Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Phân dạng và phương pháp giải bài tập điện học trong chương trình lớp 9 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.02 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013 -2014

PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bình Dương, 04/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013 -2014

PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ

Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Đạt
Phạm Văn Nam
Nguyễn Thị Thúy Trinh
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: C12Vl01 – Khoa Khoa học Tự nhiên
Số năm đào tạo: 3
Ngành học: Cao đẳng sư phạm Vật lý


Nam (Chịu trách nhiệm chính)
Nam
Nữ
Năm thứ: 2

Người hướng dẫn: Ths. Huỳnh Duy Nhân

Bình Dương, 04/2014


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên:
Sinh ngày:

tháng

năm


Nơi sinh:
Lớp:

Khóa:

Khoa:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học:

Khoa:

Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Khoa:

Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
...

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)


Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
STT
1
2

Họ và tên sinh viên
Phạm Văn Nam
Nguyễn Thị Thúy Trinh

Lớp
C12VL01
C12VL01


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phân dạng và phương pháp giải bài tập điện học trong chương trình lớp 9
trung học cơ sở
- Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Đạt – chịu trách nhiệm chính.
Phạm Văn Nam, Nguyễn Thị Thúy Trinh – thành viên tham gia đề tài.
- Lớp: C12VL01

Khoa: Khoa học Tự Nhiên Năm thứ: 2

Số năm đào tạo: 3

- Người hướng dẫn: Huỳnh Duy Nhân
2. Mục tiêu đề tài:
- Đưa ra cách thức phân dạng bài tập điện học.
- Lập luận phương pháp giải bài tập điện học lớp 9 trung học cơ sở.
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích đề và phương pháp giải bài tập điện học.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản phần điện học.
- Xây dựng hệ thống các bài tập điện học và kèm theo lời giải.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài đã xây dựng được phương pháp giải bài tập và phân dạng bài tập phần Điện học
của chương trình vật lí 9 và cách hướng dẫn học sinh giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học mơn vật lí theo phương pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm vững các
dạng bài tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một
hiện tượng vật lí, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.
Đề tài đã xây dựng được hệ thống bài tập định tính và định lượng có phân dạng kèm
theo hướng dẫn giải, giúp học sinh có thể dễ dàng hình thành phương pháp giải bài tập theo
kiểu phân dạng, dễ nhớ và dễ dàng tiếp cận bài tập hơn.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài này đi sâu vào việc phân tích đề bài và lập luận phương pháp giải một bài tập điện

học lớp 9 trung học cơ sở.
- Đề ra phương pháp giải bài tập điện học lớp 9, kèm theo phân dạng bài tập định tính và
định lượng.
- Xây dựng hệ thống bài tập điện học lớp 9 trung học cơ sở, kèm theo hướng dẫn giải.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
- Đề tài này có thể áp dụng làm thử nghiệm trên học sinh lớp 9 của các trường trung học cơ
sở.
- Đề tài có thể góp phần vào việc phát triển kỹ năng giải bài tập điện học của học sinh lớp 9.
- Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lý trung học cơ sở, sinh viên và học sinh lớp 9
trung học cơ sở.


6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết quả đề tài chưa được công bố
Ngày 07 tháng 04 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực
hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề
tài:
- Bước đầu các em tham gia học hỏi nghiên cứu khoa học, nhưng trong quá trình làm đề tài
các em đã thể hiện được lịng nhiệt tình và say mê nghiên cứu, tích cực tham khảo nhiều tài
liệu liên quan đến đề tài, trao đổi và tham khảo nhiều ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các
bạn đồng nghiệp.
- Tuy nhiên, thời gian làm đề tài còn nhiều hạn hẹp nhưng với sự nổ lực của các cá nhân
trong nhóm, thể hiện được tính làm việc nhóm, tính phối hợp, tính tích cực… để đề tài đạt
kết quả như mong đợi.


Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Ngày 07 tháng 04 năm 2014
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


1

trang
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU…………………………………………………………..

2

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài……………

2

2. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….

3

3. Mục tiêu đề tài…………………………………………………………..

4


3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận………………………

4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………..…………………………

6

1.1 Lý luận về bài tập vật lí ……………………………………...............

6

1.2 Lý luận về phân loại bài tập vật lí ……………………………………

6

1.3 Lý luận về phương pháp giải bài tập vật lý…………………………..

8

Chương 2. KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN HỌC
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ

10


2.1 Bài tập định tính……………………………………………………….

10

2.1.1 Lập luận về phương pháp giải bài tập định
tính……………………………
2.1.2 Một số ví dụ về phương pháp giải bài tập định tính
………………………….
2.2 Bài tập định lượng……………………………………………………..

10

2.2.1 Lập luận về phương pháp giải bài tập định
lượng…………………………
2.2.2 Một số ví dụ về phương pháp giải bài tập định
lượng………………………..
Chương 3. HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐIỆN HỌC LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ
SỞ

16

13
16

18
28

3.1 Tóm tắt lý thuyết……………………………………………………….. 28
34
3.2 Bài tập định

tính…………………………………………………………
3.3 Bài tập định lượng……………………………………………………… 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………...

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….

47


2

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Như chúng ta đã biết Đảng và Nhà nước quan tâm đến ngành giáo dục trong
việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để hình thành một con người hội tụ bốn
chữ “ Đức, Trí, Thể, Mỹ” để đáp ứng cho tình hình mới. Vì vậy, việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và chương trình học hiện nay đang theo chiều hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo, tự học, tự tìm tịi của học sinh đã được đưa vào ở các
cấp học. Đặc biệt đối với cấp trung học cơ sở có vai trị hết sức quan trọng trong
việc hình thành nhân cách của học sinh.
Ở chương trình học cấp trung học cơ sở nói chung và lớp 9 nói riêng có mơn vật
lí học, trong thời gian gần đây cũng đã được đẩy mạnh bằng việc cải cách chương
trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh. Trong sách giáo khoa mơn vật lí lớp 9 có phần điện học có
một vai trị quan trọng trong chương trình học. Ở phần này học sinh thường gặp khó
khăn trong việc nhận thức, tiếp thu kiến thức, đặc biệt về kỹ năng và phương pháp
giải bài tập điện học. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây đã có nhiều nhà khoa
học, nhà giáo có nhiều kinh nghiệm quan tâm nghiên cứu và đã xuất bản nhiều cơng

