Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam của thanh niên quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 222 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận
án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hà Sơn Thái


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chương 1 Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN
ĐỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.
Quan niệm về ý thức dân tộc và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam
1.2.
Đặc điểm của thanh niên quân đội và quan niệm về ý thức
dân tộc trong bảo vệ chủ biển, đảo Việt Nam của thanh niên
quân đội
Chương 2 THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO
VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA
THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ


VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1.
Thực trạng ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay
2.2.
Nguyên nhân, kinh nghiệm và một số vấn đề đặt ra đối với ý thức
dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh
niên quân đội hiện nay
Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO Ý
THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN
ĐỘI HIỆN NAY
3.1.
Dự báo nhân tố tác động và yêu cầu nâng cao ý thức dân tộc
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên
quân đội hiện nay
3.2.
Những giải pháp cơ bản nâng cao ý thức dân tộc trong bảo
vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội
hiện nay
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10
31
31

52

76
76
92

116
116
128
154
157
158
175


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Chính trị quốc gia

CTQG

2


Chủ nghĩa xã hội

CNXH

3

Chủ quyền biển, đảo

CQBĐ

4

Chủ quyền biển, đảo Việt Nam

CQBĐVN

5

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN

6

Nhà xuất bản

Nxb

7


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Ý thức dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam của
thanh niên quân đội hiện nay” là vấn đề nghiên cứu đã được tác giả quan tâm,
ấp ủ từ lâu. Ý thức dân tộc là yếu tố quan trọng hàng đầu để nhân dân Việt Nam
nói chung và thanh niên quân đội nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nói chung và bảo vệ CQBĐVN
trong mọi tình huống. YTDT trong bảo vệ CQBĐVN là vấn đề quan trọng và
cấp thiết đối với các đơn vị trong toàn quân, nhất là trong bối cảnh nước ta đang
thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Đảng “Về chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020” trong điều kiện có sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng chủ nghĩa dân tộc
cực đoan ở một số nước trong việc giải quyết tranh chấp CQBĐ ở khu vực biển
Đông hiện nay. Đây là đề tài mới và khó; tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận kết quả
nghiên cứu của các công trình khoa học trước về YTDT, ý thức bảo vệ Tổ quốc,
thanh niên quân đội, CQBĐVN, bảo vệ CQBĐVN; được sự góp ý, giúp đỡ của
các cán bộ hướng dẫn khoa học, các chuyên gia, các nhà khoa học và những
kinh nghiệm của bản thân đã cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này.
Đề tài luận án tập trung luận giải, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay, trên
cơ sở đó dự báo những nhân tố tác động, đề xuất những yêu cầu và giải pháp cơ
bản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đề tài

nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Một là, xuất phát từ vị trí, vai trò của YTDT trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. YTDT là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chính trị, tinh
thần trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc: “Trong lịch sử hàng
ngàn năm, đất nước ta đã bao lần phải đối mặt với những mưu đồ xâm lược của
các thế lực ngoại bang. Ý thức dân tộc tạo nên một sức mạnh vô địch đánh bại
mọi kẻ thù, trong đó có những kẻ thù to lớn và xảo quyệt nhất” [68, tr.5]. YTDT
là một trong những động lực cơ bản đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững


6

của quốc gia dân tộc. YTDT Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với
lịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử.
Hai là, xuất phát từ vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Biển, đảo có vị trí rất quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia có biển trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Biển Đông có vị trí chiến lược về địa kinh tế, địa
chính trị và địa quân sự trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới; nơi
đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt trong chiến lược toàn cầu của các lực lượng,
nhất là Mỹ và Trung Quốc; nơi đang có những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo
giữa các nước trong khu vực; đặc biệt, với yêu sách phi lý về “đường 9 đoạn”,
tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có những hành động
xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng
thời, sự gia tăng xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong khu vực và thế giới làm cho
tranh chấp trên Biển Đông diễn biến gay gắt, phức tạp. Là một quốc gia nằm bên
bờ Biển Đông, với bờ biển dài trên 3.260 km với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền
kinh tế, với gần 3.000 đảo và một số quần đảo, Việt Nam có nguồn tài nguyên đặc

biệt về biển, đảo như: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị
thế. Việc khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo
một cách bền vững, hiệu quả, cùng với bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biển,
đảo Việt Nam là những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài… Yêu cầu bảo vệ
vững chắc CQBĐVN trong mọi tình huống đặt ra việc nâng cao YTDT trong bảo
vệ CQBĐVN của nhân dân nói chung và thanh niên quân đội nói riêng là vấn đề
hết sức quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ba là, xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên quân đội đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới nói chung, vai trò
YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội nói riêng. Bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ CQBĐVN là sự nghiệp thường xuyên và trọng yếu của cả hệ
thống chính trị và toàn dân tộc. Trong đó, thanh niên quân đội là lực lượng chủ
yếu, nòng cốt, là lực lượng đông nhất và trực tiếp bảo vệ CQBĐVN, có vai trò
quyết định đến thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN. Trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN, thanh niên quân đội luôn nêu cao


7

YTDT và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, khắc phục khó khăn
hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang
của Quân đội ta “Trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [121, tr. 435].
Bốn là, xuất phát từ thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh
niên quân đội hiện nay. Thanh niên Việt Nam, trong đó có thanh niên quân đội
luôn có YTDT đúng đắn, thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, nêu cao tinh thần
đoàn kết dân tộc, sẵn sàng xả thân trong mọi tình huống vì sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ CQBĐVN, có những hành động thiết thực góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển của đất nước,

giữ vững CQBĐVN. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận thanh niên Việt Nam,
trong đó có thanh niên quân đội, YTDT trong bảo vệ CQBĐVN chưa đầy đủ và
đúng đắn. Đó là những biểu hiện hời hợt và mơ hồ về nhận thức, thờ ơ về thái độ,
thiếu ý chí quyết tâm và niềm tin, không có những hành động tích cực trong bảo
vệ CQBĐVN. Hiện trạng đó, nếu không khắc phục kịp thời và có hiệu quả thì
chẳng những ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQBĐVN hiện
nay, mà còn gây phương hại đến bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” và kết quả hoàn thành
trọng trách bảo vệ Tổ quốc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Ý thức dân tộc trong bảo vệ
chủ quyền biển, đảo Việt Nam của thanh niên quân đội hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về YTDT trong bảo
vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng
cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của
thanh niên quân đội.
- Đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về
YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.


