Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành phố đồng xoài, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 134 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LÊ XUÂN TRƢỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC ĐƢỜNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƢỚC

LU N V N THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

BÌNH DƢƠNG – 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LÊ XUÂN TRƢỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC ĐƢỜNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƢỚC

LU N V N THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

NGƢỜI HƢỚNG D N


HO HỌC:

TS.PHẠM HỮU NGÃI

BÌNH DƢƠNG – 2020


LỜI C M ĐO N
Tơi xin cam đoan, những gì mà tơi trình bày trong luận văn là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và cơng tác. Mọi kết
quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có trong đề tài đều
được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo
vệ luận văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thơng
tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì tơi đã cam đoan ở trên
đây.
Tác giả luận văn

Lê Xuân Trƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Hữu Ngãi, người ln
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để giúp tác
giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo là giảng viên lớp Cao học
Quản lý giáo dục, khóa 4, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy

trong quá trình học tập. Cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Khoa học, Phòng đào
tạo Sau đại học Trường đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác
giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ và
ủng hộ của Ban Giám hiệu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức y tế các
trường THCS Tân Đồng, THCS Tân Thiện, THCS Tân Thành, THCS Tiến
Thành, THCS Tiến Hưng và cán bộ lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành
phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước. Cuối cùng, xin cảm ơn quý anh, chị, em đồng
nghiệp; các bạn học và những người thân trong gia đình đã ln động viên, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắn luận văn
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu từ quý thầy giáo, cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đọc để
luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn

Lê Xuân Trƣờng

ii


MỤC LỤC
LỜI C M ĐO N .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
D NH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. xi
D NH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. xii
D NH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... xiv
TÓM TẮT ........................................................................................................... xv

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.

hách thể và đối tƣợng nghiên cứu................................................................ 3

3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại
trƣờng THCS. ....................................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
6.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ....................................................... 4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................... 4
7.3. Phương pháp thống kê tốn học ................................................................... 5
8. Những đóng góp của luận văn......................................................................... 5
8.1. Về lý luận ........................................................................................................ 5
8.2. Về thực tiễn ..................................................................................................... 6
9. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LU N VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC
ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................................... 7

iii


1.1.


hái quát lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại

các trƣờng trung học cơ sở. ................................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 7
1.1.1.1. Các nghiên cứu về y tế trường học .......................................................... 7
1.1.1.2. Các nghiên cứu về mơ hình y tế trường học ........................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 10
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm “Hoạt động y tế học đường”................................................... 13
1.2.1.1. Hoạt động ............................................................................................... 13
1.2.1.2. Y tế .......................................................................................................... 13
1.2.1.3. Y tế học đường ........................................................................................ 13
1.2.1.4. Hoạt động y tế học đường ...................................................................... 14
1.2.2.

hái niệm “Quản lý hoạt động y tế học đƣờng” ................................... 14

1.2.2.1. Quản lý, chức năng quản lý và quản lý nhà trường ............................ 14
1.2.2.2. Quản lý hoạt động y tế học đường ........................................................ 17
1.3. Lý luận về hoạt động y tế học đƣờng tại trƣờng trung học cơ sở ........... 17
1.3.1. Trường trung học cơ sở và học sinh trung học cơ sở ............................. 17
1.3.1.1. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân ................ 17
1.3.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở ..................................... 18
1.3.2. Vị trí và vai trị của hoạt động y tế học đường trong trường trung học cơ
sở .......................................................................................................................... 20
1.3.3. Sự cần thiết hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở ........ 21
1.3.4. Mục tiêu hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở ............. 21
1.3.5. Nội dung hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở ............. 22
1.3.6. Tổ chức hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở............... 24

