Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Luận văn thạc sĩ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã ở huyện yên dũng tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 152 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------***--------------

ðỖ VĂN MINH

NHU CẦU ðÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHUYÊN
MÔN CẤP XÃ Ở HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ðỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

ðỖ VĂN MINH

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


LỜI CẢM ƠN

ðể hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám
Hiệu trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo Sau ñại học, khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Bộ mơn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách; cảm ơn các Thầy,
Cơ giáo đã truyền đạt cho tơi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GS.TS Thầy ðỗ
Kim Chung - người ñã dành nhiều thời gian, tạo ñiều kiện thuận lợi, hướng dẫn về
phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo UBND huyện Yên Dũng, lãnh ñạo
UBND các xã, thị trấn; các cán bộ công chức chuyên mơn cấp xã cùng các hộ nơng
dân trên địa bàn huyện đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số
liệu cần thiết phục vụ cho q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh
chị em học viên lớp Kinh tế nơng nghiệp – K19D đã chia sẻ, động viên, khích lệ và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Trong q trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và ñã trao ñổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cơ và
bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân cịn
nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong

nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cơ và các bạn để luận văn được
hồn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2012
Tác giả luận văn

ðỗ Văn Minh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ .........................................................................................ix
Phần I. MỞ ðẦU ...................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài ...........................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung..............................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................4
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu....................................................................4
Phần II. MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU
ðÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHUYÊN MÔN CẤP Xà ........6

2.1 Một số vấn ñề lý luận về nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công chức
chuyên môn cấp xã ........................................................................................6
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về cơng chức chun mơn cấp xã ................6
2.1.2 Khái niệm về nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun
mơn cấp xã ....................................................................................................9
2.1.3 Vai trị của nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun
mơn cấp xã ..................................................................................................13
2.1.4 Nội dung nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn
cấp xã ..........................................................................................................15
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng
chức chun mơn cấp xã..............................................................................27
2.2 Một số vấn đề thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


mơn cấp xã ..................................................................................................28
2.2.1 Kinh nghiệm về đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng
chức ở một số nước trên thế giới..................................................................28
2.2.2 Kinh nghiệm về ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công
chức chuyên môn cấp xã ở Việt Nam...........................................................33
2.2.3 Một số cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan........................38
Phần III ................................................................................................................40
ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................40
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu .................................................................40
3.1.1 ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên ........................................................40
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội.............................................................42
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................53

3.2.1 Phương pháp tiếp cận ..................................................................53
3.2.2 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu............................................53
3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ..........................................53
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................56
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................57
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................59
4.1 Thực trạng nhu cầu ñào tạo công chức chuyên môn cấp xã ở huyện
Yên Dũng ....................................................................................................59
4.1.1 Thực trạng đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã huyện n
Dũng............................................................................................................59
4.1.2 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã
trên địa bàn huyện n Dũng.......................................................................78
4.1.3 Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cơng
chức chun mơn cấp xã và những khó khăn trong thực hiện.......................88
4.1.4 Những kiến thức và kỹ năng cần có, ñã có và khoảng thiếu
hụt về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã..... 101
4.1.5 Nhu cầu cần ñược ñào tạo và bồi dưỡng của đội ngũ cơng
chức chun mơn cấp xã............................................................................ 113
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


4.1.6 Ảnh hưởng của chính sách cán bộ đến nhu cầu đào tạo và bồi
dưỡng của cơng chức chun mơn cấp xã .................................................. 120
4.2 Một số giải pháp về ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp
xã huyện Yên Dũng thời gian tới ............................................................... 121
4.2.1 Quan ñiểm ñịnh hướng về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng
chức chun mơn cấp xã............................................................................ 122
4.2.2 Một số giải pháp trong ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên

môn cấp xã ................................................................................................ 123
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 128
5.1 Kết luận ............................................................................................... 128
5.2 Kiến nghị ............................................................................................. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 132
PHIẾU ðIỀU TRA ............................................................................................ 134

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Nghĩa ñầy ñủ

NXB

Nhà xuất bản

CNH – HðH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân


HðND

Hội ñồng nhân dân

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

TP

Thành phố

CBCS

Cán bộ cơ sở

HTX

Hợp tác xã

BVTV

Bảo vệ thực vật

PCCN

Phịng chống cháy nổ

BQ


Bình qn

CN - XD

Công nghiệp – Xây dựng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ

ðVT

ðơn vị tính

NLN - TS

Nơng lâm nghiệp – Thủy sản

KT

Kinh tế


DT

Diện tích

Lð - NN

Lao động - Nơng nghiệp

SL

Số lượng

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

TB

Trung bình

CBCC

Cán bộ công chức

THPT

Trung học phổ thông

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


vi


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1

Tên bảng

Trang

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Yên Dũng trong giai
ñoạn 2009 – 2011 .....................................................................................47

