Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá diễn biến chất lượng nước sông nhuệ đoạn chảy qua thành phố hà nội giai đoạn 2006 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 115 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------*****------------

LÊ THỊ KIM HOÀN

ðÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ
ðOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ðOẠN 2006 – 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã ngành: 60 85 02

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS Trần ðức Viên

HÀ NỘI, 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng ñăng báo hay công bố rộng rãi trên các phương tiện thơng
tin đại chúng.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñược
chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012
Người viết

LÊ THỊ KIM HOÀN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp,
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tơi xin được bày tỏ
những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình.
Trước tiên tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi
trường và các thầy cơ giáo đang cơng tác tại ngồi trường đã tạo điều kiện cho
tơi được học tập, nghiên cứu, trang bị cho tơi những kiến thức bổ ích về
chuyên ngành cũng như kiến thức về xã hội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần ðức viên, người
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng làm việc và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. ðinh Thị Hải Vân và
các thầy cô giáo thuộc Trung tâm Sinh thái nơng nghiệp, những người đã giúp đỡ
tơi rất nhiều trong q trình nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn này.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới anh Hoàng Khai Dũng và bạn Phan Thị
Linh, cùng các anh chị, bạn bè trong lớp KHMTB – K19, những người đã
cùng tơi học tập, thảo luận và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện ñề tài,
cũng như trong suốt hai năm học vừa qua.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bố mẹ,
những người đã sinh thành ra tôi, dạy dỗ tôi và luôn ở bên cạnh quan tâm,
giúp đỡ tơi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012
Học viên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


LÊ THỊ KIM HOÀN

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... vii
PHẦN I. MỞ ðẦU ....................................................................................... 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ......................................................................................... 1
1.2. MỤC ðÍCH, U CẦU.......................................................................... 2
1.2.1. Mục đích .......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................ 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN ðỀ TÀI............................................ 3
2.2. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ðÁY ............................. 7
2.2.1. ðặc ñiểm tự nhiên LVS Nhuệ - ðáy ................................................. 7
a. Vị trí địa lý ......................................................................................... 7
b. ðịa chất.............................................................................................. 8

c. Khí hậu ............................................................................................... 9
d. Thuỷ văn........................................................................................... 12
e. ðặc ñiểm thổ nhưỡng, tài nguyên ñất ............................................... 15
f. ðặc ñiểm các hệ sinh thái trong lưu vực sông nhuệ........................... 16
2.2.2. ðiều kiện kinh tế xã hội LVS Nhuệ - ðáy ...................................... 17
2.2.3. Tình hình quản lý mơi trường LVS Nhuệ - ðáy.............................. 20
a. Pháp luật liên quan ñến quản lý chất lượng nước lưu vực sông........ 21
b. Tổ chức quản lý môi trường lưu vực sông......................................... 22
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


3.1. ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................. 26
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu ..................................................................... 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 26
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 26
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 26
3.3.1. Phương pháp kế thừa ...................................................................... 26
3.3.2. Phương pháp thống kê, ñiều tra thực ñịa......................................... 28
3.3.3. Phương pháp ước tính nguồn thải và ñánh giá chất lượng nước...... 29
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 29
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 30
4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG NHỮNG NĂM QUA ............................................................. 30
4.1.1. Quy mơ dân số................................................................................ 30
4.1.2. Q trình đơ thị hóa ........................................................................ 32
4.1.3. Phát triển kinh tế............................................................................. 34
4.1.4. Hệ thống y tế, giáo dục ................................................................... 37

4.2. CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRONG LVS NHUỆ THUỘC PHẠM VI
NGHIÊN CỨU..................................................................................... 40
4.2.1. Nguồn thải sinh hoạt....................................................................... 41
4.2.2. Nguồn thải công nghiệp.................................................................. 44
4.2.3. Nguồn thải y tế ............................................................................... 47
4.2.4. Nguồn thải làng nghề...................................................................... 51
4.2.5. Nguồn thải nông nghiệp.................................................................. 53
4.2.6. Các nguồn thải khác ....................................................................... 55
4.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯƠNG NƯỚC MẶT SÔNG NHUỆ TRONG
KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................. 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.4. ðÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ
TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU GIAI ðOẠN 2006 - 2011 .......... 64
4.5. DỰ BÁO XU THẾ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ
TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................... 73
4.5.1. Nước thải sinh hoạt......................................................................... 73
4.5.2. Nước thải y tế ................................................................................. 76
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 78
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................... 78
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCN

Cụm công nghiệp

COD

Nhu cầu oxi hóa học

CP

Cổ phần

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

ðTM

ðánh giá tác động mơi trường

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


KCN

Khu cơng nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

LVS

Lưu vực sông

NTSH

Nước thải sinh hoạt

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCMT

Tổng cục Mơi trường

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TNN

Tài nguyên nước

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TP

Thành phố

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBBVMT

Ủy ban Bảo vệ môi trường

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNEP

Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc


WHO

Tổ chức Y tế thế giới

VNð

Việt Nam ðồng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.

