Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

sang kien kinh nghiem mon toan tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.45 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1 Tầm quan trọng của môn toán tiểu học Toán học là một khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Toán học giúp con người nhận thức và tri giác thế giới xung quanh về hình dạng và kích thước các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên nó lại là một môn học tương đối khó khăn đối với học sinh tiểu học, không ít học sinh từng mơ rằng “Giá như trên đời không có môn toán thì cuộc đời học sinh bớt khổ biết chừng nào ”. Đó là một suy nghĩ tiêu cực song nó phản ánh một phần sự thật là không ít học sinh gặp khó khăn đối với môn toán, tỉ lệ đó ở học sinh nông thôn lại càng đặc biệt cao.Toán học, bên cạnh việc giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức, kĩ năng phục vụ cho việc học tập và đời sống nó còn góp phần giáo dục và hình thành cho học sinh những phẩm chất cần thiết khác như tính cẩn thận, chính xác; có thói quen tư duy logic, hợp lí; khả năng làm việc độc lập; khả năng liên tưởng, phán đón, tổng hợp…. Chương trình toán tiểu học chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hiện các phép tính cơ bản ( cộng, trừ, nhân, chia) về các số tự nhiên, số thập phân và phân số. Trong đó, phép nhân và phép chia là các phép tính mà học sinh cảm thấy “ có vấn đề ” nhất. Thực tế đây là một kiểu toán mà các em chưa hề gặp, ít được làm quen trước đó ( kể cả ở gia đinh và mẫu giáo hay lớp 1) nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ; khác với toán cộng và toán trừ các em đã được tư duy và làm quen trong cuộc sống thường nhật kể từ hồi con chưa biết chữ. Sách giáo viên toán 3 năm 2000 có hướng dẫn giáo viên khá kỹ về quy trình hình thành bảng nhân và bảng chia cho học sinh nhưng nhìn chung trong thực tế kết quả giảng dạy đạt được là chưa cao. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp dậy học, chưa thực sự giúp cho học sinh vượt qua khó khăn khi tiếp cận với phép nhân, chia . Nhằm góp thêm ý kiến tháo gỡ vấn đề này, tôi quyến định chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh hình thành bảng nhân, bảng chia lớp 3”. 1.2. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong việc đào tạo lớp người lao động mới phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Quá trình dạy học ở tiểu học diễn ra và chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của mội trường vi mô và vĩ mô. Ngày nay, những môi trường này có ảnh hưởng đế quá trình dạy học. Công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta ngày càng mạnh mẽ như Đại hội IX của Đảng đã xác định “ Con đường Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của nước ta cần có thể rút ngắn thời gian vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt, phát huy nguồi lực trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam. Coi phát triển giáo dục và đào khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước ” Những yêu cầu trên đặt ra sự đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu đào tạo phù hợp với cơ cấu lao động: Tạo ra nguồn lao động trực tiếp có tay nghề cao; đòi hỏi phải thay đổi phương thức đào tạo để phù hợp nguồi lực của người và của. Để dạy nghề phát triển, mô hình đào tạo đa dạng, xã hội hoá giáo dục, đòi hỏi phải.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thay đổi nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo (phương pháp dạy học) để tạo ra nhân tài cho đất nước . Hướng đến mục tiêu đó, bậc tiểu học với vai trò là bậc học nền tảng của nền giáo dục quốc dân cần phải có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Trong đó, việc giảng dạy môn toán cần được xem là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình dạy học góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của bậc tiểu học. 1.3. Xuất phát từ chủ chương của Bộ GD & ĐT trong việc triển khai sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước Sau gần 20 năm thực hiện đổi mới đất nước, nền giáo dục của Việt Nam đã tỏ ra chậm chân so với đòi hỏi của sự phát triển; càng tỏ ra lúng túng và chưa bắt nhịp được với sự phát triển của khu vực cũng như thế giới. Điều đó đòi hỏi phải có sự cải cách đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại hoá tuy nhiên cũng phải giữ gìn và phát huy được bản sắc của dân tộc với phương thức hoà nhập nhưng không hoà tan. Do vậy quý trình thay sách giáo khoa phổ thông đang diễn ra hiện nay là một đáp ứng phù hợp với tất yếu. Trong đó nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học hiện nay là phải nắm bắt tốt chương trình và đảm bảo thức hiện thắng lợi việc tiến hành thay sách ở cấp lớp mình đang phụ trách. Xu thế phát triển chương trình và đổi mới quan niệm về SGK của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi phải khẩn chương điều chỉnh cách soạn thảo chương trình và biên soạn SGK ở trường phổ thông nói chung và ởi tiểu học nói riêng. Trong đó hết sức chú trọng vấn đề phương pháp, đặc biệt là các phương pháp hướng trọng tâm đế người học, tăng cường khả năng tự học, tích cực của học sinh trong việc tiếp cận, tiếp nhận tri thức và rèn luyện các kỹ năng học tập. Hướng đến tiếp cận với các trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI mà UNESCO đã đề xuất: Học để biết (learning to know), học để làm (learning to do),học để sống cùng nhau (learning live together) và học để khặng định(learning to be). Mặt khác, quá trình triển khai sách giáo khoa mới hiện nay cũng nhằm góp phần chuẩn bị lớp người lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội quóc tế quốc tế đầu thế kỷ thứ XXI của nhà nước. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán theo hướng tích cực hoá hoạt động học tạp của học sinh cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm đúng mức. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy toán nói chung, dạy học hình thành bảng nhân, bảng chia nói riêng cho học sinh lớp 3 Đánh giá thực trạng dậy học toán hiện nay, qua đó đề xuất các biện pháp giúp nâng chất lượng dậy học toán trong trường tiểu học 3. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học phép tính nhân và bảng nhân cho học sinh trường TH A Ma Khê - Cư Né - Krông Buk - Đăk Lăk. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp lí thuyết Nghiên cứu các cơ sở phương pháp luận, các tài liệu, văn kiện có liên quan đế việc đổi mới phương pháp dạy học Toán nói chung và phương pháp dạy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> học ở lớp 3 nói riêng nhằm giúp học sinh nắm vững những kỹ năng, kiến thức cơ bản hơn. Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đế việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp giải toán học ở lớp 3. Có tổng hợp, kế thừa và phát huy những ưu điểm sẵn có . 4.2. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, cán bộ chuyên môn của Phòng Giáo dục và Ban Giám hiệu nhà trường về một số vấn đề có liên quan đến việc dạy toán 4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy cũng như dự giờ các đồng nghiệp, bản thân tổng kết các kinh nghiệm quan trọng trong việc giúp giảng dạy toán cho học sinh lớp 3; giúp các em nắm vũng các bảng nhân, bảng chia 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thiết kế và giảng dạy các tiết toán theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Thông qua hoạt động thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất Trao đổi thống nhất một số vấn đề nghiệm vụ với các anh chị em đòng nghiệp ; nghe các ý kiến đóng góp để tái thiết kế đạt mức hợp lí cao hơn so với yêu cầu, thực tiễn địa phương. 5 Phạm vi nghiên cứu Khối 3 trường TH A MA KHÊ huyện Krông Buk tỉnh Đăk Lăk.. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DẠY HỌC CÁC PHÉP NHÂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 3 1.1. Nội dung dạy học toán trong chương trình toán lớp 3 1.1.1 Mục tiêu Học sinh lớp 3 được học các số tự nhiên trong phạm vi 100.000. Gồm các nội dung cụ thể như sau: - Biết đếm trong phạm vi 100.000 - Biết viết các số tự nhiên trong phạm vi 100.000 - Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đế lớn và ngược lại - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100.000 bao gồm. Học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng trừ nhân chia + Biết thực hiện phép cộng trừ với các số có đế 5 chữ số. + Biết thực hiện phép nhân số có ba hoặc bốn chữ số với số có 1 chữ số. Biết thực hiện phép chia số có đến 5 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết hoặc có dư). - Biết tính giá trị của biểu thức có đế hai dấu phép tính. - Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp, bao gồm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Có hiểu biết ban đầu về hệ thống đo độ dài, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết sử dụng các dụng cụ đo độ dài để đo độ dài và biết ước lượng các độ dài (trong trường hợp đơn giản). Củng cố những hiểu biết ban đầu về: Đo khối lượng với hai đơn vị đo thường gặp là ki-lô-gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là giờ, phút, ngày, tháng, năm biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian, nhận biết bước đầu về thời điểm và khoảng thời gian; sử dụng tiền Việt Nam trong sinh hoạt hàng ngày. Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích. - Hiểu biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông. - Bước đầu vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn toán để giải quyết các vấn đề thường gặp. Thông qua các hoạt động dạy toán ở lớp 3, giáo viên tiếp tục giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy như so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá. Phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được ; diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin; cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 1.1.2 Yêu cầu về dạy học bảng nhân và bảng chia ở lớp 3 Nội dung dạy học về bảng nhân và bảng chia lớp 3 gồm việc giúp lập các. -Bảng nhân 6, bảng chia 6 -Bảng nhân 7, bảng chia 7 -Bảng nhân 8, bảng chia 8 -Bảng nhân 9, bảng chia 9 -Giới thiệu bảng nhân -Giới thiệu bảng chia Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5 với tích không quá 50 và các bảng chia 2, 3, 4, 5 với số bị chia không quá 50. Lập các bảng nhân 6,7, 8, 9 với tích không quá 100 và các bảng chia cho 6, 7, 8, 9 với số bị chia không quá 100. Giúp học sinh hoàn thiện các bảng nhân chia và nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 100; nhân số có đến bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp; chia số có đến bốn chữ số cho số có một chữ số, chia hết và có dư. Biết đặt tính và làm tính nhân số có đến năm chữ số với số có một chữ số, có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp; chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( chia hết hoặc có dư). Làm quen với biểu thức số và giá trị của biểu thức, giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến dấu hai phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. Giúp học sinh giải các bài toán có dạng a : x = b ( với a, b là số trong phạm vi đã học). Biết sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm một thành phần chưa biết của phép nhân. Với những nội dung trên, mặt thuận lợi là các bảng nhân chia từ 2-5 các em đã được học từ lớp 2, về cơ bản; học sinh đã nắm các quy tắc chung để hình thành bảng nhân hay bảng chia. Tuy nhiên khó khăn chủ yếu nhất là các số kể từ bảng nhân 6 trở đi khá lớn, học sinh tiếp thu chậm hơn, khó thuộc hơn. 1.2. Thực trạng dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.2.1. Thực trạng dạy học - Thuộc các bảng nhân, bảng chia là một yêu cầu quan trọng giúp cho học sinh thực hiện các phép tính trong chương trình một cách thuận lợi. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc dạy học các bảng nhân chia trong các nhà trường vẫn còn những hạn chế nhất định . - Một vài giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, thực hiện giờ dạy một cách máy móc, chưa thật sự phát huy sự sáng tạo, tích cực của học sinh. - Chưa thực sự quan tâm giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn mà thường chỉ ra mệnh lệnh, yêu cầu một cách võ đoán.Ví dụ: Yêu cầu học sinh phải học thuộc bảng nhân 6 hoặc bảng chia 7. Còn việc phải làm sao để học thuộc được các bảng ấy thì giáo viên không hướng dẫn. - Từ đó, học sinh có khuynh hướng học thuộc lòng các bảng nhân chia mà không biết cấu tạo của nó nên không biết kiểm tra tính chính xác của kết quả phát biểu. Điều này làm giảm khả năng tự tin, là giảm độ nhạy của học sinh khi học toán; làm cho các em giảm hứng thú trong học tập. - Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu học thuộc lòng nó một cách máy móc. Trong khi đó giáo viên chưa giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia. - Vi dụ: đối với bảng nhân 9 9x1=9 9 x 2 = 18, 9 x 3 =27, 9 x 4 = 36, 9 x 5 = 45 …… Ta thấy số hàng chục tăng từ 0-1-2-3-4….9. Ngược lại số hàng đơn vị giảm từ 9-8-7-6…0 Những dấu hiệu này giúp cho học các em thấy được tính biến ảo, linh động của các con số và do vậy các em thấy hưng phấn, yêu thích với cón số hơn. Mặt khác, đó cũng là các dấu hiệu giúp các em có thể kiểm tra tính đúng đắn khi phát biểu các kết quả. Là những điểm tựa quan trọng giúp các em tự tin hơn khi học các bảng nhân, chia. Ví dụ: 9 x 7 = 62 : Kết quả sai Bởi vì dựa vào một cột mốc nào đó mà các em đã ghi nhớ ( 45 chăng hạn) thì các em sẽ tính nhanh ra được : 45, 54, 63, 72 …..Như vậy trong bảng nhân 9 không có số 62. Hoặc các em có thể dựa vào số cuối cùng 9 x 9 = 81 để tính ngược lại 72, 63 và suy ra 9 x 7 = 63. Tính nhân thực chất là phép tính viết gọn của phép tính cộng, do vậy khi dạy học hình thành các bảng nhân và chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm cấu tạo của bảng. Nhất là giúp các em biết cách chuyển đổi thuần thục giữa phép tính nhân và phép tính cộng; kiểm tra sự chính xác giữa phép tính nhân và chia. Ví du: Chuyển đổi giữa phép tính nhân( một tích) và phép tính cộng (tổng các số hạng bằng nhau). 9 x 3 = 27 Nghĩa là 9 lấy ba lần bằng 27. Chuyển sang phép cộng ta có:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 9 + 9 + 9 = 27 Nếu ta nắn vững cấu tạo này học sinh sẽ dễ dàng kiểm tra được tính chính xác của các kết quả về bảng nhân hoặc bảng chia. Mặt khác dựa trên quy tắc này, học sinh sẽ biết cách thành lập các nhân bảng chia một cách tuần tự và do vậy các em học các bảng nhân chia thuận lợi hơn . Ví dụ : 9 x 3 = 27 vậy thì vậy thì 9 x 4 sẽ bằng kết quả 9 x 3 lấy thêm một lần 9 x 4 = 27 + 9 = 36 Việc học như vậy có căn cơ hơn và do vậy có kết quả vững chắc hơn 1.2.2. Tình hình nhà trường. Trường trung TH A MA KHÊ là một trường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu sô Trường có 11 lớp và 245 học sinh trong đó :100% Học sinh là người dân tộc Ê đê. Tổng số cán bộ và giáo viên là 21 người. Ban Giám hiệu nhà trường năng nổ, nhiệt tình, rất quan tâm đến việc xây dựng nề nếp giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện triển khai thay sách giáo khoa ở nhà trường, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đúng quy chế, quy định. Đây là một một thuận lợi cơ bản giúp cho việc trao đổi chuyên môn và cũng là cơ hội giúp cho việc thực hiện đề tài này thuận lợi.. CHƯƠNG II CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH BẢNG NHÂN VÀ BẢNG CHIA CHO HỌC SINH LỚP 3 2. Giúp học sinh hình thành các bảng nhân, bảng chia Cớ sở của phép tính nhân chính là phép tính cộng. Gấp một số lên một số lần thi ta có được phép tính nhân. Như vậy, Giáo viên cần giúp Học sinh thao tác nhiều lần để các em có thể hình dung một các rõ ràng mối quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính nhân. Ví dụ: Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi tổng số có bao nhiêu chấm tròn ? * Học sinh dễ dàng tính được kết quả của phép tính là. 6 + 6 + 6 = 18. Từ đó hướng dẫn giúp học sinh thấy dãy tính trên có 3 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 6 nên có thể đặt thành phép nhân 6 x 3 = 18. Trong đó các số 6, số 8 được gọi là thừa số, số 18 được gọi là tích và dấu x gọi là dấu nhân. Cũng từ phương thức tư duy nói trên, giáo viên cần tập luyện cho học sinh biết cách phân tích mọt phép tính nhân thành phép tính cộng (phân tích mọt tích thành tổng các số hạng bằng nhau) Từ ví dụ trên 6 x 3 = 18, có thể được hiểu là 6 lấy 3 lần được 18 ( hoặc 6 nhân 3 bằng 18). Khi đó có thể chuyển sang phép cộng là: 6 x 3=6 + 6 +6 = 18 Cách tính kết quả của phép tính cộng rõ ràng là lâu hơn so với việc thuộc cửu chương nhưng đó là kết quả chính xác và hoàn toàn có thể tin tưởng được vì nó do chính bản thân học sinh tính toán ra, điều đó quan trọng và có ý nghĩa hơn hẳn so với việc học thuộc lòng một con số nào đó ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân, do vậy giữa bảng nhân và bảng chia có mối quan hệ thành phần với nhau. Giúp cho học sinh nắm thật tốt bảng nhân thì sẽ giúp các em nắm tốt bảng chia và ngược lại. Ví dụ : Bảng nhân 7 Bảng chia 7 được thành lập 7x1= 7 7 chia 7 được 1 7 x 2 = 14 14 chia 7 được 2 7 x 3 = 21 21 chia 7 được 3 7 x 4 = 28 28 chia 7 được 4 7 x 5 = 35 35 chia 7 được 5 7 x 6 = 42 42 chia 7 được 6 7 x 7 = 49 49 chia 7 được 7 7 x 8 = 56 56 chia 7 được 8 7 x 9 = 63 63 chia 7 được 9 7 x 10 = 70 70 chia 7 được 10 2.1. Tăng cường các hoạt động thực hành, luyện tập Học tính quan trọng là phải thực hành luyện tập nhiều. Chính nhờ qua quá trình luyện tập mà học sinh thuần tục việc xử lý các con số, thoát ly được việc vừa nhẩm các bảng tính ( nhân hoặc chia ) vùa làm tính. Để củng cố kiến thức về bảng nhân và chia, giáo viên có thể ra nhiều dạng phép tính khác nhau để học sinh có thể luyện tập nhằm giúp các em nắm vững cấu tạo, nguồn gốc hình thành của phép nhân cũng như mối quan hệ giữa phép tính nhân và phép tính cộng. Ví du: Yêu cầu Thực hiện Chuyển các phép tính cộng sau đây thành phép tính nhân:  7 + 7 +7 + 7 7 x 4 = 28  8+8+8+8+8 8 x 5 = 40  5+5+5 5 x 3 = 15 Chuyển các phép tính nhân sau đây thành phép tính cộng :  8x8 8+8+8+8+8+8+8+8  6x4 6+6+6+6  9x5 9+9+9+9+9 Tính kết qủa của các phép tính sau. Giải thích tại sao có được kết quả đó: 8 x 3 = 24 8x3 8 x 3 tức bằng 8 + 8 + 8=24 7 x 4 = 28 7x4 7 x 4 tức bằng 7 + 7 + 7 + 7 =28.