Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.11 KB, 166 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Trường Cao Đẳng Lào Cai

Giáo trình

CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
Đối tượng: Điều dưỡng trung học

Năm học 2019

1


LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình chăm sóc người bệnh nội khoa dùng cho học sinh điều dưỡng trung
được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể
áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung
và phần tự lượng giá. Giáo trình bao phủ tồn bộ chương trình học phần chăm sóc
người bệnh nội khoa . Nội dung của từng bài được viết đảm bảo lượng kiến thức cơ
bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn.
Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan
nên giáo trình này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong
q trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh
để giáo trình ngày một hồn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm
định giáo trình đã đồng ý đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường.
Tác giả

2



MỤC LỤC

Trang

Bài 1: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn

5

Bài 2: Chăm sóc bệnh nhân suy tim

10

Bài 3: Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

15

Bài 4: Chăm sóc bệnh nhân tăng cơn đau thắt ngực

21

Bài 5: Triệu chứng học bộ máy hơ hấp

26

Bài 6: Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

31

Bài 7: Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản


39

Bài 8: Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

47

Bài 9: Triệu chứng học bộ máy tiêu hố

52

Bài 10: Chăm sóc bệnh nhân lt dạ dày - tá tràng

57

Bài 11: Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hố

62

Bài 12: Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan

66

Bài 13: Chăm sóc bệnh nhân áp xe gan

71

Bài 14: Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

76


Bài 15: Triệu chứng học hệ tiết niệu

81

Bài 16: Chăm sóc bệnh nhân viêm thận bể thận

87

Bài 17: Chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận mạn

93

Bài 18: Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp

98

Bài 19: Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

104

Bài 20: Chăm sóc bệnh nhân gút

108

Bài 21: Triệu chứng học các bệnh về máu

113

Bài 22: Chăm sóc bệnh nhân thiếu máu


117

Bài 23 Chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch cầu

121

Bài 24: Chăm sóc bệnh nhân bướu cổ

128

Bài 25: Chăm sóc bệnh nhân Basedow

134

Bài 26: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

139

Bài 27: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc

146

Bài 28: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

150

Bài 29: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân dị ứng Penicillin.

156


Bài 30: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

161

3


MƠN HỌC :

ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA

*Thời điểm thực hiện mơn học: Học kỳ I năm thứ nhất
* Mục tiêu môn học:
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng các bệnh nội khoa thường
gặp.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa.
3. Thực hiện chăm sóc được người bệnh nội khoa.

* Nội dung mơn học
*Hướng dẫn thực hiện mơn học
Giảng dạy
- Lý thuyết: Thuyết trình ngắn, thực hiện phương pháp dạy học tích cực
Đánh giá
- 1 điểm kiểm tra hệ số 1
- 2 điểm kiểm tra định kỳ
- Thi kết thúc môn học: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến, và câu hỏi
trắc nghiệm.
*Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình điều dưỡng nội khoa sở giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2005.
- Giáo trình điều dưỡng nội khoa bộ Ytế vụ khoa học và đào tạo năm 2006.

- Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học y Hải Phòng năm.
- Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định năm 2005

4


Bài 1:TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TUẦN HOÀN
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng
1. Trình bày được triệu chứng cơ năng bộ máy tuần hoàn.
2. Thăm khám được 1 số triệu chứng thực thể bộ máy tuần hồn.
3. Xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực.
Nội dung:
I. Triệu chứng cơ năng: Đó là triệu chứng do chính bản thân cảm nhận được, tự biết và
tự kể lại.
1. Khó thở.
Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. Khó thở là dấu
hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của
suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. Có 3 hình thái khó thở:
1.1. Khó thở khi gắng sức.
Người bệnh khơng cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở.
1.2. Khó thở thường xun.
Người bệnh ln ln cảm thấy khó thở, khi nằm càng thấy khó thở hơn, người
bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi, người bệnh cũng khó thở, khi vận
động khó thở càng tăng hơn.
1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn.
- Cơn hen tim: Người bệnh như nghẹt thở, thở nhanh và nơng, tim đập nhanh, khám
người bệnh khơng có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái.
- Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, đột ngột, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi dậy để thở
và khạc ra nhiều bọt màu hồng. Khám thấy người bệnh có dấu hiệu suy tim trái
2. Đánh trống ngực.

Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc
đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm tim... làm cho người bệnh
nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng. Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình
thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim ( hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tăng
huyết áp, cường giác... )
3. Đau vùng trước tim

5


Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau có thể
khư trú ở vùng ngực trái, có khi lan lên vai, xuống cánh tay, cẳng tay và các ngón tay.
Đau vùng trước tim trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim,
viêm màng ngoài tim...
4. Ho và khạc ra máu
Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị sung huyết làm ho ra máu.
Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt đi. Ho ra máu
gặp trong hẹp van 2 lá, phù phổi cấp.
5. Phù
Phù tim là dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm và đã
có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp ( hai mắt cá chân và mu bàn
chân ). Lúc đầu phù tim vào buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù
nhưng dấu hiệu suy tim vẫn cịn ( gan to, tình mạch cổ nổi )
Trong suy tim nặng thì cịn phù tồn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong các khoang
màng bụng, màng phổi.
6. Dấu hiệu xanh tím
Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và vùng niêm mạc người bệnh có thể
xanh tím, lúc đầu ở mơi, móng tay, móng chân sau khi làm việc nặng, về sau dấu hiệu
xanh tím có thể xuất hiện ở tồn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu bệnh
xanh tím như bệnh Fallot 4...

7. Ngất
Là tình trạng mất chi giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt
hoạt động tuần hồn và hơ hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy ra đột ngột, trước đó
người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, tốt mồ hơi rồi ngã xuống, khơng cịn biết gì
nữa.
Khám thấy người bệnh mẳt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở,
tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch không sờ thấy. Nếu khơng cứu chữa kịp thời có thể
tử vong.
8. Các triệu chứng khác
8.1. Mệt
Mệt không phải triệu chứng đặc hiệu của tim mạch xong có ý nghĩa khi triệu
chứng xảy ra trên người bệnh tim mạch. Do giảm cung lượng tim làm giảm sút trương
lực cơ gây mệt.
6


8.2. Đái ít
Do ứ trệ tuần hồn, xảy ra ở người bệnh bị suy tim.
8.3. Tê ngón
Do rối loạn chức năng trong bệnh của động mạch làm co thắt mạch máu ở các
ngón. Nếu người bệnh đi xa sẽ thấy cảm giác chuột rút ở bắp chân, đau bắp chân, phải
xoa bóp cho đỡ đau.
II. Triệu chứng thực thể
1. Nhìn
- Thể trạng chung: Gầy, béo, cân nặng...
- Màu sắc da, Niêm mạc hồng hay tím tái.
- Phù hay khơng phù, vị trí mức độ tính chất phù.
- Tĩnh mạch cổ nổi ( cảnh ): Có nổi to hay khơng?
- Động mạch cảnh: Đập mạnh hay yếu ?
- Các chi và các móng tay: Ngón tay dùi trống, tím tái.

- Mỏm tim: Nằm ở vị trí nào trên thành ngực?
- Lồng ngực: Cân đối hay biến dạng ?
2. Sờ: Tìm rung miu
Rung miu là biểu hiện ra ngoài của các tiếng thổi hoặc các tiếng rung của tim lan
truyền ra ngoài thành ngực.
- Rung miu tâm thu: Gặp trong hở van 2 lá.
- Rung miu tâm trương: Gặp trong hẹp van 2 lá.
- Rung miu liên tục: Gặp trong còn ống động mạch.
3. Gõ: Xác định vùng đục của tim.
- Vùng đục tuyệt đối: Là vùng mà tim trực tiếp áp váo thành ngực.
- Vùng đục tương đối: Là vùng mà tim áp vào thành ngực và vùng tim bị màng phổi che
lấp một phần thành ngực.
4. Nghe
4.1. Nghe tim ở cả ba tư thế
- Người bệnh nằm ngửa, nằm nghiêng trái, ngồi hoặc đứng.
4.2. Nghe ở các ổ van tim
- Có 4 ổ van tim chính:
7


+ Ổ van 2 lá: Vị trí ở mỏm tim, ở kẽ liên sườn 4-5 trên đường giữa xương đòn
trái.
+ Ổ van 3 lá : Vị trí ở kẽ sườn 6 cạnh xương ức trái.
+ Ổ van động mạch chủ: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên phải cách bờ xương ức
1,5cm
+ Ổ van động mạch phổi: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên trái cách bờ xương ức
1,5cm
- Ngồi ra cịn ổ Erb- Botkin: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ ba bên trái cách bờ xương ức 3cm.
4.3. Tiếng tim bình thường
- Mỗi chu chuyển tim có 2 tiếng: T1 và T2.

+ Tiếng thứ nhất gọi là T1 ( pùm ): Trầm, dài, nghe đồng thời với lúc mạch nảy
sau đó là khoảng im lặng ngắn.
+ Tiếng thứ hai gọi là T2 ( tắc ): Thanh, ngắn, nghe đồng thời với lúc mạch chìm
sau đó là khoảng im lặng dài.
T1 nghe rõ ở mỏm tim, T2 nghe rõ ở đáy tim.
- Khi nghe tim cần chú ý đến cường độ và nhịp điệu của tim.
- Trong sinh lý bình thường: Tiếng tim nghe rõ, cường độ tim đập mạnh khi gắng sức, khi
hồi hộp xúc động nhịp tim vẫn đều đặn. Khi nghỉ ngơi, tiếng tim trở lại bình thường.
4.4. Các dấu hiệu bệnh lý
- Tiếng T1 và T2 thay đổi về cường độ và nhịp điệu: Yếu, mạnh, nhanh, chậm, không
đều...
- Xuất hiện các tiếng bất thường:
+ Tiếng thổi tâm thu.
+ Tiếng rung tâm trương.
+ Tiếng thổi tâm trương.
+ Tiếng thổi liên tục.
+ Tiếng ngựa phi.
+ Tiếng cọ màng ngoài tim.
* TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hồn và phân tích triệu chứng
khó thở.

