Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng chợ tự phát ở thành phố thủ dầu một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2013-2014
“XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ
ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2014

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC TÌNH TRẠNG CHỢ TỰ PHÁT Ở
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2013-2014
“XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ
ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2014

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC


PHỤC TÌNH TRẠNG CHỢ TỰ PHÁT Ở
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Trần Ánh Tuyết

Nữ

Các sinh viên cùng thực hiện:

Võ Vũ Tuyết Huyền

Nữ

Lý Thị Diễm Thúy

Nữ

Trần Xuân Lan

Nữ

Ngô Thị Kim Hương

Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp: D11QT01

Khoa: Quản trị kinh doanh


Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4 năm

Ngành học: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Đình Phú


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng chợ tự phát ở Thành phố
Thủ Dầu Một.
- Sinh viên chịu trách nhiệm chính:

Trần Ánh Tuyết

- Các thành viên tham gia đề tài:

Võ Vũ Tuyết Huyền
Lý Thị Diễm Thúy
Trần Xuân Lan
Ngô Thị Kim Hương

- Lớp: D11QT01


Khoa: Quản trị kinh doanh Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 năm

- Người hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Đình Phú
2. Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu chung: Thơng qua cuộc nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy được
một khía cạnh khác của sự phát triển kinh tế đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các
chợ tự phát và thực trạng của nó ở địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một. Từ đó đề ra các
giải pháp nhằm giúp cơ chế quản lý của Nhà Nước ngày càng hiệu quả hơn, góp phần
cải thiên các vấn đề về trật tự xã hội, an tồn giao thơng cũng như vệ sinh thực phẩm
và môi trường sống hiện nay. Khi đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ dần dần thay đổi
được thói quen tiêu dùng của một bộ phận dân cư ở Thành phố Thủ Dầu Một, nâng
cao nếp sống văn minh, góp phần vào cơng cuộc phát triển Việt Nam trở thành một đất
nước văn minh, hiện đại hơn trong tương lai.
Nhằm đạt được mục tiêu chung đó, nhóm nghiên cứu xác định và thực hiện các
mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định được những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các khu chợ tự
phát.
- Xác định được các bất cập, ảnh hưởng của chợ tự phát tới cơ chế quản lý của
Nhà Nước, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sống của
người dân.


- Đề ra các giải pháp khắc phục mặt trái của chợ tự phát.
3. Tính cấp thiết của đề tài:
Chợ được hình thành từ rất lâu đời là nơi cơng cộng để mua bán, trao đổi hàng
hóa, dịch vụ của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi
hàng hóa, dịch vụ với nhau.
Bình Dương nổi tiếng với chợ Thủ Dầu Một được hình thành khoảng gần 2 thế
kỉ, nằm cạnh sơng Sài Gịn và các con đường bao quanh chợ thuận tiện cho việc lưu

thông và trao đổi hàng hóa. Chợ Thủ ln giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu
biểu của Bình Dương, được hình do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, dịch vụ của dân cư. Chợ được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức,
quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền, nhưng trên thực tế có rất nhiều chợ được
hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa của dân cư.
Chợ tự phát ( hay chợ tạm ) là khu chợ mở ngồi trời với tính chất tự phát, nơi
mọi người đến để bán và trao đổi hàng hóa. Chợ tự phát thường khơng có các gian
hàng cố định mà hàng hóa được bày trên bàn, trải dưới đất, treo trên giá ở ngoài trời,
trên lề đường hay trên một góc của con hẻm. Thường thì chợ tự phát tập trung ở những
nơi đông dân cư và thuận tiện cho người mua như: Gần trường học, khu công nghiệp,
khu chế xuất.
Những năm gần đây hàng loạt các cửa hàng xung quanh chợ trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một và đặc biệt là khu chợ tự phát trên các tuyến đường mọc lên như
nấm, người dân tụ tập họp chợ gây ra tình trạng mất an tồn, hàng hóa được bày bán
tràn lan dưới mặt đường gây mất vệ sinh, các tiểu thương lôi kéo khách hàng, sử dụng
vỉa hè làm mặt bằng mua bán đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, kể cả
an ninh trật tự tại khu vực.
Mặc dù các cấp chính quyền đã tích cực đề ra phương hướng giải quyết, khắc
phục trình trạng trên, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát nhưng trên
thực tế chợ tự phát vẫn cứ tồn tại và gây nhiều những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
xã hội.


