Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn xác định biên giới trên bộ của Việt Nam với một quốc gia láng giềng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.38 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TẬP HỌC KỲ MƠN
CƠNG PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ SỐ 11
Đề bài: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn xác định biên
giới trên bộ của Việt Nam với một quốc gia láng giềng

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ..............1
1. Các khái niệm liên quan..................................................................................1
2. Xác định biên giới trên bộ...............................................................................1
2.1. Hoạch định biên giới quốc gia..................................................................1
2.2. Phân giới và cắm mốc thực địa.................................................................2
II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ CỦA VIỆT NAM VỚI
MỘT QUỐC GIA LÁNG GIỀNG (LÀO)..........................................................3
1. Quá trình hoạch định biên giới Việt – Lào......................................................3
2. Quá trình phân giới và cắm mốc thực địa giữa Việt Nam và Lào...................4
3. Hạn chế tồn tại và biện pháp hoàn chỉnh hệ thống biên giới của Việt Nam...5
KẾT LUẬN...........................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................6





MỞ ĐẦU
Việc phân định biên giới quốc gia nói chung và biên giới trên bộ nói riêng
là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi các quốc gia cần phải hiểu, tôn trọng các
nguyên tắc trong việc phân định biên giới; đồng thời cần có những biện pháp sau
phân định nhằm củng cố những kết quả đã đạt được. Để làm rõ hơn về các vấn
đề liên quan đến xác định biên giới trên bộ, sau đây em xin lựa chọn bài học kỳ
Đề số 11: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn xác định biên giới trên bộ
của Việt Nam với một quốc gia láng giềng”.
NỘI DUNG
I. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ
1. Các khái niệm liên quan
Biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo,
trên sông, hồ, kênh, biển nội địa... Biên giới trên bộ phổ biến được quy định
trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại
lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài
phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý. Trên thực tế, một số nước cũng có thể
tự đơn phương xác định đường biên giới của mình, nhưng việc đơn phương
hoạch định này có giá trị pháp lý hay khơng phụ thuộc vào việc nó có được các
quốc gia láng giềng công nhận hay không, nếu các quốc gia hữu quan phản đối,
đường biên giới này khơng có giá trị pháp lý.
Xác định biên giới quốc gia là hoạt động pháp lý với nhiều bước, nhằm xác
định phương hướng, vị trí, tính chất của đường biên giới.

1


2. Xác định biên giới trên bộ

Biên giới trên bộ được xác định trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các quốc gia
có chung biên giới và thơng qua bước hoạch định, phần giới và cắm mốc thực
địa.
2.1. Hoạch định biên giới quốc gia
Hoạch định biên giới quốc gia là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác định
phương hướng, vị trí, tính chất của đường biên giới trên văn bản điều ước, kèm
theo các tài liệu cần thiết và bản đồ mô tả chi tiết đường biên giới theo thỏa
thuận. Toàn bộ giai đoạn hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tơn trọng chủ
quyền, bình đẳng và thỏa thuận với phương pháp hoạch định là thông qua đàm
phán và các phương thức hịa bình khác. Thực tiễn quốc tế, các bên hữu quan có
thể lựa chọn một trong hai hình thức sau để hoạch định biên giới:
 Hoạch định biên giới mới: Biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo là hai
loại chủ yếu được áp dụng để xác định biên giới mới. Trong đó:
o Biên giới tự nhiên: được xác định theo địa hình tự nhiên như núi, sơng
hồ,...Với mỗi địa hình lại có ngun tắc và phương thức xác định riêng.
o Biên giới nhân tạo: được xác định theo kiểu biên giới thiên văn và biên
giới hình học. Trong đó, biên giới thiên văn được xác định theo kinh tuyến
hoặc vĩ tuyến của Trái Đất; biên giới hình học là biên giới được xác định
bằng các đoạn thẳng nối điểm xác định này với điểm xác định khác hoặc
đường vòng cung mà tâm điểm và bán kính đã được các bên thỏa thuận.