8


2. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hồn và giải thích tại sao người bệnh
có thể ho và khạc ra máu.
3. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích nguyên nhân phù và
nêu đặc điểm của triệu chứng phù trong bệnh tim mạch.


9


Bài 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khă năng:
1. Trình bày được định nghĩa và một số nguyên nhân gây suy tim.
2. . Trình bày được triệu chứng, biến chứng của suy tim.
3. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim.
Nội dung
I. Định nghĩa và nguyên nhân
1. Định nghĩa
Suy tim là tình trạng tim khơng đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng
nhu cầu ôxy và dinh dưỡng của tổ chức.
2. Nguyên nhân
2.1. Bệnh của hệ tuần hoàn
- Bệnh của tim: Cơ tim, van tim, màng ngoài tim, tim bẩm sinh.
- Bệnh của mạch máu: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu.
2.2. Bệnh phổi mạn tính và các biến dạng của lồng ngực
- Viêm phế quản mạn tính, hen phế quả, lao xơ phổi, bụi phổi, gù vẹo cột sống.
2.3. Các bệnh toàn thân
- Basedow, thiếu máu, thiếu vitamin B1...
II. Triệu chứng
1. Suy tim trái
Do ứ trệ tuần hoàn ở phổi gây ra các triệu chứng:
- Ho.
- Khó thở: Thường khó thở từng cơn xảy ra sau khi gắng sức, gọi là cơn hen tim. Trường
hợp nặng gây cơn phù phổi cấp.
- Khạc đờm máu hồng ( Đờm có máu ).
- Mạch nhanh, nhịp tim nhanh.
2. Suy tim phải

Do ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên gây ra các triệu chứng:
- Khó thở: Từ từ ngày càng nặng dần.
- Tím tái.
10


- Gan to.
- Tĩnh mạch cổ nổi.
- Phù, tràn dịch đa màng ( màng bụng, màng phổi...).
- Mạch nhanh, nhịp tim nhanh.
3. Suy tim toàn bộ
Các triệu chứng phối hợp của suy tim phải và suy tim trái. Người bệnh ln trong
tình trạng khó thở, tím tái, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim,
huyết áp thấp... rất dễ tử vong đột ngột do ngừng tim.
4. Biến chứng
- Phù phổi cấp: Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
- Rối loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ,
rung thất.
- Bội nhiễm phổi: Do ứ máu ở phổi nhiều nên người bệnh hay bị viêm phế quản, viêm
phổi.
- Tắc mạch: Do dòng chảy của máu giảm đi rất nhiều nên dễ gây nên cục máu đông gây
tắc mạch máu não, tắc mạch phổi, tắc mạch thận, tắc mạch mạc treo...
III. Điều trị
1. Nguyên tắc chung
- Nghỉ ngơi: Nhằm giảm công việc cho tim.
- Tăng cường sự co bóp cho tim: Bằng các thuốc tim mạch.
- Hạn chế ứ trệ tuần hoàn: Bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối.
- Tìm và điều trị nguyên nhân: Thiếu máu, basedow, thiếu vitamin B1, hẹp hở van tim,
tăng huyết áp...
2. Điều trị cụ thể

2.1. Chế độ nghỉ ngơi
- Không để bệnh nhân gắng sức như leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, stress...
- Khi bệnh nặng: Để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
2.2. Chế độ ăn uống
Hạn chế uống nước và ăn ít muối.
2.3. Thuốc
- Tăng bóp cơ tim: Digitalis (Digoxin)
11


- Thuốc lợi tiểu: Lasix, Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề...
*Chú ý: Khi dùng thuốc lợi tiểu phải cho người bệnh uống kali vì mất kali gây biến
chứng nguy hiểm.
IV. Chăm sóc
1. Nhận định
1.1. Hỏi bệnh
- Phát hiện các triệu chứng cơ năng: Khó thở, ho, khạc ra đờm máu, trạng thái tinh thần,
ăn uống, đại tiểu tiện...
- Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và những đáp ứng của cơ thể khi
dùng thuốc.
1.2. Thăm khám
- Quan sát:
+ Màu sắc, sắc mặt, móng tay, móng chân.
+ Kiểu thở, nhịp thở.
+ Xem người bệnh có phù khơng: Nhìn mi mắt, mắt cá chân.
- Khám: Đếm mạch, nghe nhịp tim, tiếng tim.
- Đo huyết áp, nhiệt độ
1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan, tham khảo hồ sơ bệnh án
- Sổ y bạ hoặc đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, kết quả điện tim,
kết quả X- quang, y lệnh điều trị...

