Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Luận án tiến sĩ thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

DƢƠNG CHÍ NAM

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG
TIẾP THỊ XÃ HỘI TẠI HUYỆN MAI CHÂU, KIM BƠI
TỈNH HÕA BÌNH (2013-2015)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

DƢƠNG CHÍ NAM

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG
TIẾP THỊ XÃ HỘI TẠI HUYỆN MAI CHÂU, KIM BƠI
TỈNH HÕA BÌNH (2013-2015)
Chun ngành



: Quản lý y tế

Mã số

: 9 72 08 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Ngọc Châu
2. PGS.TS. Trần Đắc Phu

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hƣớng
dẫn khoa học của tập thể cán bộ hƣớng dẫn.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và đƣợc công bố một phần
trong các bài báo khoa học. Luận án chƣa từng đƣợc cơng bố. Nếu có gì sai
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Dƣơng Chí Nam


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Ảnh hƣởng của phân ngƣời tới môi trƣờng, kinh tế, xã hội, sức khoẻ .............. 4
1.1.1. Ảnh hƣởng của phân ngƣời tới môi trƣờng, kinh tế và xã hội ............ 4
1.1.2. Ảnh hƣởng của phân ngƣời tới sức khỏe cộng đồng .......................... 6
1.2. Nguyên tắc chung trong quản lý phân ngƣời hợp vệ sinh ................................ 10
1.2.1. Sự tồn lƣu của mầm bệnh trong phân ngƣời ..................................... 10
1.2.2. Nguyên tắc chung trong quản lý phân ngƣời hợp vệ sinh ................ 11
1.3. Một số nghiên cứu về thực trạng xây dựng, sử dụng bảo quản nhà tiêu hộ gia
đình và các yếu tố liên quan ........................................................................................ 13
1.3.1. Nghiên cứu về thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu . 13
1.3.2. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới xây dựng, sử dụng và bảo
quản nhà tiêu hộ gia đình ............................................................................ 18
1.4. Một số mơ hình, giải pháp can thiệp đã triển khai nhằm tăng tỷ lệ bao phủ nhà
tiêu hợp vệ sinh với cộng đồng nông thôn Việt Nam ............................................... 24
1.4.1. Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ ............................................ 24
1.4.2. Giáo dục vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh cá nhân có sự tham gia của
cộng đồng .................................................................................................... 26
1.4.3. Câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng ......................................................... 27

1.4.4. Giáo dục hành động ........................................................................... 28
1.4.5. Tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh .................................................. 29
1.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong thực trạng quản lý an
toàn phân ngƣời và khuynh hƣớng tiếp cận chuỗi cung cầu vệ sinh môi trƣờng..... 34


iii

1.6. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Mai Châu, Kim Bôi ......................................... 37
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 38
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 38
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................... 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 38
2.2.1. Giai đoạn 1 - Nghiên cứu mô tả ........................................................ 38
2.2.2. Giai đoạn 2 - Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ................................. 45
2.2.3. Bộ công cụ nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu ................. 46
2.3. Xây dựng nội dung và hình thức can thiệp......................................................... 48
2.3.1. Xác định các vấn đề cần can thiệp .................................................... 48
2.3.2. Phƣơng pháp can thiệp: Xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn lập kế
hoạch, tổ chức các hoạt động truyền thông ................................................. 48
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................................ 53
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu................................................................ 55
2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 57
2.7. Tổ chức điều tra thực địa và vai trò của học viên .............................................. 57
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục....................................................... 58
2.9. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................................. 59
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 62
3.1. Thực trạng và yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu

hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng Mai Châu, Kim Bôi..................................... 62
3.1.1. Đặc điểm xã hội học của đối tƣợng nghiên cứu ................................ 62
3.1.2. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ
gia đình ........................................................................................................ 65
3.1.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản
nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.................................................................. 71
3.1.4. Kết quả nghiên cứu định tính phân tích bốn yếu tố trong tiếp thị vệ
sinh tại địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 76
3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giải pháp tạo nhu cầu và phát triển chuỗi cung
ứng vệ sinh nông thôn tại huyện Mai Châu, Kim Bôi .............................................. 84
3.2.1. Kết quả các hoạt động can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh 84
3.2.2. Kết quả phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ vệ sinh ........................... 87


iv

3.2.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của ngƣời dân ....................... 90
3.2.4. Hiệu quả can thiệp về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh............................................................................................................... 94
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 98
4.1. Thực trạng và yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu
hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng Mai Châu, Kim Bôi..................................... 98
4.1.1. Đặc điểm xã hội học của các đối tƣợng trong nghiên cứu ................ 98
4.1.2. Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ
gia đình ........................................................................................................ 99
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo
quản nhà tiêu hợp vệ sinh .......................................................................... 111
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giải pháp tạo nhu cầu và phát triển chuỗi cung
ứng vệ sinh nông thôn tại huyện Mai Châu, Kim Bôi ............................................119
4.2.1. Các hoạt động can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh.......... 119

