Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Mắm còng Cần Giuộc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.58 KB, 2 trang )

Mắm còng Cần Giuộc
Mắm còng Cần Giuộc là một trong những đặc sản độc đáo của Nam bộ đang
ngày càng teo tóp vì đất sống của còng ngày càng hẹp lại...
Lưu vực cửa sông soài rạp và Cửa
Tiểu gồm các huyện Cần Giuộc,
Cần Đước (Long An), Gò Công
Đông (Tiền giang), Nhà Bè, Cần
Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) theo
tên gọi dân gian là vùng hạ (tức
vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ) có
nhiều bãi bồi triền lá dừa, bần, sú
vẹt, quanh năm nước mặn. Trên
những bãi bồi nước mặn ấy quần
tụ nhiều loại thuỷ sản và đặc biệt
là còng.
Mắm còng có hai loại, mắm còng sữa nguyên con, chỉ bắt và làm được một
ngày duy nhất là mùng năm tháng năm âm lịch. Loại mắm còng mặn làm từ
nước cốt thịt con còng có thể làm quanh năm nhưng ngon nhất cũng chính là
lượng còng bắt từ ngày mùng năm tháng năm. Quy trình làm mắm thật đơn
giản: còng tươi rửa sạch đâm nhuyễn với muối, phơi nắng độ ba bốn ngày
sau đó vắt lấy nước cốt và đem phơi nắng tiếp đến khi mắm kẹo lại đen sệt
như bùn. Để tạo thêm hương vị riêng, có người ướp thêm rượu, có người pha
cơm nếp, nhưng đặc điểm chung mắm còng có vị nồng nàn mà người chưa
quen rất ngại nhưng người đã nếm một lần thì không thể quên.
Mắm còng ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, bún tươi, dưa leo chuối chát,
không chỉ là món ăn mà là món nhắm đậm đà chất Nam bộ. Giữa đất Sài gòn
ăn miếng mắm còng, uống ly rượu đế, cả một vùng quê hương ngất ngây say
trong lòng người xa xứ.
Xưa, mắm còng chỉ là thức ăn chế biến tự túc trong mỗi gia đình. Nay, kinh
tế thị trường phát triển, mắm còng đã thành thương phẩm nhưng theo đà
công nghiệp hoá, địa bàn sinh sống của còng ngày càng hẹp lại không đủ số


lượng để vươn ra xa mà chỉ tiêu thụ ở tại địa bàn hoặc được gởi đến những
người con xa xứ của vùng đất này theo con đường biếu tặng.
Đến nay việc chế biến mắm còng vẫn hoàn toàn thủ công, gia đình và không
có cơ sở nào đủ lượng nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hay làm ra
thương hiệu. Lượng còng càng lúc càng hiếm, giá cao làm mắm bán rất khó
kiếm lời nhưng nhiều người vẫn đeo đuổi nghề như một thú vui không thể bỏ.
Bà Võ Thị Tám ở thị trấn Cần Giuộc đã 76 tuổi, gia đình bà hai đời làm mắm
còng, tổng cộng trên 100 năm. Nhìn ngôi nhà bà là một biệt thự đẹp, sang
Mắm còng trên bàn ăn
trọng nhất nhì huyện Cần Giuộc không ai hình dung nổi ngày ngày bà vẫn
cặm cụi, đâm giã phơi ủ làm mắm còng.
(Theo Báo Sài Gòn Tiếp Thị)

×