Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đánh giá ô nhiễm vi nhựa trong một số loại muối biển thương mại tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.83 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM VI NHỰA TRONG
MỘT SỐ LOẠI MUỐI BIỂN THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Hà

BÀ RỊA - VŨNG TÀU, Tháng 6/2021


Thông tin chung của đề tài
1. Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM VI NHỰA TRONG MỘT SỐ LOẠI MUỐI
BIỂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM”
Mã số:
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thị Hà
3. Nội dung chính:
- Xác định hàm lượng và bản chất vi nhựa trong các mẫu muối ăn được người dân Việt
Nam sử dụng hàng ngày, bao gồm 9 mẫu muối biển iot tinh được sản xuất tại Thái Bình,
Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu và Bà
Rịa - Vũng Tàu) và 4 mẫu muối biển thơ (có nguồn gốc tại Thái Bình, Thanh Hóa, Bạc
Liêu và Bà Rịa - Vũng Tàu) đã được thu mua tại các siêu thị Lotte Mark, Coop-mark và
VinMark, TP. Vũng Tàu, từ đó cho phép đánh giá được mức độ ô nhiễm vi nhựa trong
muối biển thương mại tại Việt Nam;
- Đánh giá các ảnh hưởng của vi nhựa đến sức khỏe con người cũng như đề xuất các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa một cách phù hợp.
4. Kết quả đạt được: (khoa học, đào tạo, kinh tế - xã hội, ứng dụng…)


- Đã xác định hàm lượng vi nhựa ở trong 12 mẫu muối ăn được sản xuất tại các địa
phương khác nhau của Việt Nam (gồm 9 mẫu muối biển tinh và 4 mẫu muối biển thô);
- Đã xác định bản chất của vi nhựa ô nhiễm trong muối (màu sắc, hình dạng, loại nhựa),
từ đó cho phép xác định nguồn gốc ô nhiễm vi nhựa trong muối biển;
- Đã đánh giá các ảnh hưởng của vi nhựa đến sức khỏe con người thông qua việc ước
lượng tổng số vi nhựa một người Việt Nam trưởng thành ăn phải thông qua tiêu thụ muối
hàng ngày;
-

Đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa một cách phù hợp.

Đây là nghiên cứu đầu tiên về ô nhiễm vi nhựa trong muối biển ở Việt Nam. Các kết
quả thu được từ đề tài góp phần nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền về tác
hại của việc sử dụng và thải bỏ nhựa một cách bừa bãi, đặc biệt là các loại bao bì từ nhựa.
Các kết quả này đã được cơng bố trên Tạp chí Journal of Science and Technology (Phụ
lục 1), báo cáo tại Hội thảo Khoa học An toàn Thực phẩm và An ninh lương thực lần thứ
4, 2020 và Đặc san thông tin KHCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu số 01.2021 (Phụ lục 2).
5. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021
6. Chữ ký của CNĐT
1


MỤC LỤC
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................................. 3
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................. 8
1.1 Tình hình sản xuất và sử dụng nhựa tại Việt Nam và trên thế giới................................... 8
1.2 Phụ gia sử dụng trong sản xuất nhưa......................................................................................... 10

1.3 Phân loại rác thải nhựa và nguồn gốc rác thải vi nhựa trong môi trường....................11
1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm vi nhựa đến hệ sinh thái và sức khỏe con người..................12
1.5 Sản xuất muối tại Việt Nam.......................................................................................................... 15
1.6 Sử dụng muối tại Việt Nam và các tiềm ẩn về sức khỏe.................................................... 19
1.7 Tình hình nghiên cứu ơ nhiễm vi nhựa trên thế giới và tại Việt Nam........................... 21
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM........................................................................................................... 24
2.1 Thu mua nguyên vật liệu................................................................................................................ 24
2.2 Quy trình xử lý và phân tích mẫu................................................................................................ 24
2.3 Kiểm sốt khí quyển và hiệu suất thu hồi vi nhựa................................................................ 29
2.4 Xử lý số liệu........................................................................................................................................ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 30
3.1 Nồng độ vi nhựa trong muối biển............................................................................................... 30
3.2 Hình dạng và kích thước của vi nhựa trong muối biển....................................................... 33
3.3 Màu sắc của vi nhựa trong muối biển........................................................................................ 35
3.4 Bản chất của vi nhựa........................................................................................................................ 36
3.5 Tác động tiềm tàng của vi nhựa đến sức khỏe con người.................................................. 36
3.6 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường....................................... 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... 44
BÁO CÁO TÓM TẮT.............................................................................................................................. 48
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................... 50

2


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TP: Thành phố
KHCN: Khoa học công nghệ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
MiP: Microplasctic - vi nhựa

PCBs: Polychlorinated biphenyls
PAHs: Polycyclic Aromatic Hydrocarbons
WHO: Tổ chức y tế thế giới
HDPE: High Density Polyethylene
LLDPE: Linear Low Density Polythylene
LDPE: Low Density Polyethylene
PA: Polyamide
PE: Polyethylene,
PET: polyethylene terephthalate,
PP: polypropylene,
PVC: polyvinylchloride,
PS: polystyrene,
PU: polyurethane,
PW: paraffin
VPA: Hiệp hội nhựa Việt Nam
CASE: Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh
FT-IR: Fourier-transform infrared spectroscopy
SAC: Sieving Atmospheric Control
OAC: Observation Atmospheric Control
TLTK: Tài liệu tham khảo

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Lượng rác thải nhựa ra đại dương của một số quốc gia trên thế giới................
Hình 1.2: Sản lượng nhựa sản xuất trên thế giới từ 1950 đến 2017 (theo số liệu Báo cáo
ngành nhựa, 2019).................................................................................................................
Hình 1.3: Cơ cấu sản phẩm nhựa đầu ra (nguồn: [1])........................................................
Hình 1.4: Nhu cầu tiêu thụ nhựa trung bình quan các năm tại Việt Nam (nguồn:[2]).....