Dân số một số tỉnh trong LVS Nhuệ - ðáy, năm 2011.............. 18

Bảng 2.

Nội dung cần thu thập............................................................... 28

Bảng 3.

Dân số các quận, huyện trong khu vực nghiên cứu, năm 2011.. 31

Bảng 4.

Một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội ........................................... 33


Bảng 5.

Tốc ñộ tăng trưởng GDP của thành phố Hà Nội và cả nước
giai ñoạn 2005 - 2011 ............................................................... 35

Bảng 6.

Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của thành phố Hà Nội,
giai ñoạn 2001 - 2011 ............................................................... 36

Bảng 7.

Số lượng cơ sở y tế khám, chữa bệnh của thành phố Hà Nội .... 37

Bảng 8.

Số lượng giường bệnh của các cơ sở y tế khám, chữa bệnh của
thành phố Hà Nội qua các năm 2005 - 2010 ............................. 39

Bảng 9.

Ước tính lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày tại các quận,
huyện trong khu vực nghiên cứu, năm 2011 ............................. 41

Bảng 10.

Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO.......... 42

Bảng 11.


Tải lượng các chất ô nhiễm từ nguồn thải sinh hoạt của thành phố
Hà Nội trong các năm từ 2006 – 2011 trong khu vực nghiên cứu .
................................................................................................. 44

Bảng 12.

Danh sách một số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực
nghiên cứu ................................................................................ 42

Bảng 13.

ðặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp phổ biến
trong khu vực nghiên cứu ......................................................... 46

Bảng 14.

Hiện trạng số giường bệnh và lượng nước thải hàng ngày của các
bệnh viện lớn trong khu vực nghiên cứu ................................... 48

Bảng 15.

Lượng chất thải rắn y tế phát sinh hàng ngày của các bệnh viện
trong khu vực nghiên cứu ......................................................... 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Bảng 16.


ðặc điểm các điểm quan trắc nước mặt sơng Nhuệ trong khu vực
nghiên cứu ................................................................................ 55

Bảng 17.

Hiện trạng chất lượng mặt sơng Nhuệ năm 2011 ...................... 57

Bảng 18.

Nồng độ DO trung bình năm 2011 tại các điểm quan trắc......... 59

Bảng 19.

Nồng độ BOD5 trung bình năm 2011 tại các ñiểm quan trắc..... 60

Bảng 20.

Nồng ñộ COD trung bình năm 2011 tại các ñiểm quan trắc ...... 61

Bảng 21.

Nồng ñộ BOD5 trung bình năm 2011 tại các điểm quan trắc..... 62

Bảng 22.

Nồng độ Coliform trung bình năm 2011 tại các ñiểm quan trắc 63

Bảng 23.


Nồng ñộ DO trung bình năm tại các ñiểm nghiên cứu, ............. 65

Bảng 24.

Nồng ñộ BOD5 trung bình năm tại các điểm nghiên cứu, giai
đoạn 2006 - 2011 ...................................................................... 66

Bảng 25.

Nồng độ COD trung bình năm tại các ñiểm nghiên cứu, giai ñoạn
2006 - 2011 .............................................................................. 69

Bảng 26.

Nồng độ NH4+ trung bình năm tại các điểm nghiên cứu, giai ñoạn
2006 - 2011 .............................................................................. 70

Bảng 27.

Nồng ñộ Coliform trung bình năm tại các điểm nghiên cứu, giai
đoạn 2006 - 2011 ...................................................................... 71

Bảng 28.

Kết quả dự báo dân số thành phố Hà Nội ................................. 74

Bảng 29.

Dự báo dân số các quận, huyện trong khu vực nghiên cứu........ 70


Bảng 30.

Dự báo lượng nước cấp sinh hoạt và tổng lượng nước thải

ñến

năm 2020 của các quận, huyện trong khu vực nghiên cứu.............75
Bảng 31.

Dự báo tải lượng ô nhiễm từ nguồn thải sinh hoạt của thành phố
Hà Nội ñến năm 2020............................................................... 76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.

Chu trình sử dụng thơng tin quan trắc mơi trường trong quản
lý mơi trường................................................................................ 5

Hình 2.

Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí tượng tại trạm Láng, năm 2010 ... 11

Hình 3.

Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí tượng tại trạm Láng, năm 2011....11


Hình 4.

Tổng số doanh nghiệp và tổng số lao ñộng làm trong các doanh
nghiệp tại thành phố Hà Nội trong các năm từ 2000 – 2009........... 20

Hình 5.

Sơ đồ quản lý lưu vực sơng từ Trung ương đến địa phương...... 254

Hình 6.

