Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tác Động Của Nợ Công Đối Với Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

NGUYỄN THỊ THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CƠNG ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

NGUYỄN THỊ THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CƠNG ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013




i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự
giúp đỡ của Cơ hướng dẫn PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt. Số liệu thống kê được
lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa
từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào cho tới thời điểm hiện tại.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thảo


ii

MỤC LỤC
Tóm tắt .......................................................................................................................1
1. Giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu .............................2
2. Các kết quả nghiên cứu trước đây ....................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7
3.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................7

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................8


4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu .................................................................8
4.1.

Tình hình nợ công ở Việt Nam ......................................................................8

4.2.

Xây dựng và kiểm định mơ hình thực nghiệm ............................................12

4.3.

Những kiểm chứng mạnh khác ....................................................................28

5. Kết luận .............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................38


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank


Ngân hàng phát triển châu Á

ECB

European Central Bank

Ngân hàng Trung ương châu Âu

European Union

Liên minh châu Âu

EURO

European Currency Unit

Đồng tiền chung Châu Âu

GDP

Gross Domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National product

Tổng sản phẩm quốc gia


GLS

Generalized Least Squares

Phương pháp bình phương bé

EU

nhất tổng quát
ICOR

Incremental Capital Output rate

Hệ số sử dụng vốn

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

JPY

Japanese Yen

Đồng Yên Nhật

ODA


Official Development Assistant

Viện trợ chính thức khơng hồn
lại

OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương bé
nhất thơng thường

USD

United States Dollar

Đồng đơ la Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Nợ công Việt Nam qua các năm (% GDP) .................................................9
Bảng 4.2: Thâm hụt ngân sách Việt Nam qua các năm (% GDP) ............................10

Bảng 4.3: Tên các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu ............................13
Bảng 4.4: Độ trễ tối ưu của các biến độc lập so với biến tăng trưởng ......................15
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mơ hình cơ bản ...............................................................17
Bảng 4.6: Hệ số tương quan cặp giữa các biến ........................................................20
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định thừa biến Wald ...........................................................21
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy sau kiểm định .................................................................23
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Park ............................................................................25
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan ..........................................................26
Bảng 4.11: Xác định ngưỡng nợ theo hàm số đa thức .............................................29
Bảng 4.12: Thay đổi ngưỡng nợ theo bậc hàm đa thức ...........................................30
Bảng 4.13: Khảo sát đơn giản các hàm số đa thức với các hệ số hồi quy thu được .31
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định bằng phương pháp bootstrapping ...........................35


v

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Đồ thị tương quan của biến tăng trưởng ..................................................14
Hình 4.2: Đồ thị tương quan giữa các biến và phương sai nhiễu..............................24
Hình 4.3: Đồ thị tự tương quan ................................................................................26
Hình 4.4: Đồ thị các hàm số đa thức theo các bậc ...................................................33


1

Tóm tắt
Nghiên cứu ước lượng mơ hình hồi quy đa biến theo phương pháp OLS để
nghiên cứu định lượng tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
thông qua các kênh truyền dẫn trung gian, bao gồm: tiết kiệm, cán cân tài khoản
vãng lai, sự hình thành tổng vốn cố định, lãi suất thực, lạm phát và độ mở thương

mại ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2011. Đồng thời, sử dụng
phương pháp phân tích sâu dạng hàm đa thức và phương pháp bootstrapping để xác
định ngưỡng nợ và khoảng tin cậy của ngưỡng nợ ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Kết quả nghiên cứu đạt được: (i) “Ngưỡng nợ” (tính bằng % của GDP) mà
nghiên cứu này tìm được là 56,66% đối với nợ nước ngoài. (ii) Độ nhạy của ngưỡng
nợ khá ổn định. (iii) Khoảng tin cậy 95% của ngưỡng nợ là 56,45%-56,65%.


2

Giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu

1.

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra từ năm 2010 với điểm bùng phát đầu
tiên ở Hy Lạp, sau đó lan ra các quốc gia châu Âu khác như Bồ Đào Nha, Ireland,
Italia, và Tây Ban Nha đã đánh dấu thời kỳ khó khăn của kinh tế thế giới khi phải
đối đầu với hiện tượng khủng hoảng nợ lan dần trên diện rộng. Hiện nay, nợ công
đang là một đề tài nóng bỏng được đưa ra bàn luận sôi nổi trong giới nghiên cứu
kinh tế cũng như trên chính trường chính trị ở rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam.
Thực tế, Việt Nam là quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp của thế giới, nên
chúng ta cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
nguồn ngân sách thu từ thuế của Chính phủ lại khơng đủ để trang trải cho những
khoản đầu tư này. Do đó, nhà nước cần phải đi vay, đặc biệt là vay nợ nước ngoài,
để tài trợ cho khoản chi này. Vậy vấn đề được đặt ra là ngưỡng nợ công an tồn của
Việt Nam là bao nhiêu để có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời đảm bảo Việt Nam không rơi vào tình trạng “vạ nợ”, mà tất yếu sẽ
dẫn đến khủng hoảng nợ, như nhiều nước trên thế giới hiện nay? Để trả lời câu hỏi
này, cần phải biết “nợ cơng có mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến đối với tăng

