Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Chiến dịch đánh Tống 1075 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.44 KB, 6 trang )

Chiến dịch đánh Tống 1075
Chiến dịch đánh Tống 1075 là tên gọi chiến dịch do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt
phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu dọc theo biên giới Tống - Việt năm 1075-
1076.
Hoàn cảnh lịch sử
Nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông bị sự uy hiếp của các nước Liêu và Hạ phương Bắc,
phải cống nộp nhiều của cải và bị cắt nhiều phần lãnh thổ. Tể tướng Vương An Thạch rất
chú ý đến phương Nam và muốn lập công to ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng: "Giao
Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung
Châu sang chiếm Giao Chỉ."
[8]
.
Tri châu Tiêu Chú ở Ung Châu đã có lần dâng sớ về triều xin đánh Đại Việt kẻo sau có đại
họa. Nhưng Tiêu Chú bị bãi chức. Khi Vương An Thạch lên cầm quyền, Tiêu Chú được
phục chức vì ông là người am hiểu mọi vấn đề Đại Việt đang nằm trong kế hoạch mở rộng
xuống phương Nam của Vương An Thạch. Đánh Đại Việt không chỉ để khuếch trương về
phương Nam mà còn lấy khí thế để mở rộng cương vực cho Trung Nguyên về phương Bắc
(đánh Liêu và Hạ).
Sự chuẩn bị của hai bên
Do thái độ cứng rắn của nhà Lý, nhà Tống nghi ngại. Trước đó nhà Lý đã nhân cuộc đánh
phá của Nùng Trí Cao năm 1054 mà bành trướng ngầm lãnh thổ của mình bằng cách xúi
biên dân người Việt lấn đất và sinh sự trong một thời gian khá dài
[9]
.
Sau đó năm 1060 quan Lạng châu mục là Thân Thiệu Thái đem binh vào huyện Nhử Ngao
ở châu Tây Bình thuộc địa giới nhà Tống để bắt người bỏ trốn. Bắt sống được nhóm ấy
nhưng có lẫn cả Dương Lữ Tài là một viên quan nhà Tống và nam, nữ, trâu, ngựa không
thể đếm xuể. Nhà Tống sai quan Lại Bộ Thị Lang là Dư Tĩnh đến Ung Châu thảo luận về
việc ấy. Vua lại sai Bùi Gia Hựu tới Ung Châu bàn nghị. Dư Tĩnh đem nhiều của đút lót
Bùi Gia Hựu và gởi thư cho Hựu mang về, xin vua trả lại Dương Lữ Tài. Nhà vua không
xét


[6]
.
Vua Tống nén giận, giữ tình hòa hảo nhưng vẫn đợi dịp thuận tiện để xâm lăng Đại Việt
mà từ lâu Tống coi như kẻ thù trong suốt mười năm. Tiêu Chú sau khi được phục hồi liền
tới Quế Châu giao dịch với các tù trưởng từ đạo Đặc Ma đến châu Điền Đống được hiểu
lúc này Lý triều thắng Chiêm Thành, cướp thêm được 3 châu của người Chiêm, dân sinh
quốc kế rất thịnh đạt. Tiêu Chú có ư trù trừ. Nhưng đến năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua
đời, thái tử Càn Đức lúc này mới 7 tuổi lên thay, tức là vua Lý Nhân Tông.
Vua Tống hỏi ý Tiêu Chú nhưng Tiêu Chú không tán thành cuộc Nam chinh. Trái lại, Binh
bộ Thị lang Thẩm Khởi lại rất đồng tình đánh Đại Việt. Vua Tống liền phái Thẩm Khởi
thay Tiêu Chú làm Quảng Tây kinh lược sứ năm 1073 lo việc xuất quân.
Việc thứ nhất của Thẩm Khởi là đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế. Việc thứ hai là phủ
dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến. Sợ Đại
Việt biết, ông cấm hẳn mọi việc buôn bán, giao dịch giữa các biên dân Việt Hoa.
Các tù trưởng nằm trong kế hoạch phủ dụ của Thẩm Khởi là Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên,
Nùng Thiện Mỹ ở Bắc Cạn, giáp Thất Khê hưởng ứng. Theo Nguyễn Văn Tố, họ Thẩm
chứa chấp Nùng Thiện Mỹ và việc này đă đến tai người Việt
[10]
. Công việc đang tiến triển
thì tháng ba năm 1074, Chuyển vận sứ Quảng Tây tỏ ý phản đối Thẩm Khởi về các hoạt
động kể trên. Thêm nữa, Thẩm Khởi đă lầm lỗi trong nhiều việc nên bị đổi đi Đàm Châu
và chính Vương An Thạch cũng không tin rằng Thẩm giải quyết nổi vấn đề Đại Việt. Bấy
giờ vua Tống trách Thẩm Khỉ vì tội tự tiện nhận bọn Nùng Thiện Mỹ mà không hỏi, cũng
không đồng ý cho Lưu Kỷ nhập Tống vì sợ nhà Lý giành lại.
Ngoài ra, lúc này Tống đang mắc vào chuyện chiến tranh với Liêu, Hạ chưa xong nên việc
đánh Đại Việt phải ngừng lại.
Năm 1073 Lý Thường Kiệt đã tập trung nhiều quân ở biên giới, lộ vẻ đánh vào đất Tống.
Vua Tống được tin nhà Lý tụ binh, báo gấp cho Tô Giám là viên quan coi Ung Châu dặn
rằng nếu Giao Chỉ phạm đến Ung Châu thì phải kiểm quân cố thủ, không được khinh địch
(1074).

