Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án tiến sĩ phát huy giá trị văn hóa giữ nước việt nam của thanh niên quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 194 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ HUY TUYNH

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT
NAM
CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LÊ HUY TUYNH

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT
NAM
CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Mã số
: 922 90 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Lê Trọng Tuyến


2. PGS. TS Nguyễn Hùng Oanh

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận án

Lê Huy Tuynh


6

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Tổng quan các cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề
tài luận án
1.2.

Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình khoa học đã
cơng bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN
QUÂN ĐỘI
2.1.
Quan niệm giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên
quân đội và phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên quân đội
2.2.
Nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt
Nam của thanh niên quân đội
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
3.1.
Thực trạng phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên quân đội hiện nay
3.2.
Yêu cầu phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh
niên quân đội hiện nay
Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
GIỮ NƯỚC VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN
ĐỘI HIỆN NAY
4.1.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng giá
trị văn hoá giữ nước Việt Nam cho thanh niên quân đội hiện nay
4.2.
Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn quân sự và phong trào hành
động cách mạng của tuổi trẻ nhằm phát huy giá trị văn hóa giữ

nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay
4.3.
Tích cực hóa nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội trong
phát huy giá trị văn hoá giữ nước Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
9
9
27

31

31
59

77
77
107

119
119

133
145
160

162
163
176


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Văn hóa giữ nước Việt Nam là những giá trị tinh thần truyền thống
được sáng tạo trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, được kế thừa,
phát huy, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cầu nối gắn kết mỗi
người Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạch nguồn trí tuệ, tư tưởng, tình cảm
và ý chí con người Việt Nam, tạo thành động lực nội sinh của dân tộc trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Văn hóa giữ nước Việt Nam chứa đựng trong đó
những giá trị cốt lõi của sức mạnh văn hóa tinh thần Việt Nam như: “lịng
u nước nồng nàn”, “đồn kết, gắn bó cộng đồng, trên dưới thuận hịa, cả
nước một lịng, tồn dân đánh giặc”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”,
“tính nhân văn, nhân đạo cao cả” và “nghệ thuật đánh giặc độc đáo”. Những
giá trị cốt lõi của văn hóa giữ nước Việt Nam vừa hiện hữu thơng qua thực
tiễn bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, vừa tiềm ẩn bên trong mỗi người dân Việt
Nam nói chung, thanh niên quân đội nói riêng. Khi được khơi dậy, phát huy
thường xuyên sẽ tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy thanh niên
quân đội không ngừng phấn đấu vươn lên, cống hiến và trưởng thành.
Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, các thế hệ thanh niên quân đội đã
kế thừa, phát huy cao độ giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam, chiến đấu và
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, phát huy giá trị văn hóa giữ nước
Việt Nam của thanh niên quân đội vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp
thiết, không những tạo ra động lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ thúc đẩy
thanh niên quân đội sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao,

mà cịn góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của quân đội, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức sâu sắc vai trò, sức mạnh to lớn của văn hóa giữ nước Việt
Nam, trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và
cơ quan chức năng các cấp trong quân đội ln quan tâm đến q trình phát
huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội. Do đó,
phần lớn thanh niên quân đội có nhận thức đúng đắn, có động cơ, ý chí
quyết tâm cao, lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong


6

thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
việc phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội
hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó
được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng chủ yếu là nhận thức của một số chủ
thể về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội
hiện nay còn chưa thật sâu sắc và đầy đủ; cách thức, biện pháp phát huy
còn chưa sáng tạo, hiệu quả; thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm của một bộ
phận thanh niên quân đội trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
hiện nay cịn chưa cao. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất là do việc nghiên cứu
chuyên sâu về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên
quân đội hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp tối ưu
để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.
Sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
đang đặt ra những u cầu mới, địi hỏi thanh niên quân đội không chỉ vững
vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về chun mơn nghiệp vụ qn sự mà cịn
phải tinh thơng về văn hố, tích cực giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa giữ
nước của dân tộc, góp phần làm cho “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh

thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” [30, tr.47]. Tình hình trên đã và
đang đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu phát huy giá trị văn hóa giữ nước
Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay một cách cơ bản, hệ thống nhằm
tạo ra động lực tinh thần để thanh niên quân đội có ý chí, quyết tâm cao, khắc
phục mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận và thực trạng phát huy giá trị văn hóa giữ
nước Việt Nam của thanh niên quân đội, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản
phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay.


7

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Luận giải quan niệm và nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn
hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội.
Đánh giá thực trạng, xác định yêu cầu phát huy giá trị văn hóa giữ nước
Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
của thanh niên quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
của thanh niên quân đội.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn về phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân

đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phạm vi khảo sát: Luận án khảo sát tập trung vào đối tượng thanh niên
quân đội là sĩ quan trẻ, học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ ở một số
đơn vị cơ sở bộ binh đủ quân và một số học viện, trường sĩ quan trong Quân
đội Nhân dân Việt Nam (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1; Sư đoàn 968, Quân khu
4; Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Trường sĩ quan Chính trị,
Trường Sĩ quan Lục quân 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự).
Thời gian: Từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa,
con người Việt Nam; về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
Cơ sở thực tiễn: Tình hình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên quân đội trong thời gian vừa qua. Các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; báo cáo tổng kết, đánh giá của
các cơ quan chức năng có liên quan; kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả.


8

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp
chuyên ngành và liên ngành như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, hệ
thống và cấu trúc, khái quát hóa và trừu tượng hóa, phương pháp tiếp cận giá
trị, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, xin ý kiến chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Quan niệm phát huy giá trị văn hóa giữ Việt Nam của thanh niên quân đội.
Nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ Việt Nam của
thanh niên quân đội.

Giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa giữ Việt Nam của thanh niên
quân đội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung,
phát triển làm sâu sắc thêm góc độ tiếp cận triết học về văn hóa giữ nước Việt
Nam ở khía cạnh giá trị, nội dung bản chất. Thơng qua làm rõ thực chất và
những nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
của thanh niên quân đội, luận án sẽ góp phần cung cấp cho lãnh đạo, chỉ huy
các cấp, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt
Nam của thanh niên quân đội hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục, rèn luyện thanh niên quân đội ở các đơn vị
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và học viên ở các nhà trường quân đội hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); kết luận; các cơng trình của tác giả
đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến
đề tài luận án
1.1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa Việt Nam
và giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
Những cơng trình khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa Việt Nam.
Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt

Nam [33]. Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, trong công trình khoa
học này, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc và có hệ
thống về cội nguồn cũng như nội dung các giá trị truyền thống đặc thù của
dân tộc Việt Nam. Các đức tính tốt đẹp như yêu nước, cần cù, anh hùng,
sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa được tác giả luận giải sâu sắc,
trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa là những giá trị tinh
thần tiêu biểu của người dân Việt Nam. Những giá trị đó, theo tác giả, đã
được định hình ngay từ thời dựng nước, phát triển độc lập, khơng bị đồng
hóa bởi tác động từ bên ngoài. Dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử,
người Việt luôn giữ vững và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống của
mình và coi đó như hồn thiêng của dân tộc. Tác giả khẳng định: “Vì con
người, lấy con người làm mục đích của cuộc chiến đấu, cách mạng và kháng
chiến Việt Nam biểu hiện rõ giá trị nhân bản của nó, chính cái giá trị nhân
bản đó làm ra sức mạnh của Việt Nam” [33, tr.49]. Kết quả nghiên cứu của
cơng trình khoa học này là gợi mở khoa học rất có giá trị để tác giả luận án
khẳng định mối liên hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, khẳng định vai
trò và sức mạnh của dòng chảy văn hóa dân tộc, tính tất yếu và sự cần thiết
phải tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
lên một tầm cao mới trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hoá trong bối cảnh
xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [6]. Trong cơng trình này,
tác giả khẳng định, giá trị văn hoá là giá trị phản ánh năng lực sáng tạo vươn tới


10

các giá trị nhân văn của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Theo tác giả,
“giá trị văn hoá bao gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần, là kết quả lao
động sáng tạo của nhiều thế hệ tạo dựng nên, có tác dụng định hướng cho các
hoạt động văn hoá của cá nhân và cộng đồng” [6, tr.277]. Cách tiếp cận và luận

giải trong cơng trình khoa học này là cơ sở để tác giả luận án kế thừa, khái quát
làm rõ quan niệm về giá trị văn hóa cũng như những biến đổi giá trị văn hóa Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay.
Ngơ Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến
đổi [116]. Trong cơng trình này, tác giả đã dành một chương với 56 trang để
khái quát và luận giải về hệ giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị văn hóa
tiêu biểu của dân tộc Việt Nam như: chủ nghĩa yêu nước; tinh thần cộng đồng,
đoàn kết; tinh thần lạc quan, nhân nghĩa; tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ.
Những giá trị văn hóa cốt lõi này được thấm nhuần, trở thành “hệ điều tiết”,
vun đắp cho sự phát triển của xã hội trong quá khứ cũng như tương lai, trong
các giá trị đó, theo tác giả “giá trị yêu nước, đoàn kết vẫn giữ nguyên vị trí
đứng đầu trong quan niệm của người dân bởi đó là những giá trị căn cốt, độc
đáo, tinh hoa của bản sắc dân tộc Việt Nam” [116, tr.6]. Những luận giải và
kết luận của cơng trình khoa học này đã giúp cho tác giả luận án có cái nhìn
đa chiều về những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời là gợi mở
khoa học để tác giả tiếp thu, kế thừa trong phân tích, làm rõ những giá trị đặc
trưng, cốt lõi của văn hóa giữ nước Việt Nam.
Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2014), Giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [4]. Trong
cơng trình khoa học này, các tác giả đã dành 34 trang để luận giải về cơ sở
hình thành và nội dung những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống dân tộc
Việt Nam. Theo các tác giả, mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh
lịch sử của riêng mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động
và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển cũng
đều có những giá trị văn hóa truyền thống của riêng mình. Đó là những giá trị
tốt đẹp tiêu biểu của một nền văn hóa, “tạo nên bản sắc văn hóa của một dân
tộc, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều


11


dài phát triển của lịch sử” [4, tr.46]. Tác giả khẳng định, trong các giá trị tiêu
biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam thì yêu nước là tình cảm thiêng
liêng, là giá trị hàng đầu chi phối các giá trị khác của dân tộc. Những kết quả
nghiên cứu của cơng trình khoa học này đã giúp cho tác giả luận án tiếp cận
và làm rõ vai trò, sức mạnh giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách của thanh niên quân đội.
Hà Thị Thùy Dương (2014), Bàn thêm về các giá trị văn hóa tinh thần
truyền thống của Việt Nam [21]. Trong cơng trình khoa học này, tác giả đã
trình bày một cách có hệ thống khái niệm, những yếu tố chi phối, cơ sở hình
thành và chỉ ra những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Tác giả coi những giá trị như lòng yêu nước, nhân văn, nhân đạo của
dân tộc ta là những nguyên lý đạo đức lớn. Theo tác giả, Việt Nam đánh
thắng các thế lực ngoại xâm mạnh hơn mình gấp nhiều lần bằng sức mạnh
văn hóa tinh thần Việt Nam. Đây là những tư liệu khoa học rất có giá trị để
tác giả luận án khẳng định làm rõ vai trị của giá trị văn hóa tinh thần Việt
Nam trong lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc cũng như đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Thị Hương Giang (2016), Tồn cầu hóa,
hội nhập quốc tế và giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt
Nam [97]. Trong cơng trình khoa học này, các tác giả cho rằng: Giá trị
truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm
lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Trên cơ sở tiếp cận
việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với
bối cảnh tồn cầu hóa và hơi nhập quốc tế hiện nay, tác giả khẳng định:
Trong tồn cầu hóa, vấn đề quan trọng đặt ra đối với nước ta hiện nay là
phải “giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc gắn với tiếp thu
có chọn lọc giá trị từ bên ngoài để phát triển ổn định và bền vững, tránh
trạng thái phát triển đứt đoạn, rạn nứt, xung đột” [97, tr.329]. Cách tiếp cận
và luận giải trong cơng trình khoa học này là gợi mở khoa học để tác giả

