LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thực trạng kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại tổng công ty
đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
1
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích
theo lương.
1.1. Tiền lương
Trước đây, tiền lương dưới chế độ XHCN được coi là một phần sản
phẩm xã hội đượ
c biểu hiện bằng hình thức tiền tệ mà người lao động
đã nhận được của Nhà nước XHCN phân phối một cách có kế hoạch tuỳ
theo số lượng và chất lượng lao động của người ấy bỏ ra.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá trị của
yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả
cho người lao động
dựa trên sự thoả thuận của hai bên, tuân theo quy luật cung cầu, giá của thị
trường và pháp luật hiện hành của nhà nước.
Tiền lương là một vấn đề quan trọng, không những cả về lý luận mà còn
cả về thực tiễn. Nó ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng xã hội. Về mặt xã hội
nó nói lên một mặt của quan hệ sản xuất, về mặ
t thực tiễn nó là hình thức
để áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động.
1.2 Các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương được trả để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo vệ
sức khoẻ, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động theo chế độ tài
chính hiện hành, doành nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, CPCĐ.
1.2.1.Quỹ Bảo Hi
ểm Xã Hội
Theo chế độ hiện hành, nghị định 12 CP ngày 25/1/1995 quy định về
chế độ BHXH của Chính Phủ, quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích
theo tỉ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
2
xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán, trong đó 15% người
sử dụng lao động phải nộp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và 5% trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia
đóng góp trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, h
ưu trí, mất sức… Quỹ BHXH được quản lý tập
trung ở Bộ LĐ -TB-XH thông qua hệ thống tổ chức BHXH theo ngành
dọc.
Tại doanh nghiệp, hàng tháng trực tiếp chi trả BHXH cho cán bộ công
nhân viên bị ốm đau, thai sản… trên cơ sở lập các chứng từ hợp lý hợp lệ (
Kế toán lập phiếu nghỉ hưởng BHXH theo mẫu số 03-LĐTL chế độ chứng
từ kế toán). Cuối tháng (quý) doanh nghiệ
p phải quyết toán với cơ quan
quản lý quỹ BHXH.
1.2.2.Quỹ Bảo Hiểm Y Tế.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành thì quỹ BHYT được trích
lập bằng 3% tổng mức lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào cho phí
sản xuất kinh doanh còn 1% trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách dưới hình thức mua
BHYT để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ
cho công nhân viên như : khám
chữa bệnh, viện phí… trong thời gian ốm đau, sinh đẻ bệnh tật.
1.2.3.Kinh phí Công đoàn.
KPCĐ là một bộ phận quỹ được sử dụng chi tiêu cho hoạt động công
đoàn, quỹ này được hình thành trên cơ sở trích lập theo một tỷ lệ quy định
trên tổng số lương thực tế phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh. Tỉ lệ KPCĐ là 2%, trong đó một phần nộp lên cơ quan quản lý
c
ấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh
nghiệp.
Nhìn chung KPCĐ không phải là nguồn nâng đỡ về mặt vật chất cho
người lao động nhưng nó góp phần trau dồi lợi ích về mặt tinh thần cho
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
3
người lao động, KPCĐ được chi dùng trong những trường hợp sau: phục
vụ cho các hoạt động văn hoá, tổ chức các hoạt động công đoàn, chăm lo
bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi họ bị xâm phạm.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cùng với Tiền lương phải trả
công nhân viên tạo thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất
kinh doanh.Quản lý việc tính toán, trích lập, chi tiêu và sử dụng các quỹ
tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ có ý ngh
ĩa không những đối với việc
tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn cả với việc đảm bảo quyền lợi
của người lao động trong doanh nghiệp.
2.Quỹ tiền lương và chế độ tiền lương.
2.1 Quỹ tiền lương và yêu cầu quản lý quỹ lương trong doanh nghiệp.
Quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương phải trả
cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp trứ
c tiếp sử dụng
và quản lý theo số lượng, chất lượng lao động, nó bao gộm các khoản sau:
Tiền lương tính theo thời gian
Tiền lương tính theo sản phẩm
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, do điều động đi làm nghĩa vụ, nghỉ phép
hoặc đi học trong phạm vi chế độ quy định.