trình dưới dạng sách tham khảo, tạp chí, báo cáo khoa học, sáng kiến kinh
nghiệm…Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số tác giả và tên cơng trình đã được
xuất bản.
Lê Thị Hạnh Dung, Nguyễn Thị Bích Liên, “ Giải bài tập vật lí 9”, năm XB
10/2012, NXB Hải Phòng.
Nguyễn Cảnh Hòe, “ Nâng cao và phát triển vật lí 9” năm XB 2013, NXB Giáo
dục.
Vũ Thị Phát Minh, Nguyễn Hoàng Hưng, “Giải bài tập vật lí lớp 9” năm XB 2012,
NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
Nguyễn Đức Hiệp, Lê Cao Phan, “Bài tập cơ bản và nâng cao vật lí 9” năm XB
2009, NXB Giáo dục.
Trương Thọ Lương, Nguyễn Hùng Mạnh, Trương Thị Kim Hồng, “Giải bài tập vật
lí 9”, năm XB 2010, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.


3

Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Thu Hà, “Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận Vật lí
9”, năm XB 2011, NXB Giáo dục.
Hoàng Tú, Nguyễn Diệu Hương, “Giải sách bài tập vật lí 9”, năm XB 9/2013, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Chí Cường, “Giải bài tập vật lí 9”, năm XB 4/2009, NXB tổng hợp
TPHCM.
Nguyễn Đình Đồn, “Bồi dưỡng vật lí 9”, năm XB 2010, NXB Đại học Quốc gia
TPHCM.
Nhóm tác giả Bộ Giáo dục, “sách giáo viên: Vật lí 9”, năm XB 2012, NXB Giáo
dục.
Vũ Thanh Khiết (chủ biên), “121 bài tập Vật lí nâng cao lớp 9”. năm XB 2011,
NXB Giáo dục.
Trong các cơng trình của các tác giả đã công bố phần lớn đưa ra tóm tắt lý

thuyết, hướng dẫn giải bài tập ngắn gọn, khơng trình bày cách giải bài tập theo các
bước cụ thể, khơng có hệ thống và logic. Trình bày theo lối chung chung, phân dạng
bài tập còn nhiều hạn chế. Trên thực tế các sách tham khảo rất ít đề cập đến việc
phân dạng bài tập, không lập luận các bước giải hay có một phương pháp giải cụ thể
nào đó, mà chỉ trình bày một cách chung chung, làm cho học sinh khó hình thành
được phương pháp giải một bài toán điện học.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Mơn vật lí là một trong những mơn học lý thú, hấp dẫn trong chương trình trung
học cơ sở, đồng thời nó cũng là nền tản kiến thức cơ bản để học lên cấp trung học
phổ thông và được áp dụng để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong tự nhiên
và đời sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta.
Mặt khác đội ngũ học sinh là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt và thật
hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lí đóng góp một
phần khơng nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng vật lí cũng được vận dụng
và đi sâu vào cuộc sống con người góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội ngày
một hiện đại hơn.
Phương pháp dạy học vật lí hiện nay là phải phát huy tính tích cực chủ động và
sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem lại


4

niềm vui tạo hứng thú trong học tập. Ta đã biết ở giai đoạn 1 (lớp 6 và lớp 7) vì khả
năng tư duy của học sinh cịn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều nên sách
giáo khoa chỉ đề cập đến những khái niệm, những hiện tượng vật lí quen thuộc
thường gặp hàng ngày. Ở giai đoạn 2 (lớp 8 và lớp 9) khả năng tư duy của các em
đã phát triển và đã có một số hiểu biết ban đầu về khái niệm cũng như hiện tượng
vật lí hằng ngày. Do đó việc học tập mơn vật lí ở lớp 9 địi hỏi cao hơn nhất là một
số bài toán về điện, quang ở lớp 9.
Thực tế hiện nay, các bài toán điện học lớp 9 mặc dù chiếm một phần nhỏ trong

chương trình Vật lí 9, nhưng đây là loại toán các em hay lúng túng, thiếu tư duy
khoa học, lập luận thiếu logic và cuối cùng không đi đến kết quả như mong đợi.
Nguyên nhân chính là do:
+ Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng
túng từ đó khơng nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, định luật, các hệ
quả do đó khó mà vẽ được sơ đồ mạch điện và hồn thiện được một bài tốn điện
học lớp 9.
+ Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, áp
dụng máy móc một số cơng thức, chưa phân dạng được các bài tốn điện hay
phương pháp giải một bài tốn điện cịn hạn chế.
+ Do phịng thí nghiệm, phịng thực hành về điện cịn thiếu nên các tiết dạy chất
lượng chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các định luật, hệ quả còn hời hợt.
Nhìn chung loại tốn điện học này khơng phải là khó. Nếu các em được hướng
dẫn một số điểm cơ bản như: kỹ năng phân dạng, phân tích đề bài toán, tư duy định
hướng các bước giải một bài tốn và cuối cùng sẽ hình thành được phương pháp
giải bài tốn điện học một cách logic và khoa học.
Chính vì những lý do đã nêu ở trên, chúng tơi chọn đề tài “Phân dạng và phương
pháp giải bài tập điện học trong chương trình lớp 9 trung học cơ sở ”. Đề tài này
sẽ đưa ra cách phân dạng, phân tích bài tốn điện học và đi đến các bước hình thành
phương pháp giải bài tốn điện học lớp 9, nhằm giải quyết những khó khăn mắc
phải trong quá trình giải bài tập của học sinh.
3. Mục tiêu đề tài:
- Đưa ra cách thức phân dạng bài tập điện học.
- Lập luận phương pháp giải bài tập điện học lớp 9 trung học cơ sở.
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng phân tích đề và phương pháp giải bài tập điện học.


5

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản phần điện học.

