Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

GIAO AN TUAN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.31 KB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013 TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN MỘT TRĂM I/Mục tiêu: - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100 - Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. II/Đồ dùng dạy học: - GV: Một bảng có ô vuông BT2 SGK - HS: Bảng con III/Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a/Giới thiệu bài, ghi đầu bài - HS lắng nghe và trả lời Hỏi : Kết thúc chương trình lớp 1 các em đã được học đến số nào? -Ghi đầu bài lên bảng b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. * Ôn các số trong phạm vi 10 + Bài1:GV ghi đề lên bảng cho hs nêu y/c -1hs nêu yêu cầu Gv cho hs lên bảng làm - nhận xét - 3hs lên bảng ghi, lớp làm bảng con và làm vào vở’ - nhận xét *Ôn tập các số có hai chữ số Trò chơi : Cùng nhau lập bảng số +Bài2: GV nêu yêu cầu bài tập 2, chia lớp thành 5 đội - HS tham gia trò chơi, đội nào xong chơi và hướng dẫn cách chơi cho HS. Gv phát 5 băng trước thì dán lên bảng giấy cho 5 đội. Gv theo dõi nhóm nào xong trước và đúng thì tuyên dương - 2hs đọc bảng số các đội vừa hoàn GV cho nhận xét thành Hỏi: Số bé nhất có 2 chữ số là số nào? -3HS trả lời Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào? - 3 HS trả lời - HS tự làm bài 2 vào vở và nêu kết quả và nêu kết quả * Ôn tập về só liền trước, số liền sau - HS nêu yêu cầu +Bài3: yêu cầu gí? *Trò chơi : Tìm số liền trước và liền sau của các số : 59, 61,70 - HS chia 3 đội tham gia trò chơi GV phổ biến luật chơi ( HS nói nhanh và chính xác) GV nhận xét tuyên dương đội thắng c/ Củng cố dặn dò: Tiết toán vừa rồi em đã ôn tập được gì? - HS trả lời GV nhận xét tiết học và dặn về nhà làm bài TẬP ĐỌC: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM. (2 TIẾT) I. Mục tiêu - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cùng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công - Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * HS khá, giỏi hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. - Bảng phụ : Ghi các câu văn, các từ ngữ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học:. Tiết 1 Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. 1.Mở đầu: - Nêu một số đặc điểm cơ bản về cách học một bài tập đọc để định hướng cho HS. - Giới thiệu nội dung SGK Tiếng Việt lớp 2 2. Bài mới: a)Giới thiệu bài: - Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? - Ghi đầu bài lên bảng b)Luyện đọc: GV đọc mẫu lần 1, hướng dẫn các phát âm những từ khó và cách nghỉ hơi đúng với những câu dài. *HD luyện dọc và giải nghĩa từ khó +Đọc nối tiếp câu - GV theo dõi sửa sai Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: nguệch ngoạc.... +Đọc từng đoạn trước lớp Qua bài có từ nào khó hiểu giải nghĩa thêm những từ khó khác +Đọc từng đoạn trong nhóm +Thi đọc giữa các nhóm Tiết 2. - Mở mục lục sách TV 2 tập 1 và đọc 8 tên chủ đề trong sách - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - Mở SGK TV lớp 2 tập 1, trang 4 -HS theo dõi.. -HS đọc nối tiếp câu đến hết bài Luyện đọc từ khó - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài - 6 HS luyện đọc - Đọc theo nhóm,cử mỗi nhóm 1 HS - HS đọc cả bài. -Cả lớp thực hiện. - 1 HS đọc đoạn 1, HS khác đọc thầm và trả lời - HS khác nhận xét câu trả lời 1 HS đọc đoạn 2 2/ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? -HSTL + Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? - HS nhận xét câu trả lời + Cậu bé có tin từ thỏi sắt đó mài thành kim - HS trả lời câu hỏi được không? - HS trả lời Những câu nào thể hiện cậu bé không tin? - 1 HS đọc to tên bài tập đọc 3/ Bà cụ giảng giải như thế nào? - HS khá, giỏi 4/ *Caâu chuyeän naøy khuyeân em ñieàu gì? * Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Có công - HS theo dõi mài sắt, có ngày nên kim. GV nhận xét - 3HS đọc phân vai d. Luyện đọc lại: - HS thi đọc cá nhân (3-5 em) -GV đọc mẫu lần 2 - HS theo dõi bình bầu - Tổ chức cho HS thi đọc nhóm, cá nhân GV nhận xét và bầu chọn cá nhân hoặc nhóm - HS trả lời xuất sắc nhất để tuyên dương - HS lắng nghe. c/ Củng cố- dặn dò: Hỏi :Em thích ai trong câu chuyện? Vì sao? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyện của truyện và chuẩn bị bài sau c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài 1/ Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KỂ CHUYỆN: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM. I. Mục tiêu: - Dựa theo tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. * HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện II. Đồ dùng học tập: - GV: Tranh minh hoạ trong SGK - HS: SGK III. Các hoạt động: Hoạt động của GV 1. Bài cũ - GV kiểm tra SGK - Giới thiệu chung về yêu cầu của giờ kể chuyện 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b/ Hướng dẫn kể chuyện + Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - Gv yêu cầu Hs đọc yc bài. Hoạt động của HS. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - GVHD học sinh nhìn theo tranh, theo câu hỏi gợi ý để kể lại câu chuyện -1 HS đọc yêu cầu bài - GV chia lớp 4 nhóm - HS quan sát tranh, đọc thầm gợi ý - GV cho HS kể chuyện trước lớp dưới mỗi tranh - HS kể chuyện theo nhóm - 4 HS khá, giỏi nối tiếp nhau kể trước lớp theo nội dung của 4 bức tranh +Kể lại tòan bộ câu chuyện - HS nhận xét -Tổ chức cho các nhóm thi kể câu chuyện theo hình - Vài HS khác kể trước lớp thức sắm vai - Mỗi nhóm 3 HS đóng vai thi kể trước - Gv nhận xét tuyên dương lớp - Cả lớp theo dõi, nhận xét, - Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện ( Dành cho HS khá bình chọn nhóm kể chuyên hấp dẫn giỏi) - HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu c/ Củng cố – dặn dò chuyện Gv tuyên dương HS kể tốt - HS về nhà tập kể - Gv theo dõi nhận xét. Thứ ba ngày 20 tháng 08 năm 2013 TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tt) I/ Mục tiêu: - HS biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số chục và đơn vị, thứ tự của các số. - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 II/Đồ dùng dạy học: -Viếán sẵn nội dung BT1 lên bảng - 2 hình vẽ, 1 bộ số cần điền của BT5 để chơi trò chơi. III/Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ: -Viết số tự nhiên nhỏ nhất, lớn nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số. - Viết số liền trước và số liền sau của số 99 GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a/Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng b/ Ôn đọc viết số có 2 chữ số- cấu tạo số có 2 chữ số +Bài1:Gọi hs nêu y/c - Gọi HS đọc tên các cột trong bảng của BT1 - Yêu cầu 1 Hs đọc dòng 1 của BT1 - Hãy nêu cách viết số 85? - Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số? - Nêu cách đọc số 85? GV nhận xét - Gv cho HS tự làm bài vào vở Gọi hs lên bảng làm 3 dòng còn lại Gv cho nhận xét và bổ sung c/ Ôn tập về so sánh số có 2 chữ số +Bài 3: Gọi hs nêu y/c - Yêu cầu Hs nhắc lại cách so sánh số có 2 chữ số - y/c hs làm vào vở, gọi 2hs lên bảng làm cột 1,2 của bài 3 GV nhận xét - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm cột 3 của BT3 và nêu cách so sánh 1 số với 1 tổng -GV nhận xét, bổ sung d/ Ôn tập về thứ tự các số có 2 chữ số +Bài 4:Y/ hs làm vào vở và đọc kết quả. Hoạt động của HS - 2HS lên bảng làm bài, HS khác làm vào bảng con - 2 HS nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe -1HS nêu miệng -1 HS đọc, HS khác theo dõi - 1HS đọc hàng 1 trong bảng - 3 HS trả lời, HS khác nhận xét. -Hs làm bài vào vở hoặc làm bảng con - 3HS lên bảng làm bài - nhận xét - 1HS nêu - 1 HS trả lời - 2 HS làm bài - Hs nhận xét bài làm của bạn - 1HS làm bài và trả lời -Hs làm bài vào vở -1hs nêu Hs thực hiện cá nhân - Chia 2 đội chơi, mỗi đội 5 em. e/ Trò chơi: Nhanh mắt, nhanh tay ( Hình thức tiếp sức) - 2 đội tham gia trò chơi (Bài 5)GV phổ biến cách chơi GV tuyên dương đội thắng cuộc f/ Củng cố - dặn dò : - Nhận xét tiết học - Hs lắng nghe - Dặn về nhà tự ôn về phân tích số, so sánh số có 2 chữ số Đạo đức: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (T1). I. Mục tiêu: Sau bài học này,HS có khả năng: - Biết được thế nào là học tập,sinh hoạt đúng giờ. - Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân và thực hiện theo thời gian biểu. - Đồng tình với các bạn biết học tập và sinh hoạt đúng giờ. II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: - Kĩ năng quản lí thời gian để học tập..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Kĩ năng lập kế hoạch,sinh hoạt đúng giờ. - Kĩ năng tư duy ,phê phán,đánh giá hanh vi sinh hoạt.học tập đúng giờ và vhứ đúng giờ. III.Phương pháp dạy học tích cực: - Phương pháp thảo luận nhóm,trò chơi,thảo luận xử lí tình huống. VI.Phương tiện dạy học: - Phiếu học tập,thẻ màu III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động GV 1.Khám phá GV:Nêu câu hỏi:Hằng ngày ở nhà,khi đến giờ ăn,giờ học em tự giác thực hiện hay bố mẹ phải nhắc? - GV dẫn vào bài học. 2.Kết nối: +Hoạt động 1: Thảo luận nhận xét hành vi: - Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm một tình huống. + Tình huống 1. + Tình huống 2. + Tình huống 3 - Giáo viên kết luận: Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. +Hoạt động 2: Xử lý tình huống. - Giáo viên chia cho mỗi nhóm một tình huống. - Giáo viên kết luận: Mỗi tình huống có một cách ứng xử khác nhau khác nhau. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi Em đồng ý hay không đồng ý hành vi nào sau đây? - GV nêu từng tình huống a) Huyền vừa ăn cơm ,vừa đọc truyện b)Liên thường hay đi hịc muộn vì ngủ quên ... - GV kết luận từng tình huống. - GV cho HS liên hệ thực tế: - Trong lớp ta bạn nào thực hiện tốt việc học tập,sinh hoạt đúng giờ? +Tập tập,sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? *GV kết luận:Sinh hoạt,học tập đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân. Công việc về nhà - Xây dựng thời gain biểu cho mình.. Hoạt động HS. - HS nêu ý kiến. - Học sinh thảo luận nhóm 2 theo đơn vị tổ. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Học sinh nhắc lại. - HS thảo luận nhóm 4 . - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét,bổ sung. - HS giơ thẻ biểu thị thái độ của mình và giải thích.. -HS khen các bạn. - Học sinh về thực hiện theo yêu cầu.. CHÍNH TẢ ( Tập chép) CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊM KIM I/ Mục tiêu: - Chép chính xác bài chính tả ( SGK); trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm được các bài tập 2,3,4 II/Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép - Học sinh : Vở bài tập.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III/Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV 1. Mở đầu: -Gv nêu một số yêu cầu của bài chính tả: viết đúng, viết đẹp, vở sạch, làm đúng các bài tập chính tả. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Hướng dẫn tập chép. - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hướng dẫn tìm hiểu bài. Giáo viên nêu câu hỏi : + Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào? + Đoạn chép là lời của ai nói với ai? + Bà cụ nói gì với cậu bé? - Hướng dẫn cách trình bày: Hỏi: + Đoạn văn có mấy câu? + Cuối mỗi câu có dấu gì? + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? + Chữ đầu đoạn được viết NTN? - Giáo viên hướng dẫn HS phân tích và viết chữ khó: Thỏi sắt, thành tài, mài… - Hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. - Đọc cho học sinh soát lỗi. -Gv chấm và nhận xét bài của một số Hs : Nội dung, chữ viết, cách trình bài c/ Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k? - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. Hoạt động của HS - Học sinh lắng nghe.. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - 2 Học sinh đọc lại. - HSTrả lời câu hỏi. - Học sinh luyện viết bảng con. - Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. - HS soát lỗi. Sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở soát lỗi cho nhau. - Học sinh đọc đề bài. - 4 HS lên bảng làm bài - Giáo viên nhận xét và sửa bài. -Hs khác làm bảng con và nhận xét bài Rút ra quy tắc cho ghi nhớ: Chữ k thường đứng của bạn trước các nguyên âm: e, ê,i - 2HS nhắc lại - Học sinh làm bài vào vở bài tập. Bài 3: Điền chữ cái vào bảng - 1 Hs đọc yêu cầu bài Gv hướng dẫn cách làm - 1 Học sinh lên bảng làm mẫu. - Cả lớp nhận xét. GV nhận xét -2-3 HS lên bảng làm tiếp.Cả lớp làm vào bảng con - 4 Học sinh đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ Bài 4: Học thuộc lòng bảng chữ cái cái . Gọi Hs đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong - Làm vào vở bài tập bài 2HS đọc và viết Xoá dần bảng cho Hs học thuộc từng phần bảng chữ - Hs xung phong đọc thuộc cái Gv xoá bảng - Từng Hs đọc thuộc lòng 9 chữ cái theo 3/ Củng cố - Dặn dò. thứ tự - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về viết lại chữ khó và học thuộc bảng chữ cái..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> AN TOÀN GIAO THÔNG: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG PHỐ ĐI BỘ AN TOÀN ( Tiết 1) I/Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ và đi xe đạp trên đường. - Học sinh nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố(không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh). 2. Kỹ năng: - Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. - Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư. 3. Thái độ: - Đi trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn. II/ Chuẩn bị: Bức tranh SGK phóng to, 5 phiếu hđ2 02 bảng chữ: AN TOÀN - NGUY HIỂM. III/ Các hoạt động chính: Hoạt động của GV A. Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm: 1/ Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường. - Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố. 2/ Cách tiến hành: - Giáo viên đưa ra các tình huống để giải thích thế nào là an toàn, thế nào là nguy hiểm. GVKL: - An toàn là đi trên đường không để xảy ra va quệt, không bị ngã bị đau. - Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn. - GV chia lớp ra làm 6 nhóm (2 nhóm cùng một nội dung tranh) phát cho mỗi nhóm một bức tranh và nêu yêu cầu thảo luận xem các bức tranh vẽ hành vi nào là an toàn, hành vi nào là nguy hiểm. 3/Kết luận: - Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. - Khi đi học,đi chơi quần áo,mũ cặp gọn gàn là an toàn - Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. B. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn nguy hiểm: 1/ Mục tiêu: Giúp các em biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.. Hoạt động của HS. -3 học sinh tự liên hệ về một tình hưống nguy hiểm mà em đã gặp phải hoặc nhìn thấy. Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày và giải thích ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Tranh 1: Đi qua đường cùng người lớn, đi trong vạch đi bộ qua đường là an toàn. Tranh 2: Đi trên vỉa hè, quần áo gọn gàng là an toàn. Tranh 3: Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy là an toàn. Tranh 4: Chạy xuống lòng đường để nhặt bóng là không an toàn (nguy hiểm). Tranh 5: Đi bộ một mình qua đường là không an toàn (nguy hiểm). Tranh 6: Đi qua đường trước đầu ô tô là không an toàn (nguy hiểm)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2/ Các bước tiến hành: - GV chia lớp thành 5 nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu có ghi sẵn các tình huống. Nhóm 1: Em và các bạn đang ôm quả bóng từ nhà ra sân trường chơi, quả bóng bỗng tuột khỏi tay em và lăn xướng lòng đường. Em có vội vàng chạy theo không? Làm thế nào em lấy được quả bóng? Nhóm 2:Bạn có một chiếc xe đạp mới , bạn muốn đèo em ra phố chơi, nhưng đường phố lúc đó rất đông xe đi lại . Em có đi hay không? Em sẽ nối gì với bạn? Nhóm 3: Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường, cả hai tay mẹ em đang bận xách túi. Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường? Nhóm 4:Em và một số bạn đi học về, đến chổ có vỉa hè rộng, các bạn rủ em cùng chơi đá cầu. Em có cùng chơi không? Em sẽ nói gì với bạn? Nhóm 5: Có mấy bạn ở phía bên kia đường đang đi đến trường, các bạn vẫy em sang đi cùng các bạn nhưng trên đường đang có nhiều xe cộ đi lại. Em sẽ làm gì? Làm thế nào để qua đường đi cùng với các bạn của em? 3/Kết luận: Khi đi bộ qua đường trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia đá bóng và các trò chơi khác trên đường phố, vỉa hè. C. Củng cố và dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học.. - Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tốt nhất. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Em sẽ không chạy theo quả bóng, nhờ người lớn ra lấy hộ. Không đi và khuyên bạn không nên đi. Nắm vào vạt áo của mẹ. Em sẽ không chơi và khuyên các bạn tìm chỗ khác chơi. Em sẽ tìm người lớn và nhờ đưa qua đường.. Cả lớp lắng nghe. Thứ tư ngày 21 tháng 08 năm 2013 TOÁN SỐ HẠNG -TỔNG I/ Mục tiêu: - HS biết số hạng; tổng. - Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Điền dấu >,<, = vào chỗ chấm Gv ghi đề lên bảng 2HS làm bài 72...64 ; 100... 99 80... 90 ; 75... 90 GV nhận xét ghi điểm -Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn 38, 57 ,45 ,19.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ,29 . GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b/ Giới thiệu số hạng, tổng. - Giáo viên viết phép cộng 35 + 24 = 59 lên bảng. Yêu cầu Hs đọc phép tính - Giáo viên chỉ vào từng số trong phép cộng và nêu trong phép cộng này: + 35 gọi là số hạng. + 24 gọi là số hạng. + 59 gọi là tổng. *Chú ý 35 + 24 cũng gọi là tổng. - Giáo viên viết phép cộng trên theo cột dọc lên bảng giáo viên và trình bày như sách giáo khoa. -Gv có thể cho HS giới thiệu vài phép cộng khác ( 63+15=78 hoặc 63 + 15 78 c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống -Yêu cầu Hs quan sát bài mẫu và đọc phép cộng của bài mẫu - Nêu các số hạng của phép cộng : 12+5=17 - Tổng của phép cộng là số nào ? - Muốn tính tổng ta làm NTN ?. -1HS làm bài - HS khác làm bảng con - Hs lắng nghe - Học sinh đọc: Ba mươi lăm cộng hai mươi tư bằng năm mươi chín. - Hs quan sát, nghe Gv giới thiệu - 1Học sinh nêu lại: Ba mươi lăm là số hạng, hai mươi tư là số hạng, năm mươi chín là tổng. - Nhiều học sinh nhắc lại. - Học sinh theo dõi và nêu lại. - 3HS viết phép cộng lên bảng, chỉ các thành phần của phép cộng vừa tìm được. - HS quan sát và đọc. - 12 và 5 - Số 17 - 3 HS trả lời ( Lấy các số hạng cộng với nhau) -1 HS lên bảng làm - Cả lớp làm bài vào bảng con hoặc vở BT - Vài Hs nhận xét của bạn, tự kiểm tra lại - GV nhận xét bài, sửa sai ( nếu có) bài của mình Bài 2 : Đặt tính rồi tính tổng - 1 HS đọc đề bài, bài mẫu - Nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu ( Phép tính được trình bày theo cột dọc) - 1HS nêu lại cách viết và cách thực hiện phép tính theo cột dọc - GV nhận xét, hướng dẫn cách làm BT - 2HS lên bảng làm, mỗi HS 2 phép tính, - Yêu cầu HS tự làm bài HS khác làm bài vào vở hoặc bảng con Gọi Hs nêu cách viết và cách thực hiện phép tính - Nhận xét bài của bạn 30+28 và 9+20 - 2 HS trả lời GV nhận xét Bài 3 : Bài toán Hướng dẫn HS phân tích đề bài và giải bài toán 1HS đọc đề bài toán d/Củng cố - Dặn dò : HStự làm bài - Trò chơi : Thi tìm nhanh kết quả Gv nêu phép cộng có hai số hạng giống nhau. -HS viết nhanh và tính tổng nhanh VD : 22+22= ?......... Gv tuyên dương Hs nào làm xong trước - Cả lớp vỗ tay - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tập đọc: TỰ THUẬT I/ Mục tiêu: -Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng. - Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản Tự thuật. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK II. Đồ dùng học tập: - GV: Tranh, bảng câu hỏi tự thuật - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ Kiểm tra 2 Hs bài: Có công mài sắt có HS1: Đọc đoạn 1,2 và tìm những từ ngữ ngày nên kim cho thấy cậu bé rất lười biếng. HS2: Đọc đoạn 2,3 và nêu nội dung rút GV nhận xét ghi điểm ra từ câu chuyện 2. Bài mới - Hs lắng nghe a/Giới thiệu bài, ghi đầu bài - GV cho HS xem tranh trong SGK, hỏi HS: +Đây là -HS nêu ảnh ai? b/ Luyện đọc - Gv đọc mẫu lần 1 : giọng đọc, rõ ràng, rành mạch - Hs lắng nghe - GV hướng dẫn phát âm từ khĩ và hướng dẫn ngắt - 1 HS khá đọc giọng +GV yêu cầu HS tìm từ khó phát âm - Phát âm từ khó -HS đọc cá nhân, cả lớp - Luyện đọc câu +GV chỉ định từng HS đọc, mỗi em đọc 1 câu nối tiếp - HS nối tiếp nhau đọc từng câu nhau đến hết bài. GV chú ý HS nghỉ hơi đúng. Treo bảng phụ để đánh dấu chỗ nghỉ hơi - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Luyện đọc đoạn, cả bài - Đọc đoạn theo nhóm 4 - Đọc từng đoạn trong nhĩm - Các nhĩm cử đại diện nhóm thi đọc - Thi đọc (Đoạn, cả bài) - Cả lớp nhận xét, đánh giá -Gv tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt c/ Tìm hiểu bài: Gv yêu cầu HS đọc thầm và TLCH SGK - HS đọc thầm TLCH Câu 1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà? - 2HS trả lời Câu 2: Nhờ đâu em biết về bạn Thanh Hà như trên? - HS khác nhận xét, nhắc lại Câu 3,4: GV cho HS chơi trò chơi “phỏng vấn” để trả - 2 HS hỏi với nhau hoặc tự lên giới lời các câu hỏi về bản thân nêu trong bài tập 3, 4. thiệu. d/ Luyện đọc lại - GV đọc mẫu lần 2 - Tổ chức HS thi đọc cá nhân, nhĩm. Theo dõi nhận - 1 số HS thi đọc lại bài. xét - HS theo dõi nhận xét e/ Củng cố – Dặn dò GV cho HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ.Hỏi:Tự - HS trả lời thuật là gì? - Dặn HS hỏi những điều chưa biết rõ (ngày sinh, nơi.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> sinh, quê quán . . .) để chuẩn bị bài làm văn. THỦ CÔNG: GẤP TÊN LỬA ( tiết 1 ). I. Mục tiêu: - Biết gấp tên lửa - Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. *HS khéo tay các nếp gấp phẳng, thẳng.Tên lửa sử dụng được. II. Chuẩn bị: -Giấy – Qui trình gấp - Mẫu gấp sẵn III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV 1. Kiểm tra: giấy gấp 2. Bài mới: Giới thiệu chương trình môn Thủ công. a) Quan sát nhận xét mẫu: - GV cho HS quan sát mẫu tên lửa đã gấp sẵn và nhận xét. + Em có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc, các phần của tên lửa( mũi, thân) - GV mở dần tên lửa ra và gấp lại từ bước 1 đến khi được tên lửa như ban đầu. b) GV hướng dẫn mẫu: + Bước1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa. -GV treo qui trình và thao tác theo nói chậm thực hành chậm + Bước 2: Tạo tên lửa và thực hiện như SGK y/C hs nhìn qui tình và nêu lại. - Gọi 1HS khéo tay lên thực hành. 3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn về nhà chuẩn bị giấy màu để tiết sau thực hành.. Hoạt động của HS - HS để giấy trước mặt. - HS theo dõi.. - HS QS nhận xét và trả lời theo y/c.. - HS theo dõi. - 3-4 em nhắc lại quy trình - 1HS khéo tay lên thực hành và nêu lại từng bước.. Thứ năm ngày 22 tháng 08 năm 2013 Luyện từ và câu: TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các BT thực hành. - Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập; viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ; tranh minh hoạ các hình trong SGK - Học sinh: SGK TV 2, Vở bài tập TV 2. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: GV giới thiệu phân môn mới ỏ lớp 2 đó là luyện từ và câu - Hs lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Bài mới: + Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. + Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập. Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu - Đọc thứ tự các tranh. - Đọc thứ tự tên gọi. - Yêu cầu học sinh làm bài. - GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Học sinh đọc: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. - 4Học sinh đọc tên các tranh. - Học sinh làm cá nhân, sau đó lần lượt đọc: 1 trường; 2 học sinh; 3 chạy; 4 cô giáo; 5 hoa hồng; 6 nhà; 7 xe đạp; 8 múa. Bài 2: Giáo viên phát phiếu học tập cho các 3 - Học sinh trao đổi theo nhóm 4. nhóm. tổ chức cho 3 nhóm thi tìm từ nhanh - Đại diện 3 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc - Nhận xét bài làm của 3 nhóm. kết quả. - GV tuyên dương nhóm thắng cuộc - Cả lớp cùng nhận xét. ( Nhóm tìm được nhiều từ nhất) - Cả lớp tuyên dương Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài - 1 HS đọc đề bài - Cho học sinh quan sát tranh. - Học sinh quan sát tranh. Hỏi : Câu mẫu nói về ai? ở đâu? - 1 HS đọc câu mẫu – 1Hs trả lời - Học sinh tự viết 2 câu thích hợp với 2 bức tranh - Tự đặt câu rồi viết vào vở. và làm bài vào vở. - 2 Học sinh lên bảng làm bài, cả lớp cùng Tr1:Huệ cùng các bạn vào vườn hoa chơi. nhận xét. Tr2:Huệ đang say sưa ngắm một khóm hồng rất - 1HS nêu lại tên bài học đẹp. - Giáo viên nhận xét – sửa sai. +Hoạt động 3 Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà ôn lại bài. Chính tả : Nghe viết NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài : Ngày hôm qua đâu rồi?; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được bài tập 3,4, 2 ( a,b). -II. Đồ dùng học tập: -GV: Bảng phụ. - HS: SGK, bảng con, vở bài tập III/. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra HS viết chính tả -1HS viết chính tả GV đọc HS viết bảng: tảng đá, chạy tản ra. - Kiểm tra học thuộc lòng bảng cái -1 HS đọc, 1 HS viết theo đúng thứ - GV nhận xét, ghi điểm. tự 9 chữ cái đầu tiên 2. Bài mới a/ Giới thiệu bài mới: b/ Hướng dẫn nghe - viết -HS lắng nghe - Gv đọc lần 1 khổ thơ cuối 2,3 HS đọc lại khổ thơ. Cả lớp đọc - GV giúp HS nắm nội dung thầm Hỏi: +Khổ thơ này chép từ bài thơ nào? +Khổ thơ là lời của ai nói với ai? - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét - GV hướng dẫn HS cách trình bày Hỏi: + Khổ thơ có mấy dòng?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> +Chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? -Gv cho HS viết bảng con những tiếng dễ sai. - Đọc cho HS viết chính tả +GV đọc bài cho HS viết + GVtheo dõi uốn nắn - GV đọc lại lần cuối cho HS soát lại - GV chấm, chữa bài c/ Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: - Nêu yêu cầu: Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống. - GV nhận xét * Bài 3: Gv nêu yêu cầu của bài tập GV nhận xét sửa sai - Bài 4: - GV nêu yêu cầu -GV cho HS đọc tên chữ ở cột 3 điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng. -Học thuộc bảng chữ cái - GV xoá những cái ở cột 2 - GV xoá cột 3 - GV xoá bảng -GV tuyên dương d/. Củng cố – Dặn dò Gv nhận xét tiết học. Yêu cầu về nhà học 19 chữ cái Chuẩn bị: TLV: Sắp xếp câu thành 1 bài văn ngắn Chuẩn bịTập làm văn: sắp xếp câu thành một bài văn ngắn.. - 3HS trả lời, HS khác nhận xét - HS viết bảng con - HS viết bài chính tả - HS soát lại bài - 2HS đổi vở dùng bút chì chữa lỗi bài của bạn - 1HS nêu yêu cầu, làm miệng – 2 HS lên bảng. HS làm vở - 1HS đọc các từ tìm được - 3HS lên bảng làm bài - HS khác làm bài vào VBT, nhận xét bài của bạn - 3 HS nhìn cột 3 đọc lại tên 10 chữ cái. - 3 HS nhìn chữ cái cột 2 đọc lại 10 chữ cái - Thi đua đọc thuộc lòng 10 tên chữ cái. - Hs lắng nghe. Toán: LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu: - Biết cộng nhẩm số tròn chục có 2 chữ số. - Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. - Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: Yêu cầu HS thực hiện phép cộng và nêu các HS1: 18+21; 32+47 thành phần củam phép cộng HS2: 71+12; 30+8 -GV nhận xét ghi điểm - Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi đầu bài. - Hs lắng nghe b/: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bài vào bảng con. - 2HS lên bảng làm bài.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Gv nhận xét Yêu cầu 3 HS nêu cách viết và cách thực hiện phép tính Bài 2 (cột 2): Hướng dẫn học sinh làm tính nhẩm. Bài 3( câu a,c): Hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính.. -HS nhận xét - 3 HS lần lượt trả lời. - Học sinh làm miệng. - Học sinh làm bảng con. - HS tự làm bài vào vở - Học sinh tự đọc đề, tự tóm tắt rồi giải vào Bài 4: Giáo viên cho học sinh lên thi làm nhanh vở và đúng. - 3Học sinh lên thi làm nhanh - Cả lớp nhận xét đúng sai. c/: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. Tự nhiên và xã hội: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG. I. Mục tiêu: - Học sinh nhận ra cơ quan vận động gồm có : bộ xương và hệ cơ - Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể. -Hs khá, giỏi nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương; nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ . II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Tranh vẽ trong sách giáo khoa. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động GV 1. Kiểm tra dụng cụ học tập môn TN-XH 2. Bài mới: Khởi động: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp. Gv yêu cầu Hs quan sát tranh và làm một số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm, thảo luận, TLCH - Bộ phận nào của cơ thể cử động để thực hiện động tác quay cổ ? (Đầu, cổ) - Bộ phận nào của cơ thể cử động để thực hiện động tác nghiêng người? Cúi gập mình ?( Mình, chân, tay) - Giáo viên kết luận: Để thực hiện được động tác trên thì : đầu, cổ, tay, chân, mình phải cử động * Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động. (Làm việc cá nhân) - Giáo viên cho học sinh tự sờ nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình, uốn dẻo, vậy tay co và duỗi cánh tay, quay cổ tay, Nhờ đâu mà các bộ phận của cơ thể cử động được?( Nhờ có sự phối hợp của cơ và xương) - Cho ví dụ sự phối hợp của cơ và xương?( Cử động ngón tay, quay cổ tay, cổ....) GV kết luận: Nhờ có sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.. Hoạt động HS. - 2 Hs quan sát tranh thảo luận và TLCH - Một vài nhóm lên thực hiện động tác như trong SGK - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi - Nhóm khác nhận xét - Hs lắng nghe. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu.. -HS trả lời. - HS khá giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - GV cho HS quan sát tranh 5,6 SGK trang 5 và TLCH: Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể? - Học sinh quan sát tranh trong sách giáo GV nhận xét khoa. - Giáo viên kết luận: xương và cơ được gọi là cơ - Hs khá giỏi TLCH quan vận động của cơ thể. - 2HS nhắc lại kết luận * Hoạt động 3: Trò chơi “ Vật tay ” GVnêu cách chơi GV tuyên dương HS thắng cuộc Kết luận: Trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khoẻ HS tham gia trò chơi theo nhóm 3 Hs là biểu hiện cơ quan vận động của bạn khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động - HS lắng nghe * Hoạt động 4 :Củng cố - Dặn dò. GV đánh giá bài làm của HS. Nhận xét giờ học. - HS làm bài tập 1,2 vở bài tập để củng cố lại Học sinh về nhà ôn lại bài. kiến thức. Thứ sáu ngày 23 tháng 08 năm 2013 TẬP VIẾT: CHỮ HOA: A. I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa A ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Anh ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Anh em hoà thuận ( 3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với nét viết thường trong chữ ghi tiếng. - HS khá, giỏi viết đúng, đủ các dòng trên trang vở TV2 II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. - Học sinh: Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của GV 1. Mở đầu - Gv nêu nội dung và yêu cầu của phân môn Tập viết lớp 2 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài ghi đầu bài. b/ Hướng dẫn học sinh viết. - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu. Hỏi: + Chữ A hoa cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ? + Chữ A gồm mấy nét? + Đó là những nét nào? - Nhận xét chữ mẫu. - Giáo viên viết mẫu lên bảng và giảng giải quy trình viết chữ A hoa. - Phân tích chữ mẫu lần nữa. - Hướng dẫn học sinh viết vào không trung sau đó viết bảng con. * Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Anh em hoà thuận. Hoạt động của HS - Hs lắng nghe. - Học sinh quan sát mẫu - 3 HS trả lời. - Học sinh quan sát theo hướng dẫn của Gv. - 2 Học sinh phân tích - Học sinh viết bảng con. - Học sinh mở vở TV, đọc cụm từ ứng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Giải nghĩa từ ứng dụng. - Hỏi:+ Cụm từ có mấy tiếng?là những tiếng nào? + So sánh chiều cao của chữ A và n + Những chữ nào có chiều cao bằng chữ A? + Nêu độ cao các chữ con lại? + Khi viết Anh ta viết nét nối giưa chữ A và NTN? + Khoảng cách giữa các tiếng bằng chừng nào? - Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng . Gv nhận xét sửa sai d/ Hướng dẫnViết vào vở tập viết. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. -GV nêu yêu cầu viết: + 1 dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng chữ A cỡ nhỏ + Chữ Anh: 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. + Câu ứng dụng: 3 dòng + Đối với HS khá, giỏi viết đủ các dòng trên trang vở TV2. - Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. e/Chấm, chữa: GV chấm nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm c/Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về viết phần còn lại.. dụng. - Giải nghĩa cụm từ. - HS quan sát và TLCH ( 6 HS TL). - Học sinh viết bảng con .. - HS lắng nghe yêu cầu của GV - Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. - 7 HS nộp vở. Toán: ĐỀ - XI - MÉT I. Mục tiêu: - Biết dm là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, ký hiệu của nó; biét quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm. - Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Một băng giấy có chiều dài 10 cm. Thước thẳng dài 2 dm. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b/: Giới thiệu đơn vị đo độ dài dm. - Giáo viên yêu cầu học sinh đo độ dài băng giấy dài 10 cm. - Giáo viên nói 10 cm còn gọi là 1 đề xi mét; đề xi mét viết tắt là dm. - Giáo viên viết lên bảng: 10 cm = 1 dm 1 dm = 10 cm - Hướng dẫn học sinh nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1 dm, 2 dm, 3 dm trên thước thẳng.. Hoạt động của HS. - HS lắng nghe - Học sinh đo độ dài băng giấy - Học sinh nhắc lại nhiều lần. - Học sinh đọc: Mười xăng ti mét bằng 1 đề xi mét - Một đề xi mét bằng mười xăng ti mét - Học sinh tìm độ dài trên thước có chia vạch.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> c/: Thực hành. Bài 1: Gv nhận xét, chữa bài Bài 2 : Yêu cầu Hs nêu yêu cầu bài, nêu cách làm. cm -1 Hs nêu yêu cầu bài 1 - Quan sát hình vẽ trong SGK, trả lời. - Hs làm bài vào vở - 2 Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên - Hs tự làm bài - 4 Hs lên bảng làm bài - Hs nhận xét. Gv nhận xét d/: Củng cố - Dặn dò. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Ai nhanh, ai Chia 3 đội chơi khéo Gv nêu cách chơi Gv tuyên dương đội thắng - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài.. Tập làm văn: TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI. I. Mục tiêu: - Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình; nói lại được vài thông tin đã biết về một bạn. - HS khá, giỏi bước đầu biết kể kại nội dung của 4 bức tranh thành 1 câu chuyện ngắn. II. Đồ dùng học tập: - GV: bảng phụ, tranh minh hoạ - HS: SGK, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV 1. Mở đầu: Gv giới thiệu về phân môn mới : TLV - GS kiểm tra SGK 2. Bài mới a/Giới thiệu bài b/Hướng dẫn làm bài tập + Bài tập 1, 2: -GV yêu cầu HS đọc đề và so sánh cách làm của 2 bài -GV cho trị chơi Phóng viên -Dựa vào câu hỏi để hỏi bạn - Dựa vào câu hỏi 1 để nĩi về điều em biết về bạn - GV nhận xét tuyên dương + Baì 3:( Dành cho HS khá, giỏi) - Gv mời HS nêu yêu cầu của bài -GV cho HS kể lại sự việcở từng tranh, mỗi sự việc kể lại bằng 1, 2 câu Gv nhận xét Sau đĩ cho HS kể lại tồn bộ câu chuyện Gv nhận xét tuyên dương c/ Củng cố – Dặn dò -GV nhấn xét và nhấn mạnh: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu kể một sự việc. Cũng có thể kể thành câu để kể lai bài tạo thành câu chuyện. Hoạt động của HS HS lắng nghe. - 2HS tự phỏng phấn nhau theo cách hỏi và trả lời - HS thi nhau nhìn vào tranh kể lại - 2HS kể lại tồn bộ câu chuyện. SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 1 I Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - HS hiểu được và thực hiện tốt công việc đề ra. - Tự nhận xét, đánh giá công việc đã thực hiện.Giaó viên đánh giá tuần qua. - Các em biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, trong học tập. II Chuẩn bị: Hoa tặng cá nhân, tổ xuất sắc. III.Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động của giáo viên. +HĐ1: Hát - Yêu cầu hs hát bài “Ngày đầu tiên đi học”. + HĐ2:Đánh giá hoạt động tuần. - Các tổ báo cáo công việc đã thực hiện trong tuần vừa qua với lớp trưởng. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo lại với giáo viên chủ nhiệm. - GV nhận xét đánh giá công việc lớp đã thực hiện trong tuần. * Ưu điểm: +HS đi học đúng giờ +Tác phong gọn gàng. +Nề nếp bước đầu đi vào ổn định. *Tồn tại: + Một số em còn quên sách,vở : + Một số em còn đi học muộn. - Yêu cầu hs bầu cá nhân và tổ xuất sắc. - Gv tuyên dương và tặng hoa cho các bạn. +HĐ3:Phổ biến công tác tuần tới: Thực hiện tốt nội qui nhà trường. + 5 biết, 5 nhớ, 5 không. + Không ăn quà vặt. + Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm. + Không nói chuyện trong giờ học. + Ổn định nề nếp,mặc đồng phục,đi dếp có quai sau. +Đi tiêu ,đi tiểu đúng nơi quy định,. + HĐ4: Sinh hoạt văn nghệ. - Các tổ tự nhận xét về các bạn đã tham gia đóng góp ý kiến trong buổi sinh hoạt. - Nhắc nhở các em thực hiện tốt công việc đề ra.. Hoạt động của học sinh - Hát. - HS theo dõi. - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo. - Lớp trưởng báo cáo các ý kiến vừa tiếp thu từ các tổ trưởng.. - HS theo dõi. - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận.Bầu chọn 1 tổ xuất sắc: cá nhân xuất sắc: Hoàng Anh Thư,Vân. - HS lần lượt nhắc lại nội dung.. - Lớp trưởng điều khiển các bạn tham gia văn nghệ. - Theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011 THỂ DỤC: TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG ĐIỂM SỐ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> I- Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc, điểm đúng số của mình. - Biết cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp. - Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị một còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: GV HS * Hoạt động 1: Phần mở đầu. - Cho học sinh ra xếp hàng, phổ biến nội dung - Học sinh ra xếp hàng. yêu cầu giờ học. * Hoạt động 2: Phần cơ bản. - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số. - Học sinh thực hiện. - Chào báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết - Học sinh theo dõi. thúc giờ học. - Học sinh về tập chung theo tổ. - Từ đội hình ôn tập giáo viên cho học sinh quay - Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên. thành hàng ngang sau đó chỉ dẫn ban cán sự lớp và lớp tập cách chào, báo cáo. - Trò chơi: Diệt các con vật có hại. - Học sinh chơi trò chơi theo hướng dẫn của * Hoạt động 3: Kết thúc. giáo viên. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Tập một vài động tác thả lỏng. - Về ôn lại trò chơi. SINH HOẠT CUỐI TUẦN A. Mục tiêu: - Kiểm điểm lại hoạt động của cả lớp trong tuần. - Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau. B. Nội dung: 1. Kiểm điểm hoạt động trong tuần: - Từng tổ trưởng lên kiểm điểm hoạt động của tổ mình trong tuần qua. - Lớp trưởng lên nhận xét chung hoạt động của cả lớp. - GV bổ sung thêm những chi tiết cần thiết: + Khen ngợi những học sinh học tiến bộ, chữ viết đẹp hơn. + Nhắc nhở những HS chưa cố gắng. + Yêu cầu xếp hành cần nhanh nhẹn hơn. 2. Đề ra phương hướng tuần sau: - Tham gia khai giảng năm học mới - Thi đua học tập tốt - Khắc phục tồn tại trong tuần. - Tham gia thể dục buổi sáng và múa hát giữa giờ. - Tham gia quỹ vì bạn nghèo.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tuần 1 Thứ hai ngày 20 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyện đọc: Có công mài sắt,có ngày nên kim I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc: Bài Có công mài sắt,có ngày nên kim. - Ngắt,nghỉ hơi đúng chỗ. - Trả lời câu hỏi SGK. II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa. III.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện đọc: - GV đọc mẫu. - HS theo dõi. +Đọc theo đoạn: - Hướng dẫn luyện luyện đọc đoạn khó. - 5-6 em - Đọc từng đoạn - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Chia nhóm,phân đọc. - HS đọc theo nhóm +Trả lời câu hỏi - Đại diệnu nhóm đọc. Câu bé hỏi bà cụ điều gì? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện. GVnhận xét,chốt câu hỏi; +Thi đọc: - Thi đọc theo tồ. - Nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài. Ôn luyện Toán Ôn tập các số đến 100 I.Mục tiêu: - Củng cố các số có một chữ số,có hai chữ số trong phạm vi 100. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ,vở ôn luyện. III.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Ôn tập Bài tập: Bài 1: a)Tìm số lớn nhất có một chữ số? b) Số bé nhất có một chữ số? - HS trả lời miệng ,nhận xét c)Số lớn nhất có hai chữ số? d)Số bé nhất có hai chữ số?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Viết các số tròn chục bé hơn 70: -Nhận xét,chữa bài: Các số tròn chục bé hơn là10,20,30,40,50,60. +Bài 3: Viết các số 54,46,30,92,79. a)Theo thứ tự từ bé đến lớn? b)Theo thứ tự từ lớn đến bé? - Nhận xét,chữ bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét,tiết học.. - HS đọc đề,1 em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét.. - 2 hs làm bảng.lớp làm vở.. Thứ tư ngày 22 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyện viết đoạn 2 bài: Có công mài sắt,có ngày nên kim. I.Mục tiêu: - Luyện viết đúng đoạn 2 bài :Có công mài sắt,có ngày nên kim. - Trình bày sach,đẹp. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung luyện viết.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện viết: - GV Treo bảng phụ ghi đoạn luyện viết lên bảng - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nọi dung. + Bà cụ đang làm gì? +Bà cụ giảng giải thế nào? - Viết từ khó: thỏi sắt,mải miết,khâu vá... - Nhận xét,chữa lỗi viết. - Cho HS chếp đoạn viết vào vở. - GV theo dõi. - Chấm bài,nhận xét,chữa lỗi. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện viết lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 2 em đọc - HS trả lời. -HS viết bảng con - HS chép bài vào vở. - Đỏi vở,kiểm tra.. Ôn luyện Toán Ôn tập các số đến 100(tt) I.Mục tiêu: - Củng cố các số có một chữ số,có hai chữ số trong phạm vi 100. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ,vở ôn luyện. III.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> b) Ôn tập Bài tập: Bài 1: Viết các số (theo mẫu): 56,89,73,96 56 = 50 + 6 - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: >,<,=: 34...54 62..... 26 74+2 .... 76 91 + 6 .... 6 + 91 -Nhận xét,chữa bài: +Bài 3: Viết các số 33,52,25,58,85. a)Theo thứ tự từ bé đến lớn? b)Theo thứ tự từ lớn đến bé? - Nhận xét,chữ bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét,tiết học.. - HS làm bảng,lớp làm bc. - Nhận xét. - HS đọc đề,1 em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét. - HS làm vở.. Thực hành Tự nhiên – Xã hội Cơ quan vận động I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Xương và các cơ quan vận động của cơ thể. - Vai trò cơ quan vận của cơ thể. - Thường xuyên vận động giúp cơ và xương phát triênt tốt. II. Đồ dùng dạy học: Tranh bộ xương người,phiếu học tập. III.Hoạt động dạy học: III.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Ôn tập - Cho HS hát,múa bài Một con vịt. - Lớp hát,múa. +HĐ1: ChO HS quan sát tranh - Viết chữ a),b), hoặc c)dưới mỗi hình cho phù hợp. - Thảo luận nhóm 4,làm bài đại diện nhóm trình - GV giao phiếu bài tập cho nhóm bày. - Nhận xét,chốt bài. +HĐ2: Cho HS quan sát tranh SGK..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -Gọi HS lên thực hiện các động tác như tranh vẽ. Nhận xét,kết luận. -Chỉ và nêu tên các xương và xương . +HĐ3: Trò chơi Vật tay - Nhận xét,tuyên dương. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét,tiết học.. -. HS thực hện .. - HS lên bảng. - HS tham gia trò chơi.. Thứ năm ngày 23 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Từ và câu I.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về từ và câu. - Biết tìm từ theo yêu cầu-Chỉ hoạt động,đồ dùng,tính nết... II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Thực hành: 1.Viết tên gọi từng người,tường vật vào tên gọi dưới mỗi tranh. - Hoa cúc ,bác sĩ,quyển sách - Nhận xét,tuyên dương 2,Viết từ chỉ hoạt động dưới hình vẽ.Tập thể dục,tập hát,thi vẽ. - GV nhận xét,chữa bài. 3.Viết tiếp vào chỗ chấm - Từ chỉ đồ dùng em thường mang đến trường:cặp sách,..... - Từ chỉ hoạt động của em ở nhà: ăn,ngủ.... - Từ chỉ tính tốt:chăm chỉ,... - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. -. HS quan sát tranh,làm bài.. - HS thảo luận nhóm 2.làm bài. - Nhận xét. - 3e em làm bảng - HS làm bài vào vở. - Nhận xét. Thứ sáu ngày 24 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Toán Ôn số hạng – tổng I.Mục tiêu: Củng cố :thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ toán có lời văn bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Ôn tập: Gọi tên các số trong phép tính: 35 + 24 = 59 - Nhận xét , nhắc lại. 2.Bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng: a)Các số hạng là 5 và 23 b)Các số hạng là 56 và 43 c)*62 và số nhỏ nhất có hai chữ số. - GV nhận xét,chữa bài. Bài 2: Một cửa hàng buổi sáng bấn được 15 xe đạp ,buổi chiều bán được 30 xe đạp .Hỏi cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp? - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. - HS theo dõi. - 5 -6 em nêu. - 2 em làm bảng - HS làm bài vào vở.Nhận xét - HS giỏi - Thảo luận nhóm 2,làm bài.. Ôn luyện Tiếng Việt Tự giới thiệu.Câu và bài I.Mục tiêu: - Củng cố cách viết tự giới thiệu về bản thân và viết được nội dung trên thành câu,trình bày thành bài. - Bài viết thành một đoạn văn sạch sẽ,dùng từ đúng. II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa,bảng phụ. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Ôn luyện: Bài 1: -GV treo bảng phụ Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu sau : Em tên là................................... - 1 em làm bảng.lớp làm vở,nhận xét Quê em ở.................................. Em là học sinh lớp..... ,trường ............ - GV nhận xét,chữa bài. Bài 2: Sắp xếp lại các câu sau cho phù hợp với nội dung từng bức tranh: - HS làm bài vào vở. Cô giáo và các bạn lớp Huệ đi chơi ở công viên. - Nhận xét (tranh 1)Thấy khóm hồng nở hoa rất đẹp.Huệ say sưa ngắm nhìn .(tranh4)Huệ định hái một bông.Tuấn nhìn thấy ngăn lại(tranh2). Tuấn khuyên bạn không nên ngắt hoa .Hoa đẹp để mọi ng]ời cùng ngắm.