8

- Dự báo những nhân tố tác động, đề xuất yêu cầu và những giải pháp cơ
bản nâng cao YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Ý thức dân tộc trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội.

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu YTDT trong bảo vệ
CQBĐVN của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: Là thanh niên quân đội bao gồm: sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ; trong đó, chủ yếu tập trung vào
thanh niên thuộc các đơn vị của: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt
Nam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân trực
tiếp tham gia bảo vệ CQBĐVN.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận
Dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về YTDT, về bảo vệ Tổ quốc, về thanh
niên và xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp công nhân và Nhà nước XHCN.
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng YTDT trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội, thông
qua kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề
tài luận án; dựa vào các tư liệu, tài liệu, báo cáo, thống kê của các đơn vị đóng
quân trên các vùng biển, đảo của Việt Nam; từ sự khảo sát điều tra xã hội học
của tác giả luận án đối với đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan
và binh sĩ độ tuổi thanh niên ở các đơn vị: Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh
sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Quân chủng Phòng không Không quân.


9

* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chung
Luận án được thực hiện từ sự vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học
Phương pháp chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu được sử
dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp lôgic - lịch sử; phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp chuyên gia. Ngoài ra, tác giả luận án còn vận dụng
các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác như: thống kê, so sánh, điều tra
xã hội học, xin ý kiến chuyên gia...
6. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra quan niệm mới và luận giải rõ quan niệm về YTDT trong bảo
vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
- Luận giải thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với YTDT trong bảo vệ
CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao YTDT
trong bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về YTDT
trong bảo vệ CQBĐVN và biểu hiện ở thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam;
đồng thời, cung cấp luận cứ khoa học để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,
trước hết là lãnh đạo, chỉ huy quản lý trực tiếp thanh niên nâng cao YTDT trong
bảo vệ CQBĐVN của thanh niên quân đội hiện nay ở các đơn vị cơ sở. Luận án
có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề
liên quan ở các nhà trường trong quân đội và cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; tổng quan các vấn đề nghiên cứu; 3 chương (6 tiết);
danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án; danh
mục tài liệu tham khảo được trích dẫn, sử dụng trong luận án và phụ lục.


10


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN Ý THỨC DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN,
ĐẢO VIỆT NAM CỦA THANH NIÊN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức dân tộc
Trong cuốn sách “Dân tộc trong lịch sử và thời đại ngày nay”, An-phơ-rét
Co-đin-gơ đã viết: “Khái niệm “Ý thức dân tộc” trong triết học Mácxít-Lêninnít
trước đây hầu như không được nghiên cứu” [31, tr. 335]. Vì vậy, đây là một khó
khăn tác giả luận án trong tiếp cận, nghiên cứu và kế thừa các nội dung liên
quan đến đề tài luận án.
Trước đây, các nhà lý luận của Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng đã
đề cập trên góc độ triết học về vấn đề dân tộc trong đó có một số khía cạnh về
YTDT, cụ thể: Trong cuốn sách “Dân tộc và cá nhân” [41] của tác giả A.F.
Dashdamirov đã đề cập tới mối quan hệ qua lại giữa dân tộc và cá nhân, xem xét
cá nhân với tính cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ dân
tộc và cũng đã đề cập sơ lược đến YTDT và ý thức tự giác tộc người. Trong cuốn
sách “Dân tộc trong lịch sử và thời đại ngày nay” [31] của tác giả An-phơ-rét
Co-đin-gơ đã phân tích về vấn đề dân tộc trên quan điểm duy vật lịch sử, trong
đó có đề cập đến vấn đề YTDT. Nhìn chung, những cuốn sách của những tác
giả nêu trên có nhiều giá trị về góc độ nghiên cứu dân tộc trong lịch sử. Tuy
nhiên, thực tiễn mấy năm gần đây đã cung cấp dữ kiện, một mặt chứng minh
cho tính đúng đắn của những luận điểm đã được nêu trên, mặt khác cũng làm
bộc lộ những thiếu sót của nhiều luận điểm khác, làm cho chúng không còn
đứng vững. Cụ thể, An-phơ-rét Co-đin-gơ đề cập tới “Sự phát triển của ý thức
dân tộc xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa Dân chủ Đức”, “Những quy luật
trong sự phát triển dân tộc xã hội chủ nghĩa và triển vọng của dân tộc Đức xã
hội chủ nghĩa”… cho đến nay thực tế đã thay đổi ngoài dự kiến của tác giả.
Hiện nay, có một số công trình của các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích sự
biến đổi của vấn đề dân tộc như : “Ethnic Conflic in Southeast Asia” (Mâu thuẫn
dân tộc ở Đông Nam Á), Singapore; “The New Global Polictics of the Asia Pacific” (Chính trị toàn cầu mới của Châu Á - Thái Bình Dương), của các tác giả



