Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá mô hình sản xuất lúa tại xã sơn phú huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ SƠN PHÚ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Lớp

: K48 - KTNN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020


Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Bắc

Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày…...tháng…...năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Văn Cường


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
này. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và toàn thể
các thầy cô giáo khoa kinh tế và phát triển nông thôn đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản, tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo TS.Hồ Văn Bắc đã

giành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em hồn thành
q trình nghiên cứu và hồn thiện khóa luận.
Qua đây em cũng xin cảm ơn tới ủy ban nhân dân xã Sơn Phú đã nhiệt
tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt là toàn
bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian em về thưc tập đã tao điều kiện
thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập những thong tin cần thiết cho đề tài
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn gia đình bạn bè những người đã
động viên và giúp đỡ em về tinh thần vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản than có hạn,thời gian thực tập
khơng nhiều vì vậy khóa luận của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cơ giáo, sự đóng góp ý kiến
của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Văn Cường


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CN

Công nghiệp


ĐB

Đồng bằng

FAOSTAT

Tổ chức nông nghiệp thực phẩm

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NTM

Nông thôn mới

UBND

Uỷ ban nhân dân



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới.................................... 4
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới. ........................................................ 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới .................................................... 9
2.2.Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam. ...................................... 10
2.2.1.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ........................................................ 10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam .................................................. 13
2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên .......................................... 14
2.4. Tình hình sản xuất lúa của huyện Định Hóa ............................................ 16
2.5. Một số nghiên cứu hiệu quả của cây lúa .................................................. 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................. 19
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 19
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 19



v

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
3.3.2. Các phương pháp xử lí số liệu: ............................................................. 20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 21
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Hóa............................. 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ........................................................................ 24
4.2. Giới thiệu chung về xã Sơn Phú............................................................... 26
4.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ......................................................... 32
4.3.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của xã Sơn Phú ............................ 32
4.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34
4.4.Tình hình sản xuất lúa của xã Sơn Phú ..................................................... 36
4.4.1.Tình hình sản xuất chung. ...................................................................... 36
4.4.3. Các biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng trong sản xuất lúa.......... 43
4.4.4.Tình hình sâu bệnh hại lúa biện pháp phòng trừ tại xã Sơn Phú năm 2019 ... 47
4.4.5. Các biện pháp kỹ thuật khác đang được áp dụng tại xã Sơn Phú năm
2019 ................................................................................................................. 52
4.5. Những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp trong sản suất lúa tại xã Sơn
Phú ................................................................................................................... 53
4.5.1. Những thuận lợi..................................................................................... 53
4.5.2. Những khó khăn .................................................................................... 53
4.5.3. Phương hướng ....................................................................................... 54
4.5.4. Giải pháp ............................................................................................... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích, năng xuất và sản lượng lúa trên thế giới trong 5 năm gần
đây (2014 – 2018) ........................................................................... 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa ở một số khu vực trên thế giới năm 2018 .... 7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa 10 nước đứng đầu thế giới năm 2018 .......... 8
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong những năm gần đây ... 11
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa chính
ở nước ta........................................................................................ 12
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của xã Sơn Phú giai đoạn 2015
- 2018 ............................................................................................ 32
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Phú năm 2019 ......................... 33
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động xã năm 2019 .................................... 34
Bảng 4.4. Cơ sở vật chất xã năm 2019............................................................ 35
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa xã Sơn Phú giai đoạn 2015 2019............................................................................................... 36
Bảng 4.6. Tình hình sử dụng các giống lúa tại xã Sơn Phú vụ Xuân 2019 .... 38
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo phương pháp SRI năm
2018 – 2019................................................................................... 42
Bảng 4.8. So sánh các chỉ tiêu bình quân giữa lúa thường và lúa theo phương
pháp SRI........................................................................................ 42
Bảng 4.9 Tình sử dụng phân bón cho lúa của một số hộ dân trong xã vụ xuân
năm 2019 ....................................................................................... 45
Bảng 4.10. Số lần, tỷ lệ bón cho mỗi vụ của xã Sơn Phú năm 2019 .............. 47
Bảng 4.11. Sâu, bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Xuân năm 2019...49
Bảng 4.12. Sâu, bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ trong vụ Mùa năm 2019 ....50



