Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích đặc điểm của khu công nghiệp theo pháp luật hiện hành của việt nam và sưu tầm một ví dụ thực tiễn về khu công nghiệp để làm rõ các đặc điểm của khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.71 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT ĐẦU TƯ

ĐỀ BÀI:

HỌ TÊN

:

ĐỖ MINH TRƯỜNG

MSSV

:

422132

LỚP

:

N01-TL1

Hà Nội, 04/2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1


NỘI DUNG..........................................................................................................2
I. Hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về khu cơng nghiệp.....2
II. Phân tích đặc điểm của khu công nghiệp theo pháp luật hiện hành của
Việt Nam...........................................................................................................2
2.1. Khái niệm khu công nghiệp..................................................................2
2.2. Đặc điểm khu công nghiệp....................................................................2
2.2.1. Về chức năng hoạt động:................................................................2
2.2.2. Về không gian:.................................................................................3
2.2.3. Về thành lập:....................................................................................4
2.2.4. Về đầu tư cho sản xuất:..................................................................5
III. Ví dụ thực tiễn về khu cơng nghiệp.........................................................6
3.1 Về chức năng hoạt động.........................................................................6
3.2. Về không gian........................................................................................7
3.3. Về thành lập...........................................................................................8
3.4. Về đầu tư cho sản xuất..........................................................................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................9


MỞ ĐẦU

Xuất phát điểm là đất nước nông nghiệp, việc xây dựng một xã hội tiên tiến,
hiện đại đặt ra vơ số thách thức cho Việt Nam, địi hỏi chúng ta phải nâng cao năng
suất lao động, ứng dụng các thành tựu công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ… Muốn đạt được những mục tiêu đó, đầu tư phát triển cho công nghiệp là
điều tất yếu. Do đó, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho đến nay, cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vẫn ln là một nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng,
Nhà nước ta đặt ra, được thực hiện thơng qua các chủ trương, chính sách cụ thể.
Trong đó, không thể không kể đến việc quyết định thành lập các khu cơng nghiệp. Sự
ra đời của nó đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước. Với mong muốn tìm hiểu về vấn đề này, em xin chọn đề bài số 9:
“Phân tích đặc điểm của khu cơng nghiệp theo pháp luật hiện hành của Việt Nam
và sưu tầm một ví dụ thực tiễn về khu công nghiệp để làm rõ các đặc điểm của khu
công nghiệp.” làm bài tập lớn của mình.

1


NỘI DUNG
I. Hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về khu công nghiệp
Về cơ sở pháp lý, hiện nay, các hoạt động liên quan đến khu công nghiệp được
thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
(quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư); Nghị định
82/2018/NĐ-CP (quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế) và pháp luật
chuyên ngành về thuế, thương mại, đất đai, lao động, xây dựng cùng một số pháp luật
khác có liên quan.
II. Phân tích đặc điểm của khu công nghiệp theo pháp luật hiện hành của Việt
Nam
2.1. Khái niệm khu công nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018-NĐ-CP : “Khu cơng nghiệp là khu
vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy
định tại Nghị định này”. Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 cũng quy định :
“Khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.
Khái niệm mà các quy định pháp luật nói trên đưa ra đã phần nào thể hiện đặc
điểm và các yêu cầu cơ bản đối với khu công nghiệp.
2.2. Đặc điểm khu công nghiệp
2.2.1. Về chức năng hoạt động:
Đúng như tên gọi của nó, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công

nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Đồng thời, có thể dễ dàng
nhận ra đặc điểm này từ định nghĩa về khu công nghiệp được quy định tại Khoản 1
Điều 2 Nghị định 82/2018-NĐ-CP hoặc Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014.
Cho dù các tổ chức kinh tế được thành lập trong khu công nghiệp có thể thuộc
các hình thức sở hữu khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhưng lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp này là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ

2


cho sản xuất cơng nghiệp (có thể bao gồm hoạt động chế biến xuất khẩu do trong khu
cơng nghiệp, có trường hợp gồm cả khu chế xuất). Tại khu công nghiệp, khơng có
các hoạt động sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho loại hình
sản xuất này.
2.2.2. Về không gian:
Thứ nhất, khu công nghiệp được quy hoạch liên vùng, liên lãnh thổ; có ranh
giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác. Cụ thể, các khu công
nghiệp đều được xác định ranh giới bằng hệ thống hàng rào bao quanh, phân biệt với
các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh
bên trong hàng rào đó, khơng chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện
hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng (quyền hạn và nghĩa vụ của doanh
nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp được quy định tại Điều 31 Nghị định
82/2018/NĐ-CP) và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Cụ thể, theo điểm b Khoản 2
Điều 16 Luật Đầu tư năm 2014, khu công nghiệp là địa bàn được ưu đãi đầu tư.
Nguyên tắc ưu đãi áp dụng theo Điều 16 Nghị định 118/2015/NĐ-CP; hưởng hỗ trợ
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo Điều 18 cũng trong nghị định này.
Theo đó, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về
thuế (theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…),
đất đai (theo Luật Đất đai)… Ngoài ra, Nhà nước cũng đầu tư cho khu công nghiệp

kinh phí để giải quyết vấn đề mặt bằng, kho bãi, nhà xưởng, hệ thống xử lý chất
thải…, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất.
Thứ hai, khu cơng nghiệp là khu có điều kiện thuận lợi về địa – kinh tế và
thường không có cư dân sinh sống.
Về địa – kinh tế, khu cơng nghiệp thường được xây dựng tại vị trí thuận lợi về
kết nối giao thông, dễ dàng vận chuyển hàng hóa. Ngồi ra, tại một số địa phương,
khu cơng nghiệp còn được xây dựng tại địa điểm gần với nguồn nguyên liệu thiết
yếu, thuận tiện cho hoạt động sản xuất.
Về vấn đề dân cư, khoản 1 Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định:
“Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không cho phép dân cư sinh sống”. Việc ra

3


vào, tạm trú trong khu công nghiệp cũng bị giới hạn trong một số ít trường hợp, được
quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều luật nói trên.
Với vai trị quan trọng trong việc thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền công nghiệp quốc gia nói chung, tồn bộ hạ tầng kỹ thuật trong khu công
nghiệp được xây dựng, đầu tư để phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và
kinh doanh dịch vụ phục vụ cơng nghiệp, khơng phục vụ mục đích sinh sống của dân
cư, kể cả người Việt Nam, người nước ngồi làm việc trong khu cơng nghiệp. Điều
này khơng chỉ nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn kinh phí mà còn hạn chế ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp đến môi trường và đời sống dân
cư, phù hợp với chủ trương hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen lẫn khu dân
cư của Nhà nước.
Nhưng, có một điểm đặc biệt là Điều 32 Nghị định 82/2018/NĐ-CP lại quy
định về việc phát triển nhà ở, cơng trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động
khu công nghiệp, khu kinh tế. Quy định này dường như mâu thuẫn với các nội dung
nói trên. Tuy nhiên, hoạt động này khơng có mối liên hệ với việc cho phép dân cư
sinh sống trong khu công nghiệp, cũng khơng nhằm mục đích phục vụ dân cư thơng

thường. Đối tượng mà nó hướng đến ở đây là người lao động, với mục đích là tạo
mơi trường thuận lợi, khích lệ người lao động trong q trình làm việc tại khu công
nghiệp.
2.2.3. Về thành lập:
Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành
lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Điều này
tạo nên sự tập trung thống nhất trong việc quản lý; hạn chế tình trạng các tỉnh tự ý
thành lập các khu cơng nghiệp.
Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, quy hoạch phát triển khu công
nghiệp sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư “là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham
mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế

4


hoạch đầu tư cơng của quốc gia…”1. Cịn bộ, ngành và nhất là ủy ban nhân dân tỉnh
có mỗi liên hệ chặt chẽ với khu công nghiệp (thành lập tại địa phương). Do đó, việc
quy định các cơ quan nói trên xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp là điều
hợp lý.
Ngồi ra, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp chủ yếu
đều thực hiện theo pháp luật đầu tư (Điều 4 Nghị định 82/2018/NĐ-CP).
Khu công nghiệp không đơn thuần là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản
xuất cơng nghiệp mà cịn là mơ hình kinh tế được nhà nước đầu tư nhằm thực hiện
những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể. Để đạt được các mục tiêu đó, Nhà nước phải
thiết lập trong khu công nghiệp một môi trường đầu tư thuận lợi với hệ thống kết cấu
hạ tầng, cơ chế chính sách tồn diện, đồng bộ, địi hỏi nguồn kinh phí khổng lồ. Vì

vậy, trước khi được thành lập, việc thẩm định kỹ càng với sự tham gia của nhiều cơ
quan như trên là một đặc điểm thiết yếu của khu cơng nghiệp. Dựa trên cơ sở này,
Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định thành lập khu công nghiệp tại những địa bàn cụ
thể; theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập khu công
nghiệp. Tất cả đều tuân theo một trình tự, thủ tục do luật định, khơng mang tính tự
phát.
2.2.4. Về đầu tư cho sản xuất:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhằm tạo tính năng động, đa dạng về
loại hình doanh nghiệp trong khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư, trong phạm
vi khu cơng nghiệp có thể bao gồm cả các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ hoặc cũng có thể chỉ
thành lập doanh nghiệp chế xuất - chuyên chế tạo, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu
(Việc thành lập này phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã
được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu cơng nghiệp).
Khu chế xuất có ranh giới địa lý phân biệt với các khu vực còn lại của khu công
nghiệp và áp dụng quy chế pháp lý riêng. Đặc biệt, ranh giới địa lý khu chế xuất cịn
có ý nghĩa như hàng rào hải quan. Theo đó, tổ chức, hoạt động thương mại trong khu
1 Điều 1 Nghị định 86/2017/NĐ-CP

5


chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan (theo luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu). Ngồi ra, khu cơng nghiệp gồm một số loại hình khác: khu
cơng nghiệp hỗ trợ, khu cơng nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, do giới hạn về dung lượng,
trong bài viết này em xin phép khơng phân tích sâu về đặc điểm riêng của các loại
hình này theo pháp luật hiện hành.
III. Ví dụ thực tiễn về khu cơng nghiệp
Hiện nay, khu công nghiệp Phú Nghĩa được coi là khu công nghiệp kiểu mẫu và
văn minh hàng đầu của thủ đô Hà Nội với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ giao

thơng, điện, cấp thốt nước, xử lý nước thải, thông tin liên lạc đến hệ thống kho tàng
bến bãi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, dịch vụ công nghiệp một cách bền
vững và là điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài.
3.1 Về chức năng hoạt động
Với sự tham gia đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước (trong
đó có 85 doanh nghiệp FDI), hoạt động sản xuất công nghiệp ở khu công nghiệp Phú
Nghĩa diễn ra hết sức sôi động. Là một khu chuyên sản xuất công nghiệp nhưng đặc
biệt, Phú Nghĩa ưu tiên cho ngành công nghiệp nhẹ, ít gây ơ nhiễm cho mơi trường.
Theo đó, ở khu cơng nghiệp này, có thể thấy sự xuất hiện nhiều nhà máy của các
doanh nghiệp lớn như: nhà máy Điện tử Toyota Electric Control (Nhật Bản), TNHH
Chee Wah, CP Rượu Việt Nam- Thụy Điển, May thời trang cao cấp Starlight
(Singapore), Thực phẩm SunjinMiwon (Hàn Quốc)…
Như vậy, khu công nghiệp Phú Nghĩa đã đảm bảo thực hiện đúng chức năng
theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018-NĐ-CP, Khoản 11 Điều 3 Luật
đầu tư năm 2014.
3.2. Về không gian
Khu công nghiệp Phú Nghĩa nằm trên trục QL6A giữa hai thị trấn Chúc Sơn và
Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Tổng diện tích khu cơng nghiệp là
170 hecta. Với vị trí và diện tích được xác định rõ như trên cùng với hàng rào bao
quanh, ranh giới địa lý của khu công nghiệp được xác định cụ thể, phân biệt rõ ràng
với các khu vực lãnh thổ khác. Theo đó, các doanh nghiệp nằm trong ranh giới này
được hưởng nhiều ưu đãi khi tham gia đầu tư. Chẳng hạn: ưu đãi về thuế nhập khẩu

