Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Giáo trình Điều dưỡng cơ sở II (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 199 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ II
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
TRÌNH ĐỘ:TRUNG CẤP

Lào Cai 2019

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Để thống nhất nội dung giảng dạy,cập nhật kiến thức mới đáp ứng nhu cầu tài
liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy. Giáo trình
Điều dưỡng cơ sở 2 được chỉnh sửa để giảng dậy cho các đối tượng học sinh trong Nhà
trường.
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở II dùng cho học sinh ngành Điều dưỡng được chỉnh
sửa dựa trên nội dung, mục tiêu Chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng của trường Cao
đẳng Lào Cai 2020. Giáo trình được chỉnh sửa theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho
giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Giáo trình cung cấp
cho người học kiến thức chuyên môn về kỹ thuậtĐiều dưỡng cơ sở II và cấp cứu. Nội
dung của từng bài được viết một cách ngắn gọn, đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng
như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn.
Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan


nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong q
trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo
trình ngày một hồn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định
giáo trình để đưa tập Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 2 vào sử dụng giảng dạy chính thức
trong nhà Trường!
Tác giả

2


MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH...................................................................................................................... 1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..................................................................................................2
BÀI 1. KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ..........................................................6
BÀI 2. KỸ THUẬT CHƯỜM NĨNG – CHƯỜM LẠNH..................................................16
BÀI 4. HÚT ĐỜM DÃI.......................................................................................................41
BÀI 5. THƠNG TIỂU, RỬA BÀNG QUANG...................................................................51
BÀI 6. TRỢ GIÚP THẦY THUỐC CHỌC DỊCH TUỶ SỐNG,MÀNG BỤNG, MÀNG
PHỔI VÀ MÀNG TIM.......................................................................................................67
BÀI 7. KỸ THUẬT THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG................................................92
BÀI 8. KỸ THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG, CẮT CHỈ VẾT THƯƠNG........................100
BÀI 9. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CĨ ỐNG DẪN LƯU..............................................107
BÀI 10. DỰ PHỊNG, CHĂM SĨC VÀ ĐIỀU TRỊ MẢNG MỤC...................................111
BÀI 11. HÚT DỊCH DẠ DÀY..........................................................................................119
BÀI 12. RỬA DẠ DÀY....................................................................................................126
BÀI 13. KỸ THUẬT KHÍ DUNG....................................................................................133
BÀI 14. KỸ THUẬT TIÊM BƠM TIÊM ĐIỆN...............................................................137
BÀI 15. CHĂM SÓC THIÉT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH......................................142
BÀI 16. PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH.............................................148

BÀI 17. SƠ CỨU, CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG............................................163
QUY TRÌNH 17.3...........................................................................................................173
KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY KÍN............................................................173
1/3 GIỮA XƯƠNG CẲNG CHÂN.................................................................................173
BÀI 18. SƠ CỨU NẠN NHÂN CĨ VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.................................179
QUY TRÌNH 18.1...........................................................................................................183
KỸ THUẬT GARO CHÍNH QUY.................................................................................183
QUY TRÌNH 18.2...........................................................................................................185
KỸ THUẬT GARO TÙY ỨNG......................................................................................185
BÀI 19. CẤP CỨU NẠN NHÂN NGỪNG HƠ HẤP, NGỪNG TUẦN HỒN..............188

3


QUY TRÌNH 19.1...........................................................................................................198
KỸ THUẬT ÉP TIM THỔI NGẠT PHƯƠNG PHÁP 1 NGƯỜI.....................................198
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................199

4


TÊN MƠN HỌC: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2
Mã mơn học: MH 11
Vị trí tính chất mơn học.
- Vị trí:Mơn học phải được thực hiện trước các môn học thực tập lâm sàng và học
sau môn: Giải phẫu Sinh lý; Dược lý; Điều dưỡng cơ sở 1 .
- Tính chất:Mơn học thực hành thuộc khối các môn họccơ sở bắt buộc.
Mục tiêu của mơn học.
* Kiến thức:
Trình bày được các ngun tắc chung, tai biến, cách phát hiện, đề phòng và xử trí

tai biến có thể xảy ra khi tiến hành từng kỹ thuật.
Trình bày nguyên tắc, kỹ thuật sơ cứu, cách xử trí được các tình huống cấp cứu
người bị nạn.
* Kỹ năng:
Vận dụng được vào việc học tập và học các môn học khác để thực hiện các kỹ thuật
vào cơng tác chăm sóc người bệnh.
Áp dụng được những kiến thức đã học để chăm sóc người bệnh một cách khoa
học.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện thái độ và tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học đảm
bảo an toàn trong thực hành nghề nghiệp.

5


BÀI 1. KỸ THUẬT ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ
Mục tiêu bài học
* Kiến thức
Trình bày được các phương pháp, áp dụng, không áp dụng, ưu điểm, nhược điểm
và những điểm cần lưu ý của từng phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể.
Mô tả được phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể bằng đường miệng và bằng
sonde.
* Kỹ năng
Vận dụng được kiến thức vào việc học tập , học các mơn học khác và cơng tác
chăm sóc người bệnh.
Thực hiện được các kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thểđúng quy trình trên người
bệnh giả địnhít nhất 2 lần.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Rèn luyện thái độ và tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học, đảm
bảo an toàn trong thực hành nghề nghiệp.

Nội dung bài học
1. Ðại cương:
Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân. Dù cho cơ thể ở tư
thế nghỉ ngơi hồn tồn khơng hoạt động gì thì vẫn tiêu hao một số năng lượng nhất định
cung cấp cho các hoạt động bên trong cơ thể để duy trì sự sống.
Khi cơ thể bị ốm đau thì nhu cầu về ăn uống lại càng trở nên quan trọng vì ăn
uống tốt giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh tật và phục hồi sức khỏe.
Ăn uống cũng có tầm quan trọng nhanh như thuốc để điều trị. Do vậy bằng mọi
cách người điều dưỡng phải đảm bảo cho người bệnh ăn uống tốt.
2. Các phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh:
- Ăn bằng đường miệng.
- Ăn qua sonde (Qua đường mũi hoặc miệng).
- Ống thông qua da vào thẳng dạ dày.
- Qua đường tĩnh mạch.
- Ống thông qua hậu môn.
3. Phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh bằng đường miệng.
3.1. Yêu cầu.
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cơ bản tùy từng giai đoạn của bệnh và
phù hợp với chế độ ăn bệnh lý của từng loại bệnh.
- Giúp người bệnh ăn ngon miệng.