3.2

Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện n Dũng giai
đoạn 2009 – 2011 .....................................................................................49

3.3

Tình hình đất ñai và sử dụng ñất ñai của huyện Yên Dũng giai đoạn
2009 - 2011...............................................................................................52

3.4

Thu thập thơng tin, tài liệu đã cơng bố ......................................................54

3.5


Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng ....................................................54

4.1

Số lượng công chức chuyên môn cấp xã phân theo chức danh ở huyện
Yên Dũng giai ñoạn 2009 - 2011 ..............................................................61

4.2

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cơng chức chun mơn cấp xã
huyện n Dũng giai đoạn 2009 – 2011 ...................................................63

4.3

Trình độ lý luận chính trị của cơng chức chun mơn cấp xã huyện
n Dũng giai đoạn 2009 – 2011..............................................................68

4.4

Trình độ quản lý Nhà nước của cơng chức chun mơn cấp xã huyện
n Dũng giai đoạn 2009 – 2011..............................................................70

4.5

Kết quả đào tạo và bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã trên ñịa
bàn huyện giai ñoạn 2009 – 2011..............................................................80

4.6

Kết quả chương trình đào tạo và bồi dưỡng cơng chức chun mơn

cấp xã giai đoạn 2009 – 2011....................................................................82

4.7

Kết quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp
xã ở từng chức danh năm 2011 .................................................................83

4.8

ðánh giá của công chức chun mơn cấp xã về cơng tác đào tạo và bồi
dưỡng trong thời gian qua .........................................................................86

4.9

ðánh giá của công chức chuyên môn cấp xã về kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao ..................................................................................89

4.10

ðánh giá của cơng chức chun mơn cấp xã về hiệu quả của một số
nhiệm vụ ñược giao ..................................................................................90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii


4.11

Các kỹ năng cơ bản và những giá trị trung bình về mức độ thành thạo

của các kỹ năng đối với công chức chuyên môn cấp xã huyện Yên
Dũng.........................................................................................................93

4.12

ðánh giá của cán bộ huyện về đội ngũ cơng chức chun môn cấp xã ......95

4.13

ðánh giá của cán bộ huyện về mức độ hồn thành nhiệm vụ của cơng
chức chun mơn cấp xã theo từng chức danh ..........................................96

4.14

ðánh giá của người dân về năng lực giải quyết cơng việc của đội ngũ
công chức chuyên môn cấp xã ..................................................................97

4.15

Ý kiến của công chức chun mơn cấp xã về việc có hay khơng có
những khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ ñược giao .................98

4.16

Ý kiến của công chức chuyên môn cấp xã về những khó khăn mà họ
đang gặp phải trong q trình thực hiện nhiệm vụ.....................................99

4.17

Ý kiến của cơng chức chun mơn cấp xã về những ngun nhân

chính gây khó khăn trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao hiện
nay.......................................................................................................... 101

4.18

Ý kiến của công chức chuyên môn cấp xã về những tiêu chuẩn cần có
đối với cơng chức chun môn cấp xã .................................................... 102

4.19

Ý kiến của công chức chuyên mơn cấp xã về những kỹ năng cần có
trong thực hiện nhiệm vụ được giao........................................................ 104

4.20

ðánh giá của cơng chức chun mơn cấp xã về những kỹ năng đã có
trong thực hiện nhiệm vụ ñược giao........................................................ 107

4.21

Mức ñộ cần thiết về năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái ñộ) ñối với
công chức chuyên môn cấp xã ................................................................ 110

4.22

Giá trị trung bình về mức độ cần thiết của các kỹ năng ứng với nhiệm
vụ được giao của cơng chức chun mơn cấp xã..................................... 112

4.23


Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn và dài hạn của công
chức chuyên môn cấp xã ......................................................................... 114

4.24

Các kiến thức, kỹ năng mà công chức chun mơn cấp xã có nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ................................................................... 116

4.25

Nhu cầu ñào tạo dài hạn của công chức chuyên môn cấp xã.................... 119

4.26

ðề xuất các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công
chức chuyên môn cấp xã trong năm 2013 ............................................... 126

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

viii


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1


Thực trạng cán bộ xã huyện n Dũng năm 2011.....................................59

4.2

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cơng chức cấp xã phân
theo chức danh năm 2011 .........................................................................64

4.3

Thực trạng công chức cấp xã làm việc ñúng chuyên môn và không
làm ñúng chuyên môn theo từng chức danh năm 2011 ..............................65

