Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.32 KB, 98 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG THU

NHÂN VẬT CỦA LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC

CHUN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM TUẤN VŨ

NGHỆ AN - 2012


2
MỤC LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lan trì kiến lục còn gọi là Kiến văn lục là tập gồm 45 truyện
truyền kỳ của Vũ Trinh (1739-1828). Đã có những ý kiến đánh giá cao tác
phẩm này, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm các phương diện để nhận
thức thêm giá trị của tác phẩm, có thêm cơ sở để xác định vị trí của nó


trong lịch sử của thể loại và đời sống văn chương Việt Nam đương thời.
1.2. Nhân vật là một trong những phạm trù thiết yếu của tác phẩm tự
sự. Nhân vật thể hiện quan niệm của tác giả về xã hội, con người và là nơi
biểu lộ chủ đề của tác phẩm. Nghiên cứu nhân vật của Lan trì kiến văn lục
góp phần quan trọng đối với viêc nhận thức giá trị của tác phẩm.
1.3. Về nhân vật của truyện kỳ, hiện cịn có những ý kiến khác
nhau. Đinh Cẩm Vân cho rằng: “Cái kỳ lạ của truyện ngày càng giảm
thiểu màu sắc quái đản, hoang đường (Tạp chí Văn học số 10/2005, trang
49). Vũ Thanh lại cho rằng “nếu nhìn sự phát triển của truyện kỳ một
cách hình thức, chúng ta cảm giác hình như càng về sau, truyện truyền
kỳ càng “ma quái ” hơn”(Tạp chí Văn học số 6/1994,tr 25). Nghiên cứu
đề tài này cịn nhằm góp phần nhận thức đúng hơn nhân vật của truyện
truyền kỳ nói chung.
1.4. Trong chương trình ngữ văn ở trung học có dạy học các truyện
truyền kỳ: Con hổ có nghĩa, Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên, Dế chọi. Nghiên cứu đề tài này góp phần dạy
học tốt hơn các văn bản đó.
2 Lịch sử vấn đề
Nói đến thành tựu của truyện truyền kỳ Việt Nam thì người ta khơng thể
bỏ qua Lan Trì kiến văn lục. Với Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh đóng đã góp
nhiều phương diện cho sự phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam. Lan
Trì kiến văn lục gồm 3 quyển, 45 truyện và 4 bài tựa, được viết trong


2
khoảng 1790 - 1802. Truyện tập hợp các câu chuyện dân gian, phảng phất
giống các truyện cổ tích thần kỳ song vẫn mang những nét tính cách riêng
độc đáo.
Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại
được một số nhà nghiên cứu lưu. Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số ý

kiến liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong Từ điển văn học (bộ mới), tác giả Nguyễn Huệ Chi cho rằng
chủ đề nổi rõ nhất của Kiến văn lục là trình bày hiện tượng phá vỡ “khuôn
phép” của những con người thời đại. Sự phá vỡ này có thể theo chiều
hướng thối hóa, làm cho con người tàn bạo, mất hết nhân tính… nhưng sự
phá vỡ cũng theo chiều hướng tích cực, ở đó con người thường bị đặt trong
những tình huống căng thẳng, đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn
cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những phẩm chất cao quý, những tình
cảm rất người. Tác giả khẳng định: “Trên phương diện này, ngòi bút Vũ
Trinh tỏ ra rất trân trọng, yêu mến lạ thường. Đặc biệt trong số những con
người được tác giả dành trọn niềm yêu mến thì người phụ nữ chiếm phần
lớn nên cũng có thể nói, đề tài chiếm ưu thế trong tập truyện là nói về số
phận, vẻ đẹp và sức sống của người phụ nữ” [26; 2039].
Ngơ Thị Hồng khi viết đề tựa sách Kiến văn lục đã khẳng định “…
lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngư trùng, những việc gì lạ mà
mắt thấy tai nghe đều ghi lại… có nói đến việc quái dị nhưng khơng thốt
ly đạo thường, có kể về diễn biến hóa nhưng khơng mất đi lẽ chính, đại để
là ngụ ý khuyên răn cảnh cáo sâu xa để người xem sau này thấy điều hay
thì bắt chước, thấy điều dở thì phịng ngừa, thực có ích cho thế gian” [76;
11-12].
Tín Như Thị nhận định: “Tơi đọc sách này có được thu hoạch sâu sắc.
Truyện Ca nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thương giai nhân
chẳng gặp thời, cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng. Truyện Người
đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu,


3
biểu dương tiết lớn của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất
hạnh của kẻ trung thần. Cá, hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân người. Trong
căn phòng nhỏ, cầm quyển sách lặng lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoan

khoái như trong điện Phật, ngồi nghe bậc cao tăng thuyết pháp, sách bổ ích
cho đời đâu phải nhỏ? (…) Ơi, khơng đến Trường Giang, Hán Thủy, thì
khơng biết là sơng sâu, khơng lên núi Thái, non Hoa thì khơng thấy được
được núi cao. Khơng thấy tác phẩm này, thì sao biết được trong trời đất
khơng gì là khơng có! Nên đem khắc in, cơng bố cho mọi người được đọc.
Tơi khơng chỉ vui vì tác phẩm này được lưu truyền mà vui hơn vì người
sau được thấy truyện của người xưa” [76; 15].
Trần Danh Lưu viết: “Sách của thầy lại là những điều tai mắt ngày
nay được nghe, được thấy. Đường đời nguy hiểm, trộm cướp đầy đường,
ma ác quỷ thiêng không phải là hư ảo. Mày râu chững chạc, thê thiếp
yêu chiều, nữ biến thành nam không phải là lạ! Truyện Ca kỹ họ Nguyễn,
truyện Liên Hồ quận cơng thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân, đọc
truyện khiến người ta thương xót thở than cho người bạc mệnh. Truyện
Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở
Cổ Trâu thì nêu gương tiết nghĩa bào vệ cương thường, có thể trở thành
lời dạy luân lý hàng ngày” [76; 17].
Đó là những đánh giá về tác phẩm Lan Trì kiến văn lục có đề cập đến
nhân vật của tác phẩm. Chưa có cơng trình nghiên cứu thế giới nhân vật
trong Lan Trì kiến văn lục một cách hệ thống và tồn diện.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Chỉ ra đặc điểm của ba loại nhân vật trong Lan trì kiến văn lục:
nhân vật là người kỳ lạ, nhân vật là người bình thường, nhân vật là vật
được nhân hóa.
3.2. NhËn thức các thủ pháp nghệ thuật, các chất liệu nghệ thuật được
tác giả sử dụng để xây đựng các loại nhân vật.
3.3. Làm rõ ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của các loại nhân vật trên.


