Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu M&A: Nhiều tiềm năng, lắm vướng mắc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.35 KB, 1 trang )

M&A: Nhiều tiềm năng, lắm vướng mắc
Năm 2005, ở VN có 18 vụ sáp nhập doanh nghiệp với tổng giá trị 61
triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với
tổng giá trị 245 triệu USD
Sáp nhập và mua lại (Mergers & Acquisi tions - M&A) là hình thức đầu tư rất quan trọng của đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đối với VN, hoạt động M&A đã diễn ra nhưng còn rất mới mẻ. Do
đó, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển đầu tư, đặc biệt là giải pháp tăng cường quản lý
Nhà nước, sẽ góp phần tạo ra một kênh thu hút FDI mới và quan trọng để thu hút FDI vào VN
trong giai đoạn tới”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, đã cho
biết như thế tại Hội thảo Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp (DN) vừa diễn ra tại TPHCM ngày
hôm qua, 10 -7.
M&A sẽ phát triển nhanh chóng tại VN
Trên thế giới, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động M&A diễn ra rầm rộ và tạo thành cơn sốt ở
nhiều nước phát triển và đang phát triển. Số lượng FDI được thực hiện theo hình thức M&A
chiếm tỉ trọng lớn từ 57% - 80% tổng FDI thế giới. Tại VN, theo số liệu của Hãng Kiểm toán
PricewaterhouseCoopers (PwC), năm 2005, có 18 vụ sáp nhập với tổng giá trị 61 triệu USD. Năm
2006, số vụ sáp nhập tăng gần gấp đôi, có 32 vụ với tổng giá trị 245 triệu USD. “Trong năm nay
và vài năm tới, hoạt động M&A sẽ phát triển nhanh chóng tại VN, đặc biệt là trong các ngành
ngân hàng, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, dệt may, bán lẻ,...” - ông Bùi Văn Tuynh, Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC), dự báo.
Theo một số chuyên gia kinh tế, xu hướng hình thành các tập đoàn đa ngành, đa nghề (đầu tư
theo chiều rộng) hay đầu tư chéo dưới hình thức cổ đông chiến lược cũng là một dạng tập trung
kinh tế. Chính điều này làm cho hoạt động M&A diễn ra thuận lợi hơn.
Còn... vướng
Theo ông Bùi Văn Tuynh, từ nhiều năm trước, cũng đã có một số công ty thực hiện mua lại, sáp
nhập, tuy nhiên chỉ là hình thức vì hầu hết các hoạt động này diễn ra do sự giới thiệu của “cấp
trên”, của cơ quan chủ quản. Kết quả của cuộc “hôn nhân” gán ghép này khiến cho hai đối tác
vốn không hiểu nhau trở nên “đồng sàng dị mộng”.
Cho tới khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 2005 có hiệu lực, hoạt động M&A mới diễn ra “thực sự”.
Nhiều giao dịch đã thực hiện thành công như tập đoàn sữa hàng đầu Hà Lan Campina liên doanh
với Công ty Cổ phần Sữa VN Vinamilk, tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Nhật Bản Daii - chi mua


toàn bộ cổ phần của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Bảo Minh CMG,... Tuy nhiên, đồng thời với hoạt
động ngày càng sôi động của M&A, việc phát sinh hiệu lực của luật đầu tư 2005, luật DN 2005,
luật chứng khoán 2006,... cùng với sự vênh nhau của các luật này đã khiến hoạt động M&A thêm
“trắc trở”.
Tại hội thảo, thông qua đại diện Cục Đầu tư Nước ngoài, DN trong nước kiến nghị Chính phủ
xem xét tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy hoạt động M&A phát triển. “Theo kinh nghiệm quốc tế,
hoạt động M&A là yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế, giúp các công ty trong nước có khả
năng tiếp cận công nghệ, quản lý, các kỹ năng về thị trường và xuất khẩu. Do đó, cần có một
hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ và minh bạch làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch M&A,
hạn chế tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh” - ông Tuynh nhấn mạnh
Admin (Theo
Người Lao động
)

×