TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP
BÀI GIẢNG
NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG
SỐ GIỜ: 75
NGHỀ KHUYẾN NÔNG LÂM
(Lưu hành nội bộ)
Tác giả: Vũ Thị Hồng Yến
Lào Cai, tháng 3 năm 2015
1
LỜI NĨI ĐẦU
Mơ đun “Nhân giống cây trồng” là một trong số những mơ đun bắt buộc trong
chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề Khuyến nông lâm. Mô đun này trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thu hái, chế biến hạt giống và nhân giống một số
loài cây ăn quả bằng phương pháp vơ tính, những biện pháp kỹ thuật, kỹ năng nghề quan
trọng để người học có thể tự nhân giống cây trồng phục vụ cho gia đình và địa phương,
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội.
Mơ đun cịn trang bị thêm cho học sinh chuyên ngành Khuyến nông lâm có những
kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến bảo quản hạt giống, thiết kế quy hoạch
vườn ươm và chăm sóc cây con ở vườn ươm…, giúp các em ra trường có thể tham gia
cơng tác ở các lĩnh vực Khuyến nông lâm, Bảo vệ thực vật, trồng trọt, chỉ đạo, quản lý
sản xuất ở gia đình và địa phương.
Bố cục của giáo trình gồm có 5 bài, bao gồm những kiến thức về lý thuyết và thực
hành. Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo nhiều giáo trình, sách tham
khảo của các trường đại học và của các tác giả có chun mơn sâu về những lĩnh vực có
liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những thiếu xót, chúng tơi rất
mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chun gia và đơng đảo
bạn đọc.
Xin trân thành cảm ơn.
Tác giả
2
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH
Nhân giống cây trồng là mơ đun bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề
Khuyến nông lâm, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về thu hái, chế biến,
bảo quản hạt giống, các phương pháp nhân giống vô tính cây ăn quả và những kỹ năng nghề
cần thiết để cây trồng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả kinh tế - xã
hội và môi trường cho người sản xuất, vùng sản xuất.
Trong q trình học, mơ đun có liên quan với các mơn: Đất và phân bón, Nơng lâm kết
hợp, Trồng cây ăn quả. Mơ đun này được bố trí học sau các môn học bắt buộc, giúp cho người
học vận dụng kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng đất đai có hiệu quả, sản
phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Giáo trình có 5 bài, giảng dạy 24 giờ lý thuyết, 47 giờ thực hành và 4 bài kiểm tra. Mỗi
một bài học đều có bài thực hành. Người học được kiểm tra đánh giá 4 lần theo 2 nội dung
chính: Đánh giá kiến thức và kỹ năng. Nội dung tập trung trong các bài 2, 3, 4, 5.
Phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm. Giảng giải kết hợp làm mẫu và có ví dụ minh họa bằng hình ảnh thực tế, mơ hình và
rèn luyện kỹ năng thực hành tại vườn ươm, trang trại, vườn hộ gia đình... để củng cố kiến
thức, nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh.
3
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
2
Hướng dẫn nghiên cứu giáo trình
3
Bài 1: Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
9
1.1. Thu hái hạt giống
9
1.1.1. Chọn cây lấy giống
9
1.1.2. Nhận biết độ chín của quả và hạt giống
9
1.1.3. Các phương pháp thu hái quả và hạt
11
1.1.3.1. Xác định thời điểm thu hái
11
1.1.3.2. Phương pháp thu hái trên cây
11
1.1.3.3. Phương pháp thu nhặt trên mặt đất
12
1.2. Chế biến quả lấy hạt
13
1.2.1. mục đích
14
1.2.2. Các phương pháp chế biến
14
1.2.2.1. Ủ quả
15
1.2.2.2. Tách hạt khỏi quả
15
1.2.2.3. Làm sạch hạt
16
1.2.2.4. Hàm lượng nước của hạt
16
1.3. Kiểm tra phẩm chất hạt giống
17
1.3.1. Mục đích
17
1.3.2. Phương pháp kiểm tra
17
1.3.2.1. Phương pháp cảm quan
17
1.3.2.2. Kiểm tra độ thuần
17
1.3.2.3. Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt
18
1.4. Bảo quản hạt giống
19
1.4.1. Mục đích
19
1..4.1.1. Nhiệt độ
19
1.4.1.2. Ẩm độ
19
1.4.1.3. Điều kiện thống khí
20
1.4.2. Các phương pháp bảo quản
20
1.4.2.1. Bảo quản khơ
20
1.4.2.2. Bảo quản ẩm
21
1.5. Nhận biết hạt giống cây rừng
21
1.5.1. Trong phòng thí nghiệm
21
1.5.2. Phương pháp xác định tại rừng
22
4
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt giống
22
Bài 2: Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây con từ hạt ở vườn ươm
25
2.1. Xây dựng vườn ươm
25
2.1.1. Khái niêm
25
2.1.1.1. Phân loại vườn ươm
25
2.1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm
27
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
27
2.1.2.2. Điều kiện kinh doanh
27
2.1.3. Quy hoạch vườn ươm
29
2.1.3.1. Bố trí các khu ươm hạt, ươm cây mạ, giâm hom cây
31
2.1.3.2. Khu vực cấy cây, huấn luyện cây con
34
2.1.3.3. Hệ thống tưới tiêu
34
2.1.3.4. Khu nhà kho, đường đi
37
2.1.3.5. Hàng rào
38
2.2. Làm đất gieo ươm
39
2.2.1. Mục đích
39
2.2.2. Nội dung
39
2.2.2.1. Cày bừa đất
39
2.2.2.2. Lên luống
40
2.2.2.3. Đóng bầu ươm cây
41
2.3. Xử lý hạt giống
44
2.3.1. Mục đích
44
2.3.2. Một số phương pháp xử lý hạt giống
44
2.3.2.1. Xử lý bằng nhiệt độ
44
2.3.2.2. Xử lý bằng phương pháp cơ học
44
2.3.2.3. Xử lý bằng phương pháp hóa học
44
2.4. Gieo hạt
45
2.4.1. Thời vụ gieo hạt
45
2.4.2. Mật độ gieo hạt
45
2.4.3. Các phương pháp gieo hạt
45
2.4.3.1. Gieo vãi trên luống
45
2.4.3.2. Gieo hạt theo hàng
46
2.4.3.3. Gieo hạt vào bầu
46
2.5. Cấy cây
46
2.5.1. Mục đích
46
2.5.2. Tiêu chuẩn cây cấy
46
5
2.5.3. Phương pháp cây
47
2.5.3.1. Cấy cây mầm vào bầu
47
