Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.46 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TRẤN YÊN TRƯỜNG THCS HỒNG CA. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - hạnh phúc Hồng ca, ngày 26 tháng10 năm 2013. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2013-2014 I. Căn cứ xây dựng kế hoạch. - Căn cứ thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở; - Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; - Căn cứ công văn số 3670/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 30 tháng 05 năm 2013 về hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2013-2014; - Căn cứ Kế hoạch số 48/KH-SGDĐT ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên năm học 2013-2014; - Căn cứ kế hoạch số 20/PGD ĐT-CM của Phòng giáo dục đào tạo Trấn Yên ngày 17 tháng 09 năm 2013 về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS năm học 2013-2014; - Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng của tổ KHTN trường THCS Hồng Ca, bản thân tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm học 2013 – 2014 cho bản thân như sau: - Căn cứ Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 của Trường THCS Hồng Ca. Tôi xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2013 - 2014 như sau: II. Đặc điểm tình hình 1. Sơ lược lý lịch: Họ và tên: Nguyễn Văn Yên. Nam/ Nữ: Nam. Ngày tháng năm sinh: 04/12/1976 Nơi cư trú: Thôn 1, xã Minh quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Điện thoại liên hệ:Di động: 0977738019 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Toán- Lý Số năm công tác trong ngành giáo dục: 15 năm 2. Thuận lợi:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trường có các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học có đủ ở mức tối thiểu đảm bảo cho việc dạy và học. - Bản thân luôn có trách nhiệm trong công việc. 3. Khó khăn: - Trường thuộc xã khó khăn, xa trung tâm huyện nên có nhiều hoạt động chưa cập nhật kịp với các trường ở trung tâm. - Đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chung của giáo viên bộ môn và chất lượng chung của trường. - Trường đã có mạng internet nhưng chưa có máy cho giáo viên sử dụng truy cập nên việc học tập bồi dưỡng thường xuyên trên mạng còn nhiều hạn chế. - Tuy tài liệu đã được cấp phát song chưa đầy đủ. Nhà trường cũng chưa đầu tư mua thêm nên tử sách dùng chung còn ít về số lượng, còn thiếu một số nội dung theo quy định bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GD&ĐT. III. Mục đích yêu cầu 1.Mục đích - Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo. 1.1.Yêu cầu - Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. - Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, tạo nền tảng để có sự tiến bộ đích thực về chất lượng dạy - học của nhà trường. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có, tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập được tốt hơn. Thường xuyên sử dụng nhóm phương pháp dạy học tích cực đi sâu vào bồi dưỡng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy nhằm phát huy khả năng tư duy cho học sinh học sinh. - Sau đợt bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học, có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm, có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm. - Nâng cao chất lượng soạn giảng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, lồng ghép các nội dung tích hợp dân số, môi trường, pháp luật thuế, an toàn giao thông ... vào từng bộ môn cụ thể..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> IV. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng thường xuyên: 1. Khối kiến thức bắt buộc: 02 nội dung cơ bản. 1.1 Nội dung 1: 30 tiết / năm học Trong thời gian từ tháng 7 đến 8 tháng năm 2012, tôi đã được tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị và lớp bồi dưỡng lí luận chính trị sau: + Chuyên đề 1: Tư tưởng tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) + Chuyên đề 2: Những nội dung cơ bản Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI); Nghị quyết Trung ương V (Khóa XI). + Chuyên đề 3: Các chương trình hành động, kế hoạch triển khai của Thành ủy Yên Bái trong việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội của Tỉnh ủy; Thông tin thời sự, chính sách trong tỉnh, trong nước và thế giới + Chuyên đề 4: Kết quả năm học 2011- 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 1.2. Nội dung 2: 30 tiết / năm học Trong thời gian tháng 9 năm 2012, tôi được tham gia tập huấn: - Chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; Kĩ thuật làm ma trận đề kiểm tra, bản đồ tư duy….. - Bồi dưỡng, tập huấn về hoà nhập cho học sinh khuyết tật trong trường THCS. - Nghiên cứu công tác đánh giá xếp loại theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên THCS - Nghiên cứu Điều lệ trường phổ thông; TT58 về đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh THCS 1.3. Khối kiến thức tự chọn: 04 nội dung a. Mô đun 1: THCS-19 Dạy học với công nghệ thông tin b. Mô đun 2: THCS-18 Phương pháp dạy học tích cực c. Mô