1.4. Quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại trƣờng trung học cơ sở ............... 25
1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học cơ sở quản lý hoạt động y tế học đường 25
1.4.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở ..... 25
1.4.1.2. Hiệu trưởng quản lý hoạt động y tế học đường .................................... 26
1.4.2. Quản lý mục tiêu hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở 26

iv


1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở 27
1.4.3.1. Quản lý việc bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự
cần thiết quản lý hoạt động y tế học đường trường trung học cơ sở ................ 27
1.4.3.2. Quản lý việc lập kế hoạch hoạt động y tế học đường ........................... 28
1.4.3.3. Quản lý việc tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động y tế học đường .. 29
1.4.3.4. Quản lý việc chỉ đạo hoạt động y tế học đường .................................... 30
1.4.3.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động y tế học đường .................. 31
1.4.3.6. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động y tế học đường tại trường trung học cơ sở................................................ 32
1.4.3.7. Quản lý sự phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường
đối với hoạt động y tế học đường tại trường trung học cơ sở ........................... 33
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại trƣờng
trung học cơ sở ................................................................................................... 35
1.5.1. Yếu tố khách quan..................................................................................... 35
1.5.1.1. Chủ trương của Nhà nước và các Bộ ngành về y tế học đường .......... 35
1.5.1.2. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức phụ trách công tác y tế
học đường ............................................................................................................ 36
1.5.1.3. Nhận thức của cộng đồng, cha mẹ học sinh về hoạt động y tế học
đường ................................................................................................................... 36
1.5.1.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ...................................... 37
1.5.2. Yếu tố chủ quan......................................................................................... 37

1.5.2.1. Phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng trường trung học cơ sở ....... 37
1.5.2.2. Phẩm chất và năng lực của viên chức phụ trách y tế học đường........ 38
1.5.2.3. Sự tham gia giáo dục chăm sóc sức khỏe của giáo viên ...................... 38
1.5.2.4. Ý thức tự bảo vệ sức khỏe của học sinh ................................................ 38
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC
ĐƢỜNGTẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ ĐỒNG
XỒI, TỈNH BÌNH PHƢỚC ............................................................................ 40
2.1.

hái quát vị trí địa lý, dân số, kinh tế, xã hội và giáo dục thành phố

Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc ............................................................................. 40

v


2.1.1. Vị trí địa lý, dân số .................................................................................... 40
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội ......................................................... 40
2.1.3. Tình hình giáo dục thành phố Đồng Xồi ............................................... 41
2.1.3.1. Quy mô trường, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý của thành phố
Đồng Xoài ............................................................................................................ 41
2.1.3.2. Tổng quan các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi và cơng
tác y tế học đường ............................................................................................... 42
2.1.4. Tình hình hoạt động y tế học đường và sức khỏe học đường của học
sinh các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ...... 44
2.2.

hái qt về tổ chức khảo sát thực trạng ................................................. 48

2.2.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 48

2.2.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 48
2.2.3. Khách thể khảo sát .................................................................................... 48
2.2.4. Phương thức khảo sát và xử lý số liệu ..................................................... 49
2.3. Thực trạng hoạt động y tế học đƣờng tại các trƣờng trung học cơ sở
thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phƣớc ........................................................... 50
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về đặc điểm tâm lý của học sinh
trung học cơ sở .................................................................................................... 50
2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm
quan trọng của hoạt động y tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành
phố Đồng Xoài ..................................................................................................... 51
2.3.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu và mức độ đáp ứng mục tiêu hoạt động y
tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài ................ 52
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động y tế học đường tại các trường
trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài ............................................................... 54
2.3.5. Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế học đường tại các trường trung
học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ........................................... 57
2.3.6. Đánh giá sự cần thiết đầu tư nguồn lực cho hoạt động y tế học đường tại
các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .............. 59

vi


2.4. Thực trạng quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại các trƣờng trung học
cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phƣớc ................................................. 60
2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động y tế học đường tại các
trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ..................... 60
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động y tế học đường tại các
trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ..................... 61
2.4.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết quản lý hoạt
động y tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh

Bình Phước .......................................................................................................... 61
2.4.2.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động y tế học đường tại các trường trung
học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ........................................... 62
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động y tế học đường tại các
trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ..................... 66
2.4.2.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động y tế học đường tại các trường trung học
cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .................................................. 68
2.4.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động y tế học đường tại các trường
trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ................................. 69
2.4.3. Thực trạng quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động y tế học đường tại các
trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ..................... 70
2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội đối
với hoạt động y tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng
Xồi, tỉnh Bình Phước ........................................................................................ 71
2.5.

