Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 177 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH,

TỈNH NAM ðỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH,

TỈNH NAM ðỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Hiểu

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong luận văn nào.
Tơi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, với ñề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu giải pháp phát triển nghề thủ cơng mỹ nghệ trên địa bàn huyện
Trực Ninh” tơi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân,
tập thể đã giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của Trường ðại học Nông

nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn, đã tạo điều kiện cho
tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo
TS. Dương Văn Hiểu, người ñã trực tiếp chỉ bảo để tơi hồn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn của lãnh ñạo các ban ngành và nhân dân
huyện Trực Ninh ñã tạo ñiều kiện thuận lợi để tơi thực hiện đề tài tốt nghiệp
tại địa phương.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè đã
động viên, ủng hộ về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................ix
DANH MỤC BẢN ðỒ - BIỂU ðỒ................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
1. ðẶT VẤN ðỀ ........................................................................................... 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
1.4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.............................................................. 4
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 4
1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ....................................................... 5
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển thủ công mỹ nghệ........................................... 5
2.1.1 Một số khái niệm................................................................................... 5
2.1.2 Nội dung giải pháp phát triển nghề TCMN.......................................... 11
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển nghề .......................................... 21

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở một số quốc gia
trên thế giới và Việt Nam.................................................................... 30
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nghề TCMN ở một số quốc gia trên thế giới... 30
2.2.2 Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam .................................... 38
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 48
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu ................................................................. 48
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên ............................................................................... 48
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 50

3.1.3 Nguồn lực ñất ñai ................................................................................ 52
3.1.4 Nguồn lực dân số và lao ñộng.............................................................. 54
3.1.5 Cơ sở hạ tầng....................................................................................... 54
3.1.6 Khái quát về các nghề thủ công huyện Trực Ninh ............................... 56
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 61
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu .................................................... 61
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 62
3.2.3 Phương pháp xử lý thơng tin................................................................ 64
3.2.4 Phương pháp phân tích thơng tin ......................................................... 64
3.2.5 Chỉ tiêu phân tích ................................................................................ 65
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 67
4.1

Tình hình thực hiện các giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ
huyện Trực Ninh................................................................................. 67

4.1.1 Thực trạng thực hiện giải pháp quy hoạch phát triển nghề thủ công mỹ
nghệ huyện Trực Ninh. ....................................................................... 67
4.1.2 Thực trạng thực hiện giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
nghề thủ cơng mỹ nghệ huyện Trực Ninh .......................................... 71
4.1.3 Thực trạng thực hiện giải pháp phát triển các nguồn lực trong phát triển
nghề thủ công mỹ nghệ huyện Trực Ninh .......................................... 75
4.1.4 Liên kết trong phát triển nghề thủ công mỹ nghệ................................. 91
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


TCMN huyện Trực Ninh .............................................................................. 92
4.1.5 Thực trạng thực hiện giải pháp thị trường tiêu thụ trong phát triển nghề

thủ công mỹ nghệ huyện Trực Ninh. ................................................... 92
4.1.6 Thực trạng thực hiện giải pháp khuyến công trong phát triển nghề thủ
công mỹ nghệ huyện Trực Ninh.......................................................... 98
4.1.7 Kết quả và hiệu quả SXKD của các ñơn vị ñiều tra ............................. 99
4.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển nghề thủ công mỹ nghệ huyện Trực
Ninh.................................................................................................. 101
4.1.9 ðánh giá chung về tình hình thực hiện giải pháp phát triển thủ công mỹ
nghệ huyện Trực Ninh ...................................................................... 113
4.2 ðịnh hướng và một số giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ huyện
trực ninh............................................................................................ 115
4.2.1 Cơ sở khoa học của ñịnh hướng và giải pháp..................................... 115
4.2.2 ðịnh hướng phát triển thủ công mỹ nghệ huyện Trực Ninh ............... 116
4.2.3 Một số giải pháp phát triển nghề TCMN huyện Trực Ninh................ 119
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 136
5.1 Kết luận................................................................................................ 136
5.2 Kiến nghị.............................................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 139
PHỤ LỤC.................................................................................................. 141

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chính sách phát triển CN - TTCN ñã ñược ban hành ở Việt
Nam .............................................................................................. 38
Bảng 2.2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam giai ñoạn 1999-2003
(mã HS theo cách xác ñịnh của UNESCO)......................................... 46
Bảng 3.1: Tình hình đất đai huyện Trực Ninh giai ñoạn 2006 - 2010 ........... 52