- Xây dựng hệ thống các bài tập điện học và kèm theo hướng dẫn giải.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: tiến hành tham khảo, nghiên cứu các tài liệu và cơng trình
của các tác giả đã cơng bố, hệ thống hóa các khái niệm, các quan điểm… Thu thập
các thông tin, tài liệu từ sách tham khảo, internet các phương pháp giảng dạy có sử
dụng bài tập điện học.
- Phương pháp điều tra, thăm dò: tham khảo ý kiến các chun gia, thầy cơ giáo có
kinh nghiệm tham gia giảng dạy lớp 9 tại các trường trung học cơ sở. Từ đó đề xuất
các bước hướng dẫn cho học sinh cách thức phân tích đề bài tập, đề xuất phương
pháp giải bài tập điện học và xây dựng hệ thống bài tập điện học.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận
5.1.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 trung học cơ sở.
5.2.Phạm vi nghiên cứu:
Phần điện học lớp 9 trung học cơ sở.
5.3. Cách tiếp cận:
- Theo chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu và cơng trình của các tác giả đã công bố.
- Lấy ý kiến, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia, thầy cô giáo đã và đang
tham gia giảng dạy lớp 9 tại các trường trung học cơ sở.
- Lấy ý kiến của các em học sinh lớp 9.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý luận về bài tập vật lí
1.1.1 Khái niệm bài tập vật lí
Bài tập vật lí là một vấn đề đặt ra đòi hỏi người học phải giải quyết nhờ
những suy luận logic, những phép tính tốn và những thí nghiệm dựa trên cơ sở các
định luật và các phương pháp vật lí.
1.1.2 Tác dụng của bài tập vật lí
- Bài tập vật lí giúp người học ơn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức.

- Bài tập vật lí là điểm khởi đầu để dẫn tới kiến thức mới.


6

- Giải bài tập vật lí có tác dụng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái qt.
- Giải bài tập vật lí có tác dụng rèn luyện cho người học làm việc tự lực.
- Giải bài tập vật lí có tác dụng phát triển tư duy sáng tạo của người học.
- Giải bài tập vật lí có tác dụng kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của người học
[1].

1.2 Lý luận về phân loại bài tập vật lí
Có nhiều kiểu phân loại bài tập vật lí: phân loại theo mục đích, phân loại theo nội
dung, phân loại theo cách giải, phân loại theo mức độ nhận thức…Tùy theo mục
đích sử dụng mà ta chọn cách phân loại phù hợp.
1.2.1 Phân loại theo nội dung: có thể phân ra làm 4 loại
+ Phân loại theo phân mơn vật lí: chia các bài tập theo các đề tài của tài liệu vật lí.
Bài tập về cơ học, bài tập về nhiệt học, bài tập về điện học,…Sự phân chia có tính
quy ước.
+ Phân loại theo tính chất trừu tượng hay cụ thể của nội dung bài tập. Nét đặc trưng
của những bài tập trừu tượng là nó tập trung làm nổi bản chất vật lí của vấn đề cần
giải quyết, bỏ qua những yếu tố phụ không cần thiết. Những bài toán như vậy dễ
dàng giúp người học nhận ra là cần phải sử dụng công thức hay định luật hay kiến
thức vật lí gì để giải. Các bài tập có nội dung cụ thể, là nó gắn với cuộc sống thực tế
và có tính trực quan cao. Khi giải các bài tập vật lí này người học nhận ra tính chất
vật lí của hiện tượng qua phân tích hiện tượng thực tế, cụ thể của bài tốn.
+ Phân loại theo tính chất kỹ thuật: đó là các bài tốn có nội dung chứa đựng các tài
liệu về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, về giao thông, vận tải, thơng tin liên
lạc…

+ Phân loại theo tính chất lịch sử: đó là những bài tập chứa đựng những kiến thức
có đặc điểm lịch sử: những dữ liệu về các thí nghiệm vật lí cổ điển, về những phát
minh, sáng chế hoặc về những câu chuyện có tính chất lịch sử.
1.2.2 Phân loại theo cách giải: có thể phân ra làm 4 loại
+ Bài tập câu hỏi (bài tập định tính): là loại bài tập mà việc giải khơng địi hỏi phải
làm một phép tính nào hoặc chỉ phải làm những phép tính đơn giản có thể tính
nhẩm được. Muốn giải bài tập này phải dựa vào những khái niệm, những định luật
vật lí đã học, xây dựng những suy luận logic, để xác lập mối liên hệ phụ thuộc về
bản chất giữa các đại lượng vật lí.


7

+ Bài tập tính tốn (bài tập định lượng): là loại bài tập mà việc giải đòi hỏi phải
thực hiện một loạt các phép tính. Được phân làm hai loại: bài tập tập dượt và bài tập
tổng hợp.Bài tập tập dượt là loại bài tập tính tốn đơn giản, muốn giải chỉ cần vận
dụng một vài định luật, một vài công thức. Loại này giúp củng cố các khái niệm vừa
học, hiểu kỷ hơn các định luật các công thức và cách sử dụng chúng, rèn luyện kỹ
năng sử dụng các đơn vị vật lí và chuẩn bị cho việc giải các bài tập phức tạp hơn.
Bài tập tổng hợp là loại bài tập tính tốn phức tạp, muốn giải phải vận dụng nhiều
khái niệm, nhiều cơng thức có khi thuộc nhiều bài, nhiếu phần khác nhau của
chương trình. Loại bài tập này có tác dung đặc biệt trong việc mở rông, đào sâu kiến
thức giữa các thành phần khác nhau của chương trình và bài tập này giúp cho người
học biết tự mình lựa chọn những định luật, nhiều cơng thức đã học.
+ Bài tập thí nghiệm: là những bài tập địi hỏi phải làm thí nghiệm mới giải được
bài tập. Những thí nghiệm mà bài tập này địi hỏi phải tiến hành được ở phịng thí
nghiệm hoặc ở nhà với những dụng cụ thí nghiệm đơn giản mà người học có thể tự
làm, tự chế. Muốn giải phải biết cách tiến hành thí nghiệm và biết vận dụng các
cơng thức cần thiết để tím ra kết quả. Loại bài tập này kết hợp được cả tác dụng của
các loại bài tập vật lí nói chung và các loại bài thí nghiệm thực hành. Có tác dụng

tăng cường tính tự lực của người học.
+ Bài tập đồ thị: là loại bài tập trong đó các số liệu được dùng làm dữ liệu để giải,
phải tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi người học phải biểu diễn
quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị.
1.2.3 Phân loại theo mức độ nhận thức: dựa vào thang đo nhận thức Bloom, ta có
thể phân loại bài tập theo các mức độ:
+ Bài tập vận dụng, tái hiện tái tạo: là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin.
+ Bài tập hiểu áp dụng: là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy
diễn.
+ Bài tập vận dụng linh hoạt: là khả năng sử dụng thông tin và kiến thức từ một sự
việc này sang sự việc khác.
+ Bài tập phân tích, tổng hợp: phân tích là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và
phân biệt các bộ phận cấu thành của thơng tin hay tình huống; tổng hợp là khả năng
hợp nhất nhiều thành phần để tạo thành vật lớn, khả năng khái quát.
+ Bài tập đánh giá: là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thơng tin theo các tiêu
chí thích hợp [1].

