Tải bản đầy đủ (.pdf) (520 trang)

Niên giám thống kê tỉnh sóc trăng 2019 soc trang statistical yearbook 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 520 trang )

....

a


Chủ biên - Chief editor
DƯƠNG HOÀNG SALS
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng
Director of Soc Trang Statistics Office

Tham gia biên soạn: Chuyên viên Phòng Thống kê Tổng hợp
Editorial staff: Expert of general statistical
Cùng với sự cộng tác của các phịng nghiệp vụ,
thuộc Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng
With the collaboration of professionally statistical
of Soc Trang Statistics Office

2


LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh, Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng biên soạn và phát hành cuốn
"Niên giám Thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2019".
Đây là ấn phẩm được xuất bản hàng năm và biên soạn bằng hai
thứ tiếng Việt - Anh theo maket thống nhất của Tổng cục Thống kê.
Cuốn sách bao gồm số liệu của các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019
trong đó số liệu từ năm 2018 trở về trước là số chính thức, năm 2019 là
số sơ bộ (riêng số liệu về nơng, lâm nghiệp và thủy sản; văn hóa, y tế,
giáo dục là số chính thức).
Trường hợp số liệu có sự thay đổi so với Niên giám Thống kê đã


phát hành trước đây, khi nghiên cứu sử dụng nên áp dụng số liệu trong
Niên giám Thống kê này.
Các ký hiệu nghiệp vụ:
- : Khơng có hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh.
… : Có hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh nhưng không thu thập
được số liệu.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự cộng tác, cung cấp số liệu của các
sở, ban, ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở của Trung ương và địa phương
đóng trên địa bàn tỉnh. Trong q trình biên soạn khó tránh khỏi những
thiếu sót, Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng chân thành cảm ơn những ý
kiến đóng góp của bạn đọc và mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến
xây dựng để Niên giám Thống kê tỉnh Sóc Trăng ngày càng đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của các đối tượng trong việc sử dụng thông tin thống kê.
Trong quá trình sử dụng nếu có điều gì cần trao đổi, góp ý xin vui
lịng liên hệ với Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (Số 26, đường Hùng
Vương, Thành phố Sóc Trăng. Điện thoại: 0299.3612760).
CỤC THỐNG KÊ TỈNH SÓC TRĂNG

3


FOREWORDS
In order to meet the demand of researching socio-economic
situation in area, Soc Trang Statistics Office compiled and issued
"Soc Trang Statistical Yearbook 2019".
This is a publication annually published and compiled in bilingual:
Vietnamese - English, under the unified format of the General Statistics
Office. Its content includes data of the years 2015, 2016, 2017, 2018 and
2019, of which the data of 2018 backward are official; data of 2019 is
estimated (data of agriculture, forestry and fishery; culture, heath,

education are official).
In case of data change in comparison with the statistical yearbooks
released in the past, it is recommended that statistical data users should
use the data in this yearbook.
Special signals:
- : No socio-economic facts occurred
… : Facts occurred but no information.
We are sincerely thanksful for the cooperation in compiling and
supplying data of departments, levels from central and local in province.
It is impossible to avoid mistakes in the process of compilation, Soc
Trang Statistics Office would like to express its sincere thanks to all
readers and criticisms for the previous publications and hope to receive
more comments to improve Soc Trang Statistical Yearbook in the next
release and better satisfy the demands of data users.
In the process of use, for further information, please contact: Soc
Trang Statistics Office (Number 26, Hung Vuong street, Soc Trang city.
Tel.: 0299.3612760).
SOC TRANG STATISTICS OFFICE

4


MỤC LỤC
CONTENTS
Phần
Part

Trang
Page
Lời nói đầu


3

Forewords

4

Tổng quan chung
Overview

7
28

Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu
Administrative unit, land and climate

53

II.

Dân số và lao động - Population and employment

69

III.

Tài khoản quốc gia, ngân sách nhà nước và bảo hiểm
National accounts, state budget and insurance

125


IV.

Đầu tư và xây dựng - Investment and construction

153

V.

Doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Enterprise, cooperative and individual business establishment

183

Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Agriculture, forestry and fishing

273

VII.

Công nghiệp - Industry

353

VIII.

Thương mại và du lịch - Trade and tourism

375


IX.

Chỉ số giá - Price index

393

X.

Vận tải, bưu chính và viễn thơng
Transport, Postal services and Tele-communications

415

Giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ
Education, training and science, technology

431

Y tế, thể thao, mức sống dân cư, trật tự, an tồn xã hội, tư pháp
và mơi trường - Health, sport, living standards, social order, safety, justice
and environment

471

Kết quả tổng điều tra dân số 01/4/2019
Results of the census on April 1, 2019

505


I.

VI.

XI.
XII.

XIII.

5


6


TỔNG QUAN CHUNG
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát
triển; nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra và tăng so với cùng
kỳ năm 2018; các chính sách an sinh xã hội được triển khai tích cực, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đánh giá tıǹ h hıǹ h
một số lĩnh vưc̣ chủ yế u như sau:
1. Tăng trưởng kinh tế
Sơ bộ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019 (giá so sánh năm
2010) là 34.317 tỷ đồng, tăng 5,51% so với năm 2018. Trong đó, khu
vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) là 15.833 tỷ đồng, tăng
3,53%, đóng góp 1,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực
công nghiệp và xây dựng (khu vực II) là 5.306 tỷ đồng, tăng 10,51%,
đóng góp 1,55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ (khu vực III) là 12.058
tỷ đồng, tăng 5,94%, đóng góp 2,08 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm 1.120 tỷ đồng, tăng 6,78% so với năm 2018, đóng góp

0,22 điểm phần trăm.
Số liệu tổng sản phẩm năm 2019 và tốc độ tăng so với năm 2018
Ước TSP trong
tỉnh năm 2019
(Triệu đồng)

Ước tốc độ
tăng so với
năm 2019 (%)

