CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM
HOẠT ĐỘNG BÀI GIÁO CỦA
VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG
(1864-1888)
Văn Thân chỉ chung các nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức về hưu.
Ở thời kỳ Tự Đức, từ Văn Thân vẫn giữ cái nghĩa này. Đối với người dân trong nước, Văn Thân
là hạng người trí thức, thông Nho, rất hãnh diện và tự hào về vốn liếng văn chương thi phú của
mình.
1
Được trang bị bằng Nho học, các ông tự cho mình văn minh hơn người,
2
rồi ỷ thế quyền
hành trong tay, khinh miệt, bắt bớ những ai đã sớm mở mắt theo đà tiến bộ kỹ thuật khoa học của
phương Tây, tố cáo họ vong bản, và chụp cho họ cái mũ theo Tây bán nước. Sử gia Trần Trọng
Kim viết:
“Nước ta mà không chịu khai hóa như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói
cũ không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà
cũng không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm việc nông nổi càn dỡ để
cho thiệt thêm.”
3
Lúc chưa được nhà vua chấp thuận, Văn Thân chỉ tàn sát Công giáo lẻ tẻ vài nơi. Nhưng
sau lúc vua Hàm Nghi khai sinh phong trào Cần Vương
4
vào ngày 13-7-1885, Cần Vương lãnh
đạo các cuộc cướp bóc, đốt phá, tàn sát các làng “Gia Tô giáo.” Thật ra không phải vua Hàm
Nghi nhưng chính Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương diệt tà đạo: “Trước hết bài trừ bọn theo
tà đạo vì chính những dân theo tà đạo đã cộng tác với người Pháp phản lại triều đình.”
5
Tôn Thất
Thuyết là vị quan ghét người ngoại quốc và người Công giáo nhất trong triều đình thời bấy giờ
.
I. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN THÂN
TRƯỚC LÚC HÀM NGHI CHẠY TRỐN
(1864-1885)
1. Âm Mưu của Văn thân ở Kinh Thành Huế (1864-1865)
Lúc Giám mục Sohier ở Huế, ngài cố gắng tổ chức lại công việc trong giáo phận mặc dầu
gặp nhiều trở ngại. Cực chẳng đã, chính phủ Huế
phải tôn trọng sự tự do tín ngưỡng và cái thái
độ cực chẳng đã ấy đã khuyến khích Văn Thân trở nên gan dạ hơn. Họ tố cáo Tự Đức thờ ơ bỏ
bê quốc chính và đã hèn nhát nhượng bộ cho người ngoại quốc ba tỉnh miền Nam.
6
Xã hội Việt
Nam rất chú trọng đến việc thờ phượng tổ tiên, thế mà nhiều lăng tẩm của tổ tiên họ Nguyễn tại
1
Xem Chương Hai Mươi Tám, số I, 1 C.
- Tsuboi, Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp Và Trung Hoa từ 1847 đến 1885 (TPHCM, 1990), trg 225. Văn Thân,
Classe des lettrés. Xem:
- Lê Hữu Mục, Trần Lục (Canada, 1996), trg 338-339.
2
Cộng Sản Việt Nam thời nay cũng tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ của loài người, mà trong khi đó theo tài liệu của
cơ quan Liên Hiệp Quốc UNESCO, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được liệt vào trong số những
nước chậm tiến nhất thế giới.
3
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 521. Sĩ phu ở đây có nghĩa là trí thức, là Văn Thân.
4
Cần Vương, Trung thành với vua (Loyalty to the King).
5
Chiếu đề ngày 11-8 năm Hàm Nghi thứ nhất (1885) làm tại Ấu Sơn-Hương Khê, Hà Tĩnh. Xem:
- Lãng Nhân, Những Trận Đánh Pháp (Houston, 1987), trg 8.
6
Xem Chương Hai Mươi Tám, số II, 1.
Sài Gòn đang nằm trong khu vực Pháp kiểm soát. Như thế trước mặt dân, nhà vua không còn là
Thiên- Tử, không còn xứng đáng trị vì trên ngai vàng nữa.
Cuối năm 1864, nhân dịp một kỳ thi ở Huế, 4.000 Văn Thân âm mưu nổi dậy. Hầu hết
những quan đại thần trong triều, ngay những người trong hoàng tộc cũng ủng hộ cuộc âm mưu
này.
7
Theo chương trình tất cả các phần tử của Văn Thân sẽ được võ trang, xong họ sẽ tiêu diệt
các thừa sai và các tín hữu Công giáo. Việc sát hại Công giáo sẽ là màn thứ nhất trong tấn tuồng
nổi dậy. Màn thứ hai sẽ là việc đánh đuổi người Pháp ra khỏi Gia Định. Muốn đạt được kết quả
mong ước, công việc ấy cần phải được nhà vua chấp nhận, nếu vua khước từ, nhà vua sẽ bị truất
phế.
