Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Bài giảng Giải phẫu sinh lý (Ngành: Y sỹ - Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 139 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC/ MÔ ĐUN:Giải phẫu sinh lý
NGÀNH/NGHỀ: Y sỹ - Điều dưỡng
( Áp dụng cho Trình độ. Trung cấp)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM 2017

1


GIẢI PHẪU - SINH LÝ
I. MỤC TIÊU
1. Mô tả được hình thể ngồi, hình thể trong và liên quan của các cơ quan trong
cơ thể người trên mơ hình, tranh vẽ.
2. Trình bày được chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể người và các
hoạt động điều hồ chức năng các cơ quan đó.
3. Vận dụng được kiến thức đã học về giải phẫu, sinh lý áp dụng vào nhận định
và chăm sóc người bệnh.
II. NỘI DUNG
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Giảng dạy
- Lý thuyết: Thuyết trình. Thực hiện phương pháp dạy - học tích cực.
- Thực tập: Tại phòng thực tập giải phẫu - Sinh lý của trường. Sử dụng mơn
hình, tranh, làm thực nghiệm để hướng dẫn học sinh.
2. Đánh giá
- Kiểm tra định kỳ: 3 điểm kiểm tra hệ số 2
- Thi kết thúc học phần: Thi trắc nghiệm: Bài thi có câu hỏi trắc nghiệm, sử


dụng tranh ảnh, mơ hình.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC
- Giải phẫu - Sinh lý -Tài liệu giảng dạy trong các Trường trung cấp Y tế
- Bài giảng sinh lý.
- Bài giảng giải phẫu.
- Giáo trình Học phần Giải phẫu - Sinh lý của Trường.

2


BÀI 1
ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẪU - SINH LÝ
Mục tiêu học tập :
1. Trình bày được đại cương giải phẫu người .
2. Trình bày được đại cương giải sinh lý người .
Nội dung :
I- Đại cương giải phẫu :
1. Định nghĩa :
Giải phẫu là mơn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, vị trí các cơ
quan trong cơ thể người.
Sự khác nhau giữa giải phẫu và phẫu thuật : Giải phẫu là mổ xác để
nghiên cứu còn phẫu thuật là mổ người sống để chữa bệnh.
Giải phẫu là cơ sở của tất cả các môn y học .
2. Tư thế và vị trí, chiều hướng giải phẫu :
a. Tư thế giải phẫu: Là tư thế người đứng thẳng, hai tay bng xi, mắt và hai
bàn tay hướng về phía trước .
b. Vị trí, chiều hướng giải phẫu:
Ta có các khái niệm sau.
- Trên, dưới
- Trước, sau.

- Phải, trái.
- Trong, ngoài.
Ngoài ra còn các định hướng khác:
- Gần, xa.
- Quay, trụ.
- Gan tay, mu tay ( chân ) .
Người ta cũng chia các đoạn chi của cơ thể ( cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng
chân) thành 3 đoạn để mô tả các vị trí gọi là: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
3. Đại cương xương:
a. Thành phần, số lượng:

3


Người có khoảng 206 xương được chia làm hai phần.
- Xương trục:
+ Xương sọ, mặt.
+ Xương thân mình: gồm xương sống và xương sườn, xương ức.
- Xương chi:

Xương chi trên và xương chi dưới.

b. Chức năng của xương:
- Nâng đỡ cơ thể, tạo ra hình thái của mỗi người .
- Bảo vệ cơ thể.
- Tạo thành hệ vận động.
- Tạo huyết.
- Dự trữ chất khoáng.
c. Phân loại:
- Xương dài: xương đùi, xương cánh tay, xương chày, xương trụ...

