Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tìm hiểu về tác dụng và vai trò của tri thức nhân loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.16 KB, 11 trang )

1. Khái niệm cấu trúc của tri thức:
a, Khái niệm:
Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu tư duy
thì lúc đó có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến
những thập kỷ gần đây tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội mới được đề cập nhiều. Vậy tri thức là gì?
- Khái niệm của triết học về tri thức:
Theo quan điểm của triết học thì tri thức là kết qủa quá trình nhận thức của
con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tuởng những thuộc tính,
những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữhoặc
các hệ thống ngôn ngữ khác
- Một số khái niệm khác về tri thức:
Có rất nhiều cách hiểu về tri thức chúng ta có thể tham khảo một số khái niệm
khác như
Tri thức được hiểu là kết quả của nhận thức, là phản ánh trung thực của
thực tiễn vào tư duy của con người, tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm
nghiệm của thực tế, đồng thời phù hợp với các nguyên lý của lý luận về nhận
thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
Có thể coi tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để
ứng dụng nó ( hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát
triển kinh tế- xã hội.
b, Cấu trúc của tri thức:
Tri thức là lĩnh vực rất rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác
nhau. Tri thức có thể là tri thức đời thường (còn gọi là tri thức tiền khoa học, tri
thức kinh nghiệm đời thường hoặc có sách viết là tri thức thường nghiệm), tri
thức nghệ thuật và tri thức khoa học (kình nghiệm và lý luận)
1
Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri thức
kinh nghiệm và tri thức lý luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp,
còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học. Giữa hai trình độ này
các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho


nhau cùng phát triển, phản ánh ngày càng gần đúng hơn, đầy đủ hơn và sâu sắc
hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.
Tri thức kinh nghiệm là sự phản ánh cái hiện tượng, cái đơn nhất, cái cụ thể,
cái trực tiếp, bề ngoài của sự vật. Nó mới chỉ là một hình thức, một trình độ của
nhận thức, nên chưa thể nắm bắt được một cách đầy đủ, toàn diện cái tất yếu, cái
bản chất sâu sắc, cũng như các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.
Tri thức lý luận được khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Nó tồn tại trong hệ
thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết, lý thuyết, học thuyết nào đó.
Lý luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp,
tự phát và không phải mọi lý luận đều xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm. Hồ Chí
Minh nói: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng
hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội, được tích lũy lại trong quá trình lịch
sử" (Hồ Chí Minh, 1995-/996, tập 8, tr. 497). Trì thức lý luận ở vào trình độ cao
nhất của tri thức khoa học, là sản phẩm của tư duy bậc cao. Tri thức lý luận
mang lại những hiểu biết có tính bản chất, bên trong, vạch ra những mối liên hệ
tất nhiên, và tính quy luật của đối tượng
Nói tóm lại Tri thức kinh nghiệm, chính là cơ sở dữ liệu để khái quát hình
thành nên tri thức lý luận. Tri thức lý luận nâng tri thức kinh nghiệm lên trình độ
cao hơn về chất, từ chỗ là cái cụ thể, đơn nhất trở thành cái có tính khái quát phổ
biến
2. Vai trò của tri thức trong hoạt động của con người
2
Khi xem xét về tác dụng của Tri thức đối với cuộc sống loài người, thường
khảo sát hai vấn đề chính: "Tri thức có vai trò gì trong việc hình thành loài
người?" và "Tri thức có vai trò gì trong việc tồn tại và phát triển của loài
người?".
a, Vai trò của tri thức trong sự hình thành con nguời:
Để xét xem Tri thức có vai trò gì trong việc tạo ra loài người, đồng thời có vai
trò gì trong quá trình phát triển của loài người, chúng ta phải khảo sát các học
thuyết về việc loài người được tạo ra như thế nào. Từ khi ngành sinh vật học ra

đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về việc hình thành và phát triển của các
sinh vật sống. Cho đến nay, có hai học thuyết chính chưa bị chứng minh là sai
hoàn toàn : Đó là Thuyết Tiến hóa và Thuyết về các biến thể.
Thuyết Tiến hóa chỉ giới hạn trong việc quan sát và nghiên cứu các sinh vật
trong phạm vi Trái đất. Thuyết Tiến hóa không nêu ra và chứng minh được quá
trình hình thành các sinh vật từ các vật thể vô sinh, ngoài các giả thuyết mơ hồ
và vô căn cứ về việc ngẫu nhiên các chất vô cơ kết hợp trong môi trường nước
tạo thành các chất hữu cơ có chứa đựng sự sống, tức là tạo ra mầm mống của các
vật thể hữu sinh. Nhưng đây chỉ là một giả thuyết hoàn toàn không xuất phát từ
một tiền đề hoặc luận điểm nào cả, vì vậy chúng ta không có cơ sở để khẳng
định (đồng thời cũng không có cơ sở để bác bỏ) về việc Tri thức có vai trò gì
trong việc tạo ra sự sống hay không. Tiếp theo đó, xuất phát từ các sinh vật ở
mức thấp nhất là động vật đơn bào và thủy tức, Thuyết Tiến hóa chỉ ra rằng do
có sự đột biến cấu trúc của chuỗi ADN trong gen của các loài sinh vật
[12]
, chúng
sẽ tiến hóa thành những sinh vật có bậc tiến hóa cao hơn, ví dụ từ lớp cá tiến hóa
thành lớp bò sát, từ lớp bò sát tiến hóa thành lớp chim..., và trong lớp động vật
có vú, có một loài vượn đặc biệt tiến hóa thành loài vượn người, rồi thành người
vượn, và cuối cùng thì thành loài người. Đây là một quá trình liên tục, diễn ra
3
không ngừng. Trong thế giới sinh vật trên Trái đất, cho đến nay tất cả các nhà
khoa học đều thừa nhận loài người là loài duy nhất có Tri thức. Điều này có
nghĩa là trong thế giới sinh vật trên Trái đất, trước khi hình thành loài người thì
không có sinh vật có Tri thức, loài vượn mà từ đó hình thành nên vượn người
cũng không có Tri thức, vì vậy trong phạm vi Thuyết Tiến hóa, chúng ta không
thể khẳng định (cũng không thể hoàn toàn bác bỏ) là Tri thức có vai trò gì trong
việc tạo ra loài người hay không.
b, Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn cua con người:
- Tri thức giúp con người xác định đúng đắn mục tiêu

Tri thức có vai trò rất quan trọng đối với thực tiễn, tác động và góp phần biến
đổi thực tiễn thông qua hoạt động năng động có ý thức của con người. Lý luận là
kim chỉ nam cho mọi hoạt động và góp phần soi đường chỉ lối cho thực tiễn đi
đúng hướng. V.I.Lênin đã chỉ ra vai trò quan trọng của lý luận: "Không có lý
luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng" (V.l.Lênin, 1974 - 1981,
tập 26, tr. 30). Trước đó, C.Mác cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của lý luận,
một khi nó thâm nhập được vào quần chúng nhân dân thì sẽ trở thành sức mạnh
vật chất to lớn. Tri thức lý luận, có thể dự kiến được sự phát triển và vận động
của sự vật trong tương lai, dự báo được những phương hướng mới cho sự phát
triển của thực tiễn. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên
chủ động hơn, tự giác hơn, hạn chế được sự mò mẫm, tự phát, mất phương
hướng.
- Tri thức giúp con người có phương hướng hành động phù hợp
Như ta đã biết, bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong
hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng
vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn . Điều ấy có
nghĩa là sự tác động của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động của con
4
người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận
dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ
chức hành động . chính vì vậy con người phải trang bị cho mình những tri thức
về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy con người xác định
đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp.
3.Vai trò của tri thức trong hoạt động của xã hội
Tri thức bao trùm nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất (công, nông nghiệp), chính
trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp, giao thông, giao tiếp,
chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...Đó là những hiểu biết khoa
học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà con người tích luỹ được trong quá
trình lao động sản xuất, đấu tranh và thích ứng với thiên nhiên cũng như với xã
hội nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng

người trong quá trình lịch sử.

a, Vai trò của tri thức với chính trị
Về chính trị xã hội nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn
1996-2000 đã có đóng góp tích cực trong phát triển lí luận và tổng kết thực tiễn
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Khoa học xã hội còn
đóng góp quan trọng và việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban
hành các văn bản dưới luật, các chính sách và hiệp định quốc tế, trong đó có hiệp
định thương mại Việt-Mỹ, khoa học xã hội còn hướng vào giải quyết nhiều vấn
đề cụ thể bức xúc trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội như: Vấn đề toàn cầu
hoá, quốc tế hoá, công nghiệp hoá-hiện đại hoá...
Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức. Những người có
tri thức là những người có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tích tiếp cận
vấn đề một cách sát thực, đúng đắn. điều này rất quan trọng, một đất nước rất
5

×