Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.62 KB, 9 trang )

TỰ CHỦ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO MƠ HÌNH SINGGAPORE BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Trần Thị Trang
Trường Đại học Cơng nghiệp Việt Trì
Tóm tắt
Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đại
học Việt Nam dần tháo gỡ những rào cản về cơ chế để phát triển, bắt kịp trình độ của
khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, tự chủ trong giáo dục đại học ở nước ta đã có
nhiều chuyển biến tích cực, các trường đại học dần được trao quyền tự chủ trong các
mặt hoạt động. Tuy nhiên một số trường đại học còn chưa thực sự sẵn sàng thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Học hỏi kinh nghiệm trao quyền tự chủ cho các
trường Đại học từ các nước trên thế giới để thấy được chúng ta cần phải làm gì, xây
dựng mơ hình tự chủ như thế nào cho phù hợp là điều cần thiết. Điển hình như mơ
hình tự chủ của Singapore với những kết quả đã đạt được: giảm chi phí thanh tra giám
sát của chính phủ, thúc đẩy các trường tự thân năng động hơn đối mặt với nhu cầu của
thị trường lao động, nâng cao sức cạnh tranh, xếp hạng trường đại học… Những kết
quả đó cần được nghiêm túc nhìn nhận để thấy được những ưu điểm trong mơ hình tự
chủ của Singapore qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Từ khóa: Tự chủ giáo dục đại học; mơ hình tự chủ đại học Singapore; kinh
nghiệm tự chủ đại học từ quốc tế.
Dẫn nhập
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đã chứng
minh luận điểm của Mác: “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất chính”, lúc này khoa
học cơng nghệ thực sự là động lực cho tăng trưởng kinh tế, tri thức trở thành hàng hóa,
giáo dục trở thành lợi ích quan trọng nhất của mỗi người. Tuy nhiên, yêu cầu đối với
giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học cũng thay đổi. Để đảm bảo nguyên tắc trình độ
vững vàng và kỹ năng thành thục cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động, hệ thống các trường đại học cần có sự đổi mới cơ bản và toàn diện, từ quản
lý về mặt thủ tục hành chính đến chương chình nội dung, chuẩn đầu ra… Yêu cầu tất
yếu cần phải tái cấu trúc hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng,
mà bản chất là xem xét và định nghĩa lại mối quan hệ giữa giáo dục đại học với nhà
nước và với thị trường lao động. Quá trình này diễn ra đối với tất cả các trường đại học


trên thế giới, tiêu biểu với 3 mơ hình tự chủ đại học: Mơ hình tự chủ độc lập ở Anh,
Úc; Mơ hình bán tự chủ ở Pháp, New Zealand; Mơ hình bán độc lập ở Singapore.
Trong đó, chúng tơi đặc biệt lưu ý mơ hình của Singapore bởi tự chủ giáo dục đại học
của của Singapore đã đạt được những kết quả quan trọng, vận hành như là một phương
tiện hỗ trợ sự phát triển kinh tế quốc gia và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Nghiên cứu mơ
hình tự chủ của Singapore để thấy được những đặc điểm nổi bật, từ đó rút ra một số
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng, áp dụng vào quá trình thực hiện tự chủ đại học ở
Việt Nam.

523


Nội dung
1. Tự chủ giáo dục đại học – bản chất và các thành tố
Tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi cơng việc của mình khơng bị ai chi phối.
Tự chủ đại học là quyền được tự tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở một cách
chủ động, tích cực, sáng tạo nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của nhà
trường. Chủ thể thực hiện quyền tự chủ là lãnh đạo của các trường đại học đó.
Tự chủ đại học có nhiều cách hiểu khác nhau tùy cách tiếp cận và tùy theo nhận
thức về vai trò của nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Thực tế, nếu xét trong phạm vi mối quan hệ của cơ sở giáo dục đại học có thể được
nhìn nhận từ hai khía cạnh: Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa trường đại học với
các yếu tố bên ngồi thì tự chủ đại học được hiểu là khả năng thoát ra khỏi sự kiểm
soát, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao động và các ảnh
hưởng chính trị. Đó là quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạt
động cũng như thực hiện mục tiêu sứ mạng của trường. Thứ hai, ở cấp độ giữa trường
với các bộ phận trong trường. Đây chính là q trình quản lý của nhà trường với các
bộ phận trong trường trên cơ sở chất lượng, hiệu quả cơng việc, thốt ra khỏi phạm vi
quản lý hành chính. Như vậy, dù góc tiếp cận, mục đích tiếp cận khác nhau nhưng khái
qt chung có thể hiểu tự chủ của trường đại học là khả năng của trường được hoạt