Văn Thân chiêu mộ rất nhiều bọn cướp trong tứ xứ và để gợi cho chúng thêm lòng sốt
sắng tham gia, Văn Thân rỉ tai bọn cướp rằng: ”Dinh Giám mục Sohier chứa vàng, cần phải cướp
cho sạch.” Lúc ấy Giám mục Sohier đi Pháp, chỉ còn một thừa sai trẻụ tuổi ở tại Dinh là
Theodore Bernard, Mep.
8
Đại diện của Văn Thân gởi lên vua Tự Đức một tờ sớ, trong đó họ kể lại tất cả những nỗi
khốn khổ của người dân từ mấy năm nay, nào là giặc giã trong nước và ngoài nước; nào là dịch
tả, đói khát mất mùa. Tất cả những tai nạn ấy do bọn Gia Tô gây nên vì chúng đã cấu kết với
ngoại quốc, và vì chúng mà trời xuống họa cho đất nước. Văn Thân viện lẽ thời gian cấp bách
nên cần phải diệt sạch bọn Gia Tô, bằng không, về sau này chỉ còn nước ngồi nhìn bọn Gia Tô
tăng số và trở nên mạnh, không thể tiêu diệt được.
Văn Thân lên án hòa ước ký kết với ngoại bang là việc điên rồ. Dân cư hiện đang sống ở
trong ba tỉnh miền Nam bị chiếm đóng thật là khổ sở và cần phải giải cứu họ. Đại thần Phan
Thanh Giản và những ai đã ký hiệp ước năm 1862 là những người ngu xuẩn, những đứa phản
bội. Văn Thân hô hào tất cả hãy chống lại hòa ước ấy. Đối với các Tây dương đạo trưởng chỉ có
một cách đối phó là tiêu diệt chúng, vì chúng đã khuyên bảo giáo hữu cầm khí giới chống lại
chính quyền Việt Nam. Vì rộng lượng của Hoàng đế, bọn đạo trưởng này đã vào lại Việt Nam.
Từ ngày ấy đến nay chúng đã tổ chức những cuộc âm mưu này đến âm mưu khác. Hơn nữa,
trong khắp các tỉnh, bọn Gia tô đã làm từng nghìn chiếc gông để đeo vào cổ những người không
chịu theo đạo Gia tô.
Giám mục Sohier đi Pháp
9
chỉ là một tin vịt do giáo dân Công giáo tung ra để đánh lạc
hướng bọn săn đuổi. Trong khi đó, ngài đang ẩn trốn trên vùng núi, giảng dạy cho các thầy giảng
và các chủng sinh. Hằng ngày, ngài huấn luyện cho giáo dân cách xử dụng vũ khí tối tân theo lối
Âu-Mỹ. Các thừa sai mang tới những chiếc đại bác bằng gỗ vừa mới phát minh ở phương Tây.
Dân chúng vùng quê nghe được những tiếng đại bác xé tan bầu không khí yên tĩnh trong những
buổ
i tập dượt!
Vì những lý lẽ trên, Văn Thân yêu cầu nhà vua cho họ khí giới đầy đủ để cứu tổ quốc lâm
nguy. Trong trường hợp nhà vua không ban phép, họ sẽ không thi cử gì nữa. Họ lấy cớ bây giờ
không còn là lúc ngâm thơ vịnh phú, nhưng là lúc phải hành động.
10
Tờ sớ này khiến vua Tự Đức khiếp sợ, và cất chức các quan ở Huế đã không báo cáo về
“âm mưu của bọn Gia Tô.” Vua truyền lệnh cho tất cả các ông trấn thủ các tỉnh phải tự mình đi
khám xét nhà các người Gia Tô và thu sạch các khí giới đạn dược tìm thấy. Một tiểu đội gồm
7
Tsuboi, op. cit., trg 236-237.
8
Ibid, trg 234. Xem thư của thừa sai Bernard 17-9-1864, của thừa sai Jean Roy 10-1-1865, và của giám mục Sohier
để biết rõ âm mưu của Văn Thân.
9
ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXII, 8-10-1869, Tờ 11, CRO 2: CB 337. Tờ bẩm của giám mục Bình về nước cùng với
linh mục Bổn (Pháp), linh mục Cư (Việt). Các ngài đi bộ tới Gia Định rồi đáp tàu về Pháp. Xin lãnh tiền ở Kho, số
tiền lên đến một vạn quan.