4.2.2. Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ vệ sinh ...................................... 121
4.2.3. Sự thay đổi kiến thức của ngƣời dân ............................................... 125
4.2.4. Hiệu quả can thiệp về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh............................................................................................................. 128
4.3. Khả năng nhân rộng và duy trì bền vững .........................................................131
KẾT LUẬN ................................................................................................... 134
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 138
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 154
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát hộ gia đình ......................................................................154
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát nhà tiêu ...................................................................166
Phụ lục 3: Khung hƣớng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đầu kỳ..............176
Phụ lục 4: Khung hƣớng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cuối kỳ ............186
Phụ lục 5: Một số hình ảnh đặc trƣng của nhà tiêu tại địa bàn nghiên cứu ..........192
Phụ lục 6: Các sản phẩm truyền thông, tài liệu hƣớng dẫn ....................................197
Phụ lục 7: Thƣ của Ngân hàng Thế giới đề nghị nhân rộng mơ hình “Tiếp thị vệ
sinh nhà tiêu hộ gia đình” ..........................................................................................202


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT
1
2

Phần viết tắt
BOD

CHCs

3
4

CHTI
CLTS

5

DALYs

6
7
8
9

ĐTNC
HGĐ
HVS
PAOT

10

PHAST

11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

PVS
SCT
SD&BQ
SL
TCT
TC, CĐ, ĐH
THCS
THPT
TLN
TTVS
TTYT
TTYTDP
TYT
UBND
UNICEF

26
27

28

VSMT
WHO
XD

Phần viết đầy đủ
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá)
Community Health Clubs (Câu lạc bộ sức khỏe cộng
đồng)
Cửa hàng tiện ích
Community-Led Total Sanitation (Vệ sinh tổng thể do
cộng đồng làm chủ)
Disability Adjusted Life Years (Số năm sống đƣợc điều
chỉnh theo mức độ bệnh tật)
Đối tƣợng nghiên cứu
Hộ gia đình
Hợp vệ sinh
Participatory Action Oriented Training (Giáo dục hành
động)
Participatory Hygiene and Sanitation Transformation
(Giáo dục vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh cá nhân có sự
tham gia của cộng đồng)
Phỏng vấn sâu
Sau can thiệp
Sử dụng và bảo quản
Số lƣợng
Trƣớc can thiệp
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
Trung học cơ sở

Trung học phổ thơng
Thảo luận nhóm
Tiếp thị vệ sinh
Trung tâm y tế
Trung tâm y tế dự phòng
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
United Nations International Children's Emergency Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)
Vệ sinh môi trƣờng
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Xây dựng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Bảng phân tích SWOT trong thực trạng quản lý an toàn
phân ngƣời và khuynh hƣớng tiếp cận chuỗi cung cầu vệ
sinh môi trƣờng

36


2.1

Số lƣợng thôn đƣợc lựa chọn phỏng vấn

40

2.2

Số lƣợng hộ gia đình đƣợc điều tra tại mỗi xã

42

2.3

Đối tƣợng và cỡ mẫu phỏng vấn sâu

43

2.4

Đối tƣợng và cỡ mẫu thảo luận nhóm

44

2.5

Tên và số lƣợng bộ công cụ nghiên cứu

47


3.1

Đặc điểm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu

62

3.2

Đặc điểm giới tính của đối tƣợng nghiên cứu

62

3.3

Đặc điểm dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu

63

3.4

Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu

63

3.5

Thông tin nghề nghiệp đối tƣợng nghiên cứu

64


3.6

Thông tin điều kiện kinh tế hộ gia đình

64

3.7

Thơng tin về các tiện nghi trong hộ gia đình

65

3.8

Cơ cấu nhà tiêu của hộ gia đình có sở hữu nhà tiêu riêng

66

3.9

Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn xây dựng tại hộ gia
đình có nhà tiêu

68

3.10

Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản
tại hộ gia đình có nhà tiêu


69

3.11

Tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng
và bảo quản tại hộ gia đình có nhà tiêu

71

3.12

Mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu
với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh

71

3.13

Mối liên quan giữa dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu với
việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh

72


vii

Bảng


Tên bảng

Trang

3.14

Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên
cứu với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp
vệ sinh

72

3.15

Mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình với việc
xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh

73

3.16

Mối liên quan giữa thói quen sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh

73

3.17

Mối liên quan giữa sự sẵn có thợ xây với việc xây dựng, sử

dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh

74

3.18

Mối liên quan giữa sự sẵn có cửa hàng bán thiết bị vệ sinh
với việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh

74

3.19

Mối liên quan giữa đặc điểm địa lý, địa hình với việc xây
dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh

75

3.20

Mối liên quan giữa tâm lý trông chờ của ngƣời dân với việc
xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh

75

3.21

Mối liên quan giữa truyền thông, vận động với việc xây
dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh


76

3.22

Danh sách và chi phí sản phẩm, vật liệu để xây nhà tiêu tại
các cửa hàng bán lẻ

80

3.23

Chi phí các loại nhà tiêu

81

3.24

Các sản phẩm tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh

85

3.25

Kết quả thúc đẩy tạo chuỗi cung cầu nhà tiêu hợp vệ sinh

86

3.26


Danh sách các cửa hàng tiện ích đƣợc thành lập trong thời
gian can thiệp

88

3.27

Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngƣời dân về những bệnh
do tiếp xúc phân ngƣời gây ra

90

3.28

Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngƣời dân về những bệnh
có thể tránh đƣợc khi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

91


viii

Bảng

Tên bảng

Trang

3.29


Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngƣời dân về hiểu biết các
loại nhà tiêu

91

3.30

Hiệu quả thay đổi kiến thức của ngƣời dân về hiểu biết các
loại nhà tiêu hợp vệ sinh