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Luận văn nghiên cứu nhân vật của toàn bộ 45 truyện của Lan Trì
kiến văn lục của Vũ Trinh do Hồng Văn Lâu dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế,
2004.
4.2. Nghiên cứu ba loại nhân vật: nhân vật là người kỳ lạ, nhân vật là
người bình thường, vật được nhân hóa.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhìn nhận nhân vật Lan Trì kiến văn lục trong loại hình văn xi
Việt Nam trung đại, trong sự đối sánh nhân vật của truyện truyền kỳ này
với nhân vật truyện dân gian Việt Nam.
5.2 Lý giải của các loại nhân vật của Lan trì kiến văn lục từ lý tưởng
thẩm mỹ của tác giả, từ truyền thống thể loại và từ hiện thực đương thời.
5.3 Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: thống kê phân loại, tổng hợp - phân tích và phương pháp so sánh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Một số giới thuyết. Loại nhân vật là người có đặc tính kỳ
lạ trong Lan Trì kiến văn lục
Chương 2: Loại nhân vật là người là người bình thường trong Lan Trì
kiến văn lục
Chương 3: Loại nhân vật là vật được nhân hóa trong Lan Trì kiến văn
lục
Ngồi ra cịn có Tài liệu tham khảo cuối luận văn.


5
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LOẠI NHÂN VẬT
LÀ NGƯỜI KỲ LẠ TRONG LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC

1.1. Một số giới thuyết
1.1.1. Nhân vật trong tác phẩm tự sự

Văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, có vai trò như
những tấm gương phản chiếu cuộc đời. Văn chương phản ánh đời sống bằng
hình tượng. Chính vì lẽ đó tác phẩm tự sự khơng thể thiếu nhân vật. Nhân
vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống. Nhân
vật là “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về
sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngơn từ. Bên cạnh con
người, nhân vật văn học có khi cịn là các con vật, các lồi cây, các sinh
thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống như con người”
[4; 241]. “Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm, nhưng tự
nó lại là một trong các phương diện của kết cấu tác phẩm” [56; 212].
Nhân vật đứng ở vị trí trung tâm của tác phẩm tự sự. Nhân vật khái
quát những quy luật của cuộc sống, là phương tiện khái quát tính cách,
số phận của con người và các quan niệm về chúng. Nó cịn là hình chiếu
của những dồn nén tâm lý hoặc sự phản chiếu thế giới tư tưởng của tác giả
hoặc được coi như hình chiếu của đời sống xã hội.
Nhân vật văn học in dấu những xu hướng tiến hóa của tư duy nghệ
thuật, là nơi tập trung thể hiện ý đồ nghệ thuật, quan niệm về con người
và cuộc sống của nhà văn. Nhân vật là nơi mà nhà văn gửi gắm thơng
điệp của mình và cũng là nơi tiếp nhận, giải mã hiện thực hay phi hiện
thực cốt yếu được đặt ra trong tác phẩm. Bởi thế nhân vật ln gắn bó
chặt chẽ với chủ đề tư tưởng tác phẩm Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để
thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, một vấn đề
nào đó của hiện thực đời sống. Nhân vật như chiếc chìa khóa mở ra một


6
thế giới riêng của đời sống con người trong một thời kỳ lịch sử nhất
định. Nghiên cứu nhân vật sẽ thấy được tư tưởng, tình cảm, tài năng
sáng tạo của người cầm bút.
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm

văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể khơng có tên
riêng. Có khi nó lại được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con
người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác
phẩm. Nó là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng đồng nhất với con
người thật trong đời thường. Nó “khơng phải giản đơn là những bản dập
của con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với
ý đồ tư tưởng của tác giả” (B.Brếch). Nhân vật văn học luôn thể hiện
quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người.
Trong một chỉnh thể tác phẩm, nhân vật ln có mối quan hệ mật thiết
với các yếu tố nghệ thuật khác. “Nhân vật là một chất liệu có tính bản
thể của tự sự (…) Cẩn phải được ứng xử như một hệ thống có quan hệ
nội tại và giá trị của các yếu tố được tạo sinh từ mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành nên hệ thống này” [41; 242 - 243].
Nhân vật luôn gắn với cốt truyện bởi nó được miêu tả qua các biến
cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại . Khác với hình tượng
hội họa, điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính
cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất q
trình, nhân vật văn học vừa có đặc điểm phổ quát, vừa có đặc điểm cá
biệt của thể loại.
Từ những góc độ khác nhau, nhân vật được chia thành nhiều kiểu
loại khác nhau. Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của
tác phẩm có nhân vật chính và nhân vật phụ. Dựa vào đặc điểm của tính
cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, có nhân vật chính diện và
phản diện. Dựa vào cấu trúc hình tượng có nhân vật chức năng, nhân vật


7
loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Dựa vào thể loại văn
học có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch.
Vì tính chất thể loại khác nhau nên nhân vật trong tác phẩm tự sự sẽ

khác nhân vật trong tác phẩm trữ tình và cũng khơng giống nhân vật
kịch. Nó mang đặc điểm riêng đặc trưng thể loại. Trong tác phẩm tự sự
nhân vật phản ánh đời sống trong tính khách quan. Thơng qua những
hành vi, biến cố, sự kiện xẩy ra với các nhân vật, đời sống con người
được tái hiện rõ nét với những bản chất nhất định.
Nhà văn tự sự tái hiện toàn bộ thế giới thể hiện mọi biểu hiện bên
trong và bên ngoài của con người. Chúng được xem là những sự kiện
khác nhau về cuộc sống con người. Sự kiện đó chính là sản phẩm của
mối quan hệ của con người và hồn cảnh, mơi trường. Bởi thế tác phẩm
tự sự có khả năng phản ánh cuộc sống một cách bao quát, rộng lớn. Đó
là lý do mà nhà văn tự sự được miêu tả trong vô vàn mối quan hệ phức
tạp giữa nó và mơi trường xung quanh. Trong mối quan hệ đó, nhân vật
dường như hoạt động tự do theo ý muốn của nó, nhưng thực ra mọi hoạt
động của nó đều do tác động của hồn cảnh và mơi trường xung quanh.
Mặt khác sự kiện là những mối liên hệ của thế giới, cho thấy các phương
diện khác nhau của nó. Theo mối liên hệ của sự kiện thì nhân vật trong
tác phẩm tự sự có thể dẫn dắt người đọc theo nhiều miền khác nhau, có
thể đắm mình trong hiện tại, lại có thể lùi về với dĩ vãng xa xôi. Nhân
vật trong tác phẩm tự sự khác với nhân vật trong tác phẩm trữ tình và
kịch là ở chỗ khơng bị khơng gian và thời gian hạn chế. Do vậy nhân vật
tự sự được khắc họa đầy đủ nhiều mặt nhất, hơn hẳn các nhân vật trữ
tình và kịch.
Nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả bằng các chi tiết chân
dung, ngoại hình, tâm trạng. Nhân vật cịn được thể hiện qua mâu thuẫn,
xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn xung đột luôn làm cho nhân vật bộc lộ
phẩm chất sâu kín. Song nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua


8
việc làm, hành động, ý nghĩ. Nhân vật trong tác phẩm tự sự có thể được

miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người
xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường và nhân vật sống.
Sự thể hiện nhân vật văn học nói chung, nhân vật trong tác phẩm tự sự
nói riêng bao giờ cũng nhằm khái quát nội dung đời sống xã hội và một
quan niệm sâu sắc, cảm hứng tha thiết của tác giả đối với cuộc đời. Nhân
vật là một hình thức văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa
dạng để thể hiện được các khía cạnh vơ cùng phong phú của cuộc sống.
1.1.2. Truyện truyền kỳ
Trong một cơng trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ Trung Quốc,
Lâm Ngữ Đường khẳng định: “Đoản thiên tiểu thuyết chỉ thực sự trở
thành một hình thức nghệ thuật kể từ đời Đường (thế kỷ VIII và thế kỷ
IX). Trong đó những đoản thiên tiểu thuyết dồi dào tính nghệ thuật nhất
lại là loại truyền kỳ. Loại truyện truyền kỳ này đều ngắn gọn, thường
vào khoảng nghìn chữ trở lại, viết theo lối văn cổ, đặc biệt sống động, lạ
kỳ, vơ cùng kích thích trí tưởng tượng” [23; 6]. Truyện truyền kỳ còn
gọi là đoản thiên tiểu thuyết truyền kỳ hay tiểu thuyết truyền kỳ. Nó
chính là “một hình thức văn xi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt
nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành bác
học, sử dụng những mơtíp kỳ quái, hoang đường, lồng trong một cốt
truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc” [26; 1730].
Tiểu thuyết truyền kỳ có nhiều đặc điểm nổi bật, trong đó có những đặc
điểm mà chúng ta cần lưu ý là dung lượng nhỏ, kết cấu không phải theo
truyện dài thu ngắn, phần nào đã có dáng dấp của thể loại truyện ngắn
cận hiện đại. Truyện truyền kỳ có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ
vào câu chuyện. Song đó khơng phài là do những lực lượng tự nhiên
được nhân hóa như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có phép lạ như
thần tiên, trời, bụt… Trong truyện cổ tích thần kỳ mà phần lớn ở ngay
hình thức phi nhân tính của nhân vật (hồ lý, ma quỷ, vật hóa người).



9
Điều dĩ nhiên là trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người
thật, và chính những nhân vật mang hình thức phi nhân đó thì cũng chỉ là
cách điệu, phóng đại của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy. Đó
là nguyên do tạo nên giá trị nhân bản sâu sắc của truyện truyền kỳ.
Về phương diện lịch sử, tiểu thuyết truyền kỳ có kế thừa một số nhân
tố từ tiểu thuyết chí quái thời Lục triều nhưng đã vượt bậc về nhiều mặt,
nên có thể nói ở đây là sản phẩm của cả một thời đại mới: triều đại nhà
Đường (618 - 907). “Cái tên “truyền kỳ” từ thời Đường tới thời Minh,
tuy đã trải qua bốn lần thay đổi nhưng chưa hề tách rời khỏi những tác
phẩm có tính cách tự sự như loại tiểu thuyết, ký kịch vốn vẫn có tình
tiết” [65; 130]. Mãi đến giai đoạn Vãn Đường thì hai chữ “truyền kỳ”
mới chính thức khai sinh trong tên gọi tập sách của Bùi Hình, tuy vậy
thể loại truyền kỳ thì đã được xác lập ngay từ thời sơ Đường với các
truyện: Cổ kính kỳ - Vương Độ, Du tiên quật – Trương Thuốc…, đến
giai đoạn Trung Đường tiểu thuyết truyền kỳ bước vào thời kỳ phồn
thịnh chưa từng có, tác giả danh tiếng nhiều, tác phẩm nổi tiếng cũng
nhiều, có mặt hầu hết các thiên truyện ưu tú nhất: Nam Kha Thái thú
truyện (Lý Công Tá); Oanh Oanh truyện (Nguyên Chấn);… Truyện
truyền kỳ đời Đường kế thừa truyền thống chí quái thời Lục triều, tuy
nhiên hai loại tác phẩm này cũng có sự khác biệt. Chí qi chủ yếu viết
về thiên linh quái đản, còn nhân vật chủ yếu trong truyện truyền kỳ là
con người. Ở thời Vãn Đường tiểu thuyết truyền kỳ dưới hình thức từng
chương riêng rẽ, có giá trị kiệt xuất khơng cịn bao nhiêu, chỉ thấy một
vài thiên lưu lại như: Vô Song truyện, Linh ứng truyện…, đều không rõ
tác giả. Tuy các tập truyện truyền kỳ xuất hiện với số lượng rất lớn như
Huyền quái lục, Tục huyền qi lục… nhưng rất ít truyện cịn giữ được
cảnh miêu tả sinh động, tinh tế như trước mà đa số các truyện đều vụn
vặt, cốt truyện đều đã được giản lược.