10
Louvet, La Cochinchine Religieuse (Paris, 1885), Tập II, trg 410.
toàn những binh sĩ không Công giáo được tổ chức trong mỗi xóm, binh sĩ phải luôn luôn sẵn
sàng thi hành mệnh lệnh của triều đình. Toàn quốc đều ở trong trạng thái thiết quân luật, đêm
đến người ta nghe tiếng trống, tù và, rồi từng đội lính hì hục rảo bước từ thôn này đến thôn khác.
Các ông trấn thủ kiểm soát các nhà thờ, nhà bổn đạo rất ngặt nhưng không tìm đuợc khí
giới và đạn dược gì cả. Tuy biết ngườụi Công giáo vô tội, nhưng vì phần sợ vua, phần sẵn dịp
làm tiền, các ông truyền lệnh cho bắt nhiều người Công giáo đánh đập cho lòi tiền mới tha. Văn
Thân thấy thế tưởng lầm các quan ủng hộ phong trào. Họ táo bạo dám đốt nhà thừa sai Bernard
và một nhà thờ tại Huế. Thừa sai Bernard viết thư phản kháng lên huyện, nhưng huyện làm ngơ
không trả lời. Cha bèn viết thư lên bộ Ngoại giao Việt Nam, ph
ản đối việc cướp phá nhà thờ. Các
quan lấy làm bối rối và quan thượng thư bộ ngoại giao trả lời việc vừa xảy ra là ngoài ý muốn
của triều đình Huế, và bọn cướp quá đông và quá táo bạo nên triều đình chưa dẹp nổi. Đồng thời
quan thượng gởi một hạ sĩ quan và nhiều binh sĩ canh giữ dinh giám mục.
Năm 1864 các nhân sĩ biểu tình ở Huế và Nam Định, nhân dị
p các kỳ thi tuyển. Nhưng ở
kinh đô, sự việc quan trọng hơn bởi vì một cuộc đảo chính, tổ chức dưới sự chỉ huy của hoàng tử
Hồng Tập, anh em họ của Tự Đức, qui tụ một số đông cảm tình viên.
Sau năm 1862, hòa ước với Pháp là mục tiêu của tất cả các câu chuyện của triều đình
Huế. Hoàng tử Hồng Tập, con của Quận công Phú Bình Miên Áo, gởi cho Tự Đức một thỉnh
nguyện thư đề nghị động viên một số người tình nguyện đi đánh dẹp giáo dân. Tự Đức không
chịu nghe. Cho nên Hồng Tập âm mưu với nhiều hoàng tử và quan chức cao cấp như Nguyễn
Văn Viên, Hướng Văn Chất. Âm mưu này nhắm hai mục tiêu: Một là giết các vị đại thần ở kinh
đô như PhanThanh Giản, bị kết tội có trách nhiệm trong việc ký kết điều ước; và hai là tàn sát tất
cả giáo dân trong toàn quốc.
Các người âm mưu hành động trong đêm 3-8-1864 được chia làm bốn nhóm. Nhóm thứ
nhất phải vào Thành Nội để giết các đại thần kể trên, còn ba nhóm kia tấn công các xóm làng
Công giáo. Họ khởi sự tấn công khi nghe một tiếng súng đại bác báo hiệu bắn từ Thành Nội.
Nhưng nhóm thứ nhất không vào được thành vì sự canh phòng nghiêm ngặt và rút lui không
hành động. Vì thế mưu toan thất bại và sau đó cuộc âm mưu bị bại lộ.
11
Bảy người đốt nhà thừa sai Bernard hôm trước bị bắt, bị tra tấn, và chúng khai tất cả sự
thật: Văn Thân âm mưu giết hại người Công giáo và truất phế vua Tự Đức trong trường hợp nhà
vua không chấp thuận kế hoạch của Văn Thân. Lời khai ở tại tòa án khiến các quan không làm
sao che đậy giấu giếm sự thật. Vì vậy các quan phải báo cáo lên vua. Tự Đức tức giận lúc biết
được cuộc âm m
ưu ấy, và ra lệnh bắt tất cả thủ lãnh, tra tấn rồi giết chết.
12
Tất cả là những tay
tên tuổi đã sát hại Công giáo, một số uống thuốc độc tự tử, còn những Văn Thân khác phải thi
khảo như thường lệ. Những Văn Thân nào ra khỏi khu vực mình không có giấy phép sẽ bị giam
tù.
2. Trạng Thái của Tự Đức đối Với Công Giáo
Chỉ trong mấy ngày mà tình thế khác hẳn. Đâu đâu cũng nhao nhao đồn lên rằng Tự Đức
đã đổi lòng, Tự Đức bênh vực Công giáo, Tự Đức muốn theo Công giáo. Có người tung ra giữa
dân chúng một tin làm náo động lương cũng như giáo rằng Tự Đức đã đến họ Kim Long trong
lúc đêm tối, người ta đổ nước trên đầu ông, ông là một Công giáo thiệt thụ, ông sắp sửa hạ sắc dụ
bắt toàn dân theo đạo Công giáo, và diệt tận tuyệt những người không chịu tòng giáo. Dưới đây
11
Tsuboi, op. cit., trg 236.