Tình trạng chợ tự phát đang ngày một gia tăng làm xuất hiện hàng loạt những
nguy hiểm từ tai nạn giao thông đang báo động, môi trường xuống cấp trầm trọng, an
tồn vệ sinh thực phẩm khơng được bảo đảm đang là mối lo ngại của toàn xã hội.
Đứng trước tình trạng báo động đó, nhóm chúng em quyết định thực hiện đề tài này để
làm rõ tính thiết thực và mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng của chợ tự phát, cũng như đề
ra các giải pháp khắc phục tình trạng đáng lo ngại trên.
4. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả về thực trạng chợ tự phát ở Thành phố Thủ Dầu Một, những tác động
của nó đến xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Từ những ảnh hưởng
nghiêm trọng đó, bài nghiên cứu sẽ đề ra mơt số giải pháp nhằm góp phần vào cơng
tác khắc phục và giải quyết tình trạng chợ tự phát của các cơ quan chức năng tại địa
phương.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho cơ quan quản lý của Nhà Nước về các chợ, vệ
sinh thực phẩm, chất lượng mơi trường, trật tự an tồn giao thơng, xã hội ngày càng
hiệu quả hơn, nâng cao nếp sống văn minh ở Thành phố Thủ Dầu Một, góp phần vào
sự nghiệp phát triển Thành phố Thủ Dầu Một ngày càng hiện đại hơn. Mặt khác giúp
cho đại bộ phận dân cư có thói quen mua sắm hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình.
Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:
Ngày

Xác nhận của lãnh đạo khoa

tháng


năm

Người hướng dẫn


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Trần Ánh Tuyết
Sinh ngày: 27

tháng

06

năm 1993

Nơi sinh: Sông Bé
Lớp:

D11QT01


Khóa: 2011-2015

Khoa: Quản trị kinh doanh
Địa chỉ liên hệ: 46/9 đường 183, Ấp 1, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, TP.HCM
Điện thoại:

01652071208

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
* Năm thứ 3:
Ngành học : Quản trị kinh doanh

Khoa : Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập học kỳ 5: Giỏi

Ngày

Xác nhận của lãnh đạo khoa

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

1

Trần Ánh Tuyết

1154010151


D11QT01

QTKD

2

Võ Vũ Tuyết Huyền

1154010052

D11QT01

QTKD

3

Lý Thị Diễm Thúy

1154010176

D11QT01

QTKD

4

Trần Xuân Lan

1154010065


D11QT01

QTKD

5

Ngô Thị Kim Hương

1154010055

D11QT01

QTKD


1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG VÀ CHỢ TỰ
PHÁT............................................................................................................................ 3
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỢ THỦ DẦU MỘT...............................................3
1.2 KHÁI NIỆM CHỢ TRUYỀN THỐNG, CHỢ TỰ PHÁT. .....................6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHỢ TỰ PHÁT Ở THÀNH PHỐ
THỦ DẦU MỘT.......................................................................................................8
2.1. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CHỢ TỰ PHÁT. ..............................8
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHỢ TỰ PHÁT Ở
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT..............................................................................10
2.2.1. Trật tự xã hội..............................................................................................10
2.2.2. An tồn giao thơng.....................................................................................12

2.2.3. Ơ nhiễm mơi trường....................................................................................15
2.2.4. Vệ sinh thực phẩm......................................................................................16
2.2.5. Ảnh hưởng khác..........................................................................................18
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN......19
3.1. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:..............................................................................19
3.2. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN..............................................................................23
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


2

LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra ngày càng năng
động hơn nhằm đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế - thương mại hóa tồn cầu.
Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam vẫn cịn tồn tại rất nhiều những tình trạng bất cập
chưa được giải quyết triệt để như tệ nạn xã hội, an tồn giao thơng, vệ sinh thực phẩm,
một số bất cập khác. Nhưng nổi lên hơn hết là vấn đề về việc các chợ tự phát mọc lên
ngày càng nhiều, là một trong những nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng đén tình hình xã hội. Một trong những khu vực có bước phát triển cơng nghiệp
hàng đầu, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài và cũng là khu vực có số lượng chợ tự
phát xuất hiện ngày càng nhiều chính là Tỉnh Bình Dương.
Nhận thấy tính cấp thiết và quan trọng của việc khắc phục và giải quyết triệt để
tình trạng chợ tự phát trên địa bàn Tỉnh, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Thực
trạng và giải pháp khắc phục tình trạng chợ tự phát ở Thành phố Thủ Dầu Một” với
phạm vi nghiêm cứu là các chợ tự phát trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một làm đề
tài nghiên cứu khoa học của sinh viên “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một
năm 2014”. Đề tài được viết thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về chợ truyền thống và chợ tự phát.
Chương II: Thực trạng về chợ tự phát ở Thành phố Thủ Dầu Một
Chương III: Biện pháp khắc phục và triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy Th.s Lê
Đình Phú đã giúp đỡ các thành viên trong nhóm hồn thành bài nghiên cứu này. Cảm
ơn q thầy cô trong khoa kinh tế đã hỗ trợ chúng em trong việc thực hiện và trình bày
nội dung bài nghiên cứu đúng hình thức.
Cuối cùng, dù tất cả các thành viên trong nhóm đã hợp tác và cố gắng hồn
thành tốt bài nghiên cứu nhưng do trình độ cịn nhiều hạn chế nên chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của tất cả q thầy cơ.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỢ TRUYỀN THỐNG VÀ CHỢ
TỰ PHÁT.
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHỢ THỦ DẦU MỘT:
Vị trí địa lý:
Chợ Thủ Dầu Một nằm trên một vị trí địa lí thuận lợi, nằm cạnh sơng Gài Gịn,
với các con đường Trần Hưng Đạo, Đồn Trần Nghiệp, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học
lần lượt bao quanh các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Chợ Thủ là trung tâm giao thương
thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán của tỉnh Bình Dương.
Tên gọi ban đầu của chợ Thủ Dầu Một
Chợ Thủ Dầu Một ban đầu được gọi bằng cái tên chợ Phú Cường. Lúc khởi
nguồn Chợ Thủ Dầu Một được gọi là chợ Phú Cường. Địa danh Phú Cường xuất hiện
vào khoảng năm 1838 (Đời Vua Minh Mệnh thứ XVIII). Theo lịch sử địa phương ban
đầu nơi đây vẫn còn là đất hoang, cảnh quan xung quanh là những khu rừng rậm.