 Sử dụng các đường ranh giới đã có (trên cơ sở nguyên tắc Uti possidentis):
Đối với hình thức này, các đường phân chia địa giới hành chính thời kỳ thuộc
2


địa sẽ được chuyển thành các đường biên giới quốc tế phân định lãnh thổ của
các quốc gia độc lập.
Như vậy, hoạch định biên giới là giai đoạn thực hiện những hoạt động pháp
lý nhằm thống nhất quan điểm và nguyên tắc xác định biên giới (xác định vị trí,

hướng đi của đường biên giới) và lựa chọn các yếu tố tạo nên một đường biên
giới hoàn chỉnh.
2.2. Phân giới và cắm mốc thực địa
Phân giới là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong hiệp định. Cơng
việc này nhằm đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản và bản
đồ ra thực địa, cố định nó bằng các dấu mốc quốc giới với các phương pháp kỹ
thuật đo đạc chính xác.
Ở giai đoạn này, các bên tiến hành kiểm tra nhằm tìm ra sự thống nhất giữa
đường biên giới trên bản đồ và trên thực địa. Nếu khơng có sự thống nhất, các
bên phải kiểm tra, đàm phán để xác định lại những vị trí có sự sai lệch nhằm đảm
bảo biên giới trên bản đồ và biên giới trên thực địa trong tương lai phải là một.
Việc cắm mốc có thể tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu (tức là phân
giới đến đâu cắm mốc đến đó) hoặc phân giới trên tồn tuyến xong mới thực
hiện cắm mốc. Các dấu mốc biên giới đóng vai trị là cơ sở để xác định vị trí,
hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Vì vậy, các mốc dấu yêu cầu sự
chính xác cao và phải do hai bên thực hiện.

3


II. THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ CỦA VIỆT NAM VỚI
MỘT QUỐC GIA LÁNG GIỀNG (LÀO)
1. Quá trình hoạch định biên giới Việt – Lào
Trước năm 1945, Việt Nam và Lào đều là thuộc địa của thực dân Pháp.
Pháp sát nhập hai nước vào “Đông Dương thuộc Pháp”, sau đó chia hai nước
thành các lãnh thổ hành chính để cai trị: xứ Ai Lao, xứ Bắc Kỳ, xứ Trung Kỳ và
xứ Nam Kỳ. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, vấn đề biên giới giữa hai
nước Việt Nam và Lào khơng được đặt ra. Sau đó, trong giai đoạn từ năm 1954
đến năm 1975 do cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mà hai nước vẫn
chưa giải quyết được vấn đề biên giới. Đến năm 1976, khi hai nước đã độc lập

hoàn toàn, vấn đề biên giới giữa hai nước mới có điều kiện để giải quyết. Hai Bộ
chính trị hai nước đã thỏa thuận như sau:
i.

Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường biên giới thể hiện trên
bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 năm 1945, đó là căn cứ chính để giải
quyết tranh chấp.

ii.

Các vấn đề lãnh thổ chia làm hai loại: loại đất mà Việt Nam mượn của Lào
sẽ trả lại cho Lào; loại đất mà đường biên giới không phù hợp thực tế quản
lý hành chính thì lấy đường biên giới trên bản đồ Pháp làm căn cứ giải
quyết với những sự điều chỉnh mà hai bên xét thấy cần thiết.
Trên cơ sở thỏa thuận của hai Bộ Chính trị hai nước, có thể thấy nguyên tắc

được áp dụng để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước là nguyên tắc Uti
possidetis. Việc áp dụng nguyên tắc này để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai
nước hoàn tồn phù hợp với thực tiễn tình hình biên giới lúc bấy giờ. Đường
biên giới Việt – Lào tuy đã được hình thành từ lâu đời và mang tính lịch sử, tuy
4


nhiên vẫn chưa được xác định bởi bất kỳ điều ước quốc tế nào giữa các bên. Việc
thừa nhận đường ranh giới hành chính này để chuyển thành đường biên giới
quốc gia là cơ sở quan trọng để hai nước giải quyết tốt vấn đề biên giới chung.
Song, trên thực tế có những đoạn biên giới khơng có bản đồ hoặc chưa được
quy định trên bản đồ của Pháp, do đó việc xác định biên giới theo nguyên tắc Uti
possidetis là chưa đủ. Hai nước Việt - Lào sử dụng một cách xác định nữa đó là
vạch các đoạn biên giới mới. Nguyên tắc xác định biên giới giữa hai nước đã