Bản đồ các điểm quan trắc nước mặt sơng Nhuệ trong khu vực
nghiên cứu.................................................................................. 26

Hình 7.

Diễn biến dân số thành phố Hà Nội từ năm 2000 – 2011 ............ 30

Hình 8.

Dân số các quận, huyện trong khu vực nghiên cứu, năm 2011.... 32

Hình 9.

Tỉ lệ phần trăm dân số thành thị và nông thôn tại các quận,
huyện trong khu vực nghiên cứu, năm 2011 ............................... 32

Hình 10. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hà Nội so với cả
nước giai ñoạn 2005 - 2011 ........................................................ 35

Hình 11. Cơ cấu GDP của thành phố Hà Nội chia theo ngành kinh tế ....... 36
Hình 12. Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa Hà ðơng ............... 49
Hình 13. Nồng độ DO trung bình năm 2011 tại các điểm quan trắc........... 59
Hình 14. Nồng độ BOD5 trung bình năm 2011 tại các ñiểm quan trắc....... 60
Hình 15. Nồng ñộ COD trung bình năm 2011 tại các điểm quan trắc ........ 61
Hình 16.

Nồng ñộ NH4+, NO2- trung bình năm 2011 tại các ñiểm
quan trắc ................................................................................................63

Hình 17.

Nồng độ Coliform trung bình năm 2011 tại các điểm quan trắc ........64

Hình 18. Diến biến nồng độ DO trong khu vực nghiên cứu....................... 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix


Hình 19.

Diến biến nồng độ BOD5 trong khu vực nghiên cứu giai đoạn
2006 - 2011 ................................................................................ 68

Hình 20. Diến biến nồng ñộ COD trong khu vực nghiên cứu giai ñoạn
2006 - 2011 ................................................................................ 69
Hình 21. Diến biến nồng độ NH4+ trong khu vực nghiên cứu từ năm
2006 - 2011 ................................................................................ 70

Hình 22. Diến biến nồng độ Coliform trong khu vực nghiên cứu từ
năm 2006 - 2011......................................................................... 72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x


PHẦN I. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Sông Nhuệ là một phụ lưu của sông ðáy. Sông Nhuệ lấy nước từ sơng
Hồng qua cống Liên Mạc, thuộc địa phận huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội)
và hợp lưu vào sông ðáy tại cống Phủ Lý, thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam).
Với chiều dài khoảng 74 km, sông Nhuệ chảy qua các quận, huyện của thành
phố Hà Nội như: Từ Liêm, Hồi ðức, Cầu Giấy, Hà ðơng, Thanh Trì, Thanh
Oai, Thường Tín, Phú Xun, Ứng Hịa và các huyện Duy Tiên, Kim Bảng,
thành phố Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam.
Trong những năm gần đây, lưu vực sơng Nhuệ có nhiều vấn đề mơi
trường nảy sinh, đặc biệt đã có những cảnh báo ô nhiễm nặng về môi trường
nước và các hệ sinh thái. Hàng ngày có hàng trăm nguồn xả thải từ các khu dân
cư khơng qua xử lý đổ thẳng vào sơng Nhuệ, với lưu lượng lên tới hàng trăm
nghìn m3. Bên cạnh đó, cịn có những nguồn nước thải chứa nhiều chất ñộc hại
từ các cơ sở sản xuất và làng nghề dọc hai bờ sơng Nhuệ.
Chương trình quan trắc nước mặt hàng năm trên lưu vực sông Nhuệ ðáy do Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Mơi trường thực hiện đã
cung cấp bộ số liệu đầy ñủ về chất lượng nước từ năm 2006 ñến nay. Tuy
nhiên, nếu chỉ đơn thuần nhìn vào các kết quả này thì vẫn chưa thấy bức tranh
tổng thể về áp lực mơi trường tại sơng Nhuệ hiện nay. ðể có căn cứ cải tạo và
bảo vệ bền vững môi trường sơng Nhuệthì việc phân tích áp lực từ các nguồn
thải, ñánh giá diễn biến chất lượng nước trong các năm qua và dự báo chất
lượng nước sông Nhuệ trong thời gian tới là điều rất cần thiết. Do đó, tơi tiến

hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá diễn biến chất lượng nước sơng Nhuệ
đoạn chảy qua thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2011”.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


