Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nghịch lý tiền lương docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.88 KB, 2 trang )

Nghịch lý tiền lương
Nếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất
hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm
chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước.
Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây
giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng.
Các công ty cung ứng nhân lực cho rằng mức lương trong 10 năm qua đã tăng nhưng
không đều - tăng rất mạnh ở những mức lương đã cao sẵn và tăng rất yếu ở loại công việc
lương thấp. Nhiều khảo sát qui mô lớn ở nước ngoài cho thấy tình hình cũng tương tự ở
các nước như Mỹ, Trung Quốc...
Nếu hình dung thị trường lao động toàn cầu là một cái chảo khổng lồ, đáy chảo là những
công việc chân tay và tiến dần lên phía trên là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng lao
động hơn, thì 10 năm qua đã chứng kiến những thay đổi lớn lao trên thị trường này. Công
việc đơn giản như may mặc, đóng giày, thậm chí lắp ráp máy móc được dịch chuyển linh
hoạt khắp nơi trên thế giới để tận dụng lao động giá rẻ.
Đặt nhà máy ở Bangladesh không có lời, nhà đầu tư sẽ chuyển sang Trung Quốc hay Việt
Nam để tăng biên độ lợi nhuận; đặt nhà máy ở TP.HCM khó kiếm lao động chịu làm với
mức lương thấp, họ sẵn sàng chuyển ra miền Trung hay về miền Tây. Vì thế, mức lương
của công nhân không thể nào tăng nhanh được.
Quan trọng hơn, các nước đã “nhuần nhuyễn” với bài học toàn cầu hóa bỏ hẳn những công
đoạn ít làm ra lãi (và ai làm cũng được) như sản xuất, lắp ráp để tập trung vào các hoạt
động mang tính sáng tạo hơn như nghiên cứu, thiết kế, rồi tiếp thị hay xây dựng thương
hiệu. Và để tối đa hóa lợi nhuận, các tập đoàn đa quốc gia gán chi phí cao nhất cho những
công đoạn họ vẫn đang thực hiện, ép mức chi phí thấp nhất cho những công đoạn họ thuê
bên ngoài làm.
Máy tính xách tay của Toshiba chẳng hạn, do một công ty nào đó ở Đài Loan sản xuất, chi
phí thấp nhưng công đoạn thiết kế mẫu mới hay tiếp thị cho một dòng máy mới vẫn do
Toshiba làm và tỉ trọng chi phí trong cơ cấu giá thành sẽ cao hơn thực tế nhiều. Chẳng lạ gì
lương một công nhân lắp ráp máy tính xách tay ở Đài Loan tăng không đáng kể trong 10
năm qua, nhưng lương một người ngồi suy nghĩ một chiến lược tiếp thị cho chiếc máy này
vào thị trường châu Âu sẽ tăng nhanh hơn nhiều lần.


Ở ngay trong cùng một nước, quá trình điều chỉnh tiền lương cũng diễn ra tương tự. Một
công ty nhận gia công phần mềm cho Nhật Bản chẳng hạn, sẽ phải trả lương rất cao cho
người lo chuyện tìm hợp đồng và mức lương này phải tăng liên tục để giữ chân người giỏi,
trong khi mức lương của người viết phần mềm gia công theo đơn đặt hàng sẽ không thể
tăng nhanh bằng.
Thoạt nhìn, cách trả lương như thế là hoàn toàn hợp lý,
nhưng thử nhìn ở bình diện chung, khi mức tăng năng
suất, hiệu suất công việc như nhau thì mức tăng lương
khác nhau là một bất công, một khiếm khuyết do toàn
cầu hóa gây ra. Xin nhắc lại, ở đây nói về mức tăng
lương chứ không phải là mức lương, vì rõ ràng giám đốc
phụ trách nghiên cứu của một công ty ắt phải có lương cao hơn kỹ sư phụ trách sản xuất.
Một đặc điểm nữa là công nghệ thông tin đã tác động rất lớn vào kỹ năng lao động. Công
việc lao động chân tay phải dịch chuyển cả nhà máy nhưng công việc thiết kế, nghiên cứu
có thể linh hoạt chuyển đi khắp thế giới đến nơi nào làm tốt nhất, giá rẻ nhất.
Một kỹ sư hoàn tất bản vẽ sản phẩm mới ở Milan, dùng mạng Internet giao sản phẩm cho
một công ty khác ở Chicago, nơi này chuyển bản vẽ đã duyệt sang Thâm Quyến thực hiện -
tất cả đã trở thành hiện thực chứ không phải là chuyện khoa học viễn tưởng nữa. Vì thế,
chuyện một người VN thiết kế quảng cáo cho một hãng thời trang ở Pháp không có gì là xa
vời và lúc đó, dù ngồi ở Củ Chi, người này vẫn có thể nhận đồng lương của thị trường lao
động Paris.
Đây đang là xu hướng và một khi đã là xu hướng chung thì đừng trông mong thay đổi theo
ý chủ quan. Chỉ có điều nó cho thấy toàn cầu hóa không hẳn là miếng bánh chia đều cho
mọi người. Người nông dân dù bán sản phẩm ra toàn cầu cũng phải chịu miếng bánh nhỏ
nhất, và kẻ có tiền, tác động được vào chuỗi giá trị tăng thêm của sản phẩm sẽ giành cho
mình phần bánh lớn hơn cả.
Những nước đang muốn tham gia dòng chảy toàn cầu hóa rất cần xây dựng được một hệ
thống xã hội minh bạch để tiền lương không bị bóp méo đi. Lấy ví dụ ở ngành may mặc,
một hệ thống phân bổ quota không công bằng sẽ tạo điều kiện cho những ai lo chuyện chạy
quota mức thu nhập cao ngất, ép đồng lương của công nhân đã thấp càng thấp hơn.

Và cuối cùng, nền giáo dục khi không đáp ứng được thực tế của một thị trường lao động
như thế sẽ càng làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa những người được đào tạo khác
nhau. Ở cùng mức xuất phát là tốt nghiệp phổ thông trung học, bốn năm sau, một người tốt
nghiệp từ một trường đại học của Úc sẽ có nhiều cơ may nhận việc làm với mức lương 8-
10 triệu đồng/tháng; còn người tốt nghiệp đại học trong nước vẫn sẽ loay hoay tìm việc
làm hay chấp nhận công việc trái nghề được đào tạo với mức lương 1-2 triệu đồng/tháng.
Đấy cũng chính là nghịch lý nhưng của ngành giáo dục chứ không phải của thị trường lao
động nữa.
Theo Tuổi Trẻ chủ nhật
Toàn cầu hóa dẫn đến nhiều hệ
quả, trong đó dễ thấy nhất là mức
cách biệt giàu nghèo, thu nhập từ
lao động ngày càng tăng. Vì sao có
nghịch lý này? Không phải toàn cầu
hóa đem lại miếng bánh lớn hơn
cho mọi người hay sao?

×