Bảng 3.2: Cơ cấu lao ñộng huyện Trực Ninh giai ñoạn năm 2005 – 2010 .... 54
Bảng 3.3: Danh mục các làng nghề thủ cơng huyện Trực Ninh tính đến năm 2009.... 58
Bảng 3.4: Tình hình phân bố các đơn vị TCMN trên ñịa bàn Trực Ninh
Huyện Trực Ninh......................................................................... 61
Bảng 3.5: Cơ cấu mẫu ñiều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh...................... 62
Bảng 3.6: Thu thập thông tin thứ cấp............................................................ 62
Bảng 3.7: Cơ cấu mẫu điều tra thơng tin sơ cấp............................................ 63
Bảng 4.1: Tình hình quy hoạch các ngành nghề CN - TCN huyện Trực Ninh...... 69
Bảng 4.2: Ý kiến của các cán bộ và các ñơn vị ñiều tra về quy hoạch phát
triển nghề TCMN huyện Trực Ninh .................................................... 70
Biểu 4.3: Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất nghề TCMN
huyện Trực Ninh................................................................................. 71
Bảng 4.4: Ý kiến của các cán bộ và các ñơn vị ñiều tra về các hình thức tổ
chức SXKD nghề TCMN huyện Trực Ninh ........................................ 72
Bảng 4.5: Tình hình vốn đầu tư bình qn của các cơ sở TCMN điều tra..... 76
Bảng 4.6: Khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của các ñơn vị
ñiều tra................................................................................................ 77
Bảng 4.7: Ý kiến của các cán bộ và các ñơn vị ñiều tra về hỗ trợ phát triển
nghề TCMN huyện Trực Ninh ........................................................... 79
Bảng 4.8 : Trình độ học vấn, tuổi đời và kinh nghiệm nghề nghiệp của chủ
các cơ sở SXKD ñiều tra .................................................................... 81

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


Bảng 4.9: Quy mơ lao động của các đơn vị ñiều tra...................................... 82
Bảng 4.10: Trình ñộ kỹ thuật của lao ñộng các cơ sở ñiều tra....................... 84
Bảng 4.11: Ý kiến của các cán bộ và các ñơn vị ñiều tra về nguyên liệu nghề

TCMN huyện Trực Ninh .................................................................... 88
Bảng 4.12: Tình hình trang bị cơng cụ, máy móc SXKD TCMN của các ñơn
vị ñiều tra ........................................................................................... 89
Bảng 4.13: Ý kiến của các cán bộ và các ñơn vị ñiều tra về thị trường nghề
TCMN huyện Trực Ninh .............................................................................. 94
Bảng 4.14: Ý kiến của các cán bộ và các ñơn vị ñiều tra về thị trường nghề
TCMN huyện Trực Ninh .................................................................... 96
Bảng 4.15: Kinh phí hoạt động của các cơng tác khuyến cơng ..................... 98
Bảng 4.16: Kết quả bình qn cho các ñơn vị ñiều tra.................................. 99
Bảng 4.17: Hiệu quả sản xuất của các ñơn vị TCMN ñiều tra..................... 100
Bảng 4.18: Các yếu tố ảnh hưởng ñến giá trị gia tăng nghề TCMN............ 103
Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế theo qui mơ lao động (tính bình qn trên một cơ sở).. 107
Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế theo qui mô lao động (tính bình qn trên một cơ sở).. 109
Bảng 4.21 : Những khó khăn của các đơn vị TCMN điều tra ..................... 111
Bảng 4.22: Dự kiến tình hình phát triển giá trị sản xuất nghề TCMN huyện
Trực Ninh năm 2015 và 2020............................................................ 119
Biểu 4.23 Dự kiến các KCN, cụm sản xuất làng nghề TCMN ở Trực Ninh ...... 121
Bảng 4.24 Dự kiến cơ cấu các hình thức SXKD TCMN của
huyện Trực Ninh giai ñoạn 2012 - 2020............................................ 123
Bảng 4.25 Dự kiến vốn huy ñộng vốn của nghề TCMN huyện Trực Ninh
năm 2015 và năm 2020 ..................................................................... 125
Bảng 4.26. Dự kiến nguyên vật liệu chính cho phát triển nghề TCMN....... 127
Trực Ninh trong thời gian tới............................................................ 127
Bảng 4.27 Dự kiến số lượng lao động học nghề TCMN bình qn hàng năm
của huyện Trực Ninh......................................................................... 128
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii



Bảng 4.28: Dự kiến tình hình tiêu thụ sản phẩm nghề TCMN
huyện Trực Ninh............................................................................... 131
Bảng 4.29: Dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm TCMN huyện Trực Ninh
giai ñoạn 2015 - 2020 ....................................................................... 132
Bảng 4.30: Dự kiến nguồn vốn khuyến cơng huyện Trực Ninh
giai đoạn 2015 - 2020....................................................................... 133