92

3.31

Hiệu quả thay đổi sở thích của ngƣời dân về lựa chọn nhà
tiêu

92

3.32

Hiệu quả thay đổi về quyết định lựa chọn của ngƣời dân về
lựa chọn nhà tiêu

93

3.33

Hiệu quả thay đổi về độ bao phủ nhà tiêu trƣớc và sau can
thiệp


94

3.34

Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu trƣớc và sau can thiệp

94

3.35

Hiệu quả thay đổi về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu
chuẩn xây dựng, sử dụng và bảo quản trƣớc và sau can
thiệp

95

3.36

Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trƣớc và sau
can thiệp theo tiêu chuẩn xây dựng

96

3.37

Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trƣớc và sau
can thiệp theo tiêu chuẩn sử dụng và bảo quản

96


3.38

Hiệu quả thay đổi về loại nhà tiêu hợp vệ sinh trƣớc và sau
can thiệp theo tiêu chuẩn xây dựng, bảo quản và sử dụng

97

4.1

So sánh kết quả tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hợp
vệ sinh qua các nghiên cứu

102

4.2

Các điều kiện cần thiết để làm nên một cửa hàng tiện ích
thành cơng

124


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

3.1

Thực trạng nhà tiêu hiện có tại hộ gia đình

65

3.2

Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về xây dựng tại hộ
gia đình

67

3.3

Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về sử dụng và bảo
quản tại hộ gia đình

69

3.4

Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về xây dựng, sử
dụng và bảo quản tại hộ gia đình

70

3.5


Số hàng bán của cửa hàng tiện ích trong thời gian can thiệp

89


x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Sơ đồ đƣờng lây truyền bệnh từ phân ngƣời

7

2.1

Các giải pháp phát triển mơ hình kinh doanh cửa hàng tiện
ích

52

2.2


Tiêu chuẩn phân loại và đánh giá nhà tiêu đạt hợp vệ sinh

56

2.3

Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu

61


xi

DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh

Tên ảnh

Trang

1

Hình ảnh nhà tiêu cầu

192

2

Hình ảnh nhà tiêu hố đào đơn giản


192

3

Hình ảnh nhà tiêu một ngăn

193

4

Hình ảnh nhà tiêu hai ngăn

194

5

Hình ảnh bệ xí bệt của nhà tiêu thấm dội

195

6

Hình ảnh nhà tiêu tự hoại

196


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 ƣớc tính vẫn cịn

2,4 tỷ ngƣời, tƣơng đƣơng với 1/3 dân số thế giới thiếu khả năng tiếp cận với
điều kiện vệ sinh đƣợc cải thiện; và 946 triệu ngƣời vẫn thực hành đi tiêu bừa
bãi (chiếm 13% dân số thế giới); 90% trong số đó sống ở khu vực nông thôn,
tập trung ở khu vực châu Phi cận Sahara và Nam Á [1], [2]. Cũng chỉ có
khoảng 45% dân số tại các nƣớc có thu nhập trung bình và thấp sống trong
cộng đồng có mức bao phủ nhà tiêu đạt 75% trở lên và 24% dân số sống trong
cộng đồng với mức bao phủ nhà tiêu trên 95% [3].
Điều kiện vệ sinh không đảm bảo đã ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ, góp
phần làm gia tăng bệnh tiêu chảy, suy dinh dƣỡng, giun sán đặc biệt là ở trẻ
em, đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng sống. Ngƣợc lại, việc
xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng, phòng chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sống và mang lại cuộc
sống văn minh. Ƣớc tính mỗi 1 USD đầu tƣ để đáp ứng mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ về nƣớc và vệ sinh ở các nƣớc đang phát triển sẽ mang lại ít
nhất từ 5-12 USD. Đóng góp chính cho lợi ích kinh tế là tiết kiệm thời gian
liên quan đến việc tiếp cận tốt hơn các dịch vụ vệ sinh và nƣớc (chiếm 80%),
bên cạnh đó là việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do ít bệnh tật hơn và
ngăn ngừa tử vong [4]. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng việc của đảm bảo nhà
tiêu hợp vệ sinh, từ năm 2013 Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 19/11 hàng năm
là Ngày nhà tiêu thế giới.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều chƣơng trình và dự án của
Chính phủ cũng nhƣ tài trợ từ các tổ chức và cá nhân nhằm gia tăng tỷ lệ hộ
gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh khu vực nông thôn. Mặc dù kết quả
đánh giá đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của các giải pháp can thiệp tuy nhiên
trong quá trình triển khai vẫn còn những tồn tại nhất định, đặc biệt là khó


2
khăn trong việc duy trì bền vững và nhân rộng mơ hình. Tỷ lệ hộ gia đình có
nhà tiêu hợp vệ sinh đến năm 2015 mới chỉ đạt 65%, tƣơng đƣơng với khoảng