1.2. MỤC ðÍCH, U CẦU
1.2.1. Mục đích
- Liệt kê, tính tốn tải lượng các nguồn thải đổ ra sơng Nhuệ trong khu
vực nghiên cứu
- ðánh giá diễn biến chất lượng nước sơng Nhuệ giai đoạn 2006 – 2011
và dự báo lưu lượng một số nguồn thải ra sông Nhuệ trong thời gian tới, làm
cơ sở ñể nhà quản lý ñưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu ñiều tra thu thập phải chính xác, đáng tin cậy.
- Việc đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ qua các năm phải
trên cơ sở khoa học, và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN ðỀ TÀI
Quan trắc môi trường là q trình thu thập các thơng tin về sự tồn tại
cũng như biến đổi nồng độ các chất trong mơi trường có nguồn gốc từ tự
nhiên hay nhân tạo, quá trình này được thực hiện bằng các phép đo lường

nhắc lại nhiều lần, với mật ñộ mẫu ñủ dày về cả khơng gian và thời gian, để từ
đó có thể ñánh giá các biến ñổi và xu thế chất lượng mơi trường. Do đó, quan
trắc chất lượng được hiểu là ño lường, ghi nhận một cách thường xuyên, liên
tục và ñồng bộ các thông số chất lượng cũng như các thơng số khí hậu, thuỷ
văn liên quan. Kết quả của quan trắc là những số liệu, là cơ sở ñể phân tích
chất lượng mơi trường phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững
trong một phạm vi không gian nhất định (tồn quốc, vùng lãnh thổ, khu
vực…). [24]
Phân tích mơi trường là sự đánh giá mơi trường tự nhiên và suy thoái
do con người cũng như do các ngun nhân khác gây ra. Phân tích mơi trường
địi hỏi phải quan trắc một số yếu tố mơi trường để xác ñịnh yếu tố nào cần
ñược quan trắc, biện pháp nào cần áp dụng ñể quản lý nhằm tránh các thảm
họa mơi trường có thể xảy ra. Phân tích mơi trường tự nhiên và nhân tạo yêu
cầu không chỉ tiếp cận về lượng mà còn phải tiếp cận về chất, do đó để hiểu
biết đầy đủ và phân tích một ñối tượng môi trường cần quan trắc ñầy ñủ sự
biến ñộng theo không gian và thời gian cảu các yếu tố mơi trường, cấu trúc
chức năng và hoạt động của hệ. Như vậy, phân tích mơi trường bao gồm:
-

Phân tích áp lực phát triển tới mơi trường

-

Phân tích trạng thái tồn tại và thành phần các yếu tố trong môi trường

-

Phân tích các tác động tới hiện trạng mơi trường

-


ðưa ra các giải pháp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Theo UNEP quan trắc mơi trường được tiến hành nhằm các mục tiêu
sau ñây:
- Ðể ñánh giá các hậu quả ô nhiễm ñến sức khoẻ và môi trường sống của
con người, và như vậy sẽ xác ñịnh ñược mối quan hệ nhân quả của nồng độ
chất ơ nhiễm.
- Ðể đảm bảo an tồn cho việc sử dụng tài ngun (khơng khí, nước, đất,
sinh vật, khống sản…) vào các mục đích kinh tế.
- Ðể thu ñược các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng
mơi trường và cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài nguyên trong
tương lai.
- Ðể nghiên cứu và ñánh giá các chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận
chúng (xu thế, khả năng gây ơ nhiễm).
- Ðể đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, luật pháp về phát thải.
- Ðể tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ơ nhiễm đặc
biệt.
Vị trí và vai trị của quan trắc môi trường trong hệ thống quản lý môi
trường có thể được thể hiện như trong sơ đồ sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4



Hình 1. Chu trình sử dụng thơng tin quan trắc môi trường trong quản lý môi
trường [24]
Quan trắc môi trường là một hoạt động quan trọng trong chương trình
bảo vệ mơi trường quốc gia được quy định trong Luật Bảo vệ mơi trường
(2005), do đó, từ năm 1994 đến nay bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
(nay là bộ Tài ngun và Mơi trường) đã quy định việc thực hiện quan trắc
mơi trường đối với nhiều hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể (như từng bước
xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc môi trường quốc gia, ban hành các
quy định về chương trình quan trắc, đảm bảo chất lượng quan trắc…). Trong
đó, quan trắc mơi trường có ý nghĩa như một thành tố quyết ñịnh hiệu quả của
các hoạt động bảo vệ mơi trường. Cụ thể, ý nghĩa của quan trắc môi trường:
- Là công cụ kiểm sốt chất lượng mơi trường:
Quan trắc mơi trường cung cấp thông tin về chất lượng môi trường căn
cứ vào ba nội dung: thành phần, nguồn gốc, mức ñộ của các yếu tố mơi
trường; Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đặc tính của mơi trường và các
thành phần mơi trường khác; Xu hướng biến động về mức độ các yếu tố mơi
trường và mức độ ảnh hưởng. Dựa trên hiện trạng về chất lượng môi trường,
các cơ quan chức năng có thể xác định các phương pháp bảo vệ, bảo tồn, khơi
phục chất lượng mơi trường để đảm bảo các hoạt ñộng sản xuất cũng như sinh
hoạt của con người; các hoạt ñộng sống của sinh vật trong mơi trường.
- Là cơng cụ kiểm sốt ơ nhiễm:
Ơ nhiễm mơi trường có thể xảy ra do sự thay đổi trực tiếp hoặc gián
tiếp các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường
vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường và gây nguy hại đến mơi trường
và sức khỏe con người. Nguồn gốc, mức độ và xu hướng diễn biến của ơ
nhiễm mơi trường có thể được xác định nhờ quan trắc mơi trường, do đó có
thể nói quan trắc mơi trường là cơng cụ kiếm sốt ơ nhiễm mơi trường. Cụ thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5


