Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp kinh tế quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế nhựa tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 150 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-------- --------

VŨ TRỌNG TÍN

GIẢI PHÁP KINH TẾ - QUẢN LÝ NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG
NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY

HÀ NỘI, 2012


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2012



Vũ Trọng Tín

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cá nhân tơi được gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ
giáo trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong viện sau đại học
đã trang bị cho tơi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong
học tập và nghiên cứu.
ðặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Vũ Thị
Phương Thụy ñã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn
tơi những hướng đi cụ thể, giúp tơi hồn thành nghiên cứu này.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài
ngun mơi trường, Cục Thống kê, Sở Cơng thương….trong q trình tiến
hành nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi trong thời gian
học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2012

Tác giả luận văn

VŨ TRỌNG TÍN


Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Dnh mục từ viết tắt

vi

Dnh mục bảng

vii

Dnh mục hình

ix


1.

MỞ ðẦU

i

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1

Mục tiêu chung

3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

3


1.3

ðối tượng nghiên cứu

4

1.4

Phạm vi nghiên cứu

4

1.4.1

Phạm vi nội dung nghiên cứu

4

1.4.2

Phạm vi thời gian

4

1.4.3

Phạm vi không gian

4


2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Cơ sở lý luận

5

2.1.1

Làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề

5

2.1.2

Lý luận về giải pháp kinh tế-quản lý môi trường làng nghề tái
chế nhựa

15

2.2

Cơ sở thực tiễn của ñề tài


26

2.2.1

Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở các nước

26

2.2.2

Tổng quan tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam

31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

iii


3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

43

3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu


43

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên

43

3.1.2

ðiều kiện kinh tế-xã hội

45

3.1.3

Vài nét về tình hình kinh tế của tỉnh

52

3.2

Phương pháp nghiên cứu

58

3.2.1

Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu


58

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

58

3.2.3

Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người
dân (PRA)

59

3.2.4

Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu

60

3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

61

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


63

4.1

Thực trạng sản xuất và ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái
chế nhựa

4.1.1

63

Thực trạng sản xuất tái chế nhựa tại các làng nghề TCN tỉnh
Hưng n

63

4.1.2

Tình hình ơ nhiễm làng nghề tái chế nhựa

66

4.1.3

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

72

4.1.4


Ảnh hưởng của ô nhiễm mơi trường đến đời sống kinh tế xã hội

76

4.2

ðánh giá thực hiện các giải pháp kinh tế-quản lý khắc phục ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế nhựa

4.2.1

ðánh giá chung về cơ sở pháp lý và các điều kiện quản lý mơi
trường làng nghề TCN của tỉnh

4.2.2

81
81

Tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế-đầu tư trong phát triển làng
nghề tái chế nhựa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

90
iv


4.2.3


Tình hình thực hiện các giải pháp quản lý và kiểm sốt ONMT làng
nghề tái chế nhựa

4.2.4

Những thách thức đặt ra cho cơng tác quản lý-kiểm sốt ONMT làng
nghề tái chế nhựa

4.3

94
106

Phương hướng và giải pháp kinh tế - quản lý nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhựa trên ñịa bàn tỉnh
Hưng Yên

109

4.3.1

Phương hướng phát triển làng nghề TCN tỉnh Hưng Yên

109

4.3.2

Giải pháp pháp kinh tế - quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường làng nghề tái chế nhựa tỉnh Hưng Yên


112

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

126

5.1

Kết luận

126

5.2.

Kiến nghị

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

130

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VSMT

Vệ sinh môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

KHKT

Khoa học kỹ thuật

CNH-HðH

Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa

TCN

Tái chế nhựa

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

ONMT


Ơ nhiễm mơi trường

CCN

Cụm cơng nghiệp

CN-TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

KT-XH

Kinh tế-xã hội

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

HTX

Hợp tác xã

GTSX

Giá trị sản xuất


UBND

Ủy ban nhân dân

CTR

Chất thải rắn

ðTM

Báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang


2.1

Phân loại và nguồn sử dụng nhựa [4]

