Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hạch toán TSCĐ HH với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ HH tại công ty CPĐT & XDPT Đô thị Lilama

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.08 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD ở Công ty
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty
Sơ đồ 3: tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPĐT&XDPT Đô thị LILAMA
Sơ đồ 4: Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ
Sơ đồ 5 Quy trình ghi sổ TSCĐ theo hình thức nhật ký chung tại công ty.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả SXKD của Công ty năm 2005, 2006
Bảng 2: Bảng phân loại TSCĐ HH theo hình thái biểu hiện
Bảng 2: Số hiệu tài khoản sử dụng để hạch toán tăng TSCĐHH
Bảng 3: Hợp đồng mua bán xe ôtô INNOVA G
Bảng 4: Biên bản giao nhận xe Ôtô
Bảng 5: Hóa đơn GTGT
Bảng 6: Thẻ TSCĐ
Bảng 7: Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng 8: Sổ nhật ký chung (nghiệp vụ mua sắmTSCĐ)
Bảng 9: Sổ cái tài khoản 211
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
Bảng 10: Số hiệu tài khoản hạch toán khấu hao TSCĐ HH
Bảng 11: Bảng trích khấu hao TSCĐ quý IV năm 2007
Bảng 12: Sổ nhật ký chung (Trường hợp trích khấu hao TSCĐ)
Bảng 13: Sổ cái tài khoản 214
Bảng 14: Tờ trình phê duyệt dự toán sửa chữa lớn TSCĐ
Bảng 15: Tổng hợp quyết toán chi phí công trình sửa chữa TSCĐ
Bảng 16: Phê duyệt quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ
Bảng 17: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ HH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



CPĐT & XDPTĐT………Cổ phần đầu tư và xây dựng phát triển đô thị
TNHH……………………Trách nhiệm hữu hạn
VNĐ……………………..Việt Nam Đồng
BQL D.A…………………Ban quản lý Dự án
BCTC…………………….Báo cáo tài chính
SXKD…………………….Sản xuất kinh doanh
SP………………………...Sản phẩm
GTGT…………………….Giá trị gia tăng
QLDN…………………….Quản lý doanh nghiệp
TSCĐ……………………..Tài sản cố định
TSCĐ HH………………. Tài sản cố định hữu hình
TK…………………………Tài khoản
TNDN……………………..Thu nhập doanh ngjiệp
GTCL……………………..Giá trị còn lại
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định hữu hình là bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là bộ phận cơ bản của vốn
kinh doanh. TSCĐ HH giữ vai trò vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất,
tạo ra sản phẩm. TSCĐ HH là cơ sở vật chất cực kỳ quan trọng của quá trình
sản xuất và tái sản xuất. Sản phẩm được tạo ra tốt hay xấu tùy thuộc vào
nhiều yếu tố nhưng một trong những yếu tố hàng đầu là TSCĐ.
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh lắp máy – một trong những đơn
vị cơ sở của nền kinh tế quốc dân, nơi tạo ra của cải vật chất và tích lũy cho
xã hội, TSCĐHH là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của
doanh nghiệp, là điều kiện giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất, thể
hiện trình độ công nghệ năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản

xuất kinh doanh.
Việc mở rộng quy mô TSCĐ HH, nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần
tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất là mối quan tâm chung của tất cả
các doanh nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ HH ngày
càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán TSCĐ HH
trong doanh nghiệp. Với tầm quan trọng chiến lược đó em đi sâu tìm hiểu và
lựa chọn đề tài: “Hạch toán TSCĐ HH với việc quản lý và nâng cao hiệu
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
quả sử dụng TSCĐ HH tại công ty CPĐT & XDPT Đô thị Lilama” làm đề
tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và tổ chức
hạch toán kế toán tại Công ty CPĐT & XDPT Đô thị Lilama
Phần II: Thực trạng hạch toán TSCĐ HH với việc quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng TSCĐ HH tại CPĐT & XDPT Đô thị Lilama
Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán TSCĐ HH tại CPĐT &
XDPT Đô thị Lilama
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH,
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CPĐT&XDPT ĐÔ THỊ LILAMA (LILAMA – UDC)
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phát triển đô thi LILAMA (gọi
tắt là Lilama UDC.,JSC). Tên giao dịch là Lilama Urban Development and
Constrution Investment Joint Stock Company thuộc Tổng công ty lắp máy
Việt Nam (LILAMA).
Lilama UDC.,JSC là công ty cổ phần được hình thành với số vốn điều
lệ 50.000.000.000 VND theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành
Phố Hà Nội số 0103002114 ngày 23 tháng 04 năm 2003 thay đổi lần cuối vào
ngày 14 tháng11năm 2007, do 3 cổ đông chính góp vốn là:

- Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam – 124 Minh khai, Hà Nội với 75%
cổ phần.
- Công ty TNHH Đông Dương – 47A Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội với
15% cổ phần.
- Công ty TNHH Kiến trúc sư Hố Thiệu Trị và cộng sự - Tầng 2 số
100 Lò Đúc, Hà Nội với 10% cổ phần.
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
Các dự án đã và đang tham gia: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng
300MW, toà nhà hỗn hợp 21 tầng tại Minh Khai – Hà Nội, dự án nhà ở Nam
Đồng Mạ (Thành phố Việt Trì), Khu đô thị Trầm Sào (Việt Trì – Phú Thọ),
Khu đô thị Sơn Đồng (Hoài Đức – Hà Tây), Khu đô thị du lịch cao cấp Resort
Hùng Thắng (Quảng Ninh), Tổ hợp thương mại Plaza (Việt Trì – Phú Thọ),
nhà máy xi măng Thăng Long...
2. Loại hình doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh doanh cơ bản
Là công ty cổ phần, Lilama UDC kinh doanh các lĩnh vực cơ bản sau:
* Đầu tư các khu đô thị bao gồm các công trình ngầm, hạ tầng kỹ
thuật, nhà ở và các công trình dân dụng.
* Đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu đô thị và công nghiệp.
* Kinh doanh nhà ở, văn phòng
* Tổng thầu từ khâu thiết kế (có trong chứng chỉ hành nghề), cung cấp
chế tạo thiết bị vật tư và xây lắp các công trình hạ tầng, nhà ở, dân dụng, công
nghiệp, giao thông và thuỷ lợi.
* Khai thác và sản xuất các vật liêu xây dựng và cấu kiện.
* Thi công các công trình từ công tác làm đất, móng, tường chắn, công
trình ngầm, các công trình hạ tầng, đô thị,dân dụng, công nghiệp, giao thông
và thuỷ lợi.
* Tư vấn dự án và công trình bao gồm: khảo sát, lập dự án, thiết kế (có
trong chứng chỉ hành nghề), tư vấn đấu thầu, giám sát và đào tạo vận hành

các loại công trình dân dụng và công nghiệp (chỉ hoạt động sau khi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).
* Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát
nước, xử lý và bảo vệ môi trường.
* Kinh doanh thiết bị máy móc, vật tư ngành xây dựng.
* Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất
đối với công trình dân dụng, công nghiệp.
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
* Thẩm định thiết kế và dự toán công trình dân dụng và công nghiệp
(chỉ thẩm định trong phạm vi các thiết kế đã đăng ký).
* Kinh doanh môi giới, cho thuê, quản lý bất động sản (không bao
gồm hoạt động tư vấn về giá đất).
* Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ công cộng bao
gồm: chăm sóc cảnh quan, kinh doanh siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bảo trì,
sửa chữa các tiên ích công cộng trong khu công nghiệp, khu đô thị.
3. Đặc điểm hoạt dộng sản xuất kinh doanh
3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Ngành xây lắp là một ngành rất quan trọng trong công cuộc phát triển
nền kinh tế đất nước, nó không chỉ tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho các
doanh nghiệp nói riêng mà còn cho cả nền kinh tế quốc dân nói chung, góp
phần thúc đẩy không ngừng phát triển kinh tế.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phát triển đô thị LILAMA (viết
tắt là Công ty CPĐT&XDPTĐT Lilama) là một đơn vị SXKD với nét đặc
trưng của ngành là tái tạo ra TSCĐ. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là:
* Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc…có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời
gian thi công dài và chủ yếu ở ngoài trời, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp
lâu dài.

* Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc thoả thuận với
chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp
không được thể hiện rõ.
* Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện cần thiết
cho sản xuất như các loại máy móc, thiết bị, nhân công
* Quá trình sản xuất rất phức tạp, không ổn định và chủ yếu là thực
hiện ngoài trời, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất chịu sự tác động của nhiều
nhân tố khác nhau, bao gồm: các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất của
doanh nghiệp, các nhân tố thuộc về tư tưởng tổ chức và chỉ đạo thi công, môi
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
trưòng văn hoá – xã hội tại nơi thi công xây lắp công trình, các nhân tố thuộc
về thời tiết, thiên nhiên và các nhân tố khác.
Tuy vậy, công ty với 7 tổ đội xây dựng được trang bị đầy đủ máy móc
thiết bị sản xuất, xây dựng và phụ trợ xây dựng cùng đội ngũ công nhân có
tay nghề và bậc thợ cao, đã dần khẳng định mình trên công trường, tạo năng
lực cạnh tranh trên thị trường xây dựng cơ bản trong thời điểm hiện nay.
3.2. Tình hình kinh tế - tài chính của Công ty trong những năm gần đây:
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPĐT &XDPTĐT Lilama có
những sự chuyển biến vượt bậc, điều này thể hiện ở các chỉ tiêu:
- Tổng doanh thu: Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.620.056.473
VNĐ hay tăng 133% trong đó chủ yếu là doanh thu của hoạt động sản xuất
kinh doanh tăng 8.581.740.293 VNĐ hay tăng 132%. Do công ty mới thành
lập nên chưa có điều kiện tham gia vào thị trường tài chính nên phần doanh
thu của hoạt động tài chính chỉ bao gồm số lãi tiền gửi.
- Tổng chi phí: Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.533.242.183
VNĐ hay 132% trong đó chi phí sản xuất kinh doanh tăng 8.058.729.611
VNĐ hay 146%, chi phí quản lý cũng tăng 565.338.056 VNĐ hay 73%, biểu
hiện tích cực là chi phí tài chính giảm đáng kể 90.825.484 VNĐ hay 57%.

Chi phí sản xuất kinh doanh tăng mạnh như vậy là do công ty đang thực hiện
công trình nhiệt điện Uông Bí rất lớn, cùng với đó là chi phí quản lý cũng
tăng.
- Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 86.814.290 VNĐ hay 135% mặc dù lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm nhẹ 20% hay giảm 42.327.374
VNĐ nhưng do lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm nhẹ hơn 23% hay
42.327.374 VNĐ nên lợi nhuận năm 2006 vẫn tăng so với năm 2005. Lợi nhuận
sau thuế năm 2006 tăng 56.542.256 VNĐ hay 88% so với năm 2005.
Mặc dù lợi nhuận đó chưa cao đối với một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng nhưng do mới thành lập, hoạt động chủ yếu nhờ vào
uy tín của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) nên công ty đã có những
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
bước phát triển như vậy là một khởi đầu tốt.
Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng của doanh nghiệp tăng từ
2.120.000 VNĐ năm 2005 lên 2.430.000 VNĐ năm 2006, tăng 310.000,
tương đương 14,62%. Điều đó chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên
trong công ty đã được cải thiện đáng kể. Việc tăng lương cho người lao động
sẽ khuyến khích tinh thần làm việc hăng say của họ. Đấy cũng chính là động
lực giúp cho Công ty phát triển hơn nữa trong tương lai.
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
Bảng1: Kết quả SXKD của Công ty năm 2005, 2006 (Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
So sánh
Số ti ền Tỷ trọng
I. Tổng doanh thu 6.505.460.061 15.125.516.534 8.620.056.473 133%
1. Doanh thu hoạt động SXKD 6.493.816.412 15.075.556.705 8.581.740.293 132%

2. Doanh thu hoạt động tài chính 11.643.649 49.959.829 38.316.180 329%
II. Tổng chi phí giá thành 6.440.914.183 14.974.156.366 8.533.242.183 132%
1. Chi phí SXKD 5.509.271.424 13.568.001.035 8.058.729.611 146%
2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 771.933.553 1.337.271.609 565.338.056 73%
3. Chi phí tài chính 159.709.206 68.883.722 (90.825.484) -57%
III. Tổng lợi nhuận trước thuế 64.545.878 151.360.168 86.814.290 135%
1. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 212.611.435 170.284.061 (42.327.374) -20%
2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (148.065.557) (18.923.893) (129.141.664) -87%
IV. Thuế TNDN - 30.272.034 30.272.034
V. Lợi nhuận sau thuế TNDN 64.545.878 121.088.134 56.542.256 88%
VI. Thu nhập bình quân 1 LĐ/ tháng 2.120.000 2.430.000 310.000 14,62%
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
4. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính - kinh tế
đang được áp dụng tại Công ty CPĐT & XDPTĐT Lilama:
Luôn gắn chặt với mục tiêu lợi nhuận, nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viên, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, có trình độ
chuyên môn cao, hoạt dộng nhịp nhàng, ăn khớp. Với tổng số lao động gần
200 người, trong đó có 21 nhân viên quản lý, chia thánh nhiều phòng ban
khác nhau. Các phòng ban có các chức năng riêng như sau:
* Hội đồng quản trị:
Bao gồm 5 thành viên.
Là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh công ty để ra
quyết định những vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
* Ban giám đốc:
Gồm có 4 người: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Kinh doanh, Phó
tổng giám đốc Dự án, Phó tổng giám đốc Kỹ thuật.
Có trách nhiệm lập BCTC phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình
hình tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ

của công ty trong năm.
- Lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng các chính sách
đó một cách nhất quán.
Xác nhận rằng công ty đã tuân thủ các yêu cầu trên trong việc lập BCTC.
Ban Giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ sách kế toán được lưu
trữ và trình bày hợp lý, đầy đủ để phản ánh hợp lý tình hình tài chính của
công ty tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng BCTC đã được lập theo
đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.
* Phòng Tài chính - Kế toán:
Gồm 7 người. Có chức năng:
- Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
ty theo đúng quy định của Luật Kế toán.
- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích
hoạt động SXKD nhằm mục đích phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế
hoạch của công ty.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến của
các nguồn vốn cấp, vốn vay giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy
động vật tư, nguyên liệu, hàng hoá trong SXKD của công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế
độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ tài chính và cơ quan chủ quản.
* Phòng Kinh tế Kỹ thuật:
Gồm 2 người có chức năng:
- Xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm và kế hoạch SXKD dài hạn của
công ty trên cơ sở tổng hợp và phân tích kế hoạch của các đơn vị. Định kỳ
tổng hợp để báo cáo lãnh đạo công ty tình hình thực hiện kế hoạch SXKD.-
- Chịu trách nhiệm xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch tiếp thị và liên
kết kinh tế. Chịu trách nhiệm quản lý việc mua hồ sơ thầu, làm hồ sơ dự thầu

đạt chất lượng và tham gia kiểm tra chỉ đạo việc đấu thầu và thắng thầu theo
kế hoạch của công ty, góp phần tạo đủ việc làm cho các đơn vị sản xuất.
- Quản lý và kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật, chỉ tiêu thiết kế đúng tiến độ chất lượng công trình theo hợp đồng
đã ký kết với khách hàng, hoặc hợp đồng nội bộ do công ty giao khoán.
- Kiểm tra và trình Giám đốc duyệt bản tiến độ thi công, biện pháp thi
công do các đơn vị lập trước khi triển khai thi công các công trình.
* Phòng phát triển dự án:
Gồm có 3 người. Có chức năng tham mưu về chiến lược phát triển
công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phát triển và quản lý dự án đầu tư phát
triển nhà, hạ tầng…
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
Kiểm tra khối lượng thực tế ở công trường so với khối lượng các đơn vị
báo cáo để Ban Giám đốc giải quyết, khắc phục những tồn tại, khó khăn.
Lập hồ sơ dự thầu đạt chất lượng, đảm bảo các công trình do công ty
thi công đạt chất lượng cao, theo đúng cam kết đã ký với khách hàng.
Trên cơ sở bản thiết kế do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập, phòng dự án
và chất lượng công trình có nhiệm vụ phối hợp với phòng này quản lý, theo
dõi, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng tiến độ chất
lượng công trình theo hợp đồng đã ký với khách hàng hoặc hợp đồng nội bộ
do công ty giao khoán.
* Phòng hành chính:
Gồm có 3 người. Là bộ phận chuyên môn, giúp việc có chức năng tham
mưu cho Ban giám đốc về việc lập quy hoạch, kế hoạch về tổ chức đào tạo
cán bộ, thực hiện các chế độ, chính sách lao động, bảo hiểm và các công tác
quản trị hành chính, an ninh trật tự và đảm bảo các điều kiện cơ bản cho bộ
máy công ty hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm nhất
* Phòng tổ chức:

Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
Quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên, giải quyết thủ tục về chế
độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ
hưu… Quản lý, xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương, định kỳ tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi nâng cao tay nghề cho cán bộ, nhân viên và
công nhân. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực
hiện công tác bảo mật và lưu trữ đầy đủ các tài liệu.
* Các tổ đội thi công:
Công ty CPĐT & XDPTĐT Lilama bao gồm 7 đội thi công xây lắp
được đánh số từ 1 đến 7, đây là đơn vị sản xuất có chức năng thi công thực
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
hiện các công trình mà công ty đã nhận thầu thi công.
Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty được xây dựng như sau:
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động SXKD ở Công ty
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
P.TGĐ Kỹ thuật
Ban Kiểm soát
P.TGĐ Dự án
Tổng giám đốc
P.TGĐ Kinh doanh
BQL D.A Trầm Sào
Phòng Tài chính- Kế
toán
Đội Xây Dựng Số 1
BQL DA Nam Đồng