Trong đó, hình ảnh nổi bật là những rừng Dầu cổ thụ ở khu vực Chánh Nghĩa hiện
nay. Vùng ven sơng là những bãi lầy ngập nước hình thành dần do phù sa sơng Sài
Gịn bù đắp. Chợ Phú Cường, trong lịch sử hình thành muộn hơn so với một số chợ
trên điạ bàn của huyện Bình An như: chợ Tân Hoa, chợ Thị Tính, chợ Bình Nhâm
Thượng.
Trong khoảng thời gian từ 1864 -1875 bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (bộ
sách địa lý) được biên soạn đã nói đến tên chợ Phú Cường: “Chợ Phú Cường ở thơn
Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lỵ
sở huyện, xe cọ ghe thuyền tấp nập đông đảo”. 
Đến năm 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập,
chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một.
Đến năm 1935, thực dân Pháp nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi lớn, họ đã
tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi
chợ xưa ở Pháp.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


4

Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mơ hình mới, kiến trúc phóng
khống, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác.Chợ được phân thành
bảy khu lớn nhỏ và được xây dựng theo kiểu hình chữ nhật gồm ba căn nhà tách biệt
nhau. Nhà dãy chợ là căn đầu tiên thực dân Pháp xây dựng vào năm 1935, với lối kiến
trúc tạo dáng hình con tàu mà đỉnh tháp là chiếc đồng hồ. Hình ảnh tháp chợ Đồng hồ
là nhịp sống trái tim và là biểu tượng đã trải bao lần thịnh suy trong lịch sử hình thành
và phát triển của vùng đất nơi đây.
Các mặt hàng chủ yếu:
“Ai về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu”…

Đây là câu vè mà nhân gian thường nhắc đến khi nói về chợ Thủ. Khi đó ở nơi
đây nghề mộc, nghề đóng ghe thuyền rất phát triển, ghe là sản phẩm phổ biến và đặc
trưng cùa chợ Thủ. Các sản phẩm hũ, nồi, bộ đồ chè, cối đâm tiêu... là những đặc
trưng của người thợ thủ công truyền thống năm xưa trên vùng đất này.
Những dãy sạp, các tiệm bày bán đủ các loại bánh của người Việt: bánh ướt
tôm khô, bánh lọt, bánh cuốn, bánh tiêu thơm nồng. Ra phía bờ sơng người người
miền Tây Nam Bộ, có khi từ tận đất mũi Cà Mau mang lên bày bán các chậu tơm cá,
lươn, cua, sị, ốc, ếch sống tươi trong các chậu, thúng sơn, xếp thứ tự ngăn nắp xuôi
theo phố chợ.
Giữa thập niên 70, chính quyền tỉnh Bình Dương cũ nới rộng khuôn viên chợ,
đồng thời xây dựng thêm khu mới có quy mơ lớn, hiện đại hơn. Với khu chợ mới này
người dân đất Thủ trao đổi, mua bán các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng tiện nghi và
cơ sở thiết kế tương đối hoàn chỉnh.
Chợ Thủ ngày càng phát triển và hoàn thiện, chứng kiến sự thay đổi bộ mặt mỗi
ngày một đổi khác