12
Những thủ lãnh đó là ai? Hồng Tập? Nguyễn Văn Viên? Hướng Văn Chất?
là chỉ dụ công bố tháng 7-1867 của Tự Đức ra sau lúc khám phá được âm mưu của Văn Thân.
Dụ này diễn tả một phần nào trạng thái của Tự Đức đối với Công giáo.
“Lúc Trẫm còn niên thiếu, trẫm đã được hân hạnh kế vị các Tiên đế để làm phụ mẫu chi
dân. Vì vậy đối với trẫm, mỗi người dân trong nước đều là con cái của trẫm. Nhiều khi con cái
ăn ở tốt lành, nhưng cũng lắm lúc chúng ăn ở ngang tàng xấu xa. Bổn phận của kẻ làm cha mẹ là
phải biết dạy dỗ và sửa phạt chúng, nhưng sau khi đã sửa phạt, cha mẹ phải thương mến con cái
như trước. Nếu cha mẹ đánh nó là vì muốn cho nó nhận lỗi và hối cải ăn năn.
Cách đây vài năm, Phalangsa và Iphanho đã đến chiếm cứ đất đai của chúng ta. Để kháng
cự lại, chúng ta, tất c
ả đã phải chịu bao nỗi khó khăn, các quan tâu với trẫm rằng: ‘Chính bọn
Gia Tô vì không được tự do giữ đạo đã cầu cứu hai nước ấy.’ Do đó, các ông bảo phải phân tháp,
phải giam tù tất cả những người Gia Tô để tránh một tai họa lớùn lao. Vì báo cáo sai lầm và đầy
mâu thuẫn, tình thế lại bấp bênh, trẫm không biết đâu là sự thật, không biết phải nghe ai, nên
trẫm và các quan đại thần đã dùng nhữ
ng biện pháp nghiêm ngặt, nhưng vừa phải. Trẫm là phụ
mẫu chi dân, trẫm nỡ nào sát hại những người dân, người con trong nước. Có những quan yêu
cầu giết sạch dân Gia Tô, nhưng trẫm không thể chấp thuận một giải pháp như vậy. Trẫm đã
dùng một biện pháp nghiêm ngặt nhưng vừa phải là biện pháp phân tháp dân Gia Tô.
13
Như thế
dân chúng biết lòng trẫm độ lượng đến mức nào?
Những người có phận sự phải thi hành sắc dụ của trẫm, có nhiều ông quan đã dùng dịp
này để làm khổ dân đến cực độ. Trẫm rất lấy làm đau lòng vì những hành động trên. Lúc hòa
bình về lại, trẫm đã cấp tốc truyền cho giáo dân về quê hương xứ sở để giữ đạo của mình.
14
Dầu vậy ở trong nước vẫn có bè đảng.
15
Có những đảng thấy mình được che chở, thành
thử trở nên kiêu căng tìm cách báo thù làm cho cả toàn dân phải than phiền, đảng khác ghét
chúng và tìm mọi cách để phá hoại.
Phần các người Gia Tô giáo, trẫm nhận rằng: Gia Tô giáo ở vào một tình thế khó khăn,
nhưng dù sao sự trung thành của Gia Tô giáo đối với Đạo và luật nước làm trẫm hết sức khâm
phục. Trong cách đối xử, trẫm sẽ không phân biệt lương hay giáo, nếu Gia Tô giáo còn giữ một
mối thù, tức nhiên Gia Tô giáo không theo lệânh vua, Gia tô giáo sẽ là phiến loạn: Đã là phiến
loạn thì còn gì là Gia Tô giáo nữa? Hãy lo tập mình đi đến chỗ toàn thiện ngõ hầu Trời có thể
nhận lời cầu xin của dân Gia Tô giáo. Theo những nguyên tắc Gia Tô giáo, chúng ta không nên
bận tâm đến danh vọng, đau khổ, khinh chê, phỉ báng.
“Còn Văn Thân, không hiểu các ông đã học ở sách nào để vi phạm luật nước bằng cách
tập trung trong các làng để giết hại Gia Tô giáo. Các triết gia đã lên án vũ lực, các ông không có
quyền hoạỉt động như thế. Nếu hoạt động vì thù hằn nhau, không những ngườụi này sẽ nuốt
người kia, như cá lớn nuốt cá bé ở ngoài biển, mà có khi sẽ nổi lên chống chính quyền, như vậy
sẽ gây ra không biết bao là tai hại. Ai sẽ chịu trách nhiệm về những vụ lộn xộn, phải chăng là
Văn Thân?