1.3 Lý luận về phương pháp giải bài tập vật lí


8

1.3.1 Phương pháp giải bài tập vậy lý
Xét về tính chất của các thao tác tư duy khi giải các bài tập vật lí, người ta
thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
* Giải bài tập bằng phương pháp phân tích
Theo phương pháp này xuất phát điểm của suy luận là đại lượng cần tìm. Người giải
phải tìm xem đại lượng chưa biết có liên quan gì với những đại lượng vật lí nào, và
khi biết được sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành những công thức tương ứng. Nếu
một vế của công thức là đại lượng cần tìm cịn vế kia chỉ gồm những dữ kiện của

bài tập thì cơng thức ấy cho ta đáp số của bài tập. Nếu trong cơng thức cịn những
đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại lượng, cần tìm một biểu thức liên hệ nó
với các đại lượng vật lí khác, cứ làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn
toàn đại lượng cần tìm bằng những đại lượng đã biết thì bài tốn đã được giải xong.
Như vậy, theo phương pháp này ta có thể phân tích một bài tốn phức tạp thành
những bài toán đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời giải mà lần lượt giải
các bài tập đơn giản này, từ đó tìm ra lời giải của bài tập phức tạp trên.
* Giải bài tập bằng phương pháp tổng hợp
Theo phương pháp này suy luận không bắt đầu từ đại lượng cần tìm mà bắt đầu từ
các đại lượng đã biết, có nêu trong đề bài. Dùng công thức liên hệ các đại lượng này
với các đại lượng chưa biết, ta đi dần tới công thức cuối cùng, trong đó chỉ có một
đại lượng chưa biết là đại lượng cần tìm. Nhìn chung giải bài tập vật lí ta phải dùng
chung hai phương pháp phân tích và
tổng hợp. Phép giải bắt đầu bằng phân tích các điều kiện của bài tốn để hiểu đề bài,
phải có sự tổng hợp kèm theo ngay để kiểm tra lại mức độ đúng đắn của các sự
phân tích ấy. Muốn lập được kế hoạch giải phải đi sâu phân tích nội dung vật lí của
bài tập, tổng hợp những dữ kiện đã cho với những quy luật vật lí đã biết, ta mới xây
dựng được lời giải và kết quả cuối cùng. Vậy ta đã dùng phương pháp phân tích và
tổng hợp.
1.3.2 Trình tự giải bài tập vật lí
* Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- Đọc, ghi ngắn gọn các dữ liệu xuất phát và các vần đề phải tìm.
- Mơ tả lại tình huống đã nêu trong đề bài, vẽ hình minh họa.
- Nếu đề bài cần thì phải dùng đồ thị hoặc làm thí nghiệm để thu được các dữ liệu
cần thiết.


9

* Bước 2: Xác lập những mối liên hệ cơ bản của các dữ liệu xuất phát và các cái

phải tìm.
- Đối chiếu các dữ liệu xuất phát và cái phải tìm, xem xét bản chất vật lí của những
tình huống đã cho để nghĩ đến các kiến thức, các định luật, các cơng thức có liên
quan.
- Xác lập các mối liên hệ cơ bản, cụ thể các dữ liệu xuất phát và các vấn đề phải
tìm.
- Tìm kiếm lựa chọn các mối liên hệ tối thiểu cần thiết sao cho thấy được mối liên
hệ của cái phải tìm với các dữ liệu xuất phát, từ đó có thể rút ra vấn đề cần tìm.
* Bước 3: Rút ra kết quả cần tìm từ các mối liên hệ cần thiết đã xác lập, tiếp tục
luận giải, tính tốn để rút ra kết quả cần tìm.
* Bước 4: Kiểm tra, xác nhận kết quả để có thể xác lập kết quả cần tìm, cần kiểm tra
lại việc giải theo một hoặc một số cách sau:
- Kiểm tra xem đã tính tốn đúng chưa.
- Kiểm tra xem thứ nguyên có phù hợp khơng.
- Kiểm tra kết quả bằng thực nghiệm xem có phù hợp khơng.
- Giải bài tốn theo cách khác xem có cho cùng kết quả khơng.
1.3.3 Lựa chọn bài tập vật lí
Lựa chọn một hệ thống bài tập thỏa mãn các yêu cầu sau:
* Các bài tập phải từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, giúp người học nắm được
phương pháp giải các bài tập điển hình.
* Hệ thống bài tập cần bao gồm nhiều thể loại bài tập. Bài tập giả tạo và bài tập có
nội dung thực tế, bài tập luyện tập, bài tập sáng tạo, bài tập thừa hoặc thiếu dữ kiện,
bài tập có tính chầt ngụy biện và nghịch lý, bài tập có nhiều cách giải khác nhau, bài
tập có nhiều lời giải tùy thuộc những điều kiện cụ thể của bài tập.
* Lựa chọn chuẩn bị các bài tập nêu vấn đề để sử dụng trong tiết dạy nghiên cứu tài
liệu mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của người học.
* Lựa chọn những bài tập nhằm củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức cụ
thể đã học, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thực tế, kỹ thuật có liên quan
với kiến thức lý thuyết.
* Lựa chọn, chuẩn bị các bài tập điển hình nhằm hướng dẫn cho người học vận

dụng kiến thức đã học để giải những loại tốn cơ bản, hình thành phương pháp
chung để giải các bài tập đó [1].


