Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá chủ đề Các phép đo trong môn KHTN(Vật lí) lớp 6 chương trình GDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.8 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ: CÁC PHẾP ĐO (KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6)
Tỷ lệ % số tiết dành cho chủ đề 7% tương đương thời lượng 9,8  10 tiết
Năng lực đặc thù môn KHTN.
[1]. Nhận thức KHTN (vật lí)
[1.1].Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, q
trình vật lí.
[1.2]. Trình bày được các hiện tượng, q trình vật lí; đặc điểm, vai trị của các
hiện tượng, q trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ
đồ, biểu đồ.
[1.3]. Tìm được từ khố, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông
tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
[1.4]. So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, q trình
vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
[1.5]. Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
[1.6].Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa
ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
[1.7]. Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.
[2]. Tìm hiểu tự nhiên (vật lí)
[2.1]. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên
quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri
thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngơn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
[2.2].Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được
phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
[2.3].Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu;
lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,
tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
[2.4].Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan,
thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu
bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích,
rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.




[2.5].Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngơn ngữ, hình vẽ, sơ đồ,
biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá
trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tơn trọng quan điểm,
ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo
vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
[2.6]. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử
lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm
hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
[3]. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
[3.1].Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.
[3.2]. Đánh giá, phản biện được cảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
[3.3].Thiết kế được mơ hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được
một số phương pháp hay biện pháp mới.
[3.4].Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên
nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền
vững.
I. Các chuẩn đánh giá (Mục tiêu dạy học) của chủ đề.
Năng lực, Phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự
- Nêu được cách đo, dụng cụ đo,
nhiên
đơn vị đo thường dùng để đo độ
dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ
- Nêu được cách xác định nhiệt độ

trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut
-Nêu được sự nở vì nhiệt của chất
lỏng được dùng làm cơ sở để đo
nhiệt độ
- Hiểu được tầm quan trọng của
việc ước lượng trước khi đo, ước
lượng được chiều dài, khối lượng,
thời gian trong một số trường hợp
đơn giản

Mã hoá mức
độ biểu hiện
NL;PC
KHTN.1.1a

KHTN.1.1b
KHTN.1.4

KHTN.1.4


- Tìm hiểu tự nhiên

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác KHTN.2.2
quan của chúng ta có thể cảm nhận
sai một số hiện tượng.
- Dùng thước, cân, đồng hồ, nhiệt KHTN.2.4
kế để chỉ ra một số thao tác sai khi
đo và nêu được cách khắc phục một
số thao tác sai đó.


- Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học

- Đo được chiều dài của một vật
bằng thước.
- Đo được khối lượng của một vật
bằng cân.
- Đo được thời gian bằng đồng hồ
- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế.
- Giải thích được một số hiện tượng
có liên quan trong đời sống

2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp
tác:

3. Phẩm chất chủ yếu
Trung thực

Trách nhiệm

KHTN.3.1
KHTN.3.1
KHTN.3.1
KHTN.3.1
KHTN.3.1


- Tự học theo hướng dẫn của GV TC.1.1
các nội dung về đo chiều dài, đo
khối lượng, đo nhiệt độ, đo thời
gian.
- Nhóm thực hiện theo đúng yêu HT.1.1
cầu, nhanh, đảm bảo, trật tự.
-Thảo luận với các thành viên trong
nhóm để đảm bảo nhiệm vụ học HT.1.2
tập, khiêm tốn học hỏi các thành
viên trong nhóm
Khách quan trung thực trong thu TT.1
thập sử lí số liệu. Viết và nói đúng
với kết quả trong thu thập khi thực
hiệ các phép đo.
Tham gia tích cực hoạt động cá TN.1
nhân, hoạt động nhóm khi thảo
luận, tiến hành thí nghiệm.


II. Chuẩn đánh giá và Ma trận đề kiểm tra chủ đề (thời gian 45 phút)
Năng lực KHTN
Nội
dung

Chuẩn đánh
giá

Nhận thức
KHTN
Mứ Mứ Mứ

c1 c2 c3

Nêu
được
cách đo, dụng
cụ đo, đơn vị Câu
đo
thường 4
dùng để đo độ
dài
Số câu
1
Đo
Số điểm
0,25
chiều
Lấy được ví
dài
dụ chứng tỏ
giác quan của
chúng ta có
thể cảm nhận
sai một số
hiện tượng.
Số câu
Số điểm
Nêu được
cách đo, dụng
cụ đo, đơn vị
Đo

đo thường
khối
lượng dùng để đo
khối lượng
Số câu
Số điểm
Đo
Nêu được
thời cách đo, dụng
gian cụ đo, đơn vị
đo thường
dùng để đo
thời gian
Số câu