“Các ông đã báo cáo Gia Tô giáo âm mưu nổi loạn, nhưng vô bằng cớ. Cái có bằng cớ là
Văn Thân, người có chữ nghĩa sao lại ăn ở như thế được? Người Công giáo đã bị bạc đãi, nhưng
không phải vì họ không có lỗi, vì họ đã theo một thứ đạo khác hẳn với đạo chúng ta làm chúng ta
nghi ngờ họ. Nay hòa bình đã trở về lại. Lòng người Gia tô giáo hân hoan và họ đã quên hẳn tất
cả những nỗi đau khổ nhục nhã của họ, vâỉy sao Văn Thân còn sợ Gia Tô giáo thù oán? Một
người Gia Tô giáo trước lúc hoạt động phải suy xét công việc mình được làm hay không được
13
Biện pháp vừa phải, nhưng cũng đã làm cho 50,000 Công gíáo phải thiệt mạng. Xem Chương Hai Mươi Ba, số
VIII.
14
Thật ra Tự Đức ra lệnh như vậy vì phải thực thi Hiệp ước 1862.
15
Văn Thân.
phép làm. Nếu người Gia Tô giáo không tuân theo luật, người ấy đã phạm lỗi với đạo. Vả lại,
chính phủ có đủ sức để dẹp yên mọi cuộc âm mưu dấy loạn.”
16
Trong dụ có nhiều điều sai lạc, nhưng một điều không chối cãi được là Tự Đức ca tụng
lòng trung thành của người Công giáo và công nhận người Công giáo đã bị vu oan. Khi Giám
mục Sohier ở Pháp về, chín tiếng đại bác nổ vang chào mừng lúc ngài đến hải cảng. Tự Đức còn
truyền cho một phái đoàn gồm các quan đại thần tới chào mừng giám mục tại dinh người. Thái
độ của Tự Đức thay đổi nhiều và nó có giá trị hơn một sắc dụ.
Thái độ ấy lại rất rõ ràng từ ngày mất Nam Kỳ. Tự Đức muốn tìm hiền tài để giúp vua
chống Pháp. Riêng đối với giáo dân, Tự Đức cũng khoan dung chấp nhận, không còn khắt khe
như trước. Năm 1857, nhà vua hạ lệnh đánh cả trăm trượng hai Nho sinh Lương Trợ Lý và
Hoàng Hữu Phu ở Quảng Bình chỉ vì dám xin vua khoan dung cho giáo dân và dám thẳng thắn
nói: “Không thể cưỡng bức nhân dân bỏ đạo,” thì nay Tự Đức đã lắng nghe bản điều trần Giáo
Môn Luận
17
của Nguyễn Trường Tộ. Vua lấy làm cảm động khi bản điều trần xác minh về tinh
thần yêu nước của người dân theo Gia Tô giáo.
18
Tự Đức hành động như vậy vì có một sự thay
đổi sâu xa trong thái độ của ông đối với Công giáo.
19
Nhận thấy trạng thái của vua đã đổi, Giám mục Sohier cho xây cất một ngôi nhà thờ khá
đẹp. Lúc nhà thờ hoàn thành, ngài tổ chức một cuộc rước kiệu Thánh Thể lớùn lao vĩ đại. Toàn
dân giáo lẫn lương đến dự cuộc rước kiệu. Thế rồi mỗi năm, ngài vẫn tổ chức những cuộc kiệu
lớn lao ấy mà không bị phiền hà. Chính phủ Việt Nam hoàn toàn tôn trọng sự tự do tín ngữơng
của dân chúng.
16
Mark McLeod, The Vietnamese Response to French Intervention, 1862-1874, page 90-91, “Were this document a
veritable imperial edict, it would constitute conclusive proof of Phan Phat Huon’s assertion that the Tu Duc
Emperor’attitude toward the Vietnamese Catholics underwent a profound transformation during the years following
the 1862 treaty. Yet the authenticity of the document is ques-tionable. The ideas expressed therein are
uncharacteristic of the Tu-duc Emperor’s attitudes as they can be seen in pre-war and wartime documents of his
certain autorship, which obliges Phan Phat Huon to meet a heavy burden of proof. This he does not do; he cites no
source for the document, and the only date indicated is the imprecise ‘after the discovery of the scholars plot,’ by
which he perhaps means the examination field rebellions of 1864. Several lin-guistic anomalies and cultural
incongruities further render the document suspect.
“A possible answer is that it is the author’s own translation into Vietnam-ese of an alleged imperial edict published
in Frech translation in the Annals de la Propagation de la Foi, volume XXXVIII, 1865. The document published
there was reproduced from a letter of Father Bernard to Monsignor Sohier in Septemvber 1864. Father Bernard did
not supply a precise date or copy of the original for comparison with his translation. In any case, it would be
dangerous to place much credence in the genuineness of the Viêtnamese-language docu-ment presented by Phan
Phat Huon as an edict authored by Emperor Tu-duc.