Đầu năm 1075, Tể tướng Vương An Thạch cắt đất cho nước Liêu, nhà Tống tạm yên, có
thể tăng cường binh lực cho Lưu Di. Di cho đóng chiến hạm, dùng thuyền muối để tập
thuỷ binh... và cấm người Việt sang buôn bán để tránh sự thám thính.
Tình hình đang căng thẳng, Lý Thường Kiệt lại đưa biểu tới triều Tống đòi lại Nùng Thiện
Mỹ (thủ lãnh châu Ân Tình đã theo Tống) và bộ thuộc để trừng trị. Vua Tống từ chối trả
Thiện Mỹ cho nhà Lý.
Đại Việt xét đánh trước có lợi hơn và tính rằng quân Tống có vào Đại Việt tất phải qua
Ung Châu theo đường bộ và qua các cửa biển Khâm Châu và Liêm Châu theo đường thủy
nên họ quyết tâm phá trước các cứ điểm này của người Tống.
Diễn biến
Quân Lý bắc tiến
Ngày 27 tháng 10 năm 1075, Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ
Vạn. Tin tức đến tận trung tuần tháng 11 mới tới được triều đình Biện Kinh của Tống tức
gần tháng rưỡi. Nhưng người Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Tống
Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có
nhà bị cướp và bị đốt.
Tháng 10 năm 1075 Thường Kiệt tập trung thủy quân Đại Việt ở Đồ Sơn (vịnh Hạ Long)
theo lối sau các núi đá mà tiến vào Khâm Châu; còn đi đánh Ung Châu (Nam Ninh) lục
quân của quân Lý cũng chia nhiều đường:
1. Từ Quảng Nguyên theo bờ sông Tả tiến đánh trại Thái Bình.
2. Từ hai châu Tô, Mậu vượt núi qua Lộc Châu, Cổ Vạn, Tư Lăng, Thượng Tứ.
3. Từ châu Quảng Lăng tiến qua Thái Bình, Bằng Tường, Tư Minh và trại Vĩnh Bình.
Đại quân Lý đi đường này.
Về mặt địa lý thì các vùng về phía Tây Bắc biên giới hai nước lúc này chưa định rõ, các
tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ngày nay cũng không phải đất của nhà Lý, cũng không
thuộc triều Tống. Biên giới mà Tống-Lý trực tiếp giao nhau là Ung Châu gồm các trại
Thiên Long, Cổ Vạn tiếp giáp Vĩnh An, Tô Mậu (Quảng Ninh); trại Vĩnh Bình tiếp một
phần Quang Lang (Lạng Sơn, Lạng Châu) và một phần Quảng Nguyên (Cao Bằng); các
trại Thái Bình và Hoành Sơn tiếp Quảng Nguyên. Khâm Châu sát trại Thiên Long và tiếp
Vĩnh An của nhà Lý ở cửa Để Trạo.

