Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

LUẬN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 135 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH




L
L
Â
Â
M
M


X
X
I
I
Ê
Ê
M
M


D
D
U
U
N


N
G
G





TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT








TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
i
MỤC LỤC


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

MỤC LỤC
Trang


MỤC LỤC I

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IV

DANH MỤC BẢNG BIỂU VI

DANH MỤC ĐỒ THỊ VII

DANH MỤC MÔ HÌNH IX

LỜI MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1


2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

6.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 3

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.

KHÁI NIỆM VỀ NỢ CÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG -
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5

1.1.1.


Nợ công 5

1.1.2.

Tăng trưởng kinh tế 7

1.1.3.

Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế 9

1.2.

MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9

1.3.

NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 10

1.3.1.

Tóm lược những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác
động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
ii
MỤC LỤC


NTH: Lâm Xiêm Dung

A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

1.3.2.

Nhận xét chung về các quan điểm 16

1.4.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.

1.4.1.

Bài học rút ra từ Hy Lạp về các biện pháp cứu vãn nền kinh tế khỏi sụp đổ
18

1.4.2.

Bài học kinh nghiệm từ Indonesia về thương lượng, tái cơ cấu các khoản
nợ 19

1.4.3.

Bài học kinh nghiệm từ Brazil về phát triển trái phiếu nội địa nhằm tránh
việc quá lệ thuộc vào nợ nước ngoài và rủi ro bất ổn tỷ giá hối đoái 21

1.4.4.

Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc về kiểm soát chặt chẽ số dư nợ cũng

như hiệu quả của nợ vay nhằm tránh những cuộc khủng hoảng khả năng
thanh toán 22

1.4.5.

Bài học kinh nghiệm từ Philippines về thất bại trong công tác quản lý nợ
công 23

Chương 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM
2.1.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM 27

2.1.1.

Tổng quan về nợ công của Việt Nam 27

2.1.2.

Thực trạng vay nợ của Việt Nam 43

2.2.

TÁC ĐỘNG NỢ CÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM .

2.2.1.

Tác động trực tiếp 50

2.2.2.


Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh truyền dẫn
trung gian 54

Chương 3:
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG NỢ CÔNG ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
3.1.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 62

3.2.

XÁC ĐỊNH BIẾN SỐ THỰC NGHIỆM 62

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
iii
MỤC LỤC


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

3.3.

DỮ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY 63

3.3.1.


Xác định yếu tố thời gian cần ước lượng 63

3.3.2.

Nguồn dữ liệu 63

3.3.3.

Số liệu chạy mô hình 64

3.4.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 66

3.4.1.

Ước lượng mô hình Least Square 66

3.4.2.

Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy 67

3.4.3.

Phát hiện sự có mặt của biến không cần thiết 68

3.4.4.

Điều chỉnh mô hình hồi quy 75


3.4.5.

Kiểm định các khuyết tật của hàm hồi quy đã điều chỉnh 78

3.4.6.

Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế 87

Chương 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99

CÁC PHỤ LỤC THAM KHẢO
101

Phụ lục 1: Thống kê theo thời gian về diễn biến của tăng trưởng kinh tế khi nợ
công thay đổi 101

Phụ lục 2:

Câu lạc bộ Paris và câu lạc bộ Luân Đôn 105

Phụ lục 3: Các bước trong chính sách quản lý nợ nước ngoài của chính phủ
Indonesia 107

Phụ lục 4:

Hệ số ICOR 108


Phụ lục 5: Tác động của nợ công thông qua kênh truyền dẫn trung gian là tiết
kiệm trong nước và thuế tại Trung Quốc 110

Phụ lục 6: Phân tích các biến số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam 113

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
DEBGDP Debt percent of GDP
% dư nợ trên tổng sản phẩm quốc
nội
DSERGDP Debt service percent of GDP
% Trả nợ trên tổng sản phẩm
quốc nội
EIU Economist Intellegence Unit
Bộ phận phân tích thông tin kinh
tế của Tạp chí Economist
EU European Union Liên minh châu Âu
EUR Euro Đồng Euro
EXPO Exports Xuất khẩu
GCAP