2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Chế độ nghỉ ngơi.
- Chế độ ăn uống.
- Thực hiện y lệnh.
- Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án.
- Vận động trị liệu.
- Giáo dục sức khỏe.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Chế độ nghỉ ngơi
- Suy tim nặng: Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi nhưng
không được để thõng hai chân.
12


- Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức, nhất là trong giai đoạn bệnh nặng lên:
Leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, thể dục thể thao nặng.
3.2. Chế độ ăn uống
- Giảm muối:
+ Suy tim nặng, phù nhiều cần ăn nhạt hoàn toàn, chỉ được dùng 0,5g muối/ngày.
+ Các trường hợp khác ăn tương đối, dùng rất hạn chế muối 1-2g /ngày.
- Chế độ calo vừa phải: 1500-200calo/ngày.
- Giảm và bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... nhất là suy tim nặng.
- Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali như chuối tiêu, cam, hồng xiêm, nho, chanh...
- Uống nước hạn chế: Tổng lượng nước đưa vào cơ thể do uống (hoặc truyền) bằng tổng
lượng nước tiểu cộng với 300ml-500ml.
- Tránh táo bón: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
3.3. Thực hiện y lệnh
- Thực hiện y lệnh thuốc:
+ Dùng thuốc đúng chỉ định: Thực hiện tốt 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
+ Trước khi dùng các thuốc trợ tim Isolanit, Digoxin, Cedigalan... phải đếm mạch,

nếu thấy mạch chậm < 60 lần/phút thì phải ngừng thuốc và báo cáo bác sĩ.
+ Theo dõi tác dụng của thuốc sau khi dùng: Theo dõi nhịp tim trên monitor, nghe
tim, đếm mạch, đo huyết áp, đo lượng nước tiểu trong 24 giờ.
+ Khi dùng thuốc điều trị suy tim thường kèm kaliclorua, cần lưu ý cho người
bệnh uống thuốc này sau khi ăn no.
- Thực hiện y lệnh xét nghiệm: Máu, nước tiểu, điện tim, X-quang, đo áp lực tĩnh mạch
trung tâm hoặc ngoại vi.
3.4. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án
- Tình trạng hơ hấp: Màu da, sắc mặt, nhịp thở, tần số, kiểu thở, tư thế nằm của người
bệnh.
- Mạch, nhịp tim: Theo dõi trên monitor hoặc điện tim, đếm mạch, nghe tim.
- Huyết áp: Ngày nhiều lần hoặc 2 lần/ngày.
- Lượng nước tiểu 24 giờ.
- Theo dõi: Nhiệt độ, phù, cân nặng, ăn uống, đại tiện, trạng thái tinh thần.
3.5. Vân động trị liệu
13


- Để người bệnh ở tư thế thuận lợi cho máu ngoại vi về tim dễ dàng: Nửa nằm nửa ngồi,
khơng để thõng 2 chân. Nếu người bệnh nằm thì kê cao hai chân hơn bình thường.
- Khuyến khích người bệnh xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là hai chân,
để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc nghẽn mạch.
Vận động nhẹ nhàng, không gay mệt nhọc.
3.6. Giáo dục sức khỏe
- Hướng dẫn người bệnh tự theo dõi tiến triển của bệnh: Khó thở, lượng nước tiểu, phù,
cân nặng.
- Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh gắng sức.
- Hướng dẫn người bệnh cách tự xoa bóp, vận động.
- Hướng dẫn người bệnh dung thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ và chế độ khám sức khỏe
định kỳ.

4. Đánh giá
Một người bệnh suy tim được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
- Các triệu chứng suy tim giảm đi và dần dần trở lại bình thường: Người bệnh đỡ khó thở,
hết tím, đỡ phù, gan nhỏ lại, mạch giảm.
- Người bệnh được chăm sóc chu đáo cả về tinh thần và thể xác: Người bệnh yên tâm, tin
tưởng, vui lòng về sự chăm sóc và thái độ phục vụ của nhân viên.
- Các triệu chứng, nhất là các dấu hiệu sống, được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Các kết
quả xét nghiệm như điện tim, siêu âm... được làm và thu thập đầy đủ theo y lệnh của bác
sỹ.
- Người bệnh được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa bóp, đồng
thời tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc.
*TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày triệu chứng suy tim phải, suy tim trái, suy tim toàn bộ.
2. Nêu các nguyên tắc chung khi điều trị suy tim.
3. Trình bày chế độ nghỉ ngơi ăn uống người bệnh suy tim.
4. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim.
5. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim.

14


Bài 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển của biến chứng.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.
Nội dung
I. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi thấy huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu) > 140mmHg và
huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương) > 90mmHg.
Cơn tăng huyết áp có khi số đo đột nhiên tăng quá 40mmHg so với bình thường.

II. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân thứ phát
1.1. Bệnh thận
Dị dạng mạch thận ( hẹp động mạch thận, sỏi thận, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận
mạn, viêm đài để thận, thận đa nang....)
1.2. Bệnh tim mạch
Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ khi tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp thấp.
Hở van động mạch chủ gây tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu giảm.
1.3. Bệnh tuyến thượng thận
Gây ra cơn tăng huyết áp sau đó trở lại bình thường.
1.4. Do thuốc
Dùng Corticoid, thuốc tránh thai, cam thảo kéo dài cũng làm tăng huyết áp. Trong trường
hợp này khi ngừng thuốc sẽ trở lại bình thường.
Ngồi ra còn do các nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu
2. Nguyên nhân tiên phát
Trường hợp này nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có liên quan các yếu tố sau:
+ 85-89% các trường hợp cao huyết áp hay gặp ở tuổi trung niên, cao tuổi, béo phì
ít hoạt động thể lực (sơ vữa động mạch thường gặp ở người cholestron máu cao)
+ Yếu tố gia đình
+ Bệnh đái tháo đường.
+ Tăng hoạt tính thần khinh giao cảm ( gây co mạch ).
15


II. Triệu chứng
Tăng Huyết áp thường khơng có triệu chứng điển hình, tuy nhiên có các dấu hiệu
gợi ý:
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nơn.
- Cơn bốc hoả: Mặt đỏ, người nóng bừng.
- Mệt nhọc, tim đập nhanh khi lao động gắng sức.

Triệu chứng cơ bản quan trọng nhất là số đo huyết áp > 140/90 mmHg. đặc biệt là số đo
huyết áp tăng lên 40mmHg so với lúc bình thường.
Có 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Người bệnh khơng có dấu hiệu tổn thương thực thể
2. Giai đoạn 2: Người bệnh có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
- Dầy thất trái ( phát hiện sau chụp X-quang, điện tâm đồ)
- Hẹp động mạch võng mạc lan rộng hay cư trú
- Protein niệu và/hoặc creatimin huyết tăng nhẹ.
Ngồi ra cịn có các biểu hiện khơng rõ rệt là những hậu quả của tăng huyết áp
như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong sọ, viêm tắc động
mạch, suy thận...
3. Giai đoạn 3: Bệnh tăng huyết áp gây ra tổn thương nhiều cơ quan khác nhau, thể hiện
các dấu hiệu như suy thất trái, xuất huyết não, xuất huyết võng mạc. Các dấu hiệu này
đặc trưng cho các giai đoạn nặng, tiến triển nhanh.
4. Tăng huyết áp ác tính
Chiếm 25% các trường hợp tăng huyết áp, phần lớn xảy ra trên người bệnh tăng
huyết áp từ trước, triệu chứng phong phú, nổi bật là hội chứng nhức đầu dữ dội, huyết áp
cao cả tối đa, tối thiểu, người bệnh khát nước, tụt cân, rối loạn tiêu hóa, một số có biểu
hiện đơng máu nội quản rải rác, tiến triển nhanh và nặng, có biến chứng ở não và tim
III. Tiến triển biến chứng
1. Tiến triển
Người bệnh cao huyết áp thường xuyên theo dõi và thực hiện đúng y lệnh của bác
sĩ sẽ ổn định. Khi không được theo dõi điều trị liên tục bệnh sẽ nặng lên để lại các biến
chứng, nhất là người cao huyết áp có kèm theo bệnh đái đường, bệnh thận...
2. Biến chứng
2.1. Biến chứng tim
16


- Suy tim trái, cơn hen tim, phù phổi cấp.

- Suy động mạch vành: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
2.2. Biến chứng não
- Xuất huyết não, nhũn não.
2.3. Suy thận
2.4. Mắt
- Mờ mắt, giảm thị lực
- Soi đáy mắt có hiện tượng hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết võng mạc, phù gai thị.
IV. Điều trị
1. Nguyên tắc chung
- Điều trị thường xuyên, kéo dài, liên tục theo dõi huyết áp.
- Điều trị theo pháp đồ bậc thang.
2. Điều trị cụ thể
- Người bệnh được nghỉ ngơi, tránh xúc động, lo lắng.
- Dùng thuốc hạ áp, an thần, lợi tiểu
+ Nếu huyết áp cao đột ngột, dùng thuốc có tác dụng nhanh mạnh: Cho Nifedifin
(Adalat) viên nhộng 10mg ngậm dưới lưỡi, lợi tiểu Furosemit 20mg/ống tiêm vào bắp
hoặc tĩnh mạch.
+ Nếu huyết áp tăng từ từ dung các thuốc tác dụng chậm nhưng kéo dài.
+ Thuốc hạ áp: Nifedifin, Coversyl, Inderal.
+ Thuốc lợi tiểu: Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề.
+ Thuốc an thần: Seduxen, sen vông.
- Chế độ ăn giảm muối, giảm mỡ động vật ( thay dầu thực vật), giảm các chất kích thích,
chống táo bón.
- Chế độ ăn giảm cân cần áp dụng cho người béo.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm tra, duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép.
V. Chăm sóc
1. Nhận định
1.1. Hỏi bệnh
- Phát hiện các triệu chứng cơ năng: ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đánh
trống ngực, cơn bốc hỏa.