ết quả ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động y tế học đƣờng

tại các trƣờng trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phƣớc....... 72
2.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động hoạt động y tế học đƣờng tại các
trƣờng trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phƣớc................... 74
2.6.1.

ết quả đạt đƣợc ...................................................................................... 74

2.6.1.1. Về thực trạng hoạt động y tế học đường ............................................... 74
2.6.1.2. Về thực trạng quản lý hoạt động y tế học đường ................................. 74
2.6.2. Một số hạn chế .......................................................................................... 75

vii



2.6.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 76
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 78
CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ HỌC ĐƢỜNG
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ ĐỒNG XỒI,
TỈNH BÌNH PHƢỚC......................................................................................... 79
3.1. Những ngun tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 79
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục trung học cơ sở ................. 79
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ....................................... 79
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 80
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 80
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại các trƣờng trung học cơ
sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phƣớc ...................................................... 81
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha
mẹ học sinh về sự cần thiết hoạt động y tế học đường và quản lý hoạt động y tế
học đường tại các trường trung học cơ sở ......................................................... 81
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 81
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp và cách thực hiện .......................................... 82
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 83
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động y tế học đường
gắn với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trường trung học cơ sở ............ 84
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 84
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 85
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 87
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức triển khai các hoạt động y tế học
đường theo quy định bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh trường trung học cơ
sở .......................................................................................................................... 87
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 88
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 88

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp .............................................................. 89

viii


3.2.4. Biện pháp 4: Thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định của ngành
Giáo dục – Đào tạo và Y tế về các hoạt động y tế học đường ........................... 90
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 90
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp ................................................. 91
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện ................................................................................ 92
3.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện tốt việc tự kiểm tra, kiểm tra và đánh giá hoạt
động chăm sóc sức khỏe ban đầu, phịng chống tai nạn thương tích cho học
sinh trường trung học cơ sở ............................................................................... 93
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 94
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện .......................................................... 94
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện ................................................................................ 96
3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh đầu tư vật lực, tài lực và sự phối hợp với gia
đình, ngành y tế địa phương trong hoạt động y tế học đường tại trường trung
học cơ sở .............................................................................................................. 96
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 97
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện .......................................................... 98
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện .............................................................................. 101
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 102
3.4.

hảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất104

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ............................................................................ 104
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................ 104
3.4.3. Phương pháp và khách thể khảo sát ...................................................... 105

3.4.4. Kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết của các biện pháp ...................... 105
3.4.5. Mối tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản
lý của đề tài ........................................................................................................ 107
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 109
ẾT LU N VÀ
1.

HUYẾN NGHỊ .................................................................. 110

ết luận ......................................................................................................... 110

1.1. Về cơ sở lý luận .......................................................................................... 110
1.2. Về cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 110

ix


1.3. Về biện pháp đề xuất .................................................................................. 111
2.

huyến nghị .................................................................................................. 113

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Đồng Xồi ...................... 113
2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội............ 113
2.3. Đối với các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước ................................................................................................................. 114
TÀI LIỆU TH M

HẢO ............................................................................... 115


x


D NH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

NỘI DUNG

CHỮ VIẾT TẮT

1

Cán bộ quản lý

CBQL

2

Cha mẹ học sinh

CMHS

3

Chăm sóc sức khỏe

CSSK

4


Cơ sở vật chất

CSVC

5

Giáo dục và Đào tạo

6

Giáo viên

GV

7

Học sinh

HS

8

Học sinh sinh viên

9

Nhà trường

NT


10

Nhân viên

NV

11

Quản lý

QL

12

Sức khỏe

SK

13

Trung học cơ sở

14

Vệ sinh an tồn thực phẩm

15

Vệ sinh mơi trường


VSMT

16

Y tế học đường

YTHĐ

17

Y tế trường học

YTTH

GD&ĐT

HSSV

THCS
VSATTP

xi


D NH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trường, HS, GV và CBQL năm học 2018 - 2019 .................. 42
Bảng 2.2. Quy mô lớp, học sinh THCS thành phố Đồng Xoài năm học 2018 2019 ...................................................................................................................... 42
Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL, GV và viên chức y tế các trường THCS thành phố
Đồng Xoài năm học 2018 - 2019 ......................................................................... 43