Tiền thưở
ng có tính chất thường xuyên.
Tiền phụ cấp làm đêm, làm thêm ca, làm ngoài giờ.
Tiền phụ cấp trách nhiệm.
Thu nhập của người lao động gồm tiền lương và các khoản tiền trả khác
( thường gọi tắt là Tiền lương và Tiền thưởng). Tiền lương và tiền thưởng
trong các doanh nghiệp hiện nay thực hiện theo nghị định 26 CP ngày
23/5/1993 của Chính Phủ và thông tư liên bộ số 20/TT- LB ngày 2/6/1993
của liên bộ
LĐ-TB-XH và Bộ Tài chính. Theo đó, nhà nước quản lý quỹ
tiền lương của doanh nghiệp nhà nước bằng cách quy định xét duyệt định
mức chi phí tiền lương , thường gọi là đơn giá tiền lương.
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
4
Đơn giá tiền lương được tính căn cứ vào bậc lương, bảng lương, các chế
độ phụ cấp và theo các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý. Đơn giá tiền
lương được điều chỉnh theo biến động giá cả thị trường trong từng thời kỳ.
Cụ thể có 3 cách xác định đơn giá tiền lương như sau:
Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm ( hoặ
c sản phẩm quy đổi):
được xác định dựa trên các yếu tố như hệ số và định mức lương theo cấp
bậc công việc, định mức sản phẩm, định mức thời gian, định mức lao động
của viên chức và mức phụ cấp lương các loại theo quy định của nhà nước.
Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận kế hoạch: cách này thường áp
dụng cho các doanh nghiệp sản xuấ
t kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác
nhau nhưng có định mức lao động chi tiết do đó khó xác định chi phí tiền
lương trong tổng chi phí, nó được tính bằng:
Tổng số lao động x tiền lương bình quân
Đơn giá tiền lương =
Tổng lợi nhuận kinh tế
Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu:
Tổng số lao động x Tiền lương bình quân
Đơn giá tiền lương =
Tổng lợi nhuận kinh tế
2.2 Các chế độ tiền lươ
ng
2.2.1. Trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm
việc, cấp bậc lương ( hoặc chức danh) và thang lương ( hệ số lương). Hình
thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp, công việc ổn định hoặc
có thể cho cả lao động trực tiếp mà không đình mức được sản phẩm.
Tiền lương
tháng
x
Số ngày làm việc th
ực tế của
người lao động trong một tuần
=
Đơn giá tiền
lương ngày
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
5
Tiền lương tháng x 12 tháng
Tiền lương tuần =
52 tuần
Tiền lương tháng
Tiền lương ngày =
Số ngày làm việc theo quy định của một tháng
Lương ngày căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cán bộ công nhân viên
và trả lương trong các ngày hội họp, học tập.
Tiền lương ngày
Tiền lương giờ =
8 giờ
Lương giờ là căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
Tiền lương trả theo
thời gian giản đơn
=
Số thời gian làm việc
thực tế
x Đơn giá tiền lương
Tiền lương trả theo thời gian có thưởng
Thực chất đây là hình thức kết hợp giữa trả lương theo thời gian lao
động giản đơn và tiền thưởng thường xuyên từ quỹ lương. Phần tiền thưởng
tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ
do đó có tác dụng thúc đẩy, khuyến
khích nhân viên hơn tuy nhiên vẫn còn chưa thực sự gắn với kết quả lao
động và trình độ chuyên môn của người lao động.
2.2.2.Trả lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất
lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành và đơn giá tiền lương tính cho một
đơn vị sản phẩm lao vụ đó. Việc tr
ả lương theo sản phẩm có thể được thực
hiện theo nhiều dạng khác nhau:
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
6
Trả lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp: hình thức này thường được
áp dụng cho các đối tượng làm việc độc lập, công nhân trực tiếp sản xuất,
công việc có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.