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các số nào sau đây gọi là thừa số, các Các số 6, 6, 5, 7, 7, 3 gọi là thừa số . số nào gọi là tích : Các số 21, 35, 36 gọi là tích . 6 x 6 = 36 5 x 7 = 35 7 x 3 = 21 Các hình thức luyện tập chủ yếu có thể vận dụng như sau: 2.2.2 Hình thức 1 Học sinh làm cá nhân trên bảng lớp, tất cả học sinh khác vừa làm vào vở vừa theo dõi. Đây là phần kỹ thuật thực hành được thực hiện sau khi hình thành kiến thưc mới nhằm giúp học sinh vận dụng các kiến thực vào thực tế giải toán. Do đó, phần này giáo viên cần gọi học sinh khá giỏi lên bảng làm bài tập, đề nghị các em này giải thích cách làm. Sau đó tiếp tục gọi học sinh trung bình, yếu tham gia luyện tập, thực hành. Ví dụ: Tính và ghi kết quả phép tính sau dưới dạng phép tính cộng và phép tính nhân : 9 + 9 + 9 - Viết các tổng sau dưới dạng tích(theo mẫu) 3 + 3 + 3 + 3 +3 = 3 x 5 2+2+2+2= 10 + 10 + 10 = 2.2.3 Hình thức 2 Giáo viên chia lớp thành nhóm cùng làm một bài sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày – các nhóm khác theo dõi nhận xét. Ví dụ: -Viết phép nhân(theo mẫu), biết:  Các thừa số là 8 và 2, tích là 16. Mẫu : 8 x 2 = 16  Các thừa số là 4 và 3, tích là 12 : ………………..  Các thừa số là 10 và 2, tích là 20 : ………………..  Các thừa số là 5 và 4, tích là 20 : ……………….. 2.2.4 Hình thức 3 Học sinh làm bài vào bảng con đưa lên cho giáo viên xem( theo hiệu lệnh). Giáo viên kiểm tra nhận xét, sửa chữa bài của học sinh. Cho các em xem lại bài làm của mình đối chiếu với bài đúng được giáo viên giới thiệu. Giáo viên nhắc nhở, phân tích những sai phạm của học sinh có kết quả không đúng và lưu ý theo dõi việc thực hiện của em này trong bảng con. Hay gọi lên bảng ở lớp những bài kế tiếp cho đến khi hết sai phạm. Trong lúc cả lớp làm bảng con giáo viên có thể gọi một, hai học sinh lên làm bảng lớp, khi làm xong giáo viên che kết qủa ở bảng phụ. 2.3. Ôn luyện các bảng nhân, chia bằng nhiều hình thức MÔ HÌNH BẢNG NHÂN 6, 7, 8, 9 Bảng nhân 6 7 8 9 1 6 …7.. …….. ……. 2 12 14 3 18 21 4 24 5 30 6 36 7 42.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 8 48 9 54 10 60 Bảng trên có đọc theo bảng nhân hoặc bảng chia. Ví dụ: - 6 x 1 =6, 6 x 6 = 36 ( số ở hàng đầu là thừa số thứ nhất, số ở cột 1 là thừa só thứ 2, số giao giữa hai ô là tích ) - 6 chia 6 được 1, 12 chia 6 được 2 …( số giao giữa các ô là số bị chia, số ở hàng đầu là số chia và số ở cột ngoài cùng là thương số )…. Dựa trên kiến thức về phép tính tính nhân và mối quan hệ giữa phép tính nhân và tính cộng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân hoặc bảng chia 6, 7, 8, 9 bằng nhiều mô hình khác nhau để giúp học sinh nắm vững kiến thức. Ngoài mô hình trong sách giáo khoa, có thể thiết lập các mô hình như trên Cũng có thể cho học sinh tự tính toán để thiết lập mô hình bảng nhân, sau đó đối chiếu lại kết quả với sách giáo khoa. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên vận dụng các kiểu bài tập khác nhau để khắc sâu kiến thức về bảng nhân cho học sinh. Ví dụ Điền số thích hợp vào ô trống x 4 10 5 7 8 9 3 6 7 28 … … Lập dãy số theo quy tắc số sau bằng số trước cộng thêm 9. 18. 54. Tự xác định quy luật và hoàn thành các dãy số:. 12 21 18 16. 24 28. 30 63. 81. 24. Vận dụng các dạng toán có lời văn để giúp các em củng cố kiến thức về các bảng nhân, bảng chia và các phép toán số học đã biết. Ví du: Ví dụ: 3 thùng chứa 24 lít mật ong. Hỏi 8 thùng chứa được bao nhiêu lít mật ong Giải Số mật ong chứa trong một thùng là: 24 : 3 = 8 lít Số mật ong chứa trong tám thùng là: 8 x 8 = 64 lít Đáp số : 64 lít Bài toán trên giúp cho học sinh củng cố kiến thức cuả dạng toán “ rút về đơn vị ” đồng thời củng cố kiến thức về phép chia, phép nhân, bảng chia và bảng nhân 2.4 Một số lưu ý khi thực hiện phép tính và bảng nhân Trường hợp phép tính có cả phép nhân và phép cộng thì phải thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng sau. Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4 x 8 + 10 = 4 x 9 + 14 = 32 + 10 = 42 36 + 14 = 50 -Trường hợp một số nhân với 0 thì kết quả sẽ bằng 0. - Một số nhân với 1 sẽ bằng chính nó. -Trong phép tính nhân, vị trí của hai thừa số có thể thay đổi cho nhau mà kết quả của phép tính vẫn không hề thay đổi. Trong trường hợp này, giáo viên cần đưa ra ví dụ cụ thể để học sinh tự phát hiện các đặn điểm của các thừa số, phân tích rõ đâu là thừa số thứ nhất và đâu là thừa số thứ 2, đâu là tích thấy được “ Khi thay đổi chõ cho thừa số trong phép nhân thì tích không thay đổi ”. Ví dụ: 3 x 8= 24 8 x 3 = 24 Suy ra 3 x 8 = 8 x 3, như vậy vị trí của các thừa số trong phép nhân là có thể đổi chỗ nhau mà không làm thay đổi kết quả chung của phép tính. 2.5. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh 2.5.1. Tạo cho học sinh thoả mái, vui tươi trong học tập Do tính đặc thù của môn toán học hơi khô khan, dễ gây ra sự nhàm chán cho người học nên giáo viên phải tạo ra cho lớp học có một không khí học tập vui tươi, thoả mái, kích thích các em học tập, để làm được điều này thì cử chỉ, điệu bộ, lời nói phải mềm dẻo nhưng phải đảm bảo tính khoa học. Trong bài giảng giáo viên cần xen kẽ các trò chơi toán học, phù hợp với từng nội dung bài dạy, kích thích sự hưng phấn của học sinh, tạo cho các em tiếp thu bài một cách vững chắc trên cơ sở vừa phải không để xảy ra tình trạng mất trật tự và ồn ào. Có thể ra những bài toán “ có vấn đề ” phải suy nghĩ để học sinh trao đổi. * Ví dụ: Lớp học có 40 học sinh, có mấy cách chia để số lượng học sinh trong mỗi tổ đều bằng nhau và không quá 10 người Học sinh sẽ thảo luận và tìm ra các cách chia thoả yêu cầu: - Chia thành 4 tổ 40 : 4 = 10 ( học sinh) - Chia thành 5 tổ 40 : 5 = 8 ( học sinh) - Chia thành 8 tổ 40 : 8 = 5 ( học sinh) Dạng toán này sẽ giúp các em duyệt một lượt các bảng nhân có kết quả cuối cùng sẽ làm cho các em nhàm chán dễ gây ức chế nhất là đối với các em yếu kém, dẫn đến các em ngại học toán, cảm thấy sợ mỗi khi học toán, không phát huy được tính tự giác, tính tích cực của các em. Nếu chiều hướng cứ diễn ra liên tục trong nhiều ngày thì sẽ gây ra hiện tượng chán nản, không có hứng thú học tập dẫn đến các em bỏ học, nghỉ học chất lượng học tập kém. Do đó, việc tạo không khí học tập tốt và kích thích sự hứng phấn của học sinh sẽ là đều hết sức cần thiết nhằm giúp học sinh học tốt môn toán. Ví dụ thí tính nhẩm nhanh : * Lớp ta có 32 bạn, cứ mỗi nhóm 8 bạn thì cả lớp có bao nhiêu nhóm * Nếu mỗi nhóm 4 bạn thì cả lớp có bao nhiêu nhóm …. * Nếu mỗi nhóm 16 bạn thì cả lớp có bao nhiêu nhóm…. 2.5.2. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả học tập của học sinh Bất cứ là học sinh môn nào, học sinh cũng đều mong muốn được đánh giá; thực tế thì đó cũng chính là quyền lợi của các em. Do vậy trong giảng dạy, giáo viên không được lơ là công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả học tập.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> của học sinh. Nhất là trong giao việc, trong việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập thì bằng cách này hay cách khác, giáo viên phải tổ chức kiểm tra, đánh giá cho các em. Vấn đề là đôi khi thời gian của giáo viên hạn hẹp nên không làm tốt việc này. Trong trường hợp đó có thể vận dụng các biện pháp như : Yêu cầu từng tổ nộp tập cho các bạn khá giỏi của tổ. Các bạn học sinh khá giỏi xem bài giải của các bạn và phân tích đúng sai, giáo viên căn cứ vào đó có thể chấm tương đối nhanh Giáo viên ghi bài giải nên bảng, học sinh đối chiếu, hoặc ban cán sự lớp thu bài của các bạn và đối chiếu sau đó phân loại bài làm của các bạn để giáo viên thuận tiện trong chấm điểm Đầu mỗi buổi học, cả lớp ổn định bằng cách đọc bảng nhân hoặc bảng chia (tập thể hoặc theo tổ hoặc từng cá nhân) Mặt khác, việc kiểm tra theo dõi giúp gíao viên đánh giá một cách chính xác kết quả từng loại đối tượng học sinh nhất là đối với học sinh yếu kém. Đồng thời, có theo dõi, kiểm tra thường xuyên kết quả học tập của học sinh thì mới tạo cho các em có thái độ học tập đúng đắn và đạt kết quả tốt 2.5.3. Động viên, khuyến khích nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh Trẻ em rất thích và cũng rất cần những lời động viên. Do vậy trong hướng dẫn các em học tập, giáo viên cần chú ý việc khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời thành tích mà các em đã làm được, qua đó làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Hạn chế tối đa việc phê bình, trách phạt học sinh trước lớp để tránh tình trạng mặc cảm cho học sinh. Có chăng chỉ nên dùng dùng những lời lẽ hết sức tế nhị và nhỏ nhẹ Kích thích các em thi đua giữa tổ với tổ, giữa cá nhân với cá nhân Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ. Các biện pháp có thể vận dụng như: Tập thể lớp góp quỹ khen thưởng khen trong các hoạt động thi đua 2.5.4. Tổ chức bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém Phụ đạo là hình thức tổ chức học tập bằng sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh. Phụ đạo cho học sinh yếu kém là công việc hết sức cần thiết, nhưng đòi hỏi phải có thời gian và tinh thần trách nhiệm của người giáo viên. Khi phụ đạo chú ý khối lượng công việc phải mang tính vừa sức đối với học sinh và quan trọng hơn hết là bản thân mỗi giáo viên phải có lòng nhiệt tình . Chính vì vậy mà giáo viên phải chọn đúng những đối tượng học sinh yếu kém, tìm ra những nguyên nhân hạn chế của từng em để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Mỗi tuần chỉ nên phụ đạo thêm từ 1 đến 2 buổi, nhằm giải quyến những thắc mắc, những vấn đề mà học sinh nắm chưa rõ, hoặc hướng dẫn các em làm một số bài tập để củng cố và rèn luyện kỹ năng tính toán, lấy lại căn bản từ các lớp dưới. Bài tập phải đảm bảo vừa sức đối tượng học sinh. Buổi phụ đạo phải được thoả mái vui tươi, làm kích thích sự hưng phấn cho các em, tránh hiện tượng gò ép, quá tải và cần tạo sự gần gũi đối với các em. Muốn làm được điều này người giáo viên phải có lương tâm nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình và có phương pháp dạy học cụ thể rõ ràng phù hợp với học sinh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Thường thì đối với học sinh lớp 3, có thể yêu cầu các em học thuộc dần các bảng nhân, bảng chia. Có những học sinh chỉ một vài ngày thì đã thuộc được bảng nhân, bảng chia; thế nhưng cũng có những em phải mất 5-7 ngày thậm chí cả hàng tháng trời mới thuộc được. 2.5.5. Kết hợp với gia đinh giúp học sinh học tập tiến bộ Gia đình là nơi trẻ được sinh ra và được trực tiếp nuôi dưỡng. Gia đình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ nói chung kết quả học tập của các em nói riêng. Ngoài thời gian các em học ở trường, phần thời gian còn lại là các em ở nhà. Vì vậy mà người giáo viên phải biết kểt hợp với gia đình để cùng nhau giáo dục các em. Để cho sự phối hợp được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Ngày