6


- Hiểu tâm lý người bệnh (Chán ăn, kiêng cữ do sợ việc ăn uống ảnh hưởng đến
tình trạng bệnh lý). Cần có thái độ quan tâm, ân cần khi tiếp xúc với người bệnh, khuyến
khích người bệnh ăn, giáo dục cho người bệnh ăn đúng theo chế độ ăn điều trị tùy theo
loại bệnh.
- Có kiến thức về chế độ ăn uống, các loại thức ăn, giúp người bệnh thoải mái
trong việc ăn uống.

- Giáo dục người bệnh ăn thức ăn tươi, hợp vệ sinh.
3.2. Áp dụng.
- Người bệnh tỉnh, có khả năng nhai và nuốt bình thường, khơng có vết thương ở
miệng.
3.3. Chuẩn bị người bệnh
- Kiểm tra tên người bệnh đối chiếu với hồ sơ, thực đơn theo tình trạng bệnh lý
trong hồ sơ.
- Thơng báo và giải thích cho người bệnh biết việc sắp làm, hướng dẫn những
điều cần thiết.
- Sắp xếp lại giường người bệnh cho gọn gàng.
- Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp.
- Rửa tay cho người bệnh.
3.4. Chuẩn bị dụng cụ.
- Trước khi chuẩn bị dụng cụ điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường
quy.
- Một khay gồm: Bát, đĩa, thìa, đũa, dao, dĩa (nếu cần).
- Khăn ăn, cốc đựng nước uống.
- Thức ăn theo bệnh lý.
- Thức ăn tráng miệng.
- Khay quả đậu.
3.5. Tiến hành:
- Lấy thức ăn ra đĩa hoặc bát cho thích hợp.
- Có thể cho gia vị lên trên thức ăn nếu cần thiết.
- Xếp thức ăn vào khay cho đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn.
- Ðặt khăn ăn lên khay.
- Mang khay thức ăn để bên giường bệnh nơi thích hợp (Trước mặt người bệnh)
- Choàng khăn ăn trước ngực người bệnh, để người bệnh tư thế đầu cao.
- Lấy cơm và thức ăn vào bát, khuyến khích người bệnh ăn và bón cho người
bệnh ăn từng thìa một (Nếu người bệnh khơng tự ăn được) cho đến khi hết. Động viên
người bệnh để người bệnh ăn ngon miệng và ăn hết suất.

- Cho người bệnh ăn tráng miệng.
- Cho người bệnh xúc miệng và uống nước, lau miệng cho người bệnh.

7


- Bỏ khăn quàng cổ, đặt người bệnh ở tư thế thoải mái, dặn người bệnh những
điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ:
+ Đổ thức ăn thừa vào thùng chứa.
+ Rửa sạch khay và các dụng cụ khác bằng nước và xà phịng.
+ Lau khơ và để nào nơi quy định.
- Ghi hồ sơ:
+ Ngày giờ ăn.
+ Khẩu phần ăn: Số lượng, loại thức ăn
- Người bệnh tự ăn hay cần giúp đỡ.
- Lý do người bệnh ăn ít hay khơng ăn.
- Thức ăn gì người bệnh khơng ăn được.
- Tên người cho ăn.
3.6. Những điều cần lưu ý:
- Phải loại bỏ những yếu tố làm người bệnh ăn mất ngon (Vệ sinh buồng bệnh,
môi trường).
- Khi cho người bệnh ăn phải có thái độ ân cần, vui vẻ, ln động viên để người
bệnh ăn được nhiều, ăn hết khẩu phần.
- Ðảm bảo người bệnh ăn đúng giờ quy định, không nên kéo dài bữa ăn quá lâu
nếu thức ăn bị nguội phải hâm nóng lại.
- Ðảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi cho người bệnh ăn; dụng cụ sạch, tráng bằng nước
sôi trước khi dùng. Nếu người bệnh không ăn ngay phải dùng lồng bàn đậy lại.
- Trong khi cho người bệnh ăn nên giải thích, hướng dẫn những vấn đề về dinh
dưỡng, chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh.

4. Phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh bằng sonde.
4.1. Áp dụng.
- Người bệnh hôn mê.
- Người bệnh uốn ván nặng.
- Chấn thương vùng hàm mặt, gãy xương hàm phải cố định.
- Ung thư lưỡi, họng, thực quản.
- Người bệnh từ chối không chịu ăn hoặc ăn ít.
- Trẻ sơ sinh non yếu, hở hàm ếch không bú được, bú bị sặc.
- Người bệnh đang thở máy.
4.2. Không áp dụng.
- Tổn thương thực quản, bỏng thực quản, áp xe thành họng, có lỗ thơng thực
quản.
4.3. Ưu điểm.
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho người bệnh.

8


- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Ít gây tai biến.
- Phù hợp với kinh tế của nhiều người bệnh.
- Không phụ thuộc vào cảm quan của người bệnh.
4.4. Nhược điểm.
- Các enzym đường tiêu hóa bị ức chế, bài tiết dịch tiêu hóa kém.
- Người bệnh khơng có cảm giác ngon miệng.
- Dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Viêm phổi do hít, sặc vật lạ vào phổi.
- Viêm tắc tuyến nước bọt.
- Lở loét vùng niêm mạc mũi nơi cố định ống.
4.5. Quy trình kỹ thuật

* Chuẩn bị người bệnh.
- Kiểm tra tên người bệnh đối chiếu với hồ sơ, thực đơn theo tình trạng bệnh lý
trong hồ sơ.
- Thơng báo và giải thích cho người bệnh biết về thủ thuật sắp làm. Ðộng viên
người bệnh an tâm và hợp tác.
- Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.
- Tư thế người bệnh thoải mái, thuận tiện cho kỹ thuật.
* Chuẩn bị dụng cụ.
Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy trước khi chuẩn bị dụng
cụ.
 Dụng cụ vô khuẩn.
Khay chữ nhật trải săng vô khuẩn, bên trong chứa:
Ống thơng Levin (Trẻ nhỏ dùng thơng Nelaton).

