Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp cổ phần “lên điểm” trong mắt ngân hàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.18 KB, 2 trang )

Doanh nghiệp cổ phần “lên điểm” trong mắt ngân hàng
Nếu như nhiều ngân hàng thương mại “ngại” doanh nghiệp nhà nước thì dư nợ tín dụng
dành cho khối doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng mạnh.
Nói theo cách của đại diện một ngân hàng thì khối doanh nghiệp cổ phần nói chung đã “lên điểm”
rất nhanh trong mắt các ngân hàng thương mại.
Dư nợ cho vay tăng mạnh
Báo cáo của 5 ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy tăng trưởng cho vay đối với doanh
nghiệp cổ phần trong những năm gần đây ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2003, do quá trình cổ
phần hoá các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh.
Cụ thể nhất, theo số liệu thống kê do Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) vừa công bố,
dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng
dư nợ cho vay đối với nền kinh tế (12/2004 dư nợ 25.212 tỷ đồng, chiếm 5,47% tổng dư nợ cho
vay đối với nền kinh tế; 12/2005, con số này là 44.086 tỷ đồng và 7,93%).
Tính đến 31/5/2006 dự nợ cho vay đối với doanh nghiệp cổ phần đã lên khoảng 51.603 tỷ đồng,
chiếm 8,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống đối với nền kinh tế.
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá luôn chiếm
trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần (năm 2004 là 75,89%, năm 2005 là 73,3%,
tháng 5 năm 2006 khoảng 73,98%).
Có thể giải thích rằng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong nhiều doanh nghiệp vẫn là 51%, một điều
kiện đảm bảo nhất định và có ưu thế vay vốn hơn với những doanh nghiệp cổ phần khác. Nhưng
về lâu dài, sự cạnh tranh sẽ ngày càng bình đẳng hơn.
Cũng theo Vụ Chính sách tiền tệ, dư nợ cho vay 5 tháng đầu năm 2006 đối với các doanh nghiệp
cổ phần đã tăng 17,05% so với dư nợ cuối tháng 12/2005, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng
chung của nền kinh tế (4,94%); trong đó tốc độ tăng trưởng cho vay đối với doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá khoảng 18,13% và doanh nghiệp cổ phần khác khoảng 14,1%.
Một cái nhìn khác hơn
Trong giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, một số ý kiến cho
rằng đối tượng cổ phần hóa chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, làm ăn thua lỗ, phải sắp
xếp lại. Tuy nhiên, cách nhìn này hiện đã được thay đổi nhiều.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Đức Tặng, Phó cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp
(Bộ Tài chính), khẳng định: “Cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu


tư, lành mạnh hóa tài chính, giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn. Đó là hiệu quả mà nền kinh tế đã
ghi nhận”.
Ông Tặng cho biết, sau khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt
động có hiệu quả hơn; vốn điều lệ tăng từ 44% so với trước khi cổ phần hóa, doanh thu tăng
23,6%, lợi nhuận tăng tới 139%, thu nhập người lao động tăng 11,8%, mức trả cổ tức cho các cổ
đông bình quân đạt 17%...
Những con số trên rõ ràng đã có sức thuyết phục lớn đối với các ngân hàng thương mại.
Ông Lê Đình Long, Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank), khẳng định với VnEconomy
rằng khối doanh nghiệp cổ phần là đối tượng khách hàng trọng điểm của ngân hàng này. “Cho dù
hiện nay xu hướng dịch chuyển sang đối tượng khách hàng cá nhân ngày càng thể hiện nhưng
VIB Bank vẫn lấy trọng tâm phục vụ là khối doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ”, ông Long nói.
Đại diện của Ngân hàng Đầu tư phát triển BIDV, chi nhánh Hà Thành, cũng cho rằng mô hình
quản lý, tính minh bạch tài chính và hiệu quả sử dụng vốn vay của phần lớn doanh nghiệp cổ phần
đã phát huy và chứng minh trên thực tế nên ngân hàng đã và sẽ rộng cửa hơn. Thậm chí có
trường hợp chi nhánh này mạnh dạn cho vay đến 20.000 tỷ đồng dù khả năng thế chấp hạn chế.
Nhưng vẫn lo nợ xấu…
Tính đến tháng 5/2006, nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 2.742 tỷ đồng, chiếm 14,72%
tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, trong đó chủ yếu là nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước
cổ phần hoá, khoảng 2.484 tỷ đồng, chiếm 90,6% tổng nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần. Tỷ
lệ nợ xấu của doanh nghiệp cổ phần khoảng 5,31% trên tổng dư nợ vay của doanh nghiệp cổ
phần, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung (3,2%); trong đó, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tỷ lệ
nợ xấu là 6,51%, doanh nghiệp cổ phần khác là 1,92% trên tổng dư nợ vay.
Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần đang có chiều hướng gia tăng trong những năm
gần đây (tỷ lệ nợ xấu năm 2003: 1,77%, năm 2004: 2,13%, năm 2005: 7,72%, tháng 5 năm 2006:
6,51%).
Theo Vụ Chính sách tiền tệ, nguyên nhân là do một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá còn
chưa bắt kịp được với cơ chế thị trường, kinh doanh chưa hiệu quả nên khả năng trả nợ hạn chế;
mặt khác, các ngân hàng thương mại vừa thực hiện cơ chế phân loại nợ mới phù hợp với thông lệ
quốc tế nên nợ xấu tăng lên. Đây cũng là hạn chế lớn nhất trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng

với doanh nghiệp cổ phần hiện nay.
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn

×