Tìm hiểu KHTN
Mứ
c1

Mứ
c2

Câu
7

1
3

Câu
8


1
3
Câu
2
1

Câu
3
1

Mứ
c3

Vận dụng KT,
KN đã học
Mứ Mứ Mứ
c1 c2 c3


Số điểm
0,25 0,25
Đo
Nêu được
Câu
nhiệt cách đo, dụng
5
độ
cụ đo, đơn vị
Câu

Mỗi
đo thường
1
ý
dùng để đo
0,25
nhiệt độ
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
1
- Giải thích
được một số
Câu
hiện tượng có
6
liên quan
trong đời sống
Số câu
1
Số điểm
2
III. Biên soạn các dạng câu hỏi và xây dựng đề kiểm tra.
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Từ câu 1 đến câu 4, em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. [KHTN.1.1a]
Có hai nhiệt kế là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thủy ngân cho biết nhiệt độ sôi của
rượu và của thủy ngân lần lượt là 78 độ C và 357 độ C. Dùng nhiệt kế nào có thể đo

được nhiệt độ của nước đang sôi.
A. Dùng được cả hai nhiệt kế
B. Không dùng được cả hai nhiệt kế
C. Chỉ dùng được nhiệt kế rượu
D. Chỉ dùng được nhiệt kế thủy ngân
Câu 2. [KHTN.1.1a]
Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m của vận động viên chạy
người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?
A. đồng hồ đeo tay
B. đồng hồ quả lắc
C.đồng hồ bấm giây
D. đồng hồ hẹn giờ
Câu 3. [KHTN.3.2]
Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15
giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hành trình là:
A. 1 giờ 3 phút
B. 1 giờ 27 phút
C.2 giờ 33 phút
D. 10 giờ 33 phút
Câu 4. [KHTN.1.5]
Để đo chiều dài của cuốn sách KHTN 6 người ta dùng các thước sau:
A. thước cuộn
B. thước kẹp
C.thước dây
D. thước thẳng
Câu 5. [KHTN.2.3]
Chọn từ thích hợp điền vào “…1…”; “…2…”; “..3..”; “..4..” hồn thiện thơng
tin sau để có khẳng định đúng



Để đo ….(1) … người ta dùng nhiệt kế. Dựa vào công dụng người ta chia ra các
loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế…(2)… dùng trong các phịng thí nghiệm, nhiệt
kế…(3)… dùng để do thân nhiệt, nhiệt kế…(4).. đo nhiệt độ phòng.
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 6.[KHTN.3.1](2,0 điểm)
a. Vì sao thang chia độ của nhiệt kế y tế lại nằm trong khoảng 34 độ C đến 42
độ C?
b. An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước
sôi để sát trùng rồi hãy dùng”. Nói như thế có đúng khơng? Vì sao?
Câu 7. [KHTN.2.2] (3,0 điểm)
Em hãy lấy 1 ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về
kích thước của các vật?
Câu 8[KHTN.3.1] (3,0 điểm)
1. Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ
như hình bên để cân quả cà chua. Hãy
cho biết:
a. GHĐ, ĐCNN của cân
b. Giá trị khối lượng của quả cà chua.

2. Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm
vào mỗi túi 2 lạng đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường là bao nhiêu ?
IV. Hướng dẫn chấm
- Tự thực hiện như trước
Câu 1. [KHTN.1.1a] Đáp án: D
Câu 2. [KHTN.1.1a] Đáp án: C
Câu 3. [KHTN.3.2] Đáp án: B
Câu 4. [KHTN.3.1] Đáp án: D
Câu 5. [KHTN.2.3] Mỗi câu đúng 0,25 đ
Đáp án: (1) nhiệt độ,(2) rượu, (3) thủy ngân hoặc dầu, (4) rượu
Câu 6.[KHTN.3.1](2,0 điểm) Mỗi câu đúng 1,0 điểm

Đáp án:
a. Thang chia độ của nhiệt kế y tế ghi nhiệt độ từ 34 độ C đến 42 độ C vì nhiệt kế y
tế chủ yếu đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người lại nằm trong khoảng
đó.


b. Nói thế khơng đúng. Vì nhiệt kế y tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 420C, nếu
nhúng vào nước sôi 1000C nhiệt kế sẽ bị hỏng.
Câu 7. [KHTN.2.2] (3,0 điểm)
Đáp án:
Ví dụ: Khi quan sát các cột đèn tại một vị trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của
các cột đèn đường khác nhau, cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất.
- Kết quả quan sát đó sai.
- Vì: Trong thực tế chiều cao của các cột đèn này là như nhau. Như vậy khi cảm nhận
kích thước của một vật bằng giác quan thì có thể cảm nhận sai.
Hoặc học sinh lấy ví dụ khác trong thực tế.
Câu 8[KHTN.3.1](3,0 điểm) Mỗi câu đúng (ý) 1,0 điểm
Đáp án:
1. a. GHĐ là 3kg ; ĐCNN là 20g
b. Khói lượng quả cà chua là 240g
2. Đổi: 2 lạng = 2 hg = 0,2 kg;
Mỗi túi đường sau khi thêm 0,2kg có khối lượng là: 1,2kg
Khối lượng của 20 túi đường là: 20.1,2 = 24 kg



×