Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Nghiên cứu áp dụng phương pháp “Mục chẩn” trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN ĐÌNH TÝ

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỤC
CHẨN
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY DO THỐI HĨA
CỘT SỐNG CỔ

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


HUẾ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN ĐÌNH TÝ

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỤC
CHẨN
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY DO THỐI HĨA
CỘT SỐNG CỔ

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành : Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mã số: 87 20 113
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐOÀN VĂN MINH




HUẾ, 2020

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn cao học này, Tơi xin tỏ lịng
biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Y học
cổ truyền – Trường Đại học Y Dược Huế đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho Tơi trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Ban Giám đốc, các khoa phịng, các bác sĩ, điều dưỡng
viên và bệnh nhân tại khoa Lão , khoa YHCT Bệnh viện TW
Huế , Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tôi trong thời gian
học tập cũng như thu thập số liệu khi thực hiện đề tài.
Đặc biệt Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ts. ĐOÀN
VĂN MINH, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình và truyền đạt cho Tơi những kiến thức quý báu trong
quá trình học tập cũng như để hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã ln động viên, giúp đỡ và ủng
hộ Tơi để vượt qua mọi khó khăn trong q trình học tập
cũng như q trình hồn thành luận văn của mình.


Huế, ngày tháng 10
năm 2020
Học viên thực hiện
Nguyễn Đình Tý

LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Nguyễn Đình Tý , học viên lớp cao học YHCT niên khóa 2018-2020,
khoa y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược Huế xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy TS.BS. Đoàn Văn Minh.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ các cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2020
Người cam đoan

Nguyễn Đình Tý


DANH MỤC VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

BV

: Bệnh Viện

CLS

: Cận lâm sàng

CSC

: Cột sống cổ.


ĐH

: Đại học

LS

: Lâm sàng

NC

: Nghiên cứu

NXB

: Nhà xuất bản

THCSC

: Thối hóa cột sống cổ

THSH

: Thối hóa sinh học.

VAS

: visual Analog Scale- Thang điểm lượng giá mức độ đau

YHCT


: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Bệnh thoái hoá cột sống theo y học hiện đại...................................................3
1.2. Bệnh thoái hoá cột sống theo y học cổ truyền...............................................14
1.3. Giải phẩu mắt ...............................................................................................15
1.4. Mục chẩn.......................................................................................................17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................26
2.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................................26
2.4. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................27
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................27
2.6. Phương pháp đánh giá kết quả.......................................................................28
2.7. Xử lý số liệu..................................................................................................33
2.8. Vấn đề đạo đức của đề tài..............................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................35
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau vai gáy do thối hóa
cột sống cổ...........................................................................................................35
3.3. Đặc điểm và mối liên quan mạch máu nổi ở vùng phản ứng cột sống cổ trên
củng mạc mắt.......................................................................................................48
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................58

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân đau vai gáy do thối hóa cột
sống cổ.................................................................................................................58
4.2. Đặc điểm và mối liên quan mạch máu nổi ở vùng phản ứng cột sống cổ trên
củng mạc mắt.......................................................................................................68
KẾT LUẬN............................................................................................................82
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Định vị bộ vị cơ thể trên củng mạc mắt (tròng trắng) ...................17
Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau theo thang điểm VAS..................................28
Bảng 2.2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý................................30
Bảng 3.1: Tuổi của bệnh nhân phân theo giới tính.........................................36
Bảng 3.2: Đặc điểm học vấn của bệnh nhân...................................................37
Bảng 3.3: Đặc điểm tính chất lao động của bệnh nhân..................................37
Bảng 3.4: Đặc điểm cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân....38
Bảng 3.5: Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân................................................38
Bảng 3.6: Tính chất đau..................................................................................39
Bảng 3.7: Mức độ đau....................................................................................40
Bảng 3.8: Độ gấp cột sống cổ.........................................................................40
Bảng 3.9: Độ duỗi cột sống cổ.......................................................................41
Bảng 3.10: Độ nghiêng phải cột sống cổ........................................................42
Bảng 3.11: Độ nghiêng trái cột sống cổ..........................................................43
Bảng 3.12: Độ xoay phải cột sống cổ.............................................................44
Bảng 3.13: Độ xoay trái cột sống cổ..............................................................45
Bảng 3.14: Đặc điểm rêu lưỡi theo Y học cổ truyền......................................46
Bảng 3.15: Đặc điểm lâm sàng theo Y học cổ truyền (Vấn)..........................46
Bảng 3.16: Đặc điểm thối hóa cột sống cổ trên Xquang..............................47

Bảng 3.17: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
x-quang..........................................................................................48
Bảng 3.18: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
giai đoạn thối hóa cột sống..........................................................49