Mạ
BQL D.A Sơn Đông
BQL D.A Giảng Võ
Đội Xây Dựng Số 2
Đội Xây Dựng Số 3
Đội Xây Dựng Số 4
Đội Xây Dựng Số 5
Đội Xây Dựng Số 6
Phòng Kinh tế Kỹ
thuật
Phòng PT Dự án
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
Đội Xây Dựng Số 7
Đội Xây Dựng Số 2
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
5. Tổ chức hoạt động SXKD và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Khi có công trình gọi thầu, cán bộ phòng kinh tế kỹ thuật xem xét thiết
kế cũng như các yêu cầu kỹ thuật để lập giá trị dự toán theo từng công trình,
hạng mục công trình. Căn cứ hợp đồng đã được ký kết, công ty sẽ tiến hành
thi công. Quá trình thi công là việc tổ chức các nguồn lực theo một quy trình
nhất định nhằm đạt mục tiêu, quy trình đó có thể đơn giản như sau:
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty
6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
6.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty CPĐT & XDPTĐT Lilama gồm 7 người,
được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C


liệu
sản
xuất
Kho công ty
Nhà cung cấp
Lao động
trong biên chế
Thị trường lao
động
Đội
thi
công
Chủ
đầu

Xuất vật tư,
máy móc,
thiết bị
Tự cung
ứng
Điều
chuyển
Hoàn
thành
SP Xây lắp
Các dịch vụ
khác
Thuê
ngắn hạn
14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
nhân viên kế toán phần hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Với
cách tổ chức này, mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn
giản hơn. Đây là phương thức phù hợp với mô hình kế toán một cấp tập trung.
Sơ đồ 3: tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPĐT&XDPT Đô thị LILAMA
6.2. Chức năng nhiệm vụ của lao động kế toán.
6.2.1. Chức năng của kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, thống
kê trong công ty, quản lý chỉ đạo phòng Tài chính Kế toán thực hiện hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Là người giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện
thống nhất công tác kế toán và thống kê thông tin kinh tế của đơn vị.
Quản lý chỉ đạo các thành viên trong phòng thực hiện tốt nhiệm vụ
được phân công cho từng cá nhân và của phòng Tài chính Kế toán.
Chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra việc cung cấp số liệu, giải đáp thắc
mắc, trực tiếp giải trình các vấn đề liên quan đến công tác tài chính kế toán
của doanh nghiệp với tất cả các đơn vị trong công ty, Giám đốc công ty, Tổng
công ty, chi cục thuế…Kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính trong công ty,
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
Kế toán
lương,
Bảo
hiểm,
Thuế
đầu ra
Kế toán
tính giá
thành,
công
nợ, thuế
đầu vào

Kế toán
vật liệu,
Công cụ
dụng cụ,
tài sản cố
định
Kế toán
thanh
toán,
Vốn
bằng
tiền




Thủ
quỹ
Nhân viên kế toán các đội xây dựng
Kế toán trưởng
(Kiêm kế toán tổng hợp)
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
lập, theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính trong kỳ cũng như trong dài hạn,
lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị theo định kỳ.
6.2.2. Chức năng nhiệm vụ của kế toán thanh toán, vốn bằng tiền.
Kiểm tra việc thực hiện kế toán ngân hàng trên phần mềm máy tính và
kiểm tra kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào toàn công ty.
Thường xuyên cập nhật, đối chiếu tổng hợp kiểm tra số liệu trên báo
cáo của các đơn vị hàng tháng. Tổng hợp số liệu hàng tuần, tháng phục vụ

quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty.
Kiểm tra các thủ tục pháp lý và chứng từ hoàn ứng chi phí để làm cơ sở
làm cơ sở đề xuất giải quyết tiền cho các đội thi công. Kiểm tra chứng từ chi
phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) trước khi đề nghị thanh toán viết phiếu
thu, chi, hoàn ứng phương án chi phí QLDN. Theo dõi tiền thu khách hàng,
ứng vay tiền của các đội làm cơ sở thanh toán trước mỗi lần đội có nhu cầu
vay và ứng tiền.
Theo dõi tiền vay của các đội, tính và đề nghị thu lãi vay các công
trình, thanh lý hợp đồng cho các công trình hoàn thành.
6.2.3. Chức năng của Thủ quỹ.
Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt tại quỹ, đối chiếu báo cáo quỹ với kế toán
thanh toán để đảm bảo tính chính xác về các khoản tiền. Ngoài ra có nhiệm vụ
theo dõi sự biến động của tiền gửi tại Ngân hàng một cách thường xuyên.
Theo dõi và quản lý hoá đơn tài chính của công ty, kiểm tra đề nghị các
hợp đồng mua bán. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tài chính trong tháng.
Theo dõi nguồn vốn của các công trình để đề xuất viết hoá đơn tài chính đúng
thuế suất quy định hiện hành.
6.2.4. Chức năng nhiệm vụ của kế toán thuế.
Cập nhật theo dõi bảng tổng hợp tình hình đăng ký, kê khai, thực hiện
nộp thuế, tình hình viết hoá đơn GTGT các công trình ở Hà Nội và ngoại tỉnh.
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
Kiểm tra kê khai thuế, lập biểu kê khai thuế hàng tháng, vào biểu tổng
hợp kê khai nộp thuế toàn công ty. Đối chiếu thường xuyên với cán bộ phòng
máy và cán bộ kiểm tra thuế của Cục thuế Hà Nội để báo cáo giải quyết
những vướng mắc. Kiểm tra chi tiết đăng ký kê khai thuế của các đội trong
toàn công ty.
6.3. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại doanh nghiệp:
6.3.1. Chế độ sổ sách:

Công ty áp dụng niên độ kế toán kéo dài từ ngày 1/1 đến ngày 31/12
hàng năm. Do đặc điểm của công ty xây lắp là thi công kéo dài, chứng từ
chuyển về chậm nên công ty lựa chọn kỳ kế toán theo từng quý.
Đơn vị sử dụng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị tiền tệ trong ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Các nhiệm vụ thanh toán bằng ngoại tệ
được ghi theo nguyên tệ và được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá trên thị
trường ngoại tệ liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Việc áp dụng theo
hình thức Nhật ký chung được coi là hình thức tiên tiến nhất và phù hợp nhất
đối với các đơn vị tổ chức công tác kế toán trên máy.
Theo hình thức Nhật ký chung, bao gồm các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản
- Sổ chi tiết tài khoản
- Các bảng phân bổ, các bảng kê
Hiện nay, phòng kế toán sử dụng phần mềm kế toán máy Fast
Accounting. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán lập các chứng từ ban
đầu, sau đó nhập số liệu trên các chứng từ đó vào các phân hệ nghiệp vụ đã có
trong phần mềm kế toán Fast Accounting, máy sẽ tự động chuyển số liệu trên
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
các sổ và lập các báo cáo theo chương trình đã lập trình sẵn.
Các tổ đội thi công không mở sổ kế toán riêng mà chỉ tập hợp chứng từ
và định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán của công ty. Kế toán phần hành
tiến hành tập hợp chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ và sổ
chi tiết, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ nhật ký theo trình tự
thời gian. Hàng ngày hoặc định kỳ, tổng hợp số liệu từ các sổ nhật ký để ghi
vào sổ cái các tài khoản. Vào cuối quý, tổng hợp số liệu từ sổ cái để lập

BCTC và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý.
6.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản được sử dụng trong hạch toán tại Công ty là hệ
thống tài khoản ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Tuy nhiên, do
đặc điểm hoạt động kinh doanh, Công ty không mở một số tài khoản sau:
- Tài khoản loại 1: Bao gồm TK151, TK155, TK156, TK157
- Tài khoản loại 5: Bao gồm TK 512, TK531, TK532
- Tài khoản loại 6: Bao gồm TK631, TK641
Mặt khác, dựa vào đặc điểm SXKD, để thuận lợi cho việc theo dõi tình
hình cụ thể ở các đội sản xuất và tình hình công nợ, Công ty đã xây dựng một
hệ thống tài khoản chi tiết trên cơ sở những tài khoản do BTC ban hành.
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH VỚI VIỆC
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY LILAMA – UDC:
I. Đặc điểm TSCĐ trong công ty, phân loại và tính giá TSCĐ:
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính
đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
Theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC),
TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó: Lợi ích kinh tế do tài sản mang lại được biểu hiện ở việc tăng doanh
thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi doanh nghiệp
kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó.
- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy:
tiêu chuẩn này yêu cầu một tài sản nào đó muốn được ghi nhận là TSCĐ phải
có cơ sở khách quan để xác định giá trị ban đầu của nó.
- Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên: Tiêu chuẩn này nhằm cụ thể