động theo cách thức mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra.
Thực tế, các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh
của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn
trong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo
dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục theo hướng giáo dục
mở với mục tiêu xây dựng xã hội học tập.
Các thành tố của tự chủ đại học.
“Theo Anderson & Johnson (1998) các thành tố trong tự chủ đại học bao gồm:
Tự chủ nguồn nhân lực: Với quyền tự chủ này, trường được quyền quyết định
về các vấn đề liên quan đến điều kiện tuyển dụng, lương bổng, sử dụng nguồn nhân
lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học thuật và khu vực hành chính,...
Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên. Các cơ
sở giáo dục đại học có thể tự quyết định đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu đào tạo trên
cơ sở khảo sát đặc điểm, nhu cầu của thị trường lao động.
Tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương
pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình
và giáo trình học liệu,...
Tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, như các tiêu chuẩn của văn bằng, các
vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng.
Tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao
học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản.
Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý
và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường. [7]
Theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam, trường đại học có quyền tự chủ
trong năm lĩnh vực sau đây:
524


Xâi với giảng viên sau khi được tuyển dụng sẽ được ký hợp đồng ba năm một,
sau 6 năm không đạt được chức danh phó giáo sư thì nhà trường sẽ hủy hợp đồng

tuyển dụng. Để được đứng lớp, giảng viên phải thường xuyên nhận được sự đánh giá
tích cực từ Hội đồng khoa học khoa và sinh viên.
Đặc điểm trong mơ hình tự chủ của Singgapore.
Thứ nhất, tính linh hoạt trong cơ cấu tổ chức. Sản phẩm đầu ra của giáo dục đại
học là nguồn nhân lực đạt chuẩn vì vậy nhiệm vụ của các trường đại học trong đào tạo
527


cần phải gắn liền với nhu cầu của xã hội, xu thế của khoa học công nghệ và nền sản
xuất. Việc tăng sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội là giải pháp giúp nâng cao tính
linh hoạt trong tự chủ giáo dục đại học.
Mơ hình tự chủ đại học ở Singapore đã tạo ra tính linh hoạt trong các mặt hoạt
động của nhà trường, trong đó đặc biệt là tính linh hoạt trong tự chủ tài chính và tự chủ
chuyên môn học thuật. Đặc điểm này tạo điều kiện cho các trường có cơ hội tiếp cận
tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời nhà trường cũng có nhiều hơn các lựa
chọn trong việc thực hiện đa dạng hóa các mục tiêu đào tạo nhằm bắt nhịp với xu
hướng phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ hai, dân chủ hóa nền giáo dục. Sau khi được giao quyền tự chủ, các trường
đại học ở Singapore thực hiện cơ cấu tổ chức quyền lực trên cơ sở phát huy tối đa năng
lực và những đóng góp của các thành viên trong hội đồng nhà trường. Đó là sự chủ
động về cách thức quản lý nguồn lực bên trong của nhà trường nhằm đạt tới các mục
tiêu phát triển; là quyền tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức,
phân tách, thành lập các đơn vị trực thuộc, tuyển dụng, bổ nhiệm... Tính dân chủ trong
nền giáo dục giúp phát huy tối đa nguồn lực riêng của từng trường đại học. Từ đó, các
trường có cơ sở thiết lập riêng chương trình giảng dạy theo nhu cầu thị trường lao
động hay theo năng lực riêng của học sinh.
Như vậy, Trong cơ chế thị trường, q trình đào tạo của các trường đại học
khơng chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho khu vực nhà nước mà còn đáp ứng
nhu cầu cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục tiêu
đó trường đại học phải thực sự có quyền tự chủ trong cơng tác đào tạo. Nghĩa là đào

tạo không chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà còn đào tạo theo hợp đồng với các tổ chức
sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân phù hợp với khả năng của
nhà trường. Đó là cơ sở xuất phát mơ hình tự chủ giáo dục đại học ở Singapore. Đối
với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang có nhiều biến đổi, cơ chế
thị trường tác động ngày càng mạnh mẽ, cần thiết phải tiến hành tự chủ giáo dục đại
học và từ mơ hình Singapore chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều trong quá trình
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học hiện nay.
3.