6


máy móc thiết bị (miễn thuế nhập khẩu vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất
được, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp
cho hoạt động sản xuất của dự án…); miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật
tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu/ gia công sản phẩm xuất

khẩu; ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (17% trong 10 năm); ưu đãi về thuế giá
trị gia tăng; ưu đãi về tiền thuê đất…
Ngoài ra, khu công nghiệp Phú Nghĩa được xây dựng tại vị trí thuận lợi về địa
kinh tế. Cụ thể, đó là vị trí giao thơng thuận tiện cho việc giao thương và vận chuyển:
cách trung tâm Hà Nội 23km, cách sân bay Nội bài 40km, cách Cảng Hải Phòng
120km, cách QL21A 10km. Trong khu cơng nghiệp khơng có dân cư sinh sống (thỏa
mãn khoản 1 Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP) nhưng lại có hàng chục nghìn lao
động làm việc. Do đó, đảm bảo thực hiện quy định tại Điều 32 Nghị định
82/2018/NĐ-CP (quy định về phát triển nhà ở, cơng trình xã hội, văn hóa, thể thao
cho người lao động khu công nghiệp, khu kinh tế), khu nhà đáp ứng chỗ ở cho
28.000 lao động đã đi vào vận hành khai thác giúp cơng nhân có chỗ an cư lập nghiệp
để làm việc lâu dài. Ngồi ra, hồ nước, cơng viên cây xanh rộng 5,4 ha cũng được
xây dựng làm nơi thư giãn, tạo môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động
tại đây.
3.3. Về thành lập
Dựa trên quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ đã được phê duyệt, quy
hoạch phát triển khu công nghiệp Phú Nghĩa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) trình lên đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 24/12/2008, UBND tỉnh Hà Tây đã ký quyết định
số 2508/QĐ-UBND chính thức thành lập khu cơng nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương
Mỹ và giao Tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
3.4. Về đầu tư cho sản xuất
Không chỉ gồm các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp tiêu
dùng trong nước, tại khu công nghiệp Phú Nghĩa, cịn có thể thấy sự xuất hiện của
các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp để xuất khẩu như : Công ty
TNHH Đồ chơi Chee Wah sản xuất đồ chơi bằng nhựa xuất khẩu ra các nước Mỹ,

7



Châu Âu... ; Công ty Thời trang Star thu hút 2.000 lao động địa phương với các đơn
hàng xuất sang thị trường Châu Âu…
KẾT LUẬN

Có thể nói, các đặc điểm trên đây đã cho thấy nhà nước định hướng xây dựng
khu công nghiệp trở thành nơi tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư để phát triển nền
công nghiệp quốc gia. Trên thực tế, chính sách này tương đối hiệu quả, các khu công
nghiệp cũng đã thể hiện đúng vai trị của mình khi góp phần thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đạt được thành tựu đó, khơng thể khơng kể đến nỗ
lực xây dựng quy chế quản lý thống nhất cũng như việc đưa ra các chính sách ưu đãi
của nhà nước. Tuy nhiên, lựa chọn xây dựng nhiều khu công nghiệp để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cũng gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Đó cũng là một vấn đề mà
nhà nước cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đầu tư, Nxb Công an Nhân
dân, 2011
2. “Pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế”: luận án tiến sĩ luật học / Cấn Văn Minh ; PGS. TS. Trần Ngọc Dũng hướng
dẫn
3. Luật đầu tư năm 2014
4. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đầu tư)
5. Nghị định 82/2018/NĐ-CP (quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh
tế)
6. Các trang web:
/>
8



/>
9



×