(tranh 3) - Thảo luận nhóm ,trình bày,nhận xét - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ôn luyện Toán Luyện tập về phép cộng(không nhớ) I.Mục tiêu: Củng cố :Thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ toán có lời văn bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. 2.Bài tập: Bài 1:Đặt tính rồi tính tổng,biết các số hạng là. 35 và 45 59 và 20 64 và 3 9 và 53 -Nhận xét,chữa bài Bài 2 :Tính nhẩm. 40 + 20 + 10 = 50 + 30 + 10 = 40 + 30 = 50 + 40 = - GV nhận xét,chữa bài. Bài 3:Mẹ nuôi 30 con vịt và 25 con gà.Hỏi mẹ nuôi tất cả bao nhiêu con? - Hướng dẫn tóm tát giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 4 em làm bảng ,hs làm vở,nhận xét.. HS trả lời miệng.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - 1 em tóm tắt,1 em giải - Lớp làm vào vở.. Tuần 4 Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyên đọc – Viết bài :Bím tóc đuôi sam I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Viết đúng bài bím tóc đuôi sam. - Trình bày sạch đẹp. II.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện đọc: +Luyện đọc: - GV đọc mẫu. +Đọc theo đoạn: - Hướng dẫn luyện luyện đọc đoạn khó. - Đọc từng đoạn +Luyện viết:Đoạn 3. - Viết từ khó: xinh xinh,khuôn mặt,đầm đìa,... - Nhận xét – chữa lỗi viết. - GV đọc chính tả - Chấm bài,nhận xét. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 5-6 em - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Viết BC. - HS nghe – viết vở. - Đổi vở kiểm tra.. Ôn luyện Toán Ôn tập: 9 cộng với một số 9+ 5, 29 +5... I.Mục tiêu: Củng cố : Thực hiện phép cộng dạng 9+ 5,29 + 5 có nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : Bảng cộng 2.Bài tập: Bài 1:Đặt tính rồi tính: 9+ 7 9+9 69 + 4 89 + 7 -Nhận xét,chữa bài Bài 2 :Tính. 9+ 4 +5 = 9+3+4= 9 + 6 +3 = 9+2+6= - GV nhận xét,chữa bài. Bài 3:Mẹ hái được 39 quả cam,chị hái được 9 quả cam.Hỏi mẹ và chị hái được tất cả bao nhiêu quả? - Hướng dẫn tóm tát giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 4 em làm bảng ,hs làm vở,nhận xét.. - HS làm bài vào vở.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - 1 em tóm tắt,1 em giải - Lớp làm vào vở..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Thứ tư ngày 12 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Từ chỉ sự vật : Từ ngữ về ngày ,tháng,năm. I.Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người,đồ vật con vật ,cây cối. - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn tập. 1. Trò chơi: Tìm 5 từ chỉ người,con vật. - Nhận xét,tuyên dương. 2.Tìm từ chỉ sự vật trong những từ sau: Cong nhân,kĩ sư,giáo viên,gà,lợn,chó,su hào,but,phấn, thợ xây,xoài,cam. +Từ chỉ người:................. +Từ chỉ đồ vât:................. +Từ chỉ cây cối:.............. +Từ chỉ con vật.............. 3.Tổ chứ cho HS hỏi đáp về ngày ,tháng,năm. VD: Bạn sinh vào ngày nào? 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - 2 đội tham gia,mỗi đội 5 em. - Lớp nhận xét. - 1em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét. - Từng cặp hỏi đáp.. Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Toán Ôn tập: 9 cộng với một số 8+5 ,28 + 5 I.Mục tiêu: Củng cố : Thực hiện phép cộng dạng 8+5,28+5 có nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : +Bài 1:Tính nhẩm: 8+4= 8+8= 8+9= 8+ 3 = 8+ 6 = 8+8= + Bài tập 2:Tính 28 58 48 78 + + + + 5 7 38 29. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - HS trả lời miệng. - 4 em làm bảng. - HS làm bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> -Nhận xét,chữa bài Bài 3:Có 28 con gà và 25 con vịt.Hỏi có tất cả bao nhiêu con? - Hướng dẫn tóm tát giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - 1 em tóm tắt,1 em giải - Lớp làm vào vở.. Ôn luyện Tiếng Việt Cảm ơn – xin lỗi I.Mục tiêu: - HS biết nói lời cảm ơn,xin lỗi trong các tình huống thích hợp. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn luyện: 1. GV đưa ra các tình huống: +Bố tặng quà cho em nhân ngày sinh nhật. + Khi bạn cho em mượn chiếc bút. + Em làm em bé ngã. + Em đi học muộn. - Nhận xét, chốt ý. 2.Hãy nói 3,4 câu về nội dung bức tranh,có dùng lời cảm ơn và xin lỗi. - Cho HS quan sát tranh,theo luận. - Nhận xét,chốt ý. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - Từng cặp lên đóng vai. - Nhận xét.. -HS quan sát tranh,thảo luận nhóm 2,trình bày. - Nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tuần 2 Thứ hai ngày 27 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyện đọc: Phần thưởng I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc: Bài phần thưởng - Ngắt,nghỉ hơi đúng chỗ. - Trả lời câu hỏi SGK. II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài: Phần thưởng b) Hướng dẫn luyện đọc: - GV đọc mẫu. +Đọc theo đoạn: - Hướng dẫn luyện đọc đoạn khó. - Đọc từng đoạn - Chia nhóm,phân đọc. +Trả lời câu hỏi Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na. Theo em điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì? Na có xứng đáng nhận phần thửng không ?Vì sao? GVnhận xét,chốt câu hỏi; +Thi đọc:Đoạn ,cả bài - Nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 5-6 em - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc theo nhóm - Đại diệnu nhóm đọc.. - HS trả lời - Thi đọc theo tồ.. Ôn luyện Toán Luyện tập :Đo độ dài(Đề - xi – mét) I.Mục tiêu: - Củng cố :Gọi tên,ghi kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo. - Quan hệ giữa dm và cm. - Tập đo và ước lượng các đọ dài.theo đơn vị đo dm. II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : +Bài 1:Tính nhẩm:. Hoạt động HS. - HS theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> a/ Điền vào chỗ chấm: 1dm = ..... cm 3dm = ......cm 40cm = ....dm 60cm = .....dm b/ Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1dm. - Nhận xét,chứa bài. + Bài tập 2:Tính 6dm + 4dm = ...... 8dm + 10dm =.... 10dm – 8dm = .... 15dm – 5 dm = .... -Nhận xét,chữa bài Bài 3:Đo chiều rộng của cái bàn em đang ngồi học. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. - 2 hs làm bảng,lớp làm vở,nhận xét - 4 em làm bảng. - HS làm bài vào vở. 2 hs Làm bảng,lớp làm BC. - HS thực hành đo.s. Thứ tư ngày 29 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyện viết đoạn 3 bài: Phần thưởng I.Mục tiêu: - Luyện viết đúng đoạn 3 bài :Phần thưởng. - Trình bày sạch,đẹp. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung luyện viết. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện viết: - HS theo dõi. - GV Treo bảng phụ ghi đoạn luyện viết lên - 2 em đọc bảng - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung. - HS trả lời. + Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? - GV đọc cho HS viết bài vào vở:Na,đặc biệt,đề -HS viết bảng con nghị,tốt bụng... - GV theo dõi. - HS viết bài vào vở. - Chấm bài,nhận xét,chữa lỗi. +Hướng dẫn HS làm bài tập - Đổi vở,kiểm tra. *Điền vào chỗ trống :đổ hay đỗ. -HS lam bài S hay x? ...oa đầu,ngoài ...ân,chim ...âu, 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện viết lại bài.. Ôn luyện Toán Ôn tập : Số bị trừ -Số trừ - Hiệu I.Mục tiêu: - Củng cố :Thực hiện phép trừ các có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép trừ..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : +Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: Số bị trừ 70 86 69 45 Số trừ 20 25 40 45 Hiệu - Nhận xét,chữa bài. + Bài tập 2:Đặt tính rồi tính hiệu a/Số bị trừ là 89,số trừ là 35. b/Số bị trừ là 57,số trừ là 23. -Nhận xét,chữa bài Bài 3:Một sợi dây dài 8dm,cắt đi 5dm.Hỏi sợi dây còn lại bao nhiêu đề - xi – mét? -Hướng dẫn tóm tắt đề toán,làm bài. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 1 hs làm bảng,lớp làm vở,nhận xét. 2 hs Làm bảng,lớp làm BC.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài - hs làm vở,nhận xét.. Thực hành Tự nhiên – Xã hội Bộ xương I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Vị trí,tên gọi một số xương và khớp của cơ thể. - Vai trò bộ xương II. Đồ dùng dạy học: Tranh bộ xương người,phiếu học tập. III.Hoạt động dạy học:. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. -Khởi động ;Tập một số động tác thể dục. b) Ôn tập - Cho HS hát,múa bài Một con vịt. +HĐ1: Vị trí ,đặc điểm ,vai trò của bộ xương. - GV treo tranh bộ xương - Nhận xét,chốt bài. +HĐ2: Giữ gìn và bảo vệ bộ xương.. Hoạt động HS. - Lớp tập thể dục. - HS quan sát tranh chỉ và nêu từng xương,khớp..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Để bảo vệ xương và giúp xương phát triển tốt chúng ta cần : +Ngồi,đi,đứng dúng vị trí. +Tập thể dục thể thao. +Lao đông quá sức. +Ăn uống đủ chất. +Mang vác vật nặng. -Gọi HS lên thực hiện các động tác như tranh vẽ. Nhận xét,kết luận.. +HĐ3: Trò chơi Vật tay - Nhận xét,tuyên dương. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét,tiết học.. - HS làm bài phiêu bài tập. - Trình bày.Nhận xét. Thứ năm ngày 30 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Từ ngữ về học tập.Dấu chấm hỏi I.Mục tiêu: - Giups học sinh hệ thống hóa vốn từliên quan đến học tập.Sắp xếp lại trật tự các từ để tạo thành câu mới. II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài: b) Thực thành: 1/ GV tổ chứ cho HS chơi ghép từ : - 2đội tham gia +Từ có tiếng học. +Từ có tiếng tập. - Lớp cổ vũ. - Hướng dẫn học ghép từ sao cho có nghĩa - Nhận xét. GVnhận xét,tuyên dương. 2/Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài 1.