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


5

Chợ Thủ năm 1917

Bến đò chợ cá Thủ Dầu Một năm 1950

Chợ Thủ trước năm 1975
ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


6


Chợ Thủ ngày nay là một địa điểm mua sắm sầm uất, các hoạt động giao
thương tấp nập, là nơi lớn lên cùng năn tháng lịch sử của mảnh đất Bình Dương anh
hùng. Chợ Thủ khơng chỉ là nơi bn bán thuần túy mà nó cịn là một biểu tượng văn
hóa lâu đời của Tỉnh.
1.2 KHÁI NIỆM CHỢ TRUYỀN THỐNG, CHỢ TỰ PHÁT.
Khái niệm chợ truyền thống:
Chợ được hình thành từ rất lâu đời, là nơi công cộng để mua bán, trao đổi hàng
hóa, dịch vụ của dân cư. Ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ với nhau.
Bình Dương nổi tiếng với chợ Thủ Dầu Một được hình thành khoảng gần 2 thế
kỷ, nằm cạnh sơng Gài Gịn và các con đường bao quanh chợ thuận tiện cho việc lưu
thơng và trao đổi hàng hóa. Chợ Thủ ln giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu
biểu của Bình Dương, được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi
hàng hóa, dịch vụ của dân cư. Chợ được hình thành từ việc qui hoạch, xây dựng, tổ
chức, quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền, nhưng trên thực tế có rất nhiều chợ
được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa của dân cư.
Những năm gần đây hàng loạt các cửa hàng, siêu thị xung quanh chợ trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến đường mọc
lên như nấm, người dân tụ tập họp chợ gây ra tình trạng mất an tồn, hàng hóa được
bày bán tràn lan dưới mặt đường gây mất vệ sinh, các tiểu thương lôi kéo khách hàng,
sử dụng vỉa hè làm mặt bằng mua bán đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh
doanh, kể cả an ninh trật tự tại khu vực chợ.
Khái niệm chợ tự phát:
Chợ tự phát (hay chợ tạm) là khu chợ mở ngoài trời với tính chất tự phát, nơi
mọi người đến để bán hoặc trao đổi hàng hóa. Chợ tự phát thường khơng có các gian
hàng cố định mà hàng hóa thường được bày trên bàn, trải dưới đất, treo trên giá ở
ngồi trời, trên lề đường hay trong một góc của con hẻm. Thường thì chợ tự phát tập
trung ở những nơi đông dân cư và thuận tiện cho người mua như: gần trường học, khu
công nghiệp, khu chế xuất.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


7

Chợ tự phát trên địa bàn Phú Hòa

Chợ tự phát trên địa bàn Phú Mỹ

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHỢ TỰ PHÁT Ở THÀNH
PHỐ THỦ DẦU MỘT.
2.1. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CHỢ TỰ PHÁT.
Thành phố Thủ Dầu Một hiện đang có bước phát triển nhanh về công nghiệp,
thu hút nhiều lao động về đây làm việc. Dân số sinh sống ngày càng tăng nhanh nên
nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết
yếu cũng có xu hướng tăng dần trong những năm vừa qua. Chính sự phát triển công
nghiệp tất yếu sẽ dẩn đến sự phát triển thương mại của tỉnh Bình Dương, do đó chợ tự
phát cũng được hình thành khá nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và
giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho những người buôn bán nhỏ. Hoặc nói cách
khác, chính nhu cầu thiết yếu của người mua về sự tiện lợi khi mua sắm những hàng
hóa một cách nhanh, gọn và sự tiện ích của người bán khi mưu sinh bằng những buôn
bán nhỏ lẻ mà chợ tự phát xuất hiện ngày càng nhiều.
Nguyên nhân khiến chợ tự phát ngày càng gia tăng cũng phải kể đến chính là
kinh doanh trong lồng chợ khiến các tiểu thương phải chịu những khoản: thuế, tiền
thuê sạp, điện nước, vệ sinh, bào vệ, phịng cháy chữa cháy… Chính vì vậy, những

tiểu thương muốn bn bán trong lồng chợ (chợ truyền thống) đều phải thuê sạp để
được cấp giấy phép kinh doanh. Khơng chỉ thế, mỗi tháng họ cịn phải nộp thuế và các
khoản tiền khác liên quan. Trong khi đó, các chợ tự phát lại mọc lên khắp nơi mà hầu
như các cơ quan quản lý khó mà quản lý được. Những người bán ở bên ngoài chỉ cần
mua vé chợ, riêng tiểu thương nghĩ rằng đã có vé là đã được chính quyền địa phương
cơng nhận, từ đó kéo về bn bán ngày càng đơng. Chính những thuận tiện hơn so với
các tiểu thương bán trong chợ truyền mà hàng bán có chi phí thấp, giá bán rẻ thu hút
được nhiều người mua. Đồng thời những tiểu thương buôn bán trong lồng chợ cũng đã
phải nghỉ bán vì lỗ, bỏ chợ ra ngồi kinh doanh ở các khu chợ tự phát.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến chợ tự phát ngày càng gia tăng một phần cũng do
ý thức của một bộ phận người dân chưa cao cùng với sự xử lý thiếu kiên quyết của
chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, các hành vi họp
chợ, mua bán hàng hóa trên đường bộ vẫn khá phổ biến vì việc xử phạt cịn nhiều hạn
chế do đa phần các đối tượng mua bán tại các chợ tự phát là từ các địa phương khác
đến tụ tập mua bán. Đặc biệt, những người có trách nhiệm ở một số địa phương còn
ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