10
Tiểu thuyết truyền kỳ trải qua ba thế kỷ, chính là sự sáng tạo nghệ
thuật có ý thức. Chính bản thân thể loại đã tự vận động để đổi mới so
với tiểu thuyết chí quái. Những đổi mới về đề tài, kết cấu, nhân vật,
ngôn ngữ cho thấy tiểu thuyết truyền kỳ đã có bước tiến rõ rệt trong tiến
trình lịch sử của mình. Về đề tài, đây là một bước ngoặt quan trọng,
phản ánh sự chuyển biến từ nội dung ma quái sang nội dung xã hội, từ
xã hội nông nghiệp sang xã hội thị dân, mặc dù cái vỏ kỳ ảo vẫn còn. Về
kết cấu, tiểu thuyết truyền kỳ đã trở thành những đoản thiên tiểu thuyết
tương đối hồn chỉnh, đa dạng, tình tiết phong phú, hấp dẫn. Nhân vật
của tiểu thuyết truyền kỳ được xây dựng với dụng ý nghệ thuật cao,
phức tạp hơn hình tượng nghệ thuật của truyện chí qi. Ngơn ngữ của
tiểu thuyết truyền kỳ đan xen biền văn, tản văn và biền văn, việc biểu
hiện sắc thái tình cảm qua lời thoại của nhân vật cũng trở nên uyển
chuyển hơn. Song phải khẳng định một điều rằng: “Bước tiến của truyện
truyền kỳ tuy vượt lên rất xa trong nghệ thuật tiểu thuyết so với chí qi
nhưng trên một tiến trình lịch sử vẫn có những bước thăng trầm nhất
định. Vào giai đoạn Vãn Đường, yếu tố thần quái lại chi phối cảm hứng
nhà văn và nhiều tập sắc thế tục trong nội dung xã hội của thể loại bị hạ
thấp, nghệ thuật sút kém trơng thấy. Nhưng xét đến cùng, nỗi khát khao
tìm kiếm những điều quái dị trong thế giới khách quan vốn là một tâm
thức xã hội, một nhu cầu không thể dập tắt của con người thời trung đại,
chính nó lại đặt ra cho truyện truyền kỳ một thử thách mới: Phải nỗ lực
tìm tịi biến cải về nghệ thuật để chuyển bằng được cái “quái” trở thành
một đối tượng thẩm mỹ cao hơn.
Nói đến đoản thiên tiểu thuyết là nói đến hình thức kết cấu tác phẩm,
bao gồm nhiều truyện ngắn hoàn chỉnh xâu chuỗi lại trong một hệ thống
chặt chẽ thành một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật toàn vẹn. Đây là tập
hợp những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ có dung lượng ngắn chỉ vài chục

trang, khả năng phản ánh rất hạn hẹp, biến cố và các sự kiện tương đối


11
ít, thường chỉ tập trung trong một khơng gian nhất định. Điều này hoàn
toàn khác với tiếu thuyết trường thiên, câu chuyện sẽ được kéo dài ở
nhiều chương, nhiều hồi, khác nhau trong thời gian dài và khơng gian
rộng.
Nói đến truyền kỳ là nói đến đề tài của tác phẩm thường đề cập đến
những truyện kỳ lạ, hư ảo. “Như tên gọi của thể loại, truyện truyền kỳ
dùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.
Yếu tố kỳ ảo có thể là nhân vật, sự vật, cốt truyện. Cũng cần lưu ý trong
yếu tố kỳ thì kỳ ảo là chủ yếu nhưng khơng loại trừ yếu tố kỳ lạ không
đồng nhất với yếu tố kỳ ảo” [68; 201]. Yếu tố kỳ là yếu tố đóng vai trị
hết sức quan trọng trong tác phẩm truyền kỳ, nó “tạo nên sức hấp dẫn bề
nổi cho câu chuyện truyền kỳ nhưng được khoác cái áo sặc sỡ, bắt mắt
(…) Vì vậy có thể nói “kỳ” là quan niệm, là cái nhìn về thế giới của
truyện truyền kỳ” [77; 49-53].
Với ưu thế đó truyện truyền kỳ trở thành một thể loại có tính chất
quốc tế. Nó được sử dụng phổ biến trên một không gian rộng lớn gồm
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… Trong hàng chục thế kỷ
truyền kỳ là một kiểu truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Quốc được
đưa vào Việt Nam và thực sự phát triển ở thế kỷ XV với Thánh Tông di
thảo (Lê Thánh Tông), nở rộ rực rỡ ở thế kỷ XVI với Truyền kỳ mạn lục
(Nguyễn Dữ). Thể loại này còn tiếp tục phát triển ở thế kỷ XVIII với
Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), thế kỷ XIX với Tân truyền kỷ lục
của Phạm Q Thích, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh.
Ở Việt Nam khái niệm “truyện truyền kỳ” được hiểu rộng hẹp khác
nhau. Một số nhà nghiên cứu xếp tất cả các tác phẩm văn xi có yếu tố
thần linh ma qi hoặc kỳ dị vào truyện truyền kỳ. Trong khi đó các nhà

nghiên cứu khác lại đặt tiêu chí hư cấu của nhân vật cao hơn cả và cho
rằng chỉ xếp vào truyện truyền kỳ những truyện có con người là nhân
vật chính chứ không phải thần linh ma quỷ. Song đặc điểm chúng vẫn là


12
ở tính hấp dẫn của truyện truyền kỳ. Nó ln hấp dẫn, lơi cuốn người
đọc bởi chính yếu tố hư cấu. và lẽ tồn tại của truyện truyền kỳ là ở chỗ
đưa đếnmột bức tranh lạ về thế giới hiện thực và con người bằng cách
nhìn khác nhau.
Trong truyện truyền kỳ, nhân vật có vị trí hết sức quan trọng. Với
văn xi tự sự nói chung, “sự lựa chọn nhân vật, xây dựng những mối
quan hệ giữa các nhân vật là đặc điểm hội tụ nội dung tác phẩm, là
phương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người, về xã hội của
mỗi tác giả” [36; 65]. Nhân vật là phương tiện quan trọng bậc nhất thể
hiện tư tưởng trong tác phẩm tự sự nói chung, truyện truyền kỳ nói
riêng, nó được coi là phương tiện thứ nhất của tác phẩm ấy, quyết định
phần lớn cốt truyện, kết cấu, việc lựa chọn chi tiết và các phương tiện
ngôn ngữ. Hệ thống nhân vật thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật của
thời đại văn học, thể loại và tư tưởng tác giả, nó cịn góp phần khu biệt
đặc trưng thể loại. Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục hay Lan Trì
kiến văn lục đều có thành tựu ở việc khắc họa hệ thống hình tượng nhân
vật. Đặc biệt Lan Trì kiến văn lục đã xây dựng được một tuyến nhân vật
đa dạng, độc đáo, đậm nét đặc trưng thể loại.
1.1.3. Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục
Nếu như Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ là hai tác giả tiêu biểu về
thể loại truyền kỳ ở giai đoạn trước của văn học trung đại Việt Nam thì
Vũ Trinh lại là đại diện nổi bật ở giai đoạn sau với Lan Trì kiến văn lục.
Vù Trinh (1759 - 1828) tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, cịn có hiệu
khác là Ngun Hanh, Lan Trì ngư giả. Ơng là người ở làng Xuân Lan,

huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), xuất thân
trong một gia đình trí thức quan lại. Vợ ơng là con gái của Nguyễn Khản
(anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du). Gia đình ơng có truyền thống
thi thư. Ơng nội Vũ Trinh hiệu là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm quan