Vị trí Khâm Châu tại Quảng Tây
Theo kế hoạch, nếu thủy quân chiếm được Khâm Châu thì tiến thẳng lên Ung Châu. Đề
phòng người Tống xâm nhập vào đất Việt, quân Đại Việt cũng chia ra đóng ở nhiều căn cứ
theo dọc đường biên giới. Đại khái quân hạ du của Lý đóng ở Vĩnh An và thượng du thì
theo dọc biên thùy từ các châu Quảng Nguyên, Quảng lăng, Tô Mậu. Tổng số quân Đại
Việt có từ 8 đến 10 vạn.
Cùng theo quân Lý tiến công vào Tống lần này, quân số khê động không rõ, chỉ biết rằng
quân man đi trận, mang cả vợ con đi theo. Có người nói với Vương An Thạch: "...Khi Giao
Chỉ vào cướp, quân có sáu vạn, trong đó có nhiều đàn bà, trẻ con. Man dân kéo hết cả nhà
di theo, chỉ để một vài người ốm yếu ở nhà..." để chỉ quân khê động.
Vị trí Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh) tại Quảng Tây
Về phía nhà Tống thì quân số cả nước lúc này chỉ khoảng 380.000 người
[11]
và chủ lực tinh
nhuệ lại tập trung ở phía Bắc nơi phải chịu sự đe dọa từ các lực lượng xâm lăng của Tây
Hạ và Liêu. Quân Tống ở phương Nam chiến đấu kém hơn nhiều.
Phòng ngự Ung Châu gồm hai đoàn. Mỗi đoàn có 5000 quân. Giữ biên thuỳ Đại Việt, có
một tướng lại chia làm hai phần: 2000 quân đóng ở thành Ung, 3000 chia đóng ở 5 trại tiếp
giáp Đại Việt: Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn, Thiên Long.
Khâm Châu và Liêm Châu sát biển tiếp giáp Quảng Ninh và Lạng Sơn ngày nay, đặt viên
Phòng biên tuần sứ cai quản đoàn quân Đằng Hải để hợp với quân của hai viên tuần kiểm,
không quá 500 người, đóng ở hai trại: Như Tích giáp biên thuỳ châu Vĩnh Anh và Để Trạo
ở cửa sông Khâm Châu.
Tổng cộng binh lực của họ có chưa tới 15.500 người, quân số không thể bằng quân Lý lại
phải chia ra trấn giữ nhiều nơi, yếu thế hơn hẳn. Thường Kiệt thắng cũng không có gì lạ.
Lý Thường Kiệt đem thủy quân đánh vào căn cứ quân sự của Tống ở ven bờ biển thuộc
Quảng Đông. Cùng một lúc Tông Đản phụ trách lục quân chia ba đường kể trên đánh vào
Quảng Tây, quấy rối các trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vạn trên tiền tuyến
của Ung Châu. Hàng rào này bị đổ mặc dầu quân Tống xuất toàn lực cứu cấp nhau và
chống đỡ các miền Tây và Tây Nam. Nhiều chúa trại bị tử trận (chúa trại Hoành Sơn, Vĩnh

Bình, Thái Bình v.v.) Mặt Đông Nam thiếu sự phòng bị. Quân Tống bị đánh bất ngờ ở địa
điểm này và tất nhiên quân Đại Việt phải đánh mạnh vào đây hơn hết.
Về phía Khâm Châu và Liêm Châu quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 30 thág 12 năm
1075 Khâm châu bị chiếm. Ba ngày sau Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để
Trạo đều tử trận. Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là
Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi,
Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh
Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết.
Nhìn chung quân Lý với lực lượng áp đảo tiến ào ạt rồi thẳng lên Ung Châu không gặp một
sức kháng cự nào đáng kể. Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi
chút nhưng quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông hơn nhiều nên chiếm Khâm Châu rồi
bắt tới 8.000 tù binh dùng để đưa đồ vật cướp được xuống thuyền sau cũng đem giết sạch.
Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ cũng đều tử trận. Chỉ có 7 ngày quân Đại
Việt đã có mặt ở chân thành Ung Châu.
Ngày 10 tháng chạp, Tông Đản kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu
tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu
Bạch
[12]
.
Nửa tháng sau Ty kinh lược Quảng Tây mới hay tin về cuộc tấn công này để thông báo về
triều. Vua tôi nhà Tống hết sức bối rối. Rồi nhiều nơi khác bị mất lại được cáo cấp về,
Tống triều lại càng hoang mang thêm, sau đó có lệnh của Tống Thần Tông cho Quảng
Châu, Quảng Tây phải cố thủ ở các nơi hiểm yếu nhất, vận- chuyển tiền, vải, lương thực để
khỏi lọt vào tay quân Lý, cách chức Lưu Di, cử Thạch Giám thay coi Quế Châu và đưa
viện binh tới các thị trấn đang bị uy hiếp.
Trận Ung Châu
Tướng quân Tô Giám
Ngày 10 tháng chạp (18 tháng 1 năm 1076) đại quân nhà Lý cũng tới thành Ung. Mấy vạn
quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung vài vòng kín như
bưng. Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để

chính sách cố thủ để chờ viện quân, tính chỉ hai tuần lễ có thể đến nơi. Tô Giám ban đầu
tin rằng Ung Châu cách Quế Châu chỉ có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ
đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ
có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà
chạy. Ông đem hết công nhu (tiền công) phát hết cho dân khích lệ mọi người vững lòng,
kiên trí. Kẻ nào bỏ trốn phải tội theo quân lệnh (Địch Tích là một bộ hạ dưới trướng của
Tô bị chém trong trường hợp này). Ông còn phao tin viện quân không còn xa thành là bao
nhiêu.
Nếu không có sự khôn ngoan khéo léo này, có lẽ quân dân trong thành Ung đã đào tẩu hết.
Trước đó con Tô Giám là Tử Nguyên làm quan ở Quế Châu đem gia đình đến thăm cha,
lúc sắp trở về thì thành Ung bị vây, Tô Giám lại bắt Tử Nguyên để vợ con ở lại chỉ được

×