Hình 1.5: Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam và trên thế giới (nguồn
[2]).......................................................................................................................................
Hình 1.6: phân loại rác thải nhựa theo kích thước (nguồn:[5])........................................
Hình 1.7: Rác thải nhựa ngồi mơi trường và tác động đến động vật (nguồn: internet).13
Hình 1.8: Nồng độ các vi nhựa được tìm thấy trong đường tiêu hóa của các lồi sinh vật
biển (nguồn: [3]).................................................................................................................
Hình 1.9: Các loại nhựa được tìm thấy trong cơ thể người (nguồn: [14])........................
Hình 1.10: Hình ảnh một số loại muối trên thị trường.......................................................
Hình 1.11: Phương pháp sản xuất muối tại Việt Nam: Phơi cát (trái) và phơi nước trên
bạt (phải). Nguồn: sưu tầm Internet...................................................................................
Hình 1.12: Quy trình sản xuất muối thơ bằng phương pháp nấu (nguồn: [19])...............
Hình 1.13: Kỹ thuật sản xuất muối tinh tại Việt Nam [19]...............................................
Hình 1.14: Ơ nhiễm vi nhựa trong muối trên thế giới [22]................................................
Hình 2.1: Quy trình xử lý và phân tích mẫu.......................................................................
Hình 2.2: Hình ảnh một vài dạng vi nhựa trong mơi trường nước biển (nguồn:[25])......
Hình 2.3: Hình ảnh một vài dạng khơng phải vi nhựa có nguồn gốc sinh học (nguồn:
[25])
..............................................................................................................................................27
Hình 2.4:

Minh họa kết quả FT-IR thu đượ

Hình 3.1:
Ví dụ một vài hình ảnh vi nhựa q
Hình 3.2: Hình dạng của vi nhựa trong các mẫu muối biển (A: Muối thơ, B: Muối tinh
chế).......................................................................................................................................
Hình 3.3: Phân bố kích thước các vi nhựa dạng sợi (trái) và dạng mảnh (phải) trong các
mẫu muối biển thơ của Việt Nam........................................................................................
Hình 3.4: Phân bố kích thước các vi nhựa dạng sợi (trái) và dạng mảnh (phải) trong các
mẫu muối biển tinh iot của Việt Nam..................................................................................

Hình 3.5: Phân bố màu sắc của các vi nhựa trong các mẫu muối biển. (A: muối biển thơ,
B: Muối biển tinh chế).........................................................................................................
Hình 3.6: Các ví dụ về phổ FTIR của Vi nhựa được tìm thấy trong các mẫu muối biển.. 36
Hình 3.7: Sản lượng nhựa tự phân tủy trên thế giới (nguồn:[2])......................................
Hình 3.8: Bản đồ ban hành các luật quy định về việc sử dụng nhựa trên thế giới (nguồn:
[2])....................................................................................................................................... 41
4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số loại phụ gia sử dụng trong sản xuất nhựa và các nguy cơ đến sức khỏe
(nguồn: [3,4,5])............................................................................................................................................. 11
Bảng 1.2 Quy đinh về chất lượng muối thô của Việt Nam (nguồn: TCVN 3974:1984)....18
Bảng 1.3 Quy đinh về chất lượng muối tinh sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến thực
phẩm, y tế và các ngành công nghiệp khác (nguồn: TCVN 9639: 2013)................................ 18
Bảng 1.4 Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về ơ nhiễm vi nhựa trên thế giới và tại
Việt Nam........................................................................................................................................................... 22
Bảng 3.1 Nồng độ vi nhựa (hạt/kg) trong các mẫu muối ăn thô và tinh iốt. Các giá trị với
các chữ cái trên khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (α = 0,05)................................................. 30
Bảng 3.2 Loại muối và nồng độ vi nhựa trong muối thương phẩm trên thế giới.................32

5


MỞ ĐẦU
Nhựa và các sản phẩm từ nhựa có mặt ở hầu hết các đồ dùng trong gia đình, đặc
biệt ở các nước đang và kém phát triển, do nhựa có các ưu điểm như độ bền cao, dễ dàng
gia công và đặc biệt là giá thành rẻ. Cùng với sự thống trị của nhựa trong cuộc sống lồi
người thì rác thải nhựa cũng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường và hệ
sinh thái. Theo thống kê của Liên hợp tác Quốc tế năm 2018, trên 50% tổng lượng rác

thải nhựa ra đại dương là từ các nước nằm trong khu vực Biển Đông như Trung Quốc,
Indonesia, Philippine và Việt Nam (Hình 1.1). Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam là
nước có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới. Khối lượng rác thải nhựa
từ Việt Nam ra Biển Đông dao động khoảng 1,8 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng
lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới (Hình 1.1). Tuy nhiên, phần lớn người dân dường
như vẫn chưa có ý thức về những nguy hại từ ô nhiễm rác thải nhựa cũng như chưa có
những hành động cần thiết để bảo vệ mơi trường biển.