- Xương ngắn: các xương ở cổ tay, cổ chân...
- Xương dẹt: xương chậu, xương sọ...
- Xương bất định: là xương mà hình dáng khó mơ tẳ như: xương chậu,
xương hàm dưới...
4. Khớp:
Sự liên kết giữa hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau gọi là khớp.
Theo chức năng có khớp động, bán động và bất động.
5. Đại cương cơ: Gồm 3 loại.
- Cơ vân: (cơ bám xương ) sức co mạnh, vận động theo ý muốn của con
người.
- Cơ trơn: nằm ở thành các nội tạng, vận động không theo ý muốn.
- Cơ tim: có cả tính chất của cơ vân và cơ trơn.
II- Đại cương sinh lý:
Sinh lý là môn học nghiên cứu các quá trình, hiện tượng diễn ra trong cơ
thể người bình thường.
Trong cơ thể người có các q trình cơ bản sau.
- Chuyển hóa: Gồm hai q trình .
+ Đồng hóa: Là q trình tổng hợp những chất mà cơ thể thu nhận được
của mơi trường chuyển hóa thànhchất dinh dưỡng của cơ thể.

4


+ Dị hóa: Là q trình phân giải các chất thành chất đơn giản trong đó có
Cac- bo-níc và nước được đào thải ra ngồi. Q trình này cần có O-xy và tạo ra
năng lượng cho cơ thể.
- Tính chịu kích thích: Là khả năng của cơ thể sống đáp ứng được với các
tác nhân kích thích từ nội tại hoặc ngoại mơi.
- Sự sinh sản: Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển. Sinh vật
sinh sản theo hai cách vơ tính và hữu tính. Người sinh sản hữu tính.

Con cái sinh ra mang đặc tính của bố và mẹ là tính di truyền.
Sự thay đổi của tinh di truyền là biến dị.
Di truyền và biến dị là cơ sở tiến hóa của sinh vật.

BÀI 2
CƠ MẠCH MÁU THẦN KINH VÙNG ĐẦU, MẶT
CỔ, NÁCH, THÂN MÌNH
Mục tiêu học tập:
1. Mô tả đặc điểm cơ, mạch máu, thần kinh vùng đầu mặt cổ, thân mình
2. Trình bày được cấu tạo đại cương và các cơ quan đựng trong nách.
3. Vận dụng kiến thức vào chăm sóc sức khoẻ người bệnh.
Nội dung:
I. VÙNG ĐẦU MẶT CỔ
1. Các cơ:
1.1.Các cơ vùng đầu: Chia ra làm 2 loại.
1.1.1. Các cơ bám da mặt.
a. Các cơ bám da mặt có đặc điểm là:
- Một đầu bám vào da, mạc hoặc dây chằng một đầu bám vào xương.
5


- Vận động bởi các nhánh của dây thần kinh mặt (Dây số VII)
- Bám quanh các hốc tự nhiên của đầu mặt.
b. Các cơ ở vùng này phân thành các nhóm là :
- Các cơ trên sọ: Cơ chẩm trán, cơ thái dương đỉnh.
- Các cơ quanh tai: Trước, trên, sau tai.
- Nhóm cơ quanh hốc mắt: Cơ vịng mi, cơ cau mày, cơ hạ mày.
- Nhóm cơ quanh hố mũi: Cơ tháp, cơ hạ vách mũi và cơ mũi.
- Các cơ quanh miệng: Cơ vịng mơi, cơ mút, cơ năng mơi trên, cơ gị má
lớn và bé, cơ cười…

1.1.2. Nhóm cơ nhai:
- Cơ cắn.
- Cơ thái dương.
- Cơ chân bướm trong và ngồi.
1.2 Các cơ vùng cổ:
Chia nhóm vùng gáy và các cơ vùng cổ trước bên.
- Các cơ vùng cổ trước bên chia thành 3 lớp:
+ Lớp nơng: Cơ bám da cổ, cơ ức địn chũm.
+ Lớp giữa:
Các cơ trên móng: Cơ hai bụng, cơ trâm móng, cơ hàm móng, cơ cằm
móng.
Các cơ dưới móng: Cơ ức móng, cơ vai móng, cơ giáp móng.
+ Lớp sâu:
Các cơ trước cột sống: Cơ thẳng đầu trước, cơ thẳng đầu ngoài, cơ dài
đầu, cơ dài cổ.
Các cơ bậc thang: Trước, giữa và sau.
- Các cơ vùng gáy (vùng cổ sau).
+ Cơ thang.
+ Cơ trám bé, cơ nâng vai, cơ gối đầu, cơ gối cổ.
+ Các cơ dựng sống.
+ Các cơ gian gai cổ trước và sau.
2. Các động mạch:
2.1. Động mạch cảnh chung (ĐM cảnh gốc).