Bảng 3.19: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh
mạch máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc
mắt theo thời gian mắc bệnh......................................................50
Bảng 3.20: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
mức độ đau....................................................................................51
Bảng 3.21: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt
theo vận động duỗi.......................................................................52
Bảng 3.22: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
vận động gấp.................................................................................53
Bảng 3.23: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
vận động nghiêng phải cột sống....................................................54
Bảng 3.24: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
vận động nghiêng trái cột sống.....................................................55
Bảng 3.25: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch
máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
vận động xoay phải cột sống.........................................................56
Bảng 3.26: Đặc điểm, mối liên quan màu sắc mạch máu, phân nhánh mạch

máu và màu sắc ban, điểm trên củng mạc mắt củng mạc mắt theo
vận động xoay trái cột sống..........................................................57


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Giới tính của bệnh nhân.............................................................35
Biểu đồ 3.2. Nơi cư trú của bệnh nhân...........................................................36


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Động mạch đốt sống cổ...................................................................7
Hình 1.2. Thần kinh cổ ...................................................................................8
Hình 1.3.Đánh giá sự thẳng hàng cột sống cổ................................................12
Hình 1.4. Hình Giải phẫu của nhãn cầu.........................................................16
Hình 1.5. Hình mục chẩn ...............................................................................18


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền lấy vọng, văn, vấn, thiết làm phương tiện thu thập thông tin từ
người bệnh từ đó đưa ra chẩn đốn, pháp điều trị và tiên lượng bệnh. Vọng chẩn là
phương pháp thầy thuốc thông qua qua sát người bệnh như vọng sắc, vọng thần,
vọng hình thái, vọng ngũ quan, vọng lưỡi,...để đốn biết hoạt động sinh lý, bệnh lý
của lục phủ ngũ tạng.
Người ta nói rằng mắt là cửa sổ tâm hồn, phản ánh trạng thái, biểu lộ cảm xúc
của con người. Trong Y học cổ truyền (YHCT) mắt có quan hệ mật thiết với các
tạng phủ, phản chiếu tình trạng của các tạng phủ. Do vậy thơng qua quan sát mắt
thầy thuốc có thể biết được trạng thái sinh lý, bệnh lý của phủ tạng. Thông qua quan sát

các y gia đã đúc kết và xây dựng nên học thuyết ngũ luân. Theo sách Linh Khu (Thiên
đại luận): “Tinh khí của ngũ tạng, lục phủ đều thông lên kết tụ ở mắt”. Mục chẩn chia
mắt thành năm vùng tương ứng với ngũ tạng gồm: Nhục luân, huyết luân, phong luân,
thủy luân và khí ln [11], [53].
Ngồi ra cịn có nhiều phương pháp quan sát mục chẩn khác như quan sát
quầng mắt, chân mày,...Trong đó phải kể đến là quan sát mạch máu trên củng mạc
mắt. Phương pháp này dựa trên lý luận YHCT và kinh nghiệm quan sát đúc kết từ
ngàn đời của các thầy thuốc YHCT. Người Dao sống trong khu tự trị của dân tộc
Choang ở Quảng Tây Trung Quốc, do sống trên khu vực núi cao đi lại khó khăn,
nhất là tiếp cận với các dịch vụ y tế nên đây là phương tiện chẩn đốn tiện lợi,
nhanh chóng, độ chính xác cao. Thơng qua quan sát mạch máu nổi ở củng mạc mắt
với từng vị trí khác nhau trên củng mạc tương ứng với bộ phận khác nhau trong cơ
thể, quan sát mạch máu với các đặc điểm về màu sắc, hình thái, đặc điểm khác như
ban , chẩn của mạch máu mà thầy thuốc biết được bệnh hư hay thực, hàn hay nhiệt,
giai đoạn của bệnh,...[54]. Đây là phương pháp được mệnh danh là “CT Scan tự
thân” để nói lên tính hiệu quả của nó trong hỗ trợ chẩn đoán trên lâm sàng.


2

Với sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ ngày nay nhất là công
nghệ hỗ trợ chẩn đoán trong y tế như CT Scan, chụp cộng hưởng từ,... Với siêu lát
cắt giúp chẩn đoán sớm, nhanh, với độ chuẩn xác cao nhưng khơng vì thế mà các
chẩn đoán lâm sàng khác mất giá trị. Trong YHCT cũng rất cần các cơng trình
nghiên cứu áp dụng kỹ thuật chẩn đoán hiện đại để soi sáng, đối chiếu, hiệu chỉnh
và thấy được giá trị của các phương pháp chẩn đoán YHCT. Mục chẩn giúp các thầy
thuốc YHCT định hướng chẩn đốn, diễn tiến của bệnh để từ đó đưa ra hướng điều
trị hoặc kỹ thuật chẩn đoán khác phù hợp giúp chẩn đoán xác định tốt hơn, tiết kiệm
hơn. Các nghiên cứu từ trước đến nay các tác giả tiến hành đa phần quan sát màu
sắc, hình thái hay quan sát những thay đổi mạch máu sau khi dùng phương dược

