BÁO CÁO THỰC TẬP
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CÔNG
TY KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI MỸ ĐỨC – HÀ TÂY
Giáo viên hướng dẫn : Lê Quang Dũng
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Hà
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
1
Lời nói đầu
Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi người quản lý doanh
nghiệp phải nang động, sáng tạo, vận dụng những khả năng sẵn có của
mình và nắm bắt được cơ chế thị trường một cách linh hoạt, kịp thời để
hạch toán linh hoạt, kịp thời để hạch toán kinh doanh. Bởi hạ
ch toán kế
toán là công cụ sắc bén không thể thiếu được trong quản lý kinh tế tài
chính của các đơn vị cũng như trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc
dân ở nước ta hiện nay.
Thực hiện phương châm đào tạo "học đi đôi với hành, lý thuyết
gắn với thực tế, nhà trường gắn với xã hội". Chính vì vậy mà trường
"Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp I" cho học sinh, sinh viên đi thực tập tại
các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục đích là giúp cho sinh viên nắm bắt
và tìm hiểu thêm về thực tế dựa trên lý thuyết đã được học ở nhà
trường. Đồng thời tạo sự nhuần nhuyễn thêm một cách có logic và có
kiến thức được vững chắc để khi trở thành một nhân viên, m
ột cán bộ kế
toán sẽ không còn bỡ ngỡ với công việc được giao.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Sau khi dời ghế
nhà trường, kết thúc phần lý thuyết để bước vào thời gian thực tập em
đã chọn cho mình một chuyên đề chính đó là: "Tổ chức công tác kế toán
lao động, tiền lương".
Dưới chế độ xã hội ch
ủ nghĩa hiện nay thì tiền lương của người lao
động được trả theo mức độ cống hiến của họ, vì tiền lương là giá cả, là
sức lao động mà nó được biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm phân
phối cho người lao động để bù đắp hao phí lao động cần thiết đã bỏ ra
trong quá trình sản xuất.
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
2
Qua quá trình thực tập tại công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ
Đức - Hà Tây. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, phòng kế
toán trong công ty, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo ở trường. Em
đã hoàn thành chuyên đề này với 3 nội dung chính sau:
Phần I: Khái quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (Công ty
khai thác công trình thuỷ lợi)
Phần II: Tình hình tổ chức quản lý công tác kế toán "Tiền lương và
các khoản trích theo l
ương"
Phần III: Phương hướng - nhận xét - đánh giá và kết luận.
Do khả năng còn nhiều hạn chế vì thế chuyên đề này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô
giáo trong bộ môn chuyên ngành kế toán trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật
công nghiệp I - Hà Nội và sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo, phòng kế
toán củ
a Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức - Hà Tây.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 26 tháng 11 năm 2003
Sinhviên
Lê Thị Hồng Hà
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
3
Phần I
Khái quát tình hình về công tác tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh và tổ chức công tác kế toán của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi
Mỹ Đức
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ
Đức
1. Sự ra đời của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức
- Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức được UBND tỉnh Hà
Tây ra quyết định thành lập số 414/QĐ-UB ngày 10 tháng 10 năm 1974.
(Tiền thân là xí nghiệp thủy nông - Mỹ Đức) đến tháng 12 năm 1998
thì Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức được chuyển sang doanh
nghiệp nhà nước hoạt động công ích gọi là "Công ty khai thác công trình
thuỷ lợi".
- Theo quyết đị
nh số 146/1998/QĐ- UB ngày 31 tháng 12 năm 1998
với nhiệm vụ chính là quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trong huyện,
đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, là doanh nghiệp quốc
doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính được nhà nước cấp
vốn và vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Có trụ sở ở thị trấn Tế
Tiêu với ng
ành nghè kinh doanh chính là vận hành toàn bộ hệ thống công
trình thuỷ lợi tưới tiêu nước cho nông nghiệp và cung cấp nước cho cơ
sở kinh tế khác trong huyện theo hợp đồng dùng nước giữa công ty với
HTX nông nghiệp.