Lương phải trả = Đơn giá x Sản lượng sản phẩm hoàn thành
Tiền lương theo cấp bậc công việc giờ hoặc ngày
Đơn giá =
Định mức sản l
ượng giờ, ngày hoặc tháng
Đơn giá =
Tiền lương theo cấp bậc công
Việc giờ làm hoặc ngày
x
Định mức thời gian
đơn
vị sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm cá nhân gián tiếp: Hình thức này thường
xuyên được áp dụng cho những công nhân, nhân viên gián tiếp sản xuất mà
công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân trực
ti
ếp sản xuất nên người ta dựa vào năng suất chất lượng, kết quả công việc
của công nhân trực tiếp để tính lương.
Tiền lương =
Đơn giá tiền lương
công nhân phụ
x
Mức độ hoàn thành sản phẩm của
công nhân chính
Tiền lương theo sản phẩm nhóm lao động ( tập thể) : Theo hình thức
này thì doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo nhóm ( đội,
xưở
ng…) sau đó tiền lương nhóm được chia cho từng người lao động trong
nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng
người.
Công thức tính lương
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
7
L
i
=
L
T
Σ T
i
K
i
x
T
i
K
i
Trong đó : L
i
là tiền lương của công nhân i
L
T
là tiền lương sản phẩm của cả tổ
T
i
là thời gian làm việc thực tế của công nhân i
K
i
là hệ số cấp bậc của công nhân i.
Hình thức trả lương khoán: Tiền lương trả cho công nhân hay nhóm
được quy định trước cho một khối lượng công việc, sản phẩm nhất định
theo đơn giá khoán. Nếu đối tượng nhận khoán là việc tập thể thì tiền lương
tính cho từng người công nhân sẽ được thực hiện như phương pháp tính
lương sản phẩm cho nhóm lao động.
Lương theo sản phẩm có th
ưởng: ngoài lương tính theo sản phẩm trực
tiếp người lao động còn được hưởng tiền thưởng như thưởng tăng năng suất
lao động, thưởng do tiết kiệm vật tư, tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng do
nâng cao chất lượng sản phẩm…
L
th
=
L +
L.(M +H)
100
Trong đó : L
th
là tiền lương theo sản phẩm có thưởng
L là tiền lương theo sản phẩm trực tiếp
M là tỉ lệ % lương vượt mức kế hoạch
H là tỉ lệ % sp vượt mức kế hoạch.
Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến : Theo hình thức này người phương
pháp vừa được hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cộng thêm tiền lương
theo tỉ lệ luỹ
tiến được tính căn cứ vào mức độ vượt định mức sản xuất sản
phẩm.
2.2.3. Một số hình thức trả lương khác
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
8
Ngoài các hình thức trả lương chủ yếu trên, tuỳ theo quy mô, điều kiện
và đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp mà có thể áp
dụng trong một số hình thức trả lương sau:
Tiền lương tính theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng.
Tiền lương tính theo nhóm quỹ lương.
Tiền lương tính theo định mức biên độ.
Tiền l
ương theo chức vụ, thâm niên…
II NỘI DUNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG
1. Nội dung kế toán tiền lương
1.1. Chứng từ kế toán sử dụng.
Bảng chấm công.
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán BHXH.
Bảng thanh toán tiền thưởng.
Một số chứng từ khác có liên quan.
