Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 153 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
---------& ---------

VŨ THỊ THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ
PHÂN BỔ SẢN XUẤT CAM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Mã số
: 60.31.10
Người hướng dẫn : TS. PHẠM VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2008

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã


được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Huyền

LỜI CÁM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cũng như sự
đồng ý của thấy giáo hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng, tôi đã tiến hành nghiên

i


cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các
hộ gia đình huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái”. Sau một thời gian thực tập với sự cố
gắng của bản thân và được sự giúp đỡ của mọi người đến nay đề tài nghiên cứu
của tơi đã hồn thành. Vì vậy, qua đây tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến tất cả mọi
người.
- Thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng - người đã định hướng, chỉ
bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
- Các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt
là các thầy cô giáo trong Bộ mơn Phân tích định lượng đã tận tình, chỉ bảo,
giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tơi trong q trình thực hiện
và hồn thiện luận văn.
- Tập thể Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa học và thực hiện luận văn.
- Các cô, các chú, các anh chị cán bộ Phịng Thống kê, Phịng Tài
ngun Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp huyện Văn Chấn, cùng các cô chú
cán bộ thị trấn Nông trường Trần Phú và xã Minh An đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Gia đình hai bác Nguyễn Văn Quyến ở thị trấn Trần Phú đã tạo điều

kiện về nơi ở và sinh hoạt cho tơi trong qúa trình thực tập tại Văn Chấn.
- Các hộ gia đình trồng cam ở thị trấn Trần Phú và xã Minh An đã tạo
điều kiện cho tơi trong q trình thu thập tài liệu.
- Các anh chị đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và
khích lệ tơi trong suốt qúa trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Tác giả

Vũ Thị Thanh Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cám ơn

i

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu

v


Danh mục bảng

vi

Danh mục hình, hình ảnh

viii

1.

Mở đầu

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế,

hiệu quả kỹ thuật và

hiệu quả phân bổ

5

2.1

Cơ sở lý luận

5

2.2

Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam

21

2.3

Cơ sở thực tiễn

24


3.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

33

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

33

3.2

Phương pháp nghiên cứu

44

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

53

4.1

Tình hình sản xuất cây có múi trên địa bàn huyện

53


4.2

Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trồng cam

55

4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

55

4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế hộ

64

4.3

82

Phân tích hiệu quả kỹ thuật

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng năng suất cam của các hộ nông dân

iii

82


4.3.3 Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân

87


4.4

Hiệu quả phân bổ sản xuất cam

92

4.5

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam

99

4.5.1 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

99

4.5.2 Giải pháp công nghệ bảo quản - chế biến

100

4.5.3 Giải pháp về đất đai

101

4.5.4 Giải pháp khuyến nơng

102

4.5.5 Giải pháp phân bón


104

4.5.6 Giải pháp lao động

105

4.5.7 Giải pháp về chính sách

105

4.5.8 Giải pháp về vốn

106

4.5.9 Các giải pháp khác

107

5.

Kết luận và kiến nghị

110

5.1

Kết luận

110


5.2

Kiến nghị

112

Tài liệu tham khảo

108

Phụ lục

112

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Thứ tự

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

AE

Hiệu quả phân bổ


2

BQ

Bình quân

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

ĐVT

Đơn vị tính

5

EE

Hiệu quả kinh tế

6

GO

Giá trị sản xuất


7

IC

Chi phí trung gian

8

KN

Khuyến nơng

9

LĐGĐ

Lao động gia đình

10

MI

Thu nhập hỗn hợp

11

NSBQ

Năng suất bình quân


12

TE

Hiệu quả kỹ thuật

13

VA

Giá trị gia tăng

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cây có múi

23

2.2. Sản lượng cam năm 2005 của một số nước trên thế giới

25


2.3. Năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi cả nước và miền Bắc những
năm gần đây

26

3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện (2005 - 2007)

36

3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2005 - 2007)

38

3.3. Thành phần các dân tộc của huyện năm 2007

39

3.4. Tình hình dân số và lao động của huyện

40

4.1.

53

Diện tích, sản lượng các loại cây ăn quả lâu năm của huyện (2005 - 2007)

4.2. Tình hình sản xuất cam của huyện (2005 - 2007)


54

4.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2007

55

4.4. Chi phí đầu tư bình qn tính cho 1 ha cam giai đoạn kiến thiết cơ
cơ bản

56

4.5. Chi phí đầu tư tính cho 1 ha cam giai đoạn kiến thiết cơ bản phân
theo nhóm hộ

57

4.6. Bảng tổng hợp các yếu tố chi phí sản xuất cam
giai đoạn kinh doanh

58
58

4.7. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra

62

4.8. Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo nhóm hộ

63


4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ phân theo hạng đất

66

4.10. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo quy mơ diện tích

68

4.11. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo trình độ học vấn chủ hộ