hay phương pháp điều trị nào đó mà chưa áp dụng kỹ thuật chẩn đoán của
YHHĐ để kiểm chứng và nêu bật giá trị của mục chẩn trong chẩn đốn lâm sàng.
Do vậy, Chúng tơi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu áp dụng phương pháp “Mục
chẩn” trên bệnh nhân đau vai gáy do thối hóa cột sống cổ ” với hai mục tiêu
sau:
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau cổ
gáy do thối hóa cột sống cổ.
2. Khảo sát đặc điểm và tìm mối liên quan giữa mạch máu nổi ở vùng phản
ứng cột sống cổ trên củng mạc mắt với một số đặc điểm lâm sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Đại cương về đau vai gáy do thối hóa cột sống cổ
Đau do thối hóa cột sống cổ (THCSC) là triệu chứng chủ yếu, thường xuyên
và nổi bật nhất. Vị trí đau tuỳ thuộc vào mức độ, vị trí tổn thương, như đau ở cột
sống cổ, đau ở vùng chẩm, đau ở vùng trước tim, ở khớp vai hoặc khó xác định vị
trí đau. Đau cổ gáy, cùng với đau lưng, là một trong nguyên nhân hàng gây ra gánh
nặng bệnh tật trên thế giới [36]. Ở các nước phát triển, ước tính tỷ lệ mắc đau cổ
gáy hàng năm là 37,2% [33]. Ở một số ngành nghề, mức độ nghỉ việc do đau cổ gáy
cao tương đương với đau lưng. Đau cổ gáy có thể dẫn đến những tàn tật nghiêm
trọng ở 5% người bệnh [29].
Đau đã được phát hiện từ rất lâu trước khi phát hiện ra tia Roentgen. Năm
1893, Von Bechterew phân biệt các tổn thương THCSC với bệnh cột sống Marie
Strumpel bằng các biểu hiện như đau, yếu cơ, dị cảm và các rối loạn tư thế cột sống.
Năm 1872 Dulblay mô tả đau quanh khớp vai lần đầu tiên do THCSC nhưng
tổ chức quanh khớp lại viêm vô khuẩn. Đến Sahlgrem (1944), Inman và Saunders

(1947) đã chứng minh được sự lan rộng của đau kèm theo sự kích thích của màng
xương và các dây chằng do nguyên nhân đầu tiên là hư xương sụn cột sống cổ. Đau
đầu vùng chẩm theo Deffy và Jacobs (1958) là do thiếu máu ở động mạch đốt sống
gây nên thiếu máu ở các nhánh của nó, trong đó có nhánh cung cấp máu cho vùng
màng não hố sọ sau. Màng não bị thiếu máu gây kích thích recepter của dây X và
nhánh V1.
Gunther và Sampson mô tả đầu tiên hội chứng đau ở vùng tim do bệnh cột
sống, sau đó được nhiều tác giả Josey, Morison, Gordon... chứng minh mối liên
quan giữa rối loạn tim và THCSC. Nguyên nhân là do thay đổi của hạch giao cảm
cổ ảnh hưởng tới sự phân bố thần kinh tim.


4

Từ năm 1961, người ta mô tả rõ các trường hợp canxi hoá dây chằng dọc sau
gây nên chèn ép tủy mạn tính tiến triển từ phía trước trong khoảng hai hay nhiều
đoạn cột sống.
Năm 1980, bệnh lý rễ - tuỷ của cột sống cổ xác định là do lắng đọng các tinh
thể calcium pyrophosphate ở dây chằng vàng.
Ngày nay, khái niệm THCSC đã được biết đến rộng rãi, THCSC là bệnh lý
mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và hoặc liên
quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thối hóa sụn
khớp và hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ [37]. Có thể gặp thối hóa ở bất kỳ đoạn nào
song C5-C6-C7 là thường gặp nhất. [7].
Để điều trị giảm đau do THCSC phải dựa vào các kiến thức về giải phẫu,
nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của THCSC.
1.1.2. Giải phẫu chức năng cột sống cổ [4, 9, 12, 28, 49]
- Cột sống cổ gồm 7 đốt sống giữa C1 và C2 khơng có đĩa đệm, 1 đĩa đệm
chuyển đoạn là đĩa đệm cổ lưng C7 – D1.
- Cột sống cổ là trụ cột chính để giữ và vận động đầu, cong ra trước, di động