Hình 1.1: Ống thông Levin
- Bơm tiêm 50ml.
- Gạc miếng.
- Ðè lưỡi (Nếu cần).
- Găng tay.
 Dụng cụ sạch và thức ăn
- Bình đựng dung dịch thức ăn (Số lượng tùy thuộc vào bệnh lý và chỉ định của
bác sĩ).

9


- Trụ cắm 2 kẹp Kocher.
- Cốc nước chín.
- 1 tấm nylon.
- 1 khăn bông.

- Nhiệt kế đo nhiệt độ thức ăn.
- Băng dính, kéo cắt băng dính.
- Cốc đựng dầu nhờn.
- Ống nghe. 
- Bát đựng thức ăn.
- Khay quả đậu.
* Tiến hành:
- Ðưa dụng cụ đến bên giường người bệnh.
- Kéo bình phong che để tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.
- Cho người bệnh ngồi quay mặt về phía người làm thủ thuật hoặc nằm đầu cao
(Nếu người bệnh nằm), trẻ sơ sinh, người bệnh hôn mê phải cho nằm nghiêng đầu thấp để
tránh thức ăn trào vào đường hơ hấp.
- Chồng tấm nylon trước ngực người bệnh và quanh cổ, phủ khăn bơng ra ngồi.
- Đặt khay quả đậu cạnh cằm hoặc má người bệnh.
- Vệ sinh mũi nếu đặt ống qua đường mũi. Nếu đặt đường miệng phải có canun
để chèn.

Hình 1.2: Tư thế người bệnh nằm đầu cao
Hình 1.3: Vệ sinh mũi
- Cắt băng dính, đi găng tay.
- Ðo sonde: Đo từ đỉnh mũi đến dái tai và từ dái tai đến mũi xương ức, đánh dấu
mức đo và cuộn ống lại (Tránh chạm sonde vào người bệnh).

10


Hình 1.4: Đo sonde
- Bơi dầu nhờn vào đầu sonde.
- Ðưa sonde vào dạ dày qua đường mũi hoặc đường miệng bằng cách: Một tay
điều dưỡng cầm đầu sonde như kiểu cầm bút, một tay cấm phần ống còn lại (Đã cuộn)

đưa sonde nhẹ nhàng qua mũi hoặc miệng người bệnh. Khi ống tới họng (Ống vào sâu
khoảng 10cm) thì bảo người bệnh nuốt đồng thời nhẹ nhàng đẩy ống vào đến mức đánh
dấu (Tới cánh mũi hoặc mơi).

Hình 1.5: Cầm sonde
Hình 1.6: Đưa sonde vào mũi
- Trong khi đưa sonde vào nếu người bệnh có phản ứng (Ho sặc sụa hoặc tím tái
khó chịu) thì phải rút ống ra ngay.
- Kiểm tra sonde đã vào đúng dạ dày chưa: bảo người bệnh há miệng xem ống có
bị cuộn ở trong họng khơng. Có 3 cách để kiểm tra:
+ Lắp bơm tiêm vào đầu sonde hút thử xem có dịch dạ dày khơng. Nếu có nhiều
dịch vị là đúng.
+ Nhúng đi sonde vào cốc nước xem có sủi bọt khơng (Nếu có sủi bọt theo
nhịp thở là đưa nhầm ống vào đường khí quản, phai rút ra ngay).
+ Dùng bơm tiêm bơm hơi vào sonde đồng thời đặt ống nghe lên vùng thượng vị
để xem hơi có vào dạ dày khơng. Nếu nghe thấy tiếng động khi bơm khơng khí là chắc
sonde đã nằm trong dạ dày. Lưu ý lượng khí bơm vào khơng q 30 ml ở người lớn và 10
ml ở trẻ sơ sinh.
- Cố định sonde vào mũi và má người bệnh bằng băng dính.

11


Hình 1.7: Hút dịch vị kiểm tra sonde

Hình 1.8: Cố định sonde
- Kiểm tra nhiệt độ thức ăn, lấy thức ăn vào bơm tiêm, đuổi hết khí.
- Lắp bơm tiêm 50ml vào đầu ngoài của sonde. Bơm từ từ đến khi hết số lượng
thức ăn đã chuẩn bị. Vừa bơm vừa theo dõi sắc mặt người bệnh.
- Tráng sonde bằng nước chín chín để làm sạch lịng ống tránh thức ăn lên men,

làm tắc ống.
- Nếu lưu sonde thì phải nút kín đầu ống hoặc lấy gạc buộc đầu ngồi của ống,
gập ống lại nhằm giữ ống kín để thức ăn khơng bị trào ra ngồi ống. Cố định sonde vào
phía đầu giường người bệnh bằng kim băng, để lại đoạn ống để người bệnh xoay trở dễ
dàng, không làm tuột ống ra ngồi.
- Rút sonde (Nếu khơng cần để lưu đến bữa sau): Rút ống từ từ, đến khi còn
khoảng 20 cm thì gấp ống lại, rút nhanh ra.
- Lau mũi, miệng cho người bệnh. Tháo bỏ tấm nylon và khăn bông. Giúp người
bệnh về tư thế thoải mái.
- Theo dõi người bệnh sau khi ăn (Quan sát hiện tượng trào ngược). Dặn gia đình
người bệnh những điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ để vào nơi quy định.
- Ghi hồ sơ:
+ Ngày giờ cho ăn.
+ Loại thức ăn, số lượng
+ Tình trạng của người bệnh khi đặt ống, trong và sau khi cho ăn.