2.5.3.2. Cấy cây con trên luống đất
47
2.6. Chăm sóc cây con ở vườn ươm
47
2.6.1. Tưới nước
47
2.6.2. Che nắng, che mưavà chống rét cho cây
48
2.6.3. Làm cỏ, phá váng
48
2.6.4. Bón thúc
49
2.6.5. Phịng trừ sâu, bệnh hại
40
2.6.5.1. Phòng trừ sâu hại
49
2.6.5.2. Phòng trừ bệnh hại
49
2.7. Hãm cây
51
2.7.1. Mục đích
51
2.7.2. Biện pháp
51
2.7.2.1. Hạn chế tưới nước và bón thúc
51
2.7.2.2. Dịch chuyển bầu, cắt rễ, phân cấp
51
2.8. Điều tra, phân loại cây con
51
2.8.1. Mục đích
52
2.8.2. Phương pháp điều tra
52
Bài 3 : Nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành
60
3.1. Thời vụ chiết cành
60
3.2. Đối tượng chiết cành
60
3.3. Kỹ thuật chiết cành
61
3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu và hỗn hợp bó bầu
61
3.3.2. Chọn cành chiết
62
3.3.3. Khoanh, bóc vỏ
63
3.3.4. Bó bầu
64
3.3.5. Cắt và giâm cành chiết
65
Bài 4 : Nhân giống cây bằng phương pháp ghép
71
4.1. Khái niệm
71
4.2. Nguyên lý ghép cây
71
4.3. Một số phương pháp ghép cây
71
4.3.1. Ghép nêm
71
4.3.1.1. Thời vụ ghép
71
4.3.1.2. Đối tượng áp dụng
72
4.3.1.3. Các bước ghép nêm
72
6
4.3.2. Ghép mắt nhỏ có gỗ
76
4.3.2.1. Tạo gốc ghép
76
4.3.2.2. Cắt cành lấy mắt ghép
77
4.3.2.3. Mở miệng gốc ghép
77
4.3.2.4. Cắt mắt ghép
77
4.3.2.5. Đặt mắt ghép vào gốc ghép
77
4.3.2.6. Buộc cố định vào gốc ghép
77
4.3.2.7. Chăm sóc cây sau khi ghép
77
Bài 5 : Nhân giống cây bằng phương pháp giâm hom
84
5.1. Các điều kiện về trang thiết bị và hóa chất phục vụ giâm hom
84
5.1.1. Các điều kiện về trang thiết bị
84
5.1.2.Các hóa chất phục vụ giâm hom
85
5.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom
85
5.2.1. Nhân tố nội tại
85
5.2.2. Nhân tố môi trường
86
5.2.3. Yếu tố kỹ thuật
86
5.3. Kỹ thuật giâm hom
86
5.3.1. Cắt cành hom
86
5.3.2. Cắt hom
87
5.3.3. Khử trùng hom
87
5.3.4. Xử lý thuốc kích thích ra rễ
87
5.3.5 Cắm hom
87
5.3.6. Chăm sóc luống hom
88
5.3.7. Huấn luyện cây
88
7
BÀI 1: THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG
Thời gian 9 giờ ( Lý thuyết 6 giờ, thực hành 3 giờ )
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được tầm quan trọng của hạt giống cây rừng, thời vụ thu hái, kỹ thuật
thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống cây rừng và phương pháp kiểm tra phẩm chất hạt
giống.
- Nhận biết được độ chín của quả và hạt, thực hiện được kỹ thuật tách quả lấy hạt
đối với quả khơ, quả thịt. Có kỹ năng kiểm tra phẩm chất hạt và bảo quản hạt giống bằng
phương pháp cất khô, cất ẩm đúng kỹ thuật.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn, tiết kiệm hạt giống.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1.1. Thu hái hạt giống
1.1.1. Chọn cây lấy giống
Tại mỗi địa phương cần có rừng giống hoặc vườn giống chuyên doanh để phục vụ
cơng tác trồng rừng ở nơi đó. Nhưng trong thực tế sản xuất hiện nay thường phải lấy hạt
giống ở những khu rừng tự nhiên hay rừng trồng kinh tế sẵn có để phục vụ trồng rừng.
8
Muốn hạt giống có chất lượng cao thì khi tiến hành lấy giống ở những khu rừng này cần
phải biết cách chọn cây lấy giống. Nguyên tắc và các bước làm như sau:
- Nên lấy giống trong vùng phân bố của lồi cây đó vì ở đó cây sinh trưởng tốt, có
sản lượng cao. Nếu cây giống của địa phương không đủ phải đưa từ nơi khác đến, nên lấy
ở vùng xung quanh gần nhất, gần giống nhau về biên độ sinh thái, khí hậu, đất đai...
- Chọn những khu rừng có sức sinh sản cao, chưa bị dịch sâu bệnh hoặc lửa rừng
phá hoại lần nào. Tuổi của rừng lấy giống nên ở giai đoạn thành thục, không nên ở giai
đoạn già cỗi.
- Trong những khu rừng đó tiến hành lấy giống ở những cây tuổi còn trẻ, gần
thành thục và đầu thời kỳ thành thục có đường kính, chiều cao từ trung bình trở lên, thân
cây thẳng, trịn đều, tán lá cân đối, không bị sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên tốt. Không được
lấy giống ở những cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh hoặc bị chèn ép, lệch tán, bị
trích nhựa.
1.1.2. Nhận biết độ chín của quả và hạt giống
Nhận biết hạt chín để thu hái đúng lúc. Nếu thu hoạch hạt còn non, chất dự trữ
chưa tích luỹ được đầy đủ, lượng nước trong hạt cịn nhiều, hạt sẽ khó bảo quản, chóng
mất sức nảy mầm. Nếu thu hoạch quá muộn hạt có thể rơi rụng hoặc bị gió đưa đi xa,
hoặc chim thú ăn hại. Trên thực tế thu hoạch hạt giống bắt đầu từ việc thu hái quả, cho
nên trước hết cần phải nhận biết quả chín.
* Nhận biết quả chín
Thơng thường người ta căn cứ vào hình thái, màu sắc vỏ quả để nhận biết độ chín
của nó.
- Loại quả khơ: Khi chín vỏ quả thường chuyển màu như chuyển từ màu xanh
sang màu vàng (quả phi lao) hoặc sang màu canh dán (quả thơng) hoặc sang màu xám có
mốc trắng (quả xà cừ), vỏ quả nhăn hoặc có vết nứt...thường các loại quả khơ này khi quả
chín nếu khơng thu hái kịp thời hạt sẽ rơi rụng và bị gió đưa đi như thông, phi lao, bạch
đàn.
- Loại quả thịt, quả mọng: Căn cứ vào màu sắc và độ cứng của vỏ quả. Khi chín
vỏ quả chuyển sang màu đỏ, màu đen hoặc màu vàng sẫm, phần vỏ thịt mềm. Các loại
quả này khi chín thường bị chim thú ăn hại.
* Nhận biết hạt chín
Đa số các lồi cây hạt chín có liên hệ với quả chín. Thơng thường là khi quả chín
thì hạt cũng chín. Nhưng để xác định chắc chắn và loại trừ những ngoại lệ thì chúng ta có
thể nhận biết hạt chín bằng cách:
- Căn cứ vào màu sắc, mùi vị và hình thái của vỏ hạt, nhân: Mỗi loại hạt khi chín
vỏ hạt, nhân của nó có màu sắc, mùi vị, hình thái đặc trưng riêng.