6


- Nguyên uỷ: Động mạch cảnh chung phải tách ra từ thân cánh tay đầu
ngay sau khớp ức đòn phải, động mạch cảnh chung trái tách ra ngay từ quai
động mạch chủ, có một đoạn đi trong ngực.

- Đường đi: Từ nền cổ động mạch cảnh đi lên dọc hai bên khí quản và
thực quản, tới bờ trên sụn giáp (ngang đốt sổng cổ IV) thì phình ra gọi là xoang
cảnh rồi tách ra thành 2 nhánh tận là động mạch cảnh trong và ngoài. Trên
đường đi động mạch cảnh chung không tách ra nhánh bên nào.
2.2. Động mạch cảnh ngoài.
- Động mạch cảnh ngoài là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh
chung, tách ra trên xoang cảnh, ngang mức bờ trên sụn giáp.
- Động mạch cảnh ngoài đi lên luồn sau bụng sau cơ hai bụng tới cổ
xương hàm dưới tách ra 2 nhánh tận là động mạch thái dương nông và động
mạch hàm trên.
- Động mạch cảnh ngoài tách ra 6 nhánh bên là: Động mạch giáp trên,
động mạch hầu lên, động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch chẩm và động
mạch sau tai.
2.3. Động mạch cảnh trong:
Cấp máu cho phần lớn não, mắt và cho các nhánh cho trán, mũi.
- Động mạch cảnh trong tách ra từ phía trên xoang cảnh đi lên tới nền sọ
chui vào trong sọ chạy ra trước xoang tĩnh mạch hang đến đầu trước xương
bướm thì chia thành hai nhánh là động mạch não trước và động mạch não giữa
tham gia vòng nối đa giác Williss cấp máu cho não.
- Phân nhánh bên:
+ Đoạn cổ: Động mạch cảnh trong không cho nhánh bên nào.
+ Đoạn trong sọ: Động mạch cảnh trong các nhánh nhỏ cho màng não,
cho mắt và nhánh cho mũi.

7


Động mạch cảnh trong

Động mạch cảnh trong


Động mạch cảnh chung

Quai động mạch cảnh chủ

3. Thần kinh:
Chi phối vận động và cảm giác cho vùng đầu mặt cổ do hai dây thần kinh
số V, số VII và đám rối thần kinh cổ.
II. VÙNG THÂN MÌNH
1. Các cơ thành ngực
Lồng ngực chia 3 thành:
- Thành ngực trước bên.
- Thành ngực sau.
- Thành dưới.
1.1. Thành ngực trước bên
* Các cơ:
- Lớp ngoài:
8


+ Phía trước có 2 cơ:
Cơ ngực to có tác dụng khép và xoay cánh tay vào trong.
Cơ ngực bé có tác dụng hạ vai, nở lồng ngực.
+ Các cơ bên:
Cơ lưng to và cơ răng trước có tác dụng khép và xoay tay vào trong làm
giãn nở lồng ngực.
- Lớp trong: các cơ gian sườn (liên sườn): Các cơ gian sườn ngồi và
trong.
* Mạch máu và thần kinh:
Bó mạch và thần kinh liên sườn chạy sát bờ dưới các xuơng sườn.

1.2. Thành ngực sau:
* Các cơ
- Lớp nông: Cơ lưng rộng có tác dụng khép xoay cánh tay vào trong, nâng
thân mình.
- Lớp sâu:
+ Các cơ răng bé (sau trên và sau dưới): có tác dụng trong động tác thở.
+ Cơ gai sống.
+ Cơ liên mỏm ngang.
+ Cơ lưng dài.
* Mạch máu và thần kinh
- Mạch máu: Các nhánh của động mạch dưới đòn, các nhánh của động
mạch liên sườn.
- Thần kinh: Nhánh của đám rối thần kinh cánh tay và các dây thần kinh
liên sườn.
1.3. Thành ngực dưới:
- Cơ hoành ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, cơ hồnh tham gia vào động
tác hơ hấp.
- Mạch máu và thần kinh:
+ Động mạch hoành là nhánh tách ra đầu tiên của động mạch chủ bụng.
+ Dây thần kinh hoành phải và trái chi phối cho cơ hoành.
2. Thành bụng
2.1.Bụng gồm có 4 thành: Trên, dưới, trước bên,và thành sau.