12


+ Tên người làm thủ thuật.
* Những điều cần lưu ý:
- Khi cho ăn để đầu người bệnh nằm đầu cao.
- Phải chắc chắn là sonde đã vào đúng dạ dày thì mới bơm thức ăn. Phải theo dõi
cẩn thận lần ăn đầu tiên. Những lần ăn sau cũng phải kiểm tra lại xem sonde đó có cịn ở
trong dạ dày không.
- Thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu, ấm.
- Mỗi lần cho ăn không quá 300 ml, cho ăn 6 – 8 lần/ngày.
- Khi cho ăn những lần sau phải đánh giá người bệnh xem còn nhiều thức ăn
trong dạ dày không, nhất là trẻ sơ sinh để đưa số lượng thức ăn vào dạ dày cho phù hợp.

- Trong khi đưa sonde vào nếu người bệnh có phản ứng (Ho sặc sụa hoặc tím tái
khó chịu) thì phải rút ống ra ngay.
- Phải vệ sinh răng miệng, mũi thường xuyên trong suốt quá trình đặt sonde cho
ăn (Nếu lưu ống).
- Mỗi lần thay sonde cho ăn thì đổi ln cả lỗ mũi đặt ống.
- Không đặt ống qua đường mũi nếu người bệnh bị viêm mũi, chảy máu
cam, Polyp ở mũi.
- Tùy từng trường hợp mà sonde có thể lưu từ 24 giờ đến 48 giờ.
QUY TRÌNH 1.1.
KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN BẰNG ỐNG THÔNG
TT
1

2

3
4
5

Các bước tiến hành
Điều dưỡng xem y lệnh điều trị, đội
mũ, đeo khẩu trang, rửa tay (sát khuẩn
tay nhanh)
Chuẩn bị:
- Dụng cụ vô khuẩn: Khay chữ nhật trải
săng vô khuẩn, sonde Levin hoặc ống
Nelaton (trẻ nhỏ), đè lưỡi, bơm tiêm
phù hợp với lượng thức ăn, bông cầu,
gạc miếng, găng tay
- Dụng cụ sạch: Khay chữ nhật, 2 khay

quả đậu, trụ cắm 2 panh và kéo, cốc
đựng dầu nhờn Parafin, bát đựng thức
ăn theo chỉ định, 2 cốc nước chín, 1
khăn bơng, 1 tấm nilon, băng dính, ống
nghe, tăm bơng, dụng cụ đựng đồ bẩn.
Giải thích, động viên người bệnh.

Tiêu chuẩn thành đạt
Xem đúng y lệnh; có đủ trang phục áo,
mũ, khẩu trang gọn gàng sạch sẽ; rửa
tay thường quy đúng quy trình
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, sắp xếp đúng
khay dụng cụ vô khuẩn và khay dụng
cụ sạch, sắp xếp gọn gàng, hợp lý theo
nguyên tắc dụng cụ làm trước xếp lên
trên, phía ngồi

Người bệnh hiểu và thấy yên tâm tin
tưởng hợp tác với nhân viên y tế.
Cho người bệnhngồi hoặc nằm đầu cao Đầu và vai cao 450 so với mặt giường.
Chồng nilon, khăn bơng trước ngực và Tấm nilon, khăn bơng che kín ngực gọn

13


6
7
8
9
10

11
12

13

14

15
16

17

cổ người bệnh
Vén áo người bệnh để lộ xương ức, kéo
quần xuống quá rốn
Vệ sinh mũi, cắt băng dính
Đặt 1 khay quả đậu cạnh má bệnh
nhân, 1 khay ở tầng dưới của xe đẩy
Điều dưỡng mang găng đúng kỹ thuật
Đo sonde từ cung răng cửa hàm trên tới
rốn (hoặc đo từ đỉnh mũi đến dái tai và
từ dái tai đến mũi xương ức), tránh
chạm sonde vào người bệnh.
Đánh dấu mức đo
Bôi trơn đầu sonde khoảng 10 - 15 cm.

đẹp.
Đảm bảo gọn gàng, kín đáo, tế nhị.
Mũi sạch, băng dính cắt vừa đủ.
Khay quả đậu đặt đúng vị trí thuận tiện

tiến hành.
Mang găng đúng quy trình kỹ thuật
Đo sonde đúng, sonde cuộn gọn, đẹp,
không chạm vào người bệnh.

Đánh dấu gọn đẹp đúng vị trí vừa đo.
Sonde vừa đủ trơn, khơng dây bẩn ra
ngoài.
Ðưa sonde vào dạ dày:
Đưa sondevào nhẹ nhàng, đúng cách,
- Một tay điều dưỡng cầm đầu sonde tránh động tác thô bạo xoắn vặn sonde.
như kiểu cầm bút
- Một tay cầm phần ống còn lại (đã
cuộn) đưa sonde nhẹ nhàng qua mũi
hoặc miệng người bệnh.
- Khi ống tới họng (ống vào sâu khoảng
10cm) dùng đè lưỡi kiểm tra, bảo bệnh
nhân nuốt đồng thời nhẹ nhàng đẩy ống
vào đến mức đánh dấu (tới cánh mũi
hoặc môi).
Kiểm tra lại sonde bằng 1 trong 3 cách Sonde vào đúng dạ dày: Người bệnh
khơng ho, khơng tím tái, khó thở.
- Khi nhúng đầu sonde vào cốc nước
chín khơng sủi bọt theo nhịp thở.
- Khi dùng bơm 50ml lắp vào đầu
sonde hút có thấy dịch dạ dày.
- Khi dùng ống nghe nghe thấy tiếng
bơm hơi vùng thượng vị.
Cố định sonde bằng băng dính
Cố định chắc đẹp.

Lấy thức ăn vào bơm tiêm, đuổi khí
Thức ăn khơng bắn ra ngồi, khơng cịn
khí.
Lắp bơm tiêm vào sonde, bỏ gập ống Bơm thức ăn từ từ, hết số lượng thức
(bỏ panh kẹp ống) bơm thức ăn từ từ ăn, người bệnh dễ chịu.
đến khi hết số lượng thức ăn đã chuẩn
bị, theo dõi sắc mặt bệnh nhân.