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa là một cây lương thực quan trọng trên thế giới chỉ sau lúa mỳ, hơn
40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Đặc biệt là
các nước ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh. Trong cơ cấu sản xuất lương thực
của thế giới lúa gạo chiếm tới 26.5% (Lúa mỳ chiếm 30%, Ngô chiếm 24%).
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính cung cấp cho tồn xã hội, cây lúa là
một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong
việc giải quyết nhu cầu cây lương thực cho nhân dân. Lúa không chỉ đảm bảo
lương thực cho người dân mà nó cịn góp phần to lớn trong vai trị ổn định
chính trị xã hội. [8]
Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng, sự nỗ
lực vươn lên của người dân và sự đóng góp của các nhà khoa học mà ngành
nơng nghiệp nước ta có những bước phát triển nhảy vọt. Việt Nam từ một
nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
hàng đầu thế giới.
Huyện Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái
Nguyên,Việt Nam. Huyện Định Hóa được biết tới với di tích quốc gia đặc
biệt An Tồn Khu Định Hóa và canh tác nông nghiệp ở đây là chủ yếu.
Trên địa bàn xã Sơn Phú huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên sản phẩm
nông nghiệp đa dạng và cây lúa chiếm phần lớn mang lại thu nhập cho hộ
canh tác nông nghiệp.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng từ
Trung Ương đến địa phương về chỉ đạo Dồn Điền Đổi Thửa từ nhiều ô thửa
nhỏ thành một hoặc hai ô thửa lớn, tạo điều kiện cho việc sản xuất cũng như



2

áp dụng máy móc vào sản xuất. Vì vậy cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp được
cải tạo, tạo điều kiện cho nơng nghiệp phát triển thuận lợi.
Nguồn kinh phí từ Trung ương – Địa phương dành cho tập huấn tuyên
truyền chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được diễn ra thường
xuyên và liên tục. Vì vậy người dân đã dần thay đổi nhận thức và áp dụng
khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đưa những giống lúa mới, có
năng suất cao vào thực tiễn sản xuất. Vì vậy năng suất, sản lượng lúa trên địa
bàn xã ngày càng tăng, có hiệu quả từ thực tế đến sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Đội ngũ Cán bộ Trồng trọt – Bảo Vệ Thực Vật, Khuyến Nông Viên cơ
sở bám sát đồng ruộng làm tốt cơng tác dự tính dự báo sâu bệnh qua các giai
đoạn phát triển của cây lúa nên trong những năm qua năng suất lúa tăng rõ rệt
và khơng có diện tích lúa bị thất thu do sâu bệnh sảy ra.
Tuy nhiên do các khu cơng nghiệp ở trong và ngồi tỉnh đã thu hút
lượng lớn người lao động tham gia tại các nhà máy, xí nghiệp tạo thu nhập
cao, ổn định. Người dân không mặn mà với nông nghiệp do lợi nhuận thu
được từ sản xuất nông nghiệp rất thấp.
Để phát huy vai trò và tiềm năng sản xuất lúa ở xã Sơn Phú có hiệu quả
cao hơn trong thời kỳ sự cạnh tranh với các ngành sản xuất khác, cần nắm rõ
tình hình thực trạng, khắc phục một số khó khăn, áp dụng tiến bộ khoa học
phù hợp vào sản xuất. Để ngành sản xuất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần ổn định an ninh lương thực cần phải tìm ra nguyên nhân, giải pháp
cụ thể. Vì vậy để nền nơng nghiệp xã Sơn Phú phát triển cho năng xuất cao,
chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu cho người dân trong vùng, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mơ hình sản xuất lúa tại xã Sơn Phú huyện
Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên".



3

1.2. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại xã Sơn Phú để thấy rõ những thuận
lợi và khó khăn của địa phương từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng hiệu
quả sản xuất cho người trồng lúa tại địa phương.
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Thực tập tại xã Sơn Phú để thu thập thơng tin tình hình sản xuất
nơng nghiệp.
- Thu thập số liệu báo cáo về thực trạng sản xuất lúa tại xã Sơn Phú từ
những năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019
- Điều tra tình hình sản xuất các hộ trồng lúa vụ mùa năm 2019 tại xã
Sơn Phú.
- Xác định, phân tích, đánh giá được những thuận lợi, khó khăn sản
xuất lúa và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
của các nông hộ trên địa bàn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới.
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.
Trong suốt quá trình phát triển lịch sử, cây lúa hầu hết được trồng ở các
châu lục. Cây lúa là một trong 5 loại cây lương thực chính của thế giới, là loại
thực phẩm quan trọng cho > 50% số người dân trên thế giới. Hiện nay trên thế
giới có khoảng 114 nước trồng lúa phân bố trên tất cả các châu lục nhưng tập

trung trồng nhiều nhất là ở châu Á.
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm
50% dân số thế giới. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm
2015 sản lượng lúa gạo đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8
triệu tấn) và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo. [7]
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là
677,7 triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở
khu vực này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng
tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong
đó, sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7 triệu tấn.[1]
Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản
lượng năm 2014. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu
hụt do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng
2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn
định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015. [7]