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ảnh hưởng của sự tiến bộ cơng nghệ ............................................ 25
Hình 4.1: Liên kết giữa các hình thức tổ chức SXKD trong phát triển nghề
TCMN huyện Trực Ninh ............................................................... 92
Hình 4.2: Các kênh tiêu thụ sản phẩm TCMN huyện Trực Ninh .................. 93
Hình 4.3: Giải pháp liên kết các hình thức tổ chức SXKD TCMN huyện Trực
Ninh ............................................................................................ 124

DANH MỤC BẢN ðỒ - BIỂU ðỒ
Bản ñồ 3.1: Bản ñồ huyện Trực Ninh ........................................................... 48
Biểu ñồ 3.1: ơ cấu kinh tế huyện Trực Ninh giai ñoạn 2004 – 2011 ............. 50
Biểu 4.23: Dự kiến các KCN, cụm sản xuất làng nghề TCMN ở Trực Ninh....... 121

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCN

:Cụm công nghiệp

CSSX

:Cơ sở sản xuất

CNH – HðH

:Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CN – TTCN

:Cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Công ty CP

:Công ty cổ phần

DððT

:Dồn ñiền ñổi thửa

DN

:Doanh nghiệp


DNTN

:Doanh nghiệp tư nhân

DNVN

:Doanh nghiệp Việt Nam

GTGT

:Giá trị gia tăng

GTSX

:Giá trị sản xuất

HTX

:Hợp tác xã

NHNN

:Ngân hàng nhà nước

NHTM

:Ngân hàng thương mại

SXKD


:Sản xuất kinh doanh

TCMN

:Thủ công mỹ nghệ

TCTT

:Thủ công truyền thống

TTCN

:Tiểu thủ công nghiệp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

x


1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có nhiều làng nghề, theo các số liệu thống kê
ước tính có trên 2017 làng nghề có truyền thống trên 100 năm trải khắp các
vùng trên cả nước. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh
của nhiều làng nghề có nhiều tiến bộ, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ tăng nhanh, năm 2001 mới đạt 236.8 triệu USD thì đến năm 2006 ñã ñạt
630 triệu USD. Hàng TCMN nước ta ñã có mặt tại nhiều nước trên thế giới
trong ñó có thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Cùng với việc gia
tăng sản xuất ñã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nơng thơn, đời sống
của nhiều làng nghề ñã ñược cải thiện khá rõ. Thu nhập bình qn hàng tháng

của lao động làng nghề nơi thấp khoảng 300 – 500 (1000 ñồng/người/tháng),
nơi cao khoảng 1- 2 triệu đồng. ðã có những làng nghề đạt mức doanh thu
hàng năm 200 – 300 tỷ ñồng như La Phù, ðồng Kỵ Cũng qua sự phát triển
này, ý thức tơn trọng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển ngành nghề truyền thống
được nâng cao, điều này có ý nghĩa sâu sắc nêu cao văn hóa và tâm hồn Việt
trong q trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự cần thiết ñể hỗ trợ
phát triển cho thủ cơng mỹ nghệ của Việt nam ln được thảo luận trong mối
liên kết chặt chẽ với hoạt động xố đói nghèo ở các vùng nơng thơn, hoạt
động bảo tồn văn hố và thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước ln coi trọng việc
phát triển ngành thủ công mỹ nghệ như một cơng cụ để phát triển các vùng
nơng thơn, một phương tiện để kích thích hoạt động kinh tế đồng thời hỗ trợ
cơng tác xố đói ở nơng thơn trong các cơ chế chính sách được ban hành.
Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng,
ðảng và Nhà nước cũng ñã xác ñịnh mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng
xuất khẩu chiến lược. ðây là mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhu cầu
thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn. Chính sách mở cửa nền kinh tế
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hố, tồn cầu hố đã mở ra nhiều
cơ hội cho mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này
mang lại giá trị gia tăng lớn, có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung
phát triển xuất khẩu.
Tuy nhiên, hiện nay ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ñang phải ñối
mặt với nhiều trở ngại xuất phát từ cơ cấu như yếu kém trong sản xuất, hệ thống
hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, khơng có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay
quy mơ sản phẩm cịn hạn hẹp nên nhiều thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng
thủ cơng mỹ nghệ bắt ñầu suy giảm. Theo Tổng Cục Hải quan, trong 8 tháng đầu