4.4

Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cơng chức cấp xã phân theo
chức danh năm 2011 .................................................................................69

4.5

Thực trạng trình độ quản lý Nhà nước của cơng chức cấp xã năm 2011 ....72

4.6

Trình độ quản lý Nhà nước của công chức cấp xã phân theo chức danh
năm 2011 ..................................................................................................73

4.7

Trình độ tin học và ngoại ngữ của công chức cấp xã năm 2011.................75


4.8

Thực trạng công chức chun mơn cấp xã phân theo độ tuổi năm 2011 ....76

4.9

Thực trạng công chức cấp xã phân theo thâm niên công tác ......................77

4.10

Thực trạng công chức chuyên môn cấp xã phân theo thời gian ñảm
nhiệm chức vụ hiện tại..............................................................................78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix


Phần I. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nước ta; bộ phận cấu
thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt
động của chính quyền cấp xã tác ñộng trực tiếp ñến việc phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, góp phần bảo đảm cho sự ổn ñịnh và phát triển của ñất nước. Chính
quyền cấp xã khơng thể đảm nhận được vai trị nếu thiếu nhân tố có ý nghĩa quyết
định đó là đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn cấp xã.
ðội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cơng chức chun mơn cấp xã nói riêng
có vai trị quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,

chính sách của ðảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đồn kết tồn
dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc
sống của cộng ñồng dân cư.
Nhận thức ñược tầm quan trọng của đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã,
trong những năm qua, ðảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến cơng tác đào tạo và
nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã. Hội nghị
Trung ương 5 khóa IX đã ra Nghị quyết về ñổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, trong đó đào tạo nguồn cán bộ cơng chức là một
trong những nội dung cơ bản có ý nghĩa quyết ñịnh ñối với sự nghiệp ñổi mới toàn
diện ñất nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất ñạo
ñức tốt ñáp ứng yêu cầu ñổi mới quản lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tính đến ngày 31/10/2007, tổng số cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn
trên toàn quốc là 192.438 người (chưa kể số lượng cán bộ tỉnh, huyện tăng cường),
trong đó cơng chức chun mơn cấp xã có 81.314 người, chiếm 42,25%. Như vậy,
so với số dân tại thời điểm điều tra thì cán bộ, công chức cấp xã chiếm 0,23%; tức
là cứ 10.000 dân thì có 23 cán bộ, cơng chức cấp xã. Song trên thực tế cho thấy,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở nhiều cơ sở vẫn còn thấp và yếu.
Về trình độ học vấn, số cán bộ, cơng chức cấp xã có trình độ tiểu học chiếm 2,93%;
trình độ trung học cơ sở chiếm 41,34%; trình độ phổ thơng chiếm 75,45%. Về trình
độ chun mơn, số cán bộ có trình ñộ trên ñại học là 0,04%; cao ñẳng và ñại học là
9,04%; trung học là 32,37%; sơ cấp là 9,81% và cịn lại là chưa qua đào tạo. Về
trình độ lý luận chính trị, cán bộ có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị là 4,09%;
trung cấp là 38,15%; sơ cấp là 22,94% và cịn lại 34,82% chưa được đào tạo về

trình độ lý luận chính trị. Về trình ñộ quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ và tin
học của đội ngũ cán bộ cơ sở cịn thấp: 55,53% chưa được đào tạo về quản lý hành
chính nhà nước, 98,81% chưa có trình độ ngoại ngữ và trên 87% chưa có trình độ
tin học (Nguyễn Hữu ðức, 2009).
ðứng trước thực trạng về năng lực của ñội ngũ cán bộ cơ sở ở các ñịa phương,
dưới sự chỉ ñạo của ðảng và Nhà nước, sự phối kết hợp của chính quyền địa
phương các cấp. ðến nay, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nói chung và cơng
chức chun mơn cấp xã nói riêng đã có những chuyển biến tích cực và đạt được
những kết quả quan trọng. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp xã dần ñi vào
nề nếp, nội dung, hình thức, phương pháp ñào tạo có nhiều đổi mới, bổ sung và
hồn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước ñáp ứng yêu cầu xây dựng hệ
thống chính quyền cấp cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những bất cập trong
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu
chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất lượng và hiệu quả cịn thấp. Nội dung
chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm ñổi mới, chưa gắn
với tổng kết thực tiễn của cơng cuộc đổi mới.
n Dũng là một huyện miền núi và là huyện thuần nông của tỉnh Bắc
Giang. Cùng với sự nghiệp phát triển ñất nước sau hơn 20 năm ñổi mới, huyện Yên
Dũng ñã phát huy được vai trị tiên phong là hạt nhân thúc ñẩy sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Bắc Giang, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế cao, bộ mặt nơng thơn ngày
càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước ñược cải thiện. ðội ngũ cán bộ cơ sở ở
các cấp xã, phường, thị trấn trong đó có đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã đã