Điểm % đóng góp
vào tăng trưởng
chung của năm
2019

TỔNG SỐ

34.317.342

105,51

5,51

- Khu vực I

15.832.552

103,53

1,66


- Khu vực II

5.306.487

110,51

1,55

- Khu vực III

12.057.947

105,94

2,08

1.120.356

106,78

0,22

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Tình hình cụ thể ở các khu vực như sau:
- Khu vực I: Ước giá trị tăng thêm của khu vực này là 15.833 tỷ
đồng, tăng 3,53% so với năm 2018. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp
7



là 10.178 tỷ đồng, tăng 1,22% so với năm 2018; Giá trị tăng thêm của
ngành lâm nghiệp là 134 tỷ đồng, giảm 0,37%; Giá trị tăng thêm ngành
thủy sản là 5.521 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2018.
- Khu vực II: Giá trị tăng thêm của khu vực II là 5.306 tỷ đồng,
tăng 10,51% so với năm 2018, trong đó, giá trị tăng thêm ngành cơng
nghiệp là 3.646 tỷ đồng, tăng 11,70% (tăng 382 tỷ đồng); Giá trị tăng
thêm ngành xây dựng là 1.661 tỷ đồng, tăng 7,97% so với năm 2018.
- Khu vực III: Ước giá trị tăng thêm của khu vực III là 12.058 tỷ
đồng, tăng 5,94% so với năm 2018. Các ngành dịch vụ phát triển theo
hướng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư như
các dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thơng, ngân
hàng,… đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng
giá trị tăng thêm của khu vực này như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,12%,
dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,69%, hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm 8,02%, nghệ thuật và vui chơi giải trí tăng 8,73% là những
ngành có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực dịch vụ.
* Về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 45,42% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
13,75%; khu vực dịch vụ chiếm 37,57% và thuế sản phẩm, trừ trợ cấp
sản phẩm 3,26%.
2. Tài chính, ngân hàng
a. Tài chính
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước thực hiện năm 2019 là
6.549 tỷ đồng, đạt và vượt so dự toán năm 2019, tăng 0,49% so với năm
trước. Trong đó, thu nội địa 2.652 tỷ đồng, tăng 18,24% (thu từ doanh
nghiệp và cá nhân sản suất, kinh doanh 1.372 tỷ đồng, tăng 17,35%).
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2019
là 14.123 tỷ đồng, đạt và vượt so với dự toán, tăng 19,95% so với năm
trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 3.334 tỷ đồng, tăng 12,31%;

chi thường xuyên 7.461 tỷ đồng, tăng 12,15%.
8


b. Ngân hàng
Tình hình hoạt động ngân hàng tương đối ổn định, lãi suất huy
động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn so với đầu năm 2019
tăng nhẹ; hiện lãi suất huy động tiền gửi phổ biến ở mức từ 0,11,0%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; đối
với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,06%5,39%/năm, đối với tiền gửi từ 6 tháng trở lên các TCTD ấn định trên cơ
sở cung cầu thị trường bình qn ở mức từ 6,44%-7,4%/năm. Các Quỹ
tín dụng nhân dân huy động từ 6 tháng trở xuống tùy theo từng loại kỳ
hạn với lãi suất bình quân từ 0,94%-5,4%/năm; huy động từ 6 tháng trở
lên với lãi suất bình qn từ 6,38%-7,7%/năm. Lãi suất cho vay khơng
biến động nhiều do các TCTD nghiêm túc thực hiện quy định lãi suất cho
vay bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của NHNN;
hiện, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu thấp nhất là
6,0%/năm, cao nhất là 6,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh thông thường khác từ 5,5%-11,48%/năm; đối với lĩnh vực phi sản
xuất từ 5,5%-11,42%/năm. Riêng các QTDND có lãi suất cho vay ngắn
hạn từ thấp nhất là 6,9%/năm, cao nhất là 13,6%/năm; cho vay trung, dài
hạn thấp nhất ở mức 12,0%/năm, cao nhất là 14,1%/năm.
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện năm 2019 là 31.457 tỷ đồng
tăng 17,91% so với năm trước; trong đó, số dư tiền gửi tiết kiệm 26.009
tỷ đồng, tăng 17,87% (Số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân đạt 22,5 triệu
đồng/người, chiếm 54% GRDP bình quân/người), số dư tiền gửi kỳ phiếu
553 tỷ đồng, giảm 20,88%, số dư tiền gửi doanh nghiệp 4.895 tỷ đồng,
giảm 11,86%. Đơn vị có vốn huy động cao nhất là Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Sóc Trăng 8.878,5 tỷ đồng, chiếm
28,5%; đơn vi ̣có vốn huy động thấp nhấ t là Ngân hàng TMCP Quân đội
là 87,4 tỷ đồng, chiếm 0,3%

Doanh số cho vay đạt 74.703 tỷ đồng, tăng 14,32% so với năm
trước; trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 64.277 tỷ đồng, tăng
11,94% so với năm trước, chiếm 56,31% trong tổng dự nợ, doanh số cho
vay trung dài hạn là 10.425 tỷ đồng, tăng 31,58 % so với năm trước,
chiếm 25,35% trong tổng dư nợ.
9


Tổng dư nợ 41.119 tỷ đồng, tăng 22,60% so với năm trước; trong
đó, dư nợ khu vực kinh tế nhà nước năm 2019 là 157 tỷ đồng, tăng
65,95%, chiếm 0,37% tổng dư nợ, khu vực kinh tế khác 40.962 tỷ đồng
tăng 22,48% so với năm trước; trong tổng dư nợ, dư nợ nội tệ là 38.836
tỷ đồng, tăng 24,64%, chiếm 94,45%, dư nợ ngoại tệ 2.284 tỷ đồng, giảm
4,03% so với năm trước, chiếm 5,55% tổng dư nợ.
Nợ xấu năm 2019 là 861 tỷ đồng, chiếm 2,09% so tổng dư nợ, tăng
5,26% so với năm trước. Nợ xấu chủ yếu tập trung vào các đối tượng cho
vay chế biến thủy sản, chăn nuôi gia súc và các hộ nghèo, đối tượng
chính sách, ni trồng thủy sản (đặc biệt là ni tôm), doanh nghiệp và
hộ sản xuất sử dụng vốn không hiệu quả, sản xuất kinh doanh bị thua lỗ
nên không có khả năng trả nợ.
3. Đầu tư phát triển và xây dựng
a. Vốn đầu tư phát triển
Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2019 là 14.940 tỷ
đồng, tăng 19,54% so với năm trước. Trong đó, thực hiện từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước 3.080 tỷ đồng, tăng 22,66% so với năm trước; vốn tự
có của doanh nghiệp nhà nước 862 tỷ đồng, giảm 42,59%; vốn dân cư và
tư nhân 10.502 tỷ đồng, tăng 29,45% so với năm trước. Thực hiện từ
nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước giảm là do Dự án Điện lực
dầu khí Long Phú 1 vẫn chưa hết khó khăn, tiến độ chậm và giảm
53,20% so với năm 2018.