là: Quan trắc xác ñịnh mức ñộ và phạm vi của ơ nhiễm cho phép đưa ra các
biện pháp phịng ngừa, khống chế, chủ động xử lý ơ nhiễm mơi trường.
- Là cơ sở thông tin cho công nghệ môi trường:
Công nghệ môi trường nhằm vào hai lĩnh vực chủ yếu là ngăn ngừa và
xử lý các q trình ơ nhiễm hoặc nhiễm bẩn mơi trường do hoạt động sản xuất
và sinh hoạt, hay chính xác hơn là hoạt động xả thải của con người và một số
các quá trình tự nhiên. Quan trắc mơi trường cho phép xác định nguồn gốc,
mức độ của tác nhân ơ nhiễm và mức độ tác động của nó đến chất lượng mơi
trường từ đó các nhà cơng nghệ mơi trường xác định biện pháp xử lý (công
nghệ xử lý chất thải) hoặc ngăn chặn (giảm thiểu tại nguồn – sản xuất sạch
hơn). Giá trị đo đạc, phân tích của quan trắc mơi trường là cơ sở quan trọng
để lựa chọn phương pháp cơng nghệ xử lý hoặc công nghệ giảm thiểu chất
thải.
- Là cơ sở thông tin cho quản lý môi trường:
Trong chương trình quản lý, bảo vệ mơi trường, các quy định về xả
thải, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ mơi trường đều phải căn
cứ vào những thơng tin của quan trắc môi trường. Thông tin của quan trắc
môi trường phải ñầy ñủ và sát thực ñể ñảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của
các biện pháp quản lý.
- Là mắt xích quan trọng trong đánh giá tác ñộng môi trường:
Việc xác ñịnh ñặc ñiểm tự nhiên của môi trường trước khi thực hiện dự
án là một khâu quan trọng trong đánh giá tác động mơi trường của dự án đó.
Thơng tin thu thập từ quan trắc mơi trường quyết ñịnh việc xác ñịnh mức ñộ
ảnh hưởng của các hoạt động nhất định đến chất lượng mơi trường, là căn cứ
ñề xuất các biện pháp giảm thiểu tác ñộng và một số biện pháp khác khi thực
hiện dự án.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


2.2. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ðÁY
2.2.1. ðặc ñiểm tự nhiên LVS Nhuệ - ðáy
a. Vị trí ñịa lý
Sơng ðáy có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực (cùng với phụ lưu
sông Nhuệ) hơn 7.500 km² trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hịa Bình, Hà
Nam, Ninh Bình và Nam ðịnh. Sơng ðáy ngồi vai trị là sơng chính của các
sơng Bùi, sơng Nhuệ, sơng Bơi, sơng Hồng Long, sơng Vạc nó cịn là một
phân lưu của sông Hồng khi nhận nước từ sông Nam ðịnh nối tới từ sơng
Hồng. Các sơng chính và sơng nhánh lớn trong lưu vực sông Nhuệ và sông
ðáy bao gồm:
- Sơng Nhuệ có chiều dài 72 km.
- Sơng ðáy từ Vân Cốc đến cửa sơng ðáy, có tổng chiều dài 245 km.
- Các sông trong nội thành Hà Nội: sông Tơ Lịch có chiều dài khoảng
14,6 km; sơng Lừ dài khoảng 5,6 km; sông Sét dài khoảng 5,9 km và sơng
Kim Ngưu dài khoảng 11,8 km.
- Sơng Hồng Long có chiều dài dịng chính là 125 km.
- Sơng Châu Giang (cịn gọi là sơng Phủ Lý) có chiều dài 27 km.
- Sơng ðào Nam ðịnh có chiều dài khoảng 34 km (bắt nguồn từ sơng
Hồng phía Nam cầu Tân ðệ, qua Tp. Nam ðịnh gặp sơng ðáy ở Hồng Nam,
huyện Nghĩa Hưng). [2]
- Sơng Nhuệ có chiều dài khoảng 76 km, là phụ lưu của sông Hồng qua
cống Liên Mạc chảy qua thành phố Hà Nội và hợp lưu với sơng ðáy tại Hà
Nam rồi đổ ra biển qua cửa ðáy. Sơng Nhuệ có vai trị là hệ thống thủy lợi
phục vụ phát triển nông nghiệp khu vực các huyện Từ Liêm, Hà ðơng, Thanh
Trì, Thường Tín,… và là hệ thống thốt nước thải khi qua khu vực Hà ðơng