Hình 1.1: Lượng rác thải nhựa ra đại dương của một số quốc gia trên thế giới
(nguồn: [6])
Do đặc điểm cấu trúc là các polyme tổng hợp nhân tạo (polystyrene, polyester,
polyethylene...), rác thải nhựa là một dạng chất thải có tốc độ phân hủy trong mơi trường
biển rất chậm. Thông thường những mảnh rác thải nhựa lớn sẽ bị phân nhỏ ra dưới các
tác động cơ học thành các hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5 mm (gọi là microplastic).
Phải mất đến hàng trăm năm thậm chí cả hàng nghìn năm để một mảnh rác thải nhựa bị
phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên như
6


vậy, rác thải nhựa đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển, ảnh
hưởng trực tiếp tới sự sống của các loài sinh vật phù du, cá biển, các loài rùa biển cũng
như các loài chim biển. Hơn thế, do đặc tính kỵ nước của nhựa, chúng có khả năng hấp
phụ trên bề mặt một lượng lớn các chất ô nhiễm khác như PCBs, PAHs, thuốc trừ sâu
...Việc sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm nhựa có thể dẫn đến những quan ngại về
những hợp chất độc hại hấp phụ trên bề mặt nhựa có thể tích lũy trong cơ thể người và
qua thời gian dài có khả năng gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe.
Việt Nam là một trong những quốc gia có biển, nhiều địa phương có địa hình và
các đặc trưng phù hợp với nghề sản xuất muối biển. Trong vài thập niên gần đây, biển và
đại dương đang vô hình chung tiếp nhận rất nhiều rác thải do con người thải ra từ đất liền.
Trong số rác thải đó chủ yếu là rác thải nhựa. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời và

sóng biển, rác thải nhựa dần dần sẽ phân mảnh và trở thành các hạt vi nhựa trong mơi
trường biển. Các hạt vi nhựa này có mặt gần như mọi tầng nước biển từ mặt đến đáy biển.
Vì vậy, nguy cơ muối biển nhiễm các hạt vi nhựa là không tránh khỏi. Hiện nay, nhiều
nhà khoa học đã đưa ra được những bằng chứng thuyết phục cảnh báo muối nhiễm vi
nhựa hầu như có có mặt ở rất nhiều quốc gia ở mọi châu lục. Nghiên cứu của Zhang và cs.
(2021) đã báo cáo rằng 100% sản phẩm muối được thử nghiệm trên toàn thế giới có chứa
vi nhựa, trong số 27 loại polyme được tìm thấy thì 3 loại nhựa phổ biến nhất là PET, PP
và PE. Xét với liều lượng tiêu thụ 5g muối mỗi ngày cho một người trưởng thành (theo
khuyến nghị của WHO), thì con người hàng năm đã ăn hàng trăm hạt vi nhựa chỉ từ muối.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về ơ nhiễm nhựa tại Việt Nam cịn rất ít do các hạn chế về thiết
bị và kinh phí, đặc biệt là chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào được công bố về mức độ
ô nhiễm vi nhựa trong muối ăn tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là
(1) Xác định hàm lượng và bản chất vi nhựa trong các mẫu muối ăn được người dân Việt
Nam sử dụng hàng ngày, từ đó cho phép (2) đánh giá được mức độ ô nhiễm vi nhựa trong
muối biển thương mại tại Việt Nam; và (3) Đánh giá các ảnh hưởng của vi nhựa đến sức
khỏe con người cũng như (4) đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa một cách
phù hợp.

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình sản xuất và sử dụng nhựa tại Việt Nam và trên thế giới
Kể từ khi ra đời vào những năm 1870 - 1900, nguyên vật liệu nhựa (plastic) được
xem như một giải pháp thay thế nguồn tài nguyên khan hiếm và không bền vững như mai
rùa, ngà hoặc xương động vật. Nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống với
các đặc điểm nhẹ, bền và giá thảnh rẻ. Ngày nay, nhựa có mặt trong vơ số các sản phẩm
cơng nghiệp, hàng tiêu dùng và nhựa công nghệ gia dụng giúp chúng ta tiết kiệm năng
lượng, khí thải CO2, nước và trong ngành công nghiệp thực phẩm. Sản lượng nhựa sản
xuất ngày càng tăng do sự phát triển của công nghiệp thế giới. Tính từ năm 1950, sản

lượng nhựa sản xuất tồn cầu là 1,7 triệu tấn, thì đến năm 2017 sản lượng nhựa đã tăng
lên đến 348 triệu tấn (Hình 1.2). Với tốc độ sản xuất và tiêu thụ như hiên nay, ước tính
đến năm 2022 sản lượng nhựa sản xuất trên thế giới ước đạt 428 triệu tấn [1].

Hình 1.2: Sản lượng nhựa sản xuất trên thế giới từ 1950 đến 2017 (nguồn: [1,2])
So với các loại nguyên liệu truyền thống như kim loại, gỗ, thủy tinh, da, … vật liệu
nhựa có một số ưu điểm vượt trội :
- Khả năng chống ăn mòn, chống thấm: so với các loại nguyên liệu truyền thống như kim
loại hay gỗ thì khả năng chống bị ăn mịn do tác động của oxy hóa hay khả năng chống
thấm nước của vật liệu nhựa là tốt hơn.
- Dễ tạo hình và sản xuất: với nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại hay thủy tinh, vật
liệu nhựa giúp cơng việc tạo hình và chế tác sản phẩm trở nên dễ dàng hơn cũng như tiết
giảm được chi phí sản xuất.
- Khả năng tái sinh và tính đa dạng lớn: ngồi khả năng tái sinh tốt, ngun liệu nhựa cịn
có tính đa dạng hơn so với các loại nguyên vật liệu truyền thống.
8