14

3.1

Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Hưng n giai ñoạn 2009-2011

46

3.2

Tình hình lao ñộng tỉnh Hưng Yên năm 2009 - 2011

49

3.3

GDP và cơ cấu GDP tỉnh Hưng Yên (giá hiện hành)

52

3.4

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh

55


3.5

Hiện trạng làng nghề tỉnh Hưng n phân theo nhóm

57

3.6

Thống kê các mẫu điều tra tại các làng nghề nghiên cứu của ñề tài

58

4.1

Phân bố và quy mơ các cơ sở TCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

64

4.2

Sản xuất làng nghề tái chế nhựa năm 2011

65

4.3

Kết quả đo hơi khí độc của làng nghề TCN tỉnh Hưng Yên

70


4.4

Kết quả ño tiếng ồn làng nghề TCN tỉnh Hưng n

71

4.5

Tình hình lao động và sử dụng lao động làng nghề TCN năm 2011

73

4.6

Tình hình thu gom nhựa tái chế tại các làng nghề TCN năm 2011

75

4.7

Tác ñộng của một số yếu tố trong nước thải tới sức khỏe con người

77

4.8

Một số bệnh thường mắc ở nhóm hộ điều tra năm 2011

79


4.9

Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý mơi trường tỉnh Hưng n

86

4.10

Trang thiết bị chính tại Trung tâm quan trắc mơi trường Hưng n

88

4.11

Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Hưng Yên

89

4.12

Quy hoạch khu bãi rác tập trung tại các làng nghề tái chế nhựa

94

4.13

Tình hình thu phí nước thải cơng nghiệp của tỉnh Hưng n
năm 2011

97


4.14

Thanh tra kiểm tra các ñơn vị SXKD trên ñịa bàn tỉnh

98

4.15

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung quản lý môi trường

99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

vii


4.16

Cộng ñồng tham gia BVMT làng nghề TCN

101

4.17

Mục tiêu phát triển làng nghề TCN ñến năm 2020

112


4.18

Quy hoạch khu cụm cơng nghiệp làng ngề tái chế nhựa tỉnh
Hưng n đến năm 2015

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

115

viii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Cơ cấu GDP tỉnh Hưng n năm 2009

53

3.2

Cơ cấu GDP tỉnh Hưng n năm 2011


53

4.1

Sơ đồ cơng nghệ tái chế nhựa kèm dịng thải [5]

67

4.2

Tình hinh một số bệnh thường mắc năm 2011

79

4.3

Sơ ñồ tổ chức các cơ quan quản lý môi trường

85

4.4

Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã [5]

117

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

ix



1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có
2.790 làng nghề với khoảng 11 triệu lao ñộng, kinh doanh khoảng 60 ngành
nghề thủ công, phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sơng Hồng (chiếm
khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%). Sự
phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở các ñịa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nơng nghiệp chỉ đạt 20% - 40% [1]. Làng
nghề thực sự đóng vai trị quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực
tiếp giải quyết việc làm cho người lao ñộng trong lúc nơng nhàn, góp phần
tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao ñộng.
Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh
tế. Những thay ñổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức
ñối với các làng nghề trong quá trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng
nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngồi. ðó là
những mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều năm qua, mà phần
nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ công
mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ.... Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề
nước ta đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày
càng tăng. Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới ñạt 450 triệu USD, thì
năm 2010 đã tăng lên 1,5 tỷ USD [2].
Cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng ñang phải ñối
mặt với nhiều thách thức, trong ñó có vấn đề phải bảo vệ mơi trường làng
nghề theo hướng phát triển bền vững. Hiện nay, môi trường của không ít làng
nghề đang bị suy thối trầm trọng. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