Đối với nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước do địa phương
quản lý năm 2019 là 2.886 tỷ đồng, đạt 94,93% kế hoạch năm 2019, tăng
23,85% so với năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh
2.112 tỷ đồng, đạt 94,28% kế hoạch và tăng 42,55% so với năm trước,
vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 764 tỷ đồng, đạt 96,81% kế hoạch và
giảm 9,26 so với năm trước. Tình hình thực hiện vốn đầu tư ngân sách
nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh tăng và tỉ lệ giải ngân đạt cao hơn
so với năm 2018 là do Kế hoạch vốn được giao sớm ngay từ những tháng
10


đầu năm và các chủ đầu tư, các đơn vị thi công đều cố gắng đẩy nhanh
tiến độ thi công, nhất là những tháng cuối năm. Tuy nhiên, giải ngân vốn
đầu tư so với kế hoạch năm 2019 còn chậm do một số dự án khởi công
mới phải triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ
thiết kế - kỹ thuật; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án gặp nhiều
khó khăn, một số dự án có chi phí giải phóng mặt bằng tăng so với dự án
được phê duyệt; một số dự án có vốn đầu tư lớn nhưng tỷ lệ giải ngân đạt
thấp, từ đó ảnh hưởng tỷ lệ giải ngân chung.
b. Xây dựng
Năm 2019, kế hoạch thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn
ngân sách nhà nước của tỉnh tăng so với năm 2018, (trong đó, vốn do địa
phương quản lý tăng 12,48%). Các doanh nghiệp hoạt động xây dựng
trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhận thi công các cơng trình, dự án thuộc nguồn
vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, vì vậy hoạt động xây
dựng cũng tăng. Ước tính giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2019 đạt
9.654 tỷ đồng (trong đó, cơng trình nhà để ở chiếm 58,20% giá trị sản
xuất, cơng trình nhà khơng để ở chiếm 24,35%, cơng trình kỹ thuật dân
dụng chiếm 15,57%). Giá trị xây dựng tính theo giá so sánh năm 2010
ước năm 2019 đạt 6.667 tỷ đồng, tăng 10,55% so với năm trước (trong

đó, cơng trình nhà để ở tăng 9,93%, cơng trình nhà khơng để ở tăng
5,18%, cơng trình kỹ thuật dân dụng tăng 22,56% so với năm trước).
4. Tình hình phát triển doanh nghiệp
Trong năm tỉnh đã tiếp và làm việc với 170 lượt nhà đầu tư tìm
hiểu, đăng ký thực hiện các dự án đầu tư, tăng 29 lượt so cùng kỳ; kết
quả, có 16 dự án được cấp đăng ký đầu tư (giảm 15 dự án so cùng kỳ),
với tổng vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng (giảm 2.387 tỷ đồng), trong đó có 01
dự án FDI với vốn đăng ký 483 tỷ đồng. Trong năm, có thêm 375 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới (tương đương so cùng kỳ), với tổng vốn
đăng ký 2.500 tỷ đồng (giảm 38,83%); có 60 doanh nghiệp đăng ký giải
thể (giảm 8 doanh nghiệp); nâng tổng số tồn tỉnh năm 2019 có khoảng
2.900 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 31.300 tỷ đồng.
11


5. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nơng thơn
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2019 là 416.454 ha,
tăng 1,30% (bằng tăng 5.349 ha) so với năm trước. Chia ra, diện tích gieo
trồng lúa cả năm là 356.196 ha, chiếm 85,53% tổng diện tích gieo trồng
cây hằng năm, tăng 1,25% so với năm trước, bằng 4.402 ha; diện tích gieo
trồng cây hàng năm khác là 60.258 ha, chiếm 14,47% tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm, tăng 1,60% (tăng 957 ha) so với năm trước.
a. Trồng lúa
Tổng diện tích gieo trồng lúa (theo năm lương thực 2019) là
356.196 ha, vượt 7,13% kế hoạch năm, tăng 1,25% so với cùng kỳ năm
trước; trong đó, lúa đă ̣c sản 176.967 ha, chiếm 49,68% tổng diện tích lúa,
vượt 1,12% kế hoạch, tăng 17,87% so với năm trước. Sản lượng lúa
2.172.118 tấn, vượt 5,07% kế hoạch, tăng 1,85% so với năm trước; trong
đó, sản lượng lúa đă ̣c sản 1.073.330 tấn, chiếm 49,46% tổng sản lượng
lúa, vượt 0,3% kế hoạch, tăng 22,01% so với năm trước. Cụ thể:

- Vụ Mùa 2018-2019, tồn tỉnh có 02 huyện gieo trồng lúa vụ mùa
là huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu với diện tích 11.467 ha, vượt
0,59 % kế hoạch, giảm 4,54% so với cùng kỳ năm trước, diện tích giảm
chủ yếu tại huyện Mỹ Xuyên do người dân chuyển từ nuôi tôm thẻ chân
trắng sang nuôi tôm sú có thời gian ni kéo dài hơn nên khơng kịp
xuống giống lúa vụ mùa, năng suất 50,24 tạ/ha, sản lượng 57.606 tấn, đạt
96,32% kế hoạch, giảm 6,43% so với cùng kỳ năm trước.
- Vụ Đơng xn 2018-2019, diện tích gieo trồng 198.453 ha, vượt
12,6% kế hoạch, tăng 2,6% so cùng kỳ, chủ yếu tăng diện tích gieo trồng
đơng xn muộn ở các địa phương do cải tạo hệ thống thủy lợi đê bao
khép kín, chủ động ngăn mặn giữ ngọt, điều kiện canh tác thuận lợi; năng
suất 65,17 tạ/ha, đạt 98,35% kế hoạch vụ, tăng 0,54 tạ/ha so với cùng kỳ
năm trước, do các địa phương chủ động, công tác quản lý sâu bệnh, dịch
hại được kiểm soát tốt, người sản xuất lựa chọn giống lúa phù hợp thổ
nhưỡng, khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, mặt khác tình
12