14


18
19

20

21
22

Tráng sonde bằng nước chín.

Bơm tráng được đuổi khí. Ống thơng
sạch.
Nếu lưu sonde thì phải nút kín đầu ống Nút kín, cố định chắc chắn, gọn đẹp.
hoặc lấy gạc buộc đầu ngoài của ống,
gập ống lại. Cố định sonde.
Rút sonde: 1 tay cầm gạc đỡ ống, 1 tay Rút nhẹ nhàng người bệnh khơng khó
cuộn ống khi cịn 15-20cm dùng ngón chịu, khơng bắn thức ăn, nước ra xung
tay cái bóp chặt ống rút ra khỏi miệng quanh.
bệnh nhân.

Lau mũi, miệng sạch sẽ, giúp bệnh Người bệnh mũi miệng sạch; tư thế
thoải mái.
nhân về tư thế thoải mái.
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu Thu dọn, xử lý dụng cụ, rửa tay đúng
chăm sóc
theo quy trình;ghi phiếu chăm sóc đầy
đủ.

5. Một số phương pháp nuôi dưỡng người bệnh khác
- Phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh bằng sonde qua da vào thẳng
dạ dày: áp dụng với người bệnhkhông ăn được qua đường miệng; người bệnh bỏng thực
quản, ung thư thực quản; tình trạng người bệnh phải ăn bằng sonde kéo dài nhiều ngày
(Trên 1 tháng).
- Phương pháp nuôi dưỡng người bệnh qua sonde hậu môn: áp dụng với người
bệnh cắt bỏ dạ dày, không thể nuôi ăn qua các đường khác.
- Phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh bằng đường tĩnh mạch: xem
lại bài kỹ thuật truyền dịch.
Hướng dẫn học thực hành
Học sinh thực hành theo nội dung quy trình 1.1.
Câu hỏi lượng giá
Câu 1. Mơ tả quy trìnhkỹ thuật cho người bệnh ăn bằng sonde?
Câu 2. Trình bày trường hợp áp dụng đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh bằng
sonde?
Câu 3. Liệt kê các cách kiểm tra sonde vào dạ dày?

15


BÀI 2. KỸ THUẬT CHƯỜM NÓNG – CHƯỜM LẠNH
Mục tiêu bài học

* Kiến thức
Trình bày được tác dụng, những trường hợp áp dụng, khơng áp dụng cho chườm
nóng, chườm lạnh.
Mơ tả được các quy trình kỹ thuật chườm nóng, chườm lạnh.
* Kỹ năng
Vận dụng được kiến thức vào việc học tập, học cácmơn học khác và cơng tác
chăm sóc người bệnh.
Thực hiện được các kỹ thuậtchườm nóng, chườm lạnh đúng quy trình ít nhất 1
lần trên người bệnh giả định.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Rèn luyện thái độ và tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học, đảm
bảo an toàn trong thực hành nghề nghiệp.
Nội dung bài học
1. Kỹ thuật chườm nóng.
1.1. Tác dụng.
- Làm cho người bệnh ấm.
- Làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau.
- Làm người bệnh tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn.
- Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp cho quá trình vết
thương được nhanh hơn, làm giảm sự sung huyết ở sâu.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng chườm nóng.
* Chườm nóng khơ.
- Sức nóng không được sâu, nhưng giúp người bệnh dễ chịu, giảm đau ngay, sự
nóng cũng giúp vùng chườm được tưới máu tốt.
* Chườm nóng ướt.
- Sức thấm sâu hơn chườm nóng khơ, làm cho các cơ đang co cứng cũng có thể
giãn ra, giúp cho tăng tuần hoàn, tăng sự trao đổi và hấp thu các chất.
* Nhiệt độ chườm.
- Đối với chườm nóng ướt nhiệt độ bao giờ cũng thấp hơn chườm nóng khơ
(Trung bình 400C, nhiệt độc cao là 500C), bởi vì chườm khăn trực tiếp lên vùng chườm.

- Chườm nóng khơ nhiệt độ của nước chườm cao hơn: trung bình 43 0C – 450C,
nếu với nhiệt độ cao có thể từ 500C – 600C.
* Thời gian chườm nóng

16


- Trung bình mỗi lần chườm từ 25 – 30 phút, nếu cần chườm liên tục phải thay
nước khác, có thể chườm 2 – 3 giờ, khơng nên chườm nóng q lâu vì sẽ gây giãn tổ chức
chân lơng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể qua da.
1.3. Kỹ thuật chườm nóng khơ.
1.3.1. Áp dụng.
- Các cơn đau dạ đày, gan hoặc thận.
- Viêm thanh quản thể co rít, viêm khí quản.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Người già khi trời rét.
1.3.2. Không áp dụng.
- Viêm ruột thừa.
- Viêm phúc mạc.
- Các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ nặng.
- Các trường hợp xuất huyết.
- 24 giờ đầu sau khi chấn thương vì dễ gây chảy máu trở lại do giãn mạch.
- Những người bệnh bị mất cảm giác.
- Ðau bụng khơng rõ ngun nhân.
1.3.3. Quy trình kỹ thuật chườm nóng khơ.
* Chuẩn bị người bệnh.
- Thơng báo và giải thích cho người bệnh biệt về thủ thuật sắp làm.
- Hướng dẫn cho người bệnh những điều cần thiết, để người bệnh nằm hoặc ngồi.
* Chuẩn bị dụng cụ.
- Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy trước khi chuẩn bị

dụng cụ.
- Túi chườm, có thể thay túi chườm bằng chai nước nóng.
- Nước chườm đựng trong bình hoặc phích, nhiệt độ của nước tùy theo chỉ định,
có thể thay đổi từ 50-600C.
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước.
- Khăn bông.
- Bột talc, Vaselin
- Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể.
* Tiến hành:
- Kiểm tra xem túi có bị thủng khơng.
- Kiểm tra nhiệt độ của nước, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, điều chỉnh nhiệt độ
theo đúng chỉ định.
- Đổ nước vào túi chườm: Khoảng 1/2 - 2/3 dung tích túi
- Ðuổi hết khơng khí trong túi chườm ra: Đặt túi chườm trên mặt phẳng, ép túi
chườm để cho nước dâng lên đến cổ túi chườm.