Tự chủ đại học ở Việt Nam

Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học Việt Nam đã
có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua
Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện
qua các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ở Điều 10 đã nêu rõ “Trường đại học được quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học, cơng nghệ, tài chính, quan hệ quốc
tế, tổ chức và nhân sự”.[2]
Luật Giáo dục ban hành tháng 7 năm 2005 đã đề cập đến ở Điều 14 thể hiện:
“tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo
dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”[4]
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005 về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 cũng khẳng
528


định tầm quan trọng của việc hồn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo

hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự
quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học,
theo đó đổi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang
hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách
nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ
quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập.[3]
Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị
sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quyền tự chủ của đơn vị trong việc
xác định nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; trong việc tổ chức bộ máy
và biên chế trong đơn vị; trong việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức,
viên chức.[5]
Gần đây nhất là Dự thảo Luật giáo dục đại học năm 2018 được xây dựng cũng
quan tâm rất nhiều đến vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. “Đảm bảo quyền tự
chủ của các cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình, tăng cường
kiểm định chất lượng, đảm bảo ngun tắc cơng khai, minh bạch, có sự kiểm tra, thanh
tra của Nhà nước và giám sát xã hội, theo quy định của pháp luật” [1]. Dự thảo luật đã
đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến quyền tự chủ của các trường đại học như vấn
đề về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
sở giáo dục, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh…
Các văn bản phát quy của Nhà nước và Bộ giáo dục đại học đã tạo ra hành lang
pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng các quyền tự chủ đó
vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán,
đồng bộ trong quá trình thực hiện. Các cơ sở giáo dục đại học dường như vẫn chưa
thực sự mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý
tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh…
Như vậy, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế, chính sách, nhà
nước cần xây dựng thí điểm các trường đại học tự chủ mang tính chỉnh thể, đồng bộ,
từ đó nhận thức rõ ưu điểm hạn chế để chú trọng trong công tác triển khai thực hiện

trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, trong giải pháp trước mắt nhà nước cần hỗ trợ tích
cực bằng những biện pháp thích hợp, kể cả việc đặt nó dưới sự kiểm soát của nhà nước
như Singapore đã làm.
4.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mơ hình tự chủ của
Singgapore.
Từ kinh nghiệm của Singapore trong quá trình tự chủ giáo dục đại học, để tăng
cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay cần thiết học tập
một số kinh nghiệm từ mô hình Singapore.
Thứ nhất, quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được giao đồng bộ.
Khi trao quyền tự chủ cho các trường đại học, cần phải thực hiện đồng bộ trên
các mặt như: tự chủ tài chính; tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên
quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và
chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu… Các quy định pháp lý về
529


quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được thống nhất, nhất quán giúp các
cơ sở giáo dục đại học có được quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện
quyền tự chủ đó.
Thay đổi cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục đào
tạo với nhà trường. Bộ giáo dục không can thiệp vào các hoạt động giảng dạy cụ thể
của nhà trường, mà chỉ kiểm sốt, can thiệp hành chính ở một mức độ nhất định. Bộ
chủ quản cần có cơ chế ủng hộ các trường tự chủ tài chính, huy động kinh phí từ nhiều
nguồn khác nhau,
Thực tế, khi các quyền được trao quyền tự chủ nghĩa là quản lý vĩ mô về giáo
dục đại học cần được thay đổi. Khi đối tượng quản lý thay đổi sẽ đòi hỏi sự thay đổi về
phương thức quản lý. Không thể giữ nguyên phương thức quản lý vĩ mơ như cũ nhưng
cũng khơng phải xóa bỏ hồn tồn vai trị quản lý của nhà nước. Tự chủ đại học chỉ có