Hiện nay, nhựa công nghiệp chủ yếu được chia làm 2 nhóm chính [1]:
- Nhựa nhiệt dẻo: là loại vật liệu nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy sẽ biến đổi
về hình dạng vật lý và giữ lại hình dạng đó khi giảm nhiệt độ. Q trình này có thể áp
dụng nhiều lần khiến cho nhựa nhiệt là vật loại có khả năng tái sinh rất cao. Một số loại
nhựa nhiệt dẻo phố biến đó là PE và các dẫn xuất (HDPE, LDPE, LLDPE), PP, PVC,
PS… Vì đặc tính linh hoạt, chi phí sản xuất rẻ hơn nhựa nhiệt rắn nên nhiệt dẻo chiếm
khoảng 75 % cơ cấu tiêu thụ toàn cầu
- Nhựa nhiệt rắn: là loại vật liệu nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ nhất định sẽ biến đổi cả
về hình dạng vật lý lẫn tính chất hóa học tạo ra cấu trúc khơng gian ba chiều và khơng thể
nóng chảy lại được nữa, do đó nhựa nhiệt cứng khơng có khả năng tái sinh. Một số loại
nhựa nhiệt rắn phổ biến là epoxy, vinyle, melamine…
Trong các loại sản phẩm đầu ra của vật liệu nhựa (Hình 1.3) thì bao bì đóng gói

chiếm tỷ lệ nhiều nhất (30%) bao gồm các loại túi nilon, bao bì màng phức, chai nhựa…
phục vụ chủ yếu cho các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống và các chuỗi bán lẻ, siêu thị.
Tiếp theo là nhựa phục vụ trong ngành xây dựng (chiếm 17%) bao gồm các sản phẩm
ống nước, của nhựa, tấm sàn, tấm trần…Nhựa trong ngành sản xuất sản phẩm nhựa - gia
dụng chiếm khoảng 10%.

Hình 1.3: Cơ cấu sản phẩm nhựa đầu ra (nguồn: [1])
Theo ước tính của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), mức tiêu thụ nhựa bình qn
đầu người tại Việt Nam có xu hướng tăng cao qua các năm. Nếu như năm 2008, mức tiêu
thụ nhựa bình quân đầu người đạt 22 kg/người/năm; năm 2010 là 30 kg/người/năm thì
hiện nay con số này đạt trên 35 kg/người/năm. Nhưng mức tiêu thụ này vẫn thấp hơn so
mức bình quân 37 kg/người trong năm 2012 trên thế giới và mức 120 kg/người tại Hoa
Kỳ hay châu Âu. Theo dự báo của các chuyên gia, mức tiêu thụ nhựa bình quân của
người dân Việt Nam sẽ tăng lên 45 kg/người vào năm 2020 (Hình 1.4).
9


Hình 1.4: Nhu cầu tiêu thụ nhựa trung bình quan các năm tại Việt Nam (nguồn:[2])

Hình 1.5: Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam và trên thế giới (nguồn
[2])
Tuy nhiên, việc quản lý chất thải nhựa chưa được chú ý dấn đến sự ô nhiễm rác
thải trên tồn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường, sinh thái và con người. Ô nhiễm
nhựa đang trở thành một vấn đề lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
1.2 Phụ gia sử dụng trong sản xuất nhưa
Phụ gia là các hóa chất được thêm vào một cách có chủ ý trong q trình sản xuất
nhựa để tạo ra chất lượng nhựa như màu sắc, độ trong suốt và để nâng cao hiệu suất của
các sản phẩm nhựa nhằm cải thiện khả năng chống phân hủy bởi nhiệt độ, bức xạ ánh
sáng, nấm mốc, vi khuẩn, độ ẩm, cơ, nhiệt... Các chất phụ gia được thêm vào nhựa có thể
là đất sét, silica, thủy tinh, phấn, bột talc, amiăng, alumin, rutil, muội than, và ống nano

cacbon, các muối cadimi, bari hoặc chì hữu cơ hoặc vơ cơ… [3]. Đối với thuốc nhuộm
polymer gồm các hợp chất vơ cơ (chứa kim loại nặng), hữu cơ (nhóm các chất azo, sắc tố
phthalocyanin, sắc tố anthraquinon…); Chất bôi trơn và chất chống dính có thể được
thêm vào nhựa gồm canxi hoặc magie stearat [3]. Mặc dù các chất phụ gia giúp cải thiện
các đặc tính của các sản phẩm nhựa, nhưng nhiều chất phụ gia trong số đó được xếp vào
10


loại độc hại và có khả năng gây ơ nhiễm đất, khơng khí, nước và gây độc đối với sức
khỏe con người (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Một số loại phụ gia sử dụng trong sản xuất nhựa và các nguy cơ đến sức khỏe
(nguồn: [3,4,5])

1.3 Phân loại rác thải nhựa và nguồn gốc rác thải vi nhựa trong môi trường
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đơ thị hóa và sự gia tăng
dân số, tình hình phát sinh chất thải nhựa và thải bỏ túi nilon khó phân hủy có xu hướng
gia tăng qua các năm gây áp lực đến mơi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Tại Việt Nam, rác thải nhựa chủ yếu là túi nilon, các loại vỏ chai nhựa, các sản
phẩm nhựa dùng một lần. Các loại rác thải nhựa nhựa khó thu hồi, tái chế phát sinh từ các
hoạt động sinh hoạt tiêu dùng, các hoạt động kinh tế xã hội bao gồm các hoạt động đóng
gói, đồ dùng sinh hoạt gia đình, sản phẩm nơng nghiệp, công nghiệp, xây dựng, du lịch.
11


Hầu hết chất thải nhựa có tốc độ phân hủy sinh học rất nhỏ, sẽ vỡ thành những hạt nhỏ
hơn và sau đó trở thành vi nhựa là các hạt nhựa có đường kính dưới 5 mm [4].