10

Chương 2: KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI
TẬP ĐIỆN HỌC LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1 BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
2.1.1 Lập luận về phương pháp giải bài tập định tính
Do đặc điểm của bài tập định tính là chú trọng đến mặt định tính của hiện
tượng, nên đa số các bài tập định tính được giải bằng phương pháp suy luận, vận
dụng những định luật vật lí mang tính khái quát, tổng quát vào những trường hợp cụ
thể. Thông thường, để liên hệ một hiện tượng đã cho với một số định luật vật lí, ta
phải biết cách tách hiện tượng phức tạp ra thành nhiều hiện tượng đơn giản hơn, tức
là dùng phương pháp phân tích, sau đó dùng phương pháp tổng hợp để kết hợp
những hệ quả rút ra từ các định luật riêng biệt thành một kết quả chung. Có thể nói,
khi giải các bài tập định tính, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp thường
gắn chặt với nhau. Về các phương pháp để giải các bài tập định tính, chúng tơi đưa
ra việc sử dụng ba phương pháp sau: phương pháp Ơristic, phương pháp đồ thị và
phương pháp thực nghiệm. Trong nhiều bài tập, khi giải, các phương pháp này có
thể được sử dụng phối hợp, bổ sung cho nhau.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:  được sử dụng khi nội dung của bài tập định
tính có thể phân tích được thành nhiều câu hỏi định tính nhỏ, đơn giản hơn, có liên
quan với nhau mà các câu trả lời hoặc đã nằm trong giả thuyết, hoặc ở trong các
định luật vật lí mà học sinh đã biết.
Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích
các hiện tượng vật lí, biết tổng hợp các dữ kiện của bài tập với nội dung các định
luật vật lí đã biết, khả năng khái qt hóa các sự kiện một cách có hệ thống và biết
cách rút ra những kết luận cần thiết.

- Phương pháp đồ thị: được sử dụng khi giải các bài tập định tính mà giả thiết của
chúng được diễn đạt bằng những cách minh họa như lập bảng, đồ thị, mơ hình ...
Trong PP này, việc diễn đạt giả thiết của bài tập một cách chính xác, trực quan, là
cơ sở làm tốt lên những mối liên quan giữa hiện tượng đang khảo sát và các định
luật VL tương ứng. PP này đặc biệt có ý nghĩa khi nội dung của đề bài là một loạt
các hình vẽ, các thơng tin ghi lại các giai đoạn xác định trong tiến trình biến đổi của
hiện tượng.
Ưu điểm của PP này là tính trực quan và tính ngắn gọn của lời giải, nó giúp cho HS
phát triển tư duy hàm số, tập cho học sinh quen với tính chính xác, cẩn thận.


11

- Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng trong trường hợp nội dung của bài tập
định tính có liên quan đến thí nghiệm, bằng cách bố trí và tiến hành thí nghiệm theo
đúng giả thiết của bài tập để trả lời các câu hỏi của bài tập đó. Trong các bài tập như
vậy, bản thân thí nghiệm khơng giải thích được tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế
này mà không phải là như thế khác, việc chứng minh bằng lời thơng qua q trình
giải quyết các câu hỏi như “cái gì sẽ xảy ra?”, “làm thế nào?” ... sẽ là cơ sở để có lời
giải thích chính xác và quan trọng hơn là câu trả lời tìm được có sức thuyết phục
cao, không gây nghi ngờ cho học sinh.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đưa học sinh vào vị trí tựa như các nhà
nghiên cứu, phát huy cao độ tính tích cực, tính ham học hỏi, rèn luyện kĩ năng, kĩ
xảo trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí.
Khi giải các bài tập định tính, các phương pháp trên có thể sử dụng phối hợp,
bổ sung cho nhau, chính vì thế về mặt phương pháp, ta có thể vạch ra một dàn bài
chung gồm những bước chính sau:
a. Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
– Đọc kĩ đề bài tập để tìm hiểu các thuật ngữ chưa biết, tên gọi các bộ phận của cấu
trúc ... xác định ý nghĩa vật lí của các thuật ngữ, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và nêu

bật câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? mục đích cuối cùng của bài giải
là gì?). Khảo sát chi tiết các đồ thị, sơ đồ, hình vẽ ... đã cho trong bài tập hoặc nếu
cần thiết phải vẽ hình để diễn đạt những điều kiện của đề bài, điều này có ý nghĩa
quan trọng trong việc nhận biết diễn biến của hiện tượng hay nhận biết mối quan hệ
giữa các đại lượng vật lí. 
– Trong nhiều trường hợp, ngơn ngữ dùng trong đề bài khơng hồn tồn trùng với
ngơn ngữ dùng trong lời phát biểu của các định nghĩa, định luật, các quy tắc vật lí
thì phải chuyển chúng sang ngơn ngữ vật lí tương ứng để thấy rõ được mối liên
quan giữa hiện tượng đã nêu trong đề bài với nội dung các kiến thức vật lí tương
ứng.
b. Phân tích hiện tượng
– Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập (những hiện tượng gì, sự kiện gì,
những tính chất gì của vật thể, những trạng thái nào của hệ ...) để nhận biết chúng
có liên quan đến những khái niệm nào, quy tắc nào, định luật nào đã học trong vật
lí.


12

– Xác định các giai đoạn diễn biến của hiện tượng nêu trong đề bài, khảo sát xem
mỗi giai đoạn diễn biến đó bị chi phối bởi những đặc tính nào, định luật nào …
Hình dung tồn bộ diễn biến của hiện tượng và các định luật, quy tắc chi phối nó.
c. Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
- Mặc dù có thể phân loại các bài tập định tính theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên
về cơ bản ta thường gặp hai dạng, đó là giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng
sẽ xảy ra. Giải thích hiện tượng thực chất là cho biết một hiện tượng vật lí và u
cầu được giải thích vì sao hiện tượng lại xảy ra như thế, tức là giải thích ngun
nhân của hiện tượng; trong khi đó dự đốn hiện tượng là quá trình ngược lại, học
sinh phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đề bài, xác định những định luật
chi phối hiện tượng, từ đó dự đốn hiện tượng gì sẽ xảy ra và xảy ra như thế nào.