hoá tiêu chuẩn thứ nhất của TSCĐ.
- Có giá trị từ 10.000.000 triệu đồng trở lên: Theo quan điểm của chế
độ tài chính hiện hành, một tài sản có giá trị từ 10.000.000 triệu đồng trở lên
được coi là có giá trị lớn.
Theo qui định tại Khoản 1, Điều II, Mục I, Chế độ quản lý - sử dụng và
trích khấu hao Ban hành kèm với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12
tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
TSCĐHH là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng
đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài
sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả
mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật
kiến trúc, máy móc, thiết bị...
1. Đặc điểm TSCĐ tại Công ty:
Do đặc điểm vốn có của ngành xây dựng, lắp đặt, các TSCĐHH của
Công ty CPĐT & XDPT Đô Thị Lilama ngoài trụ sở làm việc, thiết bị quản lý
, nhà ở phục vụ cho cán bộ công nhân viên của Công ty, chủ yếu là các máy
móc thiết bị thi công các công trình đặc trưng có tính chất công việc mà Công
ty thực hiện như: Máy khoan, máy tiện, máy cắt tôn, máy hàn, cần trục, máy
lu, máy trộn bê tông, các loại phương tiện vận chuyển…
Các TSCĐHH mà Công ty đang sử dụng đều là TSCĐ tự có, thuộc
quyền sở hữu của Công ty, do Công ty mua sắm, xây dựng, hình thành từ
nguồn vốn của công ty, nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay … Nhìn chung, so
với các Công ty cùng ngành nghề thì lượng TSCĐHH của công ty là tương
đối lớn, đa dạng và phong phú. Thêm vào đó, Công ty rất chú trọng tới đổi
mới trang thiết bị hiện đại, có công suất lớn kỹ thuật cao nâng cao hiệu quả
sản xuất của TSCĐHH giảm bớt được giá thành sản xuất của mỗi công trình,

tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
2. Phân loại TSCĐ trong công ty:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, thì
việc phân loại TSCĐ được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm
quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả. Những tiêu thức phân loại
TSCĐ quan trọng là: Theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo tình
hình sử dụng TSCĐ
Tại Công ty CPĐT&XDPT Đô thị Lilama, việc phân loại TSCĐ được
tiến hành theo tiêu thức hình thái biểu hiện.
Theo hình thái biểu hiện, TSCĐHH là những TSCĐ có hình thái vật
chất và được chia thành các nhóm sau:
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
20
Chuyờn thc tp chuyờn ngnh GVHD: GV Trn Th Phng
Nh ca, vt kin trỳc: l TSC ca Cụng ty c hỡnh thnh sau quỏ
trỡnh thi cụng xõy dng nh tr s lm vic, nh kho, hng ro, thỏo nc, sõn
bói, cỏc cụng trỡnh trang trớ nh ca, ng xỏ, cu cng
Mỏy múc, thit b: l ton b cỏc loi mỏy múc, thit b dựng cho hot
ng kinh doanh ca Cụng ty nh mỏy múc chuyờn dựng, thit b cụng tỏc,
dõy chuyn cụng ngh, nhng mỏy múc n l
Phng tin vn ti, thit b truyn dn: L cỏc loi phng tin vn ti
bao gm phng tin vn ti ng st, ng thu, ng b, ng khụng,
ng ng v cỏc thit b truyn dn nh h thng thụng tin, h thng in,
ng ng nc, bng ti
Thit b, dng c qun lý: L nhng thit b, dng c dựng trong cụng
tỏc qun lý hot ng kinh doanh ca Cụng ty nh mỏy vi tớnh phc v qun
lý, thit b in t, thit b, dng c o lng, kim tra, mỏy hỳt m, hỳt bi
Bng 2: Bng phõn loi TSC HH theo hỡnh thỏi biu hin
Loi ti sn Nguyờn giỏ Giỏ tr hao mũn GTCL cui nm
Máy móc, thiết bị 924,683,872

106,717,551 817,966,321
Vận tải
1,022,316,888 487,464,442 534,852,446
Khác
3,068,096,760 151,700,609 2,894,590,051
Tổng
5,015,097,520 745,882,602 4,247,408,818
3. Tớnh giỏ TSC hu hỡnh trong cụng ty:
Nguyờn giỏ TSC hu hỡnh l giỏ thc t ca TSC hu hỡnh a vo
s dng ti doanh nghip.
Khi xỏc nh nguyờn giỏ TSC, k toỏn phi quỏn trit cỏc nguyờn tc
ch yu sau:
- Thi im xỏc nh nguyờn giỏ l thi im a TSCHH vo trng
thỏi sn sng s dng.
SVTH: Phm Th Diu Hng K toỏn tng hp 46C
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
- Giá thực tế của TSCĐHH phải được xác định dựa trên những căn cứ
khách quan có thể kiểm soát được (có chứng từ hợp pháp, hợp lệ).
- Giá thực tế của TSCĐHH phải được xác định dựa trên các khoản chi
tiêu hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐHH.
- Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐHH vào sử dụng được
tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của
TSCĐHH.
Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐHH tại công ty như sau:
- TSCĐHH loại mua sắm:
NG = Gt + Tp + Pt + Lv – Tk – Cm – Th
Trong đó:
NG : Nguyên giá TSCĐ.
Gt : Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần).