(3 câu) - HS Làm bài vaào vở,đọc bài. - Nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà tập dặt câu. Thứ sáu ngày 31 tháng 08 năm 2012 Ôn luyện Toán Ôn tập : Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Củng cố :Thực hiện phép cộng,trừ các có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép trừ..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : + Bài tập 1:Đặt tính rồi tính 34 + 45 56 + 23 78 – 65 54 - 40 Bài 2: Tính nhẩm: 50 + 20 + 10 = 80 – 30 – 20 = 40 + 20 + 10 = 70 - 20 – 10 = -Nhận xét,chữa bài Bài 3: Một mảnh vải dài 8dm,cắt 5dm để may áo túi.Hỏi mảnh vải còn lại dài bao nhiêu đê- xi - mét? -Hướng dẫn tóm tắt đề toán,làm bài. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 4 hs làm bảng,lớp làm vở,nhận xét - HS trả lời miệng.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài - 1 em lám tóm tắt,một em giải bài. - hs làm vở,nhận xét.. Ôn luyện Tiếng Việt Chào hỏi.Tự giới thiệu I.Mục tiêu: - HS biết chào hỏi lịc sự,lễ phép. - Củng cố viết bảng tự thuật về bảng thân. II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa,bảng phụ III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài: b) Thực thành: 1/ a.Nói lời chào với thầy ,cô khi đến trường. b. Nói lời chào khi gặp bạn. GVnhận xét,tuyên dương. 2/Hãy viết bảng tự thuật sau: Họ và tên:............................ Nam,nữ :.......................... Ngày sinh:......................... Nơi sinh:........................ Quê quán:........................... Nơi ở hiện nay:..................... Học sinh lớp...............Trường.................. - Nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà tập viết lại bảng tự thuật.. Hoạt động HS. - HS nêu miệng - Nhận xét.. - HS Làm bài vào vở,đọc bài. - Lớp nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Ôn luyện Toán Ôn :Luyện tập chung (tt) I.Mục tiêu: - Củng cố :Thực hiện phép cộng,trừ các có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : + Bài 1: Viết a/Số liền sau của 60 b/Số liền trước củ 98 c/Số liền trước của 1 d/Số liền sau của 99. -Nhận xét,chữa bài Bài 2: Viết các số thành tổng:54,76.91,27 +Bài 2: Đặt tính rồi tính: + Bài 3: Lớp 2A có 26 học sinh,lớp 2B Có 24 Học sinh.Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? -Hướng dẫn tóm tắt đề toán,làm bài. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 4 hs làm bảng,lớp làm vở,nhận xét - 4 hs làm bảng,lớp làm BC,nhận xét. - 1hs làm bảng.lớp làm vở,nhận xét - Thảo luận nhóm 2,làm bài - 1 em tóm tắt,một em giải bài. - hs làm vở,nhận xét.. Tuần 3 Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyện đọc: Bạn của Nai Nhỏ I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc: Bài Có công mài sắt,có ngày nên kim. - Ngắt,nghỉ hơi đúng chỗ. - Trả lời câu hỏi SGK. II.Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa. III.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài:Bạn của Nai Nhỏ b) Hướng dẫn luyện đọc: - HS theo dõi. - GV đọc mẫu. +Đọc theo đoạn: - 5-6 em - Hướng dẫn luyện luyện đọc đoạn khó. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Đọc từng đoạn - HS đọc theo nhóm - Chia nhóm,phân đọc. - Đại diệnu nhóm đọc. +Trả lời câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Nai nhỏ xin phép cha đi đâu?Cha Nai Nhỏ nói gì? Nai nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình? GVnhận xét,chốt câu hỏi; +Thi đọc: - Nhận xét,tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. - HS trả lời - Thi đọc theo tồ.. Ôn luyện Toán Ôn tập:cộng ,trừ các số trong phạm vi 100.( không nhớ) I.Mục tiêu: - Củng cố :Thực hiện phép cộng,trừ các có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép trừ. II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : + Bài tập 1:Đặt tính rồi tính : 67 + 12 5 + 43 89 – 7 57 – 50 Bài 2: Khaonh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 96 – 42 =? A. 72 B. 54 C.45 D.50 -Nhận xét,chữa bài Bài 3:Có 89 quả cảm,chị hái 45 quả cam.Hỏi còn lại mấy quả cam? -Hướng dẫn tóm tắt đề toán,làm bài. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 4 hs làm bảng,lớp làm vở,nhận xét - HS trả lời miệng. - 1hs làm bảng.lớp làm vở,nhận xét - Thảo luận nhóm 2,làm bài - 1 em tóm tắt,một em giải bài. - hs làm vở,nhận xét.. Thứ tư ngày 05 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyện viết đoạn 2 bài: Bạn của Nai Nhỏ I.Mục tiêu: - Luyện viết đúng đoạn 3 bài :Bạn của Nai nhỏ. - Trình bày sạch,đẹp. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung luyện viết. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện viết: - HS theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - GV Treo bảng phụ ghi đoạn luyện viết lên bảng - GV nêu câu hỏi tìm hiểu nọi dung. + Bà cụ đang làm gì? +Bà cụ giảng giải thế nào? - Viết từ khó: nước uống,hung dữ,nhanh trí,thông minh.... - GV đọc cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi. - Chấm bài,nhận xét,chữa lỗi. +Hướng dẫn HS làm bài tập. - 2 em đọc - HS trả lời. -HS viết bảng con - HS viết bài vào vở. - Đổi vở,kiểm tra.. *Điền vào chỗ trống :đổ hay đỗ. ....rác,thi...., trời ... mưa,xe .... lại. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện viết lại bài. Ôn luyện Toán Ôn Luyện tập chung I.Mục tiêu: - Củng cố :cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số trong phạm vi 100. -Đếm đọc được các số trong phạm vi 100. -Giaỉ toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Thực hành Tự nhiên – Xã hội Cơ quan vận động I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: -Chỉ và nối tên một số cơ quan của cơ thể.Biết được cơ thể có co duỗi,nhờ đó mà các bộ phận cở thể cử động được III.Hoạt động dạy học: III.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV Hoạt động HS 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Ôn tập - Cho HS hát,múa bài Một con vịt. - Lớp hát,múa. +HĐ1:Chỉ và nêu tên một số cơ của cơ thể. -HS nối tiếp lần lượt thực hành -GV gắn tranh lên bảng. +HĐ2: ThỰC hiện động tác co duỗi tay. - Khi co duỗi cánh tay ta thấy thế nào? HS thực hiện . -Ta cần làm gì để cơ tay săn chắc? - HS trả lời +HĐ3: Trò chơi Vật tay - Nhận xét,tuyên dương. - HS tham gia trò chơi. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét,tiết học.. Thứ năm ngày 06 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Ôn:Từ chỉ sự vật.Câu kiểu : Ai là gì? I.Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người,đồ vật con vật ,cây cối. - Biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì? II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn tập. 1.Thi tìm từ chỉ sự vật. - Nhận xét,tuyên dương. Thứ tư ngày 22 tháng 08 năm 2012 2.Đánh dấu x vào ô trống đúng nhất các từ chỉ sự vật. Mẹ,lễ phép,lọ hoa.. Hoạt động HS. - 2 đội tham gia,mỗi đội 5 em.. - 1em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Cô giáo,tê giác,quyển vở. Cây bàng,xe đạp,chăm chỉ - HS làm vào vở,lần lượt đọc câu của mình Công nhân,tủ sách,học trò. 3. Đặt câu (theo mẫu): Ai(cái gì,con gì?)/là gì? 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Thứ sáu ngày 07 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Toán Ôn tập :Phép cộng có tổng bằng 10 I.Mục tiêu: - Củng cố :cộng hai số có tổng bằng 10. - Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. -Giaỉ toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : +Bài 1: Đặt tính rồi tinh. + Bài tập 2:Tính. Hoạt động HS. - HS theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 2 +. 5 +. 8. 6 +. 5. 8. - 4 em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét. + 4. 2. - Nhận xét,chứa bài. + Bài tập 2:Tính nhẩm 7+3+6= 9+1+2= 4+6+8= 8+2+7= - Nhận xét,tuyên dương. Bài 3:Nhà Lan nuôi được 14 được con gà,nhà Mai nuôi được 16 con gà.Hải cả hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà? Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. -HS thi điền kết quả nhanh.. - Thảo luận nhóm 2 làm bài.. Ôn luyện Tiếng Việt Ôn tập :Sắp xếp câu trong bài Lập danh sách học sinh I.Mục tiêu: - Sắp xếp các tranh ,kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Gọi bạn - Xếp thứ tự các câu trong truyện Kiến và Chim gáy. - Lập danh sách từ 3-5 HS theo mẫu. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn luyện: 1.Yêu cầu HS sắp xếp thứ tự các tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện Gọi bạn - Nhận xét, chốt ý. 2.Yêu cầu HS sắp xếp thứ tự câu chuyện Kiến và Chim gáy. - Nhận xét,chốt ý. 3Lập danh sách HS 3-5 em trong tổ. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Ôn luyện Toán Ôn tập : 26 + 4,36 + 24 I.Mục tiêu: - Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.. Hoạt động HS. - Thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm kể trước lớp . - hs thảo luận nhóm 2,làm bài.Nhận xét - 4-5 HS đọc lại câu chuyện - HS làm bài - Nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> -Giaỉ toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : +Bài 1: Đặt tính rồi tinh. + Bài tập 2:Tính 26 54 + + + 34 16. Hoạt động HS. - HS theo dõi.. 61. 82. - 4 em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét. + 29. 18. - Nhận xét,chứa bài. Bài 3:Nhà Hoa nuôi được 26 được con gà,nhà huệ nuôi được 34con gà.Hải cả hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà? Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán. Bài 3: Viết 5 phép tính có tổng bằng 20 - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. - Thảo luận nhóm 2 làm bài.. - HS khá,giỏi.