và nội thành Hà Nội.
Lưu vực sơng Nhuệ có diện tích khoảng 1.075km2 với chiều rộng trung
bình khoảng 20 km. Với ñặc ñiểm về vị trí ñịa lý thuận lợi như vậy là tiền đề
để phát triển sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp và cơ sở hạ tầng. Do đó, lưu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


vực sông Nhuệ trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội
của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung.
b. ðịa chất, địa hình
• Các thành tạo địa chất:
Thành tạo địa chất lưu vực sơng Nhuệ bao gồm các địa tầng:
- Giới Protezozoi
- Giới Paleozoi
- Giới Mezozoi
• Cấu trúc địa chất - kiến tạo:
- ðới Sơng Hồng:
Chiều rộng của đới trong khu vực nghiên cứu rộng 10 ÷ 20km với
chiều dài trên 100km. Về phía Tây Bắc, đới giới hạn với kiến trúc núi ñồi bởi
một số ñứt gãy ngang theo phương ðơng Bắc - Tây Nam. ðây là đới đầu tiên
thể hiện rõ ràng về phía Tây Nam sụt võng Hà Nội.
- ðới Hà Nội:
ðới Hà Nội nằm phủ chờm lên cả hai miền kiến tạo ðông Bắc và Tây
Bắc. Trong khu vực nghiên cứu, ñới chỉ chiếm một phần rất nhỏ thuộc phạm
vi thành phố Hà Nội. ðới Hà Nội chiếm diện tích khoảng 1.500km2 (bao gồm
các thành tạo Kainozoi). Theo nhiều nguồn tài liệu đã cơng bố đới Hà Nội
được bắt đầu từ Việt Trì và phát triển rộng về phía biển, gần trùng với đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay.

• ðịa hình:
Tồn lưu vực sơng Nhuệ thuộc địa hình ñồng bằng, có xu thế thấp dần
từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam địa hình bằng phẳng xen kẽ nhiều ơ
trũng như vùng trũng Thường Tín, Ứng Hồ, Phú Xuyên, Duy Tiên, Kim
Bảng, thành phố Phủ Lý. ðộ cao tuyệt đối trung bình của lưu vực dao động 5
- 6m về phía Bắc, xuống phía Nam độ cao khoảng 2 - 3m. Xen vùng đồng
bằng lưu vực sơng Nhuệ là một mạng lưới dày ñặc các kênh, mương dẫn nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


nhân tạo, càng xuống phía Nam mật độ kênh mương càng tăng. Những vùng
ñất cao trong lưu vực là dấu vết để lại của thềm các sơng Hồng, sơng ðáy,
sơng Nhuệ. Giữa vùng ñồng bằng, nhiều hệ thống kênh, ñê, bờ phục vụ tiêu,
thốt nước.
Hầu hết diện tích lưu vực là địa hình đồng bằng, có xu thế thấp dần từ
Tây sang ðông, và từ Tây Bắc xuống ðông Nam ñược phân thành 2 vùng:
- Vùng ñồng bằng phía Bắc: Bao gồm các khu vực huyện Từ Liêm, quận
Hà ðông, Thanh Xn, các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai.
- Vùng đồng bằng phía Nam: Bao gồm các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa,
Kim Bảng, Duy Tiên và thành phố Phủ Lý.
Xen giữa vùng đồng bằng lưu vực sơng Nhuệ là một mạng lưới dày ñặc
các kênh, mương dẫn nước nhân tạo, càng xuống phía nam mật độ kênh
mương càng tăng. Những vùng ñất cao trong lưu vực là dấu vết ñể lại của
thềm các sông Hồng, sông ðáy, sông Nhuệ. Giữa vùng ñồng bằng, nhiều hệ
thống kênh, ñê, bờ phục vụ tiêu, thốt nước.
c. Khí hậu
• Chế độ nắng:
Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với

lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 Kcal/cm2 và có số
giờ nắng thuộc loại trung bình, đạt khoảng 1.600 - 1.750 giờ/năm, trong đó
tháng VII có số giờ nắng nhiều nhất đạt 200 - 230 giờ/tháng và tháng II, III có
số giờ nắng ít nhất khoảng 25 - 45 giờ/tháng. [26]
• Chế độ nhiệt:
Lưu vực Sơng Nhuệ hầu hết nằm trong vùng đồng bằng thấp nên không
lượng bức xạ tổng cộng tại các vùng nằm trong lưu vực sơng Nhuệ khơng phân
hóa theo độ cao rõ rệt. Diện tích trải rộng của lưu vực chưa đủ lớn để thấy được
sự phân hóa chế độ nhiệt và bức xạ. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm (ở độ
cao 2m) ở vùng ven sơng Nhuệ khoảng 23,5oC, tương đương với tổng nhiệt độ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


năm là 8.500oC. Một ñặc trưng quan trọng trong chế ñộ nhiệt vùng này là có
một mùa lạnh khác thường so với điều kiện nhiệt đới. Mùa lạnh, có nhiệt ñộ
trung bình dưới 20oC, kéo dài gần 4 tháng, từ cuối tháng XI ñến giữa tháng III.
Lạnh nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình khoảng 16oC.