hình thời tiết thuận lợi hơn so với vụ đơng xuân năm trước; sản lượng
1.293.380 tấn, vượt 10,74% kế hoạch, tăng 3,46% so với cùng kỳ.
- Vụ Hè Thu 2019: diện tích gieo trồng 142.811 ha vượt 0,68%
kế hoạch, giảm 0,21% so với vụ hè thu 2018. Các giống trồng chủ yếu
như OM 5451, RVT, Đài Thơm 8, OM 4900, IR50404...; năng suất thu
hoạch 56,16 tạ/ha giảm 0,03 tạ/ha so với vụ hè thu 2018; sản lượng thu
được 801.993 tấn đạt 97,41% kế hoạch, giảm 0,26% so với vụ hè thu
2018; sản lượng lúa hè thu giảm do diện tích gieo trồng và năng suất
thu hoạch đều giảm.
- Vụ Thu Đơng 2019 diện tích gieo trồng được 3.465 ha, vượt
15,5% KH, tăng 6,85% (tăng 222 ha) so vụ thu đông 2018; năng suất thu
hoạch 49,70 tạ/ha, giảm 2,32 tạ/ha so với vụ thu đông 2018; sản lượng

thu được 19.139 tấn, vượt 19,59% kế hoạch, tăng 2,07% so với vụ thu
đông 2018, chủ yếu do diện tích gieo trồng tăng.
b. Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác
Diện tích gieo trờ ng đa ̣t 60.258 ha, vượt 1,67% kế hoạch, tăng
1,60% (tăng 957 ha) so với năm trước. Trong đó, ngơ (bắp) 4.406 ha,
tăng 4,33% (tăng 183 ha) so với năm trước, năng suất 40,12 tạ/ha, tăng
0,5 tạ/ha so với năm trước, sản lượng 17.676 ha, tăng 5,64% (tăng 943
tấn) so với năm trước; cây lấy củ có chất bột 4.143 ha, tăng 6,75% (tăng
262 ha) so với năm trước (trong đó, diện tích trồng khoai mỳ 931 ha,
tăng 176 ha; khoai môn 1.081 ha, tăng 158 ha; cây lấy củ có chất bột
khác 798 ha, tăng 89 ha, do chuyển đổi từ diện tích trồng khoai lang
sang, diện tích khoai lang giảm 309 ha và một phần diện tích cây mía
kém hiệu quả ở huyện Cù Lao Dung được chuyển sang trồng khoai môn,
khoai ngọt,...); rau các loại 38.669 ha, tăng 4,83% (tăng 1.491 ha) so với
năm trước (chủ yếu tăng thêm vụ sản xuất), sản lượng 486.662 tấn, tăng
0,41% (tăng 2.023 tấn) so với năm trước; hành tím 6.210 ha, vượt 3,5%
kế hoạch, giảm 8% so với năm trước, năng suất đạt 152,86 tạ/ha, sản
lượng 94.928 tấn (thấp hơn 10,87% so với năm trước, do ảnh hưởng
mưa bão làm hành ngập úng, cây kém phát triển, dẫn đến năng suất
13


thấp, chất lượng hành kém, không tồn trữ được lâu); đậu các loại 1.659
ha, giảm 15,14% (giảm 296 ha) so với năm trước, chủ yếu giảm diện tích
gieo trồng đậu xanh (giảm 252 ha) và đậu lấy hạt khác (giảm 44 ha) do
luân canh sang các loại rau màu khác; cây mía 8.031 ha, đạt 98,77% kế
hoạch, giảm 5.34% (giảm 453 ha) so với cùng kỳ năm trước, do thị
trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá mía thu mua thấp, sản xuất thua
lỗ... nhiều diện tích mía được người dân chuyển đổi sang trồng các loại
cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như các loại rau màu, cây ăn quả; một số

diện tích chuyển sang ni trồng thủy sản, năng suất cây mía 931,39
tạ/ha, giảm 62,94 tạ/ha so với năm trước, sản lượng mía 757.732 tấn,
giảm 10,18% (giảm 85.855 tấn) so với năm trước (chủ yếu do giảm diện
tích gieo trồng và đầu tư cho sản xuất ít nên năng suất giảm).
Tình hình sản xuất rau màu tương đối thuận lợi, nông dân áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, đầu tư xây
dựng nhà lưới, tưới phun tự động,… Năm 2019, tồn tỉnh có 110 nhà
lưới, nhà màng (huyện Mỹ Xun 10, Kế Sách 32, Long Phú 06, thành
phố Sóc Trăng 10, huyện Mỹ Tú 08, thị xã Vĩnh Châu 09, Ngã Năm 08,
huyện Thạnh Trị 11, Trần Đề 02, Châu Thành 11, Cù Lao Dung 03) với
diện tích là 06 ha. So với năm 2018 tăng 31 nhà lưới, với diện tích tăng
1,7ha; tổ chức liên kết tiêu thụ với các DN như Cty Rau củ quả Hiệp Hòa
Phát, Cty Rau củ quả Anh Em, Cty Antesco…. Sản phẩm tiêu thụ cà tím,
đậu nành, rau, sả….
c. Cây lâu năm
Diện tích cây ăn trái phát triển khá ổn định, đem lại một nguồn thu
nhập khá cho nhà vườn với nhiề u sản phẩ m có giá trị kinh tế cao như:
Bưởi da xanh, Bưởi Năm roi, Cam sành, Cam soàn, Xoài, Nhãn, Mãng
cầu... Phát triển cây ăn trái trên địa bàn đang được triển khai thực hiện,
với Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh thực hiện các
mơ hình trồng mới, cải tạo và ứng dụng tiến bộ kỹ trên vườn cây ăn trái.
Đến nay đã xây dựng được 09 vùng trồng được cấp 32 mã code với diện
tích: 235,61 ha/267 hộ trên cây vú sữa, xoài, nhãn, bưởi để liên kết xuất
14


khẩu sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ,… tại các Hợp tác xã trong vùng,
dự án gồm 02 huyện Kế Sách và Cù Lao Dung; 04 chuỗi liên kết giá trị
sản phẩm trên cây vú sữa, xoài, bưởi, nhãn.
d. Chăn ni