Gross domestic capital
formation
Vốn nội địa
GDP Gross Domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
GFIGDP Gross Foreigner investment
% đầu tư nước ngoài trực tiếp
trên tổng sản phẩm quốc nội
GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân
GNP Gross National product Tổng sản lượng quốc gia
GoI Government of Indonesia Chính phủ Indonesia
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
GSO General Statistics Office Tổng cục thống kê Việt Nam
ICOR
Incremental Capital - Output
Rate
Hệ số sử dụng vốn
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
NSNN Government budgetary Ngân sách Nhà nước
USD US Dollar Đô la Mỹ
WB World bank Ngân hàng thế giới
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang


Bảng 2.1: Tình hình thu của ngân sách Việt Nam giai đoạn 2002-2010 28

Bảng 2.2: Tỷ trọng các khoản thu trong tổng thu của Việt Nam giai đoạn 2002-2010
29

Bảng 2.3: Tỷ lệ thay đổi các khoản thu của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 30

Bảng 2.4: Tình hình chi của Ngân sách Việt Nam giai đoạn 2002-2010 32

Bảng 2.5: Tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi cân đối ngân sách của Việt Nam
giai đoạn 2002-2010 32

Bảng 2.6: Tỷ lệ thay đổi các khoản chi của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 33

Bảng 2.7: Tình trạng Ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 34

Bảng 2.8: Tỷ lệ thay đổi trong thâm hụt Ngân sách Việt Nam giai đoạn 2004-2010
36


Bảng 2.9: So sánh các khoản thu và chi của Ngân sách Việt Nam giai đoạn 2002-
2010 38

Bảng 2.10: Bội chi ngân sách so với GDP 39

Bảng 2.11: Tình hình thâm hụt ngân sách so với GDP của Việt Nam và một số quốc
gia giai đoạn 2003 - 2010 41

Bảng 2.12: Thực vay trong và ngoài nước 43

Bảng 2.13: Tỷ lệ thay đổi nợ vay của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 44

Bảng 2.14: Tình hình vay trong nước của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 45

Bảng 2.15: Tình hình vay nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2003 -2010 48

Bảng 3.1: Giải thích cách chọn biến đầu vào và nguồn số liệu sử dụng 63

Bảng 3.2: Dữ liệu đầu vào 64

Bảng 3.3: Dữ liệu đã tính toán 65

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ


NTH: Lâm Xiêm Dung
A

NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang


Đồ thị 2.1: Tỷ trọng các khoản thu trong tổng thu của Việt Nam giai đoạn 2002 -
2010 30

Đồ thị 2.2: Tỷ lệ thay đổi các khoản thu của Ngân sách Việt Nam giai đoạn 2003-
2010 31

Đồ thị 2.3: Tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi cân đối Ngân sách Việt Nam giai
đoạn 2002-2010 33

Đồ thị 2.4: Tỷ lệ thay đổi các khoản chi của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 34

Đồ thị 2.5: Tình trạng Ngân sách Việt Nam giai đoạn 2003-2010 35

Đồ thị 2.6: Sự thay đổi tình trạng Ngân sách Việt Nam 2004-2010 36

Đồ thị 2.7: Thay đổi của Số bội chi theo thông lệ quốc tế so với GDP 39

Đồ thị 2.8: Tình hình thâm hụt ngân sách so với GDP của Việt Nam và một số quốc
gia giai đoạn 2003 - 2010 41

Đồ thị 2.9: Tình hình vay trong và ngoài nước của Việt Nam 2003-2010 45

Đồ thị 2.10: Nợ vay trong nước của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 46


Đồ thị 2.11: Tỷ lệ thay đổi khoản vay trong nước của Việt Nam giai đoạn 2004-
2010 46

Đồ thị 2.12: Nợ vay nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 48

Đồ thị 2.13:Tỷ lệ thay đổi trong vay nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2003-
2010 49

Đồ thị 2.14: Hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoạn 1988-2010 52

Đồ thị 2.15: Nợ nước ngoài, tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
giai đoạn 1990-2010 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Đồ thị 2.16: Nợ nước ngoài, thuế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-
2010 58

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
ix
DANH MỤC MÔ HÌNH



NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

DANH MỤC MÔ HÌNH
Trang


Hình 3.1 : Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu của Việt Nam (1991-2009)
67