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức nằm ở thị trấn Tế Tiêu
về danh giới địa chính của công ty là:
+ Phía Bắc giáp đường 73 và huyện Chương Mỹ/
+ Phía Đông v
à phía nam giáp sông Đáy và tỉnh Hà Nam.
+ Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
Toàn huyện Mỹ Đức có 22 xã và một thị trrấn với tổng diện tích là
22.100ha, bao gồm sông ngòi, đồi, núi, trong đó có 9.455 ha đất, dân số
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
4
163.000 người. Có tới 90% sống bằng nghề nông nghiệp, ngoài ra còn có
ngành nghề thủ công như dệt, trồng dâu nuôi tằm.
- Quá trình phát triển của công ty
+ Quá trình hoạt động và phát triển của công ty
Từ năm 1974 trở về trước huyện Mỹ Đức gồm có 2 hồ chứa nước,
đó là hồ Tuy Lai và hồ Quan Sơn (xây dựng từ năm 1959 với khả năng
tưới 600ha và hai tr
ạm bơm dầu Đức Môn và Kim Bôi) khả năng tưới
500 ha và tiêu chủ yếu nước là tự tiêu ra sông đáy bằng các cống Đoan nữ
(An Mỹ), cống gánh (Phù Lưu Tế), cống đồng dầy (Đốc Tín) không có
trạm bơm tiêu. Việc quản lý công trình và điều hành do phòng thuỷ lợi
đảm nhiệm.
Từ năm 1974 trở lại đây, được nhà nước đầu tư
vốn mở rộng Hồ
Quan Sơn và Hồ Tuy Lai đồng thời xây dựng hồ mới Vĩnh An với tổng
diện tích cả 3 hồ theo thiết kế là: 11.410 m
3
nước. Năng lực tưới cho
diện tích 1880ha. Một số trạm bơm đầu trở thành trạm bơm điện. Và xây
dựng trạm bơm Tân Độ, trạm bơm Bạch Tuyết, trạm bơm Hoà Lạc…
Từ năm 1978 đến nay thực hiện phương châm "nhà nước và nhân
dân cùng làm" công ty đã xây dựng được thêm nhiều trạm bơm vừa và
nhỏ
.
- Thực hiện nghị quyết và quá trình phát triển của nhà nước, công ty
khai thác công trình thuỷ lợi đã đạt được những thành tích đáng kể như
sau:
+ Năm 1992: cá nhân và tập thể đạt danh hiệu cấp ngành:
Giám đốc: Tạ Đình Đầm
Tập thể: tổ văn phòng công ty
+ Năm 1993: UBND tỉnh tặng bằng khen thi đua sản xuất Bộ Thuỷ
lợi tặng b
ằng khen.
Ban chấp hành Tổng liên đoàn Việt Nam tặng bằng khen
+ Năm 1994: tập thể, cá nhân đạt danh hiệu cấp tỉnh
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
5
+ Năm 1995: đơn vị, tập thể cá nhân đạt danh hiệu cấp tỉnh
+ Năm 1996: tập thể đạt danh hiệu giỏi cấp ngành
+ Năm 1997: Ban chấp hành liên đoàn tỉnh tặng bằng khen. Sở
Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen.
+ Năm 1998 Ban chấp hành liên đoàn tỉnh tặng bằng khen
+ Năm 2001 Liên đoàn lao động tỉnh tặng cờ thi đua
+ Nă
m 2002:
- UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào thi đua phát triển nông
nghiệp nông thôn 5 năm (1997-2002).
- UBND huyện tặng giấy khen công đoàn công ty đã có thành tích
xuất sắc trong hoạt động công đoàn 5 năm (1997-2002).
Đạt được những kết quả trên công ty phải có rất nhiều cố gắng
trong quá trình quản lý cũng như trong các hoạt động.
Tiến tới 2004 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi đang có chiều
hướng mở rộng các công trình thuỷ
lợi nội đồng để công ty ngày càng
phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo.