11

Michael K.Connors, Resmy Davison (Australia) và Jorn Dosch (Anh) [210], đã
phân tích tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là điểm nóng Biển Đông, Hồi giáo
cực đoan và các nhóm nổi dậy địa phương do kinh tế còn yếu kém và thiếu một
mạng lưới an ninh khu vực. Đây là những tư liệu hữu ích cung cấp thông tin bổ
ích giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung YTDT ở khu vực này.
Bài “Tình hình cơ bản Việt Nam và quan hệ Trung - Việt” (Vietnam
Basic Situation and the China - Vietnam Relationship) [194] của Cổ Tiểu Tùng,
giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng có hàng loạt bài viết như: “Bàn cờ Đông Nam
Á và nước cờ đột phá Việt Nam” (The Southeart Asia Chessboard and the
Ground - breaking Movement of Vietnam và bài “Trung - Việt đã giải quyết 2/3
tranh chấp lãnh thổ” (China-Vietnam have Resolved 2/3 of Territorial Disputes)
[31]. Các tác giả đều nhận định khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là
trọng điểm bố trí chiến lược của Trung Quốc cũng là nơi được các nước lớn bên
ngoài khu vực quan tâm “chăm sóc” vì lợi ích của chính họ khiến tình hình nơi
này thiếu ổn định. Tác giả cũng phân tích vai trò địa kinh tế và chính trị của Việt
Nam từ đó đề xuất Trung Quốc cần coi trọng ý nghĩa của Đông Nam Á trong địa
chính trị toàn cầu. Việt Nam nên trở thành một trong những quốc gia trọng điểm
được coi trọng của Trung Quốc và hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam; nên
là một trong những trọng điểm để tăng cường ngoại giao xung quanh với Đông
Nam Á của Trung Quốc.
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Theo nghiên cứu của tác giả luận án, cũng như các công trình nghiên
cứu về YTDT, hiện nay không có một công trình nào ở nước ngoài trực tiếp
nghiên về ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN - một vấn đề liên quan đến YTDT
trong bảo vệ CQBĐ. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng được đề
cập đến trong một số công trình dưới dạng những cuốn sách, tiêu biểu là: Cuốn

sách “Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu” [152] của
tác giả M.V. Phrude; “Phép biện chứng và lĩnh vực quân sự hiện đại” [70] của
tác giả I. A. Gruđinhin; “Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực


12

tiễn quân sự” [69] của tác giả A. X. Gientop; “Cuộc cách mạng về học thuyết
quân sự của Trung Quốc” [136] của hai tác giả G. Munvenon và M.
Phinhkenxten...
Các công trình khoa học nêu trên đã phân tích, làm rõ bản chất quá trình
đổi mới tư duy bảo vệ Tổ quốc XHCN; tác động, ảnh hưởng của quá trình toàn
cầu hóa, của cuộc “cách mạng quân sự” đến nhận thức, tư duy của các chủ thể
quân sự trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, trong hiện đại hóa
nền quốc phòng, hiện đại hóa vũ khí, trang bị và xây dựng quân đội, trong xây
dựng kế hoạch và chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các tác giả nhận định
rằng, cách mạng trong lĩnh vực quân sự đã và đang làm thay đổi một cách căn
bản cách thức tiến hành chiến tranh, phương thức tác chiến và tổ chức quân sự;
tác động trực tiếp đến sự thay đổi ý thức, tư duy bảo vệ Tổ quốc XHCN về mặt
chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; tác động to lớn đến sự thay đổi trong học
thuyết quân sự, khoa học và nghệ thuật quân sự.
1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo
Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, nội dung đề cập nhiều
vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của khu vực
Biển Đông nói chung và vùng biển, đảo Việt Nam nói riêng, trong đó, chủ
yếu các công trình tập trung luận giải mấy vấn đề chính sau:
Một là, nghiên cứu về vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các quốc gia
trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp CQBĐ trên biển Đông
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề tranh chấp CQBĐ giữa các
quốc gia trong khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia trên hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiêu biểu có: “Cuộc tranh chấp quần đảo
Trường Sa: Ai là người sở hữu đầu tiên?” [41] của Daniel - J.Dzuck, “Chủ
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” [134] của Monique
Cheminier, “Phân tích về địa lý - chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới
Việt - Trung liên quan đến quần đảo Paracel và Sparaly ở biển Nam Trung Hoa”
[146] của Peaun Medes Antunes, “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc” [185] của Từ
Đặng Minh Thu, “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên
hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” [186] của Đào Văn Thụy,


13

“Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật quốc tế trong tranh chấp chủ
quyền quần đảo Trường Sa” [133] của Michael Bennett,…
Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tranh chấp CQBĐ giữa
các quốc gia trong khu vực đều khẳng định: Biển Đông đang là “vùng biển
nóng”, nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế
giới; tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực vừa là vấn đề của lịch sử vừa
là vấn đề hiện tại đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó
lường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tranh chấp và nhận định cơ sở pháp lý,
lịch sử, có tính chứng cứ để khẳng định chủ quyền của các bên tranh chấp,
một số công trình đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tranh chấp, trong
đó nhấn mạnh đến giải pháp thương lượng hoà bình.
Tuy nhiên, có một số nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu, do
nhiều yếu tố chủ quan (chủ yếu là xuất phát từ lập trường chính trị) và khách
quan (chủ yếu xuất phát từ tính phức tạp, nhạy cảm của vấn đề, sự thay đổi trong
thực tiễn luật pháp quốc tế về biển…), dưới góc độ này hay góc độ khác cũng có
những quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp CQBĐ ở
khu vực Biển Đông. Thực tế cho thấy, xuất phát từ lập trường dân tộc, từ lợi ích