Hình 3.2 : Bảng kết quả Redundant Variables của biến EXPO 70

Hình 3.3 : Bảng kết quả Redundant Variables của biến GCAP 71

Hình 3.4 : Bảng kết quả Redundant Variables của biến DSERGDP 72

Hình 3.5 : Bảng kết quả Redundant Variables của biến DEBGDP 73

Hình 3.6 : Bảng kết quả Redundant Variables của biến GFIGDP 74

Hình 3.7 : Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu của Việt Nam (1991-2009)
76

Hình 3.8 : Mô hình hồi quy tuyến tính (đã điều chỉnh) đối với dữ liệu của Việt
Nam giai đoạn 1991-2009 77

Hình 3.9 : Ma trận hệ số tương quan của các biến EXPO, DSERGDP, DEBGDP 79

Hình 3.10 : Hồi quy phụ của DEBGDP theo EXPO và DSERGDP 80


Hình 3.11 : Đồ thị của phần dư e
i
82

Hình 3.12 : Dạng hình của đồ thị phần dư e
i
83

Hình 3.13 : Mô hình kiểm định Breusch-Godfrey (BG) 84

Hình 3.14 : Đồ thị của phần dư e
i
đối với biến độc lập Y 85

Hình 3.15 : Mô hình kiểm định White 86

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
1
LỜI MỞ ĐẦU


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
N
ợ công là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc tài chính của

một quốc gia vì bất cứ nền kinh tế nào muốn tăng trưởng đều cần đến nguồn vốn tài
trợ cho các dự án đầu tư cũng như khoản chi tiêu thường xuyên để duy trì hoạt động
của chính quốc. Mặc khác, nợ công còn là điển hình của an ninh tài chính, là chìa
khóa của một nền kinh tế hùng mạnh.
Trong những năm gần đây, khi mà tình trạng nợ công chồng chất không chỉ
là hiện tượng đơn lẻ diễn ra ở Hy Lạp hay Băng Đảo và Đu-bai mà nó đã trở thành
hiện tượng khá phổ biến trên thế giới, mang tính toàn cầu thì nợ công đã thật sự trở
thành điều đáng lo ngại với những câu hỏi được đặt ra như: sự gia tăng trong nợ
công có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? Cơ chế tác động của
nó ra sao? Những kênh truyền dẫn trung gian nào khiến cho tăng trưởng kinh tế bị
tác động bởi nợ công? Đã có những minh chứng cụ thể nào từ nghiên cứu của các
nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới làm cơ sở để xác định sự tác động đó?
Để có được câu trả lời cho những vấn đề nêu trên, bài viết đã tiến hành tìm
hiểu sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở của những bài
nghiên cứu của các tác giả lớn trên thế giới để từ đó đưa ra một số khuyến nghị điều
chỉnh thích hợp giúp cho nền kinh tế Việt Nam được phát triền ổn định bền vững
trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng chính là lí do tác giả mạnh dạn thực hiện đề
tài:
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Qua đó, tác giả muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân vào sự phát
triển của nước nhà.

LỜI MỞ ĐẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
2
LỜI MỞ ĐẦU



NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Dựa vào những bài nghiên cứu của các tác giả lớn trên thế giới về vấn đề
tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế thông qua những kênh truyền dẫn
trung gian, bài viết cũng tiến hành thu thập bộ dữ liệu từ Ngân hàng thế giới (World
Bank), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổng
Cục Thống Kê Việt Nam để tiến hành thống kê mô tả đơn giản, tìm ra thực tế tác
động của nợ công đối với những kênh truyền dẫn từ đó liên hệ Việt Nam.
 Dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của hai tác giả
Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), The impact of external debt on economic
growth: a comparative study of Negeria and South Africa, Texas Southern
University, để đo lường sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.
 Khuyến nghị giải pháp đề xử lý các vấn đề tồn đọng để việc sử dụng nợ
công luôn đạt hiệu quả cao nhằm tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
 Những quan điểm của các nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới về tác
động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
 Thực trạng nợ công tại Việt Nam trong những năm qua.
 Mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso
S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), The impact of external debt on economic growth: a
comparative study of Negeria and South Africa, Texas Southern University, đã
được thực nghiệm trên dữ liệu của Nigeria và Nam Phi để đo lường sự tác động của
nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế ở hai quốc gia này.
 Phạm vi nghiên cứu