- Đối với loại câu hỏi giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan hệ giữa
một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật vật lí, tức là phải
thực hiện được phép suy luận lơgic, trong đó cơ sở kiến thức phải là một đặc tính
chung của sự vật hoặc định luật vật lí có tính tổng qt áp dụng vào điều kiện cụ thể
của đề bài mà kết quả cuối cùng chính là hiện tượng đã được nêu ra trong đề bài.
Những hiện tượng thực tế thường rất phức tạp, trong khi đó các định luật vật
lí lại khá đơn giản, nên thoạt nhìn thì khó có thể phát hiện ngay được mối quan hệ
giữa hiện tượng đã cho với những định luật vật lí đã biết. Trong những trường hợp
như thế, cần phân tích hiện tượng phức tạp ra các hiện tượng đơn giản, sao cho mỗi
hiện tượng đơn giản chỉ tuân theo một định luật hay một quy tắc nhất định.
Thực tế cho thấy, khi giải thích hiện tượng, vì trong đề bài đã nêu rõ hiện
tượng và kết quả của hiện tượng, nên nhiều khi trong lời giải thích có chỗ bị sai mà
khơng xác định được mình sai ở điểm nào. Nên hết sức thận trọng khi phát biểu các
định luật, các quy tắc dùng làm cơ sở cho lập luận, việc phát biểu đầy đủ, chính xác
về nội dung có tác dụng tránh được những sai sót trong lời giải thích hiện tượng.
- Đối với loại câu hỏi dự đoán hiện tượng, trước hết cần phải “khoanh vùng” kiến
thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu (các dụng cụ thí nghiệm, dạng
đồ thị, cấu tạo vật thể, trạng thái ban đầu của hệ ...) để liên tưởng, phán đoán chúng
có thể liên quan đến những quy tắc nào, định luật vật lí nào đã biết. Kết quả của
việc “khoanh vùng” ban đầu là hết sức quan trọng bởi lẽ nếu “khoanh vùng” quá
rộng thì quá trình giải sẽ càng thêm phức tạp, còn nếu sai lầm ở khâu này thì chắc
chắn sẽ dẫn đến những dự đốn sai về bản chất của hiện tượng.


13

Với các trường hợp có q trình diễn biến phức tạp, cần phân tích rõ các giai
đoạn diễn biến của cả quá trình, phải tìm được mối liên hệ gắn kết giữa các quy tắc,
định luật vật lí với mỗi giai đoạn diễn biến tương ứng.
Cuối cùng, từ những phân tích về diễn biến của q trình và việc vận dụng

các kiến thức vật lí liên quan đã tìm được cho phép ta có thể dự đốn hiện tượng
một cách chính xác.
d. Kiểm tra kết quả tìm được (biện luận)
Kiểm tra kết quả tìm được thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết
quả tìm được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở đầu bài tập hay khơng, ngồi ra việc
kiểm tra lại kết quả cũng là một trong những cách kiểm tra lại sự đúng đắn của quá
trình lập luận. Đối với các BTĐT, có nhiều cách để kiểm tra, trong đó hai cách
thường dùng là thực hiện các thí nghiệm cần thiết có liên quan để đối chiếu với kết
luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời với các nguyên lí hay định
luật vật lí tổng quát tương ứng xem chúng có thoả mãn hay khơng.
2.1.2 Một số ví dụ về phương pháp giải bài tập định tính
Ví dụ 1: Có trường hợp, khi bóng đèn bị đứt dây tóc, ta có thể lắc cho hai đầu dây
tóc ở chổ bị đứt dính lại với nhau và có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời
gian nữa. Hỏi khi đó cơng suất và độ sáng của bóng đèn lớn hơn hay nhỏ hơn so với
trước khi bóng đèn bị đứt ? tại sao ?
- Nhận xét: đây là bài tập vừa dự đốn hiện tượng vừa giải thích hiện tượng xảy ra.
+ Thật ra kết quả sau cùng của bóng đèn đã được gợi ý ở phần đề bài do đó
bài tập trên nghiên về giải thích hiện tượng nhiều hơn. Trong phần nội dung đề bài
có câu “có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời gian nữa” làm cho học sinh
nghiên về đáp án là cơng suất và độ sáng của bóng đèn lớn hơn lúc trước .
+ Phân tích hai thuật ngữ “đứt” và “dính” học sinh sẽ biết chiều dài dây tóc
bóng đèn ngắn hơn lúc ban đầu, liên tưởng đến “mấu chốt” vấn đề nằm ở chiều dài
sợi dây tóc và càng khẳng định thêm ý trên là đúng.
+ đọc kĩ đề hơn học sinh biết được cả hai trường hợp qua bóng đèn có cùng
một hiệu điện thế, một cường độ dịng điện, phát hiện được ngun nhân vấn đề trên
chính là sự khác nhau của điện trở dây tóc ở cả hai trường hợp.


14


Kết hợp các ý trên gồm điện trở dây tóc và chiều dài dây tóc khiến cho học

sinh liên tưởng đến công thức:

R 

l
S . Đến đây học sinh đã tìm được hướng giải

quyết đúng đắn cho mình.
- Bài giải: Cơng suất và độ sáng bóng đèn lớn hơn lúc trước vì khi bị đứt và sau khi
được nối dính lại thì dây tóc ngắn hơn trước. Do đó điện trở của dây tóc nhỏ hơn lúc
trước. Trong khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc vẫn như trước nên công suất
2

U
P=I . R=
R
lớn hơn và đèn sáng hơn vì
2

.

Ví dụ 2: Có trường hợp bếp điện sử dụng dây nung là dây mayso bị đứt ta có thể
nối dây bị đứt lại để tiếp tục sử dụng. Hỏi khi đó điện trở của dây nung này và
cường độ dịng điện đi qua nó thay đổi như thế nào so với trước ? biết rằng hiệu
điện thế đặt vào hai đầu dây vẫn như trước ?
-Nhận xét: đây là bài tập dự đoán kết quả xảy ra.
+ Khi phân tích đề bài học sinh sẽ gặp hai từ như trường hợp trên là “đứt” và
“nối” hiểu được chiều dài sợi dây ngăn hơn lúc trước. Đây cũng chính là vấn đề mà

bài toán nhấn mạnh.
+ Tiếp theo đề bài có nhắc tới điện trở của dây sau khi nối lại làm học sinh

liên tưởng tới công thức :

R 

l
S . Tới đây học sinh đã có hướng giải quyết xác

đáng câu hỏi đầu tiên của đề bài rằng điện trở lúc sau của dây như thế nào so với lúc
ban đầu?
+ Phân tích tiếp đề bài có nhắc tới hai đại lượng là cường độ dòng điện và
U
I
R
hiệu điện thế khiến cho học sinh nghĩ tới công thức:

.

Kết hợp các ý trên lại học sinh đã tìm được hướng giải hợp lý cho mình.
- Bài giải: Sợi dây mayso sau khi bị đứt sẽ có chiều dài ngắn hơn lúc trước do đó
điện trở của dây sẽ nhỏ hơn lúc ban đầu. Điện trở giảm, hiệu điện thế vẫn như lúc
ban đầu suy ra được cường độ dòng điện qua dây này sẽ lớn hơn lúc trước khi dây
đứt.