5

Tuy tổng sản lượng lúa không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước
nhưng dân số tăng nhanh hơn, nhất là ở các nước đang phát triển, nên lương
thực vẫn là vấn đề cấp bách phải quan tâm trong những năm gần đây cũng
như lâu dài trong tương lai.
Bảng 2.1 Diện tích, năng xuất và sản lượng lúa trên thế giới trong 5 năm
gần đây (2014 – 2018)
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha

(triệu tấn)

2014

158,103

43,448

686,928

2015

161,195

43,548

701,974

2016

162,484

44,479


722,718

2017

162,936

45,104

734,906

2018

165,163

44,859

740,902

Năm

(Nguồn: FAO STAT, 2018)
Qua bảng 2.1 cho thấy trong 5 năm (2014 – 2018) diện tích, năng suất,
sản lượng lúa trên thế giới tăng dần, tuy nhiên trong 4 năm đầu (2014 – 2018)
diện tích trồng lúa tăng chậm từ 158,103 lên 162,936 triệu ha, đến năm 2016
thì diện tích tăng nhanh hơn 4 năm đầu, diện tích tăng mạnh vào năm 2018, so
với năm 2013 là 2.227 triệu ha. Năng suất năm 2014 chỉ đạt 43,448 tạ/ ha, đến
năm 2015 năng suất đạt 43,548, nhưng năm 2014 so với năm 2015 năng suất
tăng lên không đáng kể, năng suất tăng mạnh nhất vào năm 2017 đạt 45,104
tạ/ ha, nhưng đến năm 2018 năng suất lại giảm so với năm 2017 từ 45,104 ta/

ha xuống còn 44,859 tạ/ ha. Sản lượng lúa trên thế giới tăng nhanh qua các
năm từ 2015 – 2018, sản lượng lúa năm 2013 chỉ có 686,928 triệu tấn đến
năm 2015 đã tăng lên 701,974 triệu tấn, đến năm 2016 sản lượng tăng cao
nhất đạt 740,902 triệu tấn.[3]


6

Trên thế giới lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á
lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phí
hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2015) cho thấy,
có 214 nước trồng lúa, trong đó 51 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000
ha tập trung ở Châu Á..... Trong đó có 39 nước có năng suất trên 5 tấn/ ha,
đứng đầu là Australia.
Nhìn chung năng suất lúa cao tập trung ở các quốc gia có nhiệt độ ngày
và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có
năng suất bình qn thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triển
mạnh và trình độ canh tác hạn chế.
Theo dự báo của các nhà khoa học trên thế giới thì năng suất lúa bình
quân trên thế giới đã đạt gần mức tối đa và ít có biến động nhưng sản lượng
lúa trong tương lai sẽ giảm vì diện tích gieo trồng ngày càng bị thu hẹp, do
tốc độ đơ thị hố ngày càng nhanh, đất nông nghiệp một phần bị chuyển đổi
thành đất xây dựng khu công nghiệp, làm đường giao thông và các khu đơ thị.
Cây lúa ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước và cần nhiều cơng
chăm sóc. Giới hạn trồng lúa hiện nay ở bán cầu Bắc tối đa là 49 oB (Nhật
Bản), ở bán cầu Nam là 35oN (Ơx-trây-li-a). Theo thống kê trên thế giới có
khoảng 114 quốc gia trồng lúa, đặc biệt là vùng châu Á gió mùa chiếm 9/10
sản lượng lúa gạo trên thế giới. Ở Châu Á, lúa là lương thực chính giống như
bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa Mì của dân Châu Âu

và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các nước trong khu vực này đều rất đông dân với tập quán
lâu đời dùng lúa gạo, nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong nước.


7

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa ở một số khu vực trên thế giới
năm 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Thế giới