của quốc gia, trong các công trình thường hay cố gắng tìm mọi cách đưa ra các
chứng lý mang tính chủ quan của mình nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia
của họ trên vùng biển, đảo đang có tranh chấp. Vì lý do đó, những công trình của
họ thường thiếu tính khách quan khoa học.
Hai là, nghiên cứu về chiến lược của một số nước lớn đối với Biển
Đông và tác động của nó đối với bảo vệ CQBĐ của Việt Nam
Có thể nêu ra một số công trình có liên quan chủ yếu sau: Hai tác giả
Ikenberry.J và Mastanduno.M trong công trình “International Relations Theory
and the Asia Pacific” (Lý thuyết quan hệ quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương) (Columbia University, New York, 2003) [209] cho rằng, tranh chấp giữa
các nước ở Biển Đông sẽ lôi cuốn sự quan tâm của các nước lớn ngoài khu vực,
nhất là Mỹ. Xu hướng chung là Mỹ sẽ ngày càng can dự sâu hơn vào vấn đề tranh
chấp Biển Đông nhằm đảm bảo lợi ích an ninh chủ yếu của mình và điều đó đặt


14

quan hệ Mỹ - Trung luôn đứng trước trạng thái vừa hợp tác, vừa đấu tranh và
kiềm chế lẫn nhau. Công trình “America’s Role in Asia and the South China Sea”
(Vai trò của Mỹ ở Châu Á và Biển Đông) [204] của Amitar Acharya đã phân tích
sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với châu Á, trong đó có Việt Nam. Công
trình này nêu bật những cố gắng của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, nhằm gia
tăng vai trò ở Đông Nam Á và Việt Nam, trong đó cùng với việc tăng cường sự
hiện diện ở khu vực, Mỹ ngày càng quan tâm đến tình hình an ninh Biển Đông
trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự và khẳng định chủ
quyền ở Biển Đông.
Những công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tiêu biểu có: một số
công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài được Trung tâm
Thông tin tư liệu Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ Quốc phòng) tập
hợp lại trong tập tài liệu có tiêu đề “Đông Nam Á và chiến lược của các cường

quốc chủ chốt” [19], ví dụ: “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ”
và “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh vệ” của Kim Xán Vinh - Chu Hán
Vũ, “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng cường quan hệ với ASEAN” của
Trương Đảng Nặc - Kiệt Nhân Quý, “Nga tiến vào Châu Á thông qua
Inđônêxia” của Đông Phương Thuần, “Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh
hưởng đối với ASEAN” của Sheng Lijun; cùng một số tham luận khoa học tại
Hội thảo quốc tế về Biển Đông được tập hợp trong cuốn sách “Biển Đông Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” [165] do tác giả Đặng Đình
Quý chủ biên, ví dụ: “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông - Hệ lụy đối với
hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực” của Daniel Schaeffer, “Thực địa chính
trị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” của Ba Hamzah,
Carlyle A. Thayer, “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy đối với hòa
bình, ổn định và hợp tác khu vực” và “Cách tiếp cận quản lý các tranh chấp
biên giới của Trung quốc và Việt Nam - Bài học, liên hệ và tác động đối với
tình hình Biển Đông” của Ramses Amer, hoặc những công trình nghiên cứu
khác, như: “Chiến lược của Hải quân Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu


15

vực Biển Đông” [93] của Ngô Vĩnh Long, “Trung Quốc tấn công trên biển
Nam Trung Hoa” [77] của Shigeo Hiramatsu,...
Về cơ bản các công trình nêu trên đều khẳng định: Biển Đông là vùng
biển chiến lược có tác động lớn tới sự phát triển về kinh tế, quốc phòng - an
ninh không chỉ đối với khu vực mà còn với cả thế giới, vì thế các quốc gia
trong khu vực và các nước khác, nhất là những nước lớn luôn tìm cách cạnh
tranh, khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của mình ở địa bàn chiến lược này;
tình hình Biển Đông đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp bởi sự tranh chấp
về lợi ích, chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực và sự can thiệp của các
nước lớn vào địa bàn Biển Đông; chiến lược của các nước lớn đối với Biển
Đông một mặt góp phần tạo thế cân bằng lực lượng ở khu vực nhưng mặt

khác cũng khiến cho an ninh khu vực, trong đó có Việt Nam thêm phức tạp.
Đối với Trung Quốc, một quốc gia có những lợi ích chiến lược trực tiếp ở
Biển Đông lại có nhiều tham vọng vươn lên trở thành một cường quốc mà trước
hết là một cường quốc về biển, nhiều nhà nghiên cho rằng: chiến lược biển của
Trung Quốc, nhất là ở Biển Đông, có tác động rất lớn đến an ninh CQBĐ của
các nước trong khu vực. Trong công trình “Chiến lược của Hải quân Trung
Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” [91] của Ngô Vĩnh Long,
trên cơ sở phân tích những động thái mới của Trung Quốc trong những năm gần
đây, đặc biệt là việc Trung Quốc tăng cường xây dựng một lực lượng hải quân
hùng mạnh, tác giả đã chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc là muốn thao túng khu vực
Biển Đông đồng thời dùng Biển Đông như lá bài để mặc cả với các nước khác
trong toan tính về kinh tế, chính trị của mình, cũng như coi Biển Đông là bàn
đạp để vươn ra biển xa khẳng định vị thế nước lớn đối với khu vực và thế giới.
Các bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc đối
với biển Đông gồm: bài “Tham vọng biển của Trung Quốc và phản ứng của
Mỹ” [183, tr.19-25] của tác giả Nguyễn Vĩnh Thuận, cho rằng tham vọng về
biển cuả Trung Quốc bằng hành động răn đe, gây sức ép với các nước láng
giềng và chiếm lĩnh, quân sự hóa các hòn đảo mà họ chiếm đóng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an ninh khu vực. Tác giả Hoàng Đình Nhàn với bài “Sự