từ đầu năm học phải tổ chức họp phụ huynh học sinh, thông báo cho họ biết được những hoạt động dạy và học của trường cũng như của lớp, về việc học của các em, giúp họ hiểu đuợc tầm quan trọng của việc học, để từ đó giúp họ hiểu được, muốn cho các em học tập tốt thì phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các em học tập, quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho con mình, thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra bài ở trên lớp cũng như bài ở nhà….. Nội dung cần phối hợp theo đề tài đã bàn là: Nhắc gia đình thường xưyên ôn luyện bảng cửu chương cho con cái, nhắc các em học thuộc lòng bảng nhân, bảng chia . Hướng dẫn them cho các em về phép tính cộng nhiều số hạng bằng nhau và cách chuyển sang phép nhân, cách thành lập các bảng nhân, chia . Làm những bài toán có liên quan đế các phép tính nhân, chia trong phạm vi đã học …. Giáo viên thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc học ở trên lớp cũng nhu ở nhà, để từ đó mà có biện pháp khắc phục, chẳng hạn như. + Trường hợp các em không thuộc bài và làm bài tập ở nhà. Việc học tập ở nhà là do gia đình quản lý, giáo viên trực tiếp đến tận nhà để trao đổi việc học tập của các em luôn nhắc nhở gia đình phải thường xuyên quan tâm đến việc học của các em. + Trong trường hợp các em có làm bài tập, nhưng không phải kết qủa của các em thì giáo viên phải giải thích với gia đình là không nên làm như thế vì học là việc của các em, kết quả làm được phải là chính khả năng của các em, gia đình chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn tạo điều kiện cho các em học tập, giúp đỡ các em những lúc khó khăn nhưng không nên giải bài hộ. + Thông tin kịp thời bằng cách nhận xét đánh giá và ghi các ý kiến của mình vào vở bài tập bài học, sổ liên lạc để gia đình nắm bắt kịp thời về kết qủa học tập của con họ, để từ đó có những thông tin kịp thời từ phía gia đình, qua đó giáo viên nắm được các họat động ở nhà của học sinh. + Qua thực tế cho thấy nếu gia đình mà quan tâm đúng mức có trách nhiệm đối với con cái thì việc học của các em sẽ đạt kết quả hơn so với những gia đình không quan tâm đến nơi, đến chốn về học tập của con cái. Vì vậy việc kết hợp giữa gia đình đối với giáo viên trong dạy học là điều rất cần thiết. Qua đó giáo viên và gia đình có những biện pháp giáo dục hợp lý. Nếu làm tốt việc này thì kết quả học tập của học sinh yếu kém sẽ tiến bộ. 2.5.6 Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Mỗi dạng toán trong chương trình tiểu học đều có phần toán có lời văn. Đối với phép tính nhân, phép chia; phần hướng dẫn học sinh giải toán cần được tiến hành thường xuyên nhằm hình thành cho các em kĩ năng phân tích và giải quyết các đề toán một cách có hiệu quả, tự tin. Giải toán là một hoạt động bao gồm thao tác: Xác lập được mối quan hệ giữa các dự liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.Trình tự hướng dẫn cho các em có thể đựơc tiến hành như sau. 2.5.6.1. Tìm hiểu nội dung bài toán Để giải được bài toán học sinh phải đọc kĩ, hiểu rõ nội dung bài toán đã cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? Khi đọc bài toán giáo viên cần phải nhấn mạnh một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học, diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, giải thích các từ, ngữ mà học sinh chưa hiểu, sau đó học sinh thuật lại vắn tắt bài toán mà không phải đọc lại nguyên văn bài toán đó. 2.5.6.2. Tìm hiểu nội dung bài toán Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán, gắn liền với việc phân tích các dự kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Họat động giải toán gồm các thao tác tóm tắt đề toán, trừ trình tự giải quyết và thực hiện các phép phép tính, hoàn thành bài giải. Ví du: Mỗi phòng học có 8 cánh cửa. Hỏi 9 phòng học có bao nhiêu cánh cửa? Xuất phát từ câu hỏi và dự kiện của bài toán, giáo viên hướng dẫn các em giải: + Bài toán hỏi gì ? + Có thể biết ngay chưa ? + Đã biết được gì ? + Mỗi phòng có 8 cánh cửa, vậy 2 phòng có mấy cánh cửa, 3 phòng có mấy cánh cửa ? ( 16 cánh, 24 cánh). +Ta phải làm tính gì ?(Có thể làm bằng tính cộng: 8 + 8 + 8 + 8 + 8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 72 hoặc bằng tính nhân 8 X 9 = 72 cánh của) Sau một vài lần hướng dẫn, sẽ giúp các em hình thành được kĩ năng giải toán có lời văn, phân tích đề và vận dụng tốt các phép tính nhân chia trong việc giải quyết các bài toán. 2.5.6.3. Thực hiện cách giải bàn toàn Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kế hoạch giải toán và trình bày bài giải. Chẳng hạn như ví dụ trên giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày phép tính và giải đáp số: Số cánh cửa của 9 phòng học là : 8 x 9 = 72 ( cánh cửa ) Đáp số: 72 ( cánh cửa) 2.5.6.4. Kiểm tra cách giả bài toán Việc kiểm tra cách giải bài tóan là nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sửa chữa, nếu cách giải đúng, sau đó cho các em ghi đáp số Việc giúp học sinh yếu kém giải được các bài toán là một việc làm hết sức cần thiết, chẳng những giúp cho các em biết cách vận dụng các kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> đã học vào việc giải toán mà còn góp phần thúc đảy đến quá trình học tập của các em . 2.5.7. Biện pháp nâng cao trình độ giáo viên Dạy học môn toán ở tiểu học là dạy cho học sinh nắm vững kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong tính toán. Muốn vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học phù họp với từng nội dung của bài học, đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Để làm được điều này giáo viên phải: -Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. -Thường xuyên đọc sách tham khảo, nghiệm vụ, tạp chí, giáo dục, ti vi, băng hình dạy học …nghiên cứu tìm ra biện pháp hay nhất, tối ưu nhất. Để áp dụng vào việc giảng dạy và thường xuyên rút kinh nghiệm; qua mỗi lần thực nghiệm có chỉnh đổi nhằm đạt hiệu quả cao. - Tuy công việc giảng dạy của giáo viên là phải chuẩn bị, hiểu nội dung bài, soạn bài.