13
tới Bồi tụng, Binh Bộ Thượng thư. Cha ông tên là Triệu, đỗ Hương
cống, làm Tham nghị cho nhà Lê.
Vũ Trinh thông minh từ nhỏ, đọc sách qua mắt là thuộc lòng, nổi
tiếng thần đồng. Năm 17 tuổi, Vũ Trinh thi đỗ Hương tiến, được tập ấm,
làm Tri phủ Quốc Oai.
Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt
Trịnh, được Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho. Năm sau, Hiển
Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, các
thế lực quân phiệt cát cứ đánh lộn lẫn nhau, vua Lê phải triệu Nguyễn
Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp. Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọi
quyền hành, lấn át vua Lê.Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bàn
mưu giết Hữu Chỉnh. Vũ Trinh can vua, nòi là bên ngồi đương có giặc
mạnh, trong triều khơng nên giết bề tơi có quyền thế.
Nguyễn Huệ tiến qn ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang
Kinh Bắc, cha con Vũ Trinh đón vua, dốc hết sản nghiệp lo vào việc
quân, theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dương,
Sơn Nam…
Năm 1789, khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lược, các cựu thần
văn võ nhà Lê đều chạy trốn cả. Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đón
rước, đem trâu rượu đi khao quân Thanh. Sĩ Nghị hỏi Trinh về tình hình
trong nước, Trinh ứng đối giỏi, được Nghị khen là có tài hùng biện.
Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về Thăng Long phong cho Vũ
Trinh làm Tham tri chính sự.

Mùa xuân năm 1789,vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược nhà
Thanh Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Trung Quốc. Vũ Trinh
chạy theo không kịp, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho Tây Sơn.
Vũ Trinh là người học vấn uyên bác, văn chương hàm súc, trau
chuốt. Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm giữ vị trí quan
trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục, hay cịn gọi là Kiến văn lục.


14
Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kỳ có 45 truyện, viết
bằng văn xi chữ Hán. Tác phẩm viết về nhiều đề tài khác nhau:
Chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện giáo dục thi cử, chuyện báo ứng luân
hồi, chuyện kỳ quái khó tin phần lớn được sáng tác trên cơ sở những
truyền thuyết lưu hành trong nhân dân đương thời mà Vũ Trinh thu thập
được trong những năm về vùng Hồ Sơn.
Bên cạnh một số truyện tản mạn, gặp gì ghi nấy thì tập truyện của
Vũ Trinh khá nhất quán về chủ đề tư tưởng cũng như về phong các nghệ
thuật. Phá vỡ “khuôn phép” của những con người thời đại là chủ đề nổi
bật nhất trong tác phẩm. Sự phá vỡ đó có thể theo chiều hướng thối hóa
tiêu cực, con người trở nên tàn bạo, mất hết nhân tính. Trên phương diện
này ngịi bút Vũ Trinh là ngòi bút phê phán nghiêm khắc. Mũi nhọn sắc
bút chĩa vào những kẻ hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền (Chuyện
khỉ), những kẻ dứt bỏ máu mủ ruột thịt, đến con mình cũng nỡ giết chết
(Con hổ hào hiệp), giết vợ (Sống lại). Sự phá vỡ còn theo cả chiều
hướng tích cực, ở đó con người thường rơi vào tình cảnh bi đát cùng
cực. Chính trong hồn cảnh đó những phẩm chất tốt đẹp được ngời sáng,
những gì cao quý nhất, người nhất được lan tỏa. Vũ Trinh rất trân trọng
yêu mến phụ nữ. Bởi thế có thể nói đề tài chiếm ưu thế trong tác phẩm
là nói về số phận, vẻ đẹp tỏa sáng, sức sống trường tồn của người phụ
nữ. Đó là một ca kỹ có phong tư đoan chính và tình u trong sáng đầy

chủ động (Ca kỹ họ Nguyễn), một người con gái mang mối tình chung
đầy oan trái, thủy chung với người tình ngay cả khi đã bước vào thế giới
khác (Câu chuyện tình ở Thanh Trì), một người đàn bà dệt vải khao khát
nỗi yêu thương, dù bị chồng đánh chết nhưng vẫn giữ trọn tình yêu với
cố nhân (Sống lại), một cô gái xinh đẹp con quan Thượng thư biết chủ
động giành lấy hạnh phúc (Bà phu nhân Lan quận công), một thiếu nữ
trong chuỗi ngày bệnh tật hiểm nghèo đã sống hết mình cho tình yêu, lúc
đã ra đi đến thế giới khác thì vẫn mang trọn yêu thương nồng nàn (Tháp


15
Báo Ân), một kiếp người khổ đau, khơng có thuốc thang lúc bệnh tật,
chết khơng có áo quan, chết rồi mà mắt vẫn khơng thể nhắm vì cái thai
trong bụng, buộc phải sinh nở dưới mồ, ngày ngày lên dương thế mua đồ
cho con (Đẻ lạ)… Ơng ln dành tình cảm trìu mến, yêu thương, trân
trọng những thân phận đầy bất hạnh. Ơng xót xa trước những bi kịch của
con người và ngợi ca những thân phận bị cuộc đời dày xéo song phẩm
chất vẫn tỏa sáng.
Nhìn chung truyện của Vũ Trinh không đồng đều. Bên cạnh những
truyện ngắn cực hay, truyện có hồn, có sức lơi cuốn mạnh mẽ thì cịn có
những truyện vơ vị, nhạt nhẽo, rất đỗi bình thường. Những truyện có
hồn của Vũ Trinh đều được đầu tư khá cơng phu, hầu hết những truyện
hay đó đều được viết ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích, đầy kịch tính, tình
huống gay cấn hấp dẫn. Tư tưởng của truyện hầu như được hình thành từ
các sự kiện, cốt truyện. Truyện của ơng có sức khơi gợi lớn, ln làm
cho độc giả phát huy trí tưởng tượng cao độ. Truyện của Vũ Trinh có
sức hấp dẫn, lơi cuốn cực mạnh đến với người đọc là ở chỗ truyện đã tạo
được một bức tranh tương phản rõ rệt, đặc biệt nhiều truyện viết về
người phụ nữ. Vũ Trinh thường đặt nhân vật của mình vào những cảnh
ngộ khơng bình thường, thậm chí là éo le, có tính bi kịch, từ đó nhân vật

bộc lộ tính cách, số phận của mình một cách sâu sắc.
Nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trinh khá đa dạng. Có nhân vật là
kỳ lạ, nhân vật là vật được nhân hóa, và loại nhân vật là người bình
thường. Nhân vật là phương tiện ơng dùng để phản chiếu hiện thực cuộc
sống.
Vũ Trinh là người khá nặng nề về bảo thủ trong quan điểm chính trị
nhưng trong sáng tác văn chương thì ơng lại là cây bút nhạy bén. Cây
bút đó ln tiếp cận với những gì đang thay đổi. Tư tưởng tình cảm
mạnh bạo là tố chất lớn để ông tạo nên thành công trong sáng tác. Bút
pháp của Vũ Trinh tinh giản, truyện ông viết thường vắn tắt và không