Bảng 2.4. Thống kê tổ chức Chi hội Chữ thập đỏ trong các trường THCS Đồng
Xoài năm học 2018 – 2019 .................................................................................. 44
Bảng 2.5. Thống kế HS mắc bệnh học đường tại các trường THCS Đồng Xoài
năm học 2018 - 2019 ............................................................................................ 44
Bảng 2.6. Triển khai các chương trình y tế và phong trào vệ sinh phòng bệnh tại
các trường THCS Đồng Xoài năm học 2018 - 2019 ............................................ 46
Bảng 2.7. Thống kê về việc đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe học sinh tại
các trường THCS Đồng Xoài năm học 2018 – 2019 ........................................... 46
Bảng 2.8. Kết quả nhận thức đặc điểm tâm lý của HS THCS ............................. 50
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện và mức độ đáp ứng mục tiêu hoạt động YTHĐ tại
các trường THCS thành phố Đồng Xoài .............................................................. 52
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung hoạt động YTHĐ tại các trường THCS
thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ............................................................... 55
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện nội dung “Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong nhà
trường” tại các trường THCS thành phố Đồng Xoài ........................................... 56
Bảng 2.12. Kết quả hoạt động của viên chức YTHĐ các trường THCS thành phố
Đồng Xoài ............................................................................................................ 57
Bảng 2.13. Kết quả thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động YTHĐ tại các trường
THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .................................................... 60
Bảng 2.14. Kết quả nhận thức về sự cần thiết quản lý hoạt động YTHĐ tại các
trường THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước ........................................ 61
Bảng 2.15. Kết quả thực hiện các bước lập kế hoạch hoạt động YTHĐ tại các
trường THCS thành phố Đồng Xoài .................................................................... 62

xii


Bảng 2.16. Kết quả thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động YTHĐ tại các trường
THCS thành phố Đồng Xoài ................................................................................ 63
Bảng 2.17. Kết quả tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động YTHĐ tại các trường

THCS thành phố Đồng Xoài ................................................................................ 66
Bảng 2.18. Kết quả chỉ đạo hoạt động YTHĐ tại các trường THCS thành phố
Đồng Xoài ............................................................................................................ 68
Bảng 2.19. Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động YTHĐ tại các trường THCS
thành phố Đồng Xoài ........................................................................................... 69
Bảng 2.20. Kết quả quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động YTHĐ tại các trường
THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước .................................................... 70
Bảng 2.21. Kết quả quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường – xã hội đối
với hoạt động YTHĐ tại các trường THCS ......................................................... 71
Bảng 2.22. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động YTHĐ tại
các trường THCS thành phố Đồng Xoài .............................................................. 72
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các biện pháp ............................... 105
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ................................ 106

xiii


D NH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả nhận thức vai trò của hoạt động YTHĐ tại các trường
THCS thành phố Đồng Xoài ................................................................................ 51
Biểu đồ 2.2. Kết quả nhận thức về sự cần thiết của hoạt động YTHĐ tại các
trường THCS thành phố Đồng Xoài .................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá sự cần thiết đầu tư nguồn lực cho hoạt động
YTHĐ tại các trường THCS thành phố Đồng Xoài ............................................. 59