1


ñã và ñang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác ñộng trực tiếp tới sức
khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn ñề bức xúc. Theo báo cáo Môi
trường quốc gia năm 2008, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề
có nguồn gốc chủ yếu từ ñốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa
chất trong dây chuyền sản xuất; ơ nhiễm mơi trường nước do nước thải phát
sinh từ quá trình sản xuất; ô nhiễm môi trường ñất do chất thải rắn sinh ra. Ơ
nhiễm mơi trường làng nghề là ngun nhân gây ra các dịch bệnh cho người
dân ñang lao ñộng và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại
các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần ñây, tập trung
vào một số bệnh, như: các bệnh ngồi da, bệnh đường hơ hấp, tiêu hóa, thần
kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt… ñặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ung
thư tương ñối cao ở một số làng nghề. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi
thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm ñi, thấp hơn
10 năm so với tuổi thọ trung bình tồn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so
với làng khơng làm nghề [3]. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề cịn gây ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt ñộng phát triển kinh tế - xã hội của chính làng
nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế khơng nhỏ và dẫn đến những xung đột
mơi trường trong cộng đồng.
Hưng n có các làng nghề tái chế nhựa tuy là những làng nghề mới
nhưng phát triển khá nhanh, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, làng q có nhiều đổi mới,…song bên cạnh đó vấn đề mơi
trường ở ñây cũng là vấn ñề cấp bách. Bởi, các cơ sở sản xuất đều có quy mơ
nhỏ, sản xuất manh mún, mang tính tự phát, đầu tư kỹ thuật chắp vá, tài chính
hạn chế, trình độ người sử dụng lao ñộng và chất lượng nguồn lao ñộng
thấp,…
Câu hỏi ñặt ra là: với tình trạng ơ nhiễm mơi trường làng nghề ñã và
ñang diễn ra với diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm sốt, vậy ngun

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

2


nhân chủ yếu của vấn đề này là gì? Cần có những định hướng và giải pháp
kinh tế-quản lý hiệu quả nào để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường ở các làng
nghề tái chế nhựa ñến mức ñộ cho phép? Vai trị của cơng tác quản lý mơi
trường như thế nào? để có thể cải thiện tình trạng này nhằm hướng tới sự phát
triển bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu ñó, học viên chọn ñề tài "Giải pháp kinh tếquản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế
nhựa tỉnh Hưng Yên".
ðề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trường của
khu vực làng nghề tái chế nhựa và ñề xuất giải pháp kinh tế-quản lý khả thi nhằm
hạn chế ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ơ nhiễm mơi trường và vấn đề kinh tếquản lý về mơi trường ở các làng nghề tái chế nhựa làm cơ sở ñề xuất các giải
pháp kinh tế-quản lý khả thi nhằm khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các
làng nghề tái chế nhựa trên ñịa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường làng nghề
và vấn đề kinh tế-quản lý mơi trường tại các làng nghề tái chế nhựa hiện nay.
- Khái quát thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề và sự ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường làng nghề tái chế nhựa ñến sản xuất, ñời sống dân cư trong các
làng nghề tái chế nhựa tỉnh Hưng Yên trong 03 năm 2009-2011.
- ðánh giá tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế-quản lý khắc phục ô
nhiễm môi trường trong các làng nghề tái chế nhựa thời gian qua trên ñịa bàn tỉnh
Hưng Yên.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