“Several imperial documents of certain authenticity issued in relation to the Nghe -tinh rising of 1874 supply
conclusive evidence that even the more nuanced argument of Tran van Giau for a subtle change in Tu-Duc’s attitude
is untenable. Since the purpose of citing these documents is only to refute the ar-gument that there was a change in
Tu-duc’s attitude toward the Catholics.”
Về sự thay đổi thái độ của Tự Đức, xem:
- Louvet, op. cit., Tập II, trg 413 và tiếp.
- Thư của Lm. Bernard gởi Gm. Sohier 17-9-1864 in ở trong Annales de la Propagation de la Foi, Tập XXXIII, trg
325-327.
- Tuck, French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Viet Nam 1857-1914, trg 181-188.
- Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam (Sài Gòn, 1974), Tập III , trg 542, 543 (Ronéo) ghi: “Vua Tự Đức
thay đổi hẳn thái độ đối với người Công giáo...” Thái độ được giải bày trong một sắ
c dụ được ban hành vào tháng 7
năm 1867.
17
Essay on The Threshold of the Religion.
18
Cao Thế Dung, Việt Nam Huyết Lệ Sử (New Orleans, 1996), trg 228.
19
Để trả lời Mark Mc Leod, The Vietnamese Response to French Intervention 1862-1874, trg 90-91.
Hình 45: Hình phạt đối với các tín hữu không chịu quá khóa.
Cũng vào thời ký ấy, Tự Đức nhận được một bức thư nặc danh. Trong bức thư ấy, kẻ vô
danh cáo Giám mục Sohier khi đi Pháp về đã mang theo nhiều ký thuốc độc để âm mưu giết vua
và đình thần. Xong công việc tội ác này, giám mục với sự giúp đỡ của dân Công giáo, sẽ cướp
ngôi vua. Theo chương trình, quân đội Pháp sẽ giúp vào một tay để chém giết những người
lương không chịu tòng giáo. Tự Đức mỉa mai nói với các quan rằng: “Vì các khanh sợ thừa sai
bỏ thuốc độc, tôi cấm ngặt các khanh đến nhà các thừa sai.” Thế là các quan mất dịp làm tiền vì
không được mon men đến nhà các thừa sai nữa, và đồng thời các thừa sai được an dạ truyền giáo
mà không còn ai dám đến quấy rầy.
Từ lúc Việt Nam ký tờ hòa ước với Pháp, Tự Đức không bao giờ mỉm cười. Năm 1862
tóc ông trở nên trắng bạc mặc dù lúc ấy mới 33 tuổi. Trong sắc dụ ra năm 1867, Tự Đức công
nhận vì lỗi của ông nên Trời đã giáng họa xuống cho dân chúng.
20
Tự Đức mở mắt không những về vấn đề tông giáo mà ngay về vấn đề chính trị. Ông
thành thật xin chính phủ Pháp giúp đỡ về đường binh bị. Vì thế ông kêu mời nhiều sĩ quan Pháp
tới Huế để thiết lập một trường Võ bị. Đồng thời Tự Đức nhân dịp Giám mục Sohier về Pháp
cũng nhờ ngài chiêu mộ các giáo sư đến Việt Nam mở một Đại Học Đường theo l
ối Âu Châu tại
kinh thành Huế. Nhưng vì các quan triều đình ghen tương và hẹp hòi làm các sĩ quan Pháp không
thể chịu đựng được thái độ của các ông và cũng vì các quan phản đối quyết liệt nên hai việc ấy
đều không thành.
20
Louvet, op. cit., Tập II, trg 439.
Năm 1869, vua Tự Đức ra hai sắc dụ bênh vực người công giáo. Sắc dụ thứ nhất Tự Đức
cho phép người Công gíáo được tập họp thành những làng riêng biệt, được có những lý trưởng
Công giáo. Trong sắc dụ thứ hai, Tự Đức cấm ngặt người lương không được nhục mạ người
Công giáo và cũng không được quấy rầy họ về những lễ nghi tông giáo. Chính Gia Long cũng
không bao giờ ra sắc dụ có tính cách ủng hộ người Công giáo như Tự Đức. Tiếc một điều là Tự
Đức không còn đủ uy tín để bắt các quan và dân chúng theo những huấn lệnh của ông.
3. Văn Thân Sát Hại Công Giáo Nam Định (1868)
Từ lúc Pháp chiếm ba tỉnh miền Nam, Văn Thân ở Bắc hình như không còn muốn tuân
theo lệnh của triều đình Huế nữa, lấy cớ rằng để chống Pháp trong trường hợp Pháp đổ bộ lên đất
Bắc. Các Văn Thân ở những tỉnh Ninh Bình và Nam Định thành lập những đội quân lưu động
đặt dưới quyền của mộỉt quan thượng hồi hưu
21
rất có uy thế mà dân gọi là Hoàng Giáp Tam
Đăng.