năm 2011, xuất khẩu nhóm mặt hàng này tại thị trường Mỹ giảm 3,18% so với
cùng kỳ năm trước. Riêng 8/2011, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 11,04% so
với tháng 8/2010. Sau Mỹ là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu tháng
8/2011 giảm 12,1% so với tháng 8/2010. Tính chung 8 tháng đầu năm 2011, Nhật
Bản chỉ nhập khẩu 17,9 triệu đơ la Mỹ mây, tre, cói thảm từ Việt Nam, giảm
15,58% so với cùng kỳ năm 2010.
Trước các thực tế đó, cần khẩn trương thực hiện một ñánh giá về sự
phát triển của ngành thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam và đưa ra một chiến lược
khả thi với phương hướng cụ thể ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành,
ñẩy mạnh giá trị xuất khẩu của ngành và ñịnh hướng cho các cơ sở tư nhân về
một ngành thủ công mỹ nghệ trưởng thành trong năm năm tới, nhằm ñạt ñược
mục tiêu tối cao của nhà nước là vì sự đi lên của vùng nơng thơn, đặc biệt chú
trọng tới các chiến lược phát triển ngành thủ công kỹ thuật cao, nỗ lực ñạt
ñuợc mục tiêu ngành về tạo ra công ăn việc làm cho 4,5 triệu người. Chiến
lược này không phải là một nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ cơng
mỹ nghệ mà tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng nhất
quyết định sự thành bại của tăng trưởng sản xuất kinh doanh, ñề ra những
khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm và giảm đói nghèo.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


Trực Ninh là một trong những huyện có nghề sản xuất kinh doanh TCMN
từ rất lâu của huyện Trực Ninh như đồ gỗ mỹ nghệ ở Trung Lao, Trực Chính, sản
xuất ñồ mây tre ñan ở Trực Tuấn… Sự tồn tại và phát triển của ngành nghề sản
xuất kinh doanh TCMN sẽ góp phần quan trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã
hội của huyện. Hàng năm, ngành nghề ñã tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm người
lao động và thu hút lao động nơng nhàn từ các vùng lân cận. Trực Ninh cũng như các

ñịa phương khác, tuy có những điều kiện thuận lợi về phát TCMN nhưng thủ cơng
mỹ nghệ Trực Ninh cũng đang phải ñối mặt với những khó khăn về các vấn ñề phát
triển như thị trường tiêu thụ còn hạn chế, nguồn ngun liệu khơng ổn định, thiếu
vốn cho sản xuất cũng như yếu kém trong thiết kế mẫu sản phẩm. Những khó khăn
này, đã làm hạn chế sự phát triển ngành nghề TCMN ở Trực Ninh trong thời gian
qua, ảnh hưởng ñến những mục tiêu phát triển của huyện. Xuất phát từ thực tiễn trên,
chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ
nghệ trên ñịa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam ðịnh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển nghề TCMN ở
huyện Trực Ninh. ðề xuất định hướng và hồn thiện một số giải pháp phát
triển nghề TCMN huyện Trực Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giải pháp phát triển
nghề TCMN.
- ðánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển nghề TCMN
huyện Trực Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến thực trạng thực hiện các giải pháp
phát triển nghề TCMN huyện Trực Ninh.
- ðề xuất ñịnh hướng và hoàn thiện một số giải pháp phát triển nghề
TCMN huyện Trực Ninh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3


1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện giải pháp phát triển nghề TCMN, với

chủ thể nghiên cứu là các hộ, hợp tác xã, tổ sản xuất và các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh TCMN.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi thời gian
Số liệu ñược thu thập từ năm 2009 – 2011
Thời gian thực hiện ñề tài 5/2010 – 5/2011
1.3.2.2 Phạm vi khơng gian
ðề tài thực hiện trên địa bàn một số xã huyện Trực Ninh huyện Trực Ninh
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tập trung ñánh giá thực trạng thực hiện giải pháp phát triển
nghề TCMN ở góc độ kinh tế, phân tích các thuận lợi và khó khăn, từ đó hồn
thiện các giải pháp phát triển nghề TCMN huyện Trực Ninh
1.4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Giải pháp nào ñã ñược ñưa ra cho sự phát triển ngành TCMN huyện
Trực Ninh?
- Thực trạng thực hiện các phát triển nghề TCMN huyện Trực Ninh
ñang diễn ra như thế nào?
- Giải pháp nào sẽ tiếp tục ñược ñề xuất cho sự phát triển ngành TCMN
huyện Trực Ninh?
1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Những giải pháp hiện tại cho sự phát triển nghề TCMN huyện Trực
Ninh chưa thể hiện được tính được hiệu quả. Ngành TCMN huyện Trực Ninh
hiện tăng trưởng chậm ở mức chậm và có nguy cơ sụt giảm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển thủ công mỹ nghệ
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào
tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng ñể làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề
nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu
vong. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao
động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của
mình làm ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần với tư cách là những
phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó thủ cơng mỹ nghệ (TCMN)
là bộ phận quan trọng đã hình thành và tồn tại trong suốt quá trình phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ luôn gắn liền với
những làng nghề, phố nghề sản xuất các sản phẩm thủ cơng để phục vụ cho các
mục đích sử dụng của ñời sống xã hội. Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ xuất
hiện, tồn tại và suy vong theo từng giai ñoạn phát triển của lịch sử. Các ngành
nghề thủ công phù hợp với địi hỏi của nhu cầu xã hội tại một thời điểm nào đó thì
sẽ có điều kiện phát triển, những ngành nghề nào khơng cịn phù hợp thì sẽ tự đào
thải. Như vậy, theo dịng chảy của sự vận động và phát triển mỗi ngành nghề thủ
cơng ñều trải qua các giai ñoạn hưng thịnh và suy tàn nhất định. Nhưng nhìn
chung cho đến nay ngành nghề thủ cơng mỹ nghệ vẫn có một vai trị quan trọng
trong ñời sống kinh tế và xã hội Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5