- Xác định tỷ trọng: thường khi chín tỷ trọng của hạt thay đổi, do vậy phải biết tỷ
trọng tiêu chuẩn của mỗi loại hạt khi chín.
- Thí nghiệm nảy mầm: Khi tỷ lệ nảy mầm cao nhất là lúc hạt chín đều. Cách này
chỉ có giá trị trong cơng tác nghiên cứu.
9
- Phải theo dõi sát tình hình thực tế của từng nơi và từng loài cây để kịp thời tổ
chức thu hái hạt giống.
Bảng 01: Thời vụ thu hoạch hạt giống một số loại cây.
Loài cây
Mùa ra hoa (tháng)
Mùa quả chín (tháng)
Thơng nhựa
5-6
8-9
Thơng đi ngựa
4-5
10 - 11
Tếch
5-6
1 - 2 năm sau
Bạch đàn liễu
6-7
10 - 11
Bạch đàn trắng
2-3
8-9
Phi lao
3-4
8-9
Mỡ
2-4
8-9
Bồ đề
3-4
9 - 10
Long não
5-6
11 - 12
Trám trắng
2-3
9 - 10
Quế
9 - 10
2 - 3 năm sau
1.1.3. Các phương pháp thu hái quả và hạt
1.1.3.1. Xác định thời điểm thu hái
- Xác định thời điểm thu hoạch khi hạt chín vì nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng hạt giống, thu hoạch muộn tổn thất hạt lớn do hạt chín quả vỡ mất
hạt hoặc hư hỏng hạt ngay trên cây. Cần đảm bảo nguyên lý chung sau:
+ Chất lượng hạt giống, đặc biệt sức sống và khả năng nảy mầm của hạt.
+ Năng suất hạt giống.
+ Thuận tiện cho phơi sấy, chế biến (trời nắng, khơ).
- Một số lồi cây thu hoạch muộn dẫn đến tổn thất hạt như: Hạt thông, hạt Sa mộc
thu khi quả mầu xanh chuyển dần sang màu vàng nếu không quả sẽ tách ra và rơi hết.
Độ ẩm hạt khi thu hoạch cũng là một yêu cầu đối với hạt giống, nó phụ thuộc vào
lồi cây trồng, thời tiết và môi trường thu hoạch. Những căn cứ chủ yếu là: Màu sắc vỏ
quả, màu sắc hạt, độ tàn của cây.
* Nguyên tắc khi thu hái.
Để đảm bảo chất lượng hạt giống và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chế
biến, bảo quản, đồng thời bảo vệ cây giống phục vụ sản xuất lâu dài và sản lượng vụ sau,
khi thu hái cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chỉ thu hái những quả đã già, mẩy, không sâu bệnh.
- Quả non, xanh và hoa quả của vụ sau cần được bảo vệ.
10
- Không bẻ cành, chặt ngọn cây giống. Chỉ hái từng quả (quả to), hoặc chùm quả
trên những nhánh nhỏ.
Việc áp dụng các phương pháp thu hái giống và sử dụng các cơng cụ thích hợp
phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Đặc điểm của quả: Kích thước, số lượng, vị trí, sự phân bố của quả, độ dẻo dai
của cuống quả, thời gian từ khi quả chín đến lúc vỏ quả nứt ra (hạt phát tán).
- Đặc điểm cây giống: Đường kính, chiều cao, độ thon thân cây, độ dày vỏ, đường
kính và độ dày tán lá, số lượng cành, góc phân cành và sức chịu đựng của cành.
- Đặc điểm của quần thụ: Mật độ, sự phân bố của cây rừng và lớp thảm tươi, thảm
mục rừng.
- Điều kiện địa hình trong khu vực: Độ dốc, độ cao.
1.1.3.2. Phương pháp thu hái trên cây
- Thường áp dụng đối với những lồi cây khi chín hạt rơi rụng ngay hoặc dẽ bị gió
đưa đi xa như phi lao, bạch đàn, thơng...
- Một số lồi cây sau khi chín quả còn treo trên cây tương đối lâu (xoan) cũng áp
dụng phương pháp thu hái trên cây nhưng không cần thu hoạch gấp.
- Cách tiến hành: Có thể trèo lên cây để hái quả, đứng dưới đất dùng dụng cụ để
thu hái hoặc có thể kết hợp khi khai thác chặt cây lấy quả. Loại quả to thì thu hái từng
quả, loại quả nhỏ thu hái từng chùm quả. Chú ý hạn chế bẻ cành nhất là cây lá kim, vì
mầm hoa ở đầu cành hình thành ngay trong năm thu quả. Trên cùng một cây quả có thể
chín sớm muộn khác nhau nhưng không chênh lệch nhiều lắm, cần thu hái cây nào hết
cây ấy, thu hái từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hoặc ngược lại để tránh leo trèo nhiều
lần, lẵng phí sức lao động năng suất thấp.
Hạt thu hái về cần để nguyên từng lô theo nguồn gốc khác nhau và phải vào sổ
đăng ký. Một lô hạt giống gồm những hạt giống cùng một loài, thu hái cùng một thời
gian trên những cây mẹ sinh trưởng trong cùng một điều kiện lập địa (hay trong các điều
kiện lập địa tương tự), tuổi cây mẹ chênh lệch không quá hai cấp tuổi và cùng một điều
kiện bảo quản.
11
Hình 01: Thu hái trên cây
1.1.3.3. Phương pháp thu nhặt trên mặt đất
Thường áp dụng với những cây có hạt to, nặng, khi chín rơi rụng xuống đất như:
lim, trẩu, dẻ...Cần thu hoạch nhiều lần kịp thời để đảm bảo chất lượng hạt và tránh chim,
sóc ăn hại.
- Cách tiến hành: Trước thời gian quả rụng một đến hai tuần phát xung quanh gốc,
qt sạch cành khơ lá rụng, có thể rải vải bạt hoặc nilon xung quanh gốc cây rồi rung
cành, cây cho quả hạt chín rụng xuống để thu nhặt. Khi nhặt hạt chú ý phân biệt quả, hạt
chín của những vụ trước, hạt mọt, sâu bệnh...Tuyệt đối không được chặt cành, làm cây
mẹ bị chết ảnh hưởng đến mùa ra hoa quả năm sau.
12
Hình 02: thu nhặt trên mặt đất
- Sau khi thu hái quả cần được đóng gói để vận chuyển về nơi chế biến bảo quản,
kèm theo phiếu ghi chép nội dung sau:
- Loài cây.......................................Địa điểm lấy giống................................
- Ngày lấy .....................................Người thu hái.........................................
- Phẩm chất cây mẹ.......................................................................................
- Hướng dốc....................................Độ dốc...................................................
- Cách bảo quản quả......................................................................................
- Đơn vị lấy giống.........................................................................................
- Số bao đựng...............................................Ký hiệu bao..............................
- Người đóng bao gói....................................................................................