164,720

45,271

745,710

Châu Á


146,463

46,076

674,836

Châu Âu

0,640

56,140

4,000

Châu phi

10,931

26,821

29,318

Châu Mỹ

6,687

46,373

36,864


Khu vực

(Nguồn FAO STAT, 2018)
Qua bảng trên cho thấy:
Theo thống kê của (FAO,2018): Diện tích canh tác lúa toàn thế giới
năm 2018 là 164,720 triệu ha, năng suất bình quân 45,271 tạ/ha, sản lượng
745,710 triệu tấn. Trong đó Châu Á là vùng đơng dân cư và cũng là vùng có
diện tích trồng lúa cao nhất đạt 146,463 triệu ha, sản lượng đạt 674,836 triệu
tấn, năng suất bình quân đạt 46,076 tạ/ha chiếm 90,05% lượng gạo trên thế
giới, kế đến là Châu Mỹ 6,687 triệu ha (4,97%) Châu Phi có 11,074 triệu ha
(4,209%) Châu Âu có diện tích trồng lúa thấp nhất là 0,72 triệu ha (0,78%)
nhưng năng suất bình quân lại cao hơn các châu lục khác. Đầu thập niên 90
của thế kỷ 20 sản lượng lương thực đã tăng 78-80%, có nước tăng gấp đôi
nhờ việc lai tạo được những giống mới cho năng suất cao và kỹ thuật thâm
canh tiên tiến. Tuy vậy việc thiếu lương thực ở một số nước vẫn xảy ra. Châu
Phi là nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt rất hay gặp thiên tai, sản lượng
lương thực bình quân đầu người thấp.[7]
Thế kỷ 21 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, một số nước
có nền nơng nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên nay đã vươn lên trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó tình hình sản xuất


8

lúa trên thế giới chưa hẳn đã đồng đều giữa các châu lục, các quốc gia, rất
nhiều nước do nền khoa học chưa phát triển, điều kiện tự nhiên không thuận
lợi nên năng suất, sản lượng lúa chưa cao.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa 10 nước đứng đầu thế giới năm 2018
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Ấn Độ

43,40

36,22

157,20

Trung Quốc

30,60

67,48

206,50

Indonesia

13,79


51,34

70,84

Bangladesh

11,82

44,19

52,23

Thái Lan

10,83

30,11

32,62

Việt Nam

7,903

55,73

44,04

Philippin


4,739

40,01

18,96

Brazil

2,34

52,01

12,17

Pakistan

2,89

24,23

7,005

Nhật Bản

1,57

66,97

10,54


Tên nước

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)
Qua bảng số liệu 3 cho thấy các nước trồng lúa lớn trên thế giới hầu hết
là các nước khu vực Châu Á mà Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất
thế giới với 44,10 triệu ha, sau đó là Trung Quốc với 30,3 triệu ha tiếp đến là
Indonexia 13,28 triệu ha, Bangladesh 11,82 triệu ha, Thái Lan 11,63 triệu ha
và Việt Nam 7,903 triệu ha. Trung Quốc là nước có diện tích đứng thứ hai thế
giới sau Ấn độ nhưng năng suất lúa của Trung Quốc đạt 66,8 tạ/ha là nước có
năng suất lúa bình qn cao nhất thế giới. Nhật bản có diện tích nhỏ nhất
trong mười nước trên nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mà năng suất lúa
của Nhật khá cao đạt tới 65,2 tạ/ha đứng sau Trung Quốc trong khi đó Ấn độ


9

chỉ đạt 35,3 tạ/ha. Về sản lượng thì Trung Quốc đứng đầu về sản lượng 202,6
triệu tấn/năm.
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới, nhưng giá
thành gạo của chúng ta lại thấp so với một số nước. Ngày nay chúng ta đã lai
tạo được nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt, bên cạnh việc phát
huy các giống địa phương ngon, nổi tiếng đã và đang góp phần thu một nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Cùng với sự phát triển của loài người, nghề trồng lúa đã được quan
tâm, trình độ canh tác của các hộ nông dân ngày một nâng cao. Việc tạo ra
các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh
thái của từng vùng được hết sức chú trọng.
Viện nghiên cứu quốc tế (IRRI) đã lai tạo và chọn lọc thành công nhiều
giống lúa tốt, được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: IR6; IR8 ;

IR20; IR26, và rất nhiều giống lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất,
phầm chất ở những vùng trồng lúa trên thế giới. Viện có những tập đoàn về
giống lúa rất đa dạng và phong phú. Trong những năm 1979 viện đã nhân
được 1530 giống lúa địa phương, góp phần lên 12,880 giống, đồng thời IRRI
đã gửi đi nhiều giống lúa cho các nhà nghiên cứu lúa ở các nước trên thế giới
*Tình hình nghiên cứu lúa ở Mỹ
Năm 1962.J.W.Jones đã bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai của lúa khi khảo
sát lúa ở Đài Loan. Trải qua nhiều thập kỷ, Mỹ đã có nhiều nhà khoa học
tham gia nghiên cứu trực tiếp và giải quyết vấn đề lương thực.Trong những
năm gần đây các nhà khoa học Mỹ không chỉ quan tâm đến vấn đề chọn
lọc,lai tạo mà còn sản xuất ra những giống lúa có năng suất cao, ổn định,
thâm canh phù hợp từng vùng.