trưởng kinh tế?”. Nếu trường hợp thứ nhất là đúng, nợ cơng càng cao thì tăng
trưởng kinh tế càng cao; do đó, khơng cần quan tâm đến vấn đề ngưỡng nợ”. Ngược
lại, nợ công sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua “ngưỡng
an tồn”, thì việc tìm được ngưỡng này sẽ là vấn đề rất cần thiết. Trong bối cảnh
các nghiên cứu về mối quan hệ của nợ công và tăng trưởng kinh tế của nhiều tác giả
ở Việt Nam hiện nay đều dựa trên mối quan hệ tuyến tính, tác giả đã lựa chọn tiếp
cận trên nền tảng mơ hình phi tuyến tính như là một hướng nghiên cứu hồn tồn
mới để tính tốn được “ngưỡng an tồn” cho nợ công của Việt Nam.
Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là có phải nợ cơng chỉ tác
động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế khơng, hay nó cịn tác động gián tiếp thơng
qua các kênh truyền dẫn trung gian? Nếu có tác động gián tiếp, thì những kênh
truyền dẫn trung gian này trong trường hợp ở Việt Nam là gì? Trong số đó, kênh


3

nào tác động tích cực, kênh nào tác động tiêu cực và kênh nào tác động nhiều nhất
đến tăng trưởng kinh tế?
Để trả lời những câu hỏi trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của
nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của
mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Nghiên cứu định lượng tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam thông qua các kênh truyền dẫn trung gian, bao gồm: tiết kiệm, cán
cân tài khoản vãng lai, sự hình thành tổng vốn cố định, lãi suất thực, lạm
phát và độ mở thương mại trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2011.

-


Xác định ngưỡng nợ và khoảng tin cậy của ngưỡng nợ ở Việt Nam trong giai
đoạn 1996 – 2011.

2. Các kết quả nghiên cứu trước đây
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ
công và tăng trưởng kinh tế.
Một số tác giả cho rằng nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi
tuyến.
Trong nghiên cứu “Growth in a Time of Debt” (2010), Carmen M. Reinhart và
Kenneth S. Rogoff đã khảo sát mối quan hệ của nợ cơng (tổng nợ chính phủ trung
ương) và tốc độ tăng trưởng GDP thực ở 20 quốc gia phát triển trong hai thế k
(1790 – 2009), và thu được những kết quả sau: (i) mối quan hệ giữa nợ chính phủ
và tăng trưởng dài hạn thì yếu khi t số nợ GDP dưới ngưỡng 90%; (ii) khi số này
trên 90%, tốc độ tăng trưởng trung vị giảm khoảng 1% và tốc độ tăng trưởng bình
quân giảm nhiều hơn một cách đáng kể (khoảng 1,7%). Thống kê khảo sát ở 24 nền
kinh tế mới nổi giai đoạn 1946 – 2009 cũng thu được một kết quả tương tự như vậy.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy khơng có một mối tương quan rõ ràng giữa lạm
phát và nợ công ở nhóm nước kinh tế phát triển, nhưng ngược lại với các nước thị
trường mới nổi thì lạm phát tăng mạnh khi nợ công tăng.


4

Một nghiên cứu khác của Manmohan Kumar và Jaejoon Woo, “Public debt and
growth” (2010), cũng đồng ý với quan điểm này. Bài viết này cung cấp bằng chứng
thực nghiệm về tác động của nợ cao đến tăng trưởng đối với các nền kinh tế phát
triển và mới nổi trong giai đoạn 1970 – 2007, và đưa ra kết luận rằng có một số
bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến chỉ ra rằng mức độ nợ cao (trên 90 % GDP)
có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Cụ thể hơn, nợ cơng của một quốc gia tăng

thêm 10%, thì tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ giảm 0,15 điểm phần trăm đối với
các nền kinh tế tiên tiến, và giảm 0,2 điểm phần trăm đối với các nền kinh tế mới
nổi. Ảnh hưởng bất lợi này phần lớn phản ánh sự suy giảm trong tăng trưởng năng
suất lao động, chủ yếu là do đầu tư giảm và chứng khoán vốn tăng trưởng chậm
hơn. Trung bình, nợ ban đầu tăng 10% thì đầu tư giảm khoảng 0,4% GDP, và con
số này cao hơn trong các nền kinh tế mới nổi.
Cristina D. Checherita và Philipp Rother trong bài “The Impact of High and
Growing Government Debt on Economic Growth: An Empirical Investigation for
the Euro Area” (2010) cũng đồng thuận với quan điểm trên. Hai tác giả này cho
rằng khi t lệ nợ cơng GDP vượt qua ngưỡng 90-100%, thì đường tăng trưởng sẽ đi
qua điểm ngoặt, lúc đó nợ cơng tăng sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Do đó,
hai tác giả này kiến nghị rằng khi t lệ nợ công bắt đầu đạt mức 70-80% GDP thì
cần phải có chính sách vay nợ thận trọng và khôn ngoan hơn. Đồng thời, nhiên cứu
cũng đưa ra mơ hình tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế thông qua các
kênh truyền dẫn trung gian như: tiết kiệm tư, đầu tư công, tổng năng suất các yếu tố,
lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực dài hạn của quốc gia.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu “Finding the tipping point - when sovereign debt
turns bad” (2010) của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi-Geib, các
chuyên gia kinh tế của World bank, nợ cơng đang gia tăng trong cuộc khủng hoảng
kinh tế tồn cầu hiện nay và dự kiến gia tăng hơn nữa. Sự gia tăng này đã dấy lên
một lo ngại là nợ cơng bắt đầu đạt đến một ngưỡng mà nó có ảnh hưởng tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế. Bằng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1980-2008 trên mẫu