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2019 đã xảy ra một
số dịch bệnh; trong đó, dịch bệnh đối với heo rất nghiêm trọng, làm thiệt
hại nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh, dịch tả heo Châu Phi
đã xảy ra ở 3.601 hộ tại 555 ấp của 105 xã/phường/thị trấn thuộc 11/11
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tổng số heo buộc phải tiêu hủy là
65.363 con, với trọng lượng tiêu hủy tương đương 4.369 tấn; trong đó,
thị xã Ngã Năm thiệt hại nhiều nhất với 17.773 con, tương đương 1.327
tấn. Hiện nay, dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh có chiều hướng
giảm, nhưng do tập qn chăn ni nhỏ lẻ khó áp dụng chăn ni an tồn
sinh học; bệnh chưa có giải pháp phịng, chống hiệu quả nên nguy cơ
dịch có nhiều khả năng diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Các ngành
chức năng đang tiếp tục tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh, xử lý
nhanh các ổ dịch và khuyến cáo hộ nuôi thận trọng khi tái đàn trong giai
đoạn hiện nay. Tăng cường công tác tuyên truyền, kịp thời cung cấp
thông tin, nội dung, tài liệu liên quan đến tình hình dịch bệnh nhằm nâng
cao ý thức của các hộ chăn nuôi. Bệnh dịch lở mồm long móng heo xảy
ra ở huyện Kế Sách, thị xã Ngã Năm trên tổng đàn 789 con, tiêu hủy 718
con, tương đương 57 tấn. Bệnh dịch tả heo cổ điển xảy ra ở thành phố
Sóc Trăng và huyện Trần Đề trên tổng đàn 298 con, tiêu hủy 177 con,
tương đương 4 tấn.
Mặc dù tình hình dịch bệnh trong chăn ni diễn biến phức tạp
nhưng chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn tiếp tục phát triển. Đàn trâu tồn
tỉnh có 2.438 con, đạt 89,30% kế hoạch (2.730 con); sản lượng trâu xuất
chuồng đạt 118 tấn. Đàn bị tồn tỉnh hiện có 53.814 con, đạt 99,66% kế
hoạch năm 2019 (54.000 con), tăng 2,26% so với năm trước, bằng 1.187
con. Tỉnh đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, dự án
phát triển chăn ni bị thịt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, định
15



hướng đến năm 2025 đang được triển khai hiệu quả; tổ chức các hình
thức liên kết, hợp tác chăn ni, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,
đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, mơi trường; xây dựng, nhân rộng mơ
hình chăn ni bị thịt với cơng nghệ tiên tiến; sản lượng bò xuất chuồng
là 1.898 tấn. Đàn bị sữa cả tỉnh có 5/11 huyện chăn ni với 10.013 con,
đạt 87,07% kế hoạch (11.500 con), tăng 4,11% so với năm trước, bằng
395 con. Sản lượng sữa ổn định ước đạt 14.864 tấn. Đàn heo là 106.762
con, giảm 59,11% so với năm trước, bằng 154.322 con. Sản lượng heo
xuất chuồng tương đương 40.093 tấn. Đàn gia cầm toàn tỉnh có 6.607
nghìn con, giảm 3,21% so với năm trước, bằng 219 nghìn con.
đ. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mơ nhỏ, hoạt động
lâm nghiệp tập trung chủ yếu cho việc trồng mới một số diện tích rừng;
trồng cây phân tán và chăm sóc các diện tích rừng trồng. Năm 2019, diện
tích rừng trồng mới tồn tỉnh có 939,89 ha, giảm 22,20% so với cùng kỳ
năm trước do giảm diện tích rừng đã khai thác ở huyện Mỹ Tú. Sản
lượng gỗ khai thác 95.265 m3 các loại, giảm 2,40% so với cùng kỳ năm
trước, bằng 2.344 m3. Sản lượng củi khai thác 104.198 ste, giảm 1,03%
so với cùng kỳ năm trước, bằng 1.084 Ste. Số cây lâm nghiệp trồng phân
tán ước 4.200 nghìn cây, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, bằng 21
nghìn cây.
e. Thủy sản
- Diện tích ni trồng thủy sản năm 2019 là 78.968 ha, vượt 8,32%
kế hoạch năm 2019 (72.900 ha) và tăng 1,43% so với cùng kỳ năm trước,
bằng 1.110 ha. Trong đó, diện tích ni cá 20.127 ha, xấp xỉ so với cùng
kỳ (diện tích ni cá tra cơng nghiệp tăng nhưng diện tích các các loại
khác giảm khoảng 308 ha); diện tích ni tơm 57.586 ha, tăng 2,32%,
bằng 1.303 ha (tôm sú 19.100 ha, giảm 18,66%, bằng 4.382 ha do chuyển
một số diện tích sang ni tơm thẻ; tơm thẻ chân trắng 38.400 ha, tăng
17,51%, bằng 5.722 ha). Diện tích thu hoạch thủy sản năm 2019 là

65.218 ha (trong đó, thu hoạch cá 19.905 ha, tơm 44.303 ha). Diện tích
16


thu hoạch và năng suất thu hoạch tơm ước tính tăng so với cùng kỳ
(trong đó, diện tích thu hoạch tăng khoảng 3.761 ha). Diện tích thiệt hại
ni thủy sản ước tính năm 2019 là 5.085 ha, giảm 38,02% so cùng kỳ
năm trước; trong đó, diện tích thiệt hại tơm thẻ chân trắng 3.762 ha, tôm
sú 1.323 ha và diện tích ni thủy sản khác thiệt hại 246 ha (chủ yếu là
artemia).
- Tổng sản lượng thủy sản năm 2019 là 313.706 tấn, vượt 12,12%
kế hoạch (279.800 tấn), tăng 21,70% so với cùng kỳ năm trước, bằng
23.598 tấn do tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng và cá tra. Chia ra:
Sản lượng khai thác thủy sản 64.182 tấn, đạt 90,40% kế hoạch
năm 2019 (71.000 tấn), giảm 8,32% so với cùng kỳ năm trước, bằng
5.827 tấn. Chia ra, sản lượng khai thác thủy sản biển 60.015 tấn, đạt
96,79% kế hoạch (62.000 tấn); sản lượng khai thác thủy sản nội địa
4.167 tấn, đạt 46,30% kế hoạch (9.000 tấn).