3


- ðề xuất phương hướng và giải pháp kinh tế-quản lý nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong các làng nghề tái chế nhựa, góp phần phát triển bền
vững các làng nghề tái chế nhựa tỉnh Hưng Yên.
1.3 ðối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Nghiên cứu các hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh nghề tại các làng nghề tái chế nhựa và nghiên cứu các chủ thể, ñơn vị
tham gia quản lý mơi trường tại địa bàn này.
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn ñề liên quan đến chính
sách, qui chế và thực thi các cơng cụ kinh tế-quản lý liên quan ñến làng nghề
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các làng nghề tái chế nhựa.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn là tập trung nghiên cứu thực
trạng và giải pháp các vấn đề kinh tế -tổ chức giảm thiểu ơ nhiễm môi trường ở
các làng nghề tái chế nhựa.
1.4.2 Phạm vi thời gian
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu trong 3 năm (2009 - 2011).
+ Dự báo tài liệu ñể ñề xuất phương hướng giải pháp ñến năm 2015
+ Thời gian làm luận văn: Tháng 10 năm 2011 ñến tháng 10 năm 2012.
1.4.3 Phạm vi không gian
Các làng nghề tái chế nhựa trên ñịa bàn Tỉnh Hưng Yên, trong ñó tập trung
nghiên cứu chủ yếu 02 làng nghề là làng nghề Phan Bôi-huyện Mỹ Hào và làng
nghề Minh Khai-huyện Văn Lâm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Làng nghề và ơ nhiễm mơi trường làng nghề
2.1.1.1 ðặc điểm của làng nghề trong phát triển kinh tế -xã hội
a. Khái niệm làng nghề
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề, các nhà
nghiên cứu đã ñưa ra những ñịnh nghĩa, khái niệm khác nhau về làng nghề.
Xin dẫn ra ñây một số quan niệm về làng ghề.
- Theo GS-NGUT Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tịi và
suy ngẫm: Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn
ni nhỏ cũng có một số nghề phục khác, song ñã nổi trội một số nghề cổ
truyền tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp, có phường, có ơng trùm, có phó cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chun tâm, có quy trình cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu ñược bằng nghề đó và sản xuất ra các
mặt hàng thủ cơng.
- Theo TS. Dương Bá Phượng: “Làng nghề là làng ở nơng thơn có một (hay
một số) nghề thủ cơng tách hẳn khỏi nơng nghiệp và kinh doanh độc lập”.
- Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn thì khái niệm nghề truyền thống, làng nghề và
làng nghề truyền thống như sau:
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

5


hoạt động ngành nghề nơng thơn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau.
Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời.
Hiện nay, ở nơng thơn nước ta có gần 3.000 làng nghề ñang hoạt ñộng.
Do sự ña dạng về chủng loại làng nghề nên tuỳ theo mục đích nghiên cứu và
nhu cầu quản lý mà người ta có các cách phân loại làng nghề khác nhau:
- Theo thời gian làm nghề, người ta chia làm: làng mới làm nghề (là
những làng mới làm nghề nghề tiểu thủ cơng trong vịng 20-30 năm trở lại
ñây) và làng làm nghề lâu ñời- làng nghề truyền thống.
- Theo tính chất cũ mới của nghề, người ta chia làm: làng làm nghề mới
(là làng làm những nghề mới xuất hiện trong thời gian gần ñây theo yêu cầu
của xã hội ñòi hỏi hay do kỹ thuật mới tạo thành như nghề tái chế phế liệu: tái
chế chì, tái chế nhựa…) và làng làm nghề truyền thống (là loại làng làm nghề
truyền thống hay rất gần với nghề truyền thống).
- Theo số lượng nghề của làng, người ta chia ra: làng 1 nghề (là làng
ngoài nghề nông ra chỉ làm một nghề thủ công) và làng nhiều nghề (là làng
ngồi nghề nơng ra cịn làm từ 2 nghề thủ công trở lên; hay là loại làng có
thêm vừa nghề thủ cơng, vừa nghề bn).
- Theo ngành nghề, người ta chia làng nghề thành các nhóm khác nhau: làng
nghề chế biến lương thực thực phẩm; làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ; làng nghề làm gốm sứ; làng nghề làm kim khí; làng nghề sản xuất các
mặt hàng tiêu dùng thông thường; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng…
- Theo trình độ kỹ thuật: làng nghề làm nghề có kỹ thuật giản ñơn; làng
nghề làm nghề có kỹ thuật phức tạp.

b. ðặc ñiểm chung của làng nghề:
Mỗi làng nghề tuy có sự khác nhau về quy mơ sản xuất, quy trình cơng
nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số ñặc ñiểm sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