9

chưa quan tâm giải quyết thực trạng nêu trên, buông lỏng quản lý từ khi chợ mới được
manh nha hình thành. Ban đầu chỉ có vài ba người bán, chính quyền địa phương không
giải toả ngay. Sau vài tháng, số người đến tụ tập buôn bán ngày càng gia tăng nên rất
khó dẹp sạch được.
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chợ tự phát nêu trên cũng chính do thói
quen tiêu dùng của người dân ờ tỉnh Bình Dương, tập qn thích mua sắm nơi lịng
đường, hè phố cùng với việc di chuyển đi lại chủ yếu bằng các phương tiện cá nhân
nên số đơng người tiêu dùng thường có thói quen chọn những nơi thuận tiện (dọc
đường giao thơng, không phải vào nơi gửi xe...) để mua các loại hàng hóa tiêu dùng.
Từ đó hình thức mua bán nhanh gọn ngoài đường, đặc biệt ở các chợ tự phát ngày

càng phổ biến. Riêng đối với cơng nhân thì ln tranh thủ thời gian trước và sau ca
làm việc để mua sắm nhanh chóng, người lao động thì tiện đâu mua đấy. Họ lại có thu
nhập thấp, thích mua sắm những mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm với giá rẻ dù khơng
biêt rõ nguồn gốc và chất lượng. Hàng hóa ở các chợ tự phát bao giờ cũng rẻ hơn trong
các chợ truyền thống vì người bán khơng phải chịu chi phí nào mà vị trí bán hàng cũng
tiện lợi hơn nhiều, người mua lại không cần phải vào chợ cho xa, gửi xe mất thời gian.
Chính thói quen tiêu dùng của người dân, thích nhanh gọn và rẻ nên họ thường thích
mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm ở các chợ tự phát hơn các chợ truyền
thống.
2.2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHỢ TỰ PHÁT Ở
THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
Hiện nay, trên toàn tỉnh còn tồn tại 83 chợ tự phát gồm: thành phố Thủ Dầu
Một 15 chợ, thị xã Thuận An 26 chợ, thị xã Dĩ An 16 chợ, huyện Tân Uyên 12 chợ,
huyện Phú Giáo 02 chợ, huyện Bến Cát 09 chợ, huyện Dầu Tiếng 03 chợ. Trong đó, số
chợ có nhu cầu giữ lại làm chợ tạm để phục vụ nhân dân là 05 chợ gồm: thị xã Dĩ An
03 chợ, huyện Tân Uyên 02 chợ, còn 78 chợ phải giải tỏa.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


10

2.2.1. Trật tự xã hội
Xã hội ngày một phát triển nhu cầu con người cũng thay đổi theo, nhu cầu
lương thực, thực phẩm cùng các mặt hàng tiêu dùng tăng cao. Để đáp ứng được nhu
cầu xã hội, các siêu thị, trung tâm thương mại hay chợ truyền thống không cịn khả
năng đáp ứng, thì việc phát sinh chợ tự phát tại Thành phố Thủ Dầu Một là điều khó
tránh khỏi. Đặc biệt, trong những dịp lễ tết nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên
theo đó số lượng người bán tự phát cũng tăng theo. Bên cạnh đó, chợ tự phát xuất hiện
ở mọi nơi kèm theo các mặt hàng bày bán tràn lan lấn chiếm lối đi, lề đường, dẫn đến