17


- Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và theo dõi bệnh, các bệnh khác.
1.2. Thăm khám
- Quan sát
+ Thể trạng chung
+ Màu da, sắc mặt, kiểu thở, nhịp thở.
+ Xem người bệnh có phù khơng, có liệt khơng?
- Khám
+ Đếm mạch nghe nhịp tim, tiếng tim.
+ Đo huyết áp, nhiệt độ.
+ Kiểm tra xem người bệnh có liệt có phù khơng?
1.3. Thu thập các giấy tờ có liên quan
Sổ y bạ, đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, điện tim, các xét
nghiệm, tham khảo hồ sơ bệnh án
2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt.
- Thực hiện y lệnh.
- Chế độ ăn uống.
- Theo dõi ghi hồ sơ bệnh án.
- Giáo dục sức khỏe.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt
- Tránh các gắng sức cả về thể lực và tinh thần.
- Tránh làm việc căng thẳng, xúc động, lo lắng, sợ hãi, thức khuya.
- Không nên lao động quá sức.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thở sâu, xoa bóp.
3.2. Thực hiện y lệnh

- Thực hiện thuốc 1 cách chính xác kịp thời.

18


+ Khi dung thuốc hạ áp cho người bệnh cần lưu ý: người bệnh cần được nghỉ ngơi trước
khi dùng thuốc hạ áp. Kiểm tra huyết áp trước và sau khi dùng thuốc hạ áp cho người
bệnh.
+Khi dùng thuốc lợi tiểu nên cho người bệnh dùng vào buổi sáng, không dùng vào
buổi tối làm bệnh nhân mất ngủ. Thuốc lợi tiểu đào thải Kali vì vậy cho người bệnh ăn
nhiều hoa quả có chứa nhiều Kali như: Cam, chuối tiêu.... hoặc muối Kaliclorua. Uống
muối Kaliclorua khi ăn no tránh gây phản ứng hóa học trong dạ dày
+ Dùng thuốc Adalat viên nang mềm, cần chọc thủng viên thuốc trước khi cho
người bệnh ngậm dưới lưỡi. Thuốc này làm huyết áp giảm nhanh nên chỉ cần dùng khi
cấp cứu cơn tăng huyết áp
- Xét nghiệm
+ Xét nghiệm máu: Công thức máu Ure, đường, cholesterol...
+ Xét nghiệm nước tiểu: Tìm protein niệu, tế bào niệu.
+ Điện tim: Xem có biến chứng dầy thất trái, rối loạn nhip tim, thiếu máu cơ tim,
nhồi máu cơ tim không.
+ Soi đáy mắt kiểm tra biến chứng và xác định giai đoạn tăng huyết áp (chưa có
biến chứng và có biến chứng)
* Giai đoạn 1: Khơng có biểu hiện ở võng mạc.
* Giai đoạn 2: Hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết, phù gai thị.
- Chụp X-quang tim phổi: Bóng tim to, thất trái to.
* Chú ý: Chuẩn đoán tăng huyết áp bằng số đo tăng huyết áp, vì thế điều dưỡng cần đo
huyết áp đúng quy trình kỹ thuật.
3.3. Chế độ ăn uống
- Hạn chế muối dùng dưới 0,5g muối/ngày.
- Chế độ ăn giảm calo áp dụng cho người béo.

- Hạn chế chất béo nên ăn dầu thực vật.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, chè đặc...
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
3.4. Theo dõi và ghi hồ sơ bệnh án
- Theo dõi huyết áp:
+ Khi huyết áp cao cần theo dõi liên tục, có khi 30 phút -1giờ/lần tùy theo tình
trạng bệnh. Cho tới khi huyết áp ổn định và bình thường.
19