5

101 quốc gia (bao gồm 75 quốc gia phát triển và 26 quốc gia đang phát triển), phân
tích này cung cấp một nền tảng cho sự phát triển các nghiên cứu chứng minh sự tồn
tại ngưỡng nợ và ước tính ngưỡng nợ cho từng quốc gia, từ đó có những chính sách

phù hợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe dọa các nước có nợ nước
ngồi cao hiện nay. Và kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại ngưỡng nợ, mức
ngưỡng của t lệ nợ công trung bình dài hạn so với GDP là 77% cho các nhóm mẫu
chung (gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển), và 64% cho các nước phát
triển. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả ước lượng đối với nhóm các quốc gia trong
mẫu chung với mỗi phần trăm tăng lên của t lệ nợ công so với GDP khi vượt quá
ngưỡng sẽ làm t lệ tăng trưởng GDP giảm 0,0174 điểm phần trăm, còn nếu dưới
mức này mỗi phần trăm t lệ nợ tăng lên sẽ làm t lệ tăng trưởng GDP tăng tương
ứng 0,0653 điểm phần trăm. Đối với nhóm các quốc gia đang phát triển mỗi phần
trăm tăng lên của t lệ nợ khi vượt quá ngưỡng nợ sẽ làm t lệ tăng trưởng GDP
giảm 0,0203 điểm phần trăm, còn nếu dưới mức này mỗi phần trăm t lệ nợ tăng lên
sẽ làm t lệ tăng trưởng GDP tăng tương ứng 0,0739 điểm phần trăm
Tuy nhiên, một số tác giả lại không đồng ý với quan điểm trên. Nghiên cứu do
hai nhà kinh tế học người Pháp tiến hành năm 2012 đưa ra kết luận cho rằng kinh tế
vẫn tăng khi t lệ nợ công vượt ngưỡng 115% GDP. Joseph Gagnon (từng làm việc
tại Ngân hàng Trung ương Mỹ) cho rằng t lệ 90% của Rogoff và Reinhart là con
số tổn thương thật sự, nhưng không có ngưỡng này tại những quốc gia kiểm sốt
được tiền tệ mà họ đi vay. Với trường hợp của Mỹ, kể từ năm 2009 đến nay, Chính
phủ Mỹ đã đẩy mạnh chi tiêu nhằm đối phó với suy thối, động thái này đã đưa
tổng nợ công lên 16.700 tỉ USD, chiếm gần 107% GDP sau khi chạm ngưỡng 90%
GDP vào năm 2009. Nhiều nhà phân tích cho rằng Fed là trường hợp đặc biệt do
USD là đồng tiền mạnh và được lưu hành rộng rãi trên thế giới. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này dự báo rằng khu vực đồng euro vẫn nằm trong suy thoái và tăng
trưởng kinh tế tiếp tục giảm 0,3% trong năm 2013, mặc dù tỉ lệ nợ cơng tại khu vực
này rất thấp. Trong đó, kinh tế Tây Ban Nha năm 2012 bị giảm 1,4%, mặc dù nợ
công chỉ chiếm 77,4% GDP.


6


Bên cạnh các nghiên cứu nước ngồi, nợ cơng cũng trở thành một trong những
vấn đề được thảo luận và nghiên cứu sâu trong những năm gần đây ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu “Quan hệ giữa đầu tư công và nợ công” (2011), bằng các số
liệu thống kê, TS Vũ Đình Ánh đã chỉ ra rằng quy mơ đầu tư công ở Việt Nam liên
tục tăng cao trong giai đoạn 1995-2011 ở cả 3 bộ phận cấu thành đầu tư công là đầu
tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ tín dụng nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp
nhà nước. Và t trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư xã hội (giá thực tế) cũng
biến động rất mạnh trong giai đoạn này với mức thấp nhất là 1 3 vào năm 2008 do
thắt chặt chính sách tài khóa để chống lạm phát và mức cao nhất tới 50-60% suốt
những năm 1996-2005 nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế vượt qua khủng hoảng
tài chính khu vực 1997-1998. Về vấn đề nợ công, số liệu trong bài viết của tác giả
Vũ Đình Ánh cho thấy quy mơ nợ công ngày càng lớn và tăng nhanh trong những
năm gần đây (đây là kết luận chung, cho dù tác giả thừa nhận số liệu nợ của Bộ tài
chính khơng khớp với nhau và với số liệu của các tổ chức quốc tế như IMF). Tuy
nhiên, cơ cấu nợ công ở Việt Nam vẫn tương đối an toàn và vẫn đảm bảo khả năng
trả nợ, quy mơ nợ nước ngồi tăng nhanh song cơ cấu nợ vẫn an toàn, việc chi trả
nợ gốc và quy mơ phát hành trái phiếu chính phủ tăng mạnh. Qua phân tích, tác giả
cho rằng đầu tư cơng ở Việt Nam có mối liên hệ trực tiếp với nợ cơng khi tồn bộ
ngân sách nhà nước là để dành cho đầu tư công và được tài trợ bởi vay nợ trong và
ngồi nước. Thêm vào đó, tuyệt đại đa số vay nợ trong và ngoài nước cũng dành để
đầu tư công, hoặc là đầu tư trực tiếp của Chính phủ, của chính quyền địa phương
hoặc là chuyển cho doanh nghiệp nhà nước đầu tư. Tác giả đã thử mô tả mối quan
hệ giữa đầu tư công và nợ công và kết quả thực tế giai đoạn 2001-2011 cho thấy
một điều đáng kinh ngạc là so với GDP (giá thực tế) thì đầu tư cơng có xu hướng
giảm rõ rệt trong khi nợ cơng lại có xu hướng tăng mạnh và nợ nước ngoài cũng
vậy. Tác giả Vũ Đình Ánh kết lại bài viết bằng cách đặt ra vấn đề liệu đầu tư cơng
và nợ cơng có mối quan hệ nghịch biến trên có thể là do thực chất cơ cấu nợ công,
cả vay nợ để bù đắp thâm hụt và để đầu tư, đã chuyển dịch từ đầu tư sang tiêu dùng
hay không.