Hình 1.6 : Phân loại rác thải nhựa theo kích thước (nguồn:[5]). Chú thích: Types of
marine biota adversely affected: các loại quần xã sinh vật biển bị ảnh hưởng xấu; Types
of plastic waste: phân loại rác thải nhựa. Plastic types: Loại nhựa)

Vi nhựa (MiP) được định nghĩa là "các hạt rắn tổng hợp hoặc vật liệu có cấu trúc
cao phân tử, có hình dạng đều đặn hoặc khơng đều với kích thước từ 1 μm đến 5 mm, có
nguồn gốc từ tổng hợp, khơng hịa tan trong nước" (Hình 1.6, [6]). Vi nhựa có 2 nhóm
chính: vi nhựa sơ cấp, ngun phát là nhựa được chủ ý thiết kế với kích thước rất nhỏ gọi
là microfiber, có nhiều trong các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp như kem đánh răng, bột
giặt, mỹ phẩm hay trong cơng nghệ sơn khí để làm sạch rỉ sét, sơn keo máy móc, động cơ,
vỏ thuyền…; Vi nhựa thứ cấp thứ phát là các mảnh nhựa rất nhỏ sản sinh từ sự phân hủy
các mảnh nhựa lớn hơn do các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học gây ra [4-6].
1.4 Ảnh hưởng của ơ nhiễm vi nhựa đến hệ sinh thái và sức khỏe con người
Hiện nay, Việt Nam tiêu thụ khoảng 80 triệu tấn nhựa và gần 50% sản lượng nhựa
được sản xuất với mục đích thiết kế sử dụng một lần và sau đó thải bỏ [1,2]. Trong tổng
lượng chất thải nhựa loại bỏ, chỉ có một phần nhỏ được thu hồi tái chế, một phần được xử
lý bằng biện pháp thiêu đốt hoặc chơn lấp. Trung bình một gia đình Việt Nam sử dụng
hàng ngày khoảng 10 túi nilon các loại, trung bình mỗi hộ sử dụng 1kg túi nilon mỗi
tháng. Lượng rác thải nhựa và túi nilon của cả nước chiếm khoảng 10-12% tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt. Trong năm 2020, cả nước phát sinh khoảng 2.6-2.9 tấn rác thải
nhựa/năm [7]. Một lượng lớn rác thải nhựa không được thu gom trôi nổi trên các vùng
12


đất ngập nước, ao, hồ, các vùng cửa sông, ven biển… gây ô nhiễm môi trường sống, đặc
biệt là các đại dương, gây nguy hại cho các loài động vật dưới nước và gây ra nhiều tác
hại đối với sức khỏe con người. Vì đặc tính khơng tan và khó phân phủy nên có hàng
ngàn hạt vi nhựa tích tụ trong cơ thể động thực vật và xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Việc
sử dụng các sinh vật biển và các sản phẩm từ biển có chứa hạt vi nhựa làm thức ăn có thể
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hình 1.7: Rác thải nhựa ngồi mơi trường và tác động đến động vật (nguồn: Internet)
Các tác động bất lợi đối với sinh vật tiếp xúc với vi nhựa có thể được chia thành
hai loại: tác động vật lý và tác động hóa học. Đối với tác động vật lý, đó là các tác động

liên quan đến kích thước hạt, hình dạng và nồng độ của vi nhựa. Cịn đối với tác động
hóa học sẽ liên quan đến các hóa chất nguy hiểm chứa sẵn trong nhựa (ví dụ các chất phụ
gia), hoặc hấp phụ các hóa chất ô nhiễm khác nhau từ môi trường lên bề mặt vi nhựa.
Sự có mặt của một lượng lớn vi nhựa trong các hệ sinh thái thủy sinh có tác động
tiêu cực đến sức khỏe sinh vật thủy sinh, động vật phù du hoặc động vật ở các bậc dinh
dưỡng thấp. Các sinh vật này có thể nhầm tưởng vi nhựa với thức ăn và vơ tình ăn phải.
Sự tích lũy vi nhựa trong cơ thể động vật có thể gây ra các nguy cơ đối với sức khỏe của
chúng như làm tắc khí quản gây ngạt thở, hoặc tác động xấu tới hệ tiêu hóa, là nguyên
nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Khi các loài sinh vật ăn phải vi nhựa, chúng sẽ
là vật trung gian tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến việc lan
truyền và tích lũy vi nhựa cũng như các chất ô nhiễm khác từ các sinh vật bậc thấp đến
13


các sinh vật bậc cao và cuối cùng là trong cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn. Như
vậy, khi chúng ta tiêu thụ các loài này trong bữa ăn hàng ngày thì cũng có nghĩa là sẽ ăn
trực tiếp vi nhựa vào cơ thể, dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe do vi nhựa và các chất ô
nhiễm khác bám trên bề mặt nhựa gây ra.

Hình 1.8: Nồng độ các vi nhựa được tìm thấy trong đường tiêu hóa của các lồi sinh vật
biển (nguồn: [3])
Nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố gần đây [7-13] cho thấy, nano và micro
plastic có mặt trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, từ nhóm thực phẩm chế biến sẵn
(ví dụ trong đường có khoảng 0.44 vi nhựa/g, trong mật ong có khoảng 0.03 vi nhựa/g,
trong muối hàm lượng vi nhựa có khoảng 0.11 vi nhựa/g, 0.03 vi nhựa/ml được tìm thấy
trong rượu, bia và 0.09 vi nhựa/ml được tìm thấy trong chai nước uống đóng sẵn…); hay
các lồi thủy hải sản (ví dụ trong các lồi động vật thân mềm như vẹm, hàu hay sị điệp
có khoảng 10.5 vi nhựa/g, trong khi các lồi vật giáp xác như tơm, cua có chứa khoảng
8.6 hạt/g, cịn trong các lồi cá khoảng 3 vi nhựa/g), thậm chí cả ở trong rau và trái cây
cũng tìm thấy vi nhựa. Con người khơng chỉ hấp phụ một lượng lớn vi nhựa thông qua