+ Khi khỏi cơn tăng huyết áp và những lúc bình thường, người bệnh cần được
theo dõi huyết áp hàng ngày vào giờ nhất định và máy đo.
+ Khi có các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, nhức dầu người bệnh cũng cần phải
kiểm tra huyết áp.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, nhịp thở
- Lượng nước tiểu 24 giờ.
- Ăn ngủ, đại tiểu tiện.
- Trạng thái tinh thần: Người bệnh có lo lắng bi quan về bệnh khơng?
3.5. Giáo dục sức khỏe
- Giải thích cho người bệnh hiểu nguyên nhân và biến chứng tăng huyết áp.
- Hướng dẫn người bệnh chế độ làm việc phù hợp với bênh tật.
- Hướng dẫn chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh stress.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên, sử dụng thuốc theo đúng y lệnh điều trị.
4. Đánh giá
Người bệnh tăng huyết áp được đánh giá chăm sóc tốt nếu:
- Huyết áp giảm dần và trở về mức ổn định, người bệnh cảm thấy bình thường, dễ chịu.
- Khơng xảy ra tai biến trong quá trình điều trị.
- Y lệnh điều trị chăm sóc được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
- Người bệnh hiểu biết về bệnh và yên tâm điều trị.
- Người bệnh hiểu và thực hiện tốt các biện pháp đề phịng và tự xử trí cơn tăng huyết áp.

* TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Trình bày các nguyên nhân khi tăng huyết áp.
2. Trình bày triệu chứng, biến chứng khi tăng huyết áp.
3. Nhận định và lập kế hoạch cho bệnh nhân tăng huyết áp.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.

20


Bài 4: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân của cơn đau thắt ngực.
2. . Trình bày được triệu chứng, cách xử trí, và so sánh sự giống nhau, khác nhau của cơn
đau thắt ngực điển hình và khơng điển hình.
3. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh cơn đau thắt ngực.
Nội dung
I. Định nghĩa và nguyên nhân
1. Định nghĩa
Cơn đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng được đắc trưng bởi cơn đau kịch
phát, người bệnh có cảm giác bị đè ép vùng ngực trước, sau xương ức.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân: Do giảm dòng máu tới động mạch vành (động mạch nuôi tim) nên không
đáp ứng đủ nhu cầu ôxy của cơ tim.
- Điều kiện thuận lợi:
+ Sự gắng sức: Mang nặng, leo cao, lao động nặng nhọc... làm tăng nhu cầu ôxy
của cơ tim.
+ Bị lạnh, uống rượu, ăn món ăn lâu tiêu... gây co mạch đột ngột.
+ Xúc cảm mạnh, sợ hãi...làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp cũng gây tăng nhu cầu
ôxy của cơ tim.
II. Triệu chứng

1. Lâm sàng
- Khi thiếu máu cơ tim đột ngột sẽ xuất hiện đau ở vùng trước, sau xương ức, đau thường
khu trú, đôi khi lan lên cổ, hàm, vai, lan ra hai cánh tay và tới tận đầu ngón tay bên trái.
Người bệnh có cảm giác tim bị bóp nghẹt, nặng nề, cảm giác sắp chết. Cơn đau kéo dài
3 - 5 phút, sau đó đỡ dần nếu người bệnh được nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn động
mạch vành ( Nitroglycerin).
- Cơn đau thắt ngực thường gặp ở những người lớn tuổi (trên 40 - 50 tuổi), ở người bệnh
tim do xơ cứng động mạch khi có co thắt động mạch vành.
- Có nhiều loại cơn đau thắt ngực, trong đó thường gặp 2 loại chính là cơn đau thắt ngực
ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định.
21


* Sự giống nhau:
- Triệu chứng của cơn đau thắt ngực gần giống nhau như đã mô tả ở phần trên.
- Thường gặp ở người lớn tuối: Trên 40 - 50 tuổi.
- Thường gặp ở những người có tiền sử về bệnh tim mạch như tăng huyết áp, hở động
mạch chủ...
* Sự khác nhau:
Cơn đau thắt ngực ổn định
Cơn đau xảy ra sau gắng sức.
Triệu chứng cơn đau tương đối ổn định.
Khơng dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Có thể dự đốn được nên đề phịng được.
Tiên lượng tốt

Cơn đau thắt ngực không ổn định
Cơn đau xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi.
Cơn đau thất thường, có xu hướng tăng dần
về tần số và cường độ.

Có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Khơng thể dự đốn được nên khơng đề
phịng được.
Tiên lượng xấu

2. Cận lâm sàng
- Làm điện tim thấy có hình ảnh thiếu máu cơ tim biểu hiện bằng sóng T dẹt hoặc T âm.
- Chuẩn đoán cơn đau thắt ngực dựa vào tính chất cơn đau và bệnh sử nhưng làm điện
tim có giá trị chuẩn đốn chính xác. Ngồi ra khi cần có thể làm biện pháp gắng sức ở
phịng khám tim mạch.
III. Xử trí
1. Nội khoa
- Để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường.
- Dùng thuốc giãn động mạch vành: Có thể dùng các loại sau:
+ Ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin: Có tác dụng nhanh sau 3 - 5 phút.
+ Ngậm Adalat (Nifedipin) nếu người bệnh đau ngực có kèm theo huyết áp tăng
cao.
+ Dán Nitroderm trước ngực: Tác dụng kéo dài 24 giờ.
+ Uống chẹn Beta giao cảm, Isosorbide Dinitrate (có tác dụng giảm đau kéo dài).
- Nong hẹp động mạch vành: Bơm bóng, đặt stent.
2. Ngoại khoa
-Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.
3. Loại bỏ các yếu tố đe dọa cơn đau

