Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu 10 điều sếp ghét docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.79 KB, 2 trang )

10 điều sếp ghét nhất ở nhân viên
Mọi vị sếp đều ao ước có một tổ chức toàn những nhân viên vui vẻ, có động lực và thích
thú với công việc. Nhưng thực tế là trong chùm quả thường có một hoặc hơn một quả
bị sâu. Ở nơi làm việc, những "quả sâu" này có thể gây ra những điều khiến sếp rất ghét.
Dưới đây là 10 điều mà các sếp ghét nhất ở nhân viên:
1. Thỉnh thoảng lại kêu: "Sếp ơi, em ốm, em xin nghỉ!"
Lí do mà việc lạm dụng ốm là hành vi đáng ghét số 1
đối với các sếp là vì dường như ai cũng làm vậy, đặc
biệt là giả ốm nhiều lần trong nhiều tháng của năm.
Một khảo sát gần đây với 2800 nhân viên và nhà quản
lý đã phát hiện thấy rằng, 32% nhân viên tham gia
khảo sát thừa nhận rằng họ có giả mạo ốm để nghỉ
làm ít nhất một lần trong năm.
2. Đi muộn thường xuyên
Đôi khi các sếp nghĩ rằng phần thưởng lớn nhất mà ông ta hoặc bà ta có thể cho nhân viên của
mình nên là một cái đồng hồ mới. Thường xuyên đi làm muộn, đi ăn trưa về muộn và luôn hoàn
thành chậm công việc, đó là những biểu hiện mà chẳng sếp nào ưa. Khi sự phụ thuộc trở thành
một vấn đề, đó có thể là lúc sếp cần can thiệp.
Hãy nói chuyện thẳng thắn về việc này. Nếu nhân viên không đủ quan tâm để khắc phục, có thể
bạn đã chọn sai nhân viên và cần phát triển một kế hoạch hành động để sa thải và thay thế.
3. Nhân viên "rau mùi"
Đó là những nhân viên có vấn đề về vệ sinh cá nhân. Đây thực sự là vấn đề khó khăn cho các sếp
bởi nó rất tế nhị. Sếp chẳng thể nói thẳng trước mặt mọi người rằng "cậu X, Y, Z nào đó đang bốc
mùi theo đúng nghĩa đen". Nhưng khi đồng nghiệp bắt đầu phàn nàn thì sếp cũng phải ra tay thôi.
Nói riêng với người đó về hơi thở "rau mùi" và hay những mùi không thể ưa nổi của người đó ở
một nơi hoàn toàn riêng tư và phải nói rất khéo léo. Thế nên, chẳng ai bảo làm sếp thì dễ là vậy
đấy.
4. Để chuông điện thoại réo inh ỏi
Buôn điện thoại cả ngày đã tệ lắm rồi, nhưng cứ để chuông điện thoại di động réo ầm ĩ lên cũng tệ
chẳng kém gì. Sếp nào chẳng khó chịu nếu cứ một lúc lại được nghe những bản nhạc chuông réo
rắt và không thể tập tập trung được. Các nhân viên khác chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.


5. Sai chính tả
Các sếp rất ghét khi trong báo cáo có tên và số liệu sai. Tại sao lại vậy? Nó làm họ cảm thấy phiền
phức khi phải sửa và bối rối khi số liệu sai lệch. Không để ý đến độ chính xác của các bản báo cáo
có thể làm cho nhân viên trở thành kẻ thiếu cẩn trọng, và đó cũng là dấu hiệu của việc người đó
không có đủ khả năng làm việc.
Nếu nhân viên vẫn tiếp tục như vậy, hãy xem xét phần việc khác mà có thể phát huy được thế
mạnh của người này. Có thể là do nhân viên đó quá vội vàng, muốn hoàn thành công việc sớm
hoặc đúng hạn, nên vẫn có sai sót. Nhưng điều này không thể là lí do được.
6. Bất mãn vô căn cứ
Đó là những người không hài lòng, không hợp tác, hay chỉ trích mọi người và mọi việc. Những
người hay gắt gỏng có thể mang lại đám mây u ám bao phủ toàn văn phòng, và có thể làm mọi
người cảm thấy khó chịu. Để người đó đưa ra giải pháp của mình trong các vấn đề hoặc đưa ra lí
do giải thích cho thái độ của mình. Nếu vẫn tiếp tục tỏ ra như vậy, thì bạn không nhất thiết phải giữ
anh chàng bất mãn này lại.
7. Buôn bán ngay tại văn phòng
Sếp không bao giờ thừa nhận văn phòng là nơi đổi chác, buôn bán bất cứ thứ gì. Mua bán ở văn
phòng có vẻ như vô hại, nhưng nếu như ai đó sử dụng hệ thống thư điện tử của công ty để thông
báo giá bán của họ thì mọi thứ sẽ trở thành có vấn đề đấy.
8. Ồn ào
Một số nhân viên không biết họ luôn làm phiền người khác với tiếng ồn lạ và chói tai. Với họ, đó là
một phần của cuộc sống hàng ngày, nhưng với các sếp, đó là sự quấy rầy. Tiếng đập, gõ mạnh
hay tiếng cười the thé, có thể là những thứ âm thanh không được ưa chuộng ở văn phòng.
9. Buôn chuyện suốt ngày
Truyền thông, trò chuyện trong công việc là rất quan trọng, nhưng quá mức thì lại là vấn đề. Công
việc là công việc. Không vị sếp nào muốn cấm nói, trừ khi có sự bất hợp lý trong công việc và
ngoài xã hội. Nếu bạn ở văn phòng, sẽ có một số công việc cần làm. Nói chuyện với các nhân viên
khác oang oang hoặc chat chít trên mạng suốt ngày có thể làm sự bực tức của sếp tăng lên.
10. Không đúng phận sự
Đó là những nhân viên thích xen vào công việc người khác đang làm, như thể để anh ta làm thì sẽ
tốt hơn, trong khi để anh ta làm thật sự thì anh ta lại chẳng làm được gì. Và với việc của mình thì

anh ta lại không hoàn thành. Một nhân viên làm không đúng phận sự sẽ làm cho công việc khó
khăn hơn và gây căng thẳng cho những người khác. Sếp chẳng thích thú gì với điều đó.

×