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


có nhiều đóng góp trong q trình phát triển kinh tế - xã hội ở các ñịa phương, thực
sự là nòng cốt hướng dẫn người dân, tổ chức xây dựng cuộc sống và từng bước tạo

ra những tiền ñề cho phát triển.
Từ những quan điểm của ðảng về cơng tác cán bộ nói chung và cán bộ cơng
chức cấp xã nói riêng, từ thực trạng của đội ngũ cán bộ cơng chức chun mơn cấp
xã của huyện n Dũng. Chính quyền huyện Yên Dũng ñã thường xuyên quan tâm
chỉ ñạo và coi trọng việc đào tạo cơng chức chun mơn cấp xã. Tuy nhiên, bên
cạnh những việc ñã làm ñược, vẫn còn những bất cập, hụt hẫng so với yêu cầu và
nhiệm vụ đặt ra. Cụ thể: Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã
đã có nhiều cố gắng, song kết quả đạt được cịn thấp. Do sự khơng đồng đều về
trình độ học vấn của đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã; cịn nhiều bất cập về
hình thức, phương pháp và nội dung đào tạo mà đã dẫn đến những hạn chế trong
cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
xã cho Yên Dũng là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong cơng cuộc xây dựng
ñội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Hiệu quả của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng này chưa cao,
một phần là do các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự ñáp ứng ñúng nhu
cầu của người học. Do đó, một nhiệm vụ khơng thể thiếu trước khi thực hiện cơng
tác đào tạo, bồi dưỡng là phải tìm hiểu ñúng nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng của ñội ngũ
công chức chuyên môn cấp xã. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài "Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã ở
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp
xã ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian qua, ñề xuất một số giải pháp nhằm
ñáp ứng nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Yên
Dũng thời gian tới, góp phần nâng cao năng lực cơng tác cho đội ngũ cơng chức
chun mơn cấp xã ở huyện Yên Dũng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


3


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa được một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về ñánh giá
nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên mơn cấp xã;
ðánh giá thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp
xã ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua;
ðề xuất ñịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu trong ñào tạo, bồi dưỡng
công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian
tới góp phần nâng cao năng lực cơng tác của đội ngũ cơng chức chuyên môn cấp xã
ở huyện Yên Dũng.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng, phương pháp cho ñội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã để họ có thể ñáp
ứng ñược yêu cầu và nhiệm vụ ñược giao.
Chủ thể nghiên cứu là đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã, bao gồm:
trưởng công an xã, chỉ huy trưởng Quân sự, cán bộ văn phòng – thống kê, cán bộ
địa chính nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường, cán bộ tài chính – kế tốn, cán bộ
tư pháp – hộ tịch, cán bộ văn hóa – xã hội.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về ñánh giá nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã;
Các yêu cầu về ñào tạo, bồi dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức
ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Yên Dũng;
ðề xuất một số giải pháp về nội dung chương trình, phương pháp và hình

thức đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã ở huyện Yên Dũng phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn ñề ra.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


1.3.2.2 Phạm vi về khơng gian
ðề tài được nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện ñề tài: Từ tháng 8/2011 đến tháng 10/2012.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

5


Phần II. MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU ðÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CHUYÊN MƠN CẤP XÃ

2.1 Một số vấn đề lý luận về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn
cấp xã

2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về cơng chức chuyên môn cấp xã
2.1.1.1 Khái niệm công chức chuyên môn cấp xã
Căn cứ theo khoản 3 ðiều 4 của Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 quy định:
Cơng chức cấp xã là cơng dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Tại chương V, Luật cán bộ, công chức theo khoản 3 ðiều 61 quy định cơng

chức cấp xã có các chức danh sau đây:
- Trưởng Cơng an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Văn phòng - Thống kê;
- ðịa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường;
- Tài chính - kế tốn;
- Tư pháp - hộ tịch;
- Văn hóa - xã hội.
Cơng chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã
Tại chương II, Nghị định cơng chức cấp xã có quy định về tiêu chuẩn chung
của cơng chức cấp xã như sau [22]:
ðối với các cơng chức Văn phịng - Thống kê, ðịa chính - nơng nghiệp - xây
dựng và mơi trường, Tài chính - kế tốn, Tư pháp - hộ tịch, Văn hố - xã hội:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối
của ðảng chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả
chủ trương, đường lối của ðảng chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ văn hố và trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp u cầu nhiệm
vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hồn thành nhiệm vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn
cơng tác.
ðối với cơng chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Cơng an xã:
ngồi những tiêu chuẩn trên cịn phải có khả năng phối hợp với các ñơn vị Quân ñội
nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền

quốc phịng tồn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an
ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ ðảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng,
tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Riêng ñối với công chức tại các xã miền núi, biên giới hải ñảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
thì tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chun mơn, nghiệp vụ có thể thấp
hơn một cấp trình độ.
2.1.1.3 Quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cơng chức cấp xã có trách
nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch ñể ñào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và nâng cao
trình ñộ, năng lực cho công chức cấp xã.
Việc ñào tạo công chức cấp xã căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn
nghiệp vụ của từng chức danh.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã do ngân sách Nhà nước cấp.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp xã do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
quy định.
2.1.1.4 Vai trị của cơng chức chun mơn cấp xã
ðể phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


nói riêng khơng thể thiếu đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước từ cấp trung ương ñến
cấp cơ sở. Cán bộ cấp xã là cầu nối giữa các cơ quan ðảng, chính quyền các cơ
quan chỉ đạo sản xuất và các tổ chức quần chúng với người dân trong xã, phường,
thị trấn. Cán bộ cấp xã trong đó có ñội ngũ công chức chuyên môn cấp xã là ñội ngũ
gần dân nhất, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách
của ðảng, pháp luật của Nhà nước ñến với nhân dân; ñồng thời tham mưu cho cấp
trên về mọi lĩnh vực của ñời sống xã hội, biến tinh thần của các chủ trương, chính

sách ñó thành hành ñộng của quần chúng trong cuộc sống, làm cho quần chúng hiểu
và tổ chức quần chúng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đó. Như vậy, nhiệm
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể thiếu ñội ngũ cán bộ công chức cấp
xã trực tiếp thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, các chương trình phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn tại địa phương mình.
Lịch sử phát triển của làng, xã Việt Nam từ trước ñến nay cho thấy, ñể quản
lý làng, xã, chính quyền Nhà nước trung ương phải thông qua các chức sắc chủ chốt
trong xã. Thông qua các chức sắc chủ chốt này để thực hiện quyền quản lý, cai trị
của chính quyền cấp trên đối với cấp xã. Chính quyền cấp trên có nắm và quản lý,
vươn tới được cơ sở hay khơng phụ thuộc vào việc có nắm được các chức sắc chủ
chốt của xã hay khơng. Cũng chính vì vậy mà chính quyền cấp trên thường rất quan
tâm đến đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cơng chức chun mơn cấp xã nói
riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói “cán bộ là gốc của mọi việc... cơng việc
thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”.
Bất kỳ lúc nào và ở ñâu, vai trị của đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã
cũng rất quan trọng ñối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước, nhất
là trong giai đoạn hiện nay. Vai trị của đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã được
thể hiện ở những điểm sau:
- ðội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã có vai trị quyết định trong việc
triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ chương, chính sách của ðảng và pháp
luật của Nhà nước tại cơ sở. Cán bộ cơng chức cấp xã là những người giữ vai trị trụ
cột, có tác dụng chi phối mọi hoạt động tại cơ sở. Công chức cấp xã không những
phải nắm vững ñường lối, chủ trương, chính sách của các tổ chức ðảng, Nhà nước,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


ñoàn thể cấp trên ñể tuyên truyền, phổ biến, dẫn dắt, tổ chức quần chúng thực hiện
mà còn phải am hiểu sâu sắc đặc điểm, tình hình của địa phương ñể ñề ra những

nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa ñường lối, chủ trương, chính sách ấy cho phù hợp
với ñiều kiện ñặc thù của cơ sở;
- Công chức chuyên môn cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn bó với
nhân dân, sống, làm việc và hàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân. Họ là
người thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của nhân dân. Trong q trình
triển khai, vận động, dẫn dắt nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của ðảng, pháp luật của Nhà nước, họ tạo ra cầu nối giữa ðảng, Nhà nước với nhân
dân. Thông qua công chức chun mơn cấp xã mà ý ðảng, lịng dân tạo thành một
khối thống nhất, làm cho ðảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng tạo
nên quan hệ máu thịt giữa ðảng với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân ñối
với ðảng, Nhà nước và chế ñộ. Như vậy, đường lối, chủ trương, chính sách của
ðảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động
hay khơng, tùy thuộc phần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận ñộng nhân dân
thực hiện của đội ngũ cơng chức cấp xã.
Trong những năm qua, nhận thức đúng vai trị và tầm quan trọng của đội ngũ
cơng chức chun mơn cấp xã, ðảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách thay
đổi ñáng kể dành cho công chức chuyên môn cấp xã. Cơng chức chun mơn cấp xã
từ việc hưởng chế độ sinh hoạt phí trước đây giờ đã chuyển sang hưởng chế ñộ tiền
lương, từ chế ñộ trợ cấp hàng tháng sang chế độ hưu trí. Thơng qua việc tiêu chuẩn
hóa cán bộ cơng chức cấp xã, các chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên mới tốt
nghiệp, công tác tăng cường, luân chuyển cán bộ xuống cơ sở ñược thực hiện từng
bước đã góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn cấp xã. Cũng từ ñó
mà tác phong, lề lối làm việc của ñội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã đã được
đổi mới rất nhiều, các hoạt động chính trị ở cơ sở được dân chủ hóa, được đơng đảo
nhân dân đồng tình và ủng hộ.