22
Ông có uy thế vì tất cả các ông tú tài, cử nhân, cùng một số đông các quan chức là cựu
học sinh của ông. Triều đình không bao giờ ưng thuận sự thành lập những đội quân lưu động kia
và ra giấy giải tán, nhưng các quan làm lơ không muốn tuân theo lệnh của triều đình.
23
Ngày 14-1-1868, Văn Thân vây đánh làng Kẻ Trình và các họ đạo ở Nam Định. Họ đốt
nhà thờ, nhà các bà phước và 30 nhà người Công giáo. Người Công giáo kháng cự lại và bắt giữ
hai Văn Thân trong số đó có ông Tú Đường. Tú Đường bị triều đình lên án giảo giam hậu, nhưng
vua muốn xử hòa hai bên nên ra lệnh phạt cha xứ Kẻ Trình. Đồng thời quan án Nam Định bị
triệu về Kinh. Khi đi qua Nghệ An, ông ta xúi giục dân chúng đốt các làng có đạo.
Nhận thấy tình hình căng thẳng, các giám mục lo sợ lệnh cấm đạo có thể truyền ra trong
nay mai, nên lại cấp tốc truyền chức cho ba giám mục phó. Giám mục Barnabé Garcia Cézon
Khang giáo phận Trung Đàng Ngoài truyền chức cho cha Emmanuel Riano Hoà; Giám mục John
Gauthier giáo phận Nam Đàng Ngoài truyền chức cho cha Yves Croc; và Giám mục Joseph
Theurel giáo phận Tây Bắc Việt truyền chức cho cha Paul Puginier. Giám mục Theurel trước lúc
qua đời đã có công lập chủng viện tại Phúc Nhạc.
4. Pháp ở Bắc Kỳ
A. Jean Dupuis và Francis Garnier
Đang lúc việc giao thiệp Việ
t-Pháp lâm vào giai đoạn khó khăn, Jean Dupuis đến làm cho
việc giao thiệp càng khó khăn thêm.
Jean Dupuis là một thương gia Pháp. Được sự khích lệ của bộ trưởng hải quân Pothuan
và viên toàn quyền Pháp ở Sài Gòn,
24
Dupuis muốn mở đường mậu dịch ở Bắc và Vân Nam bên
Trung Hoa. Dupis cương quyết muốn dùng sông Hồng Hà để mở một con đường thủy lên Vân
21
Morey, Mrg. Theurel, trg 212.
22
Ravier, Sử Ký Hội Thánh (Hà Nội, 1934), Tập III, trg 569.
- Annals of the Propaganda of the Faith, Tập XL, trg 441, 1868. Thư của Giám mục Theurel, giáo phận Tây Đàng
Ngoài ngày 18-2-1868 gửi cho Bề Trên thừa sai Pháp.
23
Dương Kinh Quốc, Việt Nam (Hà Nội, 1981), Tập I, trg 115. Tháng 2-1868, giáo dân Nam Định nổi dậy chống
Văn Thân. Võ Huy Sĩ, Bùi Huy Kỳ và một số người đề nghị với triều đình cho họ được tự trang bị vũ khí để tiêu
diệt cha cố và giáo dân trong tỉnh. Tự Đức không chấp thuận và quyết định nhờ các giáo sĩ người Pháp dàn xếp với
giáo dân Nam Định. Xem:
- ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXVI, 4-12-1873, Tờ 53-55, CRO 2: CB 385.
24
Louvet, Vie de Mgr. Puginier (Hà Nội, 1894), trg196.
- Tuck, Thừa Sai Công Giáo Pháp (TPHCM, 1989), trg 781-784, 786-790.
Nam. Tháng 11-1872, ông tới Hải Dương, và nơi đây ông gặp thuyền trưởng Senez chỉ huy chiếc
Bourayne. Nhờ Senez giới thiệu, Dupuis được yết kiến ông Lê Tuấn, trấn thủ Hải Dương.
Ông trấn thủ khước từ không cho phép Dupuis tiếp tục hành trình trên sông Hồng Hà, vì
chỉ nhà vua mới có quyền ban phép ấy. Dupuis bèn yêu cầu ông trấn thủ vận động với triều đình
Huế để ông được tiếp tục đi đến Vân Nam. Dupuis phải đợi lệnh từ triều đình Huế khoảng 2
tuần. Hai tuần trôi qua không thấy có giấy tờ gì ở Huế đến, và Dupuis tự tiện cho tàu chạy lên Hà
Nội, trái với luật lệ hiện hành ở trong nước.