sự chen chúc nhau giành lối đi, gây ra cảnh bát nháu tại khu vực chợ tự phát. Ngồi ra
chợ tự phát cịn có mặt trước cổng bệnh viện, trường học, nhà máy, xí nghiệp và các
ngã ba, ngã tư đường gây mất trật tự xã hội diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên địa
bàn thị xã Thủ Dầu Một.
Trong những năm gần đây trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một dần xuất hiện
nhiều chợ nhỏ hoạt động tự phát, lấn chiếm lòng lề đường và đang là vấn đề nhức nhối
đối với cơ quan chức năng trong vấn đề bảo đảm trật tự an ninh xã hội.
Chợ tự phát đang xuất ở khắp mọi nơi, những bãi đất trống, con đường, khu dân
cư cũng trở thành chợ, nơi nào có thể họp chợ được là các tiểu thương lại bày bán đủ
các mặt hàng, mặc cho nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh.
Tình trạng họp chợ bừa bãi, tràn lan ăn theo tại một số khu chợ truyền thống đã
gây ra khơng ít khó khăn cho các Ban quản lý chợ, gây bức xúc cho người dân sống tại
khu vực xung quanh và cả người dân đi đường.
Điển hình tại đường 30 tháng 4 phường Chánh Nghĩa Thành phố Thủ Dầu Một,
gần trường THPT Võ Minh Đức. Có thể thấy khu vực xung quanh và trước cổng
trường, dọc hai bên đường các tiểu thương bày bán các mặt hàng như: hoa, rau, quả và
trái cây, gia cầm, thịt và các loại hàng hóa khác lấn chiếm lịng, lề đường một cách
ngang nhiên. Mặc cho các cơ quan chức năng đặt biển báo để cấm lấn chiếm lòng hay
họp chợ song việc này dường như vơ hiệu. Điều đó dẫn đến sự ồn ào, lộn xộn làm mất
trật tự an ninh xã hội. Đồng thời làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị. Các loại mặt
hàng được bày bán trước khu vực trường học dẫn đến tình trạng người đi chợ dừng xe
ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


11

lấn chiếm hết lối đi của các phương tiện lưu thơng khác trên đường, việc này có thể
dẫn đến ẩu đả, tranh cải làm mất trật tự. Trước tình trạng bày bàn các loại thực phẩm,
hoa quả lấn chiếm lòng, lề đường tại khu vực trường Võ Minh Đức đã gây bức xúc
cho người dân.

Nhiều người dân còn tự do sử dụng lối đi bộ, vỉa hè, hành lang nhà dân để bày
biện buôn bán. Nhiều hộ dân lên tiếng phản ánh dù có người tránh đi sang một bên đến
khi vắng gia chủ thì việc đâu lại vào đấy. Thậm chí có người cịn to tiếng chửi bới.
Đặc biệt, điều khiến những người dân bị xâm lấn bức xúc nhất là khu phố vốn n
bình, hiếm khi nào có sự to tiếng. Tuy nhiên sự xuất hiện chợ tự phát đã thay đổi tất
cả.
Ngoài ra, chợ tự phát làm nảy sinh nạn cướp giật, móc túi. Tội phạm thường
rình rập trong khu vực chợ, nhân lúc người dân sơ xuất sẽ tiến hành hành vi phạm tội,
nào móc túi, khun tai, dây chuyền, thậm chí cướp xe.
Có thể thấy sự xuất hiện của chợ tự phát mang lại không ít tiện lợi cho người
dân, tuy nhiên lại làm tình trạng mất trật tự an ninh xã hội ngày càng đáng báo động.
Khơng chỉ có vậy chợ tự phát mọc lên và ngày càng phát triển nhu hiện nay sẽ còn gây
thêm nhiều vấn đề về khác trong tương lai. Đây là vấn đề không chỉ của các cơ quan
chức năng mà còn là vấn đề ý thức của mỗi người dân
2.2.2. An tồn giao thơng
Một mặt tích cực của chợ tự phát phải kể đến là chợ nằm trên các tuyến đường
có thể đáp ứng được việc lưu thơng hàng hóa tại chỗ, giúp cải thiện tình hình bn bán
của một số tiểu thương. Tuy nhiên, nhìn khác đi và bao qt hơn có thể thấy việc lưu
thơng vơ kỷ luật là một trong những nguyên nhân tích cực khiến khu vực chợ tự phát
trở thành một trong những “hố tử thần” đối với người tham gia giao thông vì những
tình huống có thể xảy ra bất ngờ khiến người điều khiển phương tiện giao thông bất
ngờ và không kịp xử lý.
Tại một số chợ tự phát, vào mỗi sáng lại tấp nập người mua, kẻ bán. Ban đầu,
một vài người dân bán ít thực phẩm như rau, thịt cho mối quen, lâu dần nhiều quầy
hàng mở thêm nên diện tích chợ ngày càng mở rộng. Ở đây bày bán tất cả các loại
ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