6


- Tồn tại ở nơng thơn và gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp, trình độ kỹ
thuật mang tính chất truyền thống và địi hỏi ở mức độ cao hơn so với hoạt
động sản xuất nơng nghiệp.
Nghề truyền thống là các nghề thủ cơng, vì vậy địi hỏi trình độ kỹ thuật
của tay nghề cao, ñặc biệt so với các hoạt động sản xuất nơng nghiệp trong
cùng thời điểm. Trong nghề truyền thống, người lao ñộng ñược ñào tạo theo
phương pháp cổ truyền, vừa làm vừa học theo lối truyền khẩu và truyền kinh
nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Tuỳ theo sự khéo léo của người ñược
học, ñược truyền các bí quyết của nghề truyền thống ở các mức ñộ khác nhau.
ða số nghề truyền thống hiện nay cịn dựa trên kỹ thuật thủ cơng truyền thống.
Trong ñiều kiện khoa học công nghệ phát triển, mức ñộ ứng dụng cơng nghệ mới
cịn hạn chế, vì vậy giá thành sản phẩm cịn cao và chất lượng khơng đồng ñều.
ðiều ñó có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Các làng nghề chủ yếu dạy nghề theo phương thức truyền nghề trong
gia đình từ đời này sang đời khác.
Nhìn chung, các nghề được bảo tồn và tồn tại trong từng gia đình của các
làng xã mà ít được phổ biến ra bên ngồi, thậm chí có những nghề có bí quyết
riêng khơng dạy cho cả con gái trong gia đình. Do vậy, các nghề thường chỉ
được lưu truyền trong phạm vi của các làng nghề và phố nghề.
Phương thức truyền nghề có ưu điểm là gìn giữ ñược nghề trong từng
làng nghề và ñào tạo ñược những thợ giỏi, tài hoa. Nhưng nó cũng có những
nhược điểm là những kỹ thuật và bí quyết nghề khơng ñược phổ biến rộng rãi

cho những người lao ñộng và người thợ thuộc các làng xã khác. Mặt khác, nó
làm hạn chế rất lớn ñến việc tăng nhanh số lượng thợ đối với những nghề đang
cần nhiều lao động có tay nghề.
Thời gian dạy nghề ñối với các nghề cũng rất khác nhau, nó tuỳ thuộc
vào đặc điểm riêng của từng nghề. Thời gian ñào tạo thợ làm nghề truyền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

7


thống trung bình từ 6 tháng đến 3 năm, cá biệt có những nghề đơn giản, dễ
làm thì thời gian ñào tạo ngắn hơn.
- Các nghề thủ công và nghề thủ cơng truyền thống gắn bó với các làng
xóm ở nơng thơn nhưng ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và của tính
thời vụ như nghề nơng có sức thu hút lao động lớn.
Các cơng việc của các nghề thủ cơng truyền thống phần lớn có thể làm
việc trong nhà, ít ảnh hưởng của khí hậu thời tiết. Vì vậy, nhiều nghề thủ cơng
có thể hoạt động suốt bốn mùa, điều đó rất thích hợp với việc thu hút người
lao động cịn đang dư thừa trong khu vực nơng thơn. Do có cơng việc làm
thường xun, ổn định hơn so với nơng nghiệp nên thu nhập bình qn của
thợ làng nghề thường cao hơn các vùng thuần nông. Do đó nghề thủ cơng
nghiệp truyền thống ở làng này có thể thu hút lao động tại các làng lân cận
khác đến làm việc.
- Nghề thủ cơng và nghề thủ cơng truyền thống thường có quy mơ nhỏ và
phân tán.
Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của các nghề truyền thống là các hộ
gia đình với quy mơ nhỏ, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, với số lao
động trung bình của mỗi hộ là 2 - 3 người, hoặc họ thuê thêm lao ñộng nhưng số
lượng khơng nhiều.
Vốn đầu tư bình qn trên một lao động nhỏ ñược coi như một lợi thế

khi phát triển nghề thủ cơng nhưng cũng có thể phản ánh khả năng hạn chế
ñối với việc mở rộng sản xuất của nghề ở nông thôn hiện nay.
- Thị trường của các làng nghề và làng nghề truyền thống khơng lớn
nhưng tác động rất mạnh ñến các hoạt ñộng của chúng.
Ở Việt Nam có nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống. Các làng
nghề truyền thống đã có lịch sử hàng trăm năm, như nghề dệt lụa cổ truyền ở
Vạn Phúc, Hà ðông có từ thế kỷ VIII - IX, hay nghề gốm ở Bát Tràng một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