2.1.2 Khái niệm về nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã
2.1.2.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


9


Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức
trong giai đoạn cách mạng mới, ðảng ta ñã chủ trương: “ðẩy mạnh ñào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán
bộ xã, phường… Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng
thường xuyên cán bộ, công chức Nhà nước”. ðảng ta coi việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, cơng chức là việc làm thường xuyên, cần ñược ưu tiên trong sự nghiệp đổi
mới theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở định hướng của các Văn kiện ðại hội ðảng, các Nghị quyết Trung
ương, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật về ñào tạo, bồi dưỡng cơng chức và chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất
trong tồn quốc. Từ những quy định về cơng chức, Nhà nước ta coi việc đào tạo, bồi
dưỡng cơng chức cũng là nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cần được thể chế hóa
trong Pháp lệnh cán bộ, cơng chức: “Cán bộ, cơng chức phải thường xun học tập để
nâng cao trình độ… được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền
nghiên cứu khoa học, sáng tác”. ðể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
chức, Pháp lệnh cịn quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước ñối với việc ñào
tạo, bồi dưỡng cơng chức: “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng
chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ñào tạo,
bồi dưỡng ñể tạo nguồn và nâng cao trình ñộ, năng lực cán bộ, công chức”
Như vậy, ñào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một phương tiện để đạt tới
mục đích cuối cùng chứ bản thân nó khơng phải là mục đích cuối cùng. Cơng tác
đào tạo, bồi dưỡng ñược hiểu bao hàm nhiều hoạt ñộng giáo dục và phát triển chứ
không chỉ là một phần của chương trình học tập kiến thức, kỹ năng. Cơng tác ñào
tạo, bồi dưỡng là một bộ phận của chiến lược tổng thể quản lý nguồn lực bao gồm
lập kế hoạch và cơng tác quản lý cán bộ; các quy định nhiệm vụ cho công chức,
lương bổng, các sáng kiến quản lý công việc và năng suất công tác; các mối quan hệ

lao ñộng trong cơ quan, tổ chức… ðào tạo, bồi dưỡng cơng chức giữ vai trị bổ trợ,
tăng cường kiến thức, kỹ năng để người cơng chức có đủ năng lực ñáp ứng hoạt
ñộng quản lý, ñiều hành. ðào tạo và bồi dưỡng là hai khái niệm phản ánh cùng một
mục tiêu là truyền kiến thức cho người công chức. Tuy vậy, hai thuật ngữ này cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


có những tính chất, nội dung, phạm vi tồn tại và quy trình khác nhau
ðào tạo là quá trình truyền thụ khối lượng kiến thức mới một cách có hệ thống
để người cơng chức thơng qua đó trở thành người có trình độ cao hơn trước đó. Như
đào tạo để cấp bằng lý luận chính trị cao cấp, đào tạo cử nhân hành chính và các
chun gia đầu ngành. Chương trình của đào tạo gắn liền với một trình độ học vấn ở
một cấp độ nhất định, vì vậy sau một q trình đào tạo mỗi người học được cấp bằng.
ðào tạo là một q trình thay đổi dạng hoạt ñộng nghề nghiệp hay phương thức hoạt
ñộng nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với cơng việc phản ánh
qua năng lực…) ñể phù hợp với những thay đổi mơi trường. Ví dụ như sự thay đổi cơ
chế kinh tế, địi hỏi đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế thời bao cấp phải ñược ñào tạo
lại theo chương trình phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thơng thường, đào tạo là một quá trình trang
bị kiến thức cơ bản mới hoặc ở trình độ cao hơn
Bồi dưỡng là q trình hoạt ñộng làm tăng thêm kiến thức mới cho những
người ñang giữ chức vụ, đang thực thi cơng việc của một ngạch, bậc nhất định để
hồn thành tốt hơn nhiệm vụ ñược giao. Khối lượng, kiến thức, kỹ năng ñược quy
ñịnh tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng cán bộ, cơng
chức. Kết quả của các khóa bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghi nhận
kết quả như bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp,
chuyên viên chính, chuyên viên hoặc bồi dưỡng chun đề, cơng tác chun mơn,
tập huấn nghiệp vụ.