2.1.1.2 Khái niệm về nghề thủ công
Nghề thủ công là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản
xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
các nghề thủ công có thể sử dụng máy móc, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật
của công nghiệp trong một số công ñoạn, phần việc nhất ñịnh nhưng phần
quyết ñịnh chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay.
Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công
cụ sản xuất thường là cơng cụ cầm tay đơn giản.
2.1.1.3 Khái niệm về mỹ nghệ
Soetsu (Muneyoshi) Yanagi (1889-1961) là triết gia Nhật Bản nổi
bật trong nửa ñầu của thế kỷ 20, ñặt ra khái niệm mingei, tạm dịch là mỹ
nghệ, khơng chỉ được dùng rộng rãi ở Nhật mà còn cả trong ngành nghệ
thuật thế giới. Mingei là chữ viết tắt của minshuteki kogei tức là loại hình
nghệ thuật đại chúng, do quần chúng mà thường là những nghệ nhân vô
danh tạo ra, hướng ñến các giá trị dân gian. Yanagi ñã ñưa ra 12 ñịnh
nghĩa về cái ñẹp mà các nhà nghiên cứu nghệ thuật bản địa trên thế giới
khơng thể nào khơng nhắc đến như: đẹp thủ cơng, đẹp nhờ chất liệu tự
nhiên, đẹp vì truyền thống, đẹp nhờ đơn giản, đẹp vì hữu dụng, hay đẹp
qua đa dạng và đẹp vì khơng mắc tiền.
Giai đoạn thập niên 1910 và 1920 là một trong số những mốc thời gian
quan trọng nhất trong lịch sử trí thức Nhật Bản, mà nếu liên kết với Việt Nam
thì đây cũng là lúc nhiều luồng tư tưởng từ Nhật Bản được du nhập qua phong
trào ðơng Du. Nước Nhật lúc bấy giờ cũng giống như nước Anh, nước ðức,
Thụy ðiển, Nga và Ấn ðộ với các trào lưu “nghệ thuật cho dân chúng”, “nghệ
thuật và thẩm mỹ của cuộc sống”, “nghệ thuật của nơng dân”. Nói cách khác,
mingei của Yanagi chính là góc nhìn phương Tây ñược áp dụng ñể chiếu sáng và
tôn vinh nghệ thuật phương ðơng. Nếu cách nhìn thực dân thường coi sản vật
phương ðông là thủ công mỹ nghệ theo như cách hiểu hiện nay trong tiếng Việt,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


là tầm thường so với nghệ thuật là tiêu chuẩn cao q của phương Tây, thì quan
điểm mingei coi mỹ nghệ mới là trung tâm của nghệ thuật Nhật Bản và mở rộng
ra là ðông Á. Các hệ phái mingei ñương ñại coi sản phẩm của những nghệ nhân
vô danh, dùng trong các sinh hoạt ñời thường, nhưng ñược chọn lọc qua năm
tháng, mới là nguồn sống cho nghệ thuật ñương ñại, qua nhiều thước ño khác
nhau về cái ñẹp như Seotsu Yagagi từng khám phá. Mỹ nghệ không phải là nghệ
thuật thấp theo cách hiểu như là giá trị thấp, mà là nghệ thuật của hạ tầng xã hội,
của ñại chúng, và do vậy, là nghệ thuật, là văn hóa. Bản thân mỹ nghệ, theo
Yanagi, có thể được chia thành bốn nhóm tùy theo qui trình và nơi sản xuất khác
nhau. Trước hết là dạng mỹ nghệ của chốn dân gian, phân thành hai loại: sản xuất
theo nhóm thợ thủ công hay ở mức công nghiệp. Tiếp theo là dạng mỹ nghệ do
các nghệ nhân thành danh hay nhà nghệ thuật chuyên nghiệp làm ra, có thể là các
loại hàng hóa cao cấp cho tầng lớp q tộc - như trong truyền thống Nhật Bản,
nghệ nhân ñược giới lãnh chúa ni để sản xuất đồ riêng cho mình - hay là các
loại hàng hóa ngày nay được thiết kế và chế tác riêng cho cá nhân giàu có. Mối
quan tâm lớn nhất của Yanagi là nhóm đầu tiên, tức là sản phẩm ñời thường từ
bàn tay của các nghệ nhân vô danh.
2.1.1.4 Sản phẩm TCMN
Thủ công mỹ nghệ: Là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm mỹ
nghệ, hoặc các sản phẩm tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống
như sản phẩm mỹ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ, chức năng văn hóa, thẩm mỹ
trở nên quan trọng hơn chức năng sử dụng thông thường.
Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng do những thợ thủ công và
nghệ nhân làm ra từ những nguyên vật liệu tự nhiên như ñất sét, thủy tinh,
kim loại, ñá và sợi dệt. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng chủ yếu