đun 3: THCS-15 Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học d. Mô đun 4: THCS-14 Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp V. Hình thức bồi dưỡng: + Đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng Thực hiện nghiêm chỉnh nội dung và chương trình BDTX theo đúng quy định của bộ GD - ĐT . + Lập kế hoạch BDTX cho cá nhân theo kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời tự học nghiêm túc để nâng cao trình độ . + Hình thức học tập BDTX chủ yếu là việc tự học tự bồi dưỡng. + Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức + Kết hợp bồi dưỡng trong hè với tự bồi dưỡng trong năm học . + Bồi dưỡng theo kế hoạch của cụm chuyên môn. + Bồi dưỡng thông qua kiểm tra đánh giá chất lượng của người học. + Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn. + Sử dụng các hình thức hỗ trợ: xem hướng dẫn, nghe đài, báo, tivi, khai thác Enternet. + Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). + Thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận. + Thông qua việc tổ chức kiểm tra, đánh giá của BGH nhà trường..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tài liệu BDTX (cả 3 nội dung) theo hình thức tủ sách dùng chung của nhà trường hoặc cấp phát cho từng giáo viên. - Tài liệu tham khảo trên mạng Internet. Nội dung kế hoạch. 1. Khối kiến thức bắt buộc: 1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc THCS - Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cụ thể cho từng năm học, bao gồm các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục của các cấp học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức cho các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục theo bậc học THCS. 1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện) - Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án. (Phòng giáo dục bồi dưỡng trong Hội nghị hè ) 1.3. Khối kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3) - Đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên. - Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung đăng kí: Nội dung 1. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (30 tiết) Thời gian Thời học gian Thời gian Mục tiêu bồi tập trung Tên và nội dung mô đun tự thực hiện dưỡng (tiết) học. Tháng 9. Sử dụng các thiết bị dạy học 1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy Sử dụng được. (tiết). LT. TH. 10. 2. 3.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> học 2. Thiết bị dạy học theo môn học Tháng 10 cấp THCS Tháng 11 3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học Tháng 12. Tháng 1. các thiết bị dạy học môn học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS).. Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết 1. Sự cần thiết bị dạy học (TBDH) phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH Sử dụng một số phần mềm dạy học 1. Một số phần mềm dạy học Sử dụng được chung và phần mềm dạy học một số phần theo môn học mềm dạy học 2. Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học. 10. 2. 3. Nội dung 2: Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (30 tiết). Thời gian thực hiện. Tháng 2. Tháng 3 Tháng 4+ 5. Tên và nội dung mô đun. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 1. Vai trò của kiểm tra đánh giá 2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học. 1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra; xây dựng ma trận đề kiểm tra;. Mục tiêu bồi dưỡng. Phân biệt và thực hiện được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Sử dụng được các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.. Thời gian tự học (tiết). 10. 10. Thời gian học tập trung (tiết) LT. TH. 2. 3. 2. 3.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm 2. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao hiệu quả dạy học. V. Biện pháp thực hiện - Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet), kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng. - Tham gia đầy đủ các chuyên đề các buổi dạy thể nghiệm do trường, cụm hay Phòng tổ chức. - Tích cực tham gia Hội giảng, thao giảng; dự giờ đồng nghiệp; qua tự làm ĐDDH phục vụ giảng dạy, dự thi các cấp. - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp, ưu tiên hàng đầu dự giờ đúng chuyên môn đào tạo. - Đăng ký các môđun với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập. - Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi môđun thực hiện. - Mỗi nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhưng tổng thời lượng BDTX năm học là 60 tiết. VI. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng: 1. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2. Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 3. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án. 5. Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2013 – 2014..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> XÉT DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU. TỔ TRƯỞNG. Người lập kế hoạch. Nguyễn Yăn Yên.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>