luận án kế thừa, phân tích làm rõ những tác động ảnh hưởng của nhân tố
tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt
Nam của thanh niên quân đội hiện nay.


12

Đào Thu Hương (2018), Phát triển giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam trước tác động của hội nhập quốc tế về văn hóa [47]. Trong cơng trình
khoa học này, tác giả cho rằng: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế về văn hóa,
thơng qua việc học hỏi, tiếp nhận, tiếp biến những giá trị mới theo hướng
tiến bộ, hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam cũng không
ngừng được bổ sung thêm những nội dung mới với biểu hiện rất phong phú,
đa dạng. Tuy nhiên, cũng theo tác giả, trước tác động của hội nhập quốc tế về
văn hóa, do sự xâm nhập ồ ạt của các sản phẩm văn hóa ngoại lai, “xuất hiện
một bộ phận người có tư tưởng đề cao vật chất…cịn biểu hiện coi nhẹ hoặc
không quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc” [47, tr.99].
Những luận giải trong cơng trình khoa học này là cơ sở để tác giả luận án kế
thừa, làm rõ thêm những tác động cả tích cực và tiêu cực của quá trình tồn
cầu hóa, hội nhập quốc tế đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên qn đội hiện nay.
Những cơng trình khoa học tiêu biểu về giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam.
Đồn Mơ (2002), Tìm hiểu văn hóa giữ nước của Việt Nam [96]. Trong
cơng trình khoa học này, tác giả cho rằng, văn hoá giữ nước Việt Nam là
những giá trị tinh thần truyền thống được phát huy, phát triển và sáng tạo
trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Văn hoá giữ
nước Việt Nam bao gồm những giá trị đặc trưng chủ yếu như: lòng yêu nước
nồng nàn, ý thức cộng đồng, cố kết dân tộc, tinh thần nhân văn cao cả, nghệ
thuật đánh giặc độc đáo. Những giá trị đặc trưng đó của văn hóa giữ nước
Việt Nam được tác giả coi đó là hồn dân tộc, khi được khơi dậy sẽ trở thành

sức mạnh vô địch trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào. Từ đó tác giả khẳng
định, thế hệ đương đại có trách nhiệm trước lịch sử, “ cần trân trọng giữ gìn,
phát huy, phát triển, làm phong phú thêm và nâng lên tầm cao mới những
giá trị của văn hóa giữ nước để đất nước mn thủa thái bình, xã tắc đời đời
bền vững” [96, tr.231]. Đây là cơng trình khoa học rất có ý nghĩa đối với đề
tài luận án, giúp cho tác giả luận án khẳng định vai trò và sự cần thiết cần
phát huy sức mạnh to lớn của giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


13

Hà Đức Long (2010), Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động
tiêu cực của tồn cầu hóa kinh tế đối với văn hóa giữ nước Việt Nam [66].
Trong cơng trình khoa học này, tác giả cho rằng: Sự vận động và phát triển
của văn hoá giữ nước Việt Nam hiện nay chịu sự tác động đa chiều của các
yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan; cả tích cực lẫn tiêu cực, trong đó tồn
cầu hố kinh tế là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ. Tác giả đánh giá,
về mặt tích cực, tồn cầu hố kinh tế đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc mở
rộng khơng gian văn hố của dân tộc, hình thành nhu cầu và đẩy nhanh quá
trình giao lưu văn hoá với các quốc gia, dân tộc khác, góp phần làm phong
phú thêm nội dung và tính chất của văn hoá giữ nước Việt Nam trong xu thế
chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, tác giả
cũng cho rằng tồn cầu hố kinh tế thế giới đã có những tác động tiêu cực,
“tạo ra điều kiện cho các cuộc xâm lăng văn hoá của văn hoá phương Tây đối
với văn hố dân tộc Việt Nam nói chung và văn hố giữ nước Việt Nam nói
riêng” [66, tr.80]. Cách tiếp cận và luận giải của tác giả trong cơng trình khoa
học này là gợi mở khoa học để tác giả luận án phân tích, đánh giá những tác
động của tồn cầu hóa đến phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên quân đội hiện nay.