7

Một tác giả khác, Nguyễn Hữu Tuấn, đã cho rằng không thể sử dụng con số 90%
GDP của những nghiên cứu nước ngồi làm “tiêu chuẩn” cho ngưỡng nợ cơng ở
Việt Nam, bởi vì, đâu phải “chuẩn Âu” ln ln phù hợp với “chuẩn ta”. Mà con
số “tiêu chuẩn” này phải xuất phát từ những nghiên cứu chuyên biệt phù hợp với
đặc trưng kinh tế và môi trường thể chế của từng khu vực, từng quốc gia. Và ngay
cả một khu vực hay quốc gia, “chuẩn” đó khơng hẳn là duy nhất. Do đó, trong một
nghiên cứu chuyên biệt liên quan đến nợ nước ngồi của mình, “Mối quan hệ nợ
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” (2012), Nguyễn Hữu Tuấn đã sử dụng
thuyết “debt overhang” mô phỏng dưới dạng đồ thị là đường cong Laffer nợ để
phân tích mối liên hệ giữa nợ nước ngồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Qua đó,
tác giả đã tìm thấy tồn tại đường cong Laffer nợ công và điểm tối ưu về t lệ nợ
nước ngoài trên GDP thực của Việt Nam vào khoảng 65%. Ngoài ra, kết quả mơ
hình nghiên cứu định lượng của tác giả với phương pháp đồng liên kết cho thấy sự
tồn tại của mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong
mức ý nghĩa thống kê.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.

Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm từ năm 1996 đến năm 2011 của
tốc độ tăng trưởng GDP, nợ nước ngoài, tiết kiệm, cán cân tài khoản vãng lai, sự
hình thành tổng vốn cố định, lãi suất thực, lạm phát và độ mở thương mại của Việt
Nam được thu thập từ IMF và WB. Cụ thể như sau:
-

Tốc độ tăng trưởng GDP, tiết kiệm, cán cân tài khoản vãng lai, sự hình thành

tổng vốn cố định, lãi suất thực, lạm phát và độ mở thương mại được thu thập
từ WB.

-

Nợ nước ngồi tính theo t lệ phần trăm GNI (external debt stocks % of
GNI) được thu thập từ ADB. Sau đó, được điều chỉnh theo GDP để thay thế
cho dữ liệu về nợ công, được sử dụng để ước lượng trong mơ hình hồi quy.


8

3.2.
-

Phương pháp nghiên cứu

Ước lượng mơ hình hồi quy bội theo phương pháp OLS để nghiên cứu định

lượng tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua các
kênh truyền dẫn trung gian, bao gồm: tiết kiệm, cán cân tài khoản vãng lai, sự hình
thành tổng vốn cố định, lãi suất thực, lạm phát và độ mở thương mại của Việt Nam
trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2011.
-

Sử dụng phương pháp phân tích sâu dạng hàm đa thức và phương pháp

bootstrapping để xác định ngưỡng nợ và khoảng tin cậy của ngưỡng nợ.

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu

4.1.

Tình hình nợ cơng ở Việt Nam

4.1.1.