8


làng cách thủ đơ Hà Nội chỉ khoảng 10km đã tồn tại khoảng 5 thế kỷ này,
Tương Bần ở Hưng Yên....Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các
ngành nghề và làng nghề truyền thống, ngời ta thấy thường gắn với một số
ñiều kiện như: gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thơng, gần nguồn ngun
liệu...
c. Vai trị của làng nghề trong sự phát triển của kinh tế-xã hội
- Sử dụng và tạo việc làm cho lao động nơng thơn:
Nơng thơn Việt Nam có bình qn diện tích đất canh tác/người vào loại
thấp, tế tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm từ 30
- 35% lao động nơng thơn.
Ngành nghề nơng thơn với nhiều ngành nghề, khơng địi hỏi nhiều vốn,
u cầu kỹ thuật khơng cao, chủ yếu là tận dụng lao động, và có khả năng làm
việc phân tán trong từng hộ gia đình. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, ngành
nghề nơng thơn đã giải quyết việc làm cho 10,88 triệu lao ñộng, chiếm
29,45% lực lượng lao ñộng nông thôn.
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố.
Cơng cụ sản xuất được tăng cường, đổi mới, hạ tầng được hồn thiện sẽ

góp phần làm tăng năng suất lao động, trình độ của người lao động được nâng
cao là điều kiện ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng
cao ñời sống người dân nông thôn.
- Tăng thêm giá trị hàng hoá, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Ngành nghề nông thơn, nhất là ngành nghề TTCN đã sử dụng các cơng
nghệ truyền thống hoặc tiên tiến để chế biến nơng sản phẩm, tận dụng các
nguồn tài nguyên, các phế phụ phẩm, phế liệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hố ñáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua q trình chế biến
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

9


này đã làm tăng giá trị hàng hố, tăng giá trị hàng xuất khẩu. Từ đó cơ cấu
kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế có cơng
nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh
tế quốc dân. Tỷ trọng lao động nơng nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống,
tăng tương ứng lao ñộng làm ngành nghề phi nông nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc:
Các làng nghề và ngành nghề nông thôn gắn liền với lịch sử phát triển
nền văn hoá Việt Nam. Các sản phẩm làng nghề chứa ñựng các phong tục, tập
quán, tín ngưỡng...mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam. Nhiều sản
phẩm làng nghề có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như
thể hiện những thành tựu, phát minh mà con người đạt được.
- ða dạng hố sản xuất, tăng thu nhập và hạn chế những rủi ro trong
sản xuất – kinh doanh.
ðồng thời với phát triển nông nghiệp, cần đẩy mạnh các ngành nghề
nơng thơn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cơ sở, hộ, vùng: nhất
là sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai, lao động, vốn,…Việc phát triển các

ngành nghề nơng thơn cịn góp phần nâng cao giá trị một số sản phẩm nơng
nghiệp, trên cơ sở đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ gia đình ở khu vực
nơng thơn. Như vậy phát triển ngành nghề nơng thơn cũng có nghĩa là tăng
thêm các hoạt ñộng sản xuất - kinh doanh khác nhau từ đó tăng nguồn thu và thu
nhập của người lao ñộng và hạn chế những rủi ro trong sản xuất - kinh doanh.
- Cải thiện ñời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.
Việc làm ổn ñịnh, thu nhập cao hơn do có hoạt ñộng ngành nghề người
dân sẽ có điều kiện để quan tâm nhiều hơn ñến những vấn ñề của xã hội.
Thực tế là ở các làng nghề, cùng với sự ñổi mới trong ñời sống kinh tế văn hoá
của nhân dân là quá trình xây dựng nơng thơn mới là xây dựng và hồn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trạm biến áp, hệ thống thông tin liên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