[26]

• Chế độ gió:
Chế độ gió của lưu vực sơng Nhuệ chia theo hai mùa rõ rệt. Mùa đơng
có hướng gió thịnh hành là ðơng Bắc, tần suất đạt 60 - 70%. Một số nơi do ảnh
hưởng của địa hình, hướng gió đổi thành Tây Bắc và Bắc, tần suất ñạt 25 40%. Mùa hè vào các tháng V, VI, VII hướng gió tương ñối ổn ñịnh, thịnh hành
là ðông và ðông Nam, tần suất đạt khoảng 60 - 70%. Tháng VIII hướng gió
phân tán, hướng thịnh hành nhất cũng chỉ ñạt tần suất 20 - 25%.
• Lượng mưa:
ðối với các khu vực thuộc lưu vực sông Nhuệ, mùa mưa trùng với thời

kỳ mùa hè, từ tháng V - X, lượng mưa chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa năm,
ñạt từ 1200 - 1800 mm với số ngày mưa vào khoảng 60 - 70 ngày.
• ðộ ẩm khơng khí:
ðộ ẩm tuyệt đối biến đổi rất lớn theo mùa, vào mùa nóng độ ẩm tuyệt
đối lên rất cao, giá trị trung bình đạt đến 30 - 33 mb, tương ñương với 21 - 24
g/cm3. Vào mùa lạnh ñộ ẩm tuyệt ñối giảm xuống 15 - 20 mb, tương ñương
với 11 - 15 g/cm3.
Diễn biến nhiệt ñộ khu vực Hà Nội năm 2010, 2011 ñược thể hiện
trong các đồ thị sau:

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Hình 2. Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí tượng tại trạm Láng, năm 2010

Hình 3. Biểu đồ diễn biến các yếu tố khí tượng tại trạm Láng, năm 2011
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


Từ hai đồ thị trên ta thấy, diễn biến khí tượng khu vực Hà Nội ñược
quan trắc tại trạm Láng như sau:
Năm 2010, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 24,930C, tháng
có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (18,10C) và tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 6 (30,90C). Năm 2011, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là
23,350C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 với 12,80C, tháng 7

có nhiệt độ cao nhất trong năm là 29,90C.
Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2011 là 153mm cao hơn so với
năm 2010 là 104mm. Nếu như tháng 7 năm 2010 có lượng mưa trung bình
cao nhất trong năm là 284mm thì tháng có lượng mưa trung bình cao nhất
năm 2011 là tháng 6, với lượng mưa đạt xấp xỉ 400mm.
d. Thuỷ văn
• Mạng lưới sơng ngịi trong lưu vực sơng Nhuệ:
Sơng Nhuệ có chiều rộng trung bình từ 15 ÷ 30m, mực nước biến ñộng
mạnh do phụ thuộc vào chế ñộ nước sông Hồng cũng như lượng nước thải từ
sông Tô Lịch. Vào mùa mưa, mực nước trung bình của sơng Nhuệ từ 5,3 ÷
5,7 m, cịn vào mùa khơ mực nước trung bình từ 1,5 ÷ 2,5 m. Lưu lượng dịng
chảy trung bình Qtb = 250 m3/s.
Tuy sơng Nhuệ có chiều dài khơng lớn nhưng trong lưu vực có hệ
thống các phụ lưu, kênh mương khá dày ñặc. Hệ thống các sơng thốt nước
trong nội thành Hà Nội được nối với sông Nhuệ thông qua ðập Thanh Liệt,
gồm: Sông Tô Lịch dài 14,6km. Sông Lừ (sông Nam ðồng) dài 5,6km, Sông
Sét dài 5,9, Sông Kim Ngưu dài 11,8km, Sông La Khê (thuộc địa phận quận
Hà ðơng) dài 6,8km nối sơng ðáy với sơng Nhuệ.
Trong địa phận nội thành Hà Nội, có 4 con sơng nhỏ từ trong lịng Hà
Nội chảy vào sông Nhuệ : Sông Sét, sông Lừ, Sông Tô Lịch và sơng Kim
Ngưu. ðây là bốn con sơng chính chịu trách nhiệm tiêu thoát nước cho nội
thành thành phố Hà Nội. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt, sản xuất của nội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