9


- Thành trên: Là vịm hồnh, ngăn cách lồng ngực với ổ bụng, gồm vịm
hồnh phải và trái.
- Thành dưới: Là đáy chậu.
- Thành sau: Gồm 3 lớp

+ Lớp sâu có 3 cơ : Cơ lưng to, cơ răng bé sau dưới và cơ gai sống.
+ Lớp giữa có 2 cơ : Cơ liên mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng
+ Lớp trước có cơ thắt lưng chậu.
- Thành trước bên:
+ Ở giữa có đường trắng giữa trên và dưới rốn, dọc 2 bên đường trắng là
cơ thẳng to.
+ Hai bên từ trong ra ngoài là cơ ngang bụng, cơ chéo bé và cơ chéo lớn.
+ Phân vùng: Kẻ 2 đường dọc từ giữa bờ sườn phải và trái, 1đường qua 2
GCTT và 1 đường nối 2 xương sườn X chia ổ bụng ra làm 9 vùng.
2.2. Ống bẹn
Ống bẹn là một đường xẻ giữa các lớp cơ của thành bụng trước bên, dài 46 cm đi từ lỗ bẹn trong tới lỗ bẹn ngồi, có 4 thành và 2 lỗ.
a.Các thành :
- Thành trước:Dày ở phía ngồi vì có 3 cơ: cơ chéo to, cơ chéo bé và cơ
ngang bụng, mỏng và yếu ở phía trong vì chỉ có cân cơ chéo to.
- Thành sau: Là mạc ngang, mỏng và yếu có 2 dây chằng Hesselbach và
Henle ở trong , dải chậu mu ở dưới .
- Thành trên: Là cơ chéo bé hợp với cơ chéo to (Gân kết hợp).
- Thành dưới: Là dây chằng bẹn (cung đùi).
b.Các lỗ bẹn: Hay xảy ra thoát vị bẹn
- Lỗ bẹn sâu:Trên điểm giữa cung đùi 18 mm
- Lỗ bẹn nông:Trong lỗ bẹn sâu, trên gai mu khoảng 5 mm, tạo nên bởi 3
dải cân cơ chéo to.
Đi qua ống bẹn có thừng tinh, thần kinh chậu bẹn ở nam, dây chằng tròn
và thần kinh chậu bẹn ở nữ.

10


III. VÙNG NÁCH
1. Đại cương cấu tạo:

Nách là vùng nối giữa chi trên và thân mình. Nách được coi như một hình
tháp có 4 thành, 1 nền ở dưới và một đỉnh ở trên.
- Thành trước là thành ngực.
- Thành sau là thành vai.
- Thành trong là thành ngực trước bên.
- Thành ngoài là thành cánh tay.

11


- Nền là da và tổ chức dưới da
hõm nách.
2. Các cơ quan đựng trong nách:
2.1. Đám rối thần kinh cánh tay :
Phát nguyên từ cổ và cấu tạo bởi
nhánh trước các dây thần kinh cổV, VI,
VII, VIII và ngực I.
Trước hết chúng họp lại thành các
thân nhất I, II, III (trên, giữa, dưới).
Các thân nhất lại chia đôi sau đó họp lại
tạo 3 thân nhì: trước ngồi, trước trong,
và thân nhì sau, các thân nhì đi xuống
nách cho các ngành tận.
- Thân nhì trước ngồi ch dây cơ
bì và rễ ngồi dây thần kinh giữa.
- Thân nhì trước trong ch rễ
trong dây thần kinh giữa, dây trụ, dây
bì cẳng tay trong và bì cánh tay trong.
- Thân nhì sau cho dây thần kinh
mữ và dây quay.