Quy mơ nợ cơng

Trong tình hình nợ công là một ẩn số ở Việt Nam (ẩn số ở đây không hẳn là ở
các con số thống kê chưa có được sự thống nhất về cách ghi nhận cũng như con số
đưa ra, mà là ẩn số cho một khả năng tiềm tàng khủng hoảng nợ cơng có thể bùng
phát bất cứ lúc nào) thì bước đi gần đây của Bộ Tài chính trong việc minh bạch hóa
thơng tin về tình hình nợ cơng thơng qua việc phát hành Bản tin về nợ công của
Việt Nam, theo tác giả là một việc làm cần thiết hỗ trợ đắc lực cho giới nghiên cứu
tiếp cận với những con số chính thức (ở đây chưa bàn đến tính chính xác của nó).
Từ đó có những đánh giá phân tích có cơ sở khoa học hơn. Đồng thời việc làm này
cũng thể hiện tính minh bạch của cơng tác quản lý tài chính nói chung và cơng tác
quản lý nợ nói riêng, điều này sẽ ít nhiều cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh
doanh ở Việt Nam.
Theo Báo cáo về nợ công số 1 được phát hành ngày 06/02/2013, Bộ Tài chính đã
cơng khai số liệu nợ cơng của Việt Nam giai đoạn 2010-2011. Theo Bản tin, tổng số
dư nợ công Việt Nam trong hai năm 2010 và 2011 lần lượt là 56,3% GDP và 54,9%
GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia lần lượt là 42,2% GDP năm 2010 và 41,5% GDP
năm 2011. Dư nợ chính phủ so với GDP là 44,6% GDP năm 2010 và 43,2% GDP
năm 2011. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2010 là 17,6%


9

và năm 2011 là 15,6%. Chỉ tiêu an toàn nợ cơng theo Chiến lược nợ cơng và nợ

nước ngồi giai đoạn 2011-2020 (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo
lãnh và nợ chính quyền địa phương) đã nêu rõ: Đến năm 2015 khơng q 65%
GDP, trong đó dư nợ Chính phủ khơng q 55% GDP và nợ nước ngồi của quốc
gia khơng q 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (khơng kể cho
vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm khơng q 25% và nghĩa vụ
trả nợ nước ngồi của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hố và
dịch vụ. Như vậy, con số nợ cơng gần nhất được Bộ Tài chính cơng khai đến thời
điểm này, 54,9% GDP năm 2011 là phù hợp với tiêu chuẩn an tồn về nợ theo
thơng lệ quốc tế.
Bảng 4.1: Nợ công Việt Nam qua các năm (% GDP)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
52,6 56,3 54,9

Tổng

Ngưỡng
2015
65,0

Nợ công nước ngoài 28,9 29,9 27,8 26,7 28,2 25,1 29,3 31,1 30,9
Nợ nước ngoài

41,8 37,2 32,2 31,4 32,5 29,8 39,0 42,2 41,5

50,0

Ghi chú: Ngưỡng nợ cơng và nợ nước ngồi do Bộ Tài chính đề xuất
Nguồn: Bộ Tài chính
Như đã biết, nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững đó là nợ cơng ngày
hơm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Nhưng thực tế tại

Việt Nam, thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa
ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế (bảng 4.2), đe dọa đến tính bền
vững của nợ cơng.


10

Bảng 4.2: Thâm hụt ngân sách Việt Nam qua các năm (% GDP)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thâm hụt ngân sách bao
gồm cả chi trả nợ gốc
Thâm

hụt

ngân

-4,9 -4,9 -4,9 -5,0 -5,7 -4,6 -6,9 -5,6 -4,9

sách

không bao gồm chi trả nợ

-1,8 -1,1 -0,9 -0,9 -1,8 -1,8 -3,7 -2,8 -2,1

gốc
Nguồn: Bộ Tài chính
Mặt khác, trong khi vốn vay ngày càng lớn thì hiệu quả đầu tư của nền kinh tế
Việt Nam lại đang giảm thấp đến mức báo động với chỉ số ICOR tăng mạnh trong
giai đoạn 1991 - 2009. Nếu như trong giai đoạn 1991 - 1995, hệ số ICOR là 3,5 thì

đến giai đoạn năm 2007 - 2008, hệ số này là 6,15; năm 2009, hệ số ICOR tăng vọt
lên 8; năm 2010 hệ số này là 6,2; nhưng vẫn cao hơn nhiều so với khuyến cáo của
WB đối với nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh
tế phát triển theo hướng bền vững. Và điều đáng nói ở đây nếu hệ số ICOR chung
của nền kinh tế là 8, thì ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12. Khu vực
công sử dụng vốn chủ yếu từ đi vay nhưng việc sử dụng lại không có hiệu quả, đầu
tư dàn trải, thất thốt lãng phí.
4.1.2.

Về cơ cấu nợ

Trong cơ cấu nợ công Việt Nam, nợ nước ngồi có vai trị quan trọng và chiếm t
trọng cao nhất. Theo Bảng 4.1, năm 2010 trong tổng nợ cơng so với GDP có 42,2%
GDP là nợ nước ngồi, tăng so với con số 39% của năm 2009 và cao nhất kể từ năm
2004, và năm 2011 là 41,5%.
Với việc dịng vốn đầu tư nước ngồi chiếm một t lệ quá lớn trong cơ cấu vốn
đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng
trệ, dòng vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm.
Nguồn cung cấp nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam là các khoản vay ODA.
Theo danh mục nợ cơng năm 2009 của Bộ Tài chính, 60,3% nợ công là ODA và


11

29,8% được tài trợ từ trái phiếu trong nước. Nhiều khoản vay ODA có thời gian vay
rất dài với lãi suất ưu đãi, chẳng hạn vay WB thời hạn là 40 năm, ân hạn 10 năm và
lãi suất chỉ có 0,75% hay vay ADB thời hạn là 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất 1%,
vay Nhật Bản thời hạn vay 30 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất từ 1% - 2%, thơng
thường là 1% cịn một số khoản cao hơn chỉ 2%.
Các điều khoản ưu đãi của ODA đã giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ

công; tuy nhiên, các khoản vay ưu đãi lại thường đi kèm với các điều khoản có liên
quan đến những ràng buộc về chính trị và kinh tế khác. Nợ càng nhiều, ràng buộc
về kinh tế, chính trị cũng lớn hơn. Khủng hoảng nợ Argentina (2001) và sự bất ổn
của Hy Lạp hiện nay là minh chứng điển hình cho tác động tiêu cực của nguồn nợ
cơng từ nước ngồi.
4.1.3.