ñược sản xuất bằng thủ cơng và có truyền thống từ lâu đời. Cùng với sự phát
triển của ngành công nghiệp và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công
nghệ. Nhờ sự tiến bộ kỹ thuật người ta ñã ứng dụng vào sản xuất thủ công mỹ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


nghệ thay thế một phần lao động thủ cơng vất vả, năng suất thấp. Ví dụ:
ngành gỗ điêu khắc, đá ñiêu khắc người ta ñã sử dụng kỹ thuật hiện ñại như
máy cưa, máy ñục, máy ñánh bóng... thay thế cho con người. Ngành gốm đã
đưa lị ga, lị điện thay thế dần cho các lị đốt củi, đốt than ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào ngành sản xuất thủ cơng giúp cho năng suất lao động
cao hơn, phẩm chất tốt hơn, đồng thời những cơng đoạn quyết ñịnh ñể thể
hiện hàng thủ công mỹ nghệ vẫn ñược làm bằng tay, tinh xảo và tỉ mỉ nhằm
giữ nguyên tính chất thủ cơng mỹ nghệ của sản phẩm.
Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ chủ yếu được sản xuất tại làng nghề - một
mơi trường văn hố – kinh tế - xã hội và cơng nghệ truyền thống lâu đời. Sản
phẩm TCMN là kết quả của sự bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật ñã
ñược chung ñúc giữa các thế hệ nghệ nhân và truyền từ ñời này sang đời
khác. Ngồi mang bản sắc riêng của làng nghề, ñồ TCMN còn là những sản
phẩm tiêu biểu và ñộc ñáo của cả dân tộc Việt Nam. Lịch sử phát triển hàng
thủ cơng mỹ nghệ ln gắn bó với sự đổi thay về mơi trường văn hố cũng
như khung cảnh làng q, với cây đa bến nước, đình chùa, đền miếu... và các
hoạt ñộng lễ hội và hoạt ñộng phường hội, phong tục tập quán, nếp sống ñậm
nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc của làng nghề và phố nghề.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được tạo ra bởi các nghệ nhân tài khéo,
có bản sắc và độc đáo riêng mà nới khác khó có thể làm theo, tên của sản phẩm
ln kèm theo tên của làng làm ra nó; sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề
tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng.

Nghề thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống q báu từ lâu đời,
đó là loại hình nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa những kinh nghiệm của ñời sống
dân gian ñược truyền từ ñời này qua ñời khác với khả năng tưởng tượng mang
tính thẩm mỹ cùng sức sáng tạo ñộc ñáo. Mỗi sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ được
bàn tay, khối óc của những người thợ gửi gắm vào đó phong tục tập qn, tín
ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng mình cho nên các sản phẩm vừa có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


giá trị sử dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc
các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ (đồ đồng, đồ đá, đồ gốm, ñồ thủy tinh, ñồ gỗ,
chạm khảm, thêu ren, ñan lát,…) không những mang dấu ấn của các nghệ nhân
tài hoa, thể hiện tinh hoa văn hóa của làng nghề mà cịn là sản phẩm hàng hóa
mang đặc trưng kinh tế, văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Bên cạnh đó, sản phẩm
thủ cơng mỹ nghệ khơng chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày,
mà một số còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hố xã hội,
mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. ðó
khơng chỉ là những hoạt động đơn thuần kinh tế, mà ẩn chứa bên trong các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ ấy, ln ln có hàm lượng văn hóa, trước hết là văn hóa
của mỗi cơ sở sản xuất và rộng hơn, là bản sắc văn hóa của từng làng nghề và của
cả Việt Nam ta. Nói cách khác, kinh tế và văn hóa gắn bó với nhau, hịa quyện
vào nhau trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
2.1.1.5 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển; phát triển ngành nghề thủ
công nghiệp
a, Tăng tưởng và phát triển
Tăng trưởng và phát triển đơi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa
chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, cịn phát triển khơng những

nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú về chủng loại và chất lượng, về cơ cấu
và phân bổ của cải.
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân
hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng ñược áp dụng ñể ñánh giá cụ thể ñối
với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia.
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh thu nhập bình
qn đầu người cịn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng cộng thêm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