10

* Tình hình nghiên cứu lúa ở Ấn Độ
Theo thống kê gần đây nhất ch thấy ấn Độ có 44,1 triệu ha trồng lúa và
là quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, sản lượng đạt 131,3 triệu
tấn, chiếm 21% tổng sản lượng lúa thế giới. ấn Độ có điều kiện tự nhiên rất
khác nhau. Người ta chia ấn Độ ra làm 8 vùng trồng lúa, mỗi vùng gồm từ 2 4 bang, mỗi bang có 2 trạm khảo nghiệm
* Tình hình nghiên cứu lúa ở Thái Lan
Là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, cây lúa được trồng với diện
tích 10,96 triệu ha. Từ đầu những năm 1950 đã thu nhập và tinh lọc, làm
thuần các giống lúa địa phương và đã tạo ra hai giống là Muang Huang và
Dowk Payom phổ biến ở Miền Nam, chúng có thể đạt năng suất 2,8 tấn/ha và
các giống lúa này đếu có khả năng chịu rét tốt khi đưa lên vùng cao.Cả hai
giống đều là giống cổ truyền của địa phương. Trung tâm nghiên cứu lúa
Pasthum đã đưa ra 2 giống lúa mới KLG-8305-1-1-12-4 ; SPR - 89111-12-22-2, hai giống lúa này có năng suất cao, khơng phản ứng với ánh sáng và có
thể gieo trồng 2 vụ /năm.

Trên thế giới hàng năm cần khoảng 8 triệu tấn lúa giống, trong đó tập
trung chủ yếu ở khu vực châu Á. Để đáp ứng được nhu cầu này đòi hỏi các
nhà khoa học phải tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt,
chịu thâm canh, cây thấp, kháng chịu dịch hại.
2.2.Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam.
2.2.1.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Nghề trồng lúa nước ở Việt Nam có từ lâu đời (cách đây 4000 năm),
nước ta luôn tự hào có một nền văn minh lúa nước. Trong những năm qua,
đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ 21, nước ta đã khơng ngừng mở rộng
diện tích, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa nên từ một trong


11

những nước thiếu lương thực đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan).
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhên 33.111.300 ha. Trong đó đất sử
dụng trong nơng nghiệp năm 2014 là 7.348.400 ha chiếm 22,2% diện tích đất
tự nhiên của cả nước, cây lúa là một trong những cây có diện tích canh tác
nhiều nhất trong các loại cây lương thực và còn cho ra những sản phẩm nhiều
nhất để cung cấp một nguồn năng lư ợng sống hàng ngày cho 90 triệu dân
trên cả nước.
Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong những
năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(ha)

(tạ/ha

(tấn)

2016

7.655.440

57.803

44.500.346

2017

7.720.163

55.500

43.661.570

2018

7.572.808

58.126

43.039.291


2019

7.473.800

58,200

43.455.000

Năm

(Nguồn:FAOSTAT,2019)
Qua bảng 2.4 cho thấy, diện tích gieo cấy lúa nước ta thay đổi khơng
đáng kể nhưng sản lượng lại tăng một cách nhanh chóng từ năm 2016 năng
suất lúa của Việt Nam là 44.500.346 tấn, đến 2017 sản lượng lúa có xu hướng
bị thu hẹp lại còn 43.661.570 tấn. Năm 2018 năng suất lúa 43.039.291 tấn đến
năm 2019 năng suất tăng lên 43.455.000 tấn. Việt Nam là nước có tốc độ tăng
trưởng về lúa nhanh nhất khu vực Châu á Thái Bình Dương trong thập kỷ 90
tốc độ tăng sản lượng lúa gạo của Việt Nam tăng là 2,8% trong khi của thế
giới tăng là 1,1% và khu vực tăng là 1,0%. Cũng theo FAO, năm 2014 xuất
khẩu gạo của Việt Nam tăng lên hơn so với 2013.


12

Sự tăng trưởng nhiều về năng suất và sản lượng lúa là thành quá của sự
nỗ lực tổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải pháp thúc đẩy
phát triển kinh tế. Do tỷ lệ giao cấy các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất
cao tăng từ 50% lên 80% năm 2019 và trở thành yếu tố cơ bản đưa năng suất
lúa một vụ từ 55.726 tạ/ ha lên 57,6 tạ/ ha.