xiv


TÓM TẮT
Sức khoẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập,

sáng tạo, sự phát triển cũng như tương lai cuộc sống của học sinh, sinh viên trong
các cơ sở giáo dục. Hoạt động y tế học đường và quản lý hoạt động y tế học
đường là nội dung không thể thiếu trong nhà trường; từ thực tiễn cho thấy hoạt
động y tế học đường được phát huy tốt và có hiệu quả chỉ khi có sự quản lý chặt
chẽ và điều hành tốt. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và đào
tạo, ngành Y tế chỉ đạo và các trường học quan tâm đến quản lý hoạt động này,
song vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế như: Việc xây dựng kế hoạch đầu tư cho
công tác giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho HSSV hàng năm chưa được
quan tâm đúng mức; Nguồn kinh phí dành cho cơng tác YTTH còn hạn chế; chưa
quan tâm đến việc đầu tư xây dựng CSVC, bảo trì các cơng trình vệ sinh, nước
sạch trong nhà trường; thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của địa phương
tỉnh Bình Phước nên một số trường THCS thành phố Đồng Xoài thiếu biên chế
nhân viên y tế trường học,…đó tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động y tế học
đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước” để
nghiên cứu, nhằm nắm bắt được thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động này để phát huy cơng tác phịng bệnh học đường và chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại
địa phương.
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp như: Nhóm phương
pháp nghiên cứu lý luận (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề lý
luận cơ bản của đề tài; sử dụng các phương pháp đọc tài liệu: sách, báo, tạp
chí,...); Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (thu thập các các thông tin thực
tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài); Phương pháp thống kê toán học (Sử
dụng thống kê toán học xử lý số liệu thu thập qua khảo sát).
Qua quá trình thực hiện, tác giả nhận thấy kết quả luận văn giải quyết
được các vấn đề đã đặt ra và đem lại hiệu quả thiết thực, cụ thể:

xv



Về lý luận: Luận văn đã tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết về quản lý hoạt
động y tế học đường tại trường THCS.
Về thực tiễn: Thơng qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã chỉ
ra được những ưu điểm, hạn chế trong quản lý hoạt động y tế học đường tại các
trường THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước hiện nay; đề xuất các biện
pháp đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế địa
phương; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phịng ngừa bệnh học đường
và chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường THCS thành phố Đồng Xồi,
tỉnh Bình Phước, cụ thể như: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,
cha mẹ học sinh về sự cần thiết hoạt động y tế học đường và quản lý hoạt động y
tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình
Phước; Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường gắn với
mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trường trung học cơ sở; Tăng cường tổ chức
triển khai các hoạt động y tế học đường theo quy định bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
học sinh trường trung học cơ sở; Thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định
của ngành Giáo dục – Đào tạo và Y tế về các hoạt động y tế học đường; Thực
hiện tốt việc tự kiểm tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu, phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh trường trung học cơ sở; Đẩy
mạnh đầu tư vật lực, tài lực và sự phối hợp với gia đình, ngành y tế địa phương
trong hoạt động YTHĐ tại trường THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính cần
thiết và khả thi cao. Do đó, các trường THCS trên địa bàn thành phố Đồng Xồi,
tỉnh Bình Phước và các địa bàn khác có thể nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng
tạo những biện pháp này để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt
động YTHĐ trong các nhà trường, nhằm nâng cao sức khỏe, phát huy vai trò của
hoạt động YTHĐ trong việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

xvi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khoẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập,
sáng tạo, sự phát triển cũng như tương lai cuộc sống của học sinh, sinh viên.
Nước ta hiện có hơn 23,5 triệu học sinh, sinh viên (chiếm khoảng 24% dân số cả
nước). Việc chăm sóc, bảo đảm sức khoẻ tốt cho các em là một mục tiêu quan
trọng của giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đầu tư cho y tế, giáo dục là góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục; chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên là
bảo đảm an toàn trường học, phát triển bền vững và thực hiện an sinh xã hội (Bộ
GD&ĐT, 2011).
Quản lý hoạt động y tế học đường là một nội dung khơng thể thiếu trong
nhà trường, đây là việc có ảnh hưởng và tác động sâu sắc, trực tiếp, có chủ đích
của người quản lý đến việc chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho giáo viên,
nhân viên và học sinh nhằm phục vụ đắc lực cho công tác nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo.
Ngày 12/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
23/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học nhằm
đẩy mạnh cơng tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh sinh viên,
giúp cho HSSV phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Trong những năm
qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với ngành Y tế, các ngành, đoàn thể,
tổ chức trong nước và quốc tế đã không ngừng cố gắng, khắc phục những khó
khăn triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao theo Chỉ
thị trên đây, bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Ngày 12 tháng 5 năm 2016, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư
liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học.
Thông tư liên tịch này quy định bao gồm các nội dung: quy định về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, mơi trường học tập, chăm sóc y tế có liên quan tới sức khỏe
của học sinh trong trường học. Đây là những cơ sở quan trọng để các cấp, các

ngành và đặc biệt là các cấp quản lý giáo dục các trường học có điều kiện quan
tâm hơn đến hoạt động y tế học đường.