16

phát triển của hải quân Trung Quốc và những tác động đối với an ninh khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương” [139, tr.76-81] đã phân tích sự phát triển của
hải quân Trung Quốc và hành động cứng rắn ở Biển Đông đã tác động trực
tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.
Bài “China’s Rise and Capability of Territory Expansion in the
Perspective of International Relations” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khả
năng bành trướng lãnh thổ của nước này dưới góc độ lý thuyết quan hệ quốc

tế) [135] của M.Taylor Fravel nhận định rằng các hành vi gây hấn của Trung
Quốc đã châm ngòi cho quá trình hình thành các liên minh quốc tế với mục
tiêu kiềm chế Trung Quốc.
Đối với Mỹ, hầu hết giới quan sát và các nhà nghiên cứu đều cho rằng: vị
thế, tầm ảnh hưởng, sự chi phối của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung
và Biển Đông nói riêng là rất lớn, không chỉ bởi Mỹ luôn coi địa bàn này là một
trong những địa bàn hết sức quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, mà còn
bởi Biển Đông gắn với những lợi ích sát sườn của Mỹ (cả về kinh tế và chính trị).
Trong bài “Đặc điểm mới trong chính sách Đông Á của Mỹ” [21] của tác giả
Kim Hán Vinh - Chu Hán Vũ, bài viết “Mỹ thúc đẩy chương trình đối tác cảnh
vệ” [21] của Robert J. Coy, đã khẳng định rằng Mỹ đã và đang điều chỉnh chiến
lược của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á;
đồng thời tăng cường sự có mặt ở khu vực bằng nhiều cách thức khác nhau; an
ninh khu vực, an ninh Biển Đông cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào Mỹ.
Bài viết “Mỹ trở lại Đông Nam Á có tác động thế nào đối với an ninh
Biển Đông” [79, tr.38-45] của tác giả Quang Huy đã đưa ra đánh giá rằng
việc Mỹ “quay trở lại” Đông Nam Á ảnh hưởng nhiều đến tình hình an ninh
Biển Đông, thái độ của các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông sẽ chịu
sự “cổ vũ” trực tiếp hơn, sự quan tâm chú ý của các nước lớn ngoài khu vực
như Nhật Bản, Ấn Độ.
Đối với Ấn Độ, các công trình: “Chiến lược của Ấn Độ trong việc tăng
cường quan hệ với ASEAN” [21] của tác giả Trương Đảng Nặc - Kiệt Quý Nhân;
“Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh ảnh hưởng đối với ASEAN” [21] của tác giả


17

Sheng Lijun, công trình “Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng tại Đông Nam Á” [21]
của Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ, đã làm rõ quyền lợi của Ấn
Độ ở Đông Nam Á nói chung, Biển Đông nói riêng. Các công trình trên cũng chỉ

rõ, hiện nay Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sự có mặt của mình và cạnh tranh
với các cường quốc khác về lợi ích kinh tế, chính trị ở khu vực này.
Với nước Nga, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nước Nga hiện nay cũng
đang mở cuộc chạy đua với các cường quốc khác vào khu vực Đông Nam Á và
Biển Đông vì lợi ích của Nga ở khu vực này là rất quan trọng. Công trình “Đông
Nam Á nằm trong lợi ích của Nga” [21] của Viện nghiên cứu và phân tích quốc
phòng Ấn Độ, “Nga tiến vào châu Á thông qua Inđônêxia” [21] của tác giả Đông
Phương Thuần, đã phân tích lợi ích của Nga ở khu vực đồng thời chỉ rõ nỗ lực
cũng như sự điều chỉnh chiến lược trong quá trình khẳng định ảnh hưởng của Nga
ở Đông Nam Á và trên địa bàn Biển Đông.
Đối với Nhật Bản, cuốn sách “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối
với ASEAN trong thế kỷ mới” do Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) ấn
hành, trên cơ sở phân tích tổng quan chính sách ngoại giao của Nhật Bản với các
nước ASEAN, cuốn sách nhận định: một trong những ý đồ chiến lược trong
chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với ASEAN, bao gồm cả chính sách với
Biển Đông chính là cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ và Trung
Quốc tạo cơ sở khẳng định vị thế nước lớn về chính trị ở khu vực; việc can thiệp
vào Biển Đông không chỉ thuần tuý về mặt kinh tế mà còn kiềm chế các cường
quốc tạo lợi thế cạnh tranh về mọi mặt của Nhật Bản trên trường quốc tế.
1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh
niên trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia
Cuốn sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” [142] của nhiều tác
giả - là nhóm thanh niên Trung Quốc đang học tập tại Trường đại học Phương
Đông (Liên Xô) đã giới thiệu khái quát lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội và
con người Trung Quốc; trình bày tình cảnh các tầng lớp nhân dân Trung Quốc
qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ Trung Quốc bị chủ nghĩa tư bản
quốc tế xâu xé, cùng thống trị. Bằng các luận cứ thuyết phục, cuốn sách khẳng