70

4.12. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo tuổi chủ hộ

71

4.13. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo mức độ tham gia tập

vi


huấn KN chủ hộ

72

4.14. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo biện pháp chăm sóc

73

4.15. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư


76

phân hữu cơ (tính cho 1 ha kinh doanh)
4.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư
phân lân (tính cho 1 ha kinh doanh)
4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư
phân đạm (tính cho 1 ha kinh doanh)
4.18. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư
phân kali (tính cho 1 ha kinh doanh)

76
77
77
79
79
80
80

4.19. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư thuốc BVTV

81

4.20. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cam

83

4.21. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân

87


4.22. Hiệu quả kỹ thuật phân theo nhóm hộ

88

4.23. Kết quả ước lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

89

sản xuất cam

89

4.24. Hiệu quả phân bổ của các hộ nông dân

92

4.25. Hiệu quả phân bổ phân theo nhóm hộ

93

4.26. Hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân

94

4.27. Hiệu quả kinh tế phân theo nhóm hộ

94

4.28. Hiệu quả kinh tế của hộ theo nguồn lực đất đai


95

4.29. Hiệu quả kinh tế của hộ theo nguồn lực lao động và con người

96

4.30. Hiệu quả kinh tế của hộ theo nguồn vốn sản xuất

97

vii


DANH MỤC HÌNH, HÌNH ẢNH

STT
Trang

Tên hình

Hình 2.1

Quan hệ giữa năng suất cam và các yếu tố đầu vào

6

Hình 2.2

Hiệu quả trong khơng gian đầu vào - đầu vào


19

Hình 2.3

Hiệu quả trong khơng gian đầu ra - đầu ra

20

Hình 2.4

Hiệu quả trong khơng gian đầu vào - đầu ra

21

Hình 2.5

Bệnh vàng lá Greening

23

Hình 2.6

Bệnh gẻ sẹo ở cam

23

Hình 2.7

Bệnh loét ở cam


23

Hình 3.1

Hàm năng suất trung bình và hàm năng suất tối đa

50

Hình ảnh 1 Quả cam sành khi cịn xanh

119

Hình ảnh 2 Quả cam sành khi chín

119

Hình ảnh 3 Vườn cam sành của hộ gia đình

120

Hình ảnh 4 Quả cam canh khi chín

120

viii


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi nước ta trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì một vấn
đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển,
mà khơng bị tác động xấu của hội nhập kinh tế mang lại. Đây là một vấn đề
quan trọng mà Đảng và Chính phủ phải quan tâm giải quyết.
Trồng cây ăn quả là một nghề đã có từ lâu đời, chiếm một vị trí khá
quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt và đời sống của các hộ gia đình.
Nghề này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực và to lớn cho đời sống của các hộ
gia đình chuyên canh cây ăn quả, làm cho bộ mặt nông thôn ngày một thay
đổi và không ngừng phát triển. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay khi đời
sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao thì nhu cầu về quả tráng miệng
trở thành một trong những loại thực phẩm không thể thiếu sau bữa ăn hàng
ngày của con người. Trong sản xuất nông nghiệp thì quả là loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, là lồi cây vừa có giá trị kinh tế vừa có độ che phủ,
vừa tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa tham
gia vào q trình xố đói giảm nghèo. Nhưng vấn đề đặt ra cho các hộ gia
đình chuyên canh cây ăn quả là làm thế nào để việc sản xuất kinh doanh mặt
hàng này ngày càng phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị
trường quốc tế, không bị mặt hạn chế của hội nhập đem lại.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010,
đã đưa ra định hướng: hình thành nền nơng nghiệp hàng hố lớn phù hợp với
nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu
ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn;
Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức

1


tiên tiến trong khu vực về trình độ cơng nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện
tích; tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh

sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng
đáng kể thị phần của các nông sản phẩm chủ yếu trên thị trường quốc tế [17].
Trong hệ thống cây ăn quả thì cam là lồi cây có giá trị kinh tế cao và
là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Sản phẩm của cam
chứa nhiều các chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao sức khoẻ cho con
người. Văn Chấn là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, đất đai ở đây phù
hợp cho phát triển loài cây này, phương hướng phát triển kinh tế xã hội dài
hạn của huyện đến năm 2010 là duy trì cây ăn quả có múi, tập trung trồng và
cải tạo cây ăn quả có múi bằng các giống năng suất cao, chất lượng tốt như
cam đường canh, cam sen nhằm tăng diện tích lên 900 ha và trở thành cây ăn
quả mũi nhọn của huyện [27]. Cam quýt ở Văn Chấn đã có từ lâu và được
trồng rãi rác ở các xã trong huyện, nhưng từ đầu những năm 1990 thì nghề
này bắt đầu phát triển mạnh làm cho đời sống của một bộ phận dân cư được
nâng lên rõ rệt. Trước tình hình này để thấy rõ hơn được hiệu quả kinh tế mà
loài cây này mang lại, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn
Chấn tỉnh Yên Bái”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh tế
sản xuất cam của các hộ gia đình trồng cam ở huyện Văn Chấn thông qua
đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam nói chung, hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân bổ nói riêng của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hiệu quả

kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ.
- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, phân tích những
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và
hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trồng cam ở Văn Chấn - Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam,
thông qua phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ giúp người nông
dân lựa chọn phương pháp canh tác, kinh doanh có hiệu quả hơn. Đồng thời,
làm căn cứ cho các cấp chính quyền địa phương có chính sách phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam của hộ nông dân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu tình hình sản xuất cam của các hộ gia đình
từ đó để đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến
hiệu quả kinh tế.
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.
- Về thời gian:
+ Đề tài tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/12/07 đến ngày 30/09/08.
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2005 - 2007.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình trồng cam ở huyện Văn Chấn
tỉnh Yên Bái.

3


- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ gia đình trên địa
bàn huyện.

4



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ,
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ PHÂN BỔ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm kinh tế cơ bản
2.1.1.1 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất
mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trước [11].
Định nghĩa chính thức được Koopman đưa ra vào năm 1951
(Koopman, p.60): “Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu
một sự gia tăng trong bất kì đầu ra địi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một
đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào” [13].
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những
điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu
quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mơ để xem xét tình hình
sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực
dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm [5]. Đồ thị 2.1 thể hiện mối
quan hệ giữa năng suất cam với phân bón và trình độ kỹ thuật thâm canh cao
(TPP1) và năng suất cam với phân bón và trình độ thâm canh thấp (TPP2).
Mọi điểm trên đường cong TPP1 thể hiện rằng cùng một lượng phân bón đầu
tư, năng suất đều cao hơn so với các điểm thuộc đường cong TPP2. Hiệu quả
kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ
giữa đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản
xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ

5



áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi
trường xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Năng suất
TPP1
A
C

TPP2

B
D

Phân bón
Hình 2.1: Quan hệ giữa năng suất cam và các yếu tố đầu vào
2.1.1.2 Hiệu quả phân bổ
Hiệu quả phân bổ (AE) là thước đo phản ánh mức độ thành công của
người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa
sản phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng
(hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá) [11].
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó
cịn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống
như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hố lợi nhuận. Điều đó có
nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất [5]. Đồ thị 2.1 nông dân không đạt hiệu quả phân bổ tại điểm
B mà chỉ đạt hiệu quả phân bổ tại điểm A vì tại đây thoả mãn các điều kiện giá
trị sản phẩm biên bằng giá trị chi phí biên về phân bón. Như thế có thể nói rằng


6


tại A, sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ. Tại B chỉ đạt hiệu
quả kỹ thuật, tại C đạt hiệu quả phân bổ nhưng không đạt hiệu quả kỹ thuật và
tại D không đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất bao gồm hai bộ
phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là thước đo phản ánh mức
độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu
ra tối ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
(EE = TE*AE) [11].
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá
trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Nếu đạt một trong hai yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều
kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai
chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế [5].
Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những
sai lầm như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu
quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về
hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị
trường:
Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa
chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong
việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ
chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng
sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng. Nhưng


7


kết quả này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? bằng phương tiện gì?
chi phí bao nhiêu?, như vậy nó khơng phản ánh được trình độ sản xuất của tổ
chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình
sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác.
Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm
hàng hố cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh
tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của
nền sản xuất này so với nền sản xuất khác.
Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu
quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể.
Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh
doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu
thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc
trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh
hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc
gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa
này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất,
của nền sản xuất xã hội. Tính trìu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể
hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao ở đầu ra.
Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ
bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, khơng thể có
một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau
của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, kế tốn có thể xác định
được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía
cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính tốn. Hệ thống


8


chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các
chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy,
hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một
q trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Cịn
các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả
kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo
lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực.
Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ
kinh tế xã hội về lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người
ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra,
chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Cịn về
mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu,
mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất
kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế
với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định
lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau.
Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước đây
khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản
xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp
lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm
chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách. Thực chất đây là các chỉ tiêu kết
quả không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá
cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do Nhà nước áp đặt nên
việc tính tốn hệ thống các chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức khơng phản
ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh

nói riêng và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh

9


tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ
mơ thơng qua cơng cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật
doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể
sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế
bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với
những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy
định gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội
[7].
Từ những phân tích trên, chúng tơi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù
phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh
nhằm đạt được kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.
Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đã có rất nhiều các quan điểm khác
nhau về vấn đề này chúng ta có thể phân thành hai nhóm quan điểm là:
- Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến
phần cịn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được
đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được
xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi
phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả
này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ
được tính tốn khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [9].
Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến
hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng
thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ

tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư

10


mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu
tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống
chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, nó khơng tính yếu tố thời gian khi tính
tốn thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi
trong tính tốn hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả
kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ
yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu
về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu từ và phát triển lại có
những tác động khơng chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yế tố khác
nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu khơng hoặc
khó lượng hố được nhưng nó là những con số khơng phải là nhỏ thì lại
khơng được phản ánh ở cách tính này [9].
- Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế,
nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan
điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố.
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối
quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (Technical
efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu
quả kinh tế (Economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu
thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản
phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một
đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các
yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi
phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó

chỉ đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa [9].

11


+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố
trong tính tốn hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có
tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau.
+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường.
Các quan điểm mới về hiệu quả phù hợp với xu thế thời đại và chiến
lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay [9].

2.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực
tiếp đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các
quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được hiểu là một mối tương quan so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay,
một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả cao là một phương án đạt được tối
ưu giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư.
- Nội dung hiệu quả kinh tế
Theo các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế, thì hiệu quả kinh tế ln
liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội
dung xác định hiệu quả kinh doanh bao gồm:
Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh
tế là các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải
phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra
phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản
phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận v.v...
Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất,
chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai v.v...


12


- Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục
đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội [29].
Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên
hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả”. Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại
lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều
chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể xác định. Do
tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của
con người mà người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi
phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay khơng? Chính vì vậy khi
đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh
để tạo ra sản phẩm đó.
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh
giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả
phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu
quả của xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả
hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu
quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn tài
nguyên hữu hạn [29].
2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản
xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để


13


tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp
nhất. Vì thế, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính tốn kỹ lưỡng sao
cho đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi
nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích luỹ vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở
rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... đồng
thời không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây chính là cái
gốc để giải quyết mọi vấn đề.
Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực
trong đó hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao
hiệu quả kinh tế các hình thức sử dụng đất nơng nghiệp thì một trong những
vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực. Cụ thể, với nguồn lực đất đai có
hạn, yêu cầu đặt ra đối với người sử dụng đất là làm sao tạo ra được số lượng
nông sản nhiều và chất lượng cao nhất. Mặt khác, phải khơng ngừng bồi đắp
độ phì của đất. Từ đó sản xuất mới có cơ hội để tích luỹ vốn tập trung vào tái
sản xuất mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên,
ở các địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất,
tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng
muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày
càng hạ và chất lượng hàng hoá ngày càng tốt hơn. Khi xã hội càng phát triển,
công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất
và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu
quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế với
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài.
2.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế


14


Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế ta có thể phân loại chúng theo các
tiêu thức nhất định, từ đó làm rõ nội dung của các loại hiệu quả kinh tế.
- Căn cứ vào nội dung và bản chất có thể phân biệt thành ba phạm trù:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường chúng có mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.
- Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và hướng tác động vào sản
xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành các loại: hiệu quả sử dụng đất
đai, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác
nhau, hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Căn cứ theo yếu tố hợp thành bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả phát triển.
- Căn cứ theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu gồm: hiệu quả kinh tế
quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo
quy mô tổ chức sản xuất.
2.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung phải đáp ứng
những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của
nền kinh tế quốc dân và ngành nơng nghiệp.
- Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống, tức là có cả chỉ tiêu tổng quát,
chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu phục vụ…
- Đảm bảo tính khoa học đơn giản và tính khả thi.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nơng nghiệp nước ta,
đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
- Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường ứng dụng kỹ thuật

tiến bộ vào sản xuất.

15


Theo hệ thống chỉ tiêu SNA chúng ta có các chỉ tiêu chủ yếu
* Chỉ tiêu thể hiện kết quả [30].
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất dịch vụ được tạo ra
trong thời kỳ thường là một năm.
n

∑ Qi * Pi

Công thức: GO =

i =1

Trong đó:

Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi là đơn giá sản phẩm i

- Chi phí trung gian (IC): là tồn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch
vụ được sử dụng trong q trình sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong
nơng nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống cây,
phân bón, thuốc trừ sâu v.v…
m

Cơng thức: IC =


∑ Cj
i =1

Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các
ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Được tính bằng
hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
Cơng thức: VA = GO - IC
Các chỉ tiêu trên được dùng để nghiên cứu, phân tích kinh tế cho
ngành, vùng, địa phương.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản
xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện
tích (tính theo chu kỳ của GO).
Công thức: MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê)

16


×