20 triệu ngƣời dân nông thôn chƣa tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh và 5 triệu
ngƣời vẫn cịn tình trạng phóng uế bừa bãi [5].
Tiếp thị xã hội ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong thực hành y
tế công cộng nhƣ tiếp thị xã hội về tiêm chủng mở rộng, tiếp thị xã hội bao
cao su,v.v... Phƣơng pháp này dựa trên nguyên lý cơ bản của tiếp thị thƣơng
mại, tác động đến cộng đồng cụ thể là các nhóm đối tƣợng đích nhằm thay đổi
hành vi của họ theo hƣớng có lợi cho sức khỏe nói riêng và cho xã hội nói
chung. Hay nói khác là mang đến cho ngƣời dân “sản phẩm sức khoẻ” phù
hợp, thoả mãn nhu cầu của chính họ [6]. Trong giai đoạn từ 2003-2006, một
số hoạt động tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh nông thôn đã đƣợc thí điểm
tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam và bƣớc đầu đã cho thấy đây là một cách tiếp
cận hiệu quả, bền vững nhằm tăng độ bao phủ tiếp cận vệ sinh nơng thơn [7].
Hịa Bình là một tỉnh miền núi ở Tây Bắc Việt Nam, có nhiều dân tộc
sinh sống và tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nƣớc
(khoảng 50% vào năm 2013) [8]. Mặc dù trong thời gian gần đây trên địa bàn
tỉnh đã triển khai các can thiệp nhằm nâng cao nhận thức, hành vi của ngƣời
dân về nhà tiêu hợp vệ sinh nhƣng chủ yếu tập trung ở hoạt động tuyên
truyền, vận động, và/hoặc hỗ trợ kinh phí để ngƣời dân xây dựng nhà tiêu mà
chƣa can thiệp tồn diện vào nhóm cung ứng dịch vụ vệ sinh đặc biệt là nhóm
thợ xây dựng và cửa hàng bán vật liệu/cấu kiện vệ sinh.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà
tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại tỉnh Hịa Bình hiện nay nhƣ thế nào? Những
yếu tố nào liên quan tới việc xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ
sinh? Giải pháp can thiệp tiếp thị xã hội nhà tiêu hợp vệ sinh có vai trị nhƣ
thế nào trong việc tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại tỉnh Hịa
Bình? Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:


3
“Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình và hiệu quả can

thiệp bằng tiếp thị xã hội tại huyện Mai Châu, Kim Bơi tỉnh Hồ Bình
(2013-2015)” với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến xây dựng, sử dụng
và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng huyện Mai Châu
và Kim Bơi tỉnh Hịa Bình năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp bằng tiếp thị xã hội nhà tiêu
hợp vệ sinh nhằm tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại cộng đồng
huyện Mai Châu và Kim Bơi tỉnh Hịa Bình năm 2015.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ảnh hƣởng của phân ngƣời tới môi trƣờng, kinh tế, xã hội, sức khoẻ
1.1.1. Ảnh hưởng của phân người tới môi trường, kinh tế và xã hội
Đại tiện là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con ngƣời. Trung bình số
lƣợng phân đƣợc thải ra ngồi là khoảng 29g/ngƣời/ngày đối với phân khơ và
128g/ngƣời/ngày đối với phân ƣớt, trẻ em từ 1-4 tuổi là 85g/ngƣời/ngày [9].
Nhìn chung, các quan điểm thƣờng chấp nhận rằng ở ngƣời lớn số lần đại tiện
dao động giữa tối thiểu ba lần mỗi tuần đến tối đa ba lần mỗi ngày [10]. Với
trẻ em dƣới 2 tuổi và khoẻ mạnh thì số lần đại tiện trung bình từ 1-2 lần/ngày
[11].
Quản lý phân ngƣời không tốt sẽ gây ra các hậu quả xấu đến môi
trƣờng. Sản phẩm bài tiết của ngƣời có thể làm ơ nhiễm các nguồn nƣớc
ngầm, nƣớc mặt nhƣ hồ, sông. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào nƣớc thải và
thực hành xử lý nƣớc thải, yếu tố khí hậu, dân số và mật độ dân cƣ [12]. Một
phân tích tổng hợp ở 31 tỉnh của Trung Quốc cho thấy trong năm 2014, lƣợng
nitơ thải ra từ phân ngƣời ở khu vực nông thôn là 2.118 triệu kg mỗi năm
(1.219-31.409) cao hơn so với ở khu vực thành thị là 1.485 triệu kg (6262.495) [13]. Phân ngƣời là một trong những thành phần thiết yếu của dòng

chảy vật chất và năng lƣợng của hệ sinh thái. Đƣa chúng ra khỏi chu kỳ tự
nhiên, hoặc vận chuyển đến môi trƣờng khơng phù hợp ở dạng hóa học khơng
phù hợp gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng trong thời gian dài và làm đảo lộn
chu trình tự nhiên của carbon, nitơ, phốt pho và nƣớc [14]. Một nghiên cứu tại
108 quốc gia thu nhập thấp và trung bình cho thấy 10 9 kg phốt pho, nitơ và
BOD (Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hố) đƣợc thải vào
mơi trƣờng do các chất thải bài tiết của con ngƣời (phân và nƣớc tiểu). Trong
khi đó, với điều kiện nhƣ hiện tại chỉ có thể loại bỏ đƣợc khoảng 22% BOD,
11% nitơ, 17% phốt pho và 35% Coliforms [15].