9


các thay ñổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm
quốc dân do ngành cơng nghiệp tạo ra, sự đơ thị hố, sự tham gia của một
quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự
phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu
chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển cịn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững
về các tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và
bảo vệ môi trường.
b, Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ
Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, chúng ta thấy: Phát
triển nghề TCMN là sự tăng lên về qui mơ nghề TCN và phải đảm bảo ñược
hiệu quả sản xuất của nghề TCMN.
Sự tăng lên về qui mơ nghề TCN được hiểu là sự mở rộng về sản xuất
của từng ngành nghề TCMN và số lượng được tăng lên theo thời gian và
khơng gian, trong ñó nghề TCMN cũ ñược củng cố, nghề TCMMN mới được
hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của ngành nghề TCMN khơng ngừng

được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của nghề TCMN. Sự phát triển
nghề TCMN yêu cầu sự tăng trưởng của nghề TCMN phải ñảm bảo hiệu quả
kinh, tế xã hội và môi trường. Trên quan ñiểm phát triển bền vững, phát triển
nghề TCMN còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng
các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao ñộng, vốn, nguyên liệu cho sản
xuất... ñảm bảo hợp lý có hiệu quả; nâng cao mức sống cho người lao động;
khơng gây ơ nhiễm mơi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...
Phát triển nghề TCMN là sự gia tăng ổn ñịnh giá trị sản xuất, giá trị gia
tăng, lợi nhuận của nghề TCMN qua các năm. Số lượng các đơn vị tham gia
SXKD TCMN ngày càng nhiều. Mơi trường sản xuất nghề TCMN của các
ñơn vị ngày càng thuận lợi. Thị trường tiêu thụ của nghề TCMN ñược mở
rộng, ổn định. Các cơ sở có đủ vốn và ngun liệu để sản xuất, có nguồn nhân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


lực chất lượng cao, công nghệ sản xuất phù hợp. SXKD không gây ô nhiễm
môi trường. Công tác khuyến công hỗ trợ sản xuất của nghề ngày càng phát
huy ñược hiệu quả.
2.1.2 Nội dung giải pháp phát triển nghề TCMN
2.1.2.1. Quy hoạch nghề TCMN
a, Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh
- ñược gọi là quy hoạch “mềm” bao gồm: Phân tích, dự báo các yếu tố phát
triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu
về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Phân tích, đánh giá hiện
trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu
ngành, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, cơng nghệ, lao động, tổ chức sản xuất. Xác
định vị trí, vai trị của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu
phát triển của ngành. Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích

tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước. Luận chứng các phương án
phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu và các ñiều kiện chủ yếu ñảm bảo
mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, cơng nghệ, lao ñộng). Xây dựng
luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với
các cơng trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường. Xác ñịnh các giải
pháp về cơ chế, chính sách và ñề xuất các phương án thực hiện. Xây dựng
danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính tốn cân đối nguồn vốn
để bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức
thực hiện quy hoạch và thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành
trên bản ñồ quy hoạch.
b, Nội dung chủ yếu của quy hoạch sản phẩm chủ yếu bao gồm: Xác định vai
trị, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước ngồi của sản
phẩm. Phân tích hiện trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dự báo
khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm. Luận chứng các phương
án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên các vùng và các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


tỉnh. Xác định các giải pháp, cơ chế, chính sách, phương hướng hợp tác quốc
tế. Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên bản ñồ
quy hoạch
Công tác quy hoạch phát triển ở nước ta về ngành nghề nơng thơn nói
chung và nghề TCMN nói riêng thời gian qua tuy có tiến bộ, nhưng nhìn chung
chất lượng và tác dụng của quy hoạch còn thấp. Theo cơng tác quy hoạch phát
triển cần được đổi mới và hoàn thiện theo các hướng. Pải là quy hoạch tổng thể
ngành nghề nông thôn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
trên cơ sở thị trường, tìm những thế mạnh ở mỗi địa phương. ðổi mới phân công,
phân cấp trong công tác quy hoạch, trong ñó cần xác ñịnh rõ: Ai làm quy hoạch và