thể thực hiện trong điều kiện tồn tại cơ chế quản lý vĩ mơ thích hợp. Trong đó các cơ
quan nhà nước thay vì kiểm sốt sẽ thực hiện quyền giám sát và đánh giá.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá về tự chủ đại học.
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có nghĩa là các trường đại
học tự hoạt động và thoát khỏi mọi sự giám sát, đánh giá. Quyền tự chủ gắn liền với
quyền tự chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của các trường đại học là đảm bảo kế hoạch
mục tiêu đào tạo theo những thỏa thuận đã cam kết. Nhà nước trên cơ sở các thỏa
thuận của các trường đã đăng ký sẽ đánh giá mức độ, hiệu quả thực hiện quyền tự chủ
của các trường, trên cơ sở đó sẽ có những biện pháp vĩ mơ phù hợp. Nghĩa là vai trị
kiểm sốt của nhà nước sẽ thay đổi, thay vì kiểm tra điều kiện, quá trình hoạt động,
nhà nước sẽ chuyển sang kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đồng thời có những biện
pháp xử lý nghiêm những vi phạm.
Thứ ba, linh hoạt và dân chủ trong quản lý nhà trường
Như đã phân tích trong đặc điểm mơ hình tự chủ của Singapore, tính linh hoạt
và dân chủ đã giúp cho các trường đại học ở Singapore phát huy tối đa nguồn lực riêng
tạo điều kiện thiết lập chương trình giảng dạy theo nhu cầu thị trường lao động. Đối
với Việt Nam, để phát huy vai trò trách nhiệm của các trường đại học trong tự chủ,
trước hết Nhà nước cần trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học một cách đồng
bộ nhưng bản thân các trường cần linh hoạt và dân chủ trong thực hiện phân cấp cho
các đơn vị trong trường; mở rộng nguồn thu và khốn chi; hồn thiện quy chế chi tiêu
nội bộ; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường; tổ chức
hoạt động kiểm sốt nội bộ và cơng khai tài chính; đào tạo nâng cao năng lực quản lý
tài chính cho các đơn vị trong trường.
Kết luận và khuyến nghị
• Kết luận
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học để bắt kịp xu hướng phát triển của
các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta phải tiến hành tự chủ đại học. Học hỏi
mơ hình tự chủ của Singapore để từ đó nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình nước ta là một hướng giải pháp hiệu quả, thiết thực.
• Khuyến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo

Như đã trao đổi trong phần giới hạn của nghiên cứu, chúng tơi mới chỉ nghiên
cứu mơ hình tự chủ đại học của Singapore, bản chất, nội dung và những đặc điểm của
530


mơ hình tự chủ đó, trên cơ sở đó góp nhặt những nhận xét về kinh nghiệm để quá trình
tự chủ đại học ở Việt Nam có thể tiếp biến. Còn rất nhiều khoảng trống để các nghiên
cứu tiếp theo có thể tiếp. Vì vậy, những nghiên cứu sắp tới có thể triển khai theo các
hướng sau: Kinh nghiệm từ các mơ hình tự chủ độc lập, hay mơ hình bán tự chủ; Điều
kiện và khả năng thực hiện tự chủ ở Việt Nam; thực trạng và những giải pháp cơ bản
cho q trình tự chủ của Việt Nam…
Có thể nói tự chủ đại học là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Quá trình
này sẽ tạo điều kiện để các trường năng động, linh hoạt hơn trong việc tiếp cận các
nguồn kinh phí từ xã hội, nâng cao năng lực cạnh trong đào tạo nguồn nhân lực theo
nhu cầu thị trường lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm
2018/QH14.
[2]. Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ - TTg, ngày
30/7/203.
[3]. Nghị quyết số 14/2005/NQ – CP ngày 2/11/2005 về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
[4]. Luật Giáo dục 2005, Luật số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
[5]. Thông tư số 07/2009/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 15/4/2009 về việc hướng dẫn
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và đào tạo.
[6]. Thuongtruong.com.vn/tintuctrongnuoc/Tự chủ Đại học – Kinh nghiệm và bài học
từ Singapore.
[7]. chủ đại học – xu thế của phát triển.


531



×