5
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì Campuchia, Indonesia,
Philippines và Việt Nam mất khoảng 9 tỷ USD mỗi năm vì vệ sinh kém (dựa
trên giá năm 2005). Tƣơng đƣơng với khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội,
thay đổi từ 1,3% ở Việt Nam, 1,5% ở Philippines, 2,3% ở Indonesia, 7,2% ở
Campuchia. Tác động kinh tế hàng năm là xấp xỉ 6,3 tỷ USD ở Indonesia, 1,4
tỷ USD ở Philippines, 780 triệu USD ở Việt Nam và 450 USD triệu ở
Campuchia [16]. Năm 2006, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã mất khoảng
193 triệu USD do ảnh hƣởng của điều kiện vệ sinh kém, tƣơng đƣơng khoảng
5,6% GDP [17]. Tại Bangladesh, chỉ tính riêng chi phí điều trị cho bệnh tiêu
chảy trong năm 2015 đã lên 72,02 triệu USD, tƣơng đƣơng với khoảng 4,58%
GDP [18]. Tại Việt Nam, thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém gây ra hàng năm lên
tới 780 triệu USD, tƣơng đƣơng 9,26 USD/ngƣời và 1,3% GDP [5].
Ngƣợc lại, điều kiện vệ sinh đƣợc cải thiện cùng với sử dụng nƣớc an
toàn và thực hành vệ sinh cá nhân tốt là yếu tố cơ bản cho sức khỏe và cho sự
phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, cải thiện cung cấp nƣớc và vệ sinh
cũng sẽ mang lại sự thoải mái, an toàn, địa vị, sự tự hào và tiện lợi đồng thời
có tác động lớn hơn đến mơi trƣờng sống [19]. Theo tài liệu tổng quan về vệ
sinh quốc tế năm 2008, cải thiện vệ sinh là bƣớc đầu tiên tạo ra mơi trƣờng

cho việc nâng cao lịng tự trọng, sự tự tin. Bằng cách cung cấp nhà tiêu an
toàn, đủ gần sẽ đặc biệt có giá trị đối với phụ nữ và trẻ em gái - những ngƣời
ln có nguy cơ bị quấy nhiễu khi đi vệ sinh tại những nơi vắng vẻ vì khơng
có nhà vệ sinh [20].
Tình trạng nhà tiêu cũng đƣợc chứng minh có ảnh hƣởng tới việc đến
lớp của học sinh đặc biệt với học sinh nữ. Nếu nhƣ khơng có nhà vệ sinh
riêng cho học sinh nữ, các em sẽ không đến trƣờng, đặc biệt khi đang trong
chu kỳ kinh nguyệt. Điều này đƣợc một nghiên cứu tại Nam Phi khẳng định:
học sinh nữ sợ phải sử dụng nhà tiêu tại trƣờng học vì sợ tấn cơng tình dục, vị
trí ở q xa, chất lƣợng không tốt và đang trong chu kỳ kinh nguyệt [21].


6
Lợi ích kinh tế của việc vệ sinh đƣợc cải thiện bao gồm chi phí cho hệ
thống y tế thấp hơn, số ngày nghỉ làm hoặc nghỉ học vì bệnh tật hoặc chăm
sóc ngƣời thân bị bệnh và tiết kiệm thời gian (không phải xếp hàng tại các cơ
sở vệ sinh chung). Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cứ 1 đô
la đầu tƣ vào vệ sinh có thể thu lại 9 đơ la lợi ích [22]. Nghiên cứu của Hoàng
Văn Minh năm 2011, tổng lợi ích kinh tế do việc tăng sử dụng nƣớc sạch và
nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) tại xã nghiên cứu trong 1 năm là hơn 42 triệu
đồng [23].
1.1.2. Ảnh hưởng của phân người tới sức khỏe cộng đồng
Phân ngƣời đƣợc cho là nguyên nhân gây nên sự lây lan của nhiều bệnh
truyền nhiễm nhƣ các bệnh tiêu chảy, giun sán,v.v… và là một nhân tố quan
trọng gây nên tình trạng suy dinh dƣỡng thể thấp còi ở trẻ em [24]. Phân tích
về gánh nặng bệnh tật cho thấy thiếu khả năng tiếp cận nƣớc sạch, vệ sinh là
yếu tố nguy cơ thứ ba có tác động đến sức khỏe ở các nƣớc đang phát triển
với tỷ lệ tử vong cao. Số liệu phân tích tổng hợp từ 132 quốc gia có thu nhập
trung bình và thấp năm 2016 ƣớc tính có 1,6 triệu ca tử vong và 105 triệu
DALYs (Disability Adjusted Life Years - số năm sống đƣợc điều chỉnh theo

mức độ bệnh tật) đƣợc cho là do điều kiện nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
(VSMT) không đầy đủ, chiếm 2,8% tổng số ca tử vong và 3,9% tổng số
DALYs. 60% gánh nặng bệnh tật do bệnh tiêu chảy, 13% với bệnh nhiễm
trùng đƣờng hơ hấp cấp tính, 16% với bệnh suy dinh dƣỡng, 43% với bệnh
sán máng, 80% với bệnh sốt rét, 100% với bệnh giun truyền qua đất và mắt
hột đƣợc cho là do điều kiện nƣớc sạch và VSMT không đầy đủ [3].
Các con đƣờng lây truyền bệnh qua đƣờng phân-miệng chính đƣợc thể
hiện trong sơ đồ dƣới đây đã minh họa tầm quan trọng của các can thiệp đặc
biệt là xử lý phân an toàn trong việc ngăn ngừa lây truyền bệnh.