nhiều, các mỏm khớp hơi nghiêng nên dễ bị tổn thương (thường gặp ở đoạn chuyển
tiếp C5 – C6).
1.1.2.1. Đặc điểm chung của các đốt sống cổ
- Mỗi đốt sống gồm 2 phần: Thân đốt sống ở phía trước, cung đốt sống ở phía
sau. Thân đốt sống có đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau. Mỗi cung
đốt sống gồm 2 cuống cung nối 2 mảnh cung đốt sống vào thân đốt sống, có một
mỏm gai, hai mỏm ngang, bốn mỏm khớp (2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới).
- Mỏm khớp: Diện khớp tương đối phẳng rộng.
- Gai sống: Đỉnh của gai sống tách làm 2 củ, gai sống dài dần từ C2 đến C7.
- Lỗ đốt sống: Các lỗ to dần từ đốt C1 đến C5, sau đó nhỏ dần ở đốt C6 và C7.
* Đốt sống cổ 1 (đốt đội).
- Mặt trên tiếp khớp với 2 lồi cầu của xương chẩm.
- Khơng có gai sống và thân đốt sống.


5

- Có 2 cung giống như đai vịng: Cung trước và cung sau mỏng. Đây là điểm
yếu khi có chấn thương.
- Mặt trước cung trước có củ trước là nơi bám của các cơ, mặt sau cung trước
có hõm răng tạo nên diện khớp nhỏ tiếp nối với mỏm nha của đốt trục.
- Lỗ đốt sống ở đây rất rộng có dây chằng ngang chia lỗ thành 2 phần khơng
đều nhau, phần trước nhỏ có mỏm răng, phần sau rộng có tuỷ sống.
- Góc hợp bởi lồi cầu và trục dọc có thể đo được từ 50°-60° ở người trưởng
thành theo INGLLMARK,1947;BERNARD,1976.
* Đốt sống cổ 2 (đốt trục):
- Có thân đốt như các đốt C3 đến C7 nhưng còn thêm mỏm nha.
- Mỏm nha dính liền vào thân đốt làm trục tựa để đốt C1 quay quanh mỏm nha
nên biên độ xoay cổ rất rộng vì thế đốt C2 cịn gọi là đốt trục.
* Đốt sống cổ dưới (C3 – C7):

Có chung những đặc tính:
- Thân đốt có bề mặt hình bầu dục, chiều cao nhỏ hơn chiều rộng.
- Mỏm ngang ở 2 bên và có lỗ ở giữa, lỗ ở mỏm ngang cho động mạch đốt
sống đi qua.
- Lỗ sống lớn rộng và có hình tam giác, tạo bởi 2 mảnh cung đốt sống rộng và dẹt.
- Mỏm gai C7 dài và lớn nhất, giống như mỏm gai của đốt sống ngực. Lỗ của mỏm
ngang C7 nhỏ hơn các đốt sống cổ khác và không cho động mạch đốt sống đi qua.
- Mặt trên thân đốt sống có thêm hai mỏm móc (hay mấu bán nguyệt) ơm lấy
góc dưới của thân đốt sống phía trên hình thành khớp mỏm móc đốt sống.
- Các khớp này được phủ bằng sụn và cũng có một bao khớp chứa dịch, có
tác dụng giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang hai bên khi khớp này bị thối hố gai
xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống sẽ chèn ép vào rễ thần kinh ở đó.
1.1.2.2. Đĩa đệm cột sống cổ
- Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt
chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trị hấp thu chấn động. Ở phía trước đĩa đệm
dầy hơn phía sau nên cột sống cổ có chiều cong sinh lý ưỡn ra trước.


6

- Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, nằm trong khoang gian đốt sống bao
gồm nhân nhày, vòng sợi và mâm sụn.
- Dưới 20 tuổi đĩa đệm được ni dưỡng trực tiếp từ các mạch máu, sau đó mạch
máu trở nên bị đặc do bị calci hoá. Từ 30 tuổi trở lên đĩa đệm được nuôi dưỡng chủ yếu
bằng sự thẩm thấu của các ion hoà tan trong chất nuôi dưỡng đĩa đệm.
1.1.2.3. Các khớp đốt sống
- Khớp đốt sống ở cột sống cổ là một khớp động, mặt khớp phẳng và nghiêng
theo chiều trước sau một góc 45 độ cho nên có thể cúi, ngửa cổ dễ dàng.
- Khớp đốt sống còn tiếp nối với nhau bởi các cặp khớp nhỏ hơn giữa diện
khớp của các cuống.