2. Mô hình và hình thức sở hữu vốn của công ty
* Mô hình doanh nghiệp: Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ
Đức thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa lại là công ty của
nhà nước cộng với vốn đi vay của công ty được tổ chức dưới dạng độc
lậ
p.
* Hình thức sở hữu vốn của công ty là: Hình thức sở hữu vốn của
nhà nước.
* Công ty thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh là phục vụ sản xuất
nông nghiệp, mặt hàng chủ yếu là dịch vụ tưới tiêu.
3. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức
a. Về lao động và
thu nhập
* Về lao động
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
6
Để đáp ứng nhu cầu của công ty đồng thời hoàn thành tốt các chỉ
tiêu kế hoạch của đơn vị, công ty đã có một số lượng lao động là 135
công nhân (43 là nữ). Trong đó có:
+ Kỹ sư : 8 người
+ Cao đẳng : 5 người
+ Trung cấp : 5 người
+ Công nhân : 110 người
+ Nhân viên : 2 người
+ Đại học : 5 người.
Là công ty nhà nước hoạt động công ích, để đứng vững trong nề
n
kinh tế thị trường hiện nay. Công ty rất cố gắng tìm tòi, học hỏi cũng như
vận dụng những kinh nghiệm của mình để phát triển công ty và đạt kết
quả tốt đã được tỉnh tặng bằng, giấy khen nhiều năm đạt danh hiệu thi
đua xuất sắc (kể từ 1991 đến nay).
* Về thu nhập lao động
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999 2000 2001 2002
Tổng quỹ
lương
696.342.558 648.773.100
792.114.611 1.027.377.816 979.315.977
Tiền lương
bình quân
471.700
432.874 481.821
629.500 604.500
Tổng thu
nhập
2.610.237.900 2.638.256.200
2.332.783.980 2.235.253.480
2.587.835.000
Thu nhập
bình quân
1.600 1.800 1.600
1.400 1.800
Nhận xét:
Từ các số liệu tổ hợp qua bảng chỉ tiêu kinh tế của công ty ta thấy:
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
7
- Tổng quỹ lương của công ty tăng dần theo năm, vì theo chế độ quy
định của nhà nước là tăng mức lương theo hệ số tối thiểu từ 140.000đ
lên 180.000đ và lên tới 210.000đ.
- Tiền lương bình quân thể hiện quy mô của công ty được mở rộng.
Tiền lương bình quân tăng, từ 471.700đ (1998) lên tới 604.500đ (2002).
Mặc dù công ty luôn bị lỗ nhưng thường xuyên đượ
c nhà nước cấp bổ
xung để đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động với hệ số là
1,1.
Đến nay công ty đã hoàn thành quy mô khai thác tài nguyên nước
để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và môi trường.
Trong những năm thực hiện cơ chế mới, đời sống cán bộ công nhân
viên ngày một ổn định và nâng lên, người lao động ng
ày càng gắn bó với
công ty. Mức thu nhập bình quân của năm 2000 là 481.821
đồng/tháng/người; năm 2001 là 629.500 đồng/tháng/người; năm 2002 là
604.500 đồng/tháng/người.
Tổng thu nhập của công ty tăng, giảm không ổn định: năm 1998-
1999 là tăng từ 2.610.237.900 đồng (1998) lên 2.638.256.200 đồng (1999),
đến năm 2001-2002 lại giảm xuống từ 2.332.783.980 đồng (2000) xuống
2.235.253.480 đ (2001).
Như vậy nguyên nhân sự tăng giảm không ổn đị
nh này là do năm
1998 bị lũ lụt, đến năm 1999 bị hạn hán kéo dài và năm 2000, 2001 lại bị
mất mùa.
- Thu nhập bình quân lúc tăng, lúc giảm, không ổn định là do mức
giá quy định của nhà nước có sự thay đổi. Năm 1998 quy định giá thu
thủy lợi phí là 1.600đ/kg thóc, năm 2001 là 1400đ/1kg thóc, năm 2002 là
1800đ/1kg thóc.
b. Về cơ cấu ban giám đốc, phòng ban và các bộ
phận sản xuất
kinh doanh của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức - Hà Tây.