* Loại bao bì để đựng quả.
13
- Các loại bao bì đựng quả nên thơng thống, khơng khí dễ lưu thơng. Khơng nên
xếp quả q dày và chồng thành đống quá cao tránh sự bí ngạt và nhiệt độ tăng cao do
hoạt động của quá trình hơ hấp yếm khí làm quả lên men, thối rữa và nấm bệnh xâm
nhập.
- Đối với quả nang, hạt nhỏ như hạt bạch đàn, cây họ đậu, nên sử dụng các loại
bao vải để giữ được hạt rơi rụng khi vỏ quả tách ra trong quá trình vận chuyển.
- Trường hợp quãng đường vận chuyển ngắn, thời tiết thuận lợi thì có thể để quả
trực tiếp lên sàn xe, nhưng phải tránh chồng đống quá dày và làm dập nát quả.
- Đối với loại quả mà hạt nhanh mất sức nảy mầm như: Sao đen, dầu nước...cần
duy trì một độ ẩm nhất định tránh ánh sáng mặt trời trực xạ chiếu vào, giữ độ thơng
thống cần thiết, tránh nhiệt độ tăng cao. Trong thời gian vận chuyển, nên đựng quả
trong túi Polyethylene, không đựng quá đầy, miệng túi phải được mở ra và xung quanh
đục lỗ cho khơng khí dễ lưu thơng.
* An tồn lao động khi thu hái quả và hạt giống .
Trước khi thu hái quả và hạt giống phải điều tra tình hình của quả và hạt.
Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động và phương pháp sử lý quả hạt sau thu hái
cho người trực tiếp thu hái.
- Kiểm tra dụng cụ trước khi thu hái.
- Không uống rượu bia trước khi trèo cây.
- Thắt dây an tồn.
- Khơng trèo những cành khơ, nhỏ mục và khi mưa to.
- Trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động dụng cụ y tế, thuốc men để sơ cứu ban
đầu khi xảy ra mất an toàn lao động.
- Quả hạt thu hái về được nghiệm thu và để riêng từng lô.
1.2. Chế biến quả lấy hạt
1.2.1. Mục đích
- Nhằm lấy hạt chắc, loại trừ tạp vật, hạt lép, giảm bớt trọng lượng trong bảo quản,
kéo dài sức sống của hạt.
1.2.2. Các phương pháp chế biến
* Nguyên tắc chung của việc chế biến hạt giống là:
- Tách hạt ra khỏi quả một cách nguyên vẹn
- Làm hạt giống có độ sạch cao.
- Duy trì một hàm lượng nước thích hợp cho hạt giống có thể kéo dài được tuổi
thọ trong quá trình bảo quản.
-Khi vận chuyển đến nơi chế biến, cần nhanh chóng đưa quả vào kho, tiến hành
chọn lựa quả chín để có biện pháp xử lý kịp thời.
14
1.2.2.1. Ủ quả
- Khi thu hái với số lượng lớn, khơng thể chỉ thu tồn quả chín mà bao gồm phần
lớn số quả già nhưng chưa thật chín hồn tồn. Vì vậy phải tiến hành chọn lựa quả chín
để chế biến trước, cịn quả chưa chín phải ủ một thời gian cho quả chín đều.
- Quả được ủ thành từng đống (cao từ 30 – 40cm) trên nền nhà thông thống và có
mái che, tránh nhiệt độ cao. Hàng ngày đảo trộn đều và chọn dần qảu chín để chế biến.
Nhiệt độ trong phịng duy trì khoảng 25 - 35 0c, thấp hơn hoặc vượt quá giới hạn đó đều
bất lợi cho q trình chín của hạt.
1.2.2.2. Tách hạt khỏi quả: Tuỳ theo từng loại quả mà áp dụng các phương pháp
khác nhau để tách hạt ra khỏi quả.
* Đối với loại quả khô như thông, bạch đàn, cây họ đậu
+) Phơi nắng: Là phương pháp phổ biến nhất để tách hạt khỏi quả. Trải quả thành
lớp mỏng trên sân (tốt nhất là trên vải, cót, nong, nia...) tuỳ theo kích thước từng loại hạt.
Dưới tác dụng nhiệt của mặt trời và gió, quả mất dần nước, vỏ quả khơ nẻ cho hạt rơi ra.
Phương pháp này áp dụng cho hầu hết các lồi cây có quả khơ.
Để đảm bảo chất lượng hạt giống và việc phơi tách hạt nhanh chóng, hiệu quả cao,
cần chú ý một số điểm sau:
- Hàng ngày đảo trộn nhiều lần cho các lớp quả khơ đều và khơng khí dễ lưu
thơng.
- Đối với loại hạt có dầu, tránh phơi khi nắng gắt và tránh trải quả trực tiếp trên
sàn xi măng hấp thụ nhiệt q cao.
- Khi lượng nước trong quả cịn cao thì nên hong quả dưới sàn che hoặc nắng nhẹ.
- Hạt đã tách khỏi quả nên thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Những
hạt tách ra trong một, hai nắng đầu hầu hết là hạt tốt, còn lại tách ra trong những nắng
sau, phẩm chất kém hơn thường có nhiều hạt lép.
- Cần bố trí đủ nhân lực và dụng cụ để khi cần thiết có thể che đậy được hoặc đưa hạt vào
kho kịp thời, tránh mưa gió bất thường.
+) Dùng lị sấy: dùng lị sấy có ưu điểm là có thể điều chỉnh được nhiệt độ, trên cơ
sở đó rút ngắn được thời gian, bảo đảm an tồn cho việc chế biến, khơng phụ thuộc vào
thiên nhiên, song tốn kém và khó sử dụng.
Nguyên tắc chung của lị sấy là dẫn luồng khơng khí đã được sấy khơ đến một
nhiệt độ thích hợp, chi tiếp xúc với quả trong một thời gian cần thiết. Khi quả khơ, nẻ,
hạt tách ra thì đưa ra ngồi để tránh tiếp xúc q lâu với luồng khơng khí nóng.
- Tách lấy hạt bằng tay: Có một số quả, vì hạt không chịu đựng được nhiệt độ cao
hoặc phơi nắng không tách thì sau khi hong hạt dưới bóng râm, dùng dao hoặc tay tách
quả để lấy hạt. Phương pháp này thường sử dụng với quả bồ đề hoặc có thể áp dụng để
tách lấy hạt Xà cừ, Giáng hương...
15
Bằng các biện pháp tác động trên, sau khi quả tách, một số hạt rơi ra, còn một số
khác vẫn nằm lại trong vỏ quả. Vì vậy phải vị, chà xát hoặc đập nhẹ vào vỏ quả cho hạt
rơi ra hết.
* Đối với quả thịt (quả mọng và quả hạch)
Cần nhanh chóng chế biến ngay sau khi quả chín để chống hiện tượng lên men,
thối rữa làm hỏng hạt.
- Dùng nước sạch ngâm cho lớp thịt quả mềm rữa ra, chà xát, rửa sạch, đãi lấy hạt.