7

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ đƣờng lây truyền bệnh từ phân ngƣời
Nguồn: Theo UNICEF Philippines, Gatmaitan L. (2014) [25]

Tiêu chảy là bệnh liên quan rõ rệt tới vệ sinh kém. Trong năm 2015, có
khoảng 1,3 triệu ca tử vong trên thế giới là do bệnh tiêu chảy. Số ca tử vong
do tiêu chảy ở trẻ em dƣới 5 tuổi là 499.000 ca (tƣơng đƣơng 74,3 ca/100.000
trẻ), chiếm 8,6% trong tổng số 5,82 triệu ca tử vong ở nhóm tuổi này và là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tƣ ở trẻ em dƣới 5 tuổi [26]. Điều
kiện nhà tiêu không đảm bảo đƣợc xem là nguyên nhân của 432.000 trƣờng
hợp tử vong do tiêu chảy năm 2016 [27]. Gánh nặng bệnh tật tử vong do các
trƣờng hợp tử vong do tiêu chảy vì thiếu tiếp cận với các điều kiện nƣớc sạch
và VSMT là 49,8 triệu DALYs và riêng với nhóm trẻ em dƣới 5 tuổi là 104,6
triệu DALYs [3]. Nghiên cứu tại Ethiopia năm 2011 chỉ ra rằng trẻ em sống
trong các hộ gia đình (HGĐ) khơng có nhà tiêu có nguy cơ bị mắc bệnh tiêu
chảy cao gấp 6 lần so với trẻ sống tại các HGĐ có nhà tiêu (OR=6,74; 95%CI:
4,70-9,67) [28]. Tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự đã khảo sát trên 4.698
HGĐ tại 54 xã thuộc 6 tỉnh đại diện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam cho thấy

nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn ở nhóm HGĐ khơng có nhà tiêu HVS


8
(AOR=2,1; 95%CI: 1,55-2,81) và nhóm có nhà tiêu khơng HVS về xây dựng,
sử dụng và bảo quản (XD, SD&BQ) (AOR=2,38; 95%CI: 1,71-3,3) [29].
Nhiễm giun đƣờng ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc/mỏ cịn
khá phổ biến ở khắp thế giới và đƣợc xem nhƣ vấn đề sức khỏe cộng đồng
quan trọng, đặc biệt ở các nƣớc nghèo, đang phát triển trong vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới [30]. Theo WHO, năm 2015 ƣớc tính có khoảng 1,5 tỷ ngƣời bị
nhiễm giun truyền qua đất [31]. Nhiễm giun sán gây nhiều ảnh hƣởng xấu tới
sức khỏe gồm thiếu máu, suy dinh dƣỡng, suy giảm thể chất, ảnh hƣởng phát
triển nhận thức, do đó làm giảm việc tới trƣờng, suy giảm giáo dục, dẫn đến
giảm năng suất sản xuất kinh tế trong tƣơng lai. Gánh nặng bệnh tật do nhiễm
giun truyền qua đất trong năm 2017 là 1,92 triệu DALYs [32]. Trong khi đó,
tình trạng nhiễm giun đƣờng ruột đã đƣợc chứng minh có mối liên quan mật
thiết với việc sử dụng phân ngƣời không đúng cách cũng nhƣ sử dụng nhà
tiêu không HVS. Nghiên cứu khác tại Hà Nội cho thấy sử dụng phân tƣơi
hoặc chỉ ủ phân dƣới 1 tháng làm phân bón có liên quan đáng kể với tỷ lệ
đồng nhiễm 3 loại giun đũa, giun tóc và giun móc [33]. Nghiên cứu tại Quảng
Ninh cũng chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học
cao hơn 26,51 lần ở nhóm sống tại HGĐ khơng có nhà tiêu HVS (95%CI:
11,19-62,79, p<0,001) [34].
Suy dinh dƣỡng gây ra cái chết cho 3,1 triệu trẻ em hàng năm hay
chiếm khoảng 45% tổng số trẻ em chết mỗi năm tại các nƣớc có thu nhập thấp
và trung bình [35]. Một nghiên cứu gần đây ở 65 quốc gia đã chứng minh
rằng ở những cộng đồng có môi trƣờng bị ô nhiễm phân do đi tiêu bừa bãi,
nhà tiêu không HVS và xử lý phân trẻ em khơng đúng cách thƣờng có nhiều
trẻ em suy dinh dƣỡng thể thấp cịi hơn [36]. Kết quả phân tích dữ liệu từ 137
quốc gia đang phát triển cũng đã xác định thiếu tiếp cận với điều kiện vệ sinh

đƣợc cải thiện là một trong hai yếu tố rủi ro hàng đầu đối với tình trạng cịi
cọc ở trẻ em [37]. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hoạt động can thiệp vệ