 Nghiên cứu trên mức độ quốc gia tại Việt Nam.
 Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng nợ công của Việt Nam.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
3
LỜI MỞ ĐẦU


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

 Nghiên cứu chủ yếu về vay nợ nước ngoài, nợ công của Việt Nam, có thể
chưa đi sâu vào nợ vay trong nước và có tầm nhìn toàn diện về nợ của quốc gia.
 Nghiên cứu vẫn còn một vài chỉ tiêu liên quan bị hạn chế trong phân tích
do số liệu của năm 2010 chưa được công bố tại thời điểm thực hiện.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thu thập thông tin và số liệu được công bố trên các phương tiện đại chúng
từ các báo cáo chuyên môn giai đoạn 1990 – 2010 do các cơ quan chuyên môn thực
hiện.
 Nghiên cứu định tính thông qua các bước thu thập số liệu thứ cấp từ
nguồn ADB để từ đó xử lý và phân tích nhằm đưa ra những kết luận cụ thể về sự tác
động của nợ công đối với tăng trưởng thông qua các kênh truyền dẫn trung gian.
 Nghiên cứu định lượng dựa trên phân tích các chỉ tiêu số liệu thứ cấp từ
nguồn ADB được ứng dụng cho mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng sự tác động
của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 Về lý luận, đề tài này giúp cho chúng ta được hiểu rõ hơn về nợ công
cũng như mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế thông qua các nghiên cứu
thực nghiệm của những nhà kinh tế học nổi tiếng trên thế giới.
 Về mặt thực tiễn, đề tài này đã đóng góp một công cụ đo lường trong việc

ước lượng sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế, điển hình là nợ
nước ngoài, thông qua đó những nhà điều hành chính sách vĩ mô có cái nhìn rõ hơn
về những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, để từ đó có
các giải pháp điều chỉnh thích hợp giúp cho nền kinh tế Việt Nam được phát triền
ổn định bền vững trong cả ngắn hạn và dài hạn.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Nội dung chính của luận văn gồm những phần chính sau:
Lời mở đầu.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
4
LỜI MỞ ĐẦU


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Chương I : Tổng quan về nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Chương II : Thực trạng nợ công tại Việt Nam.
Chương III : Nghiên cứu định lượng tác động nợ công tới tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam.
Chương IV : Một số khuyến nghị.
Kết luận.
Ngoài ra, luận văn còn có sáu phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết nhằm
chi tiết hóa, minh họa và bổ trợ cho nội dung luận văn. Phụ lục được xem như một
phần không thể tách rời của luận văn.

..

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang

5
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

TỔNG QUAN VỀ
NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Chương 1

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NỢ CÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG
- TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.1. Nợ công
1.1.1.1. Khái niệm
N
ợ công còn gọi là Nợ chính phủ hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các
khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc
đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ
chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung
quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu
phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
1.1.1.2. Phân loại
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
 Đối tượng cho vay
 Nợ trong nước: Là các khoản vay từ người cho vay trong nước.
 Nợ nước ngoài: Là các khoản vay từ người cho vay ngoài nước.
 Thời hạn cho vay

 Nợ ngắn hạn: Có thời hạn vay từ 1 năm trở xuống.
 Nợ trung hạn: Có thời hạn vay từ trên 1 năm đến 10 năm.
 Nợ dài hạn: Có thời hạn vay trên 10 năm.
1.1.1.3. Các hình thức vay nợ của chính phủ
 Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
6
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín
dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn
lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại
tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì
chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ
giá hối đoái.
 Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các
thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Hình thức này thường được
Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay
nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
1.1.1.4. Các vấn đề gặp phải khi tính toán nợ chính phủ
 Lạm phát
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh
hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các

khoản trả lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính
theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm
phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức
cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.
 Tài sản đầu tư
Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị
của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi
một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách
bằng số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo
phương pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và
tính toán giá trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi
tiêu cho giáo dục
 Các khoản nợ tiềm tàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
7
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản
nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ
phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi
đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai
họ không có khả năng thanh toán
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và

quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được
so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng
quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ
tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu ước lượng
Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị
của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm
quốc nội.
 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng
hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất
ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ
hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó
thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định
(thường là một năm).
 So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), ta thấy:
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.
Trong đó
:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
8
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài: Thu nhập chuyển về nước của công dân

nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước
ngoài làm việc tại nước đó.
1.1.2.3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo
những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó,
tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
 Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất
lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là
tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn
đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục
sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
 Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và
chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá, , phát triển.
 Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất
nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên
nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh
tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và
tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1
(hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong
vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.
 Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng
cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
 Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là
điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang
phát triển.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
9
CHƯƠNG 1



NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc
gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực
tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng
trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm
phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng
có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự
tăng trưởng hợp lý, bền vững.
1.1.3. Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
Trong ngắn hạn, nợ công có tác động tích cực đến nền kinh tế do lượng vốn
cung cấp cho nền kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các cá nhân
và tổ chức trong nền kinh tế nên kích thích tổng cầu và sản lượng.
Trong dài hạn, nợ công cao sẽ gây bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng
thông qua lãi suất dài hạn cao hơn, bóp méo hệ thống thuế làm cho thuế trong tương
lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc về các triển vọng và chính sách.
1.2. MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI
VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trong bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi and Felix O.Ayadi
(2008), The impact of external debt on economic growth: a comparative study of
Negeria and South Africa, Texas Southern University, đã ứng dụng phương pháp
bình phương nhỏ nhất (Least Square) để chạy hồi quy tuyến tính nhằm đo lường tác
động của nợ và gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài lên sức mạnh của nền kinh tế
và sự đầu tư ở Nigeria và Nam Phi giai đoạn 1980 – 2008 thông qua 5 biến: tỷ lệ
tăng trưởng xuất khẩu hàng năm, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực, tỷ lệ thanh toán nợ

trên GDP thực, quy mô nợ nước ngoài đối với GDP thực và tăng trưởng vốn GCAP.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
10
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

 Mô hình hồi quy tổng quát PRM
Y
i
=
1
β
+
2
β
EXPO
i
+
3
β
GCAP
i
+
4
β
DSERGDP

i
+
5
β
DEBGDP
i
+
6
β
GFIGDP
i
+ u
i
(1.1)


 Hàm hồi quy tổng thể PRF
E(Y / EXPO
i
, GCAP
i
, DSERGDP
i
, DEBGDP
i
, GFIGDP
i
)
=
1

β
+
2
β
EXPO
i
+
3
β
GCAP
i
+
4
β
DSERGDP
i
+
5
β
DEBGDP
i
+
6
β
GFIGDP
i
(1.2)
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1.3.1. Tóm lược những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới
về tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế

 Theo quan điểm của Folorunso S.Ayadi và Felix O.Ayadi (2008)
1
, nợ công
là một trong những nguồn thuộc cấu trúc vốn tài chính của bất kỳ một nền kinh tế
nào, đặc biệt là đối với những đất nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á,
Châu Mỹ La Tinh. Đặc trưng bởi một cấu trúc vốn nội bộ không thỏa đáng, do đó
nền kinh tế quốc gia luôn loay hoay trong vòng quay lẩn quẩn như thiếu nguồn vốn
đẩu tư để nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng và cập nhật công nghệ kỹ thuật nên
năng suất sản xuất thấp dẩn đến thu nhập thấp, kéo theo là tiết kiệm cũng thấp và
tiếp tục quay lại với cấu trúc vốn nội bộ thiếu thốn. Vì vậy, việc thu hút những kiến
thức chuyên môn trong công tác quản lý tài chính quốc gia cũng như sự hỗ trợ tài
chính từ những nước Phương Tây để khắc phục sự khó khăn về nguồn lực này là
điều cần thiết.
Tuy nhiên, sử dụng nợ nước ngoài cũng còn nhiều trăn trở, dù không xét về
yếu tố chính trị thì nợ nước ngoài vẫn là sự ràng buộc chính yếu đến cấu trúc vốn
của những quốc gia đang phát triển. Bởi sự dồn tích khi đến hạn phải thanh toán cả
vốn gốc và lãi của nó. Do đó, nợ dần trở nên không góp phần một cách đáng kể cho
sự phát triển tại những đất nước đang phát triển trong dài hạn.