Về tiền vay nợ

Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay. Trên lý thuyết,
điều này được cho là có thể hạn chế rủi ro về t giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế cơ cấu này cũng tiềm ẩn những
rủi ro khi có biến động trên thị trường tài chính thế giới. Năm 2010, t trọng cao
của các khoản vay bằng USD (22,16%) và JPY (38,83%) gây nguy cơ gia tăng
khoản chi gốc và lãi khi t giá USD VND ln có xu hướng tăng; và JPY đang lên
giá so với USD (Năm 2006: 1USD = 116,3 JPY, năm 2010: 1USD = 84,11979
JPY). Như vậy khi đến kỳ trả nợ, Việt Nam sẽ phải dành một lượng USD lớn hơn
nhiều để mua đồng Yên trả nợ. Và chỉ riêng biến động này đã làm gia tăng tổng số
nợ nước ngồi và nợ cơng của chúng ta.
Như vậy, mặc dù mức nợ công so với GDP của Việt Nam vẫn được đánh giá là
an toàn nhưng nợ công đang ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi nợ công quá cao, bên cạnh
những hậu quả về mặt kinh tế, quốc gia còn phải đối mặt với nguy cơ suy giảm chủ
quyền, khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính
quốc tế, nguy cơ bất ổn về xã hội khi Nhà nước không đảm bảo được những vấn đề
về an sinh xã hội cho người dân. Thơng thường, đó là những sức ép về việc thắt
chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội, khó khăn trong giải quyết thất nghiệp


12


... và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý,
thay đổi các định hướng kinh tế theo hướng tự do hố nhiều hơn. Ngồi ra, việc lệ
thuộc q nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc
gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các
nước chủ nợ.
Mặt khác, mối quan ngại về sự già hóa dân số sẽ làm cho nợ cơng tăng vọt trong
những thập k tới. Nguyên nhân là do lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ làm cho
nguồn thu thuế của chính phủ bị sụt giảm, trong khi đó số người nghỉ hưu tăng lên
sẽ gây áp lực cho việc tăng chi tiêu chính phủ trong các khoản lương hưu và chăm
sóc sức khỏe…do vậy, quản lý nợ cơng thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan
tâm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
4.2.

Xây dựng và kiểm định mơ hình thực nghiệm

Như đã đề cập trong phần 2, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế
kiểm tra mối quan hệ phức tạp giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở
mơ hình tuyến tính cũng như phi tuyến tính giữa nợ và tăng trưởng. Tuy nhiên,
hướng tiếp cận mới trên nền tảng phi tuyến tính được chú ý hơn cả. Cơ sở của cách
tiếp cận này dựa trên ý tưởng cho rằng nợ chỉ có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế trong một phạm vi nhất định của t lệ nợ (tính theo % GDP), nghĩa là tồn tại
một ngưỡng nợ, mà nếu vượt qua ngưỡng đó, nợ sẽ tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế. Như là một hướng tiếp cận mới ở Việt Nam, tác giả lựa chọn
phương pháp phi tuyến tính để tìm ra mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng, cũng như
tính tốn ngưỡng nợ an tồn. Cụ thể, tác giả sử dụng có chọn lọc mơ hình dạng hàm
đa thức bậc hai được Christina Checherita và Philipp Rother sử dụng trong bài
nghiên cứu “The Impact of High and Growing Government Debt on Economic
Growth: An Empirical Investigation for the Euro Area” (2010) cho Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB). Mơ hình cơ bản của nghiên cứu này là:



13

eco_grt = α + 1debtt-k + 2debtt-k2 + ln(GDP_cap)t-k + δsavingt-k +
+ pop_growtht +biến kiểm soát (CA_balt-1, fixed_K, real_int t-1,
inflation t-1, priv_credit, openness) + 
Trong đó, tên các biến được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tên các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu
Tên viết tắt
của biến

Tên biến/mơ tả

eco_gr

Tăng trưởng kinh tế (%)

debt

Nợ nước ngồi (%GDP)

GDP_cap

GDP bình quân theo đầu người (VND)

saving

Tổng tiết kiệm toàn nền kinh tế (%GDP)

pop_growth


T lệ tăng trưởng của tổng dân số

openness

Độ mở thương mại (% tổng xuất nhập khẩu / GDP)