2. Động mạch nách:
Chạy tiếp theo động mạch dưới đòn
từ điểm giữa bờ dưới xương đòn tới bờ
dưới cơ ngực to. Động mạch cho nhiều
nhánh bên cấp máu cho các thành của
nách.
3. Sự liên quan giữa động mạch và
thần kinh:
- Đoạn trên cơ ngực bé: Thân nhì
nằm ngồi động mạch.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: Các
thân nhì quây quanh động mạch và
phân nhánh.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: Các dây
thần kinh đi xa dần vào vùng nó chi phối chỉ cịn:
+ Dây thần kinh quay nằm sau động mạch.
+ Dây thần kinh trụ nằm trong động mạch.
12


+ Dây thần kinh giữa nằm ngoài động mạch.
BÀI 3
GIẢI PHẪU DA, CƠ, XƯƠNG, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI TRÊN
VÀ CHI DƯỚI
Mục tiêu học tập:
1. Mô tả và chỉ được trên mơ hình(tranh) các xương của cơ thể.
2. Đọc được tên và chỉ được trên mơ hình , tranh, người thật các khớp
chính của cơ thể.
3. Mơ tả được các định khu chủ yếu của chi trên.
4. Mô tả được định khu cơ, mạch máu, thần kinh vùng đùi, khoeo, cẳng

chân và bàn chân.
5. Mô tả được định khu về cơ, mạch máu, thần kinh vùng mông, chú ý
đến thần kinh hông to ứng dụng trong tiêm mông.
Nội dung:
HỆ XƯƠNG KHỚP
A. Xương đầu mặt
Gồm hai phần sọ và mặt.
I. Phần sọ: Gồm 8 xương tạo thànhhộp sọ phần trên là vịm sọ, phần dưới là nền
sọ.
- Xương trán ở phía trước.
- Xương chẩm ở phía sau có lỗ chẩm khớp với xương sống và cho hành
não đi qua.
- Xương thái dương ở hai bên gồm ba phần: xương trai, xương đá, xương
chũm.
- Xương đỉnh là hai tấm xương vuông ở hai bên đỉnh sọ.
- Xương bướm nằm giữa nền sọ.
- Xương sàng nằm giữa phần ngang xương trán.

13


14


II. Phần mặt: Gồm 14 xương tạo thành ổ miệng, hố mắt, hố mũi.
1. Các xương kép: là các xương giống nhau từng đôi một.
- Hai xương hàm trên.
- Hai xương gò má.
- Hai xương mũi.
- Hai xương lệ.

- Hai xương khẩu cái.
- Hai xương xoăn dưới.
2. Các xương đơn:
- Xương lá mía.
- Xương hàm dưới là xương duy nhất cử động được khớp với xương thái
dương tạo thành khớp thái dương - hàm.
B. Xương thân mình: ( xương cột sống )

15


1. Phân chia cột sống:
Có 31-33 đốt sống tạo thành cột sống chia làm 5 đoạn.
- 7 đốt sống cổ.
- 12 đốt sống ngực.
- 5 đốt sống thắt lưng.
- 5 đốt sống cùng.
- 3 - 5 đốt sống cụt.
2. Tính chất chung của các đốt sống:
- Thân đốt: hình trụ dẹt nằm ở phía trước.
- Cung đốt: ở phía sau và hai bên cung thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Các
lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống trong đó có tủy sống. Cung
đốt có các chỗ khuyết ở gần thân đốt tạo lỗ liên hợp.
- Mỏm đốt:
+ Mỏm gai từ giữa cung đốt đi ra.
+ Mỏm ngang từ hai bên cung đốt đi ra hai bên.
+ Mỏm khớp để các đốt sống khớp với nhau.
3. Một số tính chất riêng:
- Đốt cổ: thân đốt nhỏ, lỗ rộng, mỏm gai chẽ đơi, mỏm ngang có lỗ cho
động mạch đốt sống đi qua.