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa
chính ở nước ta
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

1.130,7

59,2

6.698

688,8

47,6

3.275,8

1.230,2


53,7

6.600,7

Tây Ngun

231,5

50,2

1.162,8

Đơng Nam bộ

280,3

48

1.345,8

4.337,9

57,6

24.993

Vùng
Đồng bằng Sơng Hồng
Trung Du miền núi phía bắc
Bắc Trung bộ và Duyên Hải Miền Trung


Đồng Bằng Sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2018)
Cây lúa được trồng suốt từ Bắc vào Nam song diện tích tập trung ở hai
vùng châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long
(1.130,7 nghìn ha và 4.337,9 nghìn ha) sản lượng trên 31 nghìn tấn và năng
suất 116,8 tạ/ha. Tuy nhiên ta thấy diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng
Sơng Cửu Long (4.337,9 nghìn ha, 24.9936 nghìn tấn) ln lớn hơn diện tích
và sản lượng của Đồng bằng Sơng Hồng (1.130,7 nghìn ha, 6.698 nghìn tấn)
nhưng năng suất Đồng Bằng Sông Hồng cao hơn Đồng bằng Sông Cửu Long
1.6 tạ/ha. Nguyên nhân là do người dân Đồng Bằng Sông Hồng đã áp dụng
các biện pháp Khoa học kỹ vào thuật thâm canh lúa, sử dụng nhiều giống lúa


13

lai có năng suất cao vào sản xuất, điều kiện đất đai không bị nhiễm mặn và
ngập nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long đất đai bị nhiễm mặn ngập nước, kỹ
thuật thâm canh còn hạn chế chủ yếu là gieo xạ cho nên ảnh hưởng đến năng
suất lúa.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Trong những năm qua, công tác chọn, tạo giống ở nước ta không ngừng
phát triển. Nhiều giống lúa mới được ra đời như DT22 ; P4; P6 ; P12; Q5.
Cho năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại
khá. Song song với việc chọn, tạo ra những giống cao sản thì cơng tác chọn
lọc, phục tráng một số giống có biểu hiện thối hóa dẫn đến giảm năng suất,
chất lượng giống cũng được thực hiện liên tục. Và để thực hiện việc chọn lọc,
phục tráng một số giống đạt hiệu quả cao thì các viện nghiên cứu đã kết hợp
cùng với các trường Đại Học, các trung tâm nghiên cứu tại các tỉnh đã liên tục

nghiên cứu, lai, tạo, phục tráng giống, nhằm phát huy những đặc tính đặc
trưng vốn có của giống.
* Viện khoa học kỹ thuật nơng nghiệp Việt Nam
Đây là cơ quan nghiên cứu đầu não của nghành nơng nghiệp Việt Nam
nói chung và về cây lúa nói riêng. Viện đã cải tạo, nhập nội, chọn và đưa ra
nhiều giống mới như: C37; CN2 ; C180 ; NR11; V15 ; X20 các giống này đều
được đánh giá rất cao, đặc biệt là các giống lúa lai do trung tâm lúa lai tạo có
năng suất cao hơn các giống lúa thường từ 20 - 30%
* Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam
Từ sau khi thành lập đến nay, với đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, năng
động và sáng tạo, đã nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực chọn tạo giống lúa, mang
lại lợi nhuận đáng kể cho người nơng dân, góp phần phát triển nền kinh tế
nơng nghiệp. Các giống do viện chọn tạo như: DT10; A20; CM1; DT22; Tám
Thơm ĐB.


14

* Viện cây lương thực, thực phẩm
Trong nhiều năm qua viện đã có nhiều thành tựu trong cơng tác giống.
Từ năm 1997 viện đã lai tạo, chọn lọc và được nhà nước công nhận 44 giống
cây trồng các loại, trong đó có 21 giống lúa như: 88-838; Xuân số 2; NN 756; P4; P6.
* Viện bảo vệ thực vật
Là cơ quan chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng một số loại sâu
bệnh hại như: C70; C71; CR203; IR50; IR17494.
2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu ngành Nông nghiệp cung cấp, những năm qua, sản xuất
lúa của Thái Nguyên liên tiếp được mùa. Riêng năm 2015, sản lượng lúa đạt
hơn 354 nghìn tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn
Có thể khẳng định, so với giai đoạn 2005-2010, sản xuất lúa ở Thái

Nguyên đã có những bước tiến vượt bậc cả về năng suất, chất lượng. Tuy
nhiên, so với thực tế hiện nay, sản xuất lúa của Thái Nguyên cũng đang phải
đối mặt với những thách thức. Cụ thể, năm 2015, toàn tỉnh gieo cấy lúa hai vụ
(xuân và mùa) được xấp xỉ 72,5 nghìn ha, tăng trên 1,2 nghìn ha so với năm
2011, nhưng sản lượng lúa lại giảm gần 1,4 nghìn tấn (năm 2011, sản lượng
lúa là 368 nghìn tấn; năm 2015, sản lượng lúa giảm xuống cịn trên 354 tấn).
Ngoài ra, năng suất lúa hiện nay của tỉnh ta còn thấp so với cả nước cũng như
so với tiềm năng (giai đoạn 2011- 2015 mới đạt 51,3 tạ/ ha); giá trị sản phẩm
thu hoạch trên 1 ha đất lúa cũng đạt thấp nên chưa phản ánh rõ hiệu quả sản
xuất trồng trọt; tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao còn thấp (gần 30%). Đặc
biệt, tỉnh chưa có quy hoạch đất trồng lúa và vùng sản xuất lúa tập trung. Một
điều đáng nói nữa là lúa thương phẩm của tỉnh chưa trở thành hàng hoá mà
chủ yếu vẫn chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của người dân.