1.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 334 – “ Phải trả công nhân viên” dùng để phản ánh các khoản
phải tr
ả và tình hình thanh toán cho cán bộ công nhân viên về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng, các khoản trợ cấp…
Kế toán có thể mở tài khoản cấp 2:
TK 3341 “Tiền lương”: dùng để hạch toán các khoản tiền lương, tiền
thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương ( tính vào quỹ lương
của doanh nghiệp)
TK 3342 “Các khoản khác”: dùng để hạch toán các khoản tiền trợ cấp,
tiền có nguồn bù đắp riêng như tr
ợ cấp BHXH, trợ cấp khó khăn từ quỹ
phúc lợi, tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng…
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác:
TK 111 :Tiền mặt
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
9
TK112 :Tiền gửi ngân hàng
TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 :Chi phí sản xuất chung
TK 641 : Chi phí bán hàng
TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp…
1.3.Phương pháp kế toán tiền lương
a. Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân viên và phân bổ cho các
đối tượng sử dụng kế toán ghi
Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421
Có TK 334 Phải trả cán bộ công nhân viên
b. Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
c. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên
Nợ TK 334 – Tổng số các khoả
n khấu trừ
Có TK 141 – Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 138 – Các khoản bồi thường thiệt hại, tiền nhà,
điện
Có TK 333 – Thuế thu nhập phải nộp
d. Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT
Nợ TK 334 6% lương cơ bản
Có TK 3383, 3384 : BHXH, BHYT
e. Trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
f. Trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng vật tư, hàng hoá
Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 152, 155
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
10
Ghi nhận giá thanh toán
Nợ TK 334 – Tổng giá thanh toán cho CNV (có thuế GTGT)
Có TK 512 – Giá thanh toán không có thuế GTGT
Có TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp
g. Các khoản trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động có tính chất như
lương
Nợ TK 338
Có TK 334
h. Lương công nhân đi vắng chưa lĩnh doanh nghiệp tạm giữ hộ, kế toán
ghi
Nợ TK 334
Có TK 3388 (số tiền giữ hộ)
Doanh nghiệp trả tiền lương đã giữ hộ cho công nhân viên:
Nợ TK 3388
Có TK 111 ( số ti
ền giữ hộ)
k. Trích trước lương công nhân nghỉ phép
Hàng tháng, khi tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản
xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
Cách tính mức trích trước như sau:
Mức trích trước theo
kế hoạch của công
nhân sản xuất trực
tiếp
=
Tiền lương thực tế
phải trả công
nhân sản xuất trực tiếp
trong tháng
Tỉ lệ trích
x
trước
Tổng lương phép kê hoạch năm của
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
11
Tỉ lệ trích trước (%) =
công nhân sản xuất trực tiếp
Tổng lương cơ bản kế hoạch năm của
công nhân sản xuất trực tiếp
x 100%
Sơ đồ hạch toán tiền lương ( Phụ lục 01)
2. Nội dung kế toán các khoản trích theo lương
2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ
Bảng thanh toán lương
Bảng thanh toán BHXH
Phiếu nghỉ hưở
ng BHXH và một số hoá đơn, chứng từ khác liên quan.
Tài khoản
TK 338 “Phải trả, phải nộp”: Là tài khoản dùng để phản ánh các khoản
phải trả, phải nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, trị giá tài sản thừa chờ xử lý, các
khoản cho vay mượn tạm thời, các khoản thu hộ, giữ hộ.
Tài khoản 338 chi tiết thàng 5 tài khoản cấp hai:
TK3381 : tài sản thừa chờ xử lý
TK 3382 : Kinh phí công đoàn
TK 3383 : BHXH
TK 3384 : BHYT
TK 3388 :Phải trả phải nộ
p khác
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như:
TK 111 : Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 138 : Phải thu khác
TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp
2.2 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
a. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
Ngô Thị Phương Anh
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐHQLKD
12
Nợ TK 622, 627, 641, 642
Có TK 3382: KPCĐ ( = 2% lương thực tế).
Có TK 3383: BHXH( = 15% lương cơ bản).
Có TK 3384: BHYT ( = 2% lương cơ bản).
b. Khấu trừ vào lương khoản BHXH, BHYT
Nợ TK 334: ( = 6% lương cơ bản của công nhân viên)
Có TK 3383: BHXH ( = 5% lương cơ bản).
Có TK 3384: BHYT ( = 1% lương cơ bản).
c. Nộp BHXH, mua BHYT, nộp KPCĐ và chi tiêu KPCĐ tại đơn vị
Nợ TK 3382: ( nộp 1% cho cơ quan cấp trên, 1% chi tiêu tại cơ sở)
Nợ TK 3383: BHXH (= 20% lương cơ bản)
Nợ
TK 3384: BHYT (=3% lương cơ bản)
Có TK 111, 112
d. Tính số BHXH trả cho cán bộ công nhân viên.
Nợ TK 3383
Có TK 334
e. Chỉ tiêu quỹ BHXH, KPCĐ tại đơn vị kế toán ghi
Nợ TK 3382, 3383
Có TK 111, 112
f. BHXH và KPCĐ chi vượt được cấp bù kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 ( số tiền được cấp bù đã nhận)
Có TK 3388
g. Thanh toán BHXH cho công nhân viên
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương ( Phụ lục 02)