9
sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS) do quỹ Bill & Melinda Gates tài
trợ năm 2011 tại Mali cho thấy trẻ em ở các làng có triển khai CLTS ít có khả
năng bị cịi cọc (35% so với 41%, PR=086; 95%CI: 0,74-1,0) so với trẻ em ở
các làng đối chứng [38]. Tác động của điều kiện vệ sinh tới tình trạng suy
dinh dƣỡng trẻ em cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu tại Kenya [39],
Bangladesh [40]. Tại Việt Nam, năm 2015 ƣớc tính có khoảng 1,5 triệu trẻ em
bị suy dinh dƣỡng thể thấp cịi có liên quan tới điều kiện vệ sinh kém, hầu hết
số này sống ở vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn [5]. Kết quả điều tra
Đánh giá các mục tiêu về phụ nữ và trẻ em năm 2014 (MICS, 2014) [24] và
một nghiên cứu ở 6 tỉnh cũng cho kết quả tƣơng tự [41], trẻ thấp cịi thƣờng
thấy ở những vùng ơ nhiễm phân do phóng uế bừa bãi, sử dụng nhà tiêu
không HVS, xử lý phân trẻ em không đúng cách.
Với 4,2 triệu ngƣời chết mỗi năm (1,6 triệu trong số trẻ em dƣới 5
tuổi), nhiễm trùng đƣờng hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại
các nƣớc đang phát triển. Mặc dù vệ sinh không trực tiếp liên quan tới tất cả
nhiễm trùng hô hấp cấp, nhƣng một nghiên cứu đánh giá gần đây về hiệu quả
của các biện pháp can thiệp nƣớc sạch và VSMT đƣợc tiến hành trên 200
trƣờng học tại Mali đã cho thấy tỷ lệ học sinh trong nhóm can thiệp báo cáo
có ít nhất một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đƣờng hô hấp (ho, sổ mũi,
nghẹt mũi hoặc đau họng) thấp hơn so với nhóm đối chứng (OR=0,75;
95%CI: 0,56-0,86) [42]. Do vậy, cải thiện vệ sinh có thể là một giải pháp
chống lại tình trạng nhiễm trùng đƣờng hơ hấp cấp.
Các bằng chứng khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng việc tiếp cận với
nhà tiêu HVS là nguyên nhân quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc và chết do
tiêu chảy cũng nhƣ các bệnh giun truyền qua đất đồng thời tăng cơ hội sống

sót của trẻ em [36], [43], [44], [45], [46], [47]. Một phân tích tổng hợp 135
bài báo đƣợc xuất bản từ năm 1970 đến tháng 2/2016 về tác động của nƣớc
uống, vệ sinh và rửa tay bằng xà phòng đối với bệnh tiêu chảy ở trẻ em của


10
tác giả Wolf J. và cộng sự cho thấy các biện pháp can thiệp vệ sinh làm giảm
25% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, và có thể giảm thêm 45% khi đạt đƣợc tỷ lệ
bao phủ vệ sinh trên 75% [48]. Kết quả một nghiên cứu khác cho thấy nhà
tiêu HVS có thể làm giảm hơn 1/3 nguy cơ mắc tiêu chảy và giảm đáng kể
các ảnh hƣởng có hại cho sức khỏe đối với hàng triệu trẻ em ở các nƣớc đang
phát triển [24]. Nghiên cứu tại Ethiopia đã chỉ ra rằng có thể giảm 60% tiêu
chảy ở trẻ em trong các HGĐ xử lý phân của trẻ một cách an toàn hơn so với
những trẻ từ các HGĐ còn lại (OR=0,38; 95%CI: 0,27-0,53) [28]. Nghiên cứu
của Dearden KA. và cộng sự chỉ ra việc đƣợc tiếp cận với sự cải thiện nhà vệ
sinh cịn có thể giảm nguy cơ còi cọc [49]. Một đánh giá tổng hợp về tác động
của điều kiện vệ sinh cho thấy có thể giảm tới 27% tỷ lệ mắc giun đũa, 20%
đối với giun tóc và 35% đối với giun móc/mỏ [50].
Ngồi những tác động trên đối với trẻ em, nhiều nghiên cứu đã cho
thấy việc cải thiện hành vi rửa tay, nƣớc sạch, VSMT và can thiệp dinh dƣỡng
có tác động tích cực đến sự vận động của trẻ nhỏ [51], [52].
1.2. Nguyên tắc chung trong quản lý phân ngƣời hợp vệ sinh
1.2.1. Sự tồn lưu của mầm bệnh trong phân người
Thành phần của phân ngƣời chủ yếu là niêm mạc ống tiêu hoá, thức ăn
chƣa tiêu hoá, chất xơ và muối, trứng giun sán và hàng chục đến hàng trăm
loại virus gây bệnh khác nhau. Nhiều loại virus trong số chúng có thể nhiễm
vào trong đƣờng tiêu hóa do ăn phải thực phẩm chứa virus. Kết quả phân tích
mẫu phân trẻ em trong một nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện đƣợc 48 loại virus
khác nhau [53]. Một nghiên cứu khác trên 227 mẫu phân trẻ em từ 6-7 tuổi
khơng có triệu chứng của bệnh tiêu chảy tại Matlab từ tháng 6 đến tháng

10/2016 cho thấy có tới 80,2% mẫu phân dƣơng tính ít nhất 1 trong số 13 loại
virus đƣờng ruột trong tổng số 17 loại virus đƣợc phân tích, với 53,3%
(97/182) mẫu phân lập đƣợc hơn 1 loại virus [54]. Kết quả tƣơng tự cũng
đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Lekana-Douki SE. và cộng sự tại Gabon