- Đĩa đệm và khớp đốt sống đều có khả năng chống đỡ với tỷ trọng và chấn
thương bằng cách đàn hồi.
1.1.2.4. Các dây chằng
- Cùng với đĩa đệm, các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thân
đốt sống và đóng vai trị hấp thu chấn động. Vai trị của các dây chằng đoạn cổ trên
có tác dụng hạn chế sự chuyển động để bảo vệ các thành phần trong tủy (tủy cổ và
rễ thần kinh). Bao gồm các loại dây chằng sau: dây chằng dọc trước, dây chằng dọc
sau, dây chằng vàng, dây chằng liên gai và dây chằng trên gai.
1.1.2.5. Các cơ ở cổ
Được chia thành 2 vùng chính các cơ ở cổ vùng trước bên và các cơ ở cổ
vùng sau.
- Động tác gấp đầu chủ yếu gồm các cơ thẳng ngắn và cơ đầu dài.
- Động tác duỗi đầu là 4 cơ ngắn: cơ thẳng đầu sau, nhỏ và lớn, các cơ chéo
đầu trên và dưới.
- Các cơ duỗi, xoay, nghiêng bên cột sống cổ là cơ thang, cơ nâng vai và cơ
dài khác của cột sống ngực trên.
1.1.2.6. Ống sống cổ
Gồm 2 phần ống xương và ống dây chằng:
- Ống xương: Được tạo thành từ các thân đốt sống, các cuống và cung sau đốt
sống.


7

- Ống dây chằng: Gồm thành trước là mặt sau thân đốt sống, thành bên là
những mỏm khớp gian đốt sống, thành sau là dây chằng vàng.
- Đường kính trước sau của ống sống cổ C4 – C7 lớn hơn hoặc bằng 14mm.
Dưới 11mm được coi là hẹp ống sống cổ.
- Đường kính trước sau của ống sống C1 cổ C2 rất rộng.
1.1.2.7. Tủy sống cổ

Nằm trong ống sống dược bao bọc bởi màng cứng, màng nhện và màng nuôi.
- Đường kính trung bình của tủy sống cổ là 1cm. Ở đoạn C5, D1 đoạn này
phình to. Các rễ từ C5 đến D1 tạo nên đám rối thần kinh cánh tay chi phối cho toàn
bộ chi trên.
- Tủy sống cổ có 8 khoang tủy, tách ra 8 đơi rễ thần kinh tủy sống cổ. Rễ trước
chi phối vận động, rễ sau chi phối cảm giác.
- Một rễ thần kinh cổ được hợp bởi rễ trước và rễ sau nằm trong lỗ gian đốt
sống, chạy ngang sang bên nên mức của tủy sống và rễ ngang nhau.
1.1.2.8. Động mạch cung cấp máu cho tủy

Hình 1.1. Động mạch đốt sống cổ [12]
* Mạch máu nuôi dưỡng tủy cổ
Gồm 3 hệ thống:
- Động mạch tủy sống: Gồm động mạch tủy trước và 2 động mạch tủy sau
cung cấp máu cho 2/3 tủy trước và vùng sau của tủy.


8

- Động mạch rễ bắt nguồn từ động mạch đốt sống, gồm động mạch rễ trước và
động mạch rễ sau.
- Mạng lưới mạch vành: hệ động mạch nuôi tủy chuyên biệt được thành bởi
mạng lưới mạch vành, đi vào phần ngoại vi chất trắng của tủy, cung cấp máu cho
chất xám tủy sống cho cột trước và cột bên.
* Động mạch đốt sống
- Động mạch đốt sống sau khi tách ra từ động mạch dưới đòn chạy qua lỗ
ngang của các đốt sống từ C2 đến C6, chạy ngang sát mỏm móc.
- Động mạch đốt sống chia làm 2 đoạn: Đoạn trong sọ và đoạn ngoài sọ, đoạn
ngoài sọ động mạch đốt sống đi sát phía ngồi của mỏm móc, khi mỏm móc thối
hóa các gai xương của nó thường đè vào động mạch đốt sống. Đoạn trong sọ đi từ

lỗ chẩm đến cầu não tưới máu cho tiểu não và thân não.
1.1.2.9. Dây thần kinh cổ
- Có 8 đơi dây thần kinh cổ (C1 đến C8). Cùng với đám rối cổ - cánh tay, các
thần kinh vùng cổ đóng vai trò vận động, cảm giác, phản xạ gân xương cho chi trên
và chi phối da cơ ở đầu và sau gáy.
- Hệ thống hạch thần kinh giao cảm cổ: Có 2 - 3 đơi, hạch giao cảm cổ bên, cổ
giữa và cổ sau, phân bố thần kinh thực vật tới vùng mặt cổ và 2 tay.