10


lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức
khoẻ của người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường.
2.1.1.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường làng nghề
a. Khái niệm môi trường
Môi trường là một khái niệm có tính nội hàm rất rộng và được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Môi trường của một vật thể hoặc của một sự
kiện là tổng hợp các yếu tố, điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến các vật thể,
sự kiện đó. Bất cứ một vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại trong một môi trường.
Khái niệm mơi trường được cụ thể hố đối với từng đối tượng và mục đích
nghiên cứu.
Theo Tun ngơn của UNESCO (1981) thì mơi trường được định nghĩa
như sau: Mơi trường la toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người
sáng tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống bằng lao động của
mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu

cầu của mình.
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia thì: Mơi trường là tập hợp tất
cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con
người và tác ñộng ñến các hoạt động sống của con người như: khơng khí,
nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Mơi trường có thể
định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ
nhưỡng tác ñộng lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của
chúng. Vì thế, mơi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các lồi,
bao gồm ánh sáng, khơng khí, nước, đất và các cơ thể sống khác.
Theo khoản 1, ðiều 3 Luật Bảo vệ mơi trường 2005 thì khái niệm mơi
trường được hiểu như sau: Môi trường "Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

11


chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng ñến ñời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".
b. Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ mơi trường Việt Nam: “Ơ nhiễm mơi trường là sự
làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Ơ nhiễm mơi trường được hiểu là việc
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường ñến mức có khả năng
gây hại ñến sức khoẻ con người, ñến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm
chất lượng môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường ñược ñịnh nghĩa là việc chuyển các
chất thải hoặc năng lượng vào mơi trường đến mức có khả năng gây hại ñến
sức khỏe con người, ñến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng

môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, mơi trường chỉ được xem là bị ơ nhiễm nếu trong ñó hàm
lượng, nồng ñộ hoặc cường ñộ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ơ nhiễm mơi trường được chia thành các loại chính:
- Ơ nhiễm khơng khí là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào
bầu khơng khí.
- Ơ nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt,
nước rác cơng nghiệp, các chất ơ nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống
nước ngầm.
- Ơ nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt q giới hạn thơng thường) do các hoạt động chủ ñộng của con

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

12


người như khai thác khống sản, sản xuất cơng nghiệp, sử dụng phân bón hóa
học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
Ngoài ra, sự mất cân bằng sinh thái, sự giảm sút của mức ñộ ña dạng sinh
học hay hàm lượng chất thải rắn cao cũng là những loại ô nhiễm mơi trường.
2.1.1.3 ðặc điểm và các dạng ơ nhiễm mơi trường ở làng nghề tái chế nhựa:
a. Khái niệm và phân loại nhựa
- Khái niệm: Nhựa là nguồn nguyên liệu nhân tạo được chế tạo từ dầu và
khí tự nhiên. Trọng lượng phân tử của nhựa có thể thay đổi từ 20.000 đến
100.000.000 (trong khi đó trọng lượng phân tử của nước, muối ăn và ñường lần
lượt là 18; 58,5 và 342). Nhựa bao gồm các chuỗi dài phân tử như Ethylene,

Propylene, Styrene và Vinyl Chloride, chúng liên kết thành một chuỗi gọi là hợp
chất cao phân tử, như là Polyethylene, Polypropylene, Polystyrene và Polyvinyl
Chloride [3].
Nhựa bao gồm nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có thể
làm mềm nhiều lần bằng nhiệt và làm rắn lại bằng hơi lạnh. Khi nóng chúng
giống như hình sáp nến và chúng đơng lại khi ở nhiệt độ phịng. Khi nóng chúng
mềm có thể ép khn, chúng đơng cứng lại và trở nên hình dạng mới khi nó
nguội. Nhựa nhiệt rắn ñược sử dụng rộng rãi trong các thiết bị ñiện và văn
phịng…
Một số định nghĩa:
* Chất thải nhựa: là các loại chất thải ở dạng rắn, có nguồn gốc từ dầu mỏ
* Nhựa phế liệu: là sản phẩm, vật liệu nhựa bị loại ra trong sản xuất và
tiêu dùng nhưng ñáp ứng ñược yêu cầu là làm chính nguyên liệu cho ngành
nhựa (sau khi sơ chế) hoặc cho các loại sản phẩm khác.
* Nguyên liệu nhựa tái chế (còn gọi là nguyên liệu tái chế): sản phẩm ñã
qua sử dụng hoặc chế phẩm (chất thải) nhựa mà cịn có thể sử dụng lại hoặc
được tái chế thành ngun liệu thơ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