17


- Vặn chặt nắp và dốc ngược túi chườm để kiểm sốt xem nắp túi có bị rị rỉ
khơng. Nếu bị rị rỉ thì phải thay ngay.

Hình 2.1: Kiểm tra túi chườm

Hình 2.2: Đổ nước nóng vào túi chườm

Hình 2.3: Dồn hơi ra khỏi miệng túi chườmHình 2.4: Dốc ngược kiểm tra túi chườm
- Lau khô và cho túi chườm vào bao hoặc dùng khăn bọc túi chườm lại, không
đặt túi chườm trực tiếp lên da người bệnh.
- Ðặt người bệnh nằm tư thế phù

hợp. Bộc lộ vùng chườm (thường chườm
ở trên bụng, 2 mạng sườn, 2 hố nách, trên
vùng đau).
- Ðặt từ từ túi chườm lên vùng
định chườm. Ðể miệng túi quay lên trên,
phía cao hơn để tránh nước rị rỉ ra gây
bỏng người bệnh.

Hình 2.5: Đặt túi chườm lên vị
trí chườm

- Theo dõi vùng chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm.
- Sau 30 phút cho người bệnh nghỉ, nếu chườm tiếp thì phải thay nước, đổi vị trí.
- Lấy túi chườm ra, quan sát vùng chườm, nếu người bệnh kêu nóng rát, da vùng
chườm đỏ rực thì dùng Vaselin xoa lên vùng da chườm.
- Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, dặn người bệnh những điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch túi chườm, mở nắp dốc ngược túi, phơi khô chỗ mát,
giữ mặt trong túi khơng bị dính.

18


- Ghi phiếu chăm sóc
Ngày giờ chườm.
Nơi chườm, nhiệt độ của nước
chườm.
Thời gian chườm
Kết quả chườm, tình trạng người
bệnh trong và sau khi chườm.
Tên người làm thủ thuật.


Hình 2.6: Dốc ngược túi chườm
phơi khô

* Tai biến.
- Kỹ thuật không đúng dễ gây bỏng.
* Những điểm cần lưu ý:
- Phải đo nhiệt độ của nước chườm theo đúng chỉ định.
- Thường xuyên theo dõi da người bệnh vùng chườm, nhất là những người già,
trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu máu, người bệnh rối loạn cảm giác.
- Không để người bệnh nằm đè lên túi chườm.
- Không đặt túi chườm trực tiếp lên da người bệnh.
- Không nên chườm quá lâu. Thông thường mỗi lần chườm từ 20 - 40 phút. Nếu
cần thì 2-3 giờ sau cho chườm lại vì chườm lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra
vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn da, cơ.
QUY TRÌNH 2.1.

KỸ THUẬT CHƯỜM NĨNG KHƠ
TT

Các bước tiến hành

1

Điều dưỡng xem y lệnh điều trị, đội
mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy

2

Chuẩn bị dụng cụ: túi chườm, nước

chườm, nhiệt kế đo thân nhiệt người
bệnh, nhiệt kế đo nhiệt độ nước, 2 khăn
bơng, dầu vaselin.

3

Thơng báo, giải thích cho người bệnh
để người bệnh nằm hoặc ngồi

4

Kiểm tra túi chườm, nhiệt độ nước
chườm đúng y lệnh

5
6

Đổ nước vào túi chườm 1/2- 2/3 túi
Đuổi khí, vặn chặt nút, dốc ngược kiểm

Tiêu chuẩn thành đạt
Xem đúng y lệnh; có đủ trang phục áo,
mũ, khẩu trang gọn gàng sạch sẽ; rửa
tay thường quy đúng quy trình.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, sắp xếp đúng
khay dụng cụ vô khuẩn và khay dụng
cụ sạch, sắp xếp gọn gàng, hợp lý theo
nguyên tắc dụng cụ làm trước xếp lên
trên, phía ngồi
Người bệnh hiểu và thấy yên tâm tin

tưởng hợp tác với nhân viên y tế.
Túi chườm được kiểm tra đúng.
Nhiệt độ nước được đo điều chỉnh đúng
y lệnh.
Nước chườm đủ 1/2- 2/3 túi
Khi đuổi khí nước chườm ngập cổ túi.

19


7
8
9
10
11

12
13
14

tra túi chườm
Dùng 1 khăn bông lau khô túi chườm
Dùng khăn bông khác bọc túi chườm
Bộc lộ vùng chườm, đặt túi chườm lên
vùng chườm (trẻ nhỏ: đặt túi dọc theo
thân mình)

Kiểm tra nước khơng dị ra ngồi.
Túi chườm khơ.
Bọc kín túi chườm.

Bộc lộ vùng chườm vừa đủ kín đáo.

Theo dõi vùng chườm và thân nhiệt của Người bệnh cảm thấy thoải mái.
người bệnh trong thời gian chườm
Da vùng chườm không bỏng, đỏ rát.
Sau 20- 30 phút cho người bệnh nghỉ, Cho người bệnh nghỉ, nếu chườm tiếp
nếu chườm tiếp phải thay nước, đổi vị phải thay nước, đổi vị trí chườm.
trí chườm.
Lau vùng chườm, nếu người bệnh kêu Phát hiện sớm sự cố xử trí tốt người
nóng rát, da vùng chườm bị đỏ: xoa dầu bệnh
vaselin lên vùng da chườm
Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, Người bệnh thoải mái, nghe lời dặn dò.
dặn người bệnh những điều cần thiết
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu Thu dọn, xử lý dụng cụ, rửa tay đúng
chăm sóc
quy trình; ghi phiếu chăm sóc đầy đủ.