Hình 1.2. Thần kinh cổ [12]


9

1.1.3. Chức năng và tầm hoạt động của cột sống cổ
1.1.3.1. Chức năng của sống cổ
- Cột sống cổ có chức năng làm trục đỡ và vận động đầu, tiếp nối toàn bộ các
dẫn truyền thần kinh quan trọng từ trung ương xuống chi phối các hoạt động cảm
giác cho toàn bộ cơ thể và dẫn truyền cảm giác cảm thụ bản thể từ ngoại vi lên não
bộ, CSC có 2 chức năng:
+ Chức năng vận động: CSC là đoạn mềm dẻo nhất, linh hoạt hơn cột sống
thắt lưng bảo dảm cho đầu chuyển động nhanh và dẽ dàng.
+ Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tủy: Tải trọng tác động lên đĩa đệm
CSC lớn hơn các phần khác của cột sống vì các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm cột sống
cổ khơng chiếm tồn bộ thân đốt sống. C5 –C6, C2 – C3 là nơi chịu tải trọng nhiều
nhất vì vậy hay gặp thối hóa ở đoạn cổ này.
1.1.3.2. Tầm hoạt động của CSC
Cột sống cổ có hoạt động: gấp, duỗi, nghiêng, xoay.
- Động tác gấp đạt tới mức cằm chạm vào ngực.
- Động tác duỗi đạt tới mức chẩm ở tư thế nằm ngang.
- Động tác nghiêng đạt tới mức tai chạm đầu trên xương cánh tay.

- Động tác xoay đạt tới mức cằm ở trên vai.
- Số đo tầm hoạt động cột sống cổ người bình thường ở Việt Nam:
+ Cử động gập - duỗi: Tầm hoạt động 35°.
+ Cử động nghiêng trái - nghiêng phải: Tầm hoạt động là 45°.
+ Cử động xoay: Tầm hoạt động là 45°.
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh [18]
Nhìn chung, cơ chế bệnh sinh THCSC là một quá trình phức tạp. Nắm vững
được cơ chế này giúp đề ra được các giải pháp can thiệp hữu hiệu [51]. Cơ chế bệnh
sinh bao gồm:
- Cơ chế gây tổn thương sụn trong thoái hóa: Có hai lý thuyết chính được
nhiều tác giả ủng hộ:
+ Lý thuyết cơ học
+ Lý thuyết tế bào
- Cơ chế giải thích q trình viêm trong thối hóa khớp.
Trong bệnh thối hóa khớp, đau là ngun nhân đầu tiên khiến bệnh nhân đi
khám. Do sụn khớp khơng có hệ thần kinh nên đau có thể do các cơ chế sau:


10

+ Viêm màng hoạt dịch phản ứng.
+ Xương dưới sụn tổn thương rạn nứt nhỏ gây kích thích phản ứng đau.
+ Gai xương tại các vị trí tỳ đè gây kéo căng các đầu mút thần kinh ở
màng xương.
+ Dây chằng bị co kéo do trục khớp tổn thương, mất ổn định và bản thân
tình trạng lão hóa của dây chằng gây giãn dây chằng. Đây lại là nguyên nhân gây
mất ổn định trục khớp, lỏng lẻo khớp, dẫn đến tình trạng thối hóa khớp trầm trọng
hơn.
+ Viêm bao khớp hoặc bao khớp bị căng phồng do phù nề quanh khớp.
+ Các cơ bị co kéo, nguyên nhân tương tự tổn thương của dây chằng [16].

1.1.5. Chẩn đốn thối hóa cột sống cổ [5]
Dựa vào dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng:
 Lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa CSC rất đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ
khác nhau từ nhẹ đến nặng. Thường đau ở phần sau của cột sống và tùy thuộc
vào vị trí của đốt sống hoặc đĩa đệm bị tổn thương. Đau có thể lan lên vùng
chẩm, phía trước ngực, vùng đai vai, cánh tay cẳng tay và bàn tay [32]. Đau có
thể tăng lên khi vận động, nhất là các động tác thụ động của cột sống cổ. Một số
trường hợp, người bệnh có dị cảm da kèm với đau, xuất hiện ở bàn tay. Đau lan
xuống tay và tăng lên khi ngửa đầu ra sau hoặc nghiêng đầu về bên tổn thương.
Gồm 5 hội chứng:
- Hội chứng CSC.
- Hội chứng rễ thần kinh cổ.
- Hội chứng động mạch đốt sống.
- Hội chứng thực vật dinh dưỡng.
- Hội chứng chèn ép tủy.
Cận lâm sàng:
Chụp X- quang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi tiêu chuẩn lâm sàng có
biểu hiện của THCSC, X- quang ở tư thế thẳng nghiêng, chếch ¾ phải trái.
- Phim thẳng: Thấy rõ từ C3 đến đốt sống ngực đầu tiên, bờ bên đốt C5 và C6
có hình chồng lên của sụn giáp trạng, các sụn này đôi khi có vơi hóa. Ở C3 có hình
xương móng chồng lên.