22


-Bỏ thuốc lá, phòng nhiễm lạnh, bỏ rượu, tránh stress tinh thần, chế độ ăn giảm trọng
lượng ở người bệnh béo.
IV. Chăm sóc

1. Nhận định
1.1. Hỏi bệnh
- Xác đinh các triệu chứng cơ năng như đau ngực, khó thở:
+ Điều kiện xuất hiện cơn đau: Tự nhiên, sau lao động gắng sức, do lạnh, stress
tinh thần, bữa ăn thịnh soạn...
+ Vị trí, tính chất cơn đau: Cảm giác xuất hiện từ từ hay đột ngột?
+ Thời gian kéo dài của cơn đau.
+ Các triệu chứng khác kèm theo: Đau đầu, buồn nơn, hồi hộp, đánh trống ngực.
+ Tính chất, mức độ khó thở.
- Tiểu sử bệnh:
+ Đau ngực, tim mạch, tăng huyết áp.
+ Tiền sử dùng thuốc: Thuốc gì đã dùng, loại nào có hiệu quả nhất.
1.2. Thăm khám
- Quan sát màu da, sắc mặt.
- Đo mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.
- Kiểm tra nhịp tim: Nghe tim, điện tim.
1.3. Thu thập thông tin từ các giấy ra viện, chuyển viện, bệnh án, phiếu xét nghiệm
(Chụp X-quang tim phổi, điện tim, men tin...)
2. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm đau, giảm lo lắng.
- Thực hiện y lệnh.
- Theo dõi, ghi hồ sơ bệnh án
- Nuôi dưỡng.
- Giáo dục sức khỏe, phòng tránh cơn đau.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Giảm đau, giảm lo lắng
- Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối: Khi phát hiện người bệnh có cơn đau thắt ngực phải
cáng người bệnh đến tận giường, không được để người bệnh tự đi.
- Cho người bệnh dùng thuốc giãn động mạch vành.
- Có mặt thường xuyên bên giường bệnh để người bệnh đỡ lo lắng, sợ hãi.

3.2. Thực hiện y lệnh
- Y lệnh thuốc: Thực hiện tốt công tác 3 kiểm tra 5 đối chiếu.

23


+ Tác dụng phụ của Nitroglycerin là làm mạch nhanh, đỏ mặt, đau đầu, vì thế khi
dùng phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
+ Nếu người bệnh tăng huyết áp, khi dùng Adalat phải kiểm tra huyết áp trước và
sau khi dùng thuốc.
- Y lệnh xét nghiệm: Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, nhất là điện tim, chụp
Xquang, siêu âm tim. Thu gom kết quả xét nghiệm giúp cho việc chuẩn đốn, chăm sóc
theo dõi và điều trị có kết quả tốt.
3.3. Theo dõi
- Màu da, sắc mặt.
- Nhịp thở, kiểu thở.
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim ( nghe tim, điện tim).
- Tính chất, thời gian cơn đau thắt ngực.
- Trạng thái tinh thần.
- Ăn ngủ, đại tiểu tiện của người bệnh.
3.4. Nuôi dưỡng
Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu người bệnh tăng huyết áp cần thực hiện
chế độ ăn nhạt, giảm chất kích thích, hạn chế mỡ, tránh táo bón. Nếu có suy tim cần ăn
nhạt, bỏ chất kích thích, bỏ hút thuốc.
3.5. Giáo dục sức khỏe, phịng tránh cơn đau
- Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ, không lao động quá sức.
-Tránh cảm xúc lo lắng, lạnh đột ngột.
- Khơng dùng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Khi đã có cơn đau thắt ngực
phải bỏ thuốc lá tuyệt đối.
- Uống thuốc đầy đủ đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

- Khám định kỳ sức khỏe và dùng thuốc theo đơn.
- Đề phịng cơn đau thắt ngực bằng cách ln mang theo thuốc giãn mạch vành trên
người.
4. Đánh giá
Q trính chăm sóc người bệnh đau thắt ngực được đánh giá là tốt nếu:
- Người bệnh đỡ đau hoặc hết cơn đau ngực.
- Khơng có biến chứng, đặc biệt là biến chứng nhồi máu cơ tim.
- Các yếu tố khởi phát cơn đau bị loại bỏ.
- Người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm phối hợp với nhân viên y tế trong chăm sóc
điều trị và tự giữ gìn sức khỏe.
* TỰ LƯỢNG GIÁ:

24


1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân cơn đau thắt ngực.
2. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của cơn đau thắt ngực.
3. So sánh đặc điểm lâm sàng cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định.
4. Trình bày nhận định, lập kế hoạch chăm sóc.
5. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cơn đau thắt ngực.

25


×