Như vậy, có thể khái quát khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cơng chức là q
trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức
khác nhau cho cơng chức phù hợp với u cầu giải quyết có chất lượng cơng việc
được Nhà nước giao, do các cơ sở ñào tạo, bồi dưỡng cơng chức thực hiện
Quan niệm này mang tính thực tiễn của Việt Nam và cũng phù hợp với khái
niệm về ñào tạo, bồi dưỡng trong Từ ñiển tiếng Việt do NXB ðà Nẵng phát hành
năm 2004: “ðào tạo, bồi dưỡng là làm tăng năng lực và phẩm chất cho người ñược
ñào tạo, bồi dưỡng”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


Hiện nay, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức ñược triển khai theo kế
hoạch, dưới sự chỉ ñạo thống nhất của cơ quan quản lý công chức ở Trung ương và
địa phương. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cơng chức ñược lấy từ ngân sách Nhà
nước và các nguồn khác. Ngồi những quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng cơng
chức của cơ quan có thẩm quyền, các cơng chức cịn chủ động tự đào tạo, bồi dưỡng
theo u cầu cá nhân.
Vậy, có thể thấy có nhiều cách lý giải khác nhau về khái niệm ñào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức, nhưng chung quy lại chỉ có hai cách hiểu cơ bản sau:
Trong cách hiểu thứ nhất, khái niệm này bao gồm 2 nội dung: ñào tạo và bồi
dưỡng. Trong cách hiểu này thì đào tạo, bồi dưỡng vừa thực hiện những nhiệm vụ
của giáo dục quốc dân – tổ chức đào tạo các trình độ trung cấp, cao ñẳng, ñại học và
sau ñại học; vừa tổ chức cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc
cho cán bộ, công chức.
Trong cách hiểu thứ hai, ñào tạo và bồi dưỡng là một thuật ngữ không tách rời, là
hoạt ñộng thường xuyên của các cơ quan, ñơn vị quản lý và sử dụng công chức nhằm
cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc cho cán bộ, công chức.

ðối với các nước trên thế giới, hoạt ñộng của các cơ quan nhằm cập nhật kiến
thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc cho đội ngũ cơng chức được diễn đạt
bằng khái niệm Training – huấn luyện (khơng hiểu sang nội dung đào tạo - Education).
2.1.2.2 Khái niệm nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng
Nhu cầu là một trạng thái của nhân cách biểu hiện sự phụ thuộc của nó vào
những điều kiện tồn tại và phát triển cụ thể, là nguồn gốc ở tính tích cực ở cá nhân,
nó thúc đẩy con người hành động, hoạt động.
Nhu cầu nói một cách cụ thể là địi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con
người về vật chất và tinh thần ñể tồn tại và phát triển. Tuỳ theo trình độ nhận thức,
mơi trường sống, những ñặc ñiểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu cụ thể
khác nhau.
Nhu cầu là yếu tố thúc ñẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng lớn, địi hỏi
thời gian cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm
sốt được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm sốt được cá nhân. Nhận thức có
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


sự chi phối nhất ñịnh trong ñời sống, nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả
mãn nhu cầu, điều tiết nhu cầu cho phù hợp với hồn cảnh chung và của mỗi cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính
cá thể đó và do đó phân biệt nó với mơi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay cịn gọi
là nhu yếu đã được hình thành qua q trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến
hố. Nhu cầu của một cá nhân là ña dạng, phong phú và vô tận. Về mặt quản lý,
người quản lý chỉ kiểm sốt những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của
cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu
khác theo ñịnh hướng của nhà quản lý. Do đó người quản lý ln có thể điều khiển
được các cá nhân.
Căn cứ vào ñối tượng của nhu cầu (tức là cái mà con người cần ñược thỏa mãn

ñể tồn tại và phát triển) người ta chia nhu cầu thành các loại như: Nhu cầu vật chất
và nhu cầu tinh thần, nhu cầu sinh vật và nhu cầu xã hội.
Nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng của một người là những gì người đó cần học để
có thể đạt được một mục tiêu nhất định trong cuộc sống hay cơng việc của họ.
Thông thường, nhu cầu học thường xuất phát từ những mong muốn hay nguyện
vọng của chính người học. ðơi khi người học khơng tự mình thấy ngay được những
nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của người làm cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng ñể có thể thấy rõ [12, tr.9-10].
Vậy, nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng chính là những kiến thức, kỹ năng, phương
pháp và quan ñiểm mà học viên cần học ñể ñáp ứng những nguyện vọng trong công
việc và cuộc sống của họ