con đường ăn uống mà cịn có thể thơng qua q trình hít thở khơng khí có chứa vi nhựa
[14]. Sau khi ăn phải những hạt nhựa này, những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 150 μm
sẽ đi qua biểu mơ đường tiêu hóa, trong đó những hạt có kích thước nhỏ (<20 μm) sẽ
xuyên qua màng tế bào đi sâu vào các cơ quan nội tạng, thậm chí có thể thẩm thấu vào
các thành mạch máu. Mặc dù hơn 90% hạt nhựa có thể được loại bỏ thơng qua hệ thống
bài tiết của con người [3] nhưng do nhựa là các chất khơng/khó phân hủy nên chúng sẽ
trở thành chất có khả năng tích lũy sinh học [8,9], từ đó sẽ gây ra các tác động đến hệ
14


thống miễn dịch và sức khỏe tế bào của cơ thể người [3,10,12]. Thậm chí, các hạt nano
nhựa cũng có thể đi qua hàng rào máu não và gây rối loạn hành vi [13]. Những nghiên
cứu gần đây đã chỉ ra rằng có 9 loại hạt nhựa đã được tìm thấy trong cơ thể con người,
phổ biến nhất là nhựa PP và nhựa PET thường thấy trong bao bì đồ ăn, thức uống (Hình
1.9) [14].

Hình 1.9: Các loại nhựa được tìm thấy trong cơ thể người (nguồn: [14])
Ngồi ra, những hạt nhựa này còn chứa một hàm lượng các hợp chất hóa học độc
hại (Bảng 1), ví dụ: polychlorinated biphenyls, kim loại (cadmium, chì, selen, crom), phi
kim loại và phụ gia/monome; khi đó, các chất hóa học này sẽ được giải phóng ra sau khi
xâm nhập vào cơ thể con người theo các vi nhựa, từ đó sẽ trở thành các tác nhân gây
bệnh. Trước thực tế này, các hạt nhựa đã được coi là vật trung gian quan trọng của nhiều
chất ô nhiễm ưu tiên [3,15,16] được liệt kê trong Cơng ước Stockholm vì những ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người [17,18].
1.5 Sản xuất muối tại Việt Nam
Muối ăn với thành phần chính là NaCl chiếm trên 90% về khối lượng là một
khoáng chất được sử dụng như một loại gia vị để cho thêm vào thức ăn. Ngồi thành
phần chính là NaCl thì trong muối cịn chứa các tạp chất khác như MgCl 2, MgSO4,
CaSO4, KCl, bùn, cát… Muối có rất nhiều dạng khác nhau như muối thơ, muối tinh, muối
bổ sung iot… và có nguồn gốc khác nhau như muối biển, muối hồ hay muối đá (Hình

1.10). Ngồi ra, muối cịn được chia theo mục đích sử dụng như muối bàn, muối bếp,
muối cơng nghiệp, muối dùng cho chế biến thủy hải sản…

15


Hình 1.10: Hình ảnh một số loại muối trên thị trường (nguồn: Internet)
Việt Nam với lợi thế có bờ biển dài 3.260 km cùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
nước biển có độ mặn cao (từ 3.2-3.5%) nên có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản
xuất muối. Hiện nay, cả nước có 21 tỉnh ven biển sản xuất muối nhưng diện tích sản xuất
muối tập trung chính ở các tỉnh như: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ
Chí Minh, Bến Tre, Khánh Hịa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định, Thanh
Hóa... Muối ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất bằng 2 phương pháp chính là: phương
pháp bay hơi mặt bằng (bao gồm 2 phương pháp: Phương pháp phơi cát thủ công ở miền
Bắc và miền Trung; phương pháp phơi nước chủ yếu được sử dụng ở miền Nam (Hình
1.11) [19]); và phương pháp nấu : bay hơi cưỡng bức (cô đặc nồi hơi hoặc bay hơi chân
khơng, Hình 1.12). Phương pháp bay hơi mặt bằng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí nhưng
tính chủ động trong sản xuất khơng cao vì phương pháp này phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết, mặt khác do thiết bị kết tinh muối “lộ thiên” nên rất khó vệ sinh theo ý
muốn và khó thực thi các biện pháp kỹ thuật nhằm thu được sản phẩm có chất lượng theo
ý muốn. Để chủ động hồn tồn trong sản xuất và chất lượng sản phẩm, người ta dùng
phương pháp nấu. Cơ sở khoa học khoa học của công nghệ sản xuất muối bằng phương
pháp nấu là đưa dung dịch nước chạt bão hòa đến trạng thái nhiệt độ cao bằng nguồn
nhiệt nhân tạo và giữ nguyên trạng thái đó để nước ngọt bay hoặc bốc hơi, muối NaCl
sạch kết tinh cho đến khi dung dịch đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

16


Hình 1.11: Phương pháp sản xuất muối tại Việt Nam: Phơi cát (trái) và phơi nước trên

bạt (phải). (Nguồn: Internet)

Hình 1.12: Quy trình sản xuất muối thơ bằng phương pháp nấu (nguồn: [19])
Nếu muối thô sản xuất ở các đồng muối bằng phương pháp bay hơi mặt bằng cần
phải xử lý (chế biến - tinh chế) thì mới sử dụng làm thực phẩm được, thì muối thơ sản
xuất bằng phương pháp nấu cho muối có độ tinh sạch cao hơn, gọi là muối tinh khiết. Tuy
nhiên, phương pháp nấu - bay hơi cưỡng bức đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, thiết bị cao và tiêu
tốn nhiều năng lượng, từ đó đẩy giá thành của muối lên cao nên không được áp dụng để
sản xuất muối đồng loạt.