16
phải truyện truyện nào đọc cũng thích nhưng ở mỗi truyện thành công,
mỗi chi tiết được kể vắn tắt đều đóng một vị trí quan trọng khơng thể
thay thế được. Phải chăng đó chính là bí quyết của một cây bút truyền
kỳ truyện ngắn đầy tài năng.
“Lan Trì kiến văn lục có thể nói là tác phẩm cuối cùng của loại hình
truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại” [44; 119]. Đó là một cống
hiến đặc sắc của Vũ Trinh cho văn học nước nhà. Ghi lại những điều
mắt thấy tai nghe ở khoảng trời đất vô cùng này, tưởng chừng như đó
chỉ là những câu chuyện khơ khan nhưng đằng sau nó lại là cả một tấm
lịng bao la độ lượng ẩn chứa một nhân sinh quan tiến bộ sâu sắc. Lan
Trì kiến văn lục đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của truyện
truyền kỳ Việt Nam trên nhiều phương diện, song đặc biệt là phương
diện phản ánh hiện thực cuộc sống.
1.2. Thống kê, phân loại nhân vật là người kỳ lạ trong Lan Trì
kiến văn lục
Bảng 1.
TT

1

Tên truyện
Thần Cửa Cờn

Nhân vật

Miêu tả tóm tắt

là người kỳ lạ
sự kỳ lạ
Dương Thái hậu Chết lênh đênh trên biển
và ba cơ cơng chúa

mấy ngàn dặm, sóng dập
gió vùi vậy mà thân hình
vẫn ngun vẹn, sắc mặt
như cịn sống. Họ về báo
mộng cho lý trưởng và
mọi người trong thôn nhờ
thợ đá của thần biển
chạm khắc ngựa đá đặt

2

Đứa con của rắn

trước đền
Người đàn bà họ Có mang với rắn, sinh



17
Nguyễn
3

Phạm Viên



huyện được đứa con trai

Sơn Vĩ
Phạm Viên

Cưỡi mây phiêu du khắp
thiên hạ. Gọi mưa gọi gió
dập lửa cứu thơn làng

4

thoát nạn ngoại xâm.
Người phụ nữ ở Sinh con dưới mồ, khơng

Đẻ lạ

Châu Vạn Ninh - có sữa nên lên trần gian
5

Sống lại


Quảng yên
mua quà bánh về cho con.
Cô gái ở huyện Trở về cuộc sống trần
Đơng Sơn

6

Thanh Trì
Chuyện khỉ

chơn vùi dưới mồ.
Cô con gái phú Sau khi chết đã hóa thành

Câu chuyện tình ở

7

gian sau mấy ngày bị

ơng họ Trần
khối đá trong như gương
Cô thôn nữ ở Sinh ra một chú khỉ sau
huyện Lục Ngạn

8

Thượng Thư họ

9


Đỗ
Nhớ được ba kiếp

Ơng

hơn một năm sinh sống

với khỉ già.
Thượng Trị chuyện với mảnh hồn

Thư họ Đỗ
Cử nhân tên Mỗ

tàn.
Chết xuống địa phủ sau
được lên trần gian sống
cuộc sống của kiếp gà,
kiếp lợn. Rồi cuối cùng
được rở về làm người

10

như hiện tại.
Cô con gái út Chết mang theo mối tình

Tháp Báo Ân
của

gia


đình

Nguyễn

họ xuống mồ, mảnh hồn tàn
trở về trần gian cầu xin
quan Chủ Khảo lấy đỗ

11

Nhớ kiếp trước

Đứa

con

bài thi của người tình.
trai Vừa lọt lịng đã biết nói.

người đàn bà họ Kể cho cả nhà nghe quá


18
Trần

trình đầu thai của mình
và biết đã đầu thai ở gia

12


đình khác.
Người con gái Lấy chồng lúc 18 tuổi.

Gái biến thành
trai

họ Trương

Sau một lần đổ bệnh, qua
một đêm đã biến thành

13

con trai
Phạm tiên sinh Nói chuyện với yêu ma.

Ma cổ thụ

tên Kính
14

Thần Chiêu Trưng

Phản ứng mạnh mẽ với loại

yêu quái hại người.
Người lính tên Nhảy qua các ngịi rãnh
Lực

Tài




kinh ngáng đường. Trong khoảnh

thành

khắc đi hơn ngàn dặm

Bảng 2: Phân loại
Phân theo tính chất
Phân loại

Số truyện
Tỷ lệ (%)
Số lượng nhân vật
Tỷ lệ (%)
Bảng 3
Phân loại
Số truyện
Tỷ lệ (%)
Số lượng nhân vật
Tỷ lệ (%)

Nhân vật là
người kỳ lạ
từ đầu

1
7,14

1
5,6

Nhân vật là
người kỳ lạ khi
tiếp xúc với đối
tượng khác

Lâm
vào tình
huống
bất
thường

5
35,72
6
33,3

8
57,14
11
61,1

Tổng số
truyện xuất
hiện nhân vật
là người kỳ lạ

14

100
18
100

Nhân vật là người kỳ lạ phân theo giới tính
Nam
Nữ
6
8
43
57
7
11
39
61

1.3. Phân tích sự thống kê phân loại


19
Hầu hết những tác phẩm văn xuôi nổi tiếng nhất văn học Viễn Đơng
đều có những yếu tố kỳ lạ. Cái kỳ lạ phổ biến trong huyền thoại tôn
giáo, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, trong sử ký… Đặc biệt là
trong truyện truyền kỳ, việc sử dụng yếu tố kỳ đã trở thành đặc trưng
của thể loại này. Nó chính là phương tiện nghệ thuật để phản ánh hiện
thực. Những tình tiết, tính cách hay số phận nhân vật khác thường nếu
được sáng tạo một cách nghệ thuật thì càng thu hút độc giả.
Tính chất khác lạ của sự vật, hiện tượng, đặc biệt là những đặc tính
kỳ lạ của các nhân vật đã đưa người đọc đi vào thế giới huyền ảo, lạ
lùng ở cả bốn cõi không gian vừa phi nhân tính, vừa phi qn tính, vừa