11
(một quốc gia ở Trung Phi) với 60,9% mẫu phân (193/317 mẫu) có ít nhất
một loại virus đƣờng ruột trong đó rotavirus A là loại virus phát hiện nhiều
nhất (27,1% mẫu) [55]. Một nghiên cứu phân tích 2.107 mẫu đất tại
Kakamega, Bungoma và Vihiga thuộc phía tây Kenya năm 2017 cho thấy có
tới 17,8% mẫu đất tìm thấy trứng giun truyền qua đất, trong đó trứng giun đũa
phổ biến nhất (13,0%), tiếp theo là trứng giun tóc (6,9%) [56].
Các tác nhân gây bệnh có thể sống nhiều ngày trong đất, nƣớc, thậm
chí nhiều tháng nhƣ trứng giun sán, để rồi từ đất, nƣớc thải gây nhiễm vào cây
trồng đặc biệt là các loại rau, củ, quả ăn sống. Đƣờng lây truyền các mầm
bệnh từ phân sang ngƣời có thể qua tay bẩn, ruồi, nguồn nƣớc bị ô nhiễm,
nƣớc thải, rác thải, đất, thực phẩm,v.v... Về mặt dịch tễ học của các bệnh
truyền nhiễm đƣờng tiêu hóa, các yếu tố nhƣ phân, rác, đất, nƣớc, thực phẩm
là một trong các mắt xích hình thành nên một chu trình dịch. Trong hầu hết
các bệnh truyền nhiễm ở ngƣời thì ngƣời là vật chủ chính, mầm bệnh từ phân
ngƣời do khơng đƣợc quản lý tốt trong quá trình thu gom, vận chuyển và sử
dụng đã phát tán ra môi trƣờng làm ô nhiễm đất và các nguồn nƣớc. Nếu các
nguồn nƣớc sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của con ngƣời không đảm bảo vệ
sinh sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh.
1.2.2. Nguyên tắc chung trong quản lý phân người hợp vệ sinh
“Xử lý phân ngƣời an toàn” nghĩa là tiêu diệt đƣợc hầu hết các mầm
bệnh, trứng giun sán có trong phân, làm cho phân ngƣời trở nên an toàn đối
với môi trƣờng và con ngƣời [36]. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề VSMT ở các
nƣớc đang phát triển hiện nay cịn nhiều nan giải, đặc biệt là ơ nhiễm môi

trƣờng bởi phân ngƣời do hai nguyên nhân. Thứ nhất là do tập quán quản lý
phân (thói quen sử dụng các nhà tiêu không HVS làm cho phân ngƣời bị rơi
vãi, qua súc vật nuôi và côn trùng,v.v... phát tán gây ô nhiễm môi trƣờng).
Thứ hai là do tập quán sử dụng phân để bón ruộng, ni cá (sử dụng phân


12
tƣơi, phân ủ không đúng kỹ thuật và không đủ thời gian để bón lúa, rau và
ni cá,v.v... nên các mầm bệnh trong phân chƣa bị tiêu diệt hết) [57].
Tại Việt Nam, việc sử dụng phân ngƣời trong nông nghiệp từ lâu đã trở
thành một tập quán do nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
Nghiên cứu của Đặng Thị Vân Quý và cộng sự cho thấy, tại 2 xã của tỉnh Hà
Nam vẫn còn 63% HGĐ sử dụng phân, trong đó 60,3% sử dụng phân tƣơi và
33,3% sử dụng phân ủ dƣới 2 tháng đối với xã Tiên Phong. Tỷ lệ tƣơng ứng ở
xã Châu Sơn là 20%, 60% và 15% [58]. Chính vì vậy, việc quản lý phân
ngƣời đƣợc quan tâm bởi vừa có ý nghĩa phịng bệnh, vừa chống ơ nhiễm mơi
trƣờng, vừa có ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên giải quyết ô nhiễm môi trƣờng do
phân ngƣời ở Việt Nam từ nhiều năm qua vẫn ln là vấn đề rất bức xúc vì
với số lƣợng hơn 12 ngàn tấn phân ngƣời thải ra hàng ngày trên mặt đất đã và
đang góp phần làm ô nhiễm nguồn nƣớc bề mặt ở các mức độ khác nhau.
Quản lý phân ngƣời tốt nhất là sử dụng nhà tiêu HVS. Trong hoàn cảnh
và điều kiện của nƣớc ta khi phân ngƣời còn đƣợc sử dụng trong canh tác
nơng nghiệp thì bất kể loại cơng trình vệ sinh nào cũng phải giải quyết đƣợc
các mục tiêu cơ bản là [59]: (i) Cô lập đƣợc phân ngƣời, ngăn không cho phân
chƣa đƣợc xử lý tiếp xúc với ngƣời, động vật và cơn trùng; (ii) Có khả năng
tiêu diệt đƣợc các tác nhân gây bệnh có trong phân và khơng làm ô nhiễm môi
trƣờng. Trong tài liệu “Hƣớng dẫn về vệ sinh và sức khỏe” của WHO, những
nguyên tắc về quản lý nhà tiêu cũng đƣợc đƣa ra với nội dung tƣơng tự. Theo
đó, ngun tắc chìa khóa trong quản lý phân an toàn là thiết kế, cấu trúc, quản
lý và sử dụng nhà tiêu đƣợc sắp xếp để tách biệt ngƣời dùng với phân tránh cả

tiếp xúc chủ động (từ mặt đất) và tiếp xúc thụ động (ruồi, sinh vật khác) [60].
Để đạt mục tiêu trên, cơng trình vệ sinh phải đảm bảo: không làm
nhiễm bẩn đất, nguồn nƣớc tại nơi xây dựng; khơng có mùi hơi thối; khơng
thu hút ruồi nhặng và gia súc; tạo môi trƣờng để phân, chất thải đƣợc phân
hủy và diệt mầm bệnh; thuận tiện khi sử dụng và đƣợc ngƣời dân chấp nhận.


×