1
Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi (2008), The impact of external debt on economic growth: a
comparative study of Negeria and South Africa, Texas Southern University.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
11
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt


Chính vì lí do đó mà trong bài nghiên cứu của mình, hai tác giả Folorunso
S.Ayadi và Felix O.Ayadi đã chọn nợ nước ngoài để thay thế cho nợ công trong mô
hình thực nghiệm đo lường sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế
theo số liệu của Nigeria và Nam Phi bên cạnh những lý do khách quan khác như:
vấn đề công bố nợ công có thể ảnh hướng đến tình hình chính trị quốc gia, do đó
nếu có những dữ liệu về nợ công được công bố thì những dữ liệu đó sẽ không có cơ
sở chắc chắn; nợ công gồm có nợ công nước ngoài và nợ công trong nước, trong đó
nợ công nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng biến động cùng tổng nợ
công; bản thân nợ nước ngoài ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó số liệu nợ nước ngoài cần
phải được quan tâm hơn nợ trong nước.
Phát triển những ý tưởng trên, theo Elendorf và Mankiw (1999)
2
, nợ công có
ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các khoản nợ
(phản ánh tài trợ thâm hụt) có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn
do lượng vốn cung cấp cho nền kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của
những cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, nhưng chèn lấn vốn đầu tư và làm giảm
sản lượng trong dài hạn. Nợ công cao có thể ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và
tăng trưởng thông qua lãi suất dài hạn cao hơn, bóp méo hệ thống thuế trong tương
lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc chắn cao hơn về các triển vọng và chính
sách.
Có thể nói rằng trong ngắn hạn, nợ công tác động tích cực lên tăng trưởng
kinh tế bởi cung cấp một lượng vốn thiết yếu đối với chi tiêu cho đầu tư phát triển
của quốc gia, nâng cao năng suất nhưng kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ phải
thực hiện trong tương lai, dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng
trưởng kinh tế dài hạn nếu không có một chính sách quản lý nợ công phù hợp và
hữu hiệu.
Vì vậy, dù trong cấu trúc vốn tài chính của các quốc gia, đặc biệt là những
quốc gia đang phát triển thì nợ công được đánh giá là một nguồn rất cần thiết trong


2

Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo (2010), Public Debt and Growth, IMF Working Paper
Fiscal Affairs Department.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
12
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

sự phát triển kinh tế đất nước trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn nợ công sẽ có
nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế bởi những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi
của nó.
 Theo M. Reinhart và S. Rogoff
3
, hai nhà kinh tế học nổi tiếng về nghiên cứu
lĩnh vực nợ công, đã xem xét mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế với
các mức độ khác nhau của nợ công ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, dựa
trên chuỗi số liệu quá khứ dài hạn và mô tả thực nghiệm đã đưa ra kết quả tác động
phi tuyến của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu gần đây (2010) được thực hiện bởi hai tác giả này, thông
qua thống kê tương quan đơn giản về những mức khác nhau của nợ công và tốc độ
tăng trưởng GDP thực dài hạn trong mẫu 20 quốc gia phát triển
4
trải dài khoảng hai

thế kỉ (1790 -2009), và mẫu 24 nền kinh tế thị trường kinh tế mới nổi
5
giai đoạn
1946–2009 nhận thấy rằng:
 Tỉ số nợ/GDP dưới ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược
chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ yếu.
 Tỉ số nợ/GDP trên ngưỡng 90% GDP: Thể hiện mối tương quan ngược
chiều giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn ở mức độ mạnh.
Điều này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần bằng chứng thực nghiệm trong
bảng thống kê về nợ và tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia chọn lọc trong phụ
lục 1.
Như vậy, dựa vào ngưỡng nợ cảnh báo trong việc đề ra những chính sách
quản lý nợ công và trần nợ công phù hợp cho mỗi quốc gia là điều hết sức cần thiết,
có như thế mới tránh được tình trạng vay nợ quá đà hạn chế được trạng thái sử dụng
nợ không hiệu quả dẫn đến mất khả năng chi trả và làm ảnh hưởng tiêu cực đến tăng

3

Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff, A growth in time of debt, Working Paper 15639;
/>
4

20 quốc gia phát triển: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland,
Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Nauy, New Zealand, Ý.