khơng định hướng. Thời gian tuyến tính được ảo hóa, có thể có tán thập
kỷ vào trong một năm, có khi đang từ hiện tại trở về quá khứ của kiếp
trước, rồi lại bước sang tương lai của kiếp sau. Một thế giới vừa thực
vừa hư, thế giới thần linh vừa hòa hợp, vừa khác lạ với con người, tạo
nên bức tranh đời sống đặc thù.
Điểm độc đáo và đặc sắc của Lan Trì kiến văn lục là ở chỗ đã làm
cho những chuyện lạ lùng trở thành bình thường như nghe luôn luôn tồn
tại để tai nghe mắt thấy. Thế giới nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục đa
dạng, phong phú, có nhân vật là người bình thường có, nhân vật là vật
được nhân hóa có, đặc biệt là loại nhân vật kỳ lạ. Nhân vật loại này cho
ta thấy sự tuân thủ bút pháp truyện truyền kỳ của Vũ Trinh rất rõ. Việc
lấy yếu tố kỳ để xây dựng nhân vật đã làn cho quá trình phản ánh hiện
thực của tác giả thêm sâu sắc và toàn vẹn hơn.
Nhân vật của truyện truyền kỳ là người có đặc tính kỳ lạ, đến Lan
Trì kiến văn lục khơng cịn là hiện tượng lạ lẫm vì chúng ta đã từng bắt
gặp nhân vật loại này trong nhiều tác phẩm trước đó. Song mỗi tác giả
lại sử dụng “nguyên liệu” để xây dựng chúng khơng giống nhau. Điều
đó đã tạo nên đặc thù của nhân vật từng tác phẩm. Nhân vật trong Lan
Trì kiến văn lục của Vũ Trinh nhất định có điểm khác nhân vật trong


20
Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông và cũng chẳng giống nhân vật
trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trong 45 truyện của Lan Trì kiến văn lục có 14 truyện xuất hiện loại
nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ, chiếm 31%. Số lượng nhân vật
thống kê được tồn tác phẩm là 168 nhân vật, trong đó số lượng nhân
vật có đặc tính kỳ lạ là 18 nhân vật. chiếm 10,7%. Những nhân vật đó có
tính cách và số phận kỳ lạ. Sự khác thường đó đã tạo nên sức hấp dẫn,
đối với độc giả.

Phân theo tính chất thì nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ trong Lan
Trì kiến văn lục được chia làm ba loại: vốn có đặc tính kỳ lạ nhân vật
đặc tính kỳ lạ khi tiếp xúc với đối tượng khác và nhân vật là người kỳ lạ
khi lâm vào tình huống bất thường. Trong tổng số truyện xuất hiện loại
nhân vật là người kỳ lạ thì nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ ngay từ
đầu xuất hiện trong truyện chiếm 7,14%. Số lượng nhân vật kiểu này
cũng không nhiều, chỉ có một nhân vật, chiếm 5,6% trong tổng số loại
nhân vật này. Số truyện xuất hiện kiểu nhân vật có đặc tính kỳ lạ khi
tiếp xúc với đối tượng khác thì nhiều hơn, gồm 5 truyện, chiếm 35,72%,
nhân vật kiểu này cũng nhiều hơn, gồm 6 nhân vật, chiếm 33,3%. Số
truyện có nhân vật là người có đặc tính kỳ lạ khi lâm vào tình huống bất
thường nhiều hơn cả, gồm 8 truyện, chiếm hơn một nửa tổng số truyện
viết về nhân vật loại này. Nhân vật kiểu này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất
61,1% với 11 nhân vật lớn nhỏ.
Vũ Trinh có một truyện viết về nhân vật là người kỳ lạ ngay từ đầu.
Nhớ kiếp trước là câu chuyện về cậu con trai của người đàn bà họ Trần ở
Đông Xuất Hoa huyện Đông Ngàn. Nguyên văn tên truyện là Ngộ tiền
sinh, là biết từ kiếp trước. Đây là chuyện lạ ở đời vì ngay khi lọt lịng thì
cậu bé sơ sinh đã biết nói. Nó hỏi cả nhà sao nó lại ở đây và chân tay nó
lại bé tí tẹo. Cả nhà cứ tưởng nó bị u qi nhập vào, nhưng nó bảo:
“Tơi khơng phải là yêu quái, Quê tôi ở xã Thiết Binh, cha tôi làm ruộng.


21
Tám tuổi tôi bị bệnh trướng bụng, ăn không tiêu, mỗi ngày một mệt mỏi.
Bỗng nhiên thấy thân thể nhẹ như chiếc lá, tôi đi trên giường rồi đột
nhiên dậy ra cửa đi thật nhanh. Đến một nơi thấy một bà lão đang phát
cháo, người ăn rất đông, tôi no không ăn được. Lát sau thấy hai người
cắp tôi mang đi. Đến cửa một nhà họ đẩy tôi ngã rồi bỏ đi mất. Tơi vừa
ngã thì thấy thân thẻ thay đổi” [76; 86]. Cũng như Lê Thánh Tông hay

Nguyễn Dữ, Vũ Trinh đã lấy cái kỳ làm hạt nhân cơ bản cho cốt truyện,
chi phối việc xây dựng nhân vật.
Người đàn bà họ Nguyễn trong truyện Đứa con của rắn, Phạm Viên
trong truyện cùng tên, cô thôn nữ trong Chuyện khỉ, ông Thượng thư họ
Đỗ trong Thượng thư họ Đỗ hay Kính tiên sinh trong Ma cổ thụ, đều là
những nhân vật ẩn có những sự kỳ lạ. Đặc tính đó biểulộ dần ra khi các
nhân vật đó tiếp xúc với các đối tượng khác. Những đối tượng tiếp xúc
ấy có thể là người, có thể là vật hay yêu quái ma quỷ. Hẳn chẳng ai có
thể ngờ có chuyện một người đàn bà lại có thể sinh con sau khi bị rắn
cưỡng ép. Vậy mà người đàn bà họ Nguyễn ở huyện Sơn Vĩ lại sinh ra
đứa con của rắn. Cô thôn nữ trong Chuyện khỉ cũng vậy. Cô thôn nữ ở
huyện Lục Ngạn đi kiếm củi ở rừng, vào quá sâu nên quên mất lối ra.
Bỗng có hàng trăm con khỉ từ trong hang đá chạy ra vây quanh cô, kéo
cô lên núi để trao đổi với khỉ già. Khỉ già giữ riết cô bên cạnh không lúc
nào lơi. Cô buộc phả chung sống với khỉ già, hơn một năm thì sinh ra
một chú khỉ con.
Thượng thư họ Đỗ trong truyện Thượng thư họ Đỗ cũng khác
thường. Ông là người rất thơng minh đọc sách mấy dịng một mạch, lại
can đảm bạo dạn. Đến khi ông tiếp xúc với hồn ma trên cây đa thì các
bạn của ơng cũng như bao người rất đỗi kinh ngạc. Họ nửa tin nửa ngờ
khi ơng có thể ơm chặt được hồn ma trong lòng, cùng ngồi trò chuyện
với hồn ma ấy. Phạm tiên sinh tên Kính trong truyện Ma cổ thụ cũng là
một trong những hiện tượng lạ như vậy. Con người bằng xương bằng