phê duyệt quy hoạch; ai chịu trách nhiệm thực hiện quy hoạch… Xây dựng quy
hoạch phát triển ngành TCMN theo hướng ñổi mới về tư duy, trình tự, phương
pháp tổ chức xây dựng quy hoạch và kết hợp từ dưới lên, từ trên xuống, ñồng thời
huy ñộng ñược các bộ phận liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện quy
hoạch. Khơng để xảy ra tình trạng nghề TCMN phát triển một cách tự phát, tràn
lan hoặc chỉ quan tâm ñến tăng trưởng mà không chú ý ñến phát triển bền vững.
Hiện nay, TCMN có thể tập trung vào một số nhóm ngành mà nơng thơn có lợi
thế và có khả năng đáp ứng. Rà sốt lại tất cả các nghề, làng nghề hiện có, từ đó
phân loại ra các làng nghề nào cần duy trì, bảo tồn, tơn tạo; những ngành nghề nào
mới ra ñời; ngành nghề nào cần bỏ và có cơ chế hỗ trợ nhân dân ở ñó chuyển sang
nghề khác. Gắn quy hoạch phát triển TCMN với quy hoạch sử dụng ñất, ñào tạo
lao ñộng, xây dựng giao thông, phát triển dịch vụ và quy hoạch ñô thị… Coi
trọng xây dựng quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm cơng nghiệp địa phương,
vì việc phát triển khu, cụm, điểm cơng nghiệp địa phương đã mang lại lợi ích và
tác dụng rất lớn đối với cơng nghiệp hố, hiện đại hố, giải quyết việc làm, giảm
thiểu ơ nhiễm môi trường. ðồng thời, phải chú ý giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường - vấn đề nổi cộm và cơ bản nhất khi phát triển CNNT là phải giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng, thu hút ñầu tư, phát triển các cơ sở sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


kinh doanh với việc giảm thiểu ô nhiễm và xử lý ơ nhiễm mơi trường trong q
trình sản xuất.
2.1.2.2 Loại hình kinh tế tổ chức sản xuất sản phẩm
a, Các hình thức tổ chức sản xuất TCMN
HTX sản xuất tập trung cung cấp nguyên liệu qua xử lý, gia công các chi
tiết địi hỏi cơ giới, hỗ trợ đầu vào, ñầu ra, ñào tạo lao ñộng theo phương thức
truyền nghề. Những cơng đoạn, cơng nghệ nếu các xã viên, hộ tự làm mà chi phí

cao thì HTX xã tổ chức sản xuất, dịch vụ tập trung để giảm chi phí ñó.
Sản xuất phân tán là một ñặc ñiểm riêng của nghề thủ cơng mỹ nghệ thích
hợp phương thức sản xuất tại các tổ hợp tác, hộ xã viên, tại gia đình. Phương thức
này vẫn cịn rất phổ biến ở các nước cơng nghiệp phát triển vì nếu đưa vào sản
xuất tập trung khơng hiệu quả, khơng tồn dụng được thời gian, sức lao động xã
hội, hoặc quy trình cơng nghệ không cho phép sản xuất dây chuyền tập trung. Do
sản xuất phân tán mà tính chất sản phẩm phong phú gắn với cá tính, sáng tạo của
người sản xuất, thương hiệu cá nhân, dấu của nghệ nhân,...
Kết hợp sản xuất tập trung và phân tán là cách làm phổ biến của nhiều
HTX thủ cơng mỹ nghệ với đặc điểm quy trình sản xuất khơng địi hỏi liên tục
trên dây chuyền cơng nghệ ví dụ như dệt lụa có thể đặt ở nhiều hộ xã viên nhưng
cơng đoạn se sợi, nhuộm hấp, nghề gốm có thể làm phơi ở nhiều nơi nung cùng lị
thì phải tập trung, hoặc gom sản phẩm ñể bảo ñảm một ñơn hàng có giá trị lớn
phải tổ chức sản xuất ở nhiều hộ gia đình. HTX tổ chức đầu vào, đầu ra với chi
phí hợp lý (thấp) để xã viên có thu nhập cao, khác hẳn với thương nhân mua ñứt
bán ñoạn thường ép giá hoặc từ chối mua hàng.
b, Các phương thức liên kết sản xuất
- Liên kết ngang: Liên kết giữa các thành viên ở cùng 1 cấp trong chuỗi sản
xuất. Chẳng hạn nông dân liên kết trong những câu lạc bộ tổ hợp tác, hợp tác
xã... Qui mô sản xuất lớn hơn, chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào
thấp hơn do được hợp đồng trực tiếp với cơng ty cung cấp nguyên liệu với số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


×