- Đốt ngực có các khớp với xương sườn.
- Xương cùng, xương cụt là các đốt sống thối hóa dính vào nhau tạo
thành. Bờ trên xương cùng mặt trước cổmm nhô.
C. Xương chi trên:

16


I. Xương đai vai:
Gồm xương đòn và xương bả vai.

17


-

Xương địn: cong hình chữ S nằm ngang trước trên lồng ngực. Đầu trong khớp
với xương ức tạo khớp ức-đòn, đầu ngoài khớp với mỏm cùng vai tạo khớp cùng
vai địn.
- Xương bả vai: là một xương dẹt hình tam giác có hai mặt, ba bờ, ba góc.
Mặt sau có gai vai, đầu ngồi là mỏm cùng vai.
Bờ trên có mỏm quạ và mẻ quạ.
Góc ngồi có hõm khớp ( ổ chảo ) khớp với đầu trên xương cánh tay tạo thành
khớp va
II. Xương cánh tay: Là một xương dài có một thân và hai đầu.

18


1. Đầu trên:

- Chỏm khớp.
- Cổ khớp ( cổ giải phẫu )
- Hai mấu động to và nhỏ.
- Cổ phẫu thuật.
2. Thân xương:
Hình lăng trụ tam giác, mặt sau có rãnh xoắn
có động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay đi qua.
3. Đầu dưới:
- Lồi cầu ở ngồi.
- Rịng rọc ở trong.
- Hố vẹt ở trước trên ròng rọc.
- Hố khuỷu ở sau trên ròng rọc.
- Mỏm trên lồi cầu và mỏm trên ròng rọc.
III. Xương cẳng tay:
19


Gồm hai xương là xương quay và xương trụ.
1. Xương quay:
Là một xương dài có một thân và hai đầu.
- Đầu trên có:
+ Chỏm xương: gồm đài xương và vành khớp.
+ Cổ xương nối chỏm với thân xương.
+ Lồi củ nhị đầu.
- Thân xương hình lăng trụ tam giác.
- Đầu dưới gồm:
+ Mỏm trâm quay
ở ngoài.
+ Diện khớp với
xương trụ,xương cổ tay.

2. Xương trụ:
Là một xương dài
có một thân và hai đầu.
- Đầu trên có:
+ Mỏm khuỷu ở
sau trên.
+ Mỏm
trước dưới.

vẹt



+ Hõm Xích-ma
lớn giữa mỏm khuỷu và
mỏm vẹt.
+ Hõm Xích-ma
bé khớp với vành khớp
xương quay.
- Thân xương hình
lăng trụ tam giác.
- Đầu dưới có
mỏm trâm trụ ở trong,
diện khớp với xương cổ
tay và xương quay.
IV. Xương cổ tay:
Có tám xương xếp thành hai hàng, tính từ ngồi vào trong gồm.
20



- Hàng trên gồm các xương: Thuyền, Nguyệt, Tháp, Đậu.
- Hàng dưới gồm các xương: Thang, Thê, Cả, Móc.
V. Xương bàn tay:
- Năm xương đốt bàn tay từ ngoài vào trong là I,II,III,IV,V.
- 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3 xương tính từ gốc ngón là 1,2,3.
Riêng ngón I có 2 đốt.
VI. Các khớp chi trên:
- Khớp vai.
- Khớp khuỷu.
- Khớp cổ tay.
- Khớp bàn ngón-tay.
- Khớp đốt ngón tay.
D - Xương chi dưới
I. Xương chậu:
Gồm ba xương dính liền nhau tạo thành:
- Xương cánh chậu.
- Xương mu.
- Xương ngồi.
Xương chậu hình dáng phức tạp người ta coi nó có 2 mặt, 4 bờ, 4 góc.
1. Các mặt:
- Mặt ngồi có hõm khớp (ổ cối) và lỗ bịt.
- Mặt trong ở giữa có mào eo trên.
2. Các bờ:
- Bờ trên là mào chậu.
- Bờ dưới là ngành ngồi mu.
- Bờ trước tính từ trên xuống dưới có: gai chậu trước trên, gai chậu trước
dưới, phình lược, diện lược, mào lược, gai mu.
- Bờ sau từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới,
khuyết hông lớn, gai hông, khuyết hông bé, ụ ngồi.