Nguyễn Văn Tài, Văn Đức Thanh (2010), Hệ giá trị văn hóa Thăng
Long - Hà Nội trong lịch sử giữ nước của dân tộc [108]. Trong cơng trình
khoa học này, trên cơ sở khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta không chỉ là lịch sử quân sự, mà là dòng chảy tổng hợp của thế nước
địa linh nhân kiệt, của tinh thần yêu nước và nhân văn, của sức mạnh đạo lý
thắng hung tàn, từ đó các tác giả khẳng định “tổ tiên ta không chỉ thắng giặc
ngoại xâm về qn sự, chính trị, mà điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là
thắng giặc về văn hóa và thắng bằng sức mạnh văn hóa giữ nước Việt Nam”
[108, tr.52]. Kết quả nghiên cứu trong cơng trình này là gợi mở khoa học rất
có ý nghĩa để tác giả luận án khẳng định và tiếp tục làm rõ vai trị sức mạnh
to lớn của giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam - nền tảng văn hóa cho sức
mạnh giữ nước của dân tộc trong chống giặc ngoại xâm cũng như trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


14

Vũ Hải Thanh (2014), Đơi nét về văn hóa giữ nước Việt Nam - từ truyền
thống đến hiện tại [112]. Trong cơng trình khoa học này, tác giả cho rằng:
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã sản sinh ra văn hóa giữ
nước Việt Nam. Rồi đến lượt chính văn hóa giữ nước ấy, góp phần quyết định
cho lịch sử dựng nước và giữ nước vẫn là dòng chảy liên tục từ quá khứ tới
hiện tại và tương lai, giữ cho dân tộc Việt Nam mãi trường tồn. Mỗi quốc gia,
dân tộc đều có phương thức giữ nước của mình. Chính phương thức giữ nước
của mỗi quốc gia, dân tộc làm nên bản sắc văn hóa giữ nước của quốc gia dân
tộc ấy. Tác giả cũng cho rằng: “văn hóa giữ nước vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc”
[112, tr.3]. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần luôn am hiểu và phát huy
giá trị văn hóa giữ nước của dân tộc.
Viện Khoa học Nghệ thuật quân sự (2014), Giá trị văn hóa quân sự Việt

Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 1975) [142]. Trong cơng trình khoa học này, các tác giả khẳng định nội dung
quan trọng cấu thành giá trị văn hóa quân sự Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ 1945 - 1975 bao gồm: lòng yêu nước
và thương nòi, nghệ thuật đánh giặc độc đáo. Các tác giả cho rằng, “đó là các
giá trị cơ bản, cốt lõi luôn được xã hội thừa nhận và coi đó là giá trị bền vững”
[142, tr.63]. Theo các tác giả, các giá trị đó được hình thành trong quá trình đấu
tranh vũ trang bảo vệ đất nước của dân tộc, đã hun đúc nên khí phách dân tộc,
góp phần làm rạng rỡ lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách tiếp cận và luận giải
trong cơng trình này là cơ sở để tác giả luận án tiếp thu trong phân tích làm rõ
khái niệm và những giá trị đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam.
Vũ Như Khơi (2017), Văn hóa giữ nước Việt Nam - những giá trị đặc
trưng [53]. Dưới góc độ sử văn hóa, với 238 trang tác giả đã trình bày khái
qt và làm rõ những giá trị đặc trưng nhất của văn hóa giữ nước Việt Nam
cũng như sự cần thiết phải kế thừa, phát triển, phát huy những giá trị văn hóa
đó hiện nay. Tác giả khẳng định, suy đến cùng chính những giá trị văn hóa giữ
nước Việt Nam là ngọn nguồn của mọi chiến công chống giặc ngoại xâm, giữ
gìn non sơng gấm vóc của dân tộc. Ngày nay, hơn bao giờ hết chúng ta cần “kế


15

thừa, phát huy những giá trị văn hóa đó để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa” [53, tr.238]. Những kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này
là nguồn tư liệu khoa học rất có giá trị, giúp cho tác giả luận án luận giải, làm
rõ những giá trị đặc trưng của văn hóa giữ nước Việt Nam.
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2017), Tư tưởng nhân
văn quân sự Việt Nam [144]. Đây là cơng trình khoa học nghiên cứu cơng
phu (6 tập), với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín. Bằng
phương pháp lịch đại và đồng đại, cơng trình này luận giải sâu sắc tư tưởng
nhân văn quân sự Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ

nước của dân tộc. Những luận giải và kết luận trong cơng trình khoa học
này là những gợi mở khoa học rất có giá trị, giúp tác giả luận án tiếp cận và
luận giải giá trị nhân văn, nhân đạo - một trong những giá trị đặc trưng của
văn hóa giữ nước Việt Nam.
Trần Xuân Trường (2018), Tinh thần yêu nước trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [137]. Đây là cơng trình do Viện
Khoa học xã hội và Nhân văn quân sự kết hợp với nhà xuất bản Quân đội nhân
dân xuất bản, trong đó sưu tầm rất công phu, nghiêm túc “tài sản quý báu” gồm
152 bài báo khoa học đã công bố và chưa được công bố do gia đình, Viện Khoa
học xã hội và Nhân văn quân sự và các thư viện trong, ngoài quân đội đã lưu
giữ qua 45 năm hoạt động cách mạng của Giáo sư Trần Xuân Trường. Trong
hệ thống các bài viết của cơng trình khoa học này, có bài “Lịng yêu nước của
chiến sĩ ta”. Đây là bài viết rất sâu sắc về lòng yêu nước của các thế hệ chiến sĩ
trong Quân đội nhân dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Tác giả nhấn
mạnh “Với một nội dung yêu nước như vậy, sức mạnh tinh thần của người
chiến sĩ được tăng lên gấp bội” [137, tr.678]. Trong những nguyên nhân thắng
lợi thì sức mạnh tinh thần của nhân dân Việt Nam, của chiến sĩ Việt Nam là
một nguyên nhân quan trọng. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này
đã giúp cho tác giả luận án hiểu sâu sắc hơn vai trò, sức mạnh của lòng yêu
nước - một giá trị cốt lõi, nền tảng và quan trọng hàng đầu trong thang giá trị
của văn hóa giữ nước Việt Nam, từ đó có sự khái quát, luận giải, làm sâu sắc
thêm về giá trị đặc trưng này trong phần lý luận của đề tài luận án.