11

- Phim nghiêng: Thấy rõ từ C1 đến C6, C7 hoặc D1. Việc thấy C7 hoặc D1 sẽ
phụ thuộc vào sự chồng lên của vai nhiều hay ít. Các mỏm gai có kích thước khác
nhau, mỏm gai C2 và C7 là dài hơn cả.
- Phim chếch: Sẽ thấy được rõ hình các lỗ liên hợp, các lỗ này bình thường có

hình bầu dục [14].
Trên X-quang quy ước có các hình ảnh thường gặp sau:
- Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần.
- Mọc Gai xương, mỏ xương.
- Phì đại mẩu bán nguyệt.
- Thối hóa thân đốt.
- Hẹp lỗ liên đốt.
- Vơi hóa dây chằng.
- Đặc xương dưới sụn.
- Mờ hẹp khe khớp đốt sống.
Trên phim X - quang quy ước, đĩa đệm là phần khơng cản quang nên khơng
nhìn thấy trực tiếp đĩa đệm, chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua những thay đổi
của khoang gian đốt sống và các đốt sống kế cận. Vì đây là hình ảnh của THCSC
giai đoạn muộn.
Phân tích phim [3].
Phim X quang cột sống thường được phân tích theo thứ tự sau: (1) sự thẳng
hàng của cột sống,(2) xương, (3) Sụn khớp, (4) phần mềm.
(1) Sự thẳng hàng của cột sống: Đánh giá thẳng hàng của cột sống, các di
lệch (trượt, vẹo, gù). Ví dụ trên phim cột sống cổ nghiêng, ta có thể đánh giá bất
thường sự thẳng hàng bằng đánh giá các đường cơ bản sau:
+ Đường phần mềm trước sống.
+ Đường dọc phía trước thân sống.
+ Đường dọc phía sau thân sống.
+ Đường mảnh- gai.
Có thể khảo sát thêm: Đường đỉnh các mỏm gai ở phía sau:


12

Hình 1.3.Đánh giá sự thẳng hàng cột sống cổ[3].

Các đường này thường cong đều, khơng gập góc bất thường. Nếu có di lệch
đường 2,3 thường do trượt đốt sống. Rộng bất thường đường 1 do sưng phần mềm
(Viêm, tụ máu...). Đánh giá đường kính ống sống cổ nhờ đường 3,4. Tổn thương
dây chằng khi có rộng bất thường đỉnh các mỏm gai.
(2) Đánh giá xương:
+ Thân xương: Đánh giá chiều cao thân xương, hình dáng thân xương,
quan sát vỏ xương. Tìm kiếm các thay đổi đậm độ, bè xương.
+ Thành phần sau: Quan sát hình mấu khớp trên và dưới hai bên, mỏm
gai, mỏm bên, cuống sống. Đánh giá thêm bất thường các lỗ liên hợp (trên phim
chếch cột sống cổ) hay xem bất thường bệnh lý hở eo (trên phim cột sống lưng).
+ Ống sống:
Đường kính trước sau của ống sống đoạn cổ thườn g


13

>13 mm, đoạn lưng >15 mm.
(3) Sụn và khớp:
+ Đĩa đệm: Đánh giá chiều cao, đạm độ, hình dáng đĩa đệm.
+ Mấu khớp bên: Thối hóa, trượt...
(4) Phần mềm: Các thay đổi phần mềm cạnh sống như lớn phần mềm cạnh
sống gặp trong viêm, di căn, tụ máu...
Bệnh lý cột sống [6].
- Thối hóa cột sống: Tần số mắc bệnh thường gia tăng theo độ tuổi [45], [50].
Nam gặp nhiều hơn nữ. Thường gặp ở những người có mức độ lao động nặng nhọc
[46]. Có mối liên quan với tình trạng trầm cảm với thối hóa cột sống cổ [40]. Thối
hóa đốt sống ở người trung niên xảy ra nhiều hơn ở cấp độ C5/C6 và C6/C7 [34],
[35],[42],[47]. Ngược lại, ở người cao tuổi, thường xuyên hơn ở mức C3 / C4 và C4
/ C5 [31]. Đoạn cột sống cổ, lưng hay gặp nhất. Các tầng hay gặp là C5C7,
L4S1. Các dấu hiệu thối hóa cột sống:

Các dấu hiệu cơ bản:
+ Hẹp khoảng đĩa đệm.
+ Xơ đặc xương dưới sụn.
+ Gai xương ở thân sống hay ở mỏm khớp bên.
Các dấu hiệu thêm:
+ Kén dưới sụn.
+ Khí trong đĩa đệm.
+ Đóng vơi dây chằng dọc sau.
+ Trượt đốt sống.
Tiêu chuẩn chẩn đốn giai đoạn thối hóa khớp trên X- quang của Kellgren và
Lawrence [13].
Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn.