17


Bảng 1.2: Quy đinh về chất lượng muối thô của Việt Nam (nguồn: TCVN 3974:1984)

Bảng 1.3: Quy đinh về chất lượng muối tinh sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến
thực phẩm, y tế và các ngành công nghiệp khác (nguồn: TCVN 9639: 2013)

18


- Kỹ thuật sản xuất muối tinh: Hiện nay có 2 kỹ thuật để sản xuất muối tinh là phương
pháp nghiền - rửa và phương pháp rửa - nghiền - rửa (hình 1.13, [19]). Cả hai phương
pháp này đều trải qua q trình nghiền muối thơ thành muối tinh đến kích thước khoảng
2-3 mm và phần lớn các tạp chất đã được loại bỏ. Muối thu được từ hai kỹ thuật này có
thể được sử dụng làm muối ăn hoặc được pha trộn thêm các hợp chất có lợi (ví dụ iot)
trước khi đem ra thị trường tiêu thụ.

Hình 1.13: Kỹ thuật sản xuất muối tinh tại Việt Nam [19].
1.6 Sử dụng muối tại Việt Nam và các tiềm ẩn về sức khỏe

Muối là một gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của con người, đồng thời là
thực phẩm lý tưởng nhất để bổ sung iot. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), một người trưởng thành trung bình 1 ngày nên tiêu thụ một lượng muối tối đa là
5g (tương đương với 1 thìa cà phê). Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo điều tra của Viện dinh
dưỡng quốc gia Việt Nam năm 2018, trung bình 1 người trưởng thành ở Việt Nam tiêu
thụ trung bình khoảng 9.4 g/ngày, nghĩa là gấp đơi so với khuyến nghị của WHO.
Nguyên nhân của việc người Việt Nam ăn mặn một phần đến từ thói quen ăn uống, một
phần là do Việt Nam rất phong phú về các loại gia vị, từ mắm, muối, hạt nêm, bột canh,
mắm nêm, mắm tép… Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe
như bệnh tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ
19


tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn nhiều muối cịn làm tăng nguy cơ gây suy thận,
lỗng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày [20].
Ngoài các nguy cơ về bệnh tật đã được báo cáo vì ăn nhiều muối thì hiện nay, vấn
đề ô nhiễm vi nhựa trong muối biển cũng đang trở thành mối nguy cơ tiềm tàng đối với
sức khỏe con người. Một phần vì trong nhựa chứa sẵn các hợp chất hóa học gây nguy hại
đối với con người, đồng thời cịn có thể hấp phụ các hóa chất khác nhau trong môi trường
càng làm cho chúng độc hại hơn, một phần vì nhựa là hợp chất kỵ nước và khó phân hủy,
sẽ tồn tại lâu dài và tích tụ trong cơ thể con người, gây ra các nguy cơ bệnh tật nguy hiểm
khác. Các nghiên cứu được công bố đã chỉ ra rằng, khi hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể,
nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người [8-12].
Khi đó, chúng ta có thể bị mất cân bằng hc mơn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các
bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn
dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác (Bảng 1.2).

Hình 1.14: Ô nhiễm vi nhựa trong muối trên thế giới [22]. Chú thích: MP abundance:
hàm lượng vi nhựa (đơn vị: n/kg - hạt/kg), Sea salts: muối biển, rock salts: muối đá, lake
salts: muối hồ.

Nghiên cứu mới nhất của Kim and Song, 2021 [21] đã chỉ ra rằng vi nhựa hiện
diện 100% trong các mẫu muối biển nghiên cứu với các nồng độ khác nhau, mức độ ô
nhiễm vi nhựa cao nhất được ghi nhận được ở Croatia (2×10 4 hạt/kg), tiếp theo là
Indonesia (1,4×104 hạt/kg), Ý (8,2×103 hạt/kg), Hoa Kỳ (8,0×102 hạt/kg) và Trung Quốc
(6,8×102 hạt/kg). Như vậy, ơ nhiễm vi nhựa trong muối ăn rõ ràng là hiện hữu. Tuy nhiên
hiện nay các bằng chứng khoa học vẫn chưa đủ thuyết phục để đề xuất các quy định
về giới hạn cho phép hàm lượng các vi nhựa trong nước và thực phẩm.
20


Việc này địi hỏi cần có sự đầu tư cho các nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của vi nhựa
và nano nhựa lên sức khỏe con người.
1.7 Tình hình nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa trên thế giới và tại Việt Nam
Mặc dù sự hiện diện của vi nhựa trong đời sống hàng ngày của con người đã từ rất
lâu nhưng chỉ từ những năm 2000, nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa mới thực sự bắt đầu.
Đáng chú ý trong giai đoạn này là nghiên cứu của Thompson và cs., 2004 đã tìm thấy vi
nhựa trong các mẫu trầm tích tại biển ở Anh cũng như trong các mẫu sinh vật phù du.
Nhưng thực sự từ năm 2013 trở lại đây, các nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa mới phát triển
mạnh mẽ và gia tăng số lượng lớn các cơng trình nghiên cứu. Các nghiên cứu hiện tại
trên thế giới về ô nhiễm vi nhựa đang tập trung vào các vấn đề sau:
ăn;

nguồn gốc của vi nhựa trong môi trường, hệ sinh thái và trong chuỗi thức

-

các phương pháp xác định hình dạng và bản chất vi nhựa;

mức độ ô nhiễm của vi nhựa trong các dạng mơi trường, sinh vật và thực phẩm
khác nhau;

các chất hóa học nguy hiểm do ô nhiễm nhựa gây ra;
-

tác hại của vi nhựa tới môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người…

Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới về ơ nhiễm vi nhựa được tóm tắt trong
Bảng 1.4.
Nếu trên thế giới đã tập trung nghiên cứu từ rất lâu về ô nhiễm vi nhựa trong môi
trường và chuỗi thức ăn, cũng như đưa ra nhiều cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn đến hệ
sinh thái và sức khỏe con người, thì ở Việt Nam ô nhiễm vi nhựa thực sự được quan tâm
chỉ từ những năm 2020. Tuy nhiên do các hạn chế về con người, cơ sở vật chất cũng như
kinh phí nên nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa tại Việt Nam chưa có nhiều. Năm 2019-2021,
dự án COMPOSE (Xây dựng mạng lưới nghiên cứu về ô nhiễm nhựa tại Việt Nam) đã
được thực hiện dưới sự tài trợ của Hiệp Hội Châu Âu và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Đây là dự án nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa trong mơi trường nước và trầm tích tại các vùng
cửa sơng và bãi biển, đầm, vịnh đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam có quy mơ lớn tại 7
tỉnh thành trên cả nước. Kết quả nghiên cứu của dự án đã chỉ ra rằng ở các con sông, vi
nhựa thể hiện sự biến đổi nồng độ đa dạng từ 2,3 hạt/m 3 ở sông Hồng đến 2.522 hạt/m 3 ở
sông Tô Lịch. Trong các vịnh, nồng độ vi nhựa thay đổi từ 0,4 hạt/m 3 ở vịnh Cửa Lục đến
28,4 hạt/m3 ở cửa sông Dinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có một cơng trình nghiên
cứu khoa học nào được công bố về ô nhiễm vi nhựa trong muối biển
21


(Bảng 1.4). Các kết quả nghiên cứu thu được từ đề tài này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
khơng chỉ đối với người dân mà cả chính quyền trong việc đánh giá, kiểm sốt ơ nhiễm vi
nhựa, là cơ sở khoa học để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về các mối nguy cơ do ô
nhiễm vi nhựa gây ra, đồng thời để tất cả chúng ta chung tay hành động và đưa ra các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa một cách phù hợp.
Bảng 1.4: Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về ơ nhiễm vi nhựa trên thế giới và Việt

Nam

22


Bảng 1.4: Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về ô nhiễm vi nhựa trên thế giới (tiếp)

23


CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1 Thu mua nguyên vật liệu
Trong nghiên cứu này, 9 mẫu muối biển tinh iốt (được sản xuất tại các tỉnh Thái
Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu
và Bà Rịa - Vũng Tàu) và 4 mẫu muối biển thô (có nguồn gốc tại Thái Bình, Thanh Hóa,
Bạc Liêu và Bà Rịa - Vũng Tàu) đã được thu mua tại các siêu thị Lotte Mark, Coop-mark
và VinMark, TP. Vũng Tàu. Các mẫu muối biển được đóng gói sẵn (~ 500 g) và được
chọn ngẫu nhiên trên kệ. Tất cả các bao bì muối thương mại đều được làm bằng nhựa.
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng túi nhựa không
ảnh hưởng đến nồng độ của vi nhựa trong muối [22-24]. Tên thương mại của các sản
phẩm này khơng được cơng khai vì các lý do riêng.
2.2 Quy trình xử lý và phân tích mẫu
Tất cả các mẫu muối đều được xử lý dựa trên quy trình tham khảo từ các nghiên
cứu đã cơng bố của Kim và cs., 2018, Renzi and Blaskovic, 2018; Iniguez và cs., 2017;
Yang và cs., 2015 [22-25] (Hình 2.1).
Thuyết minh quy trình xử lý mẫu:
- Bước 1. Chuẩn bị nước máy lọc sẵn: Nước máy được lọc bằng bộ lọc thủy tinh bơm
chân khơng và dùng giấy lọc có ng kớnh l 1.6 àm (Whatmanđ GF/A Glass
microfiber filter), sau đó được trữ trong các bình thủy tinh đậy kín. Nước máy lọc sẵn này
được dùng cho tất cả các bước xử lý tiếp theo.

- Bước 2. Phân hủy hợp chất hữu cơ có trong mẫu: Muối trong mỗi túi được trộn đều
bằng muỗng kim loại. Từ đây, lấy ra 100 g muối (ghi số liệu cân chính xác) từ mỗi túi
muối và chứa trong cốc thủy tinh 1.5 L đã rửa sạch trước, đậy cốc lại bằng giấy
Aluminum. Sau đó, cho vào mỗi cốc 100 ml dung dịch H 2O2 17.25%, lắc nhẹ rồi đặt cốc
trong tủ sấy ở 50 °C trong vịng 24 giờ để phân hủy tồn bộ hợp chất hữu cơ có trong các
mẫu muối.
- Bước 3. Hịa tan và lọc mẫu: Sau q trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, các mẫu
muối được hòa tan với 800 ml nước máy đã lọc sẵn (ở bước 1), dùng đũa thủy tinh khuấy
nhẹ nhàng để cho muối tan toàn bộ. Để dung dịch lắng xuống. Dung dịch muối sau đó
được lọc phần trong bằng bộ lọc thủy tinh hút chân không và giấy lọc GF/A đường kính
1.6 µm. Phần cặn dưới đáy bình được loại bỏ. Giấy lọc sau đó được sấy ở 40 °C trong
24


×