1


Từ thực tiễn cho thấy hoạt động y tế học đường được phát huy tốt và có
hiệu quả chỉ khi có sự quản lý chặt chẽ và điều hành tốt. Vì vậy muốn đầu tư và
trang bị nguồn lực cho hoạt động y tế học đường đầy đủ, hiệu quả hơn thì cần
phải chú trọng đến cơng tác quản lý hoạt động y tế học đường, cần thiết coi công
tác quản lý này là một thành tố quan trọng trong hoạt động của nhà trường, là
một trong những điều kiện góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thực tiễn hoạt động giáo dục các
trường THCS nói chung, các trường THCS tại thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước nói riêng mặc dù đã được quan tâm đến quản lý hoạt động này, song vẫn
còn nhiều bất cập và hạn chế, cụ thể như (Bộ GD&ĐT, 2011):
- Một số địa phương, đơn vị chưa thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về
công tác y tế trường học theo quy định tại Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT
của Bộ GD&ĐT và Ban chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT;
- Đội ngũ cán bộ y tế trường học (YTTH) còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng chuyên môn, chưa được đãi ngộ thoả đáng nên chưa thu hút được cán
bộ làm công tác YTTH, một số cán bộ chưa thực sự yên tâm công tác;
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư cho cơng tác giáo dục, bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ cho HSSV hàng năm chưa được quan tâm đúng mức;
- Nguồn kinh phí dành cho cơng tác YTTH còn hạn chế;
- Nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng, bảo trì các
cơng trình vệ sinh nước sạch trong nhà trường;
- Do thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của thành phố Đồng Xoài,
tỉnh Bình Phước nên một số trường THCS thành phố Đồng Xoài thiếu biên chế

nhân viên y tế trường học (Đảng bộ Thành phố Đồng Xoài, 2015).
Xuất phát từ những phân tích trên đây và ý thức trách nhiệm đối với sự
nghiệp giáo dục địa phương, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động y tế học
đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước” để
nghiên cứu.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động y
tế học đường tại các trường trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước; tác giả đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này nhằm phát huy
phịng bệnh học đường và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh và góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại địa phương.
3.

hách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động y tế học đường tại trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường
THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống hóa được khung lý luận và làm sáng tỏ thực trạng quản lý
hoạt động y tế học đường tại các trường THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình
Phước; thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động này đảm bảo tính
khoa học và tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng phịng bệnh học đường
và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh THCS tại địa phương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động y tế học đường tại
trường THCS.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động y tế học đường tại các
trường THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động y tế học đường tại các
trường THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động y tế học đường tại
trường THCS;
- Thực trạng quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường THCS thành

3


phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước;
- Biện pháp quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường THCS thành
phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước;
- Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn khảo sát; có sự
phối hợp của các bên liên quan, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục các cấp.
6.2. Địa bàn và thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 5/8 trường THCS trên địa bàn thành
phố Đồng Xoài, gồm:
Trường THCS Tân Đồng, phường Tân Đồng, TP Đồng Xoài;
Trường THCS Tân Thiện, phường Tân Thiện, TP Đồng Xoài;
Trường THCS Tiến Thành, phường Tiến Thành, TP Đồng Xoài;
Trường THCS Tân Thành, xã Tân Thành, TP Đồng Xoài;
Trường THCS Tiến Hưng, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài.

Số liệu khảo sát được thu thập từ năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019.
6.3. Mẫu khảo sát
Gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế và phụ huynh học sinh tại
5/8 Trường THCS: Tân Đồng, Tân Thiện, Tiến Thành, Tân Thành, Tiến Hưng
của thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để phân tích, tổng hợp, khái
qt hóa những vấn đề lý luận cơ bản của đề tài; đọc tài liệu: sách, báo, tạp
chí,... liên quan đến hoạt động y tế học đường, để hiểu đầy đủ chủ trương của
Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục – đào tạo về lĩnh vực này trong thời gian
qua.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài. Sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

4


Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập số liệu phục vụ cho
hoạt động điều tra, khảo sát thực tế. Từ đó, người nghiên cứu có những nhận xét,
đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thực trạng việc quản lý công tác y tế học
đường tại các đơn vị được khảo sát.
Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động y tế học đường, thực trạng quản
lý hoạt động y tế học đường trên địa bàn thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
- Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm nắm bắt thực trạng về CSVC, trang thiết bị y tế trường
học và các hoạt động y tế trong trường THCS, từ đó có những nhận xét, đánh giá
và tìm ra nguyên nhân của thực trạng việc quản lý công tác y tế học đường.