Sau đó hong hạt nơi râm mát, thống gió, đảo hạt thường xun rồi đem đi bảo quản
hoặc gieo ươm. Tuỳ theo độ dai, cứng của lớp vỏ quả và thịt mà thời gian ngâm khác
nhau.
- Đối với loại quả kép (như hạt Mỡ), cần tách riêng quả đơn rồi mới ngâm, chà sát
sạch lớp thịt khỏi hạt.
1.2.2.3. Làm sạch hạt
Sau khi hạt giống được tách khỏi quả, việc phân lập khỏi các tạp chất và các thành
phần khác lẫn vào là việc phải làm trước tiên. Tạp chất bao gồm: hạt lép, cánh hạt (có
một số loại hạt có cánh), mày hạt, cuống quả, mảnh lá, mảnh vỏ quả, mảnh hạt vỡ, hạt
của các loài cây khác, sỏi, cát, xác sâu bọ vv...Mục đích của việc làm sạch hạt là để nâng
cao độ tinh khiết (độ sạch) của hạt loại trừ mầm mống sâu, bệnh, nấm mốc thường ký
sinh trên tạp vật.
Tuỳ theo đặc tính của từng loại hạt, cũng như của các loại tạp chất lẫn trong đó,
kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng...mà áp dụng một số phương pháp sau để làm
sạch hạt.
- Vò xát cho cánh hạt và các tạp vật vỡ ra, có thể cho hạt vào túi vải hoặc bao gai
rồi chà xát hoặc đập nhẹ.
- Dùng rổ, giần, sàng để lọc.
- Sẩy hạt bằng tay, dùng quạt hoặc gió tự nhiên.
- Ngâm hạt trong chất lỏng (thường là nước sạch), hạt tốt thường chìm xuống
dưới, hạt lép và tạp vật nhẹ thường nổi lên trên. Sau khi vớt hạt ra cần phải hong khô
ngay. Phương pháp này thường áp dụng cho các loại quả thịt.
1.2.2.4. Hàm lượng nước của hạt
- Hàm lượng nước của hạt (độ ẩm của hạt ) là tỷ số phần trăm giữa trọng lượng
nước chứa trong hạt và trọng lượng của hạt (khi chưa sấy).
- Mỗi một loại hạt giống có một trị số hàm lượng nước thích hợp mà với trị số đó
có thể duy trì được sức sống của hạt trong một thời gian dài nhất dưới dạng tiềm sinh
(trong điều kiện nhiệt độ bảo quản thích hợp).
- Đối với đa số các loại hạt, trị số đó trong khoảng 4-8%. Đối với các loại hạt ưa
ẩm cần một độ ẩm cao hơn, trị số đó từ 20-50%.
- Sau khi làm sạch, hạt được kiểm nghiệm hàm lượng nước. Nếu trị số đó cao hơn
hoặc thấp hơn mức cần thiết thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Nếu cao thì phải làm khô,
16
thông thường hạt được phơi dưới nắng, với nhiệt độ khoảng 35-40 0c hoặc hong hạt nơi
thống gió, hoặc dùng chất hút ẩm, sẽ làm cho hàm lượng nước giảm đi. Ngược lại, nếu
hạt quá khô, hàm lượng nước thấp hơn mức cần thiết thì phải làm ẩm hạt bằng cách phun
sương, đảo hạt rồi hong nơi thoáng mát cho hạt hút ẩm đến giới hạn cần thiết.
1.3. Kiểm tra phẩm chất hạt giống
- Hạt giống có phẩm chất tốt là hạt có phẩm chất di truyền và phẩm chất gieo ươm
tốt.
- Phẩm chất di truyền là cơ bản, quyết định chiều hướng phát triển của cá thể thực
vật sau này, nhưng lúc đầu phải thông qua phẩm chất gieo ươm thì mới thể hiện được.
- Phẩm chất gieo ươm tốt mới cho sản lượng và chất lượng cây con cao. Chỉ tiêu
quan trọng bậc nhất của phẩm chất gieo ươm là năng lực nảy mầm của hạt. Xác định
được tỉ lệ nảy mầm chính xác chúng ta có thể định được mật độ gieo hợp lý và tạo điều
kiện để nâng cao sản lượng và chất lượng cây con. Từ kết quả phân tích độ ẩm trong hạt,
độ thuần của hạt, giúp ta xác định những biện pháp đúng đắn trong chuyên chở, cất trữ
hoặc gieo ươm.
Tóm lại, qua kiểm tra phẩm chất hạt giống giúp ta sử dụng hạt được hợp lý, chăm
sóc ở vườn ươm được tốt hơn, cải tiến thu nhặt, cất trữ, xử lý và vận chuyển…vv. Góp ý
kiến thiết thực cho đơn vị kinh doanh, sử dụng, tạo cơ sở vật chất tốt cho việc tăng sản
lượng hạt giống cây rừng.
1.3.1. Mục đích: Nhằm đánh giá chất lượng lơ hạt, để có phương pháp bảo quản
và sử dụng hợp lý.
1.3.2. Phương pháp kiểm tra phẩm chất hạt giống
1.3.2.1. Phương pháp cảm quan
Quan sát bằng cảm giác để đánh giá chất lượng hạt. Cơ sở của nó là mối tương
quan giữa nội bộ hạt và những biểu hiện bên ngoài như màu sắc, mùi vị, độ mềm, cứng...
- Màu sắc: Khi nội bộ bên trong của hạt thay đổi thì màu sắc bên ngồi cũng thay
đổi theo, hạt tốt thì màu tương đối sáng, bóng, nhưng khi chất lượng hạt kém thì màu
sẫm, xỉn.
- Mùi vị: Mỗi loại hạt có mùi vị đặc trưng, khi chất lượng hạt thay đổi thì mùi đặc
trưng cũng thay đổi.
Ví dụ: Hạt thơng tốt thì có mùi thơm như mùi nhựa thơng, nếu hạt xấu thì có mùi
ẩm mốc. Hạt mỡ, bồ đề khi đã hỏng thì có mùi hắc, thối.
- Độ cứng, mềm: Đa số các loại hạt khi cịn tốt thì có vỏ cứng nhưng khi mất
phẩm chất thì vỏ mềm nhũn.
1.3.2.2. Phương pháp kiểm tra độ thuần của hạt (độ tinh sạch)
- Độ thuần của hạt là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng hạt thuần khiết so với trọng
lượng mẫu kiểm tra.
17
Trọng lượng hạt thuần khiết (g)
Độ thuần (%) =
x 100
Trọng lượng mẫu kiểm nghiệm (g)
* Các bước tiến hành như sau:
- Cân trọng lượng của mẫu kiểm nghiệm chính xác tới phần trăm gam.
- Trải hạt lên kính, dùng panh phân chia mẫu kiểm nghiệm ra các phần sau:
+ Hạt tốt: Hạt phát dục bình thường, hồn chỉnh, khơng bị tổn thương.