được cụ thể hóa trong Điều I của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa
hai nước được ký ngày 18/07/1977 như sau: Ở những nơi nào cả hai bên đều
thấy là cần thiết phải điều chỉnh đường biên giới và ở những nơi đường biên giới
chưa được vẽ trên bản đồ của Pháp. Hai bên hoạch định biên giới trên cơ sở hồn
tồn nhất trí, tơn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt giữa hai
nước.
Như vậy, với việc áp dụng một cách sáng tạo nguyên tắc Uti possidetis kết
hợp với nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới, hai nước Việt - Lào đã xây
dựng đường biên giới chung, hoàn chỉnh, một đường biên giới của tình đồn kết
hữu nghị Việt – Lào.
2. Quá trình phân giới và cắm mốc thực địa giữa Việt Nam và Lào
Hai nước Việt Nam và Lào đã thành lập Ủy ban Liên hợp phân giới và cắm
mốc Việt – Lào. Ủy ban đã thống nhất các nguyên tắc, phương pháp phân vạch
đường biên giới trên thực địa, tổ chức các đội đi phân giới, cắm mốc. Các văn
kiện pháp lý về phân giới, cắm mốc giữa hai nước đã được ghi nhận trong Nghị
định thư ký 20/02/1985. Trong quá trình thực hiện, một số làng bản biên giới đã
được điều chỉnh so với đường biên giới đã được nhất trí hoạch định năm 1977 để
phù hợp với thực tế. Ngày 16/10/1987, Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về
5


phân giới cắm mốc đã được ký kết đánh dấu sự hoàn thành về cơ bản việc phân
giới cắm mốc trên toàn tuến biên giới Việt – Lào. Từ đây hai nước Việt Nam và
Lào đã có đường biên giới chính thức.
3. Hạn chế tồn tại và biện pháp hồn chỉnh hệ thống biên giới của Việt Nam
Thực hiện Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào
năm 1977, trong giai đoạn 1978 - 1987 hai nước đã cơ bản hồn thành cơng tác
phân giới, cắm mốc trên thực địa với 199 vị trí/214 cột mốc. Tuy vậy, hệ thống
mốc quốc giới của 199 vị trí mốc chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản
lý biên giới, mật độ vị trí mốc quá thưa, chất lượng và độ bền vững của hệ thống

mốc không cao, nhiều mốc đã xuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phục những
khiếm khuyết trên, năm 2005 lãnh đạo 2 nước đã quyết định triển khai dự án
“Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào”.
Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ hai nước, đến tháng
7/2013 hai bên đã hoàn thành toàn bộ công tác cắm mốc trên thực địa với 905 vị
trí tương ứng với 1.002 mốc và cọc dấu biên giới trên toàn tuyến. Từ tháng
8/2013 đến hết năm 2015, hai bên tập trung hoàn chỉnh việc thể hiện kết quả cắm
mốc lên bản đồ, biên tập chế in bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam Lào để đính kèm Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam Lào; hoàn thiện 1.002 hồ sơ mốc, cọc dấu biên giới, mô tả Nghị định thư về
đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào và hoàn thiện các Hiệp định
về quy chế quản lý biên giới, cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào.

6


KẾT LUẬN
Việc kết hợp áp dụng nguyên tắc Uti possidetis và cách vạch các đoạn biên
giới mới, hai nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hồ Dân chủ
Nhân dân Lào đã xây dựng được một đường biên giới hoàn chỉnh. Đây cũng là
lần đầu Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã hoạch
định và giải quyết vấn đề biên giới với một nước láng giềng theo đúng pháp luật
quốc tế.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Quốc tế - Đại học Luật Hà Nội, nxb công an nhân dân.
2. Khoá luận tốt nghiệp “Hệ thống biên giới trên bộ của Việt Nam với các nước
láng giềng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Xuân Quang; TS.

Trần Văn Thắng hướng dẫn.
3. Minh Phương, “Biên giới Việt - Lào và chuyện những người phân giới cắm
mốc”, 24/01/2017, Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
< >

8



×