Sản lượng ni trồng thủy sản 249.524 tấn, tăng 32,90% so với
năm trước, bằng 61.772 tấn (trong đó, sản lượng cá 132.992 tấn, tăng
31,76%; tơm 168.328 tấn, tăng 19,26%). Sản lượng cá nuôi trồng tăng
so với cùng kỳ, chủ yếu do sản lượng cá tra nuôi công nghiệp tăng
mạnh (tăng 45.517 tấn); sản lượng cá các loại khác cũng tăng do một số
diện tích thả ni bán thâm canh nên sản lượng cao so với cùng kỳ. Sản
lượng tôm nuôi trồng tăng 14.171 tấn so với cùng kỳ (trong đó, sản
lượng tơm sú ước 30.302 tấn, giảm 1,12%, bằng 344 tấn do diện tích
thu hoạch thấp hơn so với cùng kỳ; sản lượng tôm thẻ chân trắng
120.053 tấn, tăng 14,08%, bằng 14.815 tấn do diện tích ni và diện

tích thu hoạch tăng mạnh, đồng thời năng suất tơm thẻ năm 2019 cũng
tăng so với năm trước).


g. Phát triển nơng thơn
Tồn tỉnh hiện có 42/80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới, đạt 52,50% tổng số xã; số tiêu chí bình qn là 16,85 tiêu chí/xã.
Các xã cịn lại đạt từ 12-17 tiêu chí, cụ thể: 01 xã đạt 17 tiêu chí; 03 xã
đạt 16 tiêu chí; 19 xã đạt 15 tiêu chí; 06 xã đạt 14 tiêu chí; 08 xã đạt 13
17


tiêu chí; 01 xã đạt 12 tiêu chí. Hiện nay thị xã Ngã năm đã trình hồ sơ
trình trung ương thẩm định cơng nhận thị xã hồn thành nhiệm vụ xây
dựng nơng thơn mới; Huyện Mỹ Xun đang hồn tất các tiêu chí trình
cấp trên cơng nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tỷ lệ người dân nông
thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98,5%, trong đó tỷ lệ người
dân sử dụng nước sạch đạt QCVN 02-BYT là 57%.
6. Sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2019 của tỉnh vẫn giữ được
mức tăng trưởng khá, các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo
của tỉnh sản xuất tương đối ổn định, giữ được tăng trưởng và đóng góp
quan trọng vào mức tăng trưởng chung của tồn ngành công nghiệp. Chỉ
số sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng 7,86% so với năm trước; trong
đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,05% (chế biến thực phẩm
tăng 7,56%; sản xuất đồ uống tăng 14,06%; trang phục tăng 17,91% do
trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp sản xuất trang phục đã đi vào sản
xuất kinh doanh ổn định nên sản xuất và tiêu thụ đều tăng); sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí tăng

5,87%; hoạt động cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải tăng 2,73%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2019 là
30.437 tỷ đồng. Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2019 là 22.146 tỷ đồng, đạt 67,47% kế hoạch năm và tăng
11,77% so cùng kỳ năm trước (trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 11,91%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí tăng 7,80%; ngành cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,25% so với cùng kỳ
năm trước.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2019 tăng
7,65% so cùng kỳ; trong đó, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản
18


phẩm từ thủy sản tăng 8,08%; sản xuất đồ uống tăng 10,56%; sản xuất
trang phục tăng 21,65%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre,
nứa, sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 32,78% so với
cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng
12/2019 tăng 4,16% so với tháng trước và tăng 23,91% so với cùng kỳ
năm trước; trong đó, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ
thủy sản tăng 23,6%; sản xuất đồ uống tăng 206,41%; sản xuất sản phẩm
từ cao su và plastic tăng 4,33%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim
loại khác tăng 2,07% so cùng kỳ.
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2019
tăng 1,34% so cùng kỳ năm trước; trong đó, chỉ số sử dụng lao động
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,23%; sản xuất, phân phối
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí tăng 3,98%;
cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 1,14%; lao động khu vực

doanh nghiệp nhà nước tăng 1,76%; doanh nghiệp ngồi nhà nước tăng
2,2%; riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,41% so cùng
kỳ năm trước, do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu.
7. Thương mại, dịch vụ và giá cả
a. Bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác
Sơ bộ năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu
trú, ăn uống và dịch vụ khác là 51.473 tỷ đồng, đạt 64,34% kế hoạch
năm, tăng 8,36% so với năm 2018 do bán lẻ hàng hóa và các hoạt động
dịch vụ vui chơi, giải trí ngày càng phát triển. Mặt khác, do giá một số
mặt hàng như: xăng, dầu, kim loại quý, giá vật liệu xây dựng, giá vàng
trong năm tăng đã góp phần làm cho doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng.
Đồng thời, các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải khát được đầu tư, trang trí,
kinh doanh với những hình thức đa dạng, thu hút đông đảo lượng khách,
sử dụng các dịch vụ ăn uống, tiêu dùng ngồi gia đình; các hoạt động vui
chơi, tham quan, giải trí tăng mạnh trong các lễ, hội.

19


b. Xuất, nhập khẩu(1)
Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2019, giá trị xuất khẩu hàng hóa là
866 triệu USD, vượt 3,10% kế hoạch và tăng 13,02% so với năm trước,
trong đó xuất khẩu hàng thủy sản 655 triệu USD, vượt 5,63% kế hoạch,
tăng 10,98%; xuất khẩu năm 2019 tăng do các DN thủy sản xuất khẩu
hưởng lợi từ POR13 (thuế tơm vào thị trường Mỹ cịn 0%) và các DN
may hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và thương chiến
Trung - Mỹ, đồng thời trong năm có thêm 02 DN tham gia xuất khẩu là
LuckyTex và Thế hệ mới.
Giá trị nhập khẩu hàng hóa năm 2019 là 107 triệu USD, đạt 79,29%
kế hoạch, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