+ Hạt bỏ đi: Hạt vỡ nát, hạt bị sâu bệnh, hạt quá nhỏ, hạt lép.
+ Tạp vật: Sỏi, cát, mảnh vụn, hạt cây khác...
- Các phần trên được cân riêng từng loại rồi tính độ thuần theo cơng thức trên.
Độ thuần là chỉ tiêu được phân tích trước tiên, và các chỉ tiêu được kiểm nghiệm
sau đó đều sử dụng những hạt thuần khiết.
1.3.2.3. Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt
Tỷ lệ nảy mầm là tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm so với số hạt kiểm nghiệm.
- Lấy mẫu kiểm nghiệm: Lấy 400 hạt thuần chia ra làm 4 tổ, mỗi tổ 100 hạt. Sau
khi xử lý, hạt của từng tổ được gieo riêng trên các loại giá thể có độ ẩm thích hợp như
bông, cát, giấy thấm...đặt trong điều kiện thuận lợi nhất cho hạt nảy mầm.
+ Ẩm độ của môi trường nảy mầm: 5-60%.
+ Nhiệt độ trong phịng: 25-300C.
+ Thơng thống.
+ Vơ trùng.
Hàng ngày kiểm tra, đếm số hạt đã nảy mầm ghi vào sổ.
- Tiêu chuẩn hạt nảy mầm: Hạt được coi là nảy mầm khi rễ mầm dài bằng 2 lần
chiều dài hạt trở lên.
- Kỳ hạn nảy mầm: Là số ngày kể từ khi gieo hạt đến khi kết thúc nảy mầm. Ngày
kết thúc nảy mầm là ngày mà sau đó 5 ngày số hạt nảy mầm thêm khơng q 5%.
- Thống kê, tính tốn tỷ lệ nảy mầm, hạt lép, hạt thối, hạt chắc nhưng không nảy
mầm (bằng cách bổ hạt xem phơi).
- Tính tỷ lệ nảy mầm:
Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm (%) =
x 100
Tổng số hạt kiểm nghiệm
Tính riêng cho từng tổ rồi lấy trị số trung bình cộng của 4 tổ.
1.4. Bảo quản hạt giống
18
1.4.1. Mục đích
Bảo quản hạt giống nhằm duy trì sức sống của hạt, xử lý mầm mống sâu bệnh có
trong hạt đảm bảo phẩm chất và số lượng hạt giống, chủ động cung cấp giống phục vụ kế
hoạch trồng rừng.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống trong quá trình bảo quản.
Bảo quản hạt giống là việc duy trì sức sống của hạt từ khi thu hoạch đến lúc gieo ươm.
Hạt giống là một loại cơ thể sống. Giữa hạt và mơi trường bên ngồi ln ln có
hiện tượng trao đổi chất, thể hiện qua các hoạt động sinh lý. Hoạt động sinh lý của hạt
phụ thuộc vào bản chất cấu tạo của từng loại hạt và chịu ảnh hưởng của môi trường bảo
quản. Sự sống của phôi trong hạt biểu hiện rõ nhất vào quá trình hơ hấp, tiêu hao chất dự
trữ bên trong. Vì vậy, sau một thời gian bảo quản, trong lượng khô của hạt giảm dần, sức
sống của hạt cũng giảm dần theo thời gian.
Các loại hạt khác nhau có thành phần các chất dự trữ khác nhau, nên thời gian duy
trì được khả năng sống cũng không giống nhau. Muốn duy trì sức sống hạt giống được
lâu dài thì điều cơ bản phải khống chế được các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến q
trình hơ hấp, sao cho hạt tiêu hao chất dự trữ ít nhất trong thời gian dài nhất, nghĩa là tạo
ra một môi trường buộc hạt phải kéo dài thời gian ngủ cưỡng bức với cường độ hô hấp
giảm tới mức tối thiểu.
Ba nhân tố sinh tồn: Nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện thống khí là những yếu tố có
ảnh hưởng nhiều nhất đến sức sống của hạt giống trong quá trình bảo quản.
1.4.1.1. Nhiệt độ
Hoạt động hô hấp của hạt được thể hiện bằng phản ứng hóa học với sản phẩm tạo
thành là khí Cacbonic (C02) và hơi nước. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp của hạt
cũng tăng lên. Nhiệt độ làm tăng cường sự hoạt động của các men, đẩy mạnh q trình
chuyển hóa các chất dự trữ ở trong phơi. Do đó, nhiệt độ càng cao, hạt hơ hấp càng
mạnh, cho đến một giới hạn nhất định thì tế bào bị phân giải và hạt chết. Ngược lại, nếu
nhiệt độ q thấp thì các mơ và tế bào trong hạt bị đông cứng lại, hạt cũng không hô hấp
được nữa. Vì vậy, phải tìm ra giới hạn nhiệt độ nhất định, có lợi nhất đối với sức sống
của hạt, sao cho trong phạm vi đó hạt vẫn hơ hấp được với cường độ tối thiểu để duy trì
sự sống lâu dài. Đối với đa số các loại hạt giống ( thơng, bạch đàn, xà cừ, lát hoa, các lồi
keo vv...), giới hạn nhiệt độ thích hợp để bảo quản lâu dài là 0 - 50c.
1.4.1.2. Ẩm độ
- Ẩm độ của mơi trường bảo quản có ảnh hưởng đến hàm lượng nước của hạt. Hạt
giống có khả năng hấp thụ nước, khả năng này một mặt phụ thuộc vào bề mặt và sự cấu
tạo bên trong của hạt, mặt khác phụ thuộc vào ẩm độ của môi trường xung quanh. Như
vậy, ẩm độ của môi trường bảo quản tăng hạy giảm thì sẽ có một áp lực hơi nước cao hay
thấp khiến cho nước có thể xâm nhập vào hạt hay từ hạt thốt ra ngồi, do đó làm cho
hàm lượng nước của hạt tăng lên hay giảm đi. Nước làm cho các tế bào, các loại men
hoạt động mạnh, tăng cường các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất
đơn giản, vì vậy làm giảm sức sống của hạt.
19
- Do đó, sau khi chế biến, điều chỉnh hàm lượng nước của hạt tới một giới hạn
thích hợp, trong q trình bảo quản cần giữ hạt khơng tiếp xúc với khơng khí xung
quanh. Đựng hạt trong chum, vại, bình gắn kín, tránh mở nắp khi chưa thật cần thiết.
1.4.1.3. Điều kiện thống khí
- Điều kiện thống khí ảnh hưởng đến phương thức hô hấp của hạt giống. Sản
phẩm của q trình hơ hấp là C02 và hơi nước (hảo khí), cịn khi hạt hơ hấp yếm khí sẽ
tạo ra rượu và axít.
- Nếu nhiệt độ, ẩm độ của mơi trường bảo quản cao, đặt hạt trong tình trạng yếm
khí sẽ nhanh chóng làm giảm sức nảy mầm. Ngược lại, khi nhiệt độ, ẩm độ của môi
trường bảo quản hạ thấp đến một giới hạn nhất định, đặt hạt trong tình trạng yếm khí sẽ
có lợi cho sức sống của hạt.