Nội dung: Quan sát thực tế CSVC, trang thiết bị y tế trường học, các hoạt
động y tế trong trường THCS và ghi chép vào nhật ký quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm xin ý kiến các CBQL, giáo viên, nhân viên y tế học
đường các trường THCS thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước để nhận định và
khảo nghiệm những vấn đề về quản lý công tác y tế học đường.
Nội dung: Trao đổi về xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra,
đánh giá công tác y tế học đường, quản lý công tác y tế học đường trên địa bàn
tỉnh, thành phố Đồng Xoài hiện nay.
- Phương pháp khảo nghiệm
Mục đích: Nhằm khảo nghiệm những biện pháp đề xuất quản lý công tác y
tế học đường.
Nội dung: Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp
đề xuất quản lý công tác y tế học đường trên địa bàn tỉnh, thành phố Đồng Xoài
hiện nay.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học xử lý số liệu thu thập qua khảo sát.
8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Về lý luận
Luận văn đã tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu nhằm hệ

5


thống hóa cơ sở lý luận và có khung lý thuyết về quản lý hoạt động y tế học
đường tại trường THCS.
8.2. Về thực tiễn
- Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã chỉ ra được
những ưu điểm, hạn chế trong quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường
THCS thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước hiện nay;


- Đề xuất các biện pháp đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và phù hợp
với tình hình thực tế địa phương; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
phòng ngừa bệnh học đường và chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường
THCS thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu
tham khảo; Phụ lục; nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động y tế học đường tại trường
trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường
trung học cơ sở thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động y tế học đường tại các trường
trung học cơ sở thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LU N VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
Y TẾ HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về quản lý hoạt động y tế học đƣờng tại
các trƣờng trung học cơ sở.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về y tế trường học
Cho tới nay đã có một số nghiên cứu y tế trường học trên thế giới.
Nghiên cứu của tác giả Lee A- Trung Quốc năm 2007 các vấn đề phát hiện ở
học sinh phổ thông bao gồm các vấn đề về tinh thần, thói quen ăn uống khơng
có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể chất và các hành vi có nguy cơ dẫn tới
những tai nạn thương tích có chủ đích và khơng có chủ đích cho học sinh và các

tỷ lệ này đều cao hơn ở các học sinh THCS. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng thiếu các chính sách y tế ở trường học và các dịch vụ y tế không sẵn sàng
tiếp cận cho học sinh và giáo viên, và thiếu các nhân viên được đào tạo về nâng
cao sức khỏe (Lee A, 2007).
Năm 2001, Ippolito-Shepherd, Cerqueira, và Ortega tiến hành một nghiên
cứu trên 19 nước Mỹ Latin đánh giá thực trạng và xu hướng mơ hình trường học
nâng cao sức khỏe trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động
giáo dục và nâng cao sức khỏe ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm và quốc
gia). Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia
và xây dựng chính sách, cơ chế điều phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức
khỏe tại trường học, cách thành lập và sự tham gia của các mạng lưới quốc gia
và quốc tế về YTTH và mức độ chia sẻ thông tin chiến lược này. Để mơ hình y
tế trường học thành cơng thì nhất thiết phải có sự tham gia của toàn xã hội,
nhằm huy động các nguồn lực và vật lực cần thiết để thực hiện nâng cao sức
khỏe trong các trường học (Ippolito-Shepherd, 2005).
1.1.1.2. Các nghiên cứu về mô hình y tế trường học
Từ thế kỉ thứ XIX nhiều nước ở châu Âu đã có những chủ trương và
phương pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc

7


×