15

Ví dụ 3: Dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ dây tiếp

đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng khơng gây nguy hiểm.
Hảy giải thích tại sao?
- Nhận xét: đây là loại bài tập giải thích hiện tượng xảy ra.
+ Chi tiết đáng chú ý nhất trong đề bài là có đoạn dây nối từ vỏ dụng cụ xuống đất,
và đây cũng chính là vấn đề mà học sinh quan tâm nhất
+ Phân tích đề kĩ hơn ta thấy có gợi ý cho câu trả lời này.( khi dây dẫn bị hở dòng
điện theo vỏ kim loại đi đến cơ thể người lẫn dây nối xuống đất, vậy tại sao lại
không gay nguy hiểm cho người? chắc chắn rằng phần lớn dòng điện trên đã theo
dây dẫn nối xuống đất )
+ Cơ thể người và dây dẫn đều cho dòng điện đi qua, cùng một dòng điện cùng một
khoảng thời gian. Vậy tại sao phần lớn dịng điện lại theo dây dẫn xuống dưới đất.
Phân tích kĩ hơn học sinh sẽ phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề trên là sự chênh
lệch quá lớn của điện trở. Đến đây học sinh đã tìm được câu trả lời đúng đắn cho
mình.
- Bài giải: khi sử dụng dây nối đất khi có sự nhiễm điện từ dây dẫn ra vỏ kim loại
của dụng cụ, do điện trở của dây nối nhỏ nên dòng điện theo dây nối xuống đất và
bị trung hòa, và dòng điện qua cơ thể người nhỏ nên khơng gây nguy hiểm.
Ví dụ 4: để tiết kiệm điện năng có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng
các dụng cụ hay thiết bị điện hay khơng. Vì sao?
- Nhận xét: Đây thuộc trường hợp giải thích hiện tượng xảy ra mặc dù chưa biết
được kết quả.
+ Thật ra kết quả sau cùng của bài tập trên đã được gợi ý sẵn, nghiên về đáp án
“khơng nên” khi phân tích đề bài vì có các cụm từ như “ để tiết kiệm điện” và “cho
bộ phận hẹn giờ làm việc”
+ Suy nghĩ kỹ hơn học sinh sẽ biết được khơng có một dụng cụ điện nào được sử
dụng là lại không hao phí điện năng. Đến đây học sinh sẽ càng khẳng định hơn ý
trên là đúng.
Kết hợp các ý trên học sinh đã tìm được hướng giải đúng cho mình.
- Bài giải: không nên sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc khơng
cần thiết vì như thế thời gian sử dụng điện sẽ nhiều, điện năng tiêu thụ càng lớn.

Ví dụ 5: Có hai dây dẫn một bằng đồng, một bằng nhôm, cùng chiều dài và cùng
tiết diện ở cùng một điều kiện. Hỏi nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì
khi có dịng điện đi qua, nhiệt lượng toả ra ở dây nào là lớn hơn?


16

- Nhận xét:
+ Đây là một câu hỏi giải thích về hiện tượng ở mức độ khó, địi hỏi học sinh phải
tư duy vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết.
+ Khi học sinh đọc đề thì suy nghĩ đầu tiên là để giải quyết bài tập này ta dựa vào
2
định luật Jun – Lenxơ ( Q I Rt ), nhưng vấn đề là hai dây dẫn mắc nối tiếp nên có

cùng cường độ dịng điện, cùng khoảng thời gian như nhau (cùng một điều kiện).
Học sinh sẽ liên hệ đến sự tỏa nhiệt lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điện trở của mỗi dây
dẫn.
+ Học sinh dùng công thức điện trở để suy luận:

R 

l
S . Trong điều kiện của bài

tốn này thì hai dây dẫn cùng tiết diện, cùng chiều dài, nên học sinh nghỉ đến điện
trở suất của dây dẫn phụ thuộc vào bản chất vật liệu làm dây dẫn.
Từ những suy luận logic đó, học sinh có thể dễ dàng giải quyết được bài
tốn.
- Bài giải:
+ Giáo viên có thể hướng bằng cách đưa ra một số câu hỏi sau :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV : Nhiệt lượng toả ra ở một dây dẫn - HS : Học sinh phải nêu được định luật
khi có dịng điện đi qua phụ thuộc yếu Jun-lenxơ
tố nào ?

Q=I2 R t

- GV : Ta có thể nói gì về thời gian - HS: Thời gian dòng điện chạy qua hai
dòng điện chạy qua hai dây dẫn?

dây dẫn là như nhau.

- GV : Ta có thể nói gì về cường độ - HS : Vì nối tiếp nên cường độ dịng
dịng điện qua hai dây dẫn.

điện qua dây đồng và dây nhôm và bằng
nhau.

- GV : Điện trở của hai dây này như thế - HS: Điện trở hai dây này tỉ lệ thuận
nào ? Chúng phụ thuộc vào yếu tố nào?

với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện
và phụ thuộc bản chất dây dẫn và nhiệt

- GV: So sánh chiều dài hai dây, tiết độ.
diện của hai dây.


- HS : bằng nhau

- GV: Nhiệt độ hai dây trước khi mắc
vào mạch ?
- GV : So sánh điện trở xuất của nhôm

- HS : bằng nhau


17

và đồng.

- HS: nhôm >đồng
+ Trên đây là một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các đối tượng học sinh yếu, trung
bình, có thể tìm ra câu trả lời giải nhanh chóng và dễ hiểu sau đó giáo viên có thể
đưa ra câu hỏi mang tính tổng hợp.
GV: Dây nào có điện trở lớn hơn :
HS : Dây nhơm
GV : Dây nào có nhiệt độ toả ra lớn hơn khi có dịng điện chạy qua ?
HS: Dây nhơm vì cùng cường độ dịng điện, trong cùng một khoảng thời gian nên
nhiệt lượng toả ra nhiều hơn ở dây có điện trở nhiều hơn.
+ Trên cơ sở đó ta có thể dần dần trang bị cho học sinh phương pháp suy nghĩ logic
và lập luận có căn cứ.