14

1.2. BỆNH THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Bệnh danh về thối hóa cột sống cổ.
Theo Y học cổ truyền thì bệnh danh của thối hóa cột sống cổ được xếp trong
“Chứng tý”, “Cảnh thống”, “Tích thống”.
1.2.2. Nguyên nhân [6, 15, 57]
Do 3 nguyên nhân chính là: nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.
1.2.2.1. Ngoại nhân
Do tà khí (thường là do phong tà, hàn tà, thấp tà) nhân tấu lý sơ hở mà thừa cơ
xâm nhập cơ thể làm cho kinh lạc bế trở, khí huyết không lưu thông “bất thông tắc
thống” gây triệu chứng như đau nhức, tê lan tay, cứng cổ gáy,...
Tuệ Tĩnh bàn về ba thứ phong, hàn, thấp như sau: “Tê thấp là mình mẩy,

các khớp xương khơng đỏ khơng sưng mà tự nhiên phát đau, có khi khơng cựa
được. Ngun nhân do nguyên khí suy kém, ba khí ấy xâm nhập vào kinh lạc
trước rồi xâm nhập vào gân cốt thì nặng nề khơng giơ lên được, vào mạch thì
huyết đơng khơng lưu thơng được, vào cân thì co mà khơng duỗi ra được, vào cơ
nhục thì tê dại cấu khơng biết đau, vào bì phu thì lạnh. Sách chia ra nhiều tên gọi
mà bệnh thì do ba tà khí”.
1.2.2.2. Nội nhân
Do chính khí cơ thể bị hư yếu, rối loạn chức năng các tạng phủ, đặc biệt là
tạng can, thận, tỳ.
+ Do lão suy chính khí hư tổn. Thận chủ cốt tủy, thận hư cốt tủy không
được nuôi dưỡng gây thối hóa cốt tủy. Can mộc chủ cân, can tàng huyết khi can
hư cân mạch thất dưỡng gây co rút, cân yếu mỏi.
+ Tỳ chủ sinh hóa hậu thiên tỳ hư làm mất nguồn sinh hóa khí huyết, tỳ
vận hóa thủy thấp, tỳ hư thủy thấp lan tràn, thấp hóa đàm, đàm gây trở trệ nên
người nặng nề đau ê ẩm.
1.2.2.3. Bất nội ngoại nhân
Do lao lực quá sức, sang chấn làm khí trệ huyết ứ gây đau hạn chế vận động.
1.2.3. Các thể lâm sàng [6, 8].
1.2.3.1. Thể phong hàn


15

- Triệu chứng: Đau đầu, vai gáy cứng đau, vận động cổ khó khăn, sợ lạnh, rêu
lưỡi trắng mỏng, mạch phù, hỗn hoặc phù khẩn.
- Chẩn đốn bát cương: Biểu thực hàn
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thơng kinh hoạt lạc.
1.2.3.2. Thể khí trệ huyết ứ
- Triệu chứng lâm sàng: Đau ê ẩm vùng đầu vai gáy, có điểm đau cố định, ban
ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn đau tăng, miệng khô, lưỡi đỏ tím hoặc có điểm

ứ huyết, mạch sáp, huyền.
- Chẩn đốn bát cương: Biểu thực
- Pháp điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh hoạt lạc.
1.2.3.3. Thể phong hàn thấp tý
- Triệu chứng lâm sàng: Đau âm ỉ, người nặng nề ngại vận động. Cơ vùng cổ gáy,
lưng cứng đau, hạn chế vận động, thích ấm, sợ lạnh, đại tiện thường, tiểu tiện trong, chất
lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt dính, mạch nhu hỗn hoặc trầm hỗn.
- Chẩn đốn bát cương: Biểu lý kiêm chứng.
- Pháp điều trị: Bổ khí hịa dinh, khu phong tán hàn, trừ thấp
1.2.3.4. Thể can thận âm hư
- Triệu chứng lâm sàng: Cổ gáy đau tê mất cảm giác có khi đau lan lên đầu, tê
tay chân, gị má đỏ, ra mồ mơi trộm, họng khơ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch tế, sác.
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư
- Pháp điều trị: Tư bổ can thận.
1.3. GIẢI PHẨU MẮT [14]
1.3.1. Nhãn cầu
1.3.1.1. Hình thể và kích thước của nhãn cầu
Nhãn cầu có hình cầu, trục nhãn cầu tạo với trục hốc mắt một góc khoảng
22,5°. Trục trước sau của nhãn cầu có thể dài từ 20,5mm đến 29,2mm, nhưng phần
lớn ở vào khoảng từ 23,5mm đến 24,5mm. Theo Duke Elder trục trước sau của
nhãn cầu trung bình từ 24,2mm(trục ngang là 24,1mm, trục dọc là 23,6mm). Từ mặt
sau giác mạc đến hoàng điểm dài 21,74mm, vòng chu vi là 74,9mm. Ở Việt Nam


×