21


22


3. Các góc:
- Góc trước trên là gai chậu trước trên.
- Góc trước dưới là góc mu.
- Góc sau trên là gai chậu sau trên.
- Góc sau dưới là ụ ngồi.
* Hai xương chậu, xương cùng cụt tạo thành khung chậu. Mỏm nhô, bờ
trước xương cùng, mào lược, khớp mu, mào eo trên tạo thành eo trên. Eo trên
chia khung chậu thành đại khung và tiểu khung.
II. Xương đùi:
Là một xương dài lớn nhất của cơ thể gồm một thân và hai đầu.
Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt ba bờ, bờ sau là đường ráp
xương đùi.
- Đầu trên gồm:
+ Chỏm xương.
+ Cổ khớp.
+ Hai mấu chuyển to và nhỏ. Giữa hai mấu có mào liên mấu.
+ Cổ tiếp.
- Đầu dưới gồm :
+ Hai lồi cầu trong và ngồi.
+ Mặt trước có diện rịng rọc.
+ Mặt sau có hố liên lồi cầu.
III. Xương cẳng chân:
Gồm hai xương chày và mác.
1. Xương chày: là một xương dài có một thân và hai đầu.

- Thân xương có ba mặt, ba bờ, bờ trước sắc là mào chầy.
- Đầu trên có hai lồi cầu trong và ngồi khớp với hai lồi cầu xương đùi tạo
thành khớp gối. Phía trước khớp gối có xương bánh chè.
- Đầu dưới có mắt cá trong, diện khớp với xương sên, xương mác.
2. Xương mác:
Có một thân hai đầu là một xương phụ của cẳng chân. Đầu trên khớp với
xương chầy, đầu dưới có mắt cá ngoài, diện khớp với xương chầy và xương sên.

23


IV. Xương cổ chân: gồm 7 xương sếp thành hai hàng.
- Hàng sau có xương gót và xương sên.
- Hàng trước có xương thuyền, xương hộp, 3 xương chêm.
V. Xương bàn chân:
- 5 xương đốt bàn chân từ trong ra ngoài là xương I, II, II, IV, V.
24


- 14 xương đốt ngón chân, tính từ gốc ngón là các xương 1,2,3. Riêng
ngón I có hai đốt.
VI. Các khớp:
Khớp háng
Khớp gối.
Khớp cổ chân.
Khớp bàn- ngón chân.
Khớp các đốt ngón chân.

CƠ, MẠCH MÁU, THẦN KINH CHI TRÊN
I. Vùng cánh tay:

Như một ống tròn bọc quanh là da và cơ, ở giữa là xương, có hai vách liên
cơ ngồi và trong.
1. Khu cánh tay trước:
a. Các cơ:
Có ba cơ.
- Cơ nhị đầu: Nằm ở trước nhất, tác dụng gấp và sấp cẳng tay.
- Cơ cánh tay trứơc: Nằm sau cơ nhị đầu, tác dụng gấp cẳng tay.
- Cơ quạ cánh tay kéo cánh tay vào trong và ra trước.
b. Mạch và thần kinh:
- Động mạch cánh tay đi từ bờ dưới cơ ngực to tới 3cm dưói nếp gấp
khuỷu chia 2 ngành tận là động mạch quay và động mạch trụ. Cơ quạ cánh tay là
cơ tùy hành động mạch. Động mạch cho các nhánh bên sau:
+ Động mạch cánh tay sâu chạy ra khu cánh tay sau cùng thần kinh quay
nằm trong rẵnh soắn xương cánh tay.
+ Động mạch bên trụ trên ( bên trong trên ).
+ Động mạch bên trụ dưới.
- Thần kinh:
+ Dây cơ bì: Chạy giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước. Vận động cho
các cơ cánh tay trước. Cảm giác da nửa ngoài cánh tay.
+ Dây giữa: Nằm trước ngoài động mạch sau đó bắt chéo động mạch để
vào trong.

25


×