- Đối với các loại hạt bảo quản khô, sau khi điều chỉnh hàm lượng nước đến mức
thích hợp, hạt được đựng trong chum, vại gắn kín (bên trong chứa một tỷ lệ C0 2, Nitơ
thích hợp, hạn chế đến mức tối thiểu tỷ lệ Oxy, phía trên phủ một lớp Silicagel, tro bếp
hoặc vôi bột hút ẩm) để trong kho có nhiệt độ 0 - 50c.
- Ngồi ra, để hạn chế tỷ lệ Oxy trong bảo quản kín, người ta thường đổ đầy hạt
giống vào chum, vại rồi gắn kín miệng lại.
- Đối với loại hạt giống bảo quản ẩm, việc khống chế nhiệt độ và ẩm độ của mơi
trường xung quanh khó thực hiện được một cách tốt nhất thì nên giữ hạt ở mơi trường
ẩm, mát thơng thống.
* Một số phương pháp bảo quản
Có 2 phương pháp bảo quản chính, đó là bảo quản khơ và bảo quản ẩm. Tùy theo
mục đích, thời gian bảo quản, đặc tính từng loại hạt và điều kiện cụ thể từng nơi mà áp
dụng phương pháp bảo quản khác nhau.
- Bảo quản khô, mát.
- Bảo quản khô lạnh.
- Bảo quản ẩm mát.
- Bảo quản ẩm lạnh.
Trong mỗi phương pháp, có loại để hạt hở, tiếp xúc với môi trường bảo quản, có
loại được bịt kín, cách ly với khơng khí của môi trường bảo quản.
1.4.2. Các phương pháp bảo quản
1.4.2.1. Bảo quản khơ
- Hạt giống được phơi khơ, tinh sạch, có hàm lượng nước từ 4 - 8%, cho vào túi
Polyethylene, đựng trong chum, vại, bình, lọ, bên trên trải một lớp tro bếp, vơi bột để hút
ẩm, gắn kín, đặt trong kho.
Có 2 loại kho, tương ứng với 2 phương pháp bảo quản.
+ Kho thông thường (bảo quản khô mát): Xây dựng ở nơi cao ráo, mát, thơng
thống. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá hoặc kê cao theo từng dãy. Trong kho có
nhiều quạt, có nhiều cửa sổ để thơng gió khi cần thiết.
20
Việc bảo quản trong kho thông thường, áp dụng cho các loại hạt có tuổi thọ cao,
thời gian bảo quản ngắn, hạt được mang đi sử dụng trong thời gian vài tháng đến dưới 1
năm, tính từ khi thu hoạch.
+ Kho lạnh (bảo quản khô lạnh): Nhiệt độ trong kho được duy trì đều đặn, hạ thấp
đến một giới hạn cần thiết, thường từ 0 - 5 0c. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá
thành từng dãy. Hạn chế mở cửa kho để tránh nhiệt độ thay đổi.
Bảo quản khô áp dụng cho đa số các loại hạt: bạch đàn, thông, xà cừ, lát hoa, phi
lao, keo, muồng, tếch vv...
Hình 03: Bảo quản khơ
1.4.2.2. Bảo quản ẩm
- Áp dụng cho các loại hạt tuổi thọ ngắn, đòi hỏi phải có một độ ẩm nhất định mới
duy trì được sức nảy mầm (mỡ, bồ đề, quế, long não...)
+ Bảo quản trong kho thông thường (bảo quản ẩm mát): Kho được xây dựng ở nơi
mát, thống, nơi có nhiệt độ càng thấp càng tốt. Hạt được trộn đều với cát ẩm theo tỷ lệ 1
hạt/ 2 - 3 cát ẩm (theo thể tích), đánh thành từng luống cao 15 - 20cm, bên trên phủ một
lớp cát ẩm, xáo trộn theo định kỳ. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm cát, trộn đều rồi đánh
thành luống, bảo quản tiếp.
+ Bảo quản trong kho lạnh (bảo quản ẩm lạnh): Hạt giống được đựng trong các
thùng sắt, thùng gỗ, đặt trong kho lạnh. Chú ý tạo điều kiện thơng thống cần thiết cho
hạt nhưng tránh làm hàm lượng nước trong hạt giảm sút do hạt quá khô.
1.5. Nhận biết hạt giống cây rừng
1.5.1. Trong phịng thí nghiệm
- Theo dõi sự thay đổi trọng lượng khô của hạt: Hạt giống phát triển đến một thời
điểm nhất định thì các q trình biến đổi sinh hố hồn chỉnh, lúc đó, trọng lượng khơ
của hạt đạt mức tối đa. Đó là giai đoạn chín sinh lý của hạt.
Dựa vào quá trình này, người ta tiến hành theo dõi q trình biến đổi trọng lượng
khơ của hạt theo định kỳ, từ đó có thể xác định được thời vụ thu hái.
21
- Phân tích hố học: Căn cứ vào sự biến đổi của các hợp chất hữu cơ chứa trong
hạt để xác định thời điểm chín.
- Phân tích lượng nước chứa trong quả, hạt: Hàm lượng nước của quả, hạt giảm
đến một giới hạn nào đó thì quả chín. Dựa vào đặc tính này, bằng kết quả phân tích có hệ
thống, ta có thể lập được tương quan giữa hàm lượng nước của quả, hạt với thời gian
chín của chúng.
- Kiểm tra sự phát triển của phôi và nội nhũ của hạt bằng tia X quang.
1.5.2. Phương pháp xác định tại rừng
- Kiểm tra trọng lượng riêng của quả: Khi chín trọng lượng riêng của quả giảm đi.
Người ta sử dụng các loại dung dịch khác nhau cho từng loài cây riêng biệt, thả quả vào
trong dung dịch, quả chín sẽ nổi lên trên bề mặt, cịn quả xanh chìm xuống đáy. Phương
pháp này thường áp dụng cho các loài cây có quả nón ngay tại rừng khi quả nón vừa
được hái từ trên cây xuống.
- Bổ hạt quan sát phôi và nội nhũ.
- Dựa vào hình thái, màu sắc của quả: Quả chưa chín thường cứng, có màu xanh,
nặng cân, khi quả chín thì đổi màu sẫm lại (vàng, nâu hoặc xám...), quả mềm hơn.
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ hạt giống
+) Các yếu tố nội tại
- Độ chín của quả và hạt: hạt chín hồn tồn sẽ có tuổi thọ dài hơn hạt chưa chín
hồn tồn.
- Chất dự trữ trong hạt: Tinh bột, Protein, Đường, Lipit, Xellulo...có ảnh hưởng
đến tuổi thọ của hạt.
- Những hạt có chứa nhiều nước, tinh dầu dễ bị phân huỷ nên có tuổi thọ ngắn hơn
các loại hạt khác.
- Hạt của nhóm quả hạch có tuổi thọ bền nhất.