5

24 thị trường kinh tế mới nổi: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập,
Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Nigeria, Peru, Philippines, Nam Phi, Thái Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, và Venezuela.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
13
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

trưởng kinh tế. Vì đối với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường
mới nổi, mối quan hệ giữa nợ công và sự tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất khi nợ
vượt mức 90-100% GDP; lúc này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể.
 Theo một số nghiên cứu của Krugman (1988) và Sachs (1989)
6
đã xem xét
tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển thông qua sự tác động của nợ nước ngoài, một yếu tố được xem là có vai
trò quan trọng trong cấu trúc nợ công. Phần lớn vấn đề mà các nghiên cứu này đặt
ra đều là giả thuyết “số dư nợ quá mức” – đề cập đến tình trạng khi nghĩa vụ nợ là
gánh nặng của một quốc gia. Gánh nặng này đã làm cho một phần lớn sản lượng tạo
ra phải tích lũy cho các chủ nợ nước ngoài từ đó dẫn đến sự không khuyến khích
trong đầu tư.
Cũng theo đánh giá của Ayadi (1999) và Ayadi et. al. (2003)
7
, gánh nặng nợ
nước ngoài đã giới hạn sự tham gia của những quốc gia đang phát triển với nền kinh
tế toàn cầu và kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ đã gây trở ngại đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Vì khi vay nợ của một quốc gia tăng lên quá cao, những e ngại về
vấn đề mất khả năng chi trả được đặt nặng, và các quốc gia khác tiến hành thẩm

định môi trường đầu tư kỹ càng hơn và từ đó họ đưa ra những điều khoản khắt khe
hơn gây ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế của nền kinh tế chính quốc. Ngoài ra, gánh
nặng nợ quốc gia còn gây trở ngại trong chi tiêu công cho đầu tư phát triển, hạn chế
việc tích lũy nguồn vốn tạo nên sự trống rỗng trong dự trữ và có khuynh hướng cản
trở áp dụng những chính sách tiền tệ linh hoạt để củng cố những doanh nghiệp vừa
và nhỏ do nguồn thu được phải đáp ứng phần lớn nghĩa vụ nợ cả gốc và lãi. Điều
này đã ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc làm, học vấn và năng lực tài chính
của người dân trong một quốc gia.

6

Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo (2010), Public Debt and Growth, IMF Working Paper
Fiscal Affairs Department.

7

Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi (2008), The impact of external debt on economic growth: a
comparative study of Nigeria and South Africa, Texas Southern University.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
14
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

Vì vậy, cần phải xem xét sự tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế

thông qua dữ liệu nợ nước ngoài cùng với những rủi ro và hệ lụy mà nó mang lại:
sự không khuyến khích đầu tư, giới hạn sự tham gia của các quốc gia đang phát
triển với nền kinh tế toàn cầu, sự trống rỗng trong dự trữ ngoại hối quốc gia, cứng
nhắc trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
 Theo Hunt (2007)
8
sự gia tăng trong tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế dẫn
đến tăng trưởng kinh tế. Sachs (2002) cho rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ không tăng
cho đến khi tổng lượng vốn tăng đạt đến một ngưỡng nhất định. Khi lượng vốn tăng
thì đầu tư và sản lượng đầu ra cũng tăng, trong vòng xoắn tiến lên, tiết kiệm sẽ tiếp
tục tăng. Sau khi đạt được một mức độ, sự tăng lên trong cả vốn và tiết kiệm sẽ kích
thích sự tăng lên trong tăng trưởng một cách tự lực. Lý thuyết “dual-gap” nói rằng
đầu tư là một hàm của tiết kiệm, và trong những quốc gia đang phát triển, khi mức
độ tiết kiệm nội địa không đủ để tài trợ cho đầu tư cần thiết để đảm bảo phát triển
kinh tế, thì việc tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ bên ngoài là điều
tất yếu. Colaco (1985) đã giải thích tính chất nhạy cảm của việc thanh toán nợ đối
với những nước đang phát triển thông qua sử dụng ba kịch bản:
(i). Quy mô của nợ nước ngoài đạt đến một mức độ lớn hơn so với vốn tự có,
sẽ dẫn đến sự không cân bằng giữa nợ và vốn tự có;
(ii). Khi tỷ lệ nợ với lãi suất thả nổi tăng đột ngột, thì những người vay mượn
phải đối mặt trực tiếp với việc lãi suất tăng cao;
(iii). Thời hạn vay rút ngắn đáng kể, một phần là do bởi sự giảm đi của những
nguồn chính thức.
Bên cạnh đó, Mehran (1986) cho rằng quản lý nợ tương xứng là thiết yếu
trong môi trường tài chính ngày càng phức tạp. Mehran cũng xác định môi trường
quản lý nợ là sự kết hợp giữa chính sách, môi trường kiểm soát, kế toán, phân tích
thống kê và những yếu tố khác như chính sách minh bạch và chống tham nhũng, sự