c. Giao thông vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, kho bãi và
dịch vụ hỗ trợ vận tải trên địa bàn năm 2019 nhìn chung ổn định và tiếp
tục giữ mức tăng so với cùng kỳ và năm trước. Hoạt động vận tải đường
bộ ngày càng phát triển do nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kết
nối mạng lưới giao thông thuận tiện giữa các tỉnh thành; các doanh
nghiệp, cơ sở kinh doanh vận tải cũng không ngừng cải tiến, nâng cao
chất lượng phục vụ, giá cả linh hoạt đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách,
lưu thơng hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đối với hoạt động vận tải đường
thủy trên địa bàn tỉnh thực hiện vận tải hành khách chủ yếu bằng các
phương tiện phà qua các bến khách ngang sông với trọng tải khác nhau,
số lượt vận tải hành khách tăng khi vào năm học, lễ hội; khối lượng vận
tải hàng hóa tăng khi vào mùa vụ thu hoạch nông sản, thủy sản,…
Doanh thu vận tải sơ bộ năm 2019 đạt 1.309 tỷ đồng, tăng 10,01%
so với năm trước, trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách 584 tỷ
đồng, tăng 9,00% (doanh thu đường bộ tăng 9,03%; đường thủy tăng
7,55%); doanh thu vận tải hàng hóa 690 tỷ đồng, tăng 10,27% (doanh thu
đường bộ tăng 12,49%; đường thủy tăng 7,83%); doanh thu kho bãi và
dịch vụ hỗ trợ vận tải 35 tỷ đồng, tăng 21,25% so với năm trước.
(1)

Số liệu do Sở Công Thương báo cáo.
20


Khối lượng vận chuyển hành khách năm 2019 là 20.459 nghìn hành
khách, tăng 19,42% so với năm trước; khối lượng hành khách luân
chuyển là 383.540 nghìn HK.Km, tăng 21,79% so với năm trước.
Khối lượng vận tải hành hóa năm 2019 là 26.348 nghìn tấn, tăng
19,32% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa ln chuyển là

412.037 nghìn T.Km, tăng 21,76% so với năm trước.
d. Giá cả
* Giá tiêu dùng hàng hóa
Chỉ số giá tiêu dùng bình qn chung năm 2019 tăng 3,39% so với
bình quân năm trước, chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
5,44% (nhóm thực phẩm tăng 7,89%) do những tháng đầu năm có nhiều
ngày lễ, tết nhu cầu tiêu thụ tăng cao và do ảnh hưởng của một số dịch
bệnh gia súc, gia cầm (nhất là dịch tả heo châu Phi), giá một số thực
phẩm tăng; nhóm thuốc và dịch y tế tăng 5,04% do thực hiện Thơng tư
13/TT-BYT(2) theo đó giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tăng; nhóm
giáo dục tăng 5,05% do mức thu học phí tăng theo Nghị quyết số 01/NQHĐND(3); chỉ số giá các nhóm hàng dịch vụ khác tăng nhưng mức tăng
thấp hơn, riêng chỉ số giá nhóm giao thơng giảm 1,96% do giá xăng, dầu
các loại bình quân trong năm giảm.
* Giá vàng và đơ la Mỹ
Chỉ số giá vàng bình qn năm 2019 tăng 8,95%.
Chỉ số giá đơla Mỹ bình qn năm 2019 tăng 1,08%.
(2)

Thông tư số 13/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế
quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh
viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá thanh tốn chi phí khám
bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

(3)

Nghị quyết số 01/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 07 năm 2019 về việc quy định mức thu
học phí đối với các cơ sở mầm non, phổ thông công lập và các cơ sở giáo dục nghề
thuộc tỉnh quản lý năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
21



8. Các vấn đề xã hội
a. Dân số, lao động, việc làm và hoạt động chính sách xã hội
Dân số trung bình tỉnh Sóc Trăng năm 2019 là 1.199.528 người,
giảm 0,77% so với năm trước; trong đó, dân số khu vực thành thị
388.527 người, chiếm 32,39%; phân theo giới tính, dân số nam 597.901
người, chiếm 49,84%, dân số nữ 601.627 người, chiếm 50,16%. Dân số
trong độ tuổi lao động 657.854 người, chiếm 54,84% trên tổng dân số;
trong đó, lao động nữ có 272.970 người, chiếm 41,49% dân số trong độ
tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế là
639.878 người, chiếm 97,27% trong độ tuổi lao động; Chia ra cơ cấu lao
động theo nhóm ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản 303.088
người, chiếm 47,37%, ngành công nghiệp và xây dựng 127.774 người,
chiếm 19,97%, dịch vụ 209.016 người, chiếm 32,66%.
Đời sống dân cư nhìn chung có phát triển. Tuy nhiên, giá lúa, mía,
heo giảm, chăn ni heo gặp khó do dịch bệnh làm ảnh hưởng đến đời
sống của người trồng và chăn nuôi; đối với cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động do mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng hàng
năm nên đời sống của CBCCVC có phần được cải thiện.
Thực hiện chương trình giải quyết việc làm gắn với chương trình
xóa đói giảm nghèo, mở rộng cơ sở dạy nghề và triển khai dạy nghề đến
các vùng dân cư, cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế trong và
ngoài tỉnh. Trong năm 2019, Trung tâm Giới thiệu việc làm tư vấn việc
làm trong và ngoài nước cho 18.319 lượt người; cung ứng, giới thiệu
1.142 người đi làm việc trong và ngoài tỉnh; tư vấn 212 lao động có nhu
cầu đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Tổ chức 27 Phiên giao dich
̣
viê ̣c làm (12 phiên tại sàn giao dịch việc làm và 15 phiên lưu động), có
242 đơn vị, doanh nghiệp tham gia và 3.917 lượt người được tư vấn việc

làm và học nghề; tiế p nhâ ̣n và giải quyế t 7.219 hồ sơ đăng ký hưởng chế
độ bảo hiể m thấ t nghiê ̣p. Tổng số lao động được giải quyết việc làm
trong năm 2019 là 31.077 lao động (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm
trước), trong đó xuất khẩu lao động được 389 người đi làm việc có thời
22