+) Các yếu tố ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp giúp cho hạt giống kéo dài tuổi thọ và ngược lại.
- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí thấp, tuổi thọ lâu bền hơn.Ví dụ: lúa, ngơ u cầu độ ẩm
khơng khí nhỏ hơn hoặc bằng 75%; độ ẩm hạt < 13% để duy trì tuổi thọ của hạt.
- Sâu bệnh hại: kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ của hạt.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày cách chọn cây để lấy giống.
Câu 2: Trình bày các cách nhận biết độ chín của quả và hạt giống cây rừng. Tại
sao cần phải nhận biết độ chín của quả và hạt giống cây rừng?
Câu 3: Trình bày các phương pháp thu hái quả và hạt giống cây rừng. Tại sao cần
phải xác định thời điểm để thu hái quả và hạt giống?
22
Câu 4: Trình bày mục đích và các phương pháp chế biến quả lấy hạt.
Câu 5: Trình bày mục đích và các phương pháp bảo quản hạt giống cây rừng.
Câu 6: Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì. Hãy trình bày các phương pháp bảo
quản hạt giống cây rừng?
Câu 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống trong quá trình bảo
quản?
III. THỰC HÀNH
BÀI 1: NHẬN BIẾT VÀ BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI
HẠT GIỐNG CÂY RỪNG.
1. Địa điểm thực hành
- Vườn hộ, vườn rừng.
2. Thời gian thực hiện: 3 giờ
3. Điều kiện thực hành
- Chum, vại, cát ẩm, tro bếp, túi nilon, dây buộc, xẻng, túi vải.
- Các loại hạt giống cây lâm nghiệp.
4. Trình tự thực hiện
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NHẬN BIẾT VÀ BẢO QUẢN MỘT SỐ LOẠI HẠT GIỐNG CÂY RỪNG.
TT
1
Nội dung cơng
việc
Bước 1: Nhận
biết độ chín của
quả và hạt giống
cây lâm nghiệp
Dụng cụ vật
tư
Phương pháp thao
tác
Yêu cầu kỹ thuật
Hạt
giống
Mỡ,
Thông
mã vĩ, Keo
dậu, Keo tai
tượng…
Quan sát bằng mắt
thường để nhận biết
độ chín của quả và hạt
giống.
- Căn cứ vào hình thái,
màu sắc vỏ quả để
nhận biết độ chín của
nó.
- Căn cứ vào màu sắc,
mùi vị và hình thái của
vỏ hạt, nhân: Mỗi loại
hạt khi chín vỏ hạt,
nhân của nó có màu
sắc, mùi vị, hình thái
đặc trưng riêng.
- Xác định tỷ trọng của
hạt.
2
Bước
2:
Làm Các loại hạt Nhặt hết tạp vật có - Sàng sảy hết tạp vật,
23
sạch hạt
3
4
Bước 3:
quản khô
Bước 4:
quản ẩm
giống cây lâm
nghiệp được
đưa vào bảo
quản.
lẫn trong hạt, loại bỏ
hạt lép lửng trước
khi đưa vào bảo
quản
đá lẫn có trong hạt.
- Loại bỏ hạt lép lửng
trước khi đưa vào bảo
quản.
Túi
nilon, Phơi khô hạt cho - Hạt giống được phơi
chum vại, dây vào túi nilon hoặc khô, tinh sạch, có hàm
buộc,
hạt chum vại để bảo lượng nước từ 4 – 8%,
giống
quản.
cho
vào
túi
Bảo
Polyethylene,
đựng
trong chum, vại, bình,
lọ, bên trên trải một lớp
tro bếp, vơi bột để hút
ẩm, gắn kín, đặt trong
kho.
Cát ẩm hoặc Hạt được trộn đều
tro bếp, hạt với cát hoặc tro bếp
giống
(1 phần hạt + 2 - 3
phần cát) đánh thành
luống. Kiểm tra độ
Bảo
ẩm của cát hoặc tro
bếp thường xuyên.
- Hạt được trộn đều với
cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/
2 - 3 cát ẩm (theo thể
tích), đánh thành từng
luống cao 15 - 20cm,
bên trên phủ một lớp
cát ẩm, xáo trộn theo
định kỳ. Thường xuyên
kiểm tra độ ẩm cát,
trộn đều rồi đánh thành
luống, bảo quản tiếp.
5. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên hướng dẫn ban đầu cả lớp 1/2 giờ, sau đó phân nhóm 5 - 7 học sinh
thực hành, giáo viên quan sát uốn nắn.
BÀI 2: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CÂY CON
TỪ HẠT Ở VƯỜN ƯƠM
( Thời gian: Lý thuyết 7 giờ, thực hành 11 giờ, kiểm tra 1 giờ )
24
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm vườn ươm và phân loại vườn ươm, các yếu tố để lựa chọn
xây dựng vườn ươm.
- Chọn được địa điểm lập vươn ươm, có kỹ năng quy hoạch vườn ươm nhỏ.
- Thực hiện được các công việc: Xử lý hạt giống, chuẩn bị đất gieo ươm, gieo hạt,
cấy cây, chăm sóc cây con đến khi cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn đúng quy trình kỹ thuật,
đạt định mức quy định.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn, tiết kiệm hạt giống.
III. NỘI DUNG BÀI HỌC
2.1. Xây dựng vườn ươm
2.1.1. Khái niệm vườn ươm
- Vườn ươm là nơi tập trung sản xuất và bồi dưỡng cây con đảm bảo chất lượng
phục vụ kế hoạch trồng rừng.
2.1.1.1. Phân loại vườn ươm
Căn cứ vào quy mô sản xuất, tính chất sản xuất và thời gian sử dụng người ta có
nhiều cách phân loại vườn ươm:
a. Căn cứ vào quy mô sản xuất
* Vườn ươm lớn
- Đầu tư xây dựng nhiều tiền, quy mô sản xuất lớn, sản xuất mang tính cơng
nghiệp.
- Vườn ươm có diện tích khoảng 0,5 - 2,0ha hoặc công suất lớn hơn 1.000.000
cây/năm.
- Áp dụng cho những cơ sở sản xuất lớn có nhiệm vụ sản xuất cây con phục vụ
yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu ươm cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo
vùng chủ yếu vườn ươm cây con, chọn bầu từ hạt, giâm hom và cấy mô.
* Vườn ươm trung bình
Vườn ươm có tính nửa cố định. Là loại vườn ươm được dùng ở các đội trồng rừng
của các lâm trường áp dụng phương pháp giâm hom, nuôi cấy mơ, ươm cây trong bầu
dện tích khoảng 500 - 5000 m2 hoặc công suất từ 500.000 – 1.000.000 cây/năm sản xuất
cây con phục vụ kế hoạch trồng rừng của các lâm trường. Áp dụng các phương pháp gieo
ươm hạt, giâm hom, ni cấy mơ diện tích khoảng 500 - 5000m2 sản xuất cây con phục
vụ trồng rừng.
* Vườn ươm nhỏ
25