Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.59 KB, 1 trang )
Hiện thực hóa giấc mơ nghề nghiệp
Nếu bạn đang chuẩn bị cho một nghề nghiệp mới, bạn nên tìm hiểu về những người đang
làm việc trong những ngành nghề đó.
Có nhiều cách để tiếp cận với các đối tượng trong môi trường nghề nghiệp này: tham gia vào các
hoạt động đoàn thể chuyên nghiệp của các công ty, tham dự hội chợ việc làm, tìm hiểu thông tin
về các buổi phỏng vấn, hoặc có thể xin một số lời khuyên bổ ích trên các trang web.
Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn. Và cũng không phải lúc nào bạn cũng hứng
thú khi nói chuyện với những người trong ngành nghề bạn đang đeo đuổi. Theo các chuyên gia thì
họ thường có một số lý do như sau:
Họ muốn cảm thấy đặc biệt
Ngày nay có nhiều người thành công phần lớn là do họ thông minh và năng nổ. Khi được hỏi rằng
họ đã làm điều đó như thế nào, đa số đều kể về mình có vẻ rất khó khăn và gian khổ! Nhưng thật
sự thì chỉ có một số ít người gặp khó khăn thực sự. Khi tiếp chuyện với những người này, cách tốt
nhất để học hỏi kinh nghiệm từ họ là đừng bao giờ bảo rằng: ”Tôi hy vọng sẽ có một công việc
giống như ông“, hoặc “Tôi hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ như ông…”. Nếu bạn thực sự biết rõ
những thành công mà họ đạt được thì hãy cho họ thấy rằng bạn thực sự rất ngưỡng mộ về điều
đó và mong muốn nhận được những lời khuyên từ họ. Bằng cách này bạn sẽ nhận được sự giúp
đỡ tận tình từ phía những con người thành đạt.
Họ là những người luôn chật vật trong cuộc sống, trải qua một thời gian dài nhưng thành quả thì
chẳng được là bao
Những người này có thể chỉ dẫn cho bạn những kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống. Họ có thể
chia sẻ cho bạn biết 80% những điều khiến chúng ta thất bại trên con đường sự nghiệp.
Theo tạp chí Harvard thì trung bình một người thường trải qua 6 nghề trong suốt cuộc đời, như
vậy thì họ phải từ bỏ hết 5 nghề. Vậy tại sao chúng ta không dừng ngay tình trạng này và đi theo
sự chỉ dẫn của lý trí để tìm một ngành nghề phù hợp cho mình?
Một số người có thái độ cạnh tranh thái quá
Những người này cho rằng công việc của họ sẽ ít đi khi có nhân viên mới vào làm và họ xem
những người mới này như những đối thủ cạnh tranh tiềm năng và sẽ cướp đi cơ hội thử thách
trong công việc của họ. Những người này thường cho rằng những việc họ làm là những điều rất to
lớn mà chỉ có họ mới đảm đương nổi!
May thay, vẫn còn có rất nhiều người hiện nay không chỉ rất thành công trong công việc mà còn