hạn ở nước ngoài, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan,... Kết quả công tác dạy nghề năm 2019, tổng số tuyển sinh và
đào tạo 15.917 người (trong đó trình độ cao đẳng 528 người, trình độ
trung cấp 616 người; trình độ sơ cấp 3.561 người; dưới 3 tháng 5.900
người, đào tạo theo hình thức kèm cặp - truyền nghề: 5.312 người); đạt tỷ
lệ 102,06% so với kế hoạch năm 2019; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt trên 59%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 54%, tỷ lệ lao động
qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 27%.
Các chính sách an sinh xã hội, nhất là chính sách ưu đãi đối với
người có cơng(4), người nghèo, người dân tộc thiểu số tiếp tục được quan
tâm thực hiện. Tỉnh đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 400 căn nhà ở cho hộ
nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
(đợt 5 năm 2019), lũy kế đến thời điểm báo cáo đã hỗ trợ được 4.454 hộ;
Toàn tỉnh, thực hiện trợ cấp cho 40.062 đối tượng bảo trợ xã hội gồm
23.880 người cao tuổi, 14.194 người khuyết tật, 331 trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt và 1.657 đối tượng khác. Cấp 33.056 thẻ BHYT cho đối tượng
bảo trợ xã hội khơng thuộc hộ nghèo.
Tình hình cơng tác dân tộc, tôn giáo được tỉnh quan tâm thực hiện.
Nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, tỉnh đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà
cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, gia đình chính sách, gia đình
tiêu biểu, cán bộ hưu trí, các vị hịa thượng, thượng tọa là thường trực
Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh... tặng 528 phần quà với tổng số tiền là
415.000.000 đồng; tặng 10 căn nhà Đại đồn kết cho các gia đình Khmer

khó khăn về nhà ở (mỗi căn trị giá 40 triệu đồng); thăm viếng và chúc
mừng sư sãi một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh,
tặng 467 phần quà với tổng số tiền là 341 triệu đồng và tặng 10 căn nhà
(4)

Tỉnh đã tiếp tục tiếp nhận, xét duyệt và giải quyết chế độ thụ hưởng cho các đối
tượng chính sách, người có cơng, bà mẹ Việt Nam anh hùng theo đúng quy định; tổ
chức đưa đoàn người có cơng đi điều dưỡng tập trung tại Hà Tiên - Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang; lập danh sách đề nghị trao tặng Huân chương Độc lập cho 101 Bà mẹ
Việt Nam anh hùng có nhiều liệt sĩ hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; tổ chức
bàn giao 31 căn nhà tình nghĩa tại huyện Long Phú, với kinh phí 900 triệu đồng.
23


Đại đoàn kết (trị giá 40 triệu đồng/căn) cho các gia đình người Khmer
nghèo khó khăn về nhà ở. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân
tộc thiểu số các cấp năm 2019 và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo
Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2019.
b. Giáo dục
Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm. Các cuộc thi
được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy định, chất lượng được nâng
lên, trong đó tỷ lệ đỗ tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc gia 2019 là 97,64%
cao hơn bình quân cả nước (cả nước 94,06%); hệ giáo dục phổ thơng có
08 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% và các trường cịn lại có tỷ lệ tốt
nghiệp thấp nhất là 91,54%. Tổng số học sinh các cấp huy động là
268.175 học sinh, đạt 98,58% kế hoạch. Tỷ lệ huy động trẻ em, học sinh
đi học đúng độ tuổi đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết năm 2019, trong
đó tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến nhà trẻ vượt 37% chỉ tiêu
Nghị quyết; tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học
vượt 2,1%, cấp THCS vượt 2,39%, cấp THPT vượt 36,86%. Tính đến

nay tồn tỉnh có 268/499 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ
53,71%; phấn đấu đến cuối năm 2020 công nhận thêm 32 trường, nâng tỷ
lệ trường đạt chuẩn lên 60,12%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết.
c. Y tế
Cơng tác phịng chống dịch, khám chữa bệnh được chủ động triển
khai thực hiện; tình hình dịch bệnh ở người cơ bản được kiểm sốt,
khơng xảy ra dịch lớn. Trong năm, có 1.419 ca mắc sốt xuất huyết, tăng
303 ca so với năm 2018; bệnh tay chân miệng là 1236 ca, tăng 456 ca,
các ca bệnh được quan tâm chữa trị kịp thời nên không ảnh hưởng đến
tính mạng. Thực hiện tốt cơng tác khám và điều trị bệnh cho người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng bảo hiểm y tế, thực hiện tốt
công tác tiêm chủng mở rộng. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp
tục được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, từ đó khơng xảy ra vụ
ngộ độc thực phẩm nào trong năm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt
97,87%, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết; trong đó, tỷ lệ tham gia bảo
24


hiểm y tế theo hộ gia đình là 97,40%, đạt 122,18% chỉ tiêu Nghị quyết
và tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là 98,50%, đạt 98,60% chỉ tiêu
Nghị quyết.
d. Văn hóa, thể dục, thể thao, thơng tin và truyền thơng
Các hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, thiết thực chào mừng
các ngày lễ, kỷ niệm trong năm(5); tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm
thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019)… Phong trào
thể dục, thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển, tham dự 40 giải trong
hệ thống thi đấu quốc gia, kết quả đoạt 123 huy chương (trong đó 32 huy
chương vàng, 44 huy chương bạc và 47 huy chương đồng); ngoài ra tham
dự 02 giải đấu quốc tế đoạt 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc và
02 huy chương đồng. Thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện

thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; trong năm số người tham gia tập
luyện TDTT thường xuyên có 403.542 người, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch
năm, số hộ gia đình thể thao là 23.865 hộ đạt tỷ lệ 100% kế hoạch năm.
Tồn tỉnh có 292.141 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tăng 2.128 hộ
so cùng kỳ năm 2018.
Công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân trên
địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích. Các hoạt
động văn hóa được tổ chức sơi nổi, thiết thực chào mừng các ngày lễ,
kỷ niệm và các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và cả nước.
Phong trào nghệ thuật quần chúng diễn ra sôi nổi; tổ chức thành công
nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng, tổ chức họp
mặt tuyên dương văn nghệ sĩ tiêu biểu lần thứ 2 năm 2019, qua đó đã
(5)

Kỷ niệm 89 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2019); kỷ
niệm 44 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2019); kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019);
tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 28/7/2019); tuyên truyền kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 19/8/2019) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 02/9/2019).
25


×