16

1.1.2. Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến phát huy giá
trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên qn đội
Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến lý luận phát huy
giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội.

Lê Văn Quang (2004), Phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [103]. Trong cơng trình khoa học
này, tác giả đã chỉ ra năm đặc điểm, thực chất đó là những vấn đề có tính
quy luật phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân
Việt Nam trong đó tác giả nhấn mạnh và làm rõ những đặc điểm nổi bật như:
Sự phát triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt
Nam gắn liền và phụ thuộc vào quá trình giáo dục, rèn luyện của tổ chức
đảng, hệ thống chỉ huy, tổ chức đoàn thanh niên trong từng đơn vị và tự giáo
dục, tự rèn luyện của chính họ; sự phát triển phẩm chất tinh thần của thanh
niên Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền và phụ thuộc vào việc kế thừa,
phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp và đấu tranh khắc phục những ảnh
hưởng tiêu cực trong đời sống tinh thần của xã hội, của quân đội; sự phát
triển phẩm chất tinh thần của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam gắn
liền và phụ thuộc vào môi trường văn hóa quân sự, vào thực tiễn thực hiện
các nhiệm vụ của quân đội. Tác giả nhấn mạnh, “những đặc điểm đó là
những vấn đề cơ bản, chi phối trực tiếp nhất tới sự phát triển phẩm chất tinh
thần của thanh niên quân đội hiện nay” [103, tr.73]. Từ cách tiếp cận và luận
giải trong cơng trình khoa học này đã gợi mở cho tác giả luận án xác định và
phân tích làm rõ dưới góc độ triết học về những nhân tố cơ bản quy định đến
phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội.
Nguyễn Hùng Oanh (2009), Phát triển đạo đức cách mạng của thanh
niên quân đội trong tình hình hiện nay [100]. Trong cơng trình khoa học
này, tác giả đi sâu phân tích và luận giải về bản chất q trình phát triển
đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội, trong đó, tác giả đi sâu làm rõ
đạo đức cách mạng và vai trị của nó đối với thanh niên qn đội. Theo tác
giả, đạo đức cách mạng luôn giữ vai trị chủ đạo, định hướng cho sự hình


17


thành, phát triển nhân cách của người thanh niên quân đội. Khi các nguyên
tắc và chuẩn mực của đạo đức cách mạng được thấm sâu vào người thanh
niên quân đội, nó “trở thành động lực thơi thúc nội tâm, làm bùng cháy lên
ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, lý tưởng, hồi bão, chí tiến thủ, tinh thần
phấn đấu ở người thanh niên quân đội và định hướng một cách vững chắc
cho sự phát triển các giá trị nhân cách ở họ” [100, tr.47]. Kết quả nghiên
cứu của cơng trình khoa học này cho tác giả luận án thấy được sự cần thiết
cần tiếp tục phải giáo dục, bồi dưỡng, phát triển tồn diện thanh niên qn
đội, trong đó đạo đức cách mạng là nền tảng.
Lê Trọng Tuyến (2014), Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo
đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay [139]. Trong
cơng trình khoa học này, tác giả xác định tác động của biến đổi hệ thống giá
trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội phụ thuộc vào
ba nội dung tương ứng với ba tính quy luật đó là: Tác động của biến đổi hệ
thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội phụ
thuộc vào chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh
niên quân đội; phụ thuộc vào môi trường đạo đức quân sự ở đơn vị cơ sở và
tính tích cực, tự giác của bản thân mỗi thanh niên quân đội. Tác giả cho
rằng: Trước sự tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước
ta đến đạo đức thanh niên quân đội thì nhân tố chủ quan của họ có vai trị
quan trọng nhất. Nhân tố này “là điều kiện, tiền đề và động lực quy định tác
động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta đến đạo đức
thanh niên quân đội theo hướng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực” [139,
tr.66]. Những khái qt, luận giải của cơng trình khoa học này là những gợi
mở khoa học rất có giá trị giúp cho tác giả luận án tiếp thu phương pháp tiếp
cận ở góc độ triết học và luận giải những nhân tố cơ bản quy định đến phát
huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội, trong đó đặc
biệt là sự quy định vai trị nhân tố chủ quan của chính bản thân thanh niên
quân đội đến chất lượng, hiệu quả quá trình phát huy này.



18

Dương Quang Hiển (2015), Phát huy giá trị đạo đức quân nhân của
thanh niên quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay [39]. Trong
cơng trình khoa học này, tác giả khẳng định thời kỳ mở cửa hội nhập và thực
hiện nền kinh tế thị trường đã làm cho con người ngày càng năng động, phát
huy được sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tự chủ, không ỷ lại. Tuy nhiên,
trong môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt dễ nảy sinh tư tưởng vì
lợi ích cá nhân và chỉ tính đến lợi ích kinh tế. Một bộ phận thanh niên quân đội
đã bị mặt trái cơ chế thị trường tác động, biểu hiện lối sống thực dụng, chạy
theo lợi ích vật chất, tính tốn thiệt hơn trong cơng việc, giảm sút tinh thần hy
sinh vì lý tưởng cách mạng, gia tăng tính ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy,
tác giả khẳng định, việc phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên
quân đội là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay, nhằm bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặc dù đây là cơng trình bàn chủ
yếu đến khía cạnh phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên quân đội
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn đề
dưới góc độ triết học của cơng trình khoa học này đã giúp cho tác những gợi
mở để xác định tính tất yếu phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên quân đội hiện nay.
Vũ Văn Bách (2018), Phát triển hệ giá trị văn hóa của thanh niên
quân đội trong thời kỳ mới [3]. Trong cơng trình khoa học này, tác giả cho
rằng: phát huy giá trị văn hóa của dân tộc có ý nghĩa to lớn, là sức mạnh
nội sinh, có giá trị trường tồn. Với thanh niên nói chung và thanh niên qn
đội nói riêng, những giá trị văn hóa ln có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh
mẽ. Tác giả khẳng định: “việc phát triển hệ giá trị văn hóa giúp thanh niên
quân đội có đủ sức miễn dịch trước các tác động tiêu cực và làm động lực
tinh thần để họ ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao” [3, tr.83].
Những luận giải, phân tích trong cơng trình khoa học này đã giúp cho tác