8


Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi (2008), The impact of external debt on economic growth: a
comparative study of Nigeria and South Africa, Texas Southern University.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Trang
15
CHƯƠNG 1


NTH: Lâm Xiêm Dung
A
NHDKH: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

cải tiến của cấu trúc quản lý nợ và quá trình đưa ra quyết định, cũng như vấn đề tiếp
theo là quyết định quy mô nợ thực tế trong việc nhận và quản lý nợ. Vay mượn
nước ngoài trong thực tế được đo lường bởi những tỷ số riêng như nợ trên xuất
khẩu, thanh toán nợ trên xuất khẩu, nợ trên GDP (hoặc GNP), và nợ nước ngoài so
với tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tuy nhiên, quyết định mức phù hợp của những
chỉ số này khó xác định và việc hữu ích bây giờ là giảm thiểu nguy cơ bùng nổ
trong tăng trưởng nợ nước ngoài. Cụ thể, nếu nợ nước ngoài tăng cao, thanh toán
gánh nặng nợ sẽ cao hơn so với khả năng chịu đựng gánh nặng nợ của quốc gia, dẫn
đến việc nhận nợ sẽ trở nên rắc rối và tình huống này phải được đảo ngược thông
qua mở rộng xuất khẩu; vì nếu xuất khẩu không được mở rộng, vay mượn sẽ nhiều
hơn để thanh toán nợ, và cứ thế nợ nước ngoài sẽ chồng chất vượt quá khả năng
chịu đựng của một quốc gia.
Như vậy, điều cần giải quyết chính là xác định đúng những yếu tố thuộc môi
trường quản lý nợ công của mỗi quốc gia, đặc trưng vốn có của chúng để có thể đề
ra được chính sách quản lý phù hợp: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán nợ
công, vấn đề thực hiện minh bạch và chống tham nhũng, quy trình ra quyết định khi
vay nợ và xét duyệt dự án.
Từ những vấn đề nêu trên, ta có thể thấy tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu

tư có mối quan hệ với nhau: Khi vốn nội địa không đủ để tài trợ cho chi tiêu đầu tư
trong nước để phục vụ phát triển kinh tế thì vay nợ là điều tất yếu. Tuy nhiên, vay
nợ luôn kèm theo những rủi ro về lãi suất, thời hạn, cơ cấu vay mượn. Vì vậy việc
quản lý nợ hiệu quả luôn cần thiết để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tác động lên
tăng trưởng kinh tế
 Theo Cohen (1993) và Clements et al. (2003) cho thấy tác động tiêu cực của
nợ lên tăng trưởng không chỉ thông qua sự tồn đọng của nợ mà còn thông qua dòng
chi trả nợ, điều này giống như giảm bớt chi tiêu cho đầu tư của Chính Phủ. Trong
khi chi tiêu cho đầu tư của Chính Phủ được xem là yếu tố quyết định chủ yếu của
các hoạt động kinh, nên việc đánh giá, xem xét thận trọng trong kiểm soát vay nợ là
điều rất cần thiết. Ngoài ra, nợ tích lũy cũng làm giảm sức mạnh của nền kinh tế

×