15

Dó đó, để cây lúa phát triển theo đúng lộ trình tái cơ cấu ngành Nơng nghiệp,
trong thời gian tới, tỉnh sẽ sử dụng ổn định, linh hoạt diện tích đất lúa, tập
trung đẩy mạnh sản xuất lúa, gạo năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế; xây
dựng được một số mơ hình “cánh đồng lớn”, chú trọng sản xuất lúa hàng hóa
năng suất, chất lượng; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây
trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với đó là phát triển theo hướng
giảm và ổn định diện tích, tập trung đẩy mạnh tăng năng suất, chất lượng,
nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất lúa.
Đến năm 2020, diện tích đất cấy lúa của tỉnh cịn 38 nghìn ha (tương
đương 67 nghìn ha gieo cấy cả năm). Giai đoạn năm 2016-2020, tỉnh ta sẽ
chuyển đổi ít nhất 3.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh
tế cao hơn (trồng chè, rau đậu, cây ăn quả, nấm, cây dược liệu, trồng cỏ chất
lượng cao phục vụ chăn ni...), hoặc ni trồng thuỷ sản, trong đó ưu tiên

chuyển đổi đối với diện tích đất lúa 1 vụ; đất lúa xen kẹt, đất lúa thường hay
bị úng lụt. Theo đó, tỉnh sẽ phát triển cây lúa theo hướng ứng dụng tiến bộ
khoa học, cơng nghệ, quy trình kỹ thuật canh tác tiến tiến, ứng dụng quy trình
VietGAP, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng và giá trị lúa gạo với
mục tiêu năng suất lúa bình quân 2 vụ từ 54 tạ/ ha trở lên; diện tích lúa sản
xuất tập trung, gieo cấy giống mới đạt 33,5 nghìn ha (chiếm 50 % tổng diện
tích gieo cấy), năng suất bình qn đạt 58 tạ/ ha.[2]
Cùng với đó là xây dựng ít nhất 50 mơ hình dự án "cánh đồng lớn"; quy
hoạch vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn; thực hiện đổi thửa, dồn điền;
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng với tổng diện tích
các mơ hình đạt 5.000 ha trên đất lúa tập trung; ứng dụng đồng bộ tiến bộ
khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, chế biến lúa hàng hóa chất lượng cao.
Việc bố trí xây dựng mơ hình cánh đồng lớn tại các địa phương cũng sẽ được


16

quan tâm. Riêng năm 2016, tỉnh ta sẽ xây dựng mơ hình điểm ở huyện Phú
Bình với quy mơ từ 250 ha - 300 ha; huyện Đại Từ: 150 ha.
2.4. Tình hình sản xuất lúa của huyện Định Hóa
10 năm trước (1999), năng suất lúa bình quân của huyện Định Hóa là
46 tạ/ha. 10 năm sau, năm 2009 năng suất lúa bình quân của huyện chỉ đạt 48
tạ/ha. Bởi vậy, với diện tích gieo cấy cả năm là 8.000ha lúa, nhưng sản lượng
thóc của huyện chỉ đạt từ 39 nghìn đến 44 nghìn tấn. Điều đáng nói là trong
10 năm vừa qua, huyện cũng đã triển khai nhiều dự án, chương trình cải tạo
giống lúa cũ, nhân rộng các giống lúa mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong thâm canh tăng năng suất cây trồng. Là địa phương sở hữu loại gạo đặc
sản Bao thai được nhiều người ưa chuộng, nhưng diện tích giống lúa này cũng
chỉ chiếm khoảng 1.800ha (cấy ở vụ mùa) và năng suất chỉ đạt 48 tạ/ha. Các
giống lúa chủ yếu được bà con nông dân trong huyện gieo cấy là Khang dân,