giả luận án tiếp thu làm nổi bật những biểu hiện đặc thù giá trị văn hóa giữ
nước Việt Nam của thanh niên quân đội.


19

Nguyễn Vương Bình (2020), Định hướng giá trị văn hóa của học viên
đào tạo sĩ quan trong các trường quân đội [10]. Trong cơng trình khoa học
này, tác giả tiếp cận vấn đề định hướng giá trị văn hóa của học viên đào tạo sĩ
quan - một bộ phận của thanh niên quân đội. Theo tác giả, định hướng giá trị
văn hóa của học viên đào tạo sĩ quan là quá trình biến đổi những giá trị, chuẩn
mực của xã hội, quân đội thành các phẩm chất, năng lực và giá trị của mỗi cá
nhân. Đánh giá về vai trò của quá trình này, tác giả khẳng định: “Việc định
hướng giá trị văn hóa có vai trị quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân
cách người học viên đào tạo sĩ quan quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân
sự [10, tr.33]. Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này đã giúp cho tác
giả luận án tiếp cận và luận giải nội dung, biện pháp định hướng giá trị văn hóa
giữ nước Việt Nam trong giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên quân đội hiện nay.
Nguyễn Bá Dương (2020), Bộ đội Cụ Hồ vì nước quên thân, vì dân phục
vụ [23]. Trong cơng trình khoa học này, tác giả đã phân tích, làm rõ hơn những
nét đặc sắc trong bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội ta đã được hình
thành, phát triển, giữ vững và phát huy trong suốt chặng đường gần 80 năm qua,
trong đó nhấn mạnh các giá trị: Trung với Đảng, hiếu với dân; thương yêu đồng
chí, đồng đội; mưu trí sáng tạo, dũng cảm chiến đấu, khắc phục khó khăn, hồn
thành nhiệm vụ. Từ đó tác giả khẳng định: “phát huy các giá trị truyền thống của
quân đội vừa là vấn đề có tính ngun tắc, vừa là u cầu cấp thiết nhằm đáp
ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới” [23, tr.7].
Những khái qt và luận giải trong cơng trình này đã giúp cho tác giả luận án
khái quát và phân tích những đặc trưng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của
thanh niên quân đội cũng như vai trò của những giá trị đó đối với đối tượng này

trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phạm Văn Luyện (2020), Phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo thời kỳ mới của Quân đội nhân dân Việt Nam
[70]. Trong cơng trình khoa học này, tác giả cho rằng: Văn hóa giữ nước Việt
Nam là một trong những đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc được


20

hình thành, phát triển trong cơng cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc và được phát huy cả về mặt
vật chất, tinh thần để chuyển hóa thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong
xây dựng và bảo vệ đất nước. “Văn hóa giữ nước Việt Nam vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ
chủ quyền biển, đảo nói riêng trong thời kỳ mới” [70, tr.6]. Phát huy giá trị
văn hóa giữ nước Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo thời kỳ mới
của Quân đội nhân dân Việt Nam có ý nghĩa cấp thiết khi mà tình hình thế
giới, khu vực, trong nước, trên các vùng biển có cả thuận lợi, thời cơ và khó
khăn thách thức đan xen. Đây là tổng thể hoạt động có mục đích, có tổ chức
của các chủ thể, hướng đến việc “bảo tồn, nuôi dưỡng, bổ sung, phát triển
những giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam truyền thống trong thực tiễn bảo
vệ chủ quyền biển, đảo” [70, tr.26].
Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến thực trạng phát huy
giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay.
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2007), Báo cáo tổng kết đề
tài “Sai lệch chuẩn mực quân nhân của binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay” [143]. Cơng trình khoa học này đã chỉ ra vai trò và một số đặc
điểm chủ yếu của hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam - một
lớp đối tượng rất đông đảo của thanh niên quân đội mà đề tài luận án nghiên cứu.
Theo các tác giả, hạ sĩ quan, binh sĩ có vai trò rất quan trọng, trực tiếp xây dựng

đơn vị, xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, lao động sản xuất và công tác. Đây là
lực lượng chiếm số đông ở đơn vị cơ sở; hạ sĩ quan, binh sĩ tiếp nhận và mang
trong mình truyền thống tốt đẹp của một quân đội anh hùng, dân tộc anh hùng,
quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Tuy nhiên, do còn trẻ nên
hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội còn những hạn chế như: bồng bột, dễ dao động trước
những khó khăn, chưa vững về lập trường cách mạng, v.v.., một bộ phận hạ sĩ
quan, binh sĩ cịn có biểu hiện ngại khó, ngại khổ trong rèn luyện, học tập, chưa