2.2 BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG
2.2.1 Lập luận về phương pháp giải bài tập định lượng
Muốn giải bài tập này phải thực hiện một loạt các phép tính. Bài tập định lượng
(BTĐL) được chia làm 4 loại:
- Bài tập tập dợt

- Bài tập tổng hợp
- Bài tập đồ thị
- Bài tập thí nghiệm
* Bài tập tính tốn tập dợt:
Đây là loại bài tập đơn giản được sử dụng ngay khi nghiên cứu khái niệm,
định luật qui tắc vật lí nào đó. Đồng thời nó là loại bài tập rất cơ bản có tác dụng
giúp cho học sinh hiểu được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt định lượng của các đại
lượng vật lí, là cơ sở giải được những bài tập tính tốn tổng hợp phức tạp hơn.
Chính vì mục đích như vậy nên khi giải bài tập loại này cần lưu ý phải gắn liền với
kiến thức đã học nhằm mang lại hiệu quả cao nếu biết trong từng vấn đề cụ thể biết
lựa chọn và sắp xếp thành hệ thống nâng dần trình độ của học sinh.
* Bài tập tính toán tổng hợp:
Đây là loại bài tập phức tạp mà muốn giải được chúng phải vận dụng nhiều
khái niệm, nhiều định luật hoặc qui tắc, công thức nằm ở nhiều bài, nhiều mục,
nhiều phần khác nhau trong chương trình. Với mục đích ơn tập tài liệu sách giáo
khoa, đào sâu mở rộng kiến thức của học sinh, giúp các em thấy được mối liên hệ
giữa những phần khác nhau của sách giáo khoa, biết phân tích lựa chọn những kiến
thức đã học để giải quyết vấn đề do bài tập đề ra. Vì vậy mà nội dung bài tập tổng


18

hợp rất phong phú, đa dạng và có mức độ khó khác nhau. Bài tập này thường tập
trung vào các trọng tâm, trọng điểm của chương trình, giúp học sinh có thể phát huy
sáng kiến giải các bài tập. Đồng thời học sinh cũng gặp nhiều khó khăn như: chưa
biết phân tích các hiện tượng vật lí trong nội dung bài tập, chưa biết lựa chọn các
qui luật, các định luật, các qui tắc, các công thức, đổi đơn vị của các đại lượng cũng
như phương pháp đúng đắn để giải.
* Bài tập đồ thị:
Bài tập đồ thị là những bài tập mà trong những dữ kiện đã cho của đề bài và

trong tiến trình giải có sử dụng đồ thị. Bài tập này sẽ giúp học sinh nắm được
phương pháp quan trọng biểu diễn mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng vật lí, tạo
điều kiện làm sáng tỏ một cách sâu sắc bản chất vật lí của các quá trình và các hiện
tượng. Đây là một biện pháp tích cực hóa q trình học tập của học sinh.
Tùy theo mục đích có thể có những loại bài tập đồ thị sau:
- Đọc đồ thị và khai thác đồ thị đã cho.
- Vẽ đồ thị theo dữ kiện đã cho của bài tập.
- Dùng đồ thị để giải bài tập
* Bài tập thí nghiệm:
Là những bài tập địi hỏi phải làm thí nghiệm mới giải được bài tập. Những
thí nghiệm mà bài tập này địi hỏi phải tiến hành được ở phịng thí nghiệm hoặc ở
nhà với những dụng cụ thí nghiệm đơn giản mà người học có thể tự làm, tự chế.
Muốn giải phải biết cách tiến hành thí nghiệm và biết vận dụng các cơng thức cần
thiết để tím ra kết quả. Loại bài tập này kết hợp được cả tác dụng của các loại bài
tập vật lí nói chung và các loại bài thí nghiệm thực hành. Có tác dụng tăng cường
tính tự lực của người học.
Khi giải các BTĐL, về mặt phương pháp, ta có thể vạch ra một dàn bài chung gồm
những bước chính sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Đọc kỹ đề bài tốn.
- Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các từ ngữ trong đề bài và diễn đạt bằng ngôn ngữ vật
lí.
- Biểu diễn các đại lượng vật lí bằng các ký hiệu, chữ cái quen dùng trong quy ước
sách giáo khoa.
- Vẽ hình nếu cần.


19

- Xác định điều “cho biết” hay đã cho và điều “phải tìm” hay ẩn số của bài tập.

- Tóm tắt đầu bài.
- Đổi đơn vị của các đại lượng đã cho về đơn vị phù hợp trong công thức.
Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác lập phương pháp giải
Phân tích nội dung đề tốn, xác lập mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí, liên quan
tới cơng thức nào của dữ kiện đã cho, đề ra phương pháp giải.
Bước 3: Giải và biện luận
- Lựa chọn công thức và cách giải cho phù hợp với các dữ kiện của đề bài.
- Học sinh cần thực hiện cẩn thận các phép tính.
Bước 4: Kiểm tra, xác nhận kết quả
- Kiểm tra lại kết quả có đúng khơng, có phù hợp chưa.
- Xem thử cịn có cách giải nào khác ngắn ngọn hay không?
Bước 5: Nhận xét, liên hệ thực tế và khắc sâu kiến thức
Nhận xét và nhấn mạnh phương pháp giải bài tập, công thức áp dụng cần nhớ, tính
phù hợp của bài tốn với thực tế. Liên hệ những vấn đề cụ thể và hiện tượng thực tế
khác trong đời sống hàng ngày có liên quan đến hiện tượng nhằm khắc sâu kiến
thức.
2.2.2 Một số ví dụ về phương pháp giải bài tập định lượng
2.2.2.1 Bài tập tập dượt
Ví dụ 1: Cho mạch điện như (hình 1)
vơn kế chỉ 18V, R1= 9, R2=6.
a, Tính điện trở tương đương của đoạn

R1

A1

M

N


A
R2

A1

mạch MN.
b, Tính chỉ số của các Ampekế A1,A2
và A.

V

Hình 1

- Nhận xét:
+ Đây là dạng bài tập tính tốn cơ bản, mang tính tập dợt, học sinh muốn giải được
phải hiểu được tính chất và đặc điểm của Ampe kế, cách mắc Ampe kế vào mạch
điện (nghĩa là khi mắc Ampe kế vào mạch thì Ampe kế có điện trở R A = 0 và đo
dịng điện qua mạch).
+ Học sinh phải hiểu đặc điểm và cách mắc điện trở nối tiếp, song song. Từ đó đưa
ra công thức điện trở tương đương.


×