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
8
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức là đơn vị hạch toán
kinh tế độc lập theo nguyên tắc tự chủ về tài chính được nhà nước cấp
vốn và cho vay vốn ngân sách để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên
việc tổ chức quản lý và phân cấp quản lý theo cấp bậc như sau:
+ Ban giám đốc: Phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp chung công việc
sản xuất kinh doanh c
ủa đơn vị và cũng là người chịu trách nhiệm trực
tiếp trước cơ quan pháp luật của nhà nước về các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Hai phó giám đốc:
- Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật
- Phó giám đốc phụ trách về hành chính
Việc tổ chức đoàn thể, một số công việc khác do giám đốc chịu
trách nhi
ệm về phân việc của mình. Về phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
sản xuất, điều động chỉ đạo các cụm, trạm thuỷ nông giúp đỡ cho giám
đốc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt.
- Các phòng ban trong Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Mỹ Đức
+ Phòng tổ chức hành chính: Gồm 4 người có trách nhiệm điều
động lao động, tuyển dụng lao động, giải quyết các chính sách về tiền
lương, chế độ nghỉ hưu mất sức, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên
chức và mọi hoạt động hành chính của công ty.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: gồm 4 người có nhiệm vụ lập kế hoạch
sản xuất, thiết kế các công trình nội đồng của công ty, theo dõi thống kê
tình hình biến động kế hoạch, kỹ thuật sản xuất của công ty.
+ Phòng kế toán tài vụ
: gồm 4 kế toán trưởng phụ trách chung, có
nhiệm vụ hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh toán quyết toán với nhà
nước với khách hàng, chịu trách nhiệm về vốn cho sản xuất và cùng với
phòng kế hoạch kỹ thuật quản lý theo dõi biến động tình hình vật tư, lao
động, tiền lương trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân một cách
thường xuyên theo quyết định. Đồng thời giám sát mọi hoạt
động kinh tế
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
9
phát sinh trong công ty, tình hình thanh toán nợ với khách hàng, tình hình
tiêu thụ, chi phí quản lý nguồn vốn, giúp giám đốc điều hành kiểm tra
kiểm soát hoạt động kinh tế của công ty, thanh toán tài chín, bảo quản lưu
trữ chứng từ.
+ Đội sửa chữa công trình: gồm 6 người, có nhiệm vụ sửa chữa nhỏ
các công trình như các công trình tưới, tiêu nội đồng.
Sửa chữa thay thế máy móc thiết bị hỏng và sửa chữ
a nhà làm việc
khu công ty hỏng, toàn bộ máy móc tổ chức quản lý của Công ty khai thác
công trình thuỷ lợi.
Các bộ phận sản xuất kinh doanh gồm 20 bộ phận
+ Trạm bơm Phú Yên
+ Trạm bơm Hùng Tiến
+ Trạm bơm Hội Xá
+ Trạm bơm Đốc Tín
+ Trạm bơm Bạch Tuyết
+ Trạm bơm Kim Bôi
+ Trạm bơm An Phú
+ Trạm bơm Hoà Lạc
+ Trạm bơm La L
àng
+ Trạm bơm Cống Đắm
+ Trạm bơm Bãi Giữa
+ Trạm bơm Phù Lưu Tế
+ Trạm bơm Xuy Xá
+ Trạm bơm Tân Độ
+ Trạm bơm An Mỹ
+ Trạm bơm áng Thượng
+ Trạm bơm Mỹ Thành
+ Trạm bơm Đức Môn
+ Trạm bơm Đỗ Mơ
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
10
+ Trạm bơm Phúc Lâm.
Nhiệm vụ của các bộ phận này là cung cấp nước tưới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn huyện.
Báo cáo quản lý Lao động và Tiền lương
Lê Thị Hồng Hà - KT 44A
11