… những công việc thường xuyên này không giúp nâng cao tay nghề sáng tạo được mà phải mạnh dạn thoát lí sách (nhưng trên cơ sở nội dung chủ yếu của bài), biết đem những điều tai hiểu truyền cho học sinh và quan trọng là phải làm cho học sinh tự giác tiếp thu, không gượng ép, nhàm chán học. Tham gia các khoá học chuyên môn nghiệm vụ ….. CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM 3. Giáo án thực nghiệm Bài : Bảng nhân 6 Tiết :18 Người soạn: Nguyễn Đức Thạo Lớp dạy: 3B Đơn vị trường: Trường TH A MA KHÊ A. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự lập được và học thuộc bảng nhân 6 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân B. Đồ dùng dạy học - Các tấm bìa, mỗi bìa có 6 chấm tròn - Học sinh chuẩn bị vởi bài tập, bảng đen, sách giáo khoa C. Lên lớp Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 1.Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra phần chuẩm bị bài về nhà của học sinh - Gọi 1-2 học sinh đọc lại bảng nhân 5 2. Bài mới - Giới thiệu bài - HS lắng nghe Ở lớp 2, các em đã được học bảng nhân 2,3,4,5. Năm nay vào lớp 3, các.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> em học các bảng nhân từ 6-9. Việc học tốt các bảng nhân sẽ giúp các em làm toán thuận lợi. Do đó thầy đề nghị các em sẽ tập trung học tốt bài Bảng nhân 6 hôm nay Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 6. - Gắn 1 tấm bìa có 6 hình tròn lên bảng và hỏi: có mấy hình tròn? 6 hình tròn được lấy mấy lần? 6 được lấy mấy lần? - GV viết : 6 x 1 = 6. - Gắn 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa ,mỗi tấm có 6 hình tròn 6 hình tròn được lấy mấy lần? 6 được lấy mấy lần? Hãy lập phép tính tương ứng? - GV viết bảng 6 x 2 6 x 2 bằng mấy? -Vì sao em biết 6 nhân 2 bằng 12? - GV ghi : 6 x 2 = 6 + 6 Vậy 6 x 2 = 12. - Hướng dẫn HS lập phép tính 6 x 3 = 18 tương tự như 6 x 2 = 12. - GV đọc lại 3 công thức lập bảng nhân. * GV yêu cầu các em tự lập bảng nhân 6 - Gọi 1 em lên bảng lập bảng nhân 6 - YC dưới lớp đọc bài của mình làm. - GV nhận xét, sửa bài. - Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6. - GV xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng . - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng . - GV nhận xét –Tuyên dương . Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.. - HS quan sát và trả lời. - 6 hình tròn. - 1 lần. - 6 lấy 1 lần - HS đọc 6 nhân 1 bằng 6. - HS quan sát và trả lời. - 2 lần. - 2 lần. -6x2 - 6 nhân 2 bằng 12. Vì 6 x 2 = 6 + 6 = 12 nên 6 x 2 = 12. - HS thực hiện. - HS đọc.. - HS tự lập bảng nhân theo y/c - Lần lượt từng em đọc. - Nhận xét – bổ sung. - HS đọc kết quả từng phép nhân. - HS học thuộc bảng nhân 6. - 4 HS lên bảng thi đọc thuộc . Cả lớp theo dõi ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Yêu cầu HS làm miệng. - GV nhận xét, sửa bài.. Bài 2: - Gọi HS đọc đề, tìm hiểu đề. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? - Gọi HS lên tóm tắt trên bảng, lớp tóm tắt vào vở - GV nhận xét . Có tất cả mấy thùng ? Mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu ? Muốn biết 5 thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào? - Yêu cầu lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.. Nhận xét Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài. - Gọi HS tự làm bài vào vở . - GV nhận xét , sửa bài. -Yêu cầu HS nêu cách làm. 4.Củng cố , dặn dò. - Gọi 1HS đọc lại bảng nhân 6. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học thuộc bảng nhân 6. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. - HS lần lượt làm miệng. 6 x 4 = 24 6x1=6 6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 9 = 54 6 x 10 = 6 6x 2 = 12 0 x 6=0 6 x 7 = 42 6 x 0 =0 - 1 HS đọc đề, tìm hiểu đề. - 1 HS lên bảng tóm tắt , lớp tóm tắt vào vở. Tóm tắt: 1 thùng : 6 lít dầu 5 thùng : … lít dầu? - HS nhận xét phần tóm tắt của bạn . - Có tất cả 5thùng . - Mỗi thùng có 6lít dầu . Ta tính tích : 6 x 5 - 1HS lên bảng làm .Cả lớp làmvào vở Bài giải: Số lít dầu của 5thùng là: 6 x 5 = 30 (l) Đáp số: 30 lít dầu. * HS đổi chéo vở sửa bài. - 2 HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS lên bảng , lớp làm vào vở. - HS đổi chéo vở sửa bài.. PHIẾU BÀI TẬP 1. Điền các số phù hợp vào dãy số sau:. 6 18 54 2.Tính kết quả các phép tính sau: 6x7= 6x8= 6x4= 6x9= 3. Bài toán: Mỗi hộp chì màu nhỏ có 6 cây. Hỏi 7 hộp có bap nhiêu cây chì màu ? . .................................................................................................................... . ................................................................................................................... 4. Bài toán: 2 thùng chứa được 2 lít dầu. Hỏi số dầu trong 6 thùng là bao nhiêu lít? . .....................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(17)</span> . .................................................................................................................... 4.1. Kết quả làm các phiếu kiểm tra của học sinh -Tổng số học sinh than gia kiểm tra là 30 em. Kết quả làm bài cụ thể của các em đạt như sau : Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Lớp 3/3 11 14 15 0 Tỷ lệ 36.7 46.7 16.6 0.0 - Số bài đạt điểm 9-1- chiếm 36.7 %, số bài đạt điểm 7-8 chiếm hơn 46.7 % còn lại là điểm 5-6, không có bài dưới trung bình. Nhìn chung, kết quả làm bài của học sinh là rất tốt; một số em hoàn thành bài rất nhanh, thuần thục.Phần lớn đều có thể độc lập, chủ động giải quyết yêu cầu của phiếu kiểm tra. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một vài học sinh làm bài chưa thật tốt - Các phiếu kiểm tra được thiết kế ở mức độ tương đối cao nhằm phân hoá thật rõ đối tượng học sinh, chính do vậy nên số học sinh thuộc nhóm trung bình yếu có gặp nhiều khó khăn. Phần lớn những lỗi sai đều tập trung ở dạng chuyển đổi giữa tổng các số hạng bằng nhau thành tích và ngược lại hoặc sai ở phần tính toán kết quả. Sự lúng túng thể hiện rõ ở chỗ cũng cùng 1 dạng bài nhưng trong 4 bài thì các em lại làm đúng được từ 2-3 bài, còn 1-2 bài lại làm sai. Kết quả này còn phản ánh một vấn đề khác là chất lượng học toán của một vài học sinh ở các lớp trước là chưa thật tốt, lên lớp 3 chưa được bao lâu, giáo viên chưa kịp củng cố kiến thức nên các em học toán còn khó khăn.. PHẦN KẾT LUẬN Dạy toán thành công là một việc rất khó, đòi hỏi ngừơi giáo viên chẳng những phải vững vàng về bản lĩnh, nghiệm vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn mà còn phải có một phong thái giảng dạy tốt, tình thương yêu đối với học sinh, lòng tận tuỵ với nghề nghiệm; biết cách làm cho nhũng con số khô khan trở lên có hồn, trở lên thu hút lòng đam mê của học sinh, đó thực sự là thử thách đối với người giáo viên. Người thầy tốt là người thầy biết dạy cho học sinh cách tìm ra chân lý chứ không phải là chỉ dạy chân lý. Điều này rất phù hợp với toán học. Toán học cần tư duy cái quá trình, cái diễn tiết logic, phù hợp chứ không chỉ là xác định cái kết quả một cách máy móc. Có thể nói dậy toán là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Thiếu tính khoa học, người thầy khó có thể truyền đạt một cách hiệu quả, chính xác những kiến thức vừa trìu tượng vừa cụ thể của toán học cũng như nếu thiếu tính nghệ thuật thì người thầy cũng khó có thể hoàn thành những tiết dạy một cách xuất sắc, khó tạo sự thu hút, chú ý ở các em . Bài tập xác định các cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc giảng dạy môn toán nói chung và dạy mạt kiến thức, kỹ năng về phép nhân và bảng nhân cho học sinh lớp 3 nói riêng. Thiết kế hai giáo án và tiến hành giảng dạy thực nghiệm nhằm trao đổi thêm các vấn đề nghiệm vụ với đồng nghiệp ở Trường TH A Ma Khê. Qua đó đề xuất các biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở địa phương.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tuy nhiên dù đã cố gắng nhiều, đề tài cũng khó tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Kính mong được quý thầy cô giúp đỡ thêm ý kiến để đề tài thêm hoàn chỉnh. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1.Lí do chọn đề tài ……………………………….…………………… 1 1.1. Tầm quan trọng của môn toán tiểu học ………………………….. 1 1.2. Xuất phát từ yêu cầu đạt ra trong việc đào tạo lớp người lao động mới phụ vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đât nươc..................................... 1 1.3. Xuất phát từ chủ chương của Bộ GD & ĐT trong việc triển khai sách gíao khoa mới trên pham vi nước………………………………….......2 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………….. 2 3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………. 3 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 3 4.1. Phương pháo lý thuyết……………………………………………. 3 4.2. Phương pháp trao đổi kinh nghiêm………………………………..3 4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm…………………………… 3 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm …………………………… 3 5. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………… 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: 1. Nội dung dạy học toán trong chương trình toán lớp 3………… .4 1.1.1 Mục tiêu..............................................................……………......4 1.1.2 Yêu cầu về dạy học bảng nhân và bảng chia ở lớp 3....................5 1.2. Thực trạng dạy học các bảng nhân, bảng chia ở lớp 3………… 5 1.2.1 Thực trạng dạy học …………………………………………… 5 1.2.2 Tình hình nhà trường…………………………………………….7 CHƯƠNG II 2. Giúp học sinh hình thành các bảng nhân, bảng chia....................7 2.1. Tăng cường các hoạt động thực hành, luyện tập.............................8 2.2.2 Hình thức 1....................................................................................9 2.2.3 Hình thức 2....................................................................................9 2.2.2 Hình thức 3....................................................................................10 2.1. Giúp học sinh hình thành các bảng nhân bảng chia……………....10 2.2. Tăng cường các hoạt động thực hành, luyện tập………………….10 2.3. Ôn luyện bảng nhân, chia bằng nhiều hình thức ………………….11 2.4 Một số lưu ý khi thực hiện phép tính nhân và bảng nhân………… 12 2.5. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh ................12 2.5.1. Tạo cho học sinh thoả mái, vui tươi trong học tập........................12 2.5.2. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả học tập của học sinh....12 2.5.3. Động viên, khuyến khích nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh.13 2.5.4. Tổ chức bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém.............................. 13 2.5.5. Kết hợp với gia đinh giúp học sinh học tập tiến bộ....................... 14 2.5.6 Hướng dẫn học sinh giải toán có lờivăn..........................................15 2.5.6.1. Tìm hiểu nội dung bài toán ...................................................... 15 2.5.6.2. Tìm hiểu nội dung bài toán ...................................................... 15 2.5.6.3. Thực hiện cách giải bàn toàn.......................................................16 2.5.6.4. Kiểm tra cách giả bài toán...........................................................16 2.5.7. Biện pháp nâng cao trình độ giáo viên...........................................16 CHƯƠNGIII: THỰC NGHIỆM 14.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3. Giáo án thực nghiệm……………………………………………… 14 4.1. Kết quả làm phiếu kiểm tra ……………………………………….17 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………… 18.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×