25
Vừa tới Hà Nội, quan quân Việt Nam rất bỡ ngỡ và lập tức điều động binh sĩ đề phòng.
Dupuis đến đây cũng xin phép lên Vân Nam, nhưng các quan trả lời phải đợi lệnh triều đình. Lúc
này Dupuis nảy ra ý kiến muốn gặp Giám mục Puginier. Các quan cũng viết thư rất lịch sự mời
Giám mục tới Hà Nội với hy vọng rằng Giám mục Puginier sẽ thuyết phục Dupuis bỏ ý định tiếp
tục đi Vân Nam, là một việc mà nhà đương cục Hà Nội không thể cho phép, không phải vì muốn
làm khó dễ hay xảo trá như các sử gia Pháp diêãn tả,
26
nhưng vì nhận thấy trong đoàn thuyền của
Dupuis có hai chiếc pháo hạm Hôàng Giang và Lao Kay kéo theo sau một chiếc ghe Sơn Tây
khổng lồ chở 7.000 súng truờng Chassepot, 30 khẩu đại bác và 15 tấn đạn dược.
27
Nhà đương cục Hà Nội trông cậy Giám mục Puginier dùng thế lực của người khuyên dụ
Dupuis ở lại để chờ giấy phép triều đình Huế, bằng không, phải kéo tàu lui về. Rõ ràng Dupuis
phạm đến luật hiện hành trong nước và luật này là một luật hữu lý vì chẳng có chính phủ nào cho
phép người ngoại quốc được tự do chuyên chở khí giới lưu thông trong nước mình cả. Hơn nữa
Dupuis là một người Pháp và lúc ấy Pháp vừa dùng võ lực để chiếm Cửa Hàn và ba tỉnh Nam
Kỳ. Rất tiếc vì Giám mục Puginier chưa hiểu rõ tình thế nên mới yêu cầu nhà chức trách Hà Nội
cho tự do lưu thông trên sông Hồng Hà. Ngài tưởng như vậy sẽ có lợi cho Pháp và nhất là cho
Việt Nam.
Lúc tướng Hoàng Kế Viêm
28
vâng lệnh triều đình Huế đến Hà Nội. Ông bàn thảo trong
hơn một tiếng đồng hồ với giám mục nhưng không đi đến một kết quả nào. Chính phủ Việt Nam
muốn giải quyết vấn đề được ổn thỏa nên nhờ chính phủ Pháp giàn xếp. Không ngờ chính phủ
Pháp lấy dịp này để chiếm đất Bắc Kỳ.
29
Đô đốc Dupré lúc ấy chỉ huy toàn lực lượng Pháp ở Sài
Gòn, bề ngoài nghĩa là đối với chánh phủ Việt nam xem ra không thừa nhận công việc của
Dupuis, nhưng Dupré ngầm giúp Dupuis để mở con sông Hồng Hà cho tàu buôn Pháp.
Hiệp ước 1862 trở nên vô giá trị vì Pháp đã vi phạm Hiệp ước ấy bằng cách dùng võ lực
chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867. Đang lúc hai chính phủ còn đang thương
thuyết, Dupuis không kể gì đến pháp luật, và cứ tiế
p tục đi Vân Nam rồi trở về Hà Nội với 150
binh sĩ Trung Hoa. Thấy thế nhà đương cục Hà Nội tịch thu thuyền của Dupuis là một việc hữu
lý. Theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam, đô đốc Dupré gởi đến Hà Nội đại úy Francis
Garnier.
Sứ mạng của Francis Garnier là trục xuất Dupuis ra khỏi Bắc Kỳ, vì sự hiện diện của
Dupuis ở Hà Nội là bất hợp pháp và chính Dupré cũng công nhậ
n như vậy.
30
Nhưng sứ mạng của
25
ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXVI, 7-1-1873, Tờ 19-24, CRO 2: CB 381
26
Louvet, op. cit., trg197-205.
27
Masson, Souvenirs de l’Annam et du Tonkin (Aix-en-Provence, 1892), trg 49.
28
Tuck, op. cit., trg 798. Viêm là con rể của Minh Mạng, và là quan trấn thủ Nghệ An, thống lãnh binh lính ở
Tonkin.
29
Louvet, op. cit., trg 214. Thư của Francis Garnier gởi cho Giám mục Sohier ở Huế viết tại Sài Gòn đề ngày 6-10-
1873 đã bày rõ âm mưu của Pháp xâm chiếm Bắc Việt, “Il s’agit bien évidemment d’assoir l’influence fracaise aux
bords du fleuve Rouge et préparer au Ton-King un véritable protectorat.”
30
Ibid, trg 212.
- Tuck, op. cit., trg 780-781.