ngữ, về sự hoạt động của từ trong giao tiếp... là cơ sở
khoa học để tạo nên nội dung dạy học luyện từ và câu và xây dựng
một phương pháp dạy học Mở rộng vốn từ theo phương pháp mới.
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều khẳng định ngôn ngữ là
một hệ thống, từ là một tiểu hệ thống trong lịng ngơn ngữ. Các nhà


10

ngôn ngữ học cũng cho rằng từ không tồn tại một cách rời rạc, riêng lẻ
mà tồn tại thành hệ thống. Hiện tượng này có một vai trị quan trọng
trong giảng dạy từ ngữ cho học sinh tiểu học.
Tính hệ thống của ngơn ngữ nói chung, của từ nói riêng là cơ sở

để xây dựng hệ thống bài tập Mở rộng vốn từ. Đó cũng là cơ sở để
cung cấp từ theo chủ đề. Chúng ta có thể sắp xếp các từ cần dạy, phát
triển vốn từ cho học sinh theo hệ thống chủ đề theo trường sự vật.
Dạy từ ngữ cịn tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn
ngữ, trong quan hệ với hiện thực khách quan. Dạy từ ngữ không thể
xem xét từ một cách cô lập, riêng lẻ mà phải thấy được mối quan hệ
với các từ khác. Mối quan hệ này được thể hiện ở dạng: quan hệ ngữ
nghĩa, hệ thống từ loại và quan hệ giữa chúng với các từ khác trong
ngôn bản và các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Có nghĩa là dạy từ
phải tính đến quan hệ ý nghĩa của từ với các từ khác bao quanh, các
phong cách chức năng. Do đó, khi giảng dạy từ, phải đặt nó trong mối
quan hệ với các từ xung quanh trong hệ thống ngơn ngữ.
Theo Ferdinand de Saussre thì ngơn ngữ là một hệ thống trong
đó mọi yếu tố đều gắn bó khắng khít với nhau, và trong đó giá trị các
yếu tố này chỉ là hệ quả của sự tồn tại đồng thời của những yếu tố
xung quanh quy định, nghĩa là giá trị của mối yếu tố chỉ có thể có
được khi tồn tại trong hệ thống, tách ra khỏi hệ thống thì nó khơng
cịn giá trị của mỗi yếu tố. Do đó, khi giảng từ, ta phải đặt nó trong
mối quan hệ với các từ xung quanh trong hệ thống ngơn ngữ.
Tóm lại: Từ vựng là một hệ thống lớn trong đó chứa nhiều hệ
thống nhỏ, các từ không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà thành một hệ
thống, thành nhóm. Nghĩa của từ cũng vậy, khơng chỉ tồn tại riêng
cho từng từ mà chúng tạo thành hệ thống ngữ nghĩa, thành các
trường nghĩa. Vì vậy, chúng tơi chọn tính hệ thống của từ làm cơ sở lý
luận cho đề tài của mình.


11

1.1.1.4 Nghĩa và trường nghĩa của từ

a. Nghĩa của từ
Ý nghĩa là cái quyết định, là lí do tồn tại của ngôn ngữ mà không
đối tượng ngôn ngữ học nào lại khơng liên hệ với ý nghĩa. Khơng có
sự nghiên cứu ngôn ngữ học nào tiến hành mà không đụng chạm đến
nghĩa. Ý nghĩa là tờ “chứng chỉ” cho sự kiện ngôn ngữ
Từ vấn đề trên, khi dạy nghĩa của từ cho học sinh, giáo viên cần
gắn với hoạt động của từ (những từ đứng trước và đứng sau) và đưa từ
vào trong ngôn bản. Bởi vậy, trong giao tiếp nghĩa của từ không đơn
thuần chỉ là nghĩa khái quát mà nó cịn gắn với tâm lí người sử dụng.
Đó là nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm, nghĩa mà các em tiếp nhận
mang sắc thái tình cảm và gắn với hoạt động. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ
thể từng thành phần nghĩa này.
b. Các thành phần nghĩa của từ
Nghĩa biểu vật
Ý nghĩa biểu vật của từ là nghĩa ứng với sự vật hiện tượng,
trạng thái, tính chất được từ gọ tên. Ý nghĩ biểu vật quy định phạm vi
sự vật mà từ dùng để biểu hiện. Có những từ có ý nghĩa biểu vật hẹp,
chỉ ứng với một sự vật hiện tượng duy nhất trong thực tế. Song có
những từ có ý nghĩa biểu vật lại có tính chất khái quát lớn, bao hàm
một phạm vi to lớn. Có những từ có nhiều nghĩa biểu vật, tức là từ đó
ứng với nhiều loại sự vật trong hiện thực.
Nghĩa biểu vật là một thành phần nghĩa đã giúp ta hiểu từ một
cách chính xác, song ta cũng khơng nên hiểu nó một cách đơn giản.
Không phải cứ nắm được sự vật hiện tượng là nắm được nghĩa. Tuy
nó bắt nguồn từ hiện thực khách quan, phản ánh hiện thực nhưng
khơng hồn toàn trùng với sự vật hiện tượng. Bởi ý nghĩa biểu vật còn