2.1.3 Vai trị của nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã
Trong tiến trình CNH – HðH nơng nghiệp, nơng thơn, thực hiện chính sách
Tam nơng và xây dựng nơng thơn mới, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên
môn cấp xã là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để có thể xây dựng ñược một
chương trình ñào tạo phù phợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun
mơn cấp xã thì trước đó phải tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; để xác
định xem cơng chức chun mơn cấp xã hiện nay họ đang có những kỹ năng, kiến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


thức và phương pháp gì và trong tương lai họ cần phải có những kỹ năng, kiến thức
và phương pháp nào phục vụ cho công việc tốt hơn. Trên cơ sở đó xây dựng một
chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ñủ và kịp thời những kỹ năng và kiến thức mà
cán bộ cơng chức xã cịn đang thiếu hụt.
Việc ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công chức chun mơn cấp xã cần

phải được xem là một việc làm bắt buộc trước khi tiến hành ñào tạo, bồi dưỡng cơng
chức cấp xã. Nếu cơng việc này khơng được tiến hành hay được tiến hành khơng đầy
đủ mà đã tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thì rất có thể các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng đó sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, không ñáp ứng
ñược nhu cầu mà người cán bộ công chức chun mơn cấp xã muốn có được.
ðiều quan trọng trong việc đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức
chun mơn cấp xã là phải xác định một cách chính xác xem những việc mà đội ngũ
cơng chức chun mơn cấp xã khơng làm được là do bản thân họ thiếu kiến thức, thiếu
kỹ năng, thiếu phương pháp hay do họ biết mà không làm. Nếu những kỹ năng và kiến
thức đó do bản thân người cán bộ cơng chức cấp xã khơng biết nên khơng làm được
hay chưa làm tốt được thì việc đào tạo, bồi dưỡng là một nhu cầu rất cần thiết. Ngược
lại, nếu những kỹ năng và kiến thức đó là do họ biết nhưng họ khơng thích làm và
khơng muốn làm thì việc đào tạo, bồi dưỡng dành cho họ là điều khơng cần thiết.
ðánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chun mơn cấp xã phải
được tiến hành trước khi đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã. Thông
qua ñánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng có thể xác định được mức độ năng lực của
đội ngũ cơng chức chun mơn cấp xã. Từ kết quả đánh giá nhu cầu ñào tạo, bồi
dưỡng sẽ giúp cho việc xây dựng và thiết kế một chương trình đào tạo, bồi dưỡng
với những nội dung phù hợp và ñáp ứng nhu cầu cần học của đội ngũ cơng chức
chun mơn cấp xã. Chỉ khi chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu
chun mơn của cơng chức cấp xã thì mới kích thích và thu hút sự tham gia nhiệt
tình của người cán bộ cơng chức cấp xã vào trong q trình đào tạo, bồi dưỡng. Và
khi đó việc ñào tạo, bồi dưỡng mới thật sự hiệu quả, những kiến thức, kỹ năng và
phương pháp mà chương trình đào tạo, bồi dưỡng trang bị cho công chức chuyên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14



mơn cấp xã mới thật sự trở nên có ý nghĩa và thiết thực để họ có thể áp dụng ñược
vào trong quá trình làm việc.

2.1.4 Nội dung nhu cầu ñào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn cấp xã
2.1.4.1 Nhiệm vụ của công chức chuyên môn cấp xã
Công chức cấp xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp xã; có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý Nhà nước về lĩnh
vực cơng tác (Tài chính, Tư pháp, ðịa chính, Văn phịng, Văn hóa – xã hội, Cơng
an, Qn sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
giao [1].
Nhiệm vụ cụ thể của cơng chức cấp xã được quy định theo chức danh như
sau [1]:
1. ðối với cơng chức Tài chính – kế toán
- Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt,
giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết
tốn ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã;
- Thực hiện quản lý các dự án ñầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cơng tại xã,
phường, thị trấn theo quy định;
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu,thực hiện các
hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật;
- Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo ñúng quy ñịnh, tổ chức
thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên;
- Thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theo quy ñịnh về quản lý
quỹ tiền mặt và giao dịch ñối với Kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ;
- Báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.
2. ðối với công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theo
quy ñịnh của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xãtổ chức lấy ý kiến nhân dân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


15


×