Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bản chất tài sản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.71 KB, 3 trang )

Bản chất tài sản được trình bày trên Bảng cân đối
kế toán

Tài sản (TS) là một trong ba yếu tố cơ bản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán
(BCĐKT). Trên BCĐKT, có những khoản mục phần TS nhưng thực tế lại không phải là
TS nếu căn cứ vào khái niệm. Ngược lại, có những khoản đủ tiêu chuẩn là TS nhưng lại
không được báo cáo trên BCĐKT. Trong bài báo này, chúng tôi muốn làm rõ khái niệm
về TS trong kế toán và đưa ra những tiêu chuẩn để ghi nhận TS được trình bày trên
BCĐKT ngày nay.
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01), TS được hiểu là những nguồn lực
do doanh nghiệp kiểm soát, có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Khái niệm TS
này có một số điểm cần phải làm rõ:
Thứ nhất, một khoản mục được coi là TS khi nó có thể đem lại lợi ích kinh tế trong tương
lai cho đơn vị kế toán vì lợi ích kinh tế thu được trong tương lai không thể hoàn toàn chắc
chắn mà chỉ là sjư ước đoán hợp lý trên cơ sở các bằng chứng có sẵn. Lợi ích kinh tế ở
đây được hiểu là nguồn lực kinh tế, tức là nó vừa phải đảm bảo tính khan hiếm vừa đảm
bảo đặc tính sử dụng. Nếu thiếu một trong các điều kiện này, vật đó không được xếp vào
là nguồn lực kinh tế. Đặc tính sử dụng của một khoản nào đó được thể hiện thông qua
khả năng cung cấp dịch vụ của nó trong tương lai hoặc quyền lợi kinh tế trong tương lai.
Thứ hai, một khoản nào đó được coi là TS khi nó phải được doanh nghiệp kiểm soát. Kế
toán không đề cập đến nguồn lợi ích kinh tế nói chung mà chỉ liên quan đến nguồn lợi ích
do một doanh nghiệp cụ thể kiểm soát. Tính kiểm soát ở đây được hiểu là quyền sử dụng
hoặc kiểm soát một vật nào đó, không phải là tính sở hữu nó. Điều này lý giải vì sao TS
thuê tài chính lại được báo cáo trên bcdkt của bên thuê cho dù quyền sở hữu nó thuộc về
bên cho thuê.
Thứ ba, một khoản nào đó được coi là TS thì bắt buộc phải là kết quả của nghiệp vụ quá
khứ. Điều kiện này là bắt buộc để đảm bảo những TS ngẫu nhiên không được coi là TS
của đơn vị. Nếu một thiết bị đã được đơn vị kế toán mua thì thiết bị đó là TS của đơn vị
đó, nhưng nếu như thiết bị đó sẽ được đơn vị đó mua thì nó không được báo cáo như là
TS của đơn vị.
Như vậy, trong khái niệm kế toán, ba điều kiện cần thiết để một khoản mục được ghi