12


thực phẩm cho người dân như ở bất cứ chợ truyền thống khác. Tuy nhiên việc họp chợ
lại diễn ra ngay trên đường khiến nhiều người qua lại bức xúc. Người buôn bán cũng
như người mua lấn hết cả lối đi. Người mua hàng thì vơ tư qua, lại trên đường, không
cần để ý đến xe cộ đang lưu thông nên rất dễ gây tai nạn. Nhiều người đi xe máy lại
bên đường để chọn lựa hàng hóa, mặc cả dẫn đến xe cộ dừng, đồ ngổn ngang, lộn xộn
gây mất trật tự. Mặc dù biết là nguy hiểm song vì tâm lý muốn bán được hàng, bởi
người mua hàng thường khơng thích vào lịng chợ, khơng muốn gởi xe vì mất thời
gian, do đó nhiều tiểu thương bất chấp cả tính mạng của mình để ngồi bán hàng ngay
dưới đường để người mua hàng dễ dàng chọn lựa.
Nhìn tổng quan chợ tự phát, hình ảnh mà người ta bắt gặp đầu tiên là dòng
người và xe xen kẽ nhau. Bất chấp nguy hiểm, hễ chổ nào trống là họ luồng lách xe
qua mà không để ý đến việc làn đường họ chạy là ngược chiều. Điều đó làm ùn tắt
giao thông và gây cản trở cho những phương tiện lưu thơng khác. Hơn nữa trong
trường hợp có hỏa hoạn thì việc lưu thơng qua khu vực này là hết sức khó khăn. Do đó
sự bát nháu của khu vực nơi đây cũng là một trong những nguyên nhân trong việc cản
trở cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ. Cịn các phương tiện giao thơng lớn khác
nếu phải luu thơng trong khu chợ tự phát sẽ càng khó khăn hơn nữa.
Chợ thường là nơi tập trung nhiều công nhân, khu dân cư có đơng người lao
động sinh sống, bởi những khu vực này sẽ giúp cho việc buôn bán được trơi chảy và
rộn ràng hơn. Đây cũng chính là ngun nhân chính của nhiều vụ ùn tắc giao thơng,
đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Việc họp chợ như thế này
không chỉ vi phạm Luật Giao thơng đường bộ, mà cịn gây ra tình trạng mất trật tự an
tồn giao thơng, đe dọa tính mạng của người đi đường, người lưu thơng
Chợ tự phát đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, luôn tiềm ẩn nguy
cơ tai nạn giao thông cao. Thế nhưng, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là mọi nỗ lực giải
tỏa, di dời chợ tự phát của cơ quan chức năng dường như vô hiệu. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc gia tăng số vụ tai nạn trong khu vực chợ tự phát vẫn chưa có xu hướng
đi xuống.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01



13

Nhiều vụ tai nạn giao thông lớn, nhỏ thường xuyên xảy ra nhưng người dân vẫn
lơ là, bàng quang chỉ cần thoả mãn sự tiện ích và đồng lợi tức trước mắt mà chẳng cần
quan tâm nhiều đến việc ai chết ai sống khi tham gia giao thông tại khu vực này. Việc
đảm bảo trật tự và an toàn giao thông tại khu vực chợ tự phát là hết sức báo động và
cần phải giải quyết một cách triệt để loại trừ những nguy cơ tiềm ẩn đang đón chờ bất
cứ ai.

Một số hình ảnh chợ tự phát gây mất trật tự xã hội và an tồn giao thơng

Chợ tự phát trên địa bàn Phú Hòa

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


14

Một gốc ảnh chợ tự phát trên đường 30/4, Phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một (trước
trường Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương)

Chợ trên địa bàn Phú Thọ

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


15


2.2.3. Ơ nhiễm mơi trường
Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng cao,
việc mua bán hàng hóa tại một số những khu chợ diễn ra hết sức mạnh mẽ, đặc biệt là
ở gần xí nghiệp, trường học, và những nơi đơng dân thường xuyên xuất hiện chợ tự
phát. Hoạt động trao đổi, mua bán tại những nơi này ngày càng tăng chính vì thế mà
lượng hàng hóa, lượng rác, nước thải cũng vì thế mà tăng lên rất mạnh. Đó là một
trong những ngun nhân tích cực gây ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn tỉnh ta hiện
nay.
Qua khảo sát ở một vài chợ trên địa bàn Thủ Dầu Một, chúng ta nhận thấy nơi
đây vấn đề xử lý rác, nước thải chưa được người dân quan tâm mặc dù đã có những
biển báo tuyên truyền và vận động mọi người giữ gìn vệ sinh mơi trường, nhưng chẳng
ai mải may để ý.