18


định: Chủ nghĩa đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc, bóc lột, nô dịch các tầng
lớp nhân dân là nguồn gốc của đói khổ, bệnh tật, chết chóc; nông dân bị bóc lột
hà khắc, công nhân bị đày đọa trong các công xưởng nhà máy, thanh niên bị đầu
độc, bưng bít. Cuốn sách cũng chỉ rõ những nét đặc trưng về phong trào cách
mạng Trung Quốc, sự phát triển của phong trào công nhân và đề ra những nhiệm
vụ chủ yếu của tuổi trẻ Trung Quốc trong sự nghiệp cách mạng đó là giành lại
độc lập, chủ quyền và tự do cho dân tộc Trung Hoa.
Cuốn sách “Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ” [203] của
tác giả V.A.Xukhomlinxki đã nhấn mạnh: “người nào có một lý tưởng cao
đẹp thúc đẩy, lý tưởng đó đối với anh ta trở thành một thực tế hiển nhiên
thì người đó không những sẽ yêu cầu cao đối với chính bản thân mình, đối
với hành vi của mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những
công việc của người khác” [203, tr. 19].
2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức dân tộc
Ở nước ta, nhiều công trình cũng đã đề cập tới YTDT, tiêu biểu là: Công
trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [68] của tác giả
Trần Văn Giầu đã chỉ ra hệ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
trong đó có chỉ ra một số biểu hiện của YTDT. Bài viết “Ý thức dân tộc - Giá
trị dân tộc” [198] của tác giả Nguyễn Ngọc Vân với đã đề cập tới vấn đề
YTDT là quá trình tự ý thức của con người với tư cách là chủ thể của môi
trường dân tộc, tiếp cận YTDT như là một giá trị của dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
Trong luận án “Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho con
người Việt Nam trước những thách thức mới” [140] của tác giả Nguyễn Thị
Ngân đã tiếp cận và làm rõ ý thức và tình cảm dân tộc là một bộ phận cấu
thành nhân cách con người, luận giải rất công phu những nội dung chủ yếu của
ý thức và tình cảm dân tộc chân chính, xu hướng, thực trạng và vấn đề cần giải
quyết trong tình hình hiện nay ở nước ta; từ đó, đề xuất những giải pháp chủ



19

yếu xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc cho con người Việt Nam trước những
thách thức mới. Đây là công trình duy nhất liên quan trực tiếp đến đề tài luận
án mà tác giả có thể tham khảo, kế thừa.
Hiện nay, một số nhà khoa học nghiên cứu vấn đề YTDT như: Giáo trình
“Tâm lý học dân tộc” [49] của tác giả Vũ Dũng, dưới góc độ nghiên cứu của tâm
lý học, tác giả đã đưa ra một số biểu hiện cơ bản để nhận diện ý thức cộng đồng,
YTDT và ý thức quốc gia. Tác giả đưa ra khái niệm YTDT với tính cách là ý
thức của một tộc người, trong đó, YTDT là ý thức về cộng đồng của mình, mà
mình luôn luôn thuộc về cộng đồng đó.
Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đã phân tích về các giá trị
tinh thần truyền thống Việt Nam. Từ nhiều góc độ nghiên cứu, các tác giả đã
đề cập tới các giá trị: lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết,
YTDT, đức cần cù lao động, lòng nhân ái của con người Việt Nam với
những nét độc đáo, sâu sắc và những hạn chế của nó. Đồng thời, các tác giả
cũng đưa ra các giải pháp để phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong
quá trình hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên,
cho đến nay ở nước ta chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu
trực tiếp YTDT trong bảo vệ CQBĐ của thanh niên quân đội với tính cách là
một bộ phận cấu thành nhân cách người quân nhân cách mạng.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trong cuốn sách “Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho
người dân Việt Nam - định hướng và giải pháp” [202] của hai tác giả Lê Minh
Vụ và Nguyễn Bá Dương; đây là công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề
tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình khoa học chính trị trọng điểm giai đoạn
2006 - 2010, mã số KX.04.22/06-10: “Nghiên cứu định hướng và giải pháp xây
dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho mọi người dân Việt Nam

trong thời kỳ mới”. Cuốn sách này là một công trình khoa học công phu, đề cập
toàn diện và sâu sắc về ý thức bảo vệ tổ quốc, ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN, đặc biệt đưa ra hệ thống quan điểm chỉ đạo, phương hướng và giải pháp


20

xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời
kỳ mới. Đặc biệt, công trình này cho rằng:
Ý thức bảo vệ Tổ quốc là một dạng đặc thù của ý thức dân tộc, không
thoát ly, không xa lạ với ý thức dân tộc. Từ ý thức bảo vệ quê hương,
ruộng vườn, nhà cửa, đất đai, cuộc sống, quyền làm chủ, lợi ích... phát
triển ý thức bảo vệ Tổ quốc và ý thức bảo vệ Tổ quốc phát triển thành ý
thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa bao hàm cả ý thức bảo vệ quê hương, ruộng vườn, nhà cửa, đất đai,
cuộc sống, quyền làm chủ, lợi ích… của mỗi người dân, cộng đồng xã
hội, các tầng lớp dân cư, dân tộc, tôn giáo, và chế độ. Từ đây có thể khẳng
định rằng, ý thức “tự bảo vệ”, ý thức dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc của
dân tộc Việt Nam là mạch nguồn và là “giá đỡ” cho sự hình thành, phát
triển ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mọi người dân Việt Nam
trong thời kỳ mới” [202, tr. 42].
2.4. Nhóm công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo Việt Nam
Một là, nghiên cứu về vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt thuận lợi về biển, và biển
có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng, bảo vệ đất
nước và sự trường tồn của dân tộc. Vì thế, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò
to lớn của biển, đảo, triệt để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của biển, đảo để phát
triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiêu biểu là các công trình:

“Việt Nam đất, biển, trời” [95] của tác giả Lưu Văn Lợi, trên cơ sở phân tích vị
trí, vai trò của biển, đảo nước ta, tác giả nhấn mạnh:
Biển đối với quốc gia là an ninh và phát triển, đối với hàng chục triệu
con người thuộc hơn nửa các tỉnh, thành, đặc khu (của Việt Nam) là đời
sống và phồn vinh, biển không thể tiếp tục bị coi nhẹ như hiện nay và chỉ
hiểu là biển ven bờ. Biển hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của nó phải là một