Tp : Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua (thuế nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…)
Pt : Phí tổn trước khi dùng, như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…
Lv : Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Tk : Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại.
Cm : Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng.
Th : Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử.
- TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức
giao thầu:
Nguyên giá TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo
phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định
hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác
- TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự sản xuất, tự triển khai:
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
Nguyên giá của loại sản này là giá thành thực tế của TSCĐHH cộng (+)
các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra
tính đến thời điểm đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
II. Hạch toán chi tiết TSCĐ tại Công ty.
Nguyên tắc kế toán cơ bản để hạch toán TSCĐHH là Chuẩn mực kế
toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” ban hành kèm theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính
về việc ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam đã nêu ra
những nguyên tắc cơ bản để hạch toán tài sản cố định như sau:
- Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánh
giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.
- Kế toán TSCĐHH phải phản ánh được 03 chỉ tiêu giá trị của
TSCĐHH, đó là: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐHH.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị đã hao mòn của TSCĐ.

- Loại tài khoàn TSCĐ phản ánh nguyên giá và giá trị hao mòn không
những của toàn bộ TSCĐ hiện có thuộc sở hữu của đơn vị hình thành từ các
nguồn khác nhau (Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn
vốn vay) mà còn của các TSCĐ đi thuê tài chính.
- Kế toán phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đã được
quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ cho công tác quản lý,
tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: TSCĐ được ghi nhận
theo nguyên giá. Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các
khoản thuế không được khấu, không được hoàn và các chi phí liên quạn đến
việc đưa TSCĐ vào sử dụng. Nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định
trong trường hợp cụ thể theo quy định trong chuẩn mực kế toán TSCĐ.
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
1. Thủ tục, Chứng từ:
* Tổ chức chứng từ: Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, đối
với nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, kế toán luôn đảm bảo đầy đủ các chứng từ
bắt buộc và cả các chứng từ mang tính hướng dẫn bao gồm:
- Giấy đề nghị mua TSCĐ, Quyết định mua TSCĐ của Ban giám đốc
- Hợp đồng mua bán TSCĐ
- Hóa đơn GTGT, Phiếu chi
- Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh
giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ
* Sổ sách:
- Mở thẻ TSCĐ theo dõi cho từng đối tượng ghi TSCĐ
- Sổ theo dõi TSCĐ, CCDC tại nơi sử dụng
- Sổ TSCĐ
Quy trình luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ mua sắm TSCĐ:

Sơ đồ 4 : Quy trình tổ chức và luân chuyển chứng từ TSCĐ
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
Hội
đồng
giao
nhận,
thanh lý
Chủ
Sở
Hữu
Kế
toán
TS

Quyết
định
tăng,
giảm
TSCĐ
Giao
nhận
TSCĐ
và lập
biên
bản
Lập, hủy thẻ
TSCĐ, sổ chi tiết,
sổ tổng hợp, bảng
tính và phân vổ
khấu hao TSCĐ

Nghiệp
vụ
TSCĐ
Bảo
quản,
lưu trữ
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: GV Trần Thị Phượng
2. Tổ chức ghi sổ TSCĐ
Công ty CPĐT &XDPT Đô Thị Lilama ghi sổ Kế toán theo hình thức
nhật ký chung, kế toán TSCĐHH gồm có kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp
TSCĐHH, có các loai sổ sau: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 211, 212,
214. thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết tài sản cố định, Bảng tổng hợp chi tiết tăng
giảm tài sản cố định…Quy trình ghi sổ Kế toán TSCĐ như sau:
Sơ đồ 5 Quy trình ghi sổ TSCĐ theo hình thức nhật ký chung tại công ty.
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ :
Ban đầu từ những chứng từ gốc hợp lệ Kế toán TSCĐ nhập số liệu vào
phần mềm Kế toán FAST, đối với những TSCĐ đặc biệt Kế toán TSCĐ còn
lập thêm thẻ TSCĐ. Cuối kỳ kế toán xử lý số liệu trên máy tính để in ra Sổ
nhật ký chung, sổ cái,…
SVTH: Phạm Thị Diệu Hương Kế toán tổng hợp 46C
Sổ nhật ký
chung
Chứng từ gốc hợp
lý, hợp lệ
Máy vi tính Sổ chi tiết TSCĐ
Thẻ tài sản cố
định
Sổ cái

TK 211
TK 214
Sổ tổng
hợp chi
tiết tăng,
giảm
Bảng cân
đối số phát
sinh
Báo cáo tài
chính
25

×