21

thật sự trưởng thành về mặt nhân cách quân nhân cách mạng. Kết quả nghiên
cứu của cơng trình khoa học này đã giúp cho tác giả luận án làm rõ hơn đặc điểm
của thanh niên quân đội cũng như phương pháp tiếp cận, đánh giá những hạn chế
của họ trong phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay.
Phạm Đình Trọng (2010), Thanh niên quân đội với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc [136]. Trong cơng trình này, qua nghiên cứu, khảo sát, tác
giả đã nhận định: Tuyệt đại đa số thanh niên quân đội có tinh thần u nước,
lịng tự hào về truyền thống dân tộc và quân đội, giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Theo tác giả, “Thanh niên quân
đội đã và đang chứng tỏ là lực lượng xung kích, sáng tạo trong mọi hoạt động,
có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa” [136, tr.53]. Tuy nhiên, cũng theo tác giả, bên cạnh những thành
tích to lớn mà thanh niên quân đội đã đóng góp cho đất nước thì hiện nay chất
lượng ở một bộ phận thanh niên vẫn cịn nhiều hạn chế. Khơng ít thanh niên
cịn lúng túng, mơ hồ trong nhận thức về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù
địch đối với cách mạng Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ thanh niên quân đội
còn chây lười trong học tập, ngại rèn luyện, nghiên cứu khoa học, còn sa vào

các tệ nạn xã hội. Những đánh giá và kết luận trong cơng trình khoa học này
vừa là cơ sở để tác giả luận án khẳng định vai trò to lớn của thanh niên quân
đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, vừa là tư liệu khoa
học để đánh giá thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm của đối tượng này trong quá
trình phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam hiện nay.
Võ Văn Hải (2017), Phát huy giá trị nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của sĩ
quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [37]. Đây là cơng trình tiếp cận
đến vấn đề phát huy giá trị nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của sĩ quan trẻ - một bộ
phận của thanh niên quân đội. Trên cơ sở ba tiêu chí đã khái quát ở phần lý
luận, tác giả đã đánh giá thực trạng ở các góc độ về nhận thức, trách nhiệm
của các chủ thể; tổ chức các hoạt động thực tiễn phát huy giá trị nhân cách “Bộ


22

đội Cụ Hồ” của sĩ quan trẻ và những kết quả đạt được trên thực tế. Tác giả
cho rằng, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, quá trình phát huy này cũng
còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Trong những hạn chế đó, tác giả nhấn
mạnh, làm rõ việc xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung hoạt động để
phát huy giá trị nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của sĩ quan trẻ của các chủ thể còn
chung chung, chưa sát với từng đối tượng cụ thể; hoạt động giáo dục, bồi dưỡng
giá trị nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của sĩ quan trẻ chưa được duy trì thường
xuyên và rộng khắp tại các đơn vị; “một số sĩ quan trẻ nhận thức về chức trách,
nhiệm vụ và tinh thần, thái độ trong học tập, rèn luyện phát huy giá trị nhân cách
“Bộ đội Cụ Hồ” còn hạn chế” [37, tr.63]. Những kết quả nghiên cứu trong cơng
trình này là cơ sở để tác giả luận án tiếp thu trong xây dựng nhóm tiêu chí đánh
giá phát huy giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội, đồng
thời khái quát, luận giải thực trạng q trình phát huy này ở các khía cạnh liên
quan đến nhận thức, trách nhiệm và tổ chức các hoạt động thực tiễn của các chủ
thể trong quá trình phát huy.

Trịnh Minh Thế, Trần Xuân Cần, Bùi Văn Mạnh (2019), Phát huy tinh
thần yêu nước của thanh niên quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam hiện nay [114]. Trong cơng trình khoa học này, trên cơ sở bám sát nội
hàm khái niệm và đặc điểm phát huy tinh thần yêu nước của thanh niên
quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, các tác giả đánh giá bên cạnh
những ưu điểm đã đạt được, quá trình này cũng bộc lộ một số hạn chế,
khuyết điểm như: Nội dung, phương pháp giáo dục chính trị, giáo dục lịch
sử truyền thống đơi lúc cịn chiếu lệ, thiếu thực tiễn sinh động; việc đổi mới nội
dung, chương trình giáo dục còn chậm và dàn trải, chưa phù hợp với đối tượng
và yêu cầu nhiệm vụ. “Một bộ phận thanh niên qn đội cịn có tâm lý ngại khó,
ngại khổ, lười rèn luyện, ý thức tự giác chưa cao khi đứng trước những khó
khăn, tình huống phức tạp” [114, tr.76]. Theo các tác giả, nguyên nhân của
những hạn chế trên cơ bản và chủ yếu nhất là do công tác giáo dục, bồi dưỡng
tinh thần yêu nước cho thanh niên quân đội ở một số đơn vị còn hạn chế. Cùng


23

với đó, những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự
chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã tác động, ảnh hưởng
không nhỏ đến tinh thần yêu nước của thanh niên quân đội.
Phạm Công Thưởng (2019), Phát triển ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay [118]. Trong cơng trình khoa học này, tác giả đã đánh giá thực trạng của vấn
đề nghiên cứu biểu hiện cụ thể ở những ưu điểm và hạn chế trong sự chuyển
biến về tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí và hoạt động thực tiễn thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc của hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện
nay. Bên cạnh những ưu điểm, tác giả cho rằng vẫn cịn những hạn chế cần khắc
phục đó là: “niềm tin của một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ chuyển biến chưa vững
chắc, chưa thực sự tin tưởng vào sức mạnh chiến đấu của quân đội và khả năng

thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nếu chiến
tranh xảy ra” [118, tr.86]. Một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ vẫn cịn hiện tượng
ngại khó, ngại khổ, dựa dẫm, ỷ lại trong thực hiện nhiệm vụ. Cũng theo tác giả,
nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là do một bộ phận lãnh đạo, chỉ huy
chưa có nhận thức đầy đủ và hành động thiết thực. Mặt khác, nội dung, hình
thức, phương pháp giáo dục ở một số đơn vị cơ sở có lúc chưa tồn diện, khơng
sát đối tượng. Từ những kết luận, đánh giá trong cơng trình khoa học này đã
giúp cho tác giả luận án có cái nhìn khách quan về thực trạng ý thức bảo vệ Tổ
quốc của hạ sĩ quan, binh sĩ hiện nay - một bộ phận đông đảo của thanh niên
quân đội, từ đó có những đánh giá, nhận định về thực trạng phát huy giá trị văn
hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay, đặc biệt là những khái
quát, nhận định liên quan đến nhận thức, thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm của
thanh niên quân đội trong q trình phát huy này.
Những cơng trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến giải pháp phát huy
giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam của thanh niên qn đội hiện nay.
Hồng Đình Chiều (2012), Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân
cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay [16]. Từ việc khẳng định vị
trí, vai trị của thanh niên qn đội, trong cơng trình khoa học này, tác giả cho


24

rằng, phát huy vai trò to lớn của thanh niên quân đội phụ thuộc trực tiếp và gắn
liền với quá trình giáo dục, bồi dưỡng nhằm phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ
của họ. Thông qua việc đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng nhập thân văn
hóa trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay, tác
giả đã đưa ra ba nhóm giải pháp cơ bản đó là: Xây dựng mơi trường văn hố ở
đơn vị cơ sở thấm đậm giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ; Đổi mới giáo dục, rèn luyện
thanh niên quân đội nhằm phát triển phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ; Phát huy tính tích
cực, tự giác của thanh niên quân đội nhập thân văn hoá trong phát triển nhân cách

Bộ đội Cụ Hồ. Tuy nhiên, theo tác giả việc “Phát huy tính tích cực, tự giác của
thanh niên quân đội là giải pháp xuyên suốt tồn bộ qúa trình nhập thân văn hố
trong phát triển nhân cách Bộ đội Cụ Hồ của họ” [16, tr.156]. Cách tiếp cận và
luận giải các nhóm giải pháp dưới góc độ triết học trong cơng trình khoa học này
đã giúp cho tác giả luận án vừa thấy được trục lôgic của lý luận - thực trạng - giải
pháp, đồng thời phân tích làm rõ một số giải pháp có liên quan đến mơi trường
văn hóa và phát huy nhân tố chủ quan của thanh niên quân đội.
Lưu Ngọc Khải, Nguyễn Văn Tùng (2014), Thanh niên quân đội với
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay [51].
Trong cơng trình khoa học này, các tác giả đã phân tích, luận giải bốn giải
pháp nhằm phát huy vai trò của thanh niên quân đội trong việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Trong đó, nhấn mạnh
đến giải pháp tiếp tục tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên quân đội. Mặt khác, cần quan
tâm giáo dục, nâng cao nhận thức về sức mạnh của giá trị văn hóa quân sự
cho thanh niên quân đội, qua đó tạo niềm tin để phát huy vai trị xung kích
của thanh niên qn đội giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung giải pháp mà cơng trình khoa học
này đã phân tích, luận giải tuy chưa dưới góc độ triết học nhưng cũng là
nguồn tư liệu khoa học có giá trị để tác giả kế thừa trong xác định những nội
dung trọng tâm cần giáo dục, bồi dưỡng giá trị văn hóa giữ nước Việt Nam
cho thanh niên quân đội hiện nay.


25

Nguyễn Đình Bắc (2016), Tuổi trẻ quân đội phát huy chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam trong thời kỳ mới [7]. Tiếp cận dưới góc độ triết học, trong
cơng trình khoa học này, tác giả cho rằng, để phát huy chủ nghĩa yêu nước của
tuổi trẻ quân đội hiện nay cần thường xuyên tiến hành đồng thời, thống nhất và

chặt chẽ ba giải pháp cơ bản đó là: Nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng và
tự giáo dục, tự bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước của tuổi trẻ quân đội; Tích cực
đưa tuổi trẻ quân đội vào hoạt động thực tiễn để phát huy chủ nghĩa yêu nước
của họ; Giải quyết và thực hiện đúng đắn các lợi ích cơ bản, tạo động lực phát
huy chủ nghĩa yêu nước của tuổi trẻ quân đội. Các giải pháp đó là một chỉnh
thể thống nhất, vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ chặt chẽ với
nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Theo tác giả, “việc thực hiện đồng bộ các giải
pháp đó có ý nghĩa quyết định để nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình
phát huy chủ nghĩa yêu nước của tuổi trẻ quân đội hiện nay” [7, tr.184].
Nguyễn Thanh Hải (2019), Phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng
mơi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
[36]. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát huy vai trị thanh niên trong xây
dựng mơi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam,
để quá trình phát huy này được tiến hành có kết quả tốt, tác giả nhấn mạnh
cần tập trung thực hiện bốn nhóm giải pháp cơ bản đó là: Tăng cường vai trị
của đồn thanh niên dưới sự lãnh đạo của hệ thống tổ chức đảng nhằm phát
huy có hiệu quả vai trị thanh niên trong xây dựng mơi trường văn hóa ở đơn
vị cơ sở Qn đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Tích cực đưa thanh niên vào
hoạt động thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay; Hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế, chính sách
đối với thanh niên nhằm khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ
trong xây dựng mơi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở Qn đội nhân dân Việt
Nam hiện nay. Tác giả khẳng định, trong q trình thực hiện “cần tiến hành
đồng bộ, tồn diện cả bốn nhóm giải pháp đó một cách sáng tạo, sát với đặc
điểm thanh niên, thực tiễn nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở, làm cho quá trình phát
huy này đem lại chất lượng, hiệu quả thiết thực” [36, tr.168].


×