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Tuần 4 Thứ hai ngày 10 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyên đọc – Viết bài :Bím tóc đuôi sam I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng. - Viết đúng bài bím tóc đuôi sam. - Trình bày sạch đẹp. II.Hoạt động dạy học: Hoatj động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện đọc: +Luyện đọc: - GV đọc mẫu. +Đọc theo đoạn: - Hướng dẫn luyện luyện đọc đoạn khó. - Đọc từng đoạn +Luyện viết:Đoạn 3. - Viết từ khó: xinh xinh,khuôn mặt,đầm đìa,... - Nhận xét – chữa lỗi viết. - GV đọc chính tả - Chấm bài,nhận xét. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 5-6 em - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Viết BC. - HS nghe – viết vở. - Đổi vở kiểm tra.. Ôn luyện Toán Ôn tập: 9 cộng với một số 9+ 5, 29 +5... I.Mục tiêu: Củng cố : Thực hiện phép cộng dạng 9+ 5,29 + 5 có nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : Bảng cộng 2.Bài tập: Bài 1:Đặt tính rồi tính: 9+ 7 9+9 69 + 4 89 + 7 -Nhận xét,chữa bài Bài 2 :Tính. 9+ 4 +5 = 9+3+4= 9 + 6 +3 = 9+2+6= - GV nhận xét,chữa bài. Bài 3:Mẹ hái được 39 quả cam,chị hái được 9. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 4 em làm bảng ,hs làm vở,nhận xét.. - HS làm bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> quả cam.Hỏi mẹ và chị hái được tất cả bao nhiêu quả? - Hướng dẫn tóm tát giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - 1 em tóm tắt,1 em giải - Lớp làm vào vở.. Thứ tư ngày 12 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Từ chỉ sự vật : Từ ngữ về ngày ,tháng,năm. I.Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người,đồ vật con vật ,cây cối. - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn tập. 1. Trò chơi: Tìm 5 từ chỉ người,con vật. - Nhận xét,tuyên dương. 2.Tìm từ chỉ sự vật trong những từ sau: Cong nhân,kĩ sư,giáo viên,gà,lợn,chó,su hào,but,phấn, thợ xây,xoài,cam. +Từ chỉ người:................. +Từ chỉ đồ vât:................. +Từ chỉ cây cối:.............. +Từ chỉ con vật.............. 3.Tổ chứ cho HS hỏi đáp về ngày ,tháng,năm. VD: Bạn sinh vào ngày nào? 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - 2 đội tham gia,mỗi đội 5 em. - Lớp nhận xét. - 1em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét. - Từng cặp hỏi đáp.. Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Toán Ôn tập: 8 cộng với một số 8+5 I.Mục tiêu: Củng cố : Thực hiện phép cộng dạng 8+5,28+5 có nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : +Bài 1:Tính nhẩm: 8+4= 8+8= 8+9=. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - HS trả lời miệng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 8+ 3 = 8+ 6 = 8+8= + Bài tập 2:Tính 28 58 48 78 + + + + 5 7 38 29 -Nhận xét,chữa bài Bài 3:Có 28 con gà và 25 con vịt.Hỏi có tất cả bao nhiêu con? - Hướng dẫn tóm tát giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. - 4 em làm bảng. - HS làm bài vào vở.. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - 1 em tóm tắt,1 em giải - Lớp làm vào vở.. Ôn luyện Tiếng Việt Cảm ơn – xin lỗi I.Mục tiêu: - HS biết nói lời cảm ơn,xin lỗi trong các tình huống thích hợp. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn luyện: 1. GV đưa ra các tình huống: +Bố tặng quà cho em nhân ngày sinh nhật. + Khi bạn cho em mượn chiếc bút. + Em làm em bé ngã. + Em đi học muộn. - Nhận xét, chốt ý. 2.Hãy nói 3,4 câu về nội dung bức tranh,có dùng lời cảm ơn và xin lỗi. - Cho HS quan sát tranh,theo luận. - Nhận xét,chốt ý. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - Từng cặp lên đóng vai. - Nhận xét.. -HS quan sát tranh,thảo luận nhóm 2,trình bày. - Nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Tuần 5 Thứ tư ngày 19 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyên đọc – Viết bài :Chiếc bút mực. I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng. - Viết đúng bài :Chiếc bút mực - Trình bày sạch đẹp. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện đọc: +Luyện đọc: - GV đọc mẫu. +Đọc theo đoạn: - Hướng dẫn luyện luyện đọc đoạn khó. - Đọc từng đoạn - Kết hợp trả lời câu hỏi. - Cho HS đọc cả bài +Luyện viết:đoạn 2,3 - Viết từ khó: buồn lắm,quên,loay hoay... - Hướng dẫn học sinh viết - Chấm bài,nhận xét. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 5-6 em - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - 2 HS. - Viết BC. - HS viết bài vào vở. - Đổi vở kiểm tra.. Ôn luyện Toán Ôn tập: 28+ 5,38 + 25 I.Mục tiêu: Củng cố : Thực hiện phép cộng dạng 28+ 5,38 + 25 có nhớ trong phạm vi 100. - Giaỉ bài toán bằng phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ,vở.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : Cho HS nhắc lạicách thực hiện phép cộng dạng : 38 +25 2.Bài tập 1:Tính. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - HS nêu. - 4 em làm bảng ,hs làm vở,nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 25 +. 58 +. 45. 68 +. 26. 88 +. 9. 8. - Nhận xét,chữa bài. Bài 2: >,<,= 28 + 6 ..... 8 + 26 8 + 9 ..... 8 + 7 18 + 7 ..... 17 + 10 18 + 9 ... 9 + 18 - GV nhận xét,chữa bài. Bài 3: Giaỉ bài toán theo tóm tắt sau: Gói Keo chanh : 28 cái Gói Kẹo dừa : 25 cái Cả hai gói :... Cái? - Hướng dẫn HS nêu đề toán và giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. -2 HS làm bài,lớp làm bài vào vở. - Nhận xét. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - Nhiều em nêu đề toán - 1 HS làm bảng. - Lớp làm vào vở.. Thứ sáu ngày 21 tháng 09 năm 2012 Ôn tập:Hìnhchữ nhật,hình tứ giác Bài toán về nhiều hơn. I.Mục tiêu: Củng cố : Gọi tên hình chữ nhật,hình tứ giác.nối các điểm để có hình chữ nhật,hình tứ giác. - Giaỉ bài toán về nhiều hơn. II.Đồ dùng dạy học: - Hình chữ nhật,hinh tứ giác,bảng phụ.. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề. *Ôn tập : - GV đính một số hình :HCN,HTG lên bảng . - Cho HS đọc lại 2.Bài tập 1:Dùng thước và bút nối các điểm để có: a/ Hình chữ nhật. A .. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - HS lên bảng chỉ và nêu tên hình. - HS khác nhận xét. - 4- 5 em - 4 em làm bảng ,hs làm vở,nhận xét.. . B . C. E .. . D -2 HS làm bài,lớp BC,nhận xét.. b/Hình tứ giác: M . .N Q.. .P. - Nhận xét,chữa bài. Bài 2: Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> giác. - Treo bảng phụ. - GV nhận xét,chữa bài. Bài 3:An có 5 bông hoa,Lan có nhiêu hơn an 4 bông hoa.Hỏi Lan có bao nhiêu bông hoa? Tóm tắt An có : 5 bông hoa Lan có nhiều hơn: 4 bông hoa Lan có : ...bông hoa?. - HS trả lời miệng. - Thảo luận nhóm 2,làm bài. - 1 HS làm bảng. - Lớp làm vào vở.. Bài 4: Đoạn thẳng AB dài 12cm,đoạn thảng CD dài hơn đoạn thẳng AB 2cm.Hỏi đoạn thảng CD dài bao nhiêu Xăng – ti – mét? - Hướng dẫn HS nêu đề toán và giải bài toán. - Nhận xét,chữa bài. - HS khá,giỏi. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Ôn luyện Tiếng Việt Ôn đặt câu giới thiệu.Cách viết hoa tên riêng I.Mục tiêu: - Củng cố Phân biệt từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng.Quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn tập. 1.Em hãy xếp các từ sau thành 2cột :sông, Thu Bồn,thành phố,Tam Kỳ,học sinh,nguyễn Hữu Huy,níu ,Hồng Lĩnh. - Nhận xét,chữa bài + Từ chỉ sự vật nói chung : + Từ chỉ tên riêng của từng sự vật: - Nhận xét,chữa bài *Cho HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng. Bài 2.Viết tên hai bạn trong lớp. Tên một dòng sống. Bài 3:Đặt câu theo mẫu :Ai(cái gì,con gì?) - Gi[í thiệu vaề trường em. - Gới thiệu về môn học em yêu thích. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - Thảo luận nhóm 2 - Trình bày,nhóm khác nhận xét. - 4- 5 em đọc lại - 5 -6 em - 2 em làm bảng,lớp làm vở,nhận xét.. - HS làm bài nêu..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Ôn luyện Tiếng Việt Trả lời câu hỏi.Đặt tên cho bài.Luyện tập về mục lục sách I.Mục tiêu: - Củng cố viết câu thành bài,đặt tên cho bài,biết đọc mục lục sách trong tuần. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b)Hướng dẫn ôn tập. 1. Cho HS quan sát tranh ,trả lời câu hỏi: -Bạn trai vẽ ở đâu? - Bại trai nói gì với bạn gái? - Bạn gái nhận xét như thế nào? -Hai bạn đang làm gì? -GV nhận xét. 2.Đặt tên cho câu chuyện bài tập 1. -Nhận xét,tuyên dương. 3.Đọc mục lục sách tuần 6,Viết tên các bài tập trong tuần ấy? 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.. Hoạt động HS. - Từng cặp hỏi đáp.. - HS lần lượt đặt tên - Làm việc theo nhóm ,trình bày - Nhận xét - Lớp làm bài vào vở..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Tuần 5 Thứ tư ngày 26 tháng 09 năm 2012 Ôn luyện Tiếng Việt Luyên đọc – Viết bài :Chiếc bút mực. I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng. - Viết đúng bài - Trình bày sạch đẹp. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động GV 1.Ôn định : 2.Bài mới: a)Giới thiệu ghi đề bài. b) Hướng dẫn luyện đọc: +Luyện đọc: - GV đọc mẫu. +Đọc theo đoạn: - Hướng dẫn luyện luyện đọc đoạn khó. - Đọc từng đoạn - Kết hợp trả lời câu hỏi. - Cho HS đọc cả bài +Luyện viết:đoạn 2,3 - Viết từ khó: buồn lắm,quên,loay hoay... - Hướng dẫn học sinh viết - Chấm bài,nhận xét. 3.Củng cố - dặn dò: - Về nhà luyện đọc lại bài.. Hoạt động HS. - HS theo dõi. - 5-6 em - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - 2 HS. - Viết BC. - HS viết bài vào vở. - Đổi vở kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×