CA_bal

Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP)

fixed_K

Sự hình thành tổng vốn cố định (%GDP)

real_int

Lãi suất thực (%)

inflation

T lệ thay đổi hàng năm trong chỉ số điều chỉnh GDP ở
mức giá thị trường (%)

priv_credit

Tín dụng trong nước của khu vực tư nhân (%GDP)

Như đã trình bày trong phần 3.1, tác giả sử dụng số liệu về nợ nước ngoài như là
đại diện cho nợ công. Sở dĩ ở đây tác giả lựa chọn như vậy là do những tiềm ẩn về

khả năng thiếu minh bạch trong thông tin công bố về nợ công ở Việt Nam (dù việc
phát hành Bản tin về nợ công Việt Nam gần đây là đáng hoan nghênh, tuy nhiên rõ
ràng cơ sở dữ liệu là quá ngắn về mặt thời gian sẽ không thể đưa vào các mô hình


14

nghiên cứu1), và sự thiếu đồng nhất về quan điểm và cách tính nợ cơng của Việt
Nam và các tổ chức lớn trên thế giới như WB, IMF hay ADB dẫn đến sự khó khăn
trong việc lựa chọn và thu thập dữ liệu. Mặt khác, nợ nước ngoài là thành phần
chiếm t trong lớn, giữ vai trò quan trọng và thường có biến động tương đồng với
nợ quốc gia cũng như gắn liền với những rủi ro đi kèm như rủi ro về mất khả năng
trả nợ (vỡ nợ) hay rủi ro chính trị quốc gia.
4.2.1. Vấn đề độ trễ của các biến
Theo lý thuyết, biến tăng trưởng, có khả năng xảy ra trường hợp tự hồi quy
AR, nghĩa là tăng trưởng trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong
hiện tại và tương lai. Vậy có nên đưa biến tăng trưởng vào mơ hình hay khơng? Để
kiểm tra vấn đề này, ta trở lại với đồ thị tương quan (Correlogam) của nó.
Hình 4.1: Đồ thị tương quan của biến tăng trưởng

Nguồn: tác giả tính tốn

1

Bản tin về nợ công Việt Nam phát hành gần đây nhất là vào ngày 06 02 2013. Đây cũng là bản tin được

cơng bố đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm tác giả thực hiện bài nghiên cứu này. Bản tin nợ công số 1
này công khai dữ liệu nợ công cho giai đoạn 2010-2011 bao gồm các bảng về số liệu nợ tại từng thời điểm,
số liệu nợ theo thời kỳ trên thực tế cũng như dự báo. Rõ ràng với hai mức nợ công được công bố (56,3%
GDP năm 2010 và 54,9% GDP năm 2011) thì khơng thể thực hiện được bất cứ phép hồi quy nào.



15

Quan sát đồ thị ta khơng tìm thấy sự tương quan nào có ý nghĩa thống kê đến
bậc 14. Sự ảnh hưởng tự thân nó mạnh nhất có độ trễ là 2 năm, 1 năm, bên cạnh đó
xa hơn là 8-10 năm. Tuy nhiên, tất cả đều khơng có ý nghĩa. Như vậy, chúng ta sẽ
không xét đến sự tự tương quan của biến tăng trưởng trong mơ hình. Đây là một
điều khá thú vị đối với trường hợp ở Việt Nam, vì trong những mơ hình kinh tế về
tăng trưởng thường hay có mối quan hệ về biến trễ.
Một thực tế khác là sự tác động của nợ lên tăng trưởng có thể có độ trễ. Mức nợ
của một quốc gia cho thấy gánh nặng trả thuế trong tương lai, và nếu nợ có sự tương
tác với tăng trưởng kinh tế thì tăng trưởng kinh tế trong tương lai có thể bị tác động
bởi nợ hơm nay. Tương tự như vậy đối với các biến độc lập tác động đến biến tăng
trưởng kinh tế.
Do đó, chúng ta sẽ lần lượt đưa các bậc trễ của các biến độc lập vào mơ hình sau
đó sử dụng phương pháp từ chung đến riêng (general to specific) để tìm độ trễ tối
ưu của từng biến. Kết quả được trình bày trong bảng sau.
Bảng 4.4: Độ trễ tối ưu của các biến độc lập so với biến tăng trưởng
Biến

Độ trễ tối ưu (k)

Độ trễ tối ưu (k)

Debt

3

fixed_K


0

ln(GDP_cap)

0

saving

0

pop_growth

0

real_int

1

openess

0

inflation

1

CA_bal

1


priv_credit

0

Biến

Nguồn: tác giả tính tốn


16

4.2.2. Xây dựng mơ hình hồi quy
Áp dụng kết quả độ trễ tối ưu đã được trình bày ở trên, mơ hình hồi quy được
ước lượng là:
eco_grt = α + 1debtt-3 + 2debtt-32 + ln(GDP_cap)t + δsavingt + pop_growtht +
+ biến kiểm soát (CA_balt-1, fixed_K, real_int

t-1,

inflation

t-1,

priv_credit, openness) +  (1)
Kết quả hồi quy ban đầu của mơ hình cơ bản (1) được thể hiện trong cột (1) của
Bảng 4.5.
Nhìn vào kết quả chúng ta thấy có 5 biến có mức ý nghĩa thống kê 5% (**) là
tiết kiệm (saving), cán cân tài khoản vãng lai (CA_bal), sự hình thành tổng vốn cố
định (fixed_K), lãi suất thực (real_int) và lạm phát (inflation). Dễ nhận ra đây là