12


chịu tác động của các quy tắc cấu tạo từ. Cho nên ý nghĩa biểu vật trở
thành một sự kiện ngơn ngữ chứ khơng cịn là một sự kiện ngồi ngơn
ngữ.
Tóm lại: Muốn hiểu được ý nghĩa của từ, thì cần nắm ý nghĩa
biểu vật của từ là điều cần thiết. Ý nghĩa biểu vật xuất phát từ sự
phản ánh sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vào ngôn ngữ,
nên sự vật hiện tượng là cơ sở, nguồn gốc của ý nghĩa biểu vật.
Nghĩa biểu niệm
Sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào
ngôn ngữ thành ý nghĩa biểu vật và từ có ý nghĩa biểu vật sẽ có ý
nghĩa biểu niệm tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm là những hiểu biết mà
từ gợi ra về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất.
Những hiểu biết này bao gồm những hiểu biết về thuộc tính, đối
tượng, tổng hợp tất cả thuộc tính đó tạo thành nội dung khái niệm.
Mỗi thuộc tính đó được phản ánh trong nghĩa biểu niệm của từ thành
một nét nghĩa. Và mỗi nét nghĩa như vậy có thể có mặt trong ý nghĩa
biểu niệm của từ.
Tóm lại: ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét
nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật
tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập
hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ.
Nghĩa biểu thái
Ý nghĩa biểu thái là nhân tố đánh giá to, nhỏ, mạnh, yếu ; nhân
tố cảm xúc dễ chịu, sợ hải, khó chịu... hay nhân tố tái độ kính trọng,
yêu, ghét mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
Sự vật và hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự
vật hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người. Do
đó cùng với tên gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá
của mình mà chính mình lắm khi cũng không tự biết.



13

Tóm lại, dạy từ khơng chỉ dạy ý nghĩa định danh, mà phải vươn
tới dạy cho học sinh nắm tri thức mà loài người đã nhận thức được
qua các khái niệm, lồng vào đó cịn có những sắc thái tình cảm khác
nhau. Bởi vậy, trong khi giao tiếp, nghĩa của từ khơng đơn thuần chỉ
là nghĩa khái qt mà nó cịn gắn với tâm lí người sử dụng. Đó là
nghĩa biểu thái, biểu cảm.
c. Quan hệ ngữ nghĩa là gì?
Quan hệ ngữ nghĩa: các từ trong vốn từ vựng không tồn tại một
cách cô lập mà tạo thành những loại, những nhóm cùng loại có tính
chất hệ thống nào đó, cũng với một số từ khác. Bao gồm:
- Đồng nghĩa: là hiện tượng các từ có hình thức khác nhau nhưng
giống nhau về ý nghĩa và phản ánh mối quan hệ đồng nhất các
từ có cùng ý nghĩa biểu niệm.
- Trái nghĩa: thì trái nghĩa lại là “hiện tượng những từ khác nhau về
ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản
về logic, nhưng tương liên lẫn nhau.”
- Bao hàm nghĩa: Quan hệ bao hàm nghĩa xảy ra khi phạm vi nghĩa
của một từ bao hàm phạm vi nghĩa của một từ khác.
- Đa nghĩa: Đa nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các
nghĩa này có thể có liên hệ với nhau về mặt lịch sử - dẫn đến sự
phân biệt nghĩa gốc/ nghĩa phát sinh, hoặc liên hệ về logic – có
nghĩa cụ thể/ nghĩa trừu tượng, nghĩa chính/ nghĩa phụ; các mối
liên hệ này lại tạo nên tính hệ thống chặt chẽ giữa các nghĩa
trong từ đa nghĩa.
- Đồng âm/ đồng tự: đồng âm là hiện tượng nhiều từ có nghĩa khác
nhau nhưng có vỏ ngữ âm giống nhau.
- Ẩn dụ: là một hình thái một cụm từ được dùng để thể hiện một

cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.


14

- Hoán dụ: biện pháp dùng tên gọi của sự vật này để chỉ sự vật
khác, như lấy tên gọi cái toàn thể để chỉ cái bộ phận , lấy tên
gọi cái chứa đựng để chỉ cái được chưa đựng, hoặc ngược lại,
v.v.
- Ngoa dụ: cách nói so sánh phóng đại nhằm diễn đạt ý một cách
mạnh mẽ.
d. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa
Biện pháp mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác
lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ: đồng nghĩa,
trái nghĩa, gần nghĩa, nhiều nghĩa...Đây là biện pháp mở rộng từ
được sử dụng nhiều ở các lớp tiểu học. Có thể sử dụng các cách
thức như sau:
- Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các từ cho trước.
- Cung cấp chủ điểm, yêu cầu tìm từ ngữ xaoy quanh chủ điểm đó.
- Cho một dấu hiệu ngữ nghĩa của từ, yêu cầu liên tưởng
tìm những từ ngữ theo dấu hiệu ngữ nghĩa đó.
1.2 Cơ sở tâm lí học
Quan hệ của Phương pháp dạy học Tiếng việt và Tâm lý học lứa
tuổi rất chặt chẽ. Khơng có kiến thức về q trình Tâm lí ở con người
nói chung và ở trẻ em lứa tuổi tiểu học nói riêng thì không thể giảng
dạy tốt và phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Phương pháp dạy học
Tiếng việt vận dụng rất nhiều kết quả của tâm lý học. Đó là các quy
luật tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, thầy giáo cần biết,
sản phẩm lời nói được sản sinh ra thế nào, quá trình đọc được thiết lập
từ những yếu tố nào? Khái niệm ngữ pháp được hình thành ở trẻ em ra

sao? Vai trị của ngơn ngữ trong việc phát triển tư duy? Kĩ năng nói,
viết được hình thành thế nào? ... Từ đó, đưa ra các dạng bài tập kích
thích việc mở rộng vốn từ ở các em học sinh. Các bài tập, tài liệu học


×