thành Hà Nội đều theo dịng chảy của bốn con sơng này đổ vào sơng Nhuệ.
Hiện nay, lượng nước trên gần như ñều chưa ñược xử lý triệt ñể và ñược ñưa
ra sông Nhuệ qua các cống thải của thành phố. Chính lượng nước thải này

góp phần rất lớn gây ơ nhiễm mơi trường lưu vực sơng Nhuệ.
• Chế độ thủy văn:
Mùa mưa trùng với mùa hè, từ tháng V ñến tháng X, lượng mưa chiếm
80 ÷ 85% tổng lượng mưa/năm, đạt khoảng từ 1.600 ÷ 1.900 mm, với số ngày
mưa trong năm khoảng 130 ÷ 140 ngày. Lượng mưa tăng dần từ phía Bắc
xuống phía Nam. Vùng mưa trung bình năm phân bố vùng bắc từ Liên Mạc
tới ðồng Quan (1.607 mm), vùng phía Nam từ ðồng Quan trở xuống lượng
mưa ñạt 1.768 mm. Các trận mưa lớn phân bố tương đối đồng đều.
ðộ sâu của lịng sơng trong lưu vực có xu hướng giảm dần từ thượng
lưu về hạ lưu sông Nhuệ. Lưu lượng nước tăng dần lên do áp lực dịng chảy,
nhất là điểm hợp lưu giữa dịng chảy sơng Nhuệ và sơng Tơ Lịch. Lưu lượng
dịng chảy trung bình Qtb = 250 m3/s. [22]
Nhìn chung địa hình lưu vực sơng Nhuệ tương đối bằng phẳng, lưu
lượng nước khơng q lớn nên nhìn chung tốc độ dịng chảy các sơng trong
lưu vực khơng lớn. Chế độ dịng chảy phụ thuộc chủ yếu vào chế độ nước
sơng Hồng và lượng nước thải thơng qua hoạt động điều tiết nước của các
cống Liên Mạc (lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ), cống Thanh Liệt (lấy
nước sông Tô Lịch) và hệ thống các cống trên trục chính như ðồng Quan,
Hịa Mỹ, Lương Cổ, Nhật Tựu,…
• ðặc điểm nước ngầm:
Lưu vực sơng Nhuệ được cấu thành bởi các trầm tích bở rời ðệ tứ và
các thành tạo có tuổi ðệ tam ñến Protezozoi. Dựa vào thành phần thạch học,
các thông số ñịa chất thủy văn và ñặc ñiểm thủy ñộng lực v.v. có thể phân chia
vùng nghiên cứu thành 2 tầng chứa nước chính đó là:
Các tầng chứa nước lỗ hổng:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13



- Tầng chứa nước trong trầm tích lỗ hổng Holocen(qh)
ðây là tầng chứa nước khơng áp và có tuổi trẻ nhất. Tầng này phân bố
khá rộng rãi ở phía ðơng vùng nghiên cứu, chiếm 2/3 diện tích của vùng.
Thành phần thạch học chủ yếu là cát pha, cát các loại có màu vàng, vàng nhạt
trong các trầm tích của hệ tầng Thái Bình.
Chiều sâu mực nước tĩnh từ nhỏ hơn 1 ÷ 5 m, phổ biến từ 1 ÷ 4 m. ðất
đá chứa nước có tính thấm trung bình, độ dẫn nước trung bình 300 ÷ 500
m2/ngày, hệ số nhả nước trọng lực biến đổi từ 0,001 ÷ 0,17. ðộ giàu nước của
tầng chứa nước đạt từ trung bình trở lên, tuy nhiên, mức độ chứa nước khơng
đồng đều trên toàn vùng. Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là
nước mưa và nước mặt.
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp)
ðây là tầng chứa nước có áp, trong vùng nghiên cứu, phần lớn bị phủ
kín dưới tầng (qh). Về thành phần thạch học, tầng chứa nước (qp) gồm 2 lớp:
Lớp trên: Là trầm tích hạt min, chủ yếu là cát.
Lớp dưới bao gồm các vật liệu thô như cuội, sỏi, sạn, cát hạt thô của hệ
tầng Hà Nội (ký hiệu là qp1) có chiều dày thay đổi trong phạm vi rộng từ 4 ÷
60,5 m.
Các tầng chứa nước khe nứt:
- Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trầm tích Neogen (m)
Hầu hết tầng này nằm chìm dưới trầm tích ðệ tứ. Thành phần thạch học
của tầng biến ñổi rất phức tạp theo cả diện tích lẫn chiều sâu, chủ yếu là cuội
kết, sạn kết gắn bởi sét, cát kết xen bột kết, sét kết, các thấu kính sét than rất
nghèo nước. Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa rơi trên vùng lộ, nước
thấm từ các tầng trên xuống và nước thấm dọc theo các ñứt gãy kiến tạo.
- Tầng chứa nước khe nứt trong hệ tầng Yên Duyệt (p2 - t1 yd)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14



×