đang trong giai đoạn thối hóa nên năng suất thấp. Được biết, đã từ lâu nhiều
địa phương khơng cịn sử dụng giống lúa Khang dân để gieo cấy nữa, nhưng
ở Định Hóa, Khang dân hiện vẫn chiếm chủ đạo với khoảng 60% diện tích,
năng suất đạt khoảng 49 tạ/ha.[10]
Để cải thiện năng suất, sản lượng lương thực trên địa bàn, huyện Định
Hóa đã và đang thực hiện các giải pháp như: Quy hoạch vùng sản xuất lúa
bao thai với diện tích khoảng 1.800ha tập trung tại 16 xã trong huyện. Tích
cực đầu tư thâm canh, chọn nhân giống đúng kỹ thuật, phấn đấu tăng năng
suất lúa bao thai từ 49 tạ/ha lên 50 tạ/ha vào năm 2010. Cùng với đó, huyện
cử cán bộ nông nghiệp giúp bà con nông dân thực hiện tốt chế độ canh tác. Cụ
thể, áp dụng phương pháp điều tiết nước hợp lý ở các giai đoạn, thời điểm
nhất định nhằm giúp cho bộ rễ của lúa cắm sâu xuống chân ruộng, chống đổ
cây. Trước đây, khi mới cấy bà con đã giữ nước ngập thân cây đến tận khi lúa
vào địng, nên thân mềm, rễ khơng cắm sâu và thường bị đổ rạp. Ngoài ra,


17

cịn hướng dẫn bà con kết hợp bón phân cân đối, hợp lý theo yêu cầu của từng
loại giống lúa. Vụ xuân tới, huyện sẽ tạo điều kiện khuyến khích bà con nơng
dân tăng diện tích lúa lai, nhằm tăng năng suất, sản lượng để bù cho vụ mùa
tập trung gieo trồng lúa bao thai. Về nước tưới, huyện cũng đã chỉ đạo các
phịng chun mơn, các xã khó khăn về nguồn nước tập trung các nguồn vốn
ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình hồ đập, trạm bơm, kênh mương, nhằm
cải thiện diện tích gieo cấy cũng như tăng năng suất lúa cả năm…
Với ưu điểm cho năng suất cao hơn các giống lúa khác từ 10-12 tạ/ha,
có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo dẻo, thơm ngon, lại phù
hợp với cơ cấu vụ xuân và vụ mùa. Những năm gần đây, giống lúa J02 đã
được bà con nông dân trên địa bàn huyện Định Hóa gieo cấy với diện tích lớn.
Vụ xn năm nay, huyện Định Hóa đã gieo cấy cánh đồng 1 giống trên 500

ha giống lúa J02, chiếm hơn 12% diện tích gieo cấy toàn huyện.
Việc triển khai thực hiện cánh đồng một giống J02 đã giúp bà con giảm
được chi phí sản suất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; đồng thời,
từng bước thay đổi thói quen canh tác, tư duy sản xuất nhỏ lẻ để hướng đến
sản xuất hàng hóa.
2.5. Một số nghiên cứu hiệu quả của cây lúa
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần PB10- viện Khoa học Kỹ
thuật Nơng Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
- Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu ban đầu cho chọn tạo: Giống lúa N46 và
BT13.
- Giống đối chứng cho các khảo nghiệm: Bắc thơm 7, Hương thơm số 1
và Khang dân 18.
- Giống đối chứng cho đánh giá chống chịu sâu bệnh: B40, tẻ tép, TN 1,
Ptb33.


18

- Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp lai tạo và chọn lọc phả hệ trong quá trình tạo và
phân lập dòng thuần.
- Khảo nghiệm quốc gia: Theo quy phạm khảo nghiệm VCU giống lúa
10TCN590-2004.
- Khảo nghiệm tác giả và khảo nghiệm sản xuất, bố trí theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, diện tích ơ thí nghiệm 20m2/ơ.
- Kết quả khảo nghiệm:
Giống lúa thuần PB10 được lai tạo từ tổ hợp lai N46 và BT13 qua chọn
lọc phả hệ từ năm 2008 đến 2010, đây là giống lúa có đặc điểm tốt, thời gian
sinh trưởng ngắn, thấp cây, năng suất cao, chất lượng tốt.PB10 có khả năng

chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: đục than,
đạo ơn, rầy nâu, bạc lá. Đặc biệt từ kết quả thí nghiệm trong các năm 20112015 cho thấy giống lúa PB10 cho năng suất cao và ổn định trong điều kiện
sinh thái vùng Trung du miền núi phía Bắc, qua kết quả khảo nghiệm VCU
năm 2013-2014 PB10 đã được đánh giá là giống lúa có triển vọng, có đặc
điểm sinh học tốt, thời gian sinh trưởng ngắn(100 ngày vụ Xuân và 122 ngày
vụ Mùa) năng suất thực thu cao trung bình đạt 69 tạ/ha trong vụ Mùa.[12]


×