Những hình ảnh ơ nhiễm mơi trường
do chợ tự phát trên địa bàn chợ Phú Hòa

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


16

Một phần việc gây ô nhiễm môi trường ở một số chợ tự phát nguyên nhân là do
sự thiếu ý thức của người dân. Một số những người buôn bán họ thiếu ý thức trong
việc bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi, đổ rác xuống cống làm tắc nghẽn nguồn nước,
các cống thoát nước của chợ đã bị tắc khiến nước thải từ các hố tràn ra đường gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Mỗi khi trời mưa, nước mưa cộng với nước thải sinh hoạt nơi
đây ở các cống rảnh khơng có nơi thốt làm ngập tràn lênh láng kèm với mùi hôi thối
bốc lên. Hiện tượng này không chỉ gây mất vệ sinh mơi trường mà cịn ảnh hưởng đến
sức khỏe của những người sinh sống ở gần nơi đây.
Khơng chỉ những người bán mà cịn những người mua cũng thiếu ý thức bảo vệ

môi trường. Hằng ngày, ở trên con đường vào chợ, khói bụi do các động cơ xe di
chuyển qua lại làm ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
2.2.4. Vệ sinh thực phẩm
Hiện nay người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến vấn đề vật chất mà còn là
vấn đề về tinh thần, sức khỏe. Đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất, thế
nhưng người tiêu dùng không quan tâm đến nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến sức
khỏe của họ là từ những thực phẩm sử dụng hằng ngày khơng có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng, khơng đảm bảo vệ sinh an toàn sinh thực phẩm, nhất là được mua từ những khu
chợ tự phát.

Chợ trên địa bàn Phú Hòa

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


17

Hiện nay có rất nhiều chợ tự phát trên địa bàn Thủ Dầu Một buôn bán những
thực phẩm không đảm bảo được tiêu chuẩn của vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính
những nơi đây là nơi xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn của những ca ngộ độc thực
phẩm, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Do thói quen của người tiêu dùng mong muốn làm sao đảm bảo được nhu cầu
thuận tiện và chi phí thấp nhất, nhưng lại bỏ quên đi vấn đề về sức khỏe của mình.
Điều này cũng xuất phát từ việc thu nhập của dân cư cịn thấp.

Những hình ảnh đáng lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ tự phát

Những chợ tự phát thường xuất hiện ở gần trường học, khu công nghiệp, nơi tập
trung đơng dân như ở Phú Hịa, Phú Thọ, Chánh Nghĩa thường bán những thực phẩm
kém chất lượng chưa được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tràn lan.Tại

những nơi này, một số những thực phẩm tươi sống như thịt, cá và thực phẩm chế biến
được bày bán chung đầy những rùi nhặng, bụi bám do các phương tiện giao thông qua
lại.Mặc khác những người buôn bán không có chỗ thuê họ sẵn sàng bày bán hàng hóa
dưới nền đường đầy nước thải và rác. Để đảm bảo nhu cầu về lợi nhuận của mình một
số những người bán họ sử dụng rau củ quả, thịt, cá hầu như thuộc loại hàng dạt từ chợ
đầu mối nên thường bị dập, héo, hư.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


18

Ở các chợ tự phát việc bày bán những sản phẩm chưa qua kiểm kê vệ sinh an
toàn thực phẩm, khơng có nguồn gốc nên khơng được đảm bảo chất lượng và có nguy
cơ tiềm ẩn của ngộ độc thực phẩm là rất cao. Vì vậy mỗi người trở thành người tiêu
dùng thông thái bằng cách lựa chọn những sản phẩm an tồn, hợp vệ sinh như vậy
khơng chỉ đảm bảo an tồn về sức khỏe mà cịn cung cấp nhu cầu dinh dưỡng của
người tiêu dùng.
2.2.5. Ảnh hưởng khác
Chợ tự phát xuất hiện làm nảy sinh một số những vấn đề bất cập như trật tự xã
hội, an toàn giao thơng, ơ nhiễm mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm. Ngoài ra sự
xuất hiện của chợ tự phát còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây mất
mỹ quan, văn minh đơ thị của tồn khu vực và cả một cộng đồng dân cư.
Hoạt động buôn bán ở các khu chợ tự phát thường diễn ra rất ồn ào tác động và
ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người dân, gây ô nhiễm tiếng ồn
cho các khu vực xung quanh.
Điều đáng nói là địa điểm các khu chợ tự phát thường mọc lên là những nơi
công cộng, đông dân cư, và các trường học. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô
thị mà thậm chí qua đó người ta cịn có thể đánh giá trình độ dân trí của người dân
Việt Nam thông qua hành vi mua bán hàng và ý thức trong kinh doanh mua bán.

Khơng chỉ thế, những hình ảnh tiêu cực của chợ tự phát còn để lại những hình ảnh
khơng đẹp trong mắt những du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Chợ tự phát xuất hiện ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chợ như chợ
truyền thống, hệ thống mua bán trong siêu thị và một số các chợ xây dựng theo quy
hoạch trong cùng một khu vực.

ĐỀ TÀI CHỢ TỰ PHÁT - LỚP D11QT01


×