1.4. Kỹ thuật chườm nóng ướt.
Chườm nóng ướt cũng gồm nhiều phương pháp. Phương pháp phổ biến nhất là
dùng khăn hoặc gạc tẩm nước nóng vừa phải rồi đắp lên vùng định chườm.
1.4.1. Áp dụng.
- Vết thương hở
- U nhọt.
- Trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ như khi đau mắt.
1.4.1. Quy trình kỹ thuật chườm nóng ướt
* Chuẩn bị người bệnh
- Thơng báo và giải thích cho người bệnh biệt về thủ thuật sắp làm.
- Hướng dẫn cho người bệnh những điều cần thiết, để người bệnh nằm hoặc ngồi.
* Chuẩn bị dụng cụ
- Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy trước khi chuẩn bị

dụng cụ.
- Bình hoặc phích đựng nước hay dung dịch. Dung dịch chườm có thể tùy theo
chỉ định. Thường dùng nước thường, có khi dùng cồn Boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%,
rượu quế, rượu hồi...Nếu chườm lên vết thương hở thì dung dịch chườm phải đảm bảo vơ
khuẩn.
- Nhiệt độ của dung dịch chườm 40-500C.
- Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước chườm.

20


- Gạc miếng hoặc khăn bơng. Kích thước của gạc hay khăn tùy thuộc vào diện
tích vùng chườm. Nếu đắp lên vết thương hở thì phải chuẩn bị gạc vơ khuẩn.
- 2 Kẹp phẫu tích hoặc kìm Kocher
- Tấm nylon hoặc vải dày phủ ngoài gạc hoặc khăn để giữ sức nóng được lâu.
- Dầu nhờn: Parafin.
* Tiến hành:
- Pha nước, kiểm tra nhiệt độ của nước chườm.
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Nhúng gạc hoặc khăn vào nước chườm.
- Vắt cho ráo bằng kìm Kocher. Khi chườm nóng ướt lên vết thương hở phải đảm
bảo kỹ thuật vơ khuẩn.

Hình 2.7: Pha nước chườm

Hình 2.8:Kiểm tra nhiệt độ của nước

Hình 2.9:Dùng kẹp vắt bớt nước chườm

Hình 2.10:Đắp gạc lên vị trí


chườm
- Mở rộng khăn ra, từ từ đắp lên vùng chườm.
- Phủ tấm nylon hoặc vải dày lên trên lớp gạc hoặc khăn chườm.
- Thay gạc hoặc khăn chườm khi hết nóng (Trung bình 10 – 15 phút thay 1 lần)
- Lấy gạc hoặc khăn ra khi không chườm nữa. Không nên chườm quá lâu. Thời
gian mỗi lần chườm từ 20-40 phút. Sau đó cho người bệnh nghỉ một vài giờ rồi lại chườm
tiếp nếu cần.
- Lau khô vùng chườm, xoa dầu nhờn khi người bệnh kêu nóng rát và da vùng
chườm đỏ.

21


- Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.
- Trường hợp chườm ở mắt: Dùng gạc vuông 5x5 cm. Nếu có một mắt đau thì
phải che mắt lành lại. Cho người bệnh nằm nghiêng về bên mắt đau để tránh gạc đè lên
mắt đau.
- Thu dọn dụng cụ, rửa tay.
- Ghi phiếu chăm sóc
+ Ngày giờ chườm.
+ Nơi chườm, nhiệt độ của nước chườm.
+ Thời gian chườm
+ Kết quả chườm, tình trạng người bệnh trong và sau khi chườm.
+ Tên người làm thủ thuật.
2. Kỹ thuật chườm lạnh.
2.1. Mục đích của chườm lạnh.
- Làm giảm sự xuất huyết, phản ứng viêm, khu trú nhiễm khuẩn và giảm sự xung
huyết do co mạch.
- Làm giảm đau do làm chậm sự dẫn truyền thần kinh, tạo ra tình trạng tê bì,

chườm lạnh có tác dụng như thuốc giảm đau.
- Khu trú nhiễm khuẩn.
- Làm hạ nhiệt độ.
2.2. Áp dụng.
- Sốt cao trong các bệnh nhiễm khuẩn.
- Chấn thương sọ não.
- Sau mổ cắt tuyến giáp (Trong bệnh cường tuyến giáp).
- Nhiễm khuẩn, áp xe...
- Trong một số trường hợp đau bụng, đau ngực.
2.3. Không áp dụng.
- Xuất huyết ở phổi.
- Xuất huyết đường tiêu hóa.
- Tuần hồn cục bộ kém.
- Thân nhiệt thấp.
- Người bệnh táo bón.
- Người già yếu. 
2.4. Quy trình kỹ thuật chườm lạnh bằng túi chườm.
* Chuẩn bị người bệnh:
- Thơng báo và giải thích cho người bệnh biệt về thủ thuật sắp làm.
- Hướng dẫn cho người bệnh những điều cần thiết, để người bệnh nằm hoặc ngồi.
* Chuẩn bị dụng cụ

22


- Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy trước khi chuẩn bị
dụng cụ.
- Túi chườm: túi chườm bằng cao su, khi sử dụng cho đá cục vào túi, túi dạng gel
trước khi dùng cho vào ngăn đá tủ lạnh làm đông lạnh.
- Vồ đập đá (Nếu cần).

- Chậu đựng đá đập nhỏ. Ðá dập nhỏ vừa phải, ngâm đá vào chậu nước một lát để
đá bớt sắc cạnh tránh làm thủng túi chườm.
- Bao túi hoặc khăn.
- Bột talc.