22
thịt ấy lại có thể trị chuyện với hồn ma. Nguồn năng lượng siêu nhiên
làm ơng có thể trị chuyện với thế giới khác. Theo các tác giả truyện
truyền kỳ: “Đã có những chuyện khơng hay thấy khơng hay nghe, thì
sao khơng biết làm cho nó ln ln tồn tại để những người không hay

thấy không hay nghe đều được tai nghe mắt thấy” [76; 11]. Bởi thế Vũ
Trinh “những việc gì lạ mà mắt thấy tai nghe thì đều ghi lại” [76; 11].
Chuyện về ông Phạm Viên trong truyện cùng tên cũng là chuyện lạ được
ông ghi lại. Phạm Viên có thể cưỡi mây cưỡi gió bay qua ngàn dặm.
Tính chất kỳ lạ đó khơng phải vốn có mà do học hành tu luyện mà nên.
Phạm Viên người huyện Đông Thành, Nghệ An, ông rất thông minh
tuấn tú, đọc sách một lần là thuộc. Ông rất hâm mộ các bậc tiên thánh,
ông đã bỏ cả sách vở để chuyên luyện thuật tu tiên. Chuyên tâm tu luyện
lâu ngày, ông học được phép tiên. Ông cưỡi mây phiêu du đây đó. Có
lần ơng về thơn Gia Viễn dạy học cho trẻ nhỏ, các thôn bên cạnh biết
thầy tài đức nên cho con đến học. Dạy xong ông lại ra đi. Khi đi ông bảo
với thôn làng, vài năm sau làng có nạn cháy lớn, lúc đó cầm chiếc áo
ơng gửi lại và gọi tên ơng thì ơng sẽ đến cứu. Đúng là vài năm sau làng
bị giặc càn quét, chúng đốt làng cháy lan khắp nơi. Dân làng làm như
ông dặn thì ơng đã đến và dập tắt lửa.
Vũ Trinh đã tạo nên được những điều kỳ diệu cho nhân vật của
mình. Các nhân vật đều là những con người bình thường đến lúc nào đó
có những đặc tính lạ thường. Những đặc tính kỳ lạ xuất hiện khi họ tiếp
xúc với một đối tượng khác. Các đối tượng đó có thể tồn tại trong thế
giới hiện thực hay thế giới hư ảo, chúng như những liều thuốc thử làm
xuất hiện sự màu kỳ lạ của nhân vật. Đặc tính kỳ lạ của các nhân vật
xuất hiện ngay trong cuộc sống được vận hành theo quy luật hiện thực,
tạo nên thế giới vừa hư vừa thực, vừa xa xôi vừa gần gũi.
Trong Lan Trì kiến văn lục, ngồi kiểu nhân vật có đặc tính kỳ lạ vốn
có ngay từ đầu, nhân vật có đặc tính kỳ lạ khi tiếp xúc với đối tượng


23
nhân vật khác, thì cịn có một kiểu nhân vật nữa mà đặc tính kỳ lạ của
nhân vật thể hiện khi tình huống bất thường xảy ra. Lan Trì kiến văn lục

có 8 truyện xuất hiện kiểu nhân vật này. Trong truyện Đẻ lạ, người phụ
nữ ở Châu Vạn Ninh, Quảng n rơi vào hồn cảnh thật thương tâm.
Khi cơ mang thai được bảy tháng thì ốm chết, nhà nghèo khơng đủ tiền
khâm liệm, chỉ có cỗ áo quan, bộ quần áo vải, chơn cất sơ sài ngồi
đồng. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì chẳng có gì gọi là bất
thường cả bởi quy luật đời luôn tuân theo quy luật tự nhiên sinh - lão bệnh - tử. Song đây là một hiện tượng lạ. Sự sống đã nẩy sinh từ trong
cái chết. Người mẹ lìa trần rồi mà lịng chẳng n vì thương cho đứa trẻ
trong bụng. Tình mẹ cho con như suối nguồn, trong lành và không bao
giờ vơi đi cả. Bởi thế người phụ nữ ấy dù đã chết mà vẫn nuôi dưỡng đứa
con trong bụng được khỏe mạnh, chờ ngày sinh nở. Khi sinh nở được mẹ
trịn con vng thì người mẹ lại khơng có đủ sữa cho con bú. Mười ngày
liên tiếp chị ta đội mồ trở về trần gian mua quà bánh cho con ăn đỡ. Tình
yêu thương của người mẹ dành cho con chính là năng lượng sống vơ
cùng. Nó là sức mạnh không khuất phục tử thần. Người phụ nữ ấy sinh
con dưới mồ, chăm bẵm cho con đến khi chồng đào mồ lên, đón đứa con
về ni dưỡng lớn khơn thì lúc đó người mẹ mới ra đi thanh thản.
Cơ con gái của ơng hàng xóm gần chỗ Đào Sinh ở trong chuyện
Sống lại cũng rơi vào tình huống kỳ lạ. Đây là cô gái mà Đào Sinh rất
thích. Khi ơng đi học ở thơn bên và cả khi ông thi Hương đỗ đầu, rồi cả
khi cô ta đã lấy chồng thì Đào Sinh vẫn ơm trong lịng hình bóng đó. Cơ
chết đi Sinh vẫn một lịng thương yêu, tìm cách cứu sống và lấy làm vợ.
Đào Sinh là con một người nông dân ở huyện Đông Sơn, rất đẹp trai,
thông minh. Năm 16 tuổi Sinh đỗ tú tài theo khoa cử nhưng vì nghèo,
khơng mời được thầy dạy riêng. Thơn bên có ơng cử nhân mở trường,
Sinh đến xin học. Mỗi lần đi học lại gặp cô gái xinh đẹp gần chỗ Sinh ở.
Sinh đem lòng yêu. Cô gái cũng thầm thương Sinh, song cha mẹ cô


×