nhận như là một khoản TS, bao gồm: khả năng cung cấp lợi ích kinh tế trong tương lai,
đựơc đơn vị kế toán cụ thể kiểm soát và kết quả của nghiệp vụ quá khứ. Tuy nhiên, trong
thực tế, có những ngoại lệ, đó là những khoản không đủ cả ba điều kiện trên vẫn được
báo cáo trên BCĐKT và ngược lại có những khoản đủ điều kiện nhưng lại không được
báo cáo trên BCĐKT.
Những ví dụ về trường hợp ngoại lệ đầu tiên như chi phí phát hành trái phiếu và chi phí
tạo ra sản phẩm hỏng trong định mức cho phép. Những khoản chi phí này phát sinh
không làm nảy sinh lợi ích kinh tế tương lai cho đơn vị kế toán nhưng vẫn được gộp vào
các khoản trả trước thực sự đem lại kinh tế tương lai cho doanh nghiệp hoặc được vốn
hoá và trình bày như những khoản TS khác.
Một số ví dụ về trường hợp ngoại lệ thứ hai như nguồn nhân lực hoặc một số khoản
Chính phủ nghiên cứu, phát triển. Đây là những khoản thực sự đảm bảo đủ các điều kiện
ghi nhận TS theo khái niệm nhưng toàn bộ hoặc một phần không được ghi nhận như là
TS của đơn vị kế toán.
Một đặc điểm nữa mà các học giả cho rằng muốn một khoản được báo cáo như là một TS
thì bắt buộc nó có khả năng trao đổi được. Theo những học giả này, nếu như không đảm
bảo được điều kiện này thì khoản đó sẽ thiếu tính giá trị kinh tế do không có khả năng
mua và bán, hay nói cách khác là không tồn tại thị trường cho những khoản này. TS bị
ảnh hưởng quan điểm này lớn nhất là lợi thế thương mại vì nó không thể được bán một
cách riêng biệt tách hẳn ra khỏi TS khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà
học giả và trong thực tế thiên hướng về quan điểm cho rằng lợi thế thương mại do đơn vị
kế toán mua cần được báo cáo như là một khoản TS trên BCĐKT.
Như vậy, khái niệm về TS trong CMKT chỉ là bước đầu tiên trong quá trình xác định TS
trong thế giới thực tại và sau đó là ghi chép chúng vào sổ và trình bày trên BCĐKT. Giữa
khái niệm TS và việc xác định TS trong thực tế có những phần chung và những phần
riêng.
Trong thực tế, các đặc tính căn bản để ghi nhận một khoản mục có phải là TS hay không
cần dựa vào những đặc tính căn bản sau đây:
Dựa vào luật.
Doanh nghiệp có quyền pháp lý đối với lợi ích kinh tế tương lai không? Việc ghi nhận rất

nhiều TS phụ thuộc vào khái niệm có tính luật pháp của TS. Việc ghi nhận khoản phải
thu của khách hàng như là TS vì nghiệp vụ bán hàng hoá hoặc dịch vụ cũng như nghiệp
vụ mua TS cố định chịu đem đến quyền pháp lý của việc sử dụng là những ví dụ. Đặc
tính này liên quan đến cả tính thích hợp và tính tin cậy của thông tin kế toán.
Sử dụng nguyên tắc thận trọng
Khoản lỗ có thể ước tính nhưng ghi nhận lợi nhuận phải có chứng cớ chắcn chắn. Ví dụ,
khoản phải trả do công ty bị kiên, trong trường hợp đơn vị là nguyên đơn, không được
ghi nhận khoản đền bù có thể nhận được như là TS của doanh nghiệp.
Xác định thực chất kinh tế của các sự kiện hoặc nghiệp vụ.
Để xác định thực chất kinh tế của một sự kiện liên quan như thế nào đến mục đích của
việc báo cáo thông tin kế toán thích hợp, tính trọng yếu cũng là một yếu tố quan trọng.
Nếu như các sự kiện mang thực chất kinh tế, khi đó nó đủ lớn để được ghi nhận và báo
cáo. Có nhiều khoá cạnh khác nhau đối với đặc tính này và do đó khó có thể khái quát
được nhưng rất nhiều quy định được dựa trên ý niệm thực chất kinh tế. Ví dụ, cả thuê tài
chính và thuê hoạt động đều đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhưng thuê tài
chính được ghi nhận khi có sự chuyển dịch phần lớn lợi ích kinh tế cho bên đi thuê.
Khả năng xác định giá trị của TS. Nếu như kế toán viên không thể xác định gái trị của
một TS một cách khách quan, khi đó TS không được ghi nhận. Đó là lý do vì sao nguồn
nhân lực không được ghi nhận là TS, lợi thế thương mại tự tạo cũng không được ghi nhận
là TS. Tính có khả năng xác định liên quan đến tính tin cậy của thông tin.
PGS.TS Lê Văn Liên- Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Tạp chí Kế toán)

×