13


- Phân loại nhựa: Ở nước ta, có 04 loại nhựa thông thường là
Polyethylene (PE)- gồm 2 loại là Polyethylene tỷ trọng thấp (LDPE) và
Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE)., Polypropylene (PP), Polystyrene (PS) và
Polyvinyl Chlodide (PVC), ngồi ra cịn các loại nhựa khác như: Polycarbonate
(PC), Polyethylene Terephthalate (PET), Polyurethane (PU), Nylon...
Bảng 2.1: Phân loại và nguồn sử dụng nhựa [4]
Vật liệu


Ký hiệu

Nguồn sử dụng

Polyethylene Terephthalate

PET

Chai nước giải khát, bao bì thực phẩm...

Hight-density Polyethylene

HDPE

Chai sữa, bình đựng xà phịng, túi xách,
đồ chơi, thùng rác...

Vinyl/Polyvinyl Chlodide

PVC

Hộp đựng thức ăn trong gia đình, ống
dẫn, áo mưa, giầy dép...

Low-density Polyethylene

LDPE

Bao bì Nylon, tấm trải bằng nhựa...


Polypropylene

PP

Thùng, sọt, hộp, rổ...

Polystyrene

PS

Ly, ñĩa, ñồ chơi, chai, lọ...

Các loại nhựa khác

Loại khác

Tất cả các loại nhựa khác

b. ðặc ñiểm và các dạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề tái chế nhựa
Các làng nghề tái chế nhựa chủ yếu là những làng nghề mới hình thành và
phát triển, số lượng khơng nhiều, điển hình như: Minh Khai, Triều Khúc, Trung
Văn, Phú Xuyên...và một số làng nghề tái chế nhựa ở miền Trung và miền Nam.
Các làng nghề ñã giải quyết được nhiều cơng ăn việc làm cho người lao ñộng từ
khâu thu mua cho ñến phân loại, say rửa nguyên liệu...
- Môi trường nước: Công nghệ tái chế có mức độ cơ khí hóa cao (khoảng 6070%), tuy nhiên do máy móc phần lớn đã cũ, khơng đồng bộ, tự chế...hiệu quả sản
xuất không cao, thải ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nước thải tại các làng
nghề tái chế nhựa có mức độ ơ nhiễm COD, BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 1-2 lần [5].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………


14


- Mơi trường khơng khí: Rác được chất đầy trong mơi trường sống, các cơng
đoạn tái chế nhựa như tạo hạt...gây ra ONMT khơng khí . Kết quả khảo sát gần đây
cho thấy nồng độ hơi khí đều vượt mức ñộ cho phép, cụ thể: bụi vượt TCCP từ 05-4
lần. [5].
- Chất thải rắn và mơi trường đất: mơi trường ñất chưa bị ảnh hưởng nhiều,
các thông số như hàm lượng cacbon, nito, photpho...đều ở mức độ trung bình. Tuy
nhiên nếu khơng đảm bảo vệ sinh mơi trường sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn nữa,
làm ảnh hưởng rất lớn ñến sản xuất nơng nghiệp.
- Vi khí hậu: Tiếng ồn vượt TCCP từ 10-15 dBA, ñộ ẩm tương ñối cao
80-83% [5], hơi ẩm cuốn theo hơi hóa chất, dung mơi hóa dẻo gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sức khỏe người lao ñộng.
2.1.2 Lý luận về giải pháp kinh tế-quản lý môi trường làng nghề tái chế
nhựa
2.1.2.1 Quản lý môi trường làng nghề
a. Khái niệm quản lý mơi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý mơi trường.
Theo một số tác giả, thuật ngữ quản lý môi trường bao gồm hai nội dung
chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, các khu
dân cư về môi trường.
Như vậy, quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo
vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát
triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.
Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006): "Quản lý môi trường là sự tác
động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá
nhân hoặc cộng ñồng người tiến hành các hoạt ñộng phát triển trong hệ
thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………

15


×