những biến có tác động đáng kể đến tăng trưởng của một nền kinh tế. Bên cạnh đó,
biến nợ (bậc 1 và bậc 2) và độ mở thương mại (openness) đều có mức ý nghĩa
thống kê 10% (*). Như vậy rõ ràng tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế trong
mối liên hệ với các biến số khác vẫn chưa thật sự nổi trội. Tuy nhiên, như mục đích
của bài này, để xem xét tác động của nợ lên tăng trưởng chúng ta sẽ xem các biến
còn lại như là các biến điều chỉnh, việc hồi quy sẽ hướng đến biến quan trọng là nợ
(debt). Ngoài ra cũng dễ dàng nhận ra các biến khơng có ý nghĩa ở đây là logarit thu
nhập bình quân đầu người (ln(GDP/cap)), tăng trưởng dân số (pop_growth) và tín
dụng trong nước của khu vực tư nhân (priv_credit). Có nên loại bỏ những biến này
ra khỏi mơ hình khơng cũng là một vấn đề cần xem xét.
Tuy nhiên, không loại trừ việc các biến này khơng có ý nghĩa thống kê có thể là
do sự xuất hiện của hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình. Bởi vậy, trước hết cần
những bước kiểm định nhằm phát hiện và khắc phục hoặc loại bỏ các vấn đề trong
hồi quy OLS.


17

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mơ hình cơ bản
(1)

(2)
w/o

Basic

ln
(GDP/cap)

Constant


debt(-3)

debt_sq(-3)

ln(GDP_cap)

saving

pop_growth

34.3469 -8.9491***

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

w/o

w/o

w/o


w/o

pop_growth ln(GDP/cap)

ln(GDP/cap)

w/o

w/o

ln(GDP/cap)

pop_growth

priv_credit

&

&

pop_growth

priv_credit

&

& priv_credit

pop_growth & pop_growth


82.1961***

28.8349***

-5.5212

55.9993***

-9.598**

-3.8959

(0.1834)

(0.0028)

(0.0064)

(0.0028)

(0.2235)

(0.0037)

(0.0124)

(0.5187)

0.0358*


0.0582**

0.01

0.0385***

0.0039

0.0057

0.0802**

0.033

(0.0989)

(0.0102)

(0.1989)

(0.0029)

(0.9289)

(0.7037)

(0.023)

(0.616)


-0.0003* -0.0005***

-0.0001*

-0.0003***

-0.0001

-0.0001

-0.0006**

-0.0002

(0.0819)

(0.0073)

(0.0714)

(0.0019)

(0.7721)

(0.3508)

(0.0179)

(0.6033)


-2.6962

-

-5.6717***

-2.3527***

-

-3.9869***

-

-

(0.147)

-

(0.0056)

(0.0016)

-

(0.0029)

-


-

0.214**

0.2116***

0.2182***

0.2138***

0.2855**

0.2383***

0.1898**

0.2844*

(0.0104)

(0.0025)

(0.0028)

(0.0002)

(0.0394)

(0.0034)


(0.0161)

(0.0878)

1.9357

3.6238***

-

2.1455***

-

-

4.6784***

-


18

openness

CA_bal(-1)

fixed_K


real_int(-1)

inflation(-1)

priv_credit

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(0.1311)

(0.0044)

-

(0.0026)


-

-

(0.0065)

-

0.0217*

0.0127**

0.0314***

0.0205***

0.0059

0.0246**

0.0127*

-0.0032

(0.0631)

(0.0107)

(0.0056)


(0.0005)

(0.6236)

(0.013)

(0.0871)

(0.8481)

0.0636**

0.0592**

0.0678**

0.063***

0.0216

0.0533*

0.072*

0.0307

(0.0246)

(0.0132)


(0.0135)

(0.0008)

(0.7231)

(0.0671)

(0.0646)

(0.7394)

0.1035**

0.135***

0.0685**

0.1075***

0.1291*

0.0895**

0.1293**

0.0945

(0.0471)


(0.002)

(0.0137)

(0.0003)

(0.0899)

(0.0136)

(0.0109)

(0.2939)

-0.2539**

-0.2356**

-0.2695**

-0.2511***

-0.0031

-0.1768

-0.3371*

-0.1609


(0.0297)

(0.0203)

(0.0207)

(0.0012)

(0.9912)

(0.1345)

(0.0621)

(0.7064)

-0.1611**

-0.1572**

-0.163**

-0.1603***

-0.0396

-0.1176*

-0.2134**


-0.1417

(0.0221)

(0.0116)

(0.0138)

(0.0007)

(0.7834)

(0.0702)

(0.0323)

(0.507)

0.001

-0.0064**

0.009**

-

-0.0164*

-


-

-

(0.6793)

(0.023)

(0.0496)

-

(0.0822)

-

-

-

56.08

59.97

38.99

56.65

22.27


27.63

63.33

68.96

0.999995

0.999907

0.999883

0.999994

0.989463

0.998791

0.997950

0.966180

Debt turning
point
R-squared

Nguồn: tác giả tính tốn



×