Hình 2.11: Túi chườm lạnh Hình 2.12: Các loại túiđá Hình 2.13: Túi gel
làm lạnh
* Tiến hành.
- Kiểm tra xem túi có bị thủng khơng.
- Cho đá vào túi chườm khoảng 1/2 - 2/3 túi. Số lượng đá cho vào tùy thuộc vào
nơi chườm.
- Ðuổi khơng khí ra khỏi túi chườm, đặt túi trên một mặt phẳng.
- Vặn chặt nắp túi chườm rồi dốc ngược túi chườm (Để kiểm tra xem nắp túi có
khít khơng, có rị rỉ khơng).
- Lau khô và cho túi vào bao hoặc dùng khăn bọc lại.
- Cho người bệnh nằm tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng chườm.
- Ðặt từ từ túi chườm lên vùng định chườm (Đặt từ từ để tránh gây cảm giác lạnh
đột ngột cho người bệnh). Vị trí chườm: Thường chườm ở 2 bên cổ, nách, bẹn hoặc trên
vùng đau.
- Cố định túi chườm: Có thể treo túi chườm nếu có thể được hoặc dùng gối chèn
để giũ túi chườm ở đúng vị trí
- Thỉnh thoảng kiểm tra tồn trạng người bệnh tại chỗ chườm và túi chườm, nếu
người bệnh rét, khó chịu, thân nhiệt hạ thì thơi khơng chườm nữa, phải luôn giữ da vùng
chườm khô ráo. Sau 30 phút cho người bệnh nghỉ, nếu chườm tiếp phải đổi vị trí chườm.
Đổ bớt nước trong túi ra và cho thêm đá vào để duy trì nhiệt độ chườm nếu cần thiết,
thường sau khoảng 2-3 giờ thay đá trong túi một lần.

23



Hình 2.14: Cho đá vào túi chườm

Hình 2.15: Đặt túi chườm lên vùng
chườm

- Lấy túi chườm ra khi không chườm nữa: Thời gian chườm có thể ngắn hoặc
kéo dài tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và chỉ định.
- Lau khô da vùng chườm, rồi xoa bột talc (Để tuần hồn tại chỗ lưu thơng trở
lại).
-Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, dặn người bệnh những điều cần thiết.
- Thu dọn dụng cụ: Rửa túi chườm sạch, dốc ngược, phơi khơ chỗ mát, khơng để
túi bị dính, điều dưỡng rửa tay.
- Ghi phiếu chăm sóc.
+ Ngày giờ chườm.
+ Nơi chườm, nhiệt độ của nước chườm.
+ Thời gian chườm
+ Kết quả chườm, tình trạng người bệnh trong và sau khi chườm.
+ Tên người làm thủ thuật.
*Tai biến.
- Dễ gây cảm lạnh, hạ nhiệt độ cơ thể, bỏng lạnh.
* Những điềm cần lưu ý.
- Trường hợp cần làm hạ thân nhiệt thì phải dùng nhiều túi chườm. Đặt túi
chườm ở những vùng da mỏng, nơi có nhiều mạch máu lớn chạy qua.
- Khơng đặt túi chườm kéo dài, thỉnh thoảng phải ngừng chườm một vài giờ sau
đó chườm lại.
- Ngừng chườm ngay khi theo dõi thấy da người bệnh tím tái, người bệnh kêu tê,
mất cảm giác vùng chườm, thân nhiệt giảm xuống dưới mức bình thường.
- Khơng được đặt túi chườm lạnh lên vùng ngực người bệnh, tránh lạnh quá vì sẽ
gây viêm phổi.


24


QUY TRÌNH 2.2.

KỸ THUẬT CHƯỜM LẠNH KHƠ
TT

Các bước tiến hành

1

Điều dưỡng xem y lệnh điều trị, đội
mũ, đeo khẩu trang, rửa tay thường quy

2

Chuẩn bị dụng cụ: túi chườm, phích
đựng đá đập nhỏ, nhiệt kế đo thân nhiệt
người bệnh, 1 khăn bông, khăn mỏng
hoặc túi bọc, bột talc

3

Thông báo, giải thích cho người bệnh
để người bệnh nằm hoặc ngồi

4

Kiểm tra túi chườm, cho đá vào túi

chườm từ 1/2 đến 2/3 túi

5

Đuổi khí, vặn chặt nút, dốc ngược kiểm
tra túi chườm
Dùng khăn bông lau khô túi chườm
Dùng khăn mỏng hoặc túi bọc túi
chườm
Bộc lộ vùng chườm, đặt túi lên vùng
chườm
Theo dõi vùng chườm và thân nhiệt
người bệnh trong thời gian chườm
Sau 20- 30 phút cho người bệnh nghỉ,
nếu chườm tiếp phải đổi vị trí, bọc
thêm khăn, thay đá (khi cần)
Lau vùng chườm, xoa bột talc
Giúp người bệnh về tư thế thoải mái,
dặn người bệnh những điều cần thiết
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi phiếu
chăm sóc

6
7
8
9
10
11
12
13


Tiêu chuẩn thành đạt
Xem đúng y lệnh; có đủ trang phục áo,
mũ, khẩu trang gọn gàng sạch sẽ; rửa
tay thường quy đúng quy trình.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, sắp xếp đúng
khay dụng cụ vô khuẩn và khay dụng
cụ sạch, sắp xếp gọn gàng, hợp lý theo
ngun tắc dụng cụ làm trước xếp lên
trên, phía ngồi
Người bệnh hiểu và thấy yên tâm tin
tưởng hợp tác với nhân viên y tế.
Túi chườm được kiểm tra đúng, đá
ngập1/2 đến 2/3 túi chườm.
Khi đuổi khí đá ngập cổ túi. Nước
chườm khơng dị ra ngồi.
Túi chườm khơ.
Túi chườm được bọc kín.
Bộc lộ vùng chườm vừa đủ kín đáo.
Bộc lộ vùng chườm vừa đủ kín đáo.
Người bệnh cảm thấy thoải mái.
Da vùng không rát.
Vùng chườm khô.
Người bệnh thoải mái, nghe lời dặn dò.
Thu dọn, xử lý dụng cụ, rửa tay đúng
theo quy trình; ghi phiếu chăm sóc đầy
đủ.

2.5. Quy trình kỹ thuật chườm lạnh bằng khăn (Chườm ướt).
* Chuẩn bị người bệnh.

- Thơng báo, giải thích cho người bệnh, để người bệnh nằm hoặc ngồi.
* Chuẩn bị dụng cụ.

25


×