21

trong hai vế của chiến lược bảo vệ và xây dựng đất nước để đưa dân tộc
thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu [95, tr.185].
Hai là, nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển, đặc biệt là chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đã có nhiều công trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này dưới nhiều góc độ
nghiên cứu khác nhau, trong đó có những công trình tập trung đi sâu luận giải về
chủ quyền của Việt Nam trên biển, như: “Vùng biển và quyền làm chủ” [134];
Lưu Văn Lợi “Việt Nam đất, biển, trời” [95] của tác giả Vũ Phi, đề tài khoa học
cấp nhà nước “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các
vùng biển Việt Nam đến năm 2020” [19] của Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
Đó là những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn, luận giải về chủ
quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Những công trình này đã đưa ra bằng chứng
và những lập luận xác đáng về chủ quyền của Việt Nam trên biển; đồng thời,
khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Một số công trình đã có những đề xuất và đưa ra những
giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ
quyền của đất nước trên biển. Trong công trình “Việt Nam đất, biển, trời” [95]
của tác giả Lưu Văn Lợi đã tập trung luận giải các vấn đề rất quan trọng về tiềm
năng, lợi thế của biển, đảo Việt Nam; về lịch sử tranh chấp chủ quyền hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, đưa ra

những luận chứng xác đáng, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo này; đồng thời, cũng đặt ra các yêu cầu để Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh
bảo vệ, giành và giữ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; liên quan đến vấn đề
về bảo vệ CQBĐVN, tác giả cũng đã đề cập đến kinh nghiệm quản lý biển, kinh
nghiệm tiến hành cuộc đấu tranh đòi CQBĐ của một số quốc gia trong lịch sử và
kiến nghị cần phải vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn đấu tranh giành
và giữ chủ quyền quốc gia trên biển.
Đặc biệt, với công trình “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [19], trên cơ sở khảo
cứu và luận giải nhiều vấn đề có tính chất cấp bách đối với việc quản lý, khai thác


22

và bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc, công trình đã nhấn mạnh đến các vấn đề như: thực
tiễn tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Việt Nam và các quốc gia khác ở Biển
Đông, đưa ra các dự báo và hướng giải quyết cho vấn đề này, nhất là đối với việc
đấu tranh khẳng định, giành chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa; đánh giá thực trạng quản lý biển của Việt Nam, những hạn chế bất cập
của hệ thống luật pháp, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển
đồng thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước biện pháp giải quyết, tạo điều kiện nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước về biển, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế biển và tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia bảo
vệ CQBĐ. Những số liệu thống kê, các luận cứ mà công trình này đưa ra là hết
sức cần thiết, góp phần để Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức rõ hơn về nhiều
vấn đề liên quan đến công tác phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cố
quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.
Khi gần đây vấn đề tranh chấp CQBĐ ở biển Đông trở nên gay gắt và phức
tạp, đã có một số công trình khoa học và bài viết đề cập tới CQBĐ và ý thức bảo
vệ CQBĐ: “Nghiên cứu xây dựng thế trận quốc phòng trên vùng biển đảo nhằm

bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trong giai đoạn mới” [18] của tác giả Trần
Thái Bình; “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước” [46] của tác giả
Nguyễn Tấn Dũng;… Các công trình khoa học và bài viết này đã tiếp tục khẳng
định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
Cuốn sách: “Biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp
tác” [165] của tác giả Đặng Đình Quý, đây là cuốn sách biên tập những tham
luận khoa học của đông đảo các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước
tham dự Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 2 Việt Nam đã đề cập đến các
nhóm vấn đề đó là: Tầm quan trọng của biển Đông trong môi trường chiến
lược đang thay đổi; lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực biển Đông;
những diễn biến gần đây ở biển Đông - hệ lụy đến hòa bình, hợp tác và ổn
định trong khu vực; tranh chấp ở biển Đông - những vấn đề luật pháp quốc tế;


23

tranh chấp ở biển Đông: những khía cạnh pháp lý quốc tế; giải quyết tranh
chấp và quản lý xung đột ở biển Đông; kinh nghiệm hợp tác và các biện pháp
thúc đẩy hợp tác vì an ninh và phát triển ở biển Đông; phương cách và biện
pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông.
Ba là, nghiên cứu về luật pháp quốc tế về biển và việc vận dụng luật pháp
quốc tế trong quản lý, khai thác, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về biển, nhất là việc vận dụng luật pháp
quốc tế về biển vào thực tiễn quản lý, khai thác và bảo vệ CQBĐVN là vấn đề
lớn được xã hội quan tâm, chú ý trong giai đoạn hiện nay. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề này dưới các góc độ: làm rõ những nội dung cơ
bản của Luật Biển quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc
năm 1982; sự vận dụng Luật Biển quốc tế vào vấn đề quản lý, khai thác, bảo vệ

CQBĐ ở Việt Nam; những vấn đề nảy sinh trong quá trình vận dụng luật pháp
quốc tế về biển; vấn đề tuân thủ các nguyên tắc theo đúng tinh thần luật pháp
quốc tế trong giải quyết tranh chấp CQBĐ, tiêu biểu là:
“Luật Biển Việt Nam” [163] do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII ban hành bao gồm: 7 Chương, 55 Điều là văn bản
luật đầu tiên của Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt
Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Cuốn sách “100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” [13]
của Ban Tuyên giáo Trung ương gồm 3 phần: Phần 1: Hỏi - đáp về vị trí, vai trò và
tiềm năng của biển, đảo Việt Nam; Phần 2: Hỏi - đáp về các vấn đề liên quan đến
các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong Biển Đông; Phần 3: Hỏi - đáp
về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
Công trình “Chiến lược bảo về chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [19], trên cơ sở đánh giá
kinh nghiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền của những quốc gia mạnh về biển


24

như: Mỹ, Canada, Ôxtraylia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…, xuất
phát từ thực trạng các văn bản pháp luật của Việt Nam về biển, cũng như
việc vận dụng Luật Biển quốc tế vào công tác quản lý, bảo vệ CQBĐ, công
trình này đã nêu rõ: Một trong những yêu cầu cấp thiết nhất đối với Việt
Nam trong quá trình phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc CQBĐ là
phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước về biển. Đánh
giá về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
biển, công trình này khẳng định:

Về cơ bản, trên cơ sở phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước
về Luật Biển 1982, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển của Việt
Nam bước đầu đã tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quản
lý Nhà nước trên biển. Tuy nhiên, xét tổng thể, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về biển của Việt Nam còn nhiều bất cập như thiếu tính đồng bộ,
việc hệ thống hoá, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chậm, chưa theo kịp tình
hình và chưa được tiến hành một cách thường xuyên [19, tr.62-63].
Bốn là, nghiên cứu về phát triển kinh tế biển và tăng cường quốc phòng - an
ninh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Công trình khoa học “Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc
hội về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo” [3] của hai tác giả Nguyễn Thái
Anh, Quốc Dũng đã tuyển chọn, biên soạn những bài viết, phát biểu của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, tướng lĩnh Quân đội
nhân dân Việt Nam về quan điểm nhất quán, kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong công trình “Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
trên các vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” [19], khẳng định: “Việt Nam
cần xây dựng cho riêng mình một chiến lược phát triển bền vững không chỉ về
kinh tế mà còn cả một chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
của mình” [19, tr.5], các nhà nghiên cứu đã kiến nghị lên Đảng, Nhà nước những
yêu cầu đối với chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ CQBĐ của Việt Nam.


25

Đề tài khoa học cấp nhà nước “Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền
quốc gia trong tình hình mới” [199] do tác giả Võ Trọng Việt làm chủ
nhiệm, đã làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý, lịch sử bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam; kinh nghiệm của một số nước
trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia; đáng giá thực trạng bảo

vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt, đề xuất
mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nội dung, yêu cầu, giải pháp chiến lược bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong tình hình mới; kiến nghị với
Đảng, Nhà nước những vấn đề cơ bản về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền
quốc gia Việt Nam trong tình hình mới.
2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh niên
trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Tác phẩm: “Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa” [44] của Nguyên tổng bí thư Lê Duẩn đã quan tâm đến thanh
niên và phong trào thanh niên, coi thanh niên “là lực lượng tiên phong”, “xung
kích đóng vai trò nòng cốt trong cách mạng”, “là những người nắm lấy tương lai
huy hoàng của dân tộc”...
Cuốn sách “Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ” [143] của nhiều
tác giả đã luận giải những quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh với thanh niên và
công tác thanh niên là một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo
dục thế hệ trẻ nước ta. Cuốn sách này gồm 100 bản tham luận, báo cáo khoa học
của các viện sĩ, giáo sư, các nhà khoa học về những nghiên cứu, tìm hiểu làm sáng
tỏ những luận điểm cơ bản, có tầm chiến lược của Bác Hồ trên cơ sở đó tìm ra
những giải pháp cơ sở khoa học, góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng công
tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng mới.
Hai cuốn sách: “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên”
[195] của tác giả Văn Tùng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” [49]
của tác giả Đoàn Nam Đàn đã trình bày những vấn đề về nguồn gốc, quá trình
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động, giáo dục thanh niên, việc vận


26

dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của Người trong điều kiện hiện nay và những
biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy năng lực của thanh niên phục vụ

hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ra còn có các công trình khoa học: “Phát triển đạo đức cách
mạng của thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay” [145] của tác giả
Nguyễn Hùng Oanh, “Thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay” [81] của tác giả Lưu
Ngọc Khải - Nguyễn Văn Tùng.... Các công trình này đã trực tiếp hướng
nghiên cứu vai thanh niên quân đội trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc trong hội nhập quốc tế và con đường, biện pháp nhằm phát triển nhân
cách toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ cho họ.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Các công trình khoa học có liên quan trên đây đã nghiên cứu tương đối
toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức, YTDT nói
chung, YTDT xã hội chủ nghĩa, chủ quyền, CQBĐ và bảo vệ CQBĐVN cũng
như những vấn đề cơ bản về thanh niên, trong đó nổi lên những vấn đề sau đây:
Một là, các công trình khoa học đã đưa ra quan niệm, kết cấu, biểu hiện về
YTDT của các nhóm xã hội khác nhau.
Hiện nay, thuật ngữ YTDT được dùng không nhiều trên các Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước và trong các bài viết, bài nói các công trình khoa
học của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà nghiên cứu ở trong và ở
ngoài nước. Tuy nhiên, họ cũng đã bàn đến vấn đề YTDT trên góc độ, phạm
vi và đối tượng nghiên cứu hoặc là chung, hoặc là riêng biệt.
Về khái niệm YTDT, tác giả Nguyễn Thị Ngân cho rằng: “Ý thức dân tộc
là tổng hòa những quan điểm về thế giới quan, phản ánh tình hình kinh tế,
chính trị, lịch sử, đạo đức, thẩm mỹ gắn liền với dân tộc và được biểu hiện
thực tế trong tất cả các hình thức của ý thức xã hội” [140, tr.11]. Tác giả Vũ
Dũng